Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

10 Kỹ năng mềm thiết yếu cho bạn. ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.53 KB, 9 trang )






10 Kỹ năng mềm thiết yếu cho bạn

Sau phần 1 của Kỹ năng mềm thiết yếu mà chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn
từ kỳ trước, lần này, để đáp ứng những mong mỏi của các bạn, chúng tôi cập
nhật Phần 2 Kỹ năng mềm thiết yếu cho các bạn
Kỹ năng mềm Thiết yếu
Sau phần 1 của 10 Kỹ năng mềm thiết yếu mà chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn
từ kỳ trước, lần này, để đáp ứng những mong mỏi của các bạn, chúng tôi cập nhật
Phần 2 Kỹ năng mềm thiết yếu cho các bạn. Với 5 nội dung, Kỹ năng mềm thiết
yếu phần 2 đề cập đến những khía cạnh vừa phổ quát vừa chuyên sâu hơn nhằm
đem đến cho độc giả những kiến thức hàn lâm nhất vận dụng tốt hơn trong công
việc và hoạt động hằng ngày.

Bạn đã bao giờ tự hỏi mình sống vì cái gì chưa?
Bạn bất an và lo lắng khi nhận được phỏng vấn?
Bạn chưa khám phá bản thân và tự tin vào chính mình?
Có nhiều và rất nhiều kỹ năng bạn có thể thiếu và những kiến thức về Kỹ năng
mềm dưới đây sẽ trở thành công cụ đắc lực cho thành công và hạnh phúc của bạn.
6. Kỹ năng Đặt mục tiêu
Đây là câu hỏi không mới nhưng luôn là thử thách với tất cả các bạn trẻ khi một
phần trong số họ hiện nay bị xã hội nhìn nhận ko tích cực về lý tưởng và mục tiêu.
Bạn hãy tự tưởng tượng những tháng ngày trôi đi trong vô định, không mục tiêu,
lý tưởng và khát vọng khiến chuỗi ngày sẽ dài nhạt nhẽo.

Hãy bắt đầu bằng sự đổi mới tư duy, kế tiếp là thay đổi lối sống và thói quen. Hãy
biết học từ những người giỏi hơn mình, biết đặt câu hỏi tại sao họ làm được còn


mình thất bại? Hãy khám phá sức mạnh và tiềm năng của bản thân để đào sâu và
phát triển thế mạnh của mình để bước vào những con đường thành công hơn…
Mục tiêu là cỗ xe chuyên chở chúng ta qua những đoạn đường chứa nhiều khó
khăn thử thách, mà qua đó ta trưởng thành hơn. Chúng ta cần phải có mục tiêu
không phải vì kết quả cuối cùng mà ta đạt được mà vì những gì thu nhặt được
trong quá trình thực hiện mục tiêu đó.
7. Kỹ năng Phỏng vấn
Phỏng vấn là một trong những kỹ năng không thể thiếu để thành công và khẳng
định nền tảng kiến thức chuyên môn, khả năng tự tin của bạn. Để có được buổi
phỏng vấn kết quả, bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng sau. Để có một buổi
phỏng vấn thành công, bên cạnh diện mạo bạn cần trau dồi các kỹ năng, trong đó
điều đầu tiên hãy nghĩ đến kỹ năng thuyết trình, cử chỉ, điệu bộ, cách ăn mặc. Hãy
tạo ấn tượng bằng trang phục nghiêm tức, thể hiện bạn tôn trọng và hiểu biết văn
hóa doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các kỹ năng phỏng vấn cần thiết nhất bạn nên có là khả năng tự tin
vào bản thân và trình độ chuyên môn của mình. Đối với người đi xin việc, thay vì
ngồi “chịu trận”, bạn có thể phỏng vấn nhà tuyển dụng nhằm tạo không khí buổi
phỏng vấn không nhàm chán. Nếu bạn là nhà tư vấn, hãy thẳng thắn và luôn nhìn
vào biểu hiện khuôn mặt và ánh mắt đối phương để đặt câu hỏi. Điểm đáng chú ý
là, trong quá trình phỏng vấn, nụ cười có sức mạnh và sự truyền cảm. Nụ cười là
một trong những cách tốt nhất để chúng ta thể hiện thái độ chân thành và thân
thiện.
8. Kỹ năng Làm việc đồng đội
Sức mạnh của làm việc nhóm - làm việc đồng đội đã được đúc kết thành nhiều
chân lý và được ca ngợi là một trong những giải pháp quyết định thành công.
Trong thời đại công nghệ ngày nay, làm việc đồng đội (teamwork) càng được
khích lệ bởi nó tập hợp được sức mạnh tập thể, trí tuệ các cá nhân. Tuy nhiên, làm
cách nào phát huy sức mạnh ấy và khắc chế những cái tôi cá nhân, cái khác biệt để
phục vụ cho mục đích chung của tập thể là vấn đề không đơn giản.


Xây dựng niềm tin đội nhóm là tiêu chuẩn giúp các thành viên có cảm giác an toàn
và sẵn sàng cống hiến công sức của mình. Và sự thật chỉ khi niềm tin tăng lên thì
chúng ta mới có thể phát huy hết sức mạnh. Hãy thiết lập các quy tắc trao đổi
thông tin rõ ràng: đây là tiêu chí rất quan trọng cho tương tác thành công: phân
chia, theo dõi công việc từng mảng ra sao… để tập thể theo dõi vai trò đóng góp
của cá nhân và cũng để mỗi cá nhân có thể hoàn thiện tư duy cá của mình. Làm
việc đội nhóm, không thể tránh khỏi những xung đột quan điểm. Nên chúng ta cần
xây dựng quy trình xử lý xung đột. Gác lại tranh luân và quan điểm riêng để tập
hợp ý kiến mang tính xây dựng và vì tập thể.
9. Kỹ năng Tổ chức công việc, Quản lý thời gian
Quản lý thời gian và tổ chức công việc là một trong những kỹ năng chủ quan trọng
nhất của những nhà quản lý. Vì những người quản lý thời gian hiệu quả sẽ có tư
duy rành mạch hơn, rõ ràng hơn, từ đó có khả năng lớn trong việc tổ chức và lập
kế hoạch công việc. Họ là những người sáng tạo hơn và làm việc tốt hơn, và giải
quyết được nhiều vấn đề hơn. Ngoài việc phải lên kế hoạch, sắp xếp công việc ưu
tiên, liệt kê các việc cần làm… Quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn có đủ quỹ
thời gian cho tất cả mọi việc và tạo sự cân bằng cho chính mình.

Hãy lên lịch làm việc hằng tuần và tuân thủ nó như cách mà bạn muốn thay đổi
chính mình. Lập kế hoạch công việc chi tiết càng tốt, phân công những nhiệm vụ
chính, chủ chốt để tổ chức thời gian, người phù hợp để làm. Dành 1 chút thời gian
dừng lại, suy nghĩ và hành động bằng trí tuệ của mình khi đánh giá công việc đã
làm thời gian qua. Có kế hoạch dự phòng cho những hệ quả xấu nhất, đồng thời tự
đặt ra cho mình những nghi vấn xung quanh công việc đang làm để đánh giá hiệu
quả để đầu tư tiếp thời gian…
10. Kỹ năng Khám phá và Lãnh đạo bản thân
Lâu nay, chúng ta vẫn làm việc theo lối mòn, suy nghĩ theo tư duy cũ và hành
động theo thói quen đã hình thành từ lâu… Đó chính là nguyên nhân khiến chúng
ta lặp lại chính mình và kéo dài trong sự nhàm chán. Thay vì lặp lại chính mình,

bạn hãy khám phá bản thân và đánh giá điểm mạnh còn tiềm ẩn trong bạn. Bạn
nên dành thời gian để đánh giá bản thân, liệt kê những điều thông thường bạn sẽ
không nói về bản thân.


Sau đó, nếu bạn cảm thấy đủ dũng cảm, hãy gửi email cho 3 người bạn tin tưởng
nhất trong cuộc sống và hỏi họ điều họ thấy ấn tượng nhất về bạn. Hãy nói bạn
đang đánh giá bản thân và cần ý kiến đóng góp của họ. Bạn có thể ngạc nhiên và
thú vị với những điều nghe được. Tiếp đó, hãy nhìn vào những thông tin bạn nhận
được. Bạn có thể thấy nền tảng hay xu hướng gì? Bạn biết mình giỏi điều gì? Có
thể bạn nhận ra mình là người tỉ tỉ, gọn gàng, có khả năng khiến người khác cảm
thấy thoải mái và luôn duy trì động lực làm việc tốt, điều đó có nghĩa là bạn có khả
năng làm tốt vị trí lãnh đạo. Hay bạn yêu công nghệ, đọc hiểu tốt và có sự hài
hước, hãy thử công việc viết blog, viết báo.

×