Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Hiện trạng khai thác và bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá sơn gà diploprion bifasciatumi tại khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHÙNG VĂN NGHIỆP

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ SƠN GÀ
Diploprion bifasciatumi TẠI KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
----o0o----

\
PHÙNG VĂN NGHIỆP

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ SƠN GÀ
DIPLOPRION BIFASCIATUMI TẠI KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:


60620301

Quyết định giao đề tài:

1018/QĐ-ĐHNT ngày 07/10/2014

Quyết định thành lập HĐ:

817/QĐ-ĐHNT ngày 07/09/2017

Ngày bảo vệ:

22/09/2017

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO

Chủ tịch hội đồng:

PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG

Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành từ những kết quả làm việc

thực tế của tôi. Các thông tin chưa được dung trong bất kì luận văn cùng cấp nào
khác. Và các số liệu, thông tin trong luận văn sử dụng đã được sự cho phép của
thầy, cô trong đề tài nghiên cứu cá mú vàng hai sọc đen Diploprion bifasciatumi.

Học viên

Phùng Văn Nghiệp

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đình Mão đã hướng dẫn, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn PGS.TS Hoàng Tùng đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc với đề
tài nghiên cứu, định hướng cho tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Viện Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau Đại học
Trường Đại học Nha Trang và các thầy cô giảng dạy đã tạo điều kiện cho tôi được
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện
thuận lợi về vật chất cũng như động viên tinh thần cho tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn Thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Phùng Văn Nghiệp

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………….......……………………...iii
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………...….iv
MỤC LỤC…………………………………………………………………..……....v
DANH MỤC KÝ HIỆU…………………………………………………………….vi
DANH MỤC VIẾT TẮT……………………………………………………....…..vii
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………..…….viii
DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………...…ix
MỞ ĐẦU...…………………………………………………………………………..1
Tính cần thiết thực hiện đề tài…………...…………………………….…......1
Mục tiêu nghiên cứu……………..…………………………………………..1
Nội dung nghiên cứu………………………………………………………... 2
Ý nghĩa của nghiên cứu……………………………………………………...2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN……………………………………..………………….3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới………………………………….......………3
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Viêt Nam………………………………………......….3
1.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng cá cảnh biển ở Khánh Hòa……………….......4
1.4. Vị trí phân loại, phân bố và đặc điểm hình thái…………………………….......6
1.4.1. Vị trí phân loại………………………………………………………………..6
1.4.2. Phân bố………………………………………………………………………..6
1.4.3. Đặc điểm hình thái…………………………………………………………....7
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………..9
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu……………………………………..9
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu………………………………………………10
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………11
2.3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng……………………………………………….11
2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng...............................11
2.3.2.1. Phương pháp thu mẫu....…………………………………………………..11


v


2.3.2.2. Phân tích mẫu……………………………………………………………...11
2.3.3. Một số đặc điểm sinh học sinh sản ...……………………………………….12
2.3.4. Thu và xử lý số liệu………………………………………………...………..12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ………………….....16
3.1. Hiện trạng khai thác và sử dụng……………………………………………….16
3.1.1. Phương thức và dụng cụ khai thác…………………………………………..16
3.1.2. Mùa vụ khai thác…………………………………………………………….17
3.1.3. Sản lượng khai thác………………………………………………………….18
3.2. Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng………………………………………….19
3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng......................................................................................19
3.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng…………………………………………………….… 20
3.2.2.1. Hệ số béo…………………………………………………………………. 20
3.2.2.2. Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân..……………………….21
3.3. Đặc điểm sinh học sinh sản……………………………………………………22
3.3.1. Tỷ lệ đực cái của Diploprion bifasciatumi ở Nha Trang, Khánh Hòa………22
3.3.2. Sức sinh sản………………………………………………………………… 23
3.3.3. Sự phát triển của tuyến sinh dục…………………………………………….24
3.3.4. Hệ số thành thục (GSI) của Diploprion bifasciatumi Khánh
Hòa............................................................................................................................26
3.4. Thảo luận chung ……………………………………………………………....27
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………….…… 29
4.1. Kết luận…………………………………………………………………….….29
4.2. Đề xuất ý kiến…………………………………………………………………30
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….31

vi



DANH MỤC KÝ HIỆU
cm

: centimet

g

: gram

GSI

: hệ số thành thục

kg

: kilôgam

L

: chiều dài thân

m

: met

mm

: milimet


R

: hệ số tương quan

W

: khối lượng thân

TSD

: tuyến sinh dục

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Chiều dài và khối lượng cá D. bifasciatum thu mẫu...………………….19

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Môi trường sống của D. bifasciatumi…………………………………….7
Hình 1.2: Cá Diploprion bifasciatumi……………………………………………….7
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu……………………………………….....9
Hình 2.1: Khu vực thực hiện đề tài………………………………………………...10
Hình 3.1: Một số dụng cụ phục vụ khai thác: dây hơi, mũi tên, kính lặn.…………16
Hình 3.2: Biểu đồ mùa vụ khai thác………………………………………………..17
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện sản lượng cá…………………………………………...18
Hình 3.4: Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của D. bifasciatumi……..20

Hình 3.5: Thức ăn và dạ dày D. bifasciatumi……………………………………...21
Hình 3.6: Sự biến thiên hệ số béo theo Clark và Fulton..………………………….22
Hình 3.7: Cá đực cá cái theo tháng thu mẫu (số con)..…………………………….23
Hình 3.8 : Tuyến sinh dục với tế bào trứng………………………………………..25
Hình 3.9: TSD với sự khác nhau gữa các giai đoạn của tế bào trứng……………...25
Hình 3.10: Tế bào trứng thành thục. N: nhân. GD: giọt dầu. M: màng……………26
Hình 3.11: Hệ số thành thục của Diploprion bifasciatumi qua các tháng nghiên
cứu….........................................................................................................................27

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cá mú vàng hai sọc đen ( cá sơn gà) D. bifasciatumi là loài cá biển nhiệt đới
phân bố ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng được tìm thấy ở các rạn san
hô ở Việt nam, Sri- lanka, Indonexia, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin và
Châu Đại Dương. Trong tự nhiên chúng sống ở các rạn san hô hay hốc đá ngầm ở
độ sâu 5-30m. Chúng sống theo cặp hoặc hình thành các đàn với số lượng cá thể ít
(30-50).
Các loài cá cảnh biển, cá đặc sản có hương vị thơm ngon luôn có nhu cầu rất
cao trên thị trường. Nhu cầu cao đối với các đối tượng này dẫn đến việc khai thác
quá mức cùng với những phương thức khai thác mang tính hủy diệt đã làm nguồn
lợi các loại cá rạn trong đó có cá mú vàng hai sọc đen ngày càng cạn kiệt, rạn san
hô bị hủy hoại mất khả năng tái tạo. Vì vậy chúng ta cần có chiến lược, chính sách
bảo tồn và cho sinh sản nhân tạo các loài cá rạn có giá trị. Sinh sản nhân tạo chủ
động nguồn giống nuôi, phục hồi nguồn lợi và giảm áp lực lên khai thác tự nhiên.
sinh sản nhân tạo là một cách giải quyết hiệu quả nhằm bảo tồn các loài thủy sản ở
Việt nam cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy luận văn “ Hiện trạng
khai thác và bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá sơn gà
Diploprion bifasciatumi tại Khánh Hòa” được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu

phương thức khai thác, sản lượng khai thác và một số đặc điểm sinh học sinh sản cá
sơn gà ( cá mú vàng hai sọc đen) tại Khánh Hòa, làm cơ sở cho việc bảo tồn, các
nghiên cứu sinh học sâu hơn và sinh sản nhân tạo.
Nghiên cứu này thực hiện với các nội dung chính là tìm hiểu cách thức khai
thác, mùa vụ đánh bắt và một số đặc điểm: sinh trưởng, dinh dưỡng, đặc điểm sinh
sản của cá mú vàng hai sọc đen Diploprion bifasciatumi. Các mẫu cá được thu từ
người khai thác rồi tiến hành đo chiều dài, khối lượng. Tiến hành giải phẫu để đo
chiều dài ruột, quan sát nội quan, buồng trứng, buồng sẹ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cá mú vàng hai sọc đen là loài có tính ăn động
vật, chủ yếu là các loài cá, tôm nhỏ. Cá có kích thước nhỏ 12 – 20 cm, khối lượng
dao động từ 12-150g. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá được

x


thể hiện qua phương trình W = 0.11x L3.16 với R2 = 0.8. Mối tương quan giữa chiều
dài và khối lượng là chặt chẽ, hệ số R khá cao.
Tỷ lệ đực cái trong tự nhiên của D. bifasciatumi ở vùng biển Khánh Hòa là
1:1.6. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi do sự chuyển đổi giới tính của các cá thể
khi đạt ngưỡng nhất định. Sức sinh sản tuyệt đối của D. bifasciatumi dao động từ
17.500- 35.000 trứng/ cá cái. Cá cái có kích thước dao động từ 12-14,5cm. Hệ số
thành thục sinh dục của cá đạt giá trị cao nhất >5% vào các tháng 3, tháng 5 và
tháng 11( năm trước). Trong khi đó hệ số thành thục sinh dục của cá đực không có
sự biến thiên quá lớn.
Cần tiến hành những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh sản của cá mú
vàng hai sọc đen và nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo. Không khai thác cá trong
mùa vụ sinh sản...

xi



MỞ ĐẦU
Tính cần thiết thực hiện đề tài
Đa dạng sinh học biển đang là sự quan tâm hàng đầu của các quốc gia và Việt
Nam cũng có mặt ở trong đó. Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng sinh học biển cao.
Hiện nay, nguồn lợi thủy sản đang bị khai thác một cách quá mức, đặc biệt là vùng
gần bờ. Trước sự khai thác mang tính hủy diệt, sự đa dạng về loài cũng như về
nguồn lợi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các phương thức khai thác như lưới cào, sử
dụng thuốc nổ, thuốc mê gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và nguồn lợi.
Đề tài này khảo sát sơ bộ hiện trạng và một số đặc điểm sinh học của cá mú
vàng hai sọc đen D. bifasciatumi tại vịnh Nha Trang, Khánh Hòa. Từ lâu, D.
bifasciatumi đã được đánh bắt và sử dụng như là một loài cá cảnh, thực phẩm bình
dân. Trong những năm gần đây chúng được sử dụng như một loài đặc sản trong một
số nhà hàng. Kết quả là hiện nay sản lượng khai thác giảm mạnh. Ngư dân hiếm gặp
và khai thác được rất ít. Sản lượng sụt giảm trong khi giá thị trường tăng cao gấp 4 5 lần. Những điều này cho thấy nguồn lợi của D. bifasciatumi đã bị khai thác quá
mức và cần biện pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
- Đánh giá hiện trạng nguồn lợi cá Sơn gà tại cùng biển Nha Trang, Khánh Hòa.
- Cung cấp một số dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh sản của cá mú
vàng hai sọc đen Diploprion bifasciatumi tại Khánh Hòa.
Mục tiêu cụ thể:
(1). Hiện trạng khai thác nguồn lợi cá mú vàng hai sọc đen Diploprion bifasciatumi
tại Khánh Hòa.
(2). Cung cấp một sỗ dữ liệu về hình thái sinh học, một số đặc điểm sinh học của cá
mú vàng hai sọc đen khai thác tại Khánh Hòa.

1



Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên cần thực hiện các nội dung nghiên cứu
sau:
(1). Thực hiện điều tra bằng các mẫu phiếu.
- Phiếu Khảo sát thông tin từ người khai thác
- Phiếu Sản lượng cá khai thác được hàng tháng
(2). Xác định một số đặc điểm sinh học
- Sinh trưởng
- Dinh dưỡng
(3). Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản
- Sức sinh sản
- Sự phát triển của tuyến sinh dục
- Hệ số thành thục
- Mùa vụ sinh sản
Ý nghĩa của nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học: cung cấp một số dẫn liệu khoa học về cá mú vàng
hai sọc đen Diploprion bifasciatumi.
Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu hy vọng góp phần làm cơ sở
để thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn lợi, hướng khôi phục nguồn lợi cá
mú vàng hai sọc đen Diploprion bifasciatumi.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Nghiên cứu cá D.bifasciatumi trên thế giới
Trên thế giới, nghiên cứu về loài D. bifasciatumi là có giới hạn và hạn chế.
Chủ yếu là nghiên cứu về phân loại (Mayers 1999) hoặc mô tả ngắn về sự xuất hiện,
thức ăn và môi trường sống (Kuiter & Tonozuka 2001, Randall và cộng sự 1990)
hoặc sự phát triển của ấu trùng (Baldwin et al 1991).

Trứng của D.bifasciatumi có đường kính 1-1,1 mm. Ấu trùng mới nở dài 1,52 mm và chưa mở mắt ( Baldwin et al 1991).
1.2.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nguyễn Địch Thanh (2011) [11], đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm

sinh học sinh sản của cá hồng bạc tại vùng biển Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu
này cho thấy, cá hồng bạc bắt đầu tham gia sinh sản khi đạt độ tuổi 3+, chiều dài
trung bình và khối lượng của cá đực và cá cái lần lượt là: 47,89 ± 3,79 (cm); 2,19 ±
0,38 (kg/con) và 51,13 ± 4,29 (cm); 2,50 ± 0,28 (kg/con). Cá hồng bạc có sức sinh
sản tương đối là 165,98 ± 603,72 (trứng/gam), sức sinh sản tuyệt đối dao động trong
khoảng 583.209 - 4.857.650 (trứng/cá cái). Mùa vụ sinh sản của loài cá này tại vùng
biển Khánh Hòa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, trong đó thời gian cá đẻ tập trung là
từ tháng 6 đến tháng 9. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản đã
làm cơ sở dữ liệu cho tác giả tiến hành thử nghiệm thành công trong sinh sản nhân
tạo loài cá hồng bạc ngay sau đó.
Hà Lê Thị Lộc & cs (2005), đã tiến hành nghiên cứu cơ sở sinh thái, sinh học
phục vụ cho sinh sản nhân tạo cá khoang cổ (Amphiprion sp) vùng biển Khánh Hòa
[4], nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá khoang cổ đỏ Amphiprion frenatus
[5]. Dựa trên các kết quả nghiên cứu và đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá
khoang cổ đỏ và cá khoang cổ nemo, chủ động sản xuất được cá cảnh thương phẩm,
cung cấp cho thị trường cá cảnh trong nước và xuất khẩu sang các nước châu Âu.
Ngoài ra, sản phẩm cũng đã được thả phục hồi tại khu vực bảo tồn nguồn lợi tự
nhiên đảo Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa. Hà Lê Thị Lộc, Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc đã

3


nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng của cá khoang cổ tím Amphiprion
perideration (Bleeker) vùng biển Khánh Hòa [6].

Võ Văn Quang & cs (2007), tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sinh học loài
cá lầm tròn nhẳng Spratelloides gracilis ở vùng biển Nha Trang - Khánh Hòa [9].
Kết quả đã nghiên cứu được tỷ lệ đực cái trong tự nhiên là 1:1, với mùa sinh sản
tương đối dài mà đỉnh cao là tháng 3 và tháng 4, kích thước thành thục lần đầu của
con cái là 52 (mm).
Đối với cá mú vàng hai sọc đen D. bifasciatumi, hiện chưa có công trình
nghiên cứu nào. Hiện trạng khai thác cũng như sử dụng chưa có các nghiên cứu,
đánh giá. Vì vậy, thực hiện đề tài nhằm đưa ra các dẫn liệu khoa học để làm cơ sở
cho các giải pháp bảo vệ nguồn lợi, tiến hành nghiên cứu sinh sản nhân tạo.
1.3.

Hiện trạng khai thác và sử dụng cá cảnh biển ở Khánh Hòa
Cá rạn san hô ở vùng biển Nha Trang, Khánh Hòa thuộc loại đa dạng bậc

nhất ở nước ta với 398 loài. Hai khu vực tập trung nhiều loài cá nhờ rạn san hô là
Hòn Mun và Hòn Gốm. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng là vùng biển có nhiều
rạn san hô với 219 loài cá thuộc 44 họ, trong đó có 159 loài đặc hữu [7]. Tại các rạn
san hô có các loài thân mềm, động vật không xương sống, động vật giáp xác tập
trung sinh sống đều có giá trị kinh tế cao. Nhiều loài được xuất khẩu làm sinh vật
cảnh như cá cảnh biển, đồi mồi, da gai, các loại ốc, sò, điệp, dòm. Chính vì thế,
ngành khai thác, kinh doanh cá cảnh biển ở các rạn san hô đã tồn tại và phát triển
nhiều năm nay.
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu cá cảnh biển lớn. Ước tính
hằng năm xuất khẩu cá cảnh của nước ta đạt doanh thu khoảng bốn triệu USD,
trong đó cá cảnh biển chiếm khoảng 10%, tức khoảng 400 nghìn USD [6]. Thị
trường nội địa cũng là thị trường có tiềm năng rất lớn do nhu cầu của người chơi
đang tăng lên. Nhiều người nuôi cá cảnh biển ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh sở hữu những bể cá lớn với hải quỳ, san hô kèm theo các sinh vật biển
có màu sắc sinh động, lạ mắt như cá, cua, tôm, sao biển…


4


Ở Nha Trang- Khánh Hòa mùa khai thác cá cảnh biển chính diễn ra từ tháng
3 đến tháng 9, ước tính mỗi tháng có hơn 100 nghìn con cá cảnh biển bị đánh bắt
[14]. Các loài cá lạ, san hô hiếm luôn được săn lùng gắt gao. Chúng được thương lái
đặt hàng với giá cao. Điều này kích thích ngư dân khai thác mạnh mẽ bất chấp kích
cỡ.
Cá mú vàng hai sọc đen D. bifasciatum từ lâu cũng được coi là một loài cá
cảnh. Có thể coi chúng là một loài đặc hữu của vùng biển Nam Trung Bộ. Cá có
màu sắc khá đẹp nên cũng dẫn tới sự ưa thích của người chơi. Hiện nay, cá mù vàng
hai sọc đen còn được sử dụng như là một loại đặc sản vì chất thịt ngon, giá cả hợp
lý.
Hàng năm, thế giới tiêu thụ khoảng 35 triệu con cá cảnh biển [24], doanh thu
đạt hàng tỷ USD. Tổng số lượng cá cả buôn bán hàng năm lên tới 350 triệu với tổng
giá trị 963 triệu USD [30]. Cá cảnh biển chiếm khoảng 10 – 20 % tổng giá trị với
hơn 1,471 loài được buôn bán. Giá trị buôn bán ước tính 200 đến 330 triệu
USD/năm [32]. Các quốc gia xuất khẩu cá cảnh biển lớn đều thuộc khối ASEAN là
Xingapo, Indonesia, Philippines.
Cá cảnh biển hơn 90% được đánh bắt từ tự nhiên, từ các rạn san hô và vùng
lân cận [26], [32]. Kỹ thuật đánh bắt mang tính hủy diệt như chất hóa học cyanide,
thậm chí thuốc nổ và vật liệu nổ cũng được sử dụng phổ biến [25]. Những kỹ thuật
này không chỉ ảnh hưởng đến sinh khối cá mà còn thiệt hại nghiêm trọng đến hệ
sinh thái và môi trường sống của sinh vật sống ở rạn san hô, cũng như rạn san hô và
các loài giáp xác. Đối với cá mú vàng hai sọc đen, trên thế giới, chưa có bất kỳ công
trình công bố về đánh giá số lượng quần đàn tự nhiên của cá mú vàng hai sọc đen.
Hiện tại, chúng ta đã đưa ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu những tác
động xấu lên hệ cá rạn như thành lập các khu bảo tồn, nghiêm cấm đánh bắt bằng
các hình thức mang tính hủy diệt. Một số loài cá cảnh hiện đã cho sinh sản nhân tạo
được như dòng cá khoang cổ cũng giúp giảm áp lực lên việc khai thác cá cảnh biển.

Tuy nhiên, chúng ta cần sự nỗ lực, chung tay góp sức của chính quyền, các nhà
khoa học để bảo vệ nguồn lợi cá cảnh biển nói riêng cũng như nguồn lợi cá rạn nói

5


chung. Cần có thêm nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các loài cá rạn san hô
cũng như tiến hành sinh sản nhân tạo các loài cá rạn san hô có giá trị kinh tế cao.
1.4.

Vị trí phân loại, phân bố và đặc điểm hình thái

1.4.1. Vị trí phân loại
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Serranidae
Phân họ: Diploprioninae
Chi: Diploprion
Loài: D. bifasciatumi
Tên tiếng Anh: Barred Soapfish
Tên tiếng Việt: Cá mú vàng hai sọc đen
Tên địa phương: cá Sơn gà
1.4.2. Phân bố
D. bifasciatumi là loài cá biển nhiệt đới phân bố ở Ấn Độ và Thái Bình Dương.
Chúng được tìm thấy ở các rạn san hô ở Việt nam, Sri lanka, Indonexia, Ấn Độ,
Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin và Châu Đại Dương. Trong tự nhiên chúng sống ở
các rạn san hô hay hốc đá ngầm ở độ sâu 5-30m. Chúng sống theo cặp hoặc hình
thành các đàn với số lượng cá thể ít (30-50).


6


Hình 1.1: Môi trường sống của D. bifasciatum

1.4.3. Đặc điểm hình thái

Hình 1.2: Cá Diploprion bifasciatum
Thân cá có hình bầu dục, dẹp hai bên, bắp đuôi thót nhỏ, phần trước lưng gồ
cao. Đầu tương đối lớn, dẹp bên, chiều dài đầu nhỏ hơn chiều cao thân, phía trên
mắt hơi lõm. Mõm ngắn ở cá nhỏ, chiều dài mõm ngắn hơn đường kính mắt, cá lớn
7


lên thì chiều dài mõm lớn hơn đường kính mắt. Mắt tương đối lớn, vị trí cao gần sát
mặt lưng của đầu, khoảng cách hai mắt rộng, giữa lõm sâu thành rãnh dọc (rất rõ ở
cá lớn). Miệng rất chếch, rộng, hàm dưới nhô dài hơn hàm trên. Môi rộng, phủ kín
cả hàm. Đầu lưỡi dài, nhọn, tự do. Răng nhọn, khoẻ, mọc thành đai rộng trên hai
hàm và xương lá mía. Không có răng nanh. Khe mang rộng, kéo dài đến dưới mắt.
Cá có hai sọc đen phân biệt. Trong đó một sọc đen nhỏ chạy từ đỉnh đầu qua
mắt và kéo xuống hàm dưới, một sọc đen lớn ở giữa thân. Chúng có phần vây lưng
gồm 2 thùy riêng biệt. bao gồm 8 tia vây cứng và có từ 13-16 tia vây mềm. Vây hậu
môn có 2 tia cứng và 12-13 tia vây mềm.

8


CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.


Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cá mú vàng hai sọc đen Diploprion bifasciatumi (

Cuvier, 1828)
Thời gian nghiên cứu: 3/2014- 3/2015
Địa điểm: Khu vực Khánh Hòa

Hình 2.1: Khu vực thực hiện đề tài

9


2.2.

Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hiện trạng khai thác và bước đầu nghiên cứu một
số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Mú vàng hai
sọc đen Diploprion bifasciatum ( Cuvier, 1828)

Sinh trưởng và
dinh dưỡng

Hiện trạng khai thác sử
dụng

Phương
thức và
dụng cụ

khai
thác

Mùa
vụ
khai
thác

Sản
lượng
khai
thác

Một số đặc điểm sinh học sinh sản

Mùa
vụ
sinh
sản

Tỷ lệ
đực
cái

Thảo luận chung

Kết luận và đề xuất

Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu


10

Sự
phát
triển
TSD

Hệ số
thành
thục


2.3.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nghề cá. Thu thập số liệu từ các cơ quan
quản lý.
Thu thập thông tin qua việc sử dụng các mẫu phiếu điều tra. Thông qua bộ câu
hỏi trong phiếu điều tra để thu được các thông tin sơ bộ về cá mú vàng hai sọc đen.
Địa điểm phát phiếu điều tra: Hòn Rớ, Hòn Sện, Cầu Đá, Ninh Vân, Cam Nghĩa
Mẫu phiếu: Khảo sát thông tin từ người khai thác cá ( Phụ lục)
Mẫu phiếu này có 15 phiếu. Mỗi khu vực sẽ có 5 phiếu
Phiếu được sử dụng một lần.
Mẫu phiếu này nhằm cho thông tin về mùa vụ, phương pháp khai thác cũng như
ngư cụ sử dụng trong khai thác D.bifasciatumi tại Nha Trang, Khánh Hòa.
Mẫu phiếu: Thu thập thông tin từ người thu mua ( Phụ lục)
Mẫu phiếu này thu thông tin lượng cá thu mua, khoảng thời gian thu mua chính,
kích cỡ thu mua chủ yếu.

2.3.2. Sinh trưởng và dinh dưỡng
2.3.2.1.

Phương pháp thu mẫu

Tiến hành thu mẫu cá mú vàng hai sọc đen khai thác trong vùng biển Khánh
Hòa từ ngư dân. Vì số lượng cá trong tự nhiên không nhiều, đề tài tiến hành thu cá 1
tháng 1 lần, thu trong 1 năm, mỗi lần thu từ 20 mẫu. Mẫu được đưa về phòng thí
nghiệm để phân tích.
2.3.2.2. Phân tích mẫu
a. Xác định đặc điểm sinh trưởng
Đo các chỉ số về chiều dài thân (L) và cân khối lượng (W và W0) của cá. Trong
đó, L là chiều dài cơ thể cá từ mút mõm đến hết tia vây đuôi dài nhất (mm); L0 là
chiều dài cơ thể cá từ mõm đến hết phần phủ vẩy (mm); W là khối lượng toàn thân
cá (g); W0 là khối lượng bỏ nội quan của cá (g). Chiều dài cá được xác định bằng

11


thước đo có độ chính xác đến 0,1 (mm). Khối lượng cá được xác định bằng cân có
độ chính xác đến 0,1 (g).
b. Xác định đặc điểm dinh dưỡng
Tiến hành giải phẫu cá, lấy ruột, đo chiều dài ruột.
2.3.3. Xác định đặc điểm sinh sản
Tiến hành giải phẩu cá, tách buồng trứng, buồng sẹ và cân khối lượng.
Xác định các giai đoạn của buồng sẹ và buồng trứng: xác định dựa trên thang 6
bậc theo Kixelevits (1923) [8] và tổ chức học của tinh sào và buồng trứng được mô
tả theo phương pháp của Xakun và Buskaia (1968)[16]. Dùng kính hiển vi để quan
sát phân biệt các giai đoạn của buồng trứng qua các tháng nghiên cứu bằng vật kính
10x và thị kính 10x.

Mô tả các giai đoạn phát triển của noãn bào và noãn sào bằng phương pháp phân
tích mô học. Tiêu bản mô học buồng sẹ và buồng trứng được tiến hành theo phương
pháp của Patki và cs [28], gồm các bước:
- Cố định mẫu buồng sẹ và buồng trứng.
- Chuẩn bị mẫu.
- Đúc paraffin.
- Cắt lát mẫu.
- Nhuộm Hematoxylin và Eosin
- Làm trong mẫu.
2.3.4. Thu và xử lý số liệu
a. Đặc điểm sinh trưởng
Xác định tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể: Dựa vào số đo về
chiều dài và khối lượng để xác định tương quan chiều dài – khối lượng của cá D.
bifasciatumi theo phương trình của Beverton – Holt (1957) [8]:

12


W = a * Lb
Trong đó: W là Khối lượng toàn thân (g); L là Chiều dài của cá đo từ mút mõm
đến hết vây tia đuôi dài nhất (mm); a; b là các hệ số cần xác định, tính theo phương
pháp tính toán hồi quy thực nghiệm.
Lấy logarit thập phân 2 vế của phương trình (1), tính được:
lgW = lg(a.Lb)
⇔ lgW = lg a + b.lg L (2)
Đặt Y = lgW; X = lg L
a’ = lga; b = b
Phương trình (2) được viết dưới dạng: Y = a’ + bX (*)
Từ phương trình (*) cho phép xác định được hai hệ số a, b theo hai đại lượng
biến thiên Y (lgW) và X (lg L).

Để giải phương trình trên đưa về dạng tổng quát:
na’ + b ΣX = ΣY
a’ΣX + bΣX2 = ΣXY
n: Là số đại lượng theo dõi.
Dựa vào bảng số liệu xác định được b và a’(suy ra a).
b. Đặc điểm dinh dưỡng
Xác định hệ số béo: Hệ số béo là đại lượng tương quan giữa chiều dài và khối
lượng cơ thể của cá. Thống nhất theo quan điểm của Nikolsky, sử dụng cả hai
phương pháp của Fulton (1902) và Clark (1928) để xác định hệ số béo của cá mú
vàng hai sọc đen [21].
Q= 𝑊/ 𝐿3x100 (Fulton, 1902)
Q0=𝑊0/ 𝐿3x100 (Clark, 1928)

13


Trong đó, Q là hệ số béo theo Fulton; Q0 là hệ số béo theo Clark; L là chiều dài
cá đo từ mút mõm đến hết tia vây đuôi dài nhất (mm); W là trọng lượng toàn thân
cá (g); W0 là trọng lượng cá bỏ nội quan (g).
Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân:RLG (Relative Lenght
of the Gut) được nghiên cứu theo Al-Hussainy (1949 trích bởi Biswas, 1973) và
tính theo công thức: RLG = Li/ Lt.
Trong đó: Li là chiều dài ruột; Lt là chiều dài toàn thân cá.
c. Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản: Mùa vụ sinh sản được xác định theo phương pháp của King
(2001). Nếu tỷ lệ các cá thể có tuyến sinh dục thành thục > 50 % trong tổng số mẫu
phân tích thì đó là tháng sinh sản. Nếu tỷ lệ các cá thể có tuyến sinh dục thành thục
≤ 50 % trong tổng số mẫu phân tích thì đó không phải là tháng sinh sản.
Kích thước thành thục lần đầu: Kích thước tại đó, có ít nhất 50% cá thể thành
thục sinh dục trong mùa sinh sản.

Tỷ lệ đực cái: Thống kê số lượng cá thể đực và cá thể cái thu thập được trong
mỗi tháng. Xác định tỷ lệ đực cái theo công thức sau:
Tỷ lệ cá thể đực = (a/c) x 100(%)
Tỷ lệ cá thể cái = (b/c) x 100(%)
Tỷ lệ đực cái = (a/b):1
Trong đó:
a: số cá thể đực thu được.
b: số cá thể cái thu được.
c: tổng số mẫu thu được.
Hệ số thành thục: (Gonado Somatic Index) là tỷ lệ phần trăm của khối lượng
tuyến sinh dục trên khối lượng thân cá bỏ nội quan, được xác định dựa theo phương
pháp của Qasim (1973). Hệ số thành thục được tính theo công thức:
14


×