Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 2008 tại sở khoa học và công nghệ kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CHUNG CHÍ TÂM

NÂNG CAO HIỆU LỰC CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƢỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2008
TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CHUNG CHÍ TÂM

NÂNG CAO HIỆU LỰC CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƢỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2008
TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60340102



Quyết định giao đề tài:

1380/QĐ-ĐHNT ngày 26/12/2014

Quyết định thành lập hội đồng:

775/QĐ-ĐHNT ngày 21/8/2017

Ngày bảo vệ:

5/9/2017

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Quách Thị Khánh Ngọc
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. Lê Kim Long
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lƣợng
theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Sở Khoa học và Công nghệ Kiên
Giang” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và chƣa đƣợc công bố trên bất kỳ
phƣơng tiện thông tin nào. Mọi sự giúp đỡ để hoàn thành đề tài nghiên cứu này đã
đƣợc cảm ơn đầy đủ, các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này đều đã đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả đề tài


Chung Chí Tâm

iii


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự chân thành, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến TS.Quách Thị Khánh
Ngọc đã dành thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này một cách
tốt nhất.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tôi đã tham khảo, học tập kinh nghiệm từ
các kết quả nghiên cứu liên quan, các báo cáo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các
trƣờng Đại học, các tổ chức nghiên cứu…
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa kinh tế, Khoa đào tạo sau Đại học trƣờng
Đại học Nha Trang, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến
thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trinh học tập và nghiên cứu. Đặc biệt là sự hợp tác
của các anh chị em đồng nghiệp, đồng thời là giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh
thần của Ban lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang. Sự giúp đỡ và động
viên từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác.
Tuy đã có nhiều cố gắng và nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu, nhƣng chắc
chắn luận văn này vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi kính mong Quý thầy cô, các
chuyên gia, bạn bè đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến đến đề tài tiếp tục góp
ý, giúp đỡ để luận văn ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả đề tài

Chung Chí Tâm

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iv
M C L C ....................................................................................................................... v
DANH M C CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH M C CÁC BẢNG ............................................................................................. ix
DANH M C HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .................................................................................... x
TR CH ẾU LU N V N ............................................................................................. xi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ÁP DỤNG ISO 9001 VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ...................................................................... 6
1.1 Tổng quan về công tác quản lý hành chính Nhà nƣớc .............................................. 6
1.1.1 Các khái niệm ......................................................................................................... 6
1.1.2 Các nguyên tác cơ bản trong quản lý hành chính Nhà nƣớc .................................. 8
1.1.3 Khái quát về chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nƣớc ở nƣớc ta ..... 12
1.1.4 Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO9000 .................................................................. 17
1.1.5 Ý nghĩa của việc áp dụng HTQLCL ISO 9000 vào công tác quản lý HCNN ..... 23
1.1.6 Nội dung triển khai hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001 vào công tác quản lý
các cơ quan hành chính Nhà nƣớc .................................................................................. 24
1.2 Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về cải cách dịch vụ hành chính công ... 25
1.2.1 Trung Quốc ........................................................................................................... 25
1.2.2 Cu ba ..................................................................................................................... 26
1.2.3 Malaysia................................................................................................................ 27
1.2.4 Ai Cập ................................................................................................................... 28
1.2.5 Hàn Quốc .............................................................................................................. 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9001 VÀO CÔNG
TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TỈNH KIÊN GIANG ...................................................................................... 31
2.1 Vài nét về tỉnh Kiên Giang ...................................................................................... 31

v


2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................ 31
2.1.2 Đơn vị hành chính ................................................................................................ 31
2.1.3 Tài nguyên ............................................................................................................ 31
2.2 Giới thiệu về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang .................................... 34
2.2.1 Khái quát sự ra đời ............................................................................................... 34
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của SKHCN .................................................... 34
2.2.3 Các thủ tục hành chánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Kiên Giang ..................................................................................................... 41
2.2.4 Tổ chức bộ máy hành chính tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang .... 48
2.2.5 Đội ngũ cán bộ công chức tại Sở khoa học và Công nghệ: .................................. 46
2.3 Giới thiệu về kế hoạch triển khai việc áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008 vào công
tác quản lý hành chính tại tỉnh Kiên Giang ................................................................... 47
2.3.1 Các văn bản liên quan........................................................................................... 47
2.3.2 Cácbƣớc triển khai áp dụng ISO 9001:2008 ........................................................ 50
2.4 Thực trạng triển khai việc áp dụng HTQLCL TCVN ISO 9001 vào công tác quản
lý hành chính tại Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang ........................................... 53
2.4.1 Về cải cách thể chế và thủ tục hành chính ........................................................... 53
2.4.2 Thực trạng cải cách về tổ chức bộ máy tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang... 55
2.4.3 Thực trạng nâng cao năng lực CCVC tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang... 55
2.4.4 Thực trạng về tổ chức công tác thông tin tuyên truyền tại Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Kiên Giang ..................................................................................................... 56
2.5 Điều tra khảo sát hiệu lực của việc áp dụng HTQLCL ISO 9001 vào công tác quản
lý hành chính tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang .................................... 57
2.5.1 Giới thiệu khái quát về cuộc điều tra nghiên cứu của tác giả ............................... 57
2.5.2 Giới thiệu khái quát về mẫu khảo sát: .................................................................. 58
2.5.3 Phân tích hiệu lực áp dụng ISO 9001 vào công tác QLHCNN tại Sở khoa học và
công nghệ Kiên Giang thông qua xử lý dữ liệu điều tra trên mẫu nghiên cứu................ 59

2.6 Đánh giá chung hiệu lực áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001 vào công
tác quản lý hành chính tại Sở Khoa học và Công nghệ ................................................. 75
2.6.1 Đánh giá về vấn đề cải cách thể chế và thủ tục hành chính ................................. 75
vi


2.6.2 Đánh giá về vấn đề cải cách tổ chức bộ máy ....................................................... 77
2.6.3 Đánh giá về vấn đề nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức. ...................... 78
2.6.4 Đánh giá về vấn đề cải cách quản lý tài chính công............................................. 79
2.6.5 Đánh giá về việc tổ chức công tác thông tin tuyên truyền. .................................. 80
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG ISO 9001 VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC TẠI
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KIÊN GIANG ................................................ 82
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................................... 82
3.2 Giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính công
theo ISO 9001:2008 ....................................................................................................... 83
3.2.1 Nhóm giải pháp liên quan đến hoàn thiện thể chế và thủ tục hành chính ............ 83
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến nhân lực thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng
theo tiêu chuẩn ISO. ...................................................................................................... 85
3.2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng ....................................................... 90
3.2.4 Nhóm giải pháp kỹ thuật duy trì HTQLCL ISO 9001 ......................................... 93
3.2.5 Nhóm giải pháp hỗ trợ .......................................................................................... 97
3.3 Kiến nghị ................................................................................................................. 99
3.3.1 Đối với Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang ................................................. 99
3.3.2 Đối với ban ISO của Sở ........................................................................................ 99
3.3.3 Đối với các cơ quan đã đƣợc chứng nhân ISO 9001 .......................................... 100
3.3.4 Đối với các cơ quan đang và sẽ áp dụng HTQLCL ........................................... 100
3.3.5 Đối với các cơ quan chức năng có liên quan. ..................................................... 100
KẾT LU N ................................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 105

PH L C

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND:

UBND

CCHC:

Cải cách hành chính

CCVC:

Công chức, viên chức

CNTT:

Công nghệ thông tin

DNNN:

Doanh nghiệp Nhà nƣớc

HTQLCL:

Hệ thống quản lý chất lƣợng


QLHCNN:

Quản lý hành chính Nhà nƣớc

ISO:

The International Organization for Standardization

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp tiến độ thực hiện ISO tại tỉnh Kiên Giang ................................. 49
Bảng 2.2 Nội dung áp dụng ISO của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang
2007 - 2012 ............................................................................................................... 53
Bảng 2.3 Tình hình năng lực CBCCVC của Sở Khoa học và Công nghệ giai đoạn
2008 - 2015 .................................................................................................................... 55
Bảng 2.4 Thống kê số liệu khảo sát các phòng ban về áp dụng ISO 9001 ................... 58
Bảng 2.5 Thống kê về chức vụ của CBCCVC đánh giá việc áp dụng ISO 9001 ......... 59
Bảng 2.6 Độ tuổi của mẫu khảo sát ............................................................................... 59
Bảng 2.7 Giới tính của mẫu điều tra .............................................................................. 60
Bảng 2.8 Kinh nghiệm làm việc của mẫu điều tra ........................................................ 60
Bảng 2.9 chuyển biến sau khi áp dụng ISO 9001 ......................................................... 61
Bảng 2.10 Mối tƣơng quan giữa các biến ..................................................................... 62
Bảng 2.11 Đánh giá mức độ áp dụng ISO 9001 vào công việc .................................... 62
Bảng 2.12 Lợi ích khi áp dụng ISO ............................................................................... 64

Bảng 2.13 Mức độ đánh giá các yếu tố quyết định sự thành công của ISO .................. 66
Bảng 2.14 Đánh giá các khó khăn khi áp dụng ISO 9001............................................. 67
Bảng 2.15 Mức độ đánh giá yếu tố để duy trì ISO ........................................................ 69

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO 9001 ....................................18
Hình 1.2 Mô hình của HTQLCL dựa trên quá trình......................................................21
Sơ đồ 2.1 Cấu trúc bộ máy hành chính của Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang ...... 44
Biểu đồ 2.1 Mức độ chuyển biến sau khi áp dụng ISO 9001 ........................................61
Biểu đồ 2.2 đánh giá mức độ áp dụng ISO 9000 vào điều hành công việc...................63

x


TRÍCH ẾU LUẬN VĂN
Việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi nền hành chính nhà nƣớc phải đƣợc cải cách kịp thời
nhằm đáp ứng quá trình toàn cầu hóa. Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thức đƣợc sự
cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính phục vụ chiến lƣợc phát triển kinh tế xã
hội của đất nƣớc. Cải cách hành chính là một yếu tố chủ chốt của chiến lƣợc toàn diện
về tăng trƣởng và giảm nghèo, cải thiện quá trình cung cấp dịch vụ công cho mọi đối
tƣợng. Việc nâng cao hiệu lực quá trình cải cách hành chính sẽ góp phần xây dựng bộ
máy hành chính “Của dân, do dân, vì dân”, giảm chi phí giao dich, tạo môi trƣờng đầu
tƣ thuận lợi hơn và góp phần vào tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Đối với doanh
nghiệp, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng nhằm cải tiến chất lƣợng sản phẩm
và dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng là cần thiết thì đối với cơ quan
quản lý hành chính nhà nƣớc vấn đề trên càng trở nên cấp bách nhằm tạo tính minh

bạch, lòng tin cho khách hàng mà cụ thể là công dân, các tổ chức và đặc biệt là các nhà
đầu tƣ. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lƣợng đƣợc tổ chức
Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành chấp nhận rộng rãi trên thế giới và đƣợc xem là mô
hình quản lý chất lƣợng cho mọi tổ chức kể cả các đơn vị hành chính nhà nƣớc. Đánh
giá thực tiễn công tác cải cách hành chính Nhà nƣớc và thực tiễn áp dụng ISO 9001 tại
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang. Khảo sát thực tế, nghiên cứu kinh
nghiệm của các quốc gia trong khu vực. Phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh
tranh của đơn vị. Đề xuất giải pháp khả thi để nâng cao hiệu lực áp dụng ISO 9001 vào
công tác cải cách hành chính Nhà nƣớc, góp phần vào việc đổi mới phƣơng thức điều
hành, hiện đại hóa công sở cơ quan hành chính Nhà nƣớc tại Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Kiên Giang. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Tác giả tiến hành nghiên cứu
lý thuyết về quản lý chất lƣợng, khoa học quản lý hành chính Nhà nƣớc cùng với
phƣơng pháp tiếp cận hệ thống các yếu tố tác động đến chất lƣợng dịch vụ hành chính
Nhà nƣớc cùng với việc thu thập thông tin về các công việc đã và đang thực hiện, các
chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về cải cách hành chính cũng nhƣ xem xét đến xu
hƣớng, kinh nghiệm áp dụng ISO 9001 trong cải cách hành chính để đƣa ra các giải
pháp mang tính đồng bộ. Việc nghiên cứu này tác giả dựa vào những nghiên cứu trƣớc
đó, các giáo trình tài liệu có liên quan, các trang website và từ những kinh nghiệm
thực tế trong quá trình công tác. Phƣơng pháp khảo sát thực tế: Với phƣơng pháp này,
tác giả tiến hành lập phiếu câu hỏi và gửi đến các công chức viên chức thuộc Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang để thu thập phân tích dữ liệu. Kết quả khảo sát sẽ
xi


đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS và phân tích thống kê mô tả. Trong luận văn này tác
giả chú trọng vào thống kê theo tỷ lệ % và tính giá trị điểm trung bình từ đó rút ra ý
nghĩa của những kết quả đó. Kết quả thu đƣợc từ quá trình cải cách rất khả quan. Về
thể chế, đã sửa đổi các quy định của nhà nƣớc để bảo đảm sự thích ứng với sự phát
triển nhanh chóng của thị trƣờng trên nguyên tắc giảm bớt sự can thiệp của nhà nƣớc
và giảm chi phí cho ngƣời dân. Các lĩnh vực đƣợc cải cách về thể chế là quản lý hành

chính (QLHC), nhân sự, quản lý tài chính; quản lý doanh nghiệp công và quản lý lao
động. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính (BMHC), chú trọng phân cấp là vấn đề
mấu chốt nhất. Về cải cách công vụ và công chức, đã đƣa yếu tố cạnh tranh vào chế độ
tuyển dụng theo nguyên tắc minh bạch và công khai. Ban hành cơ chế đánh giá công
chức đi đôi với điều chỉnh chế độ tiền lƣơng. Một số công chức viên chức nhận thức
và thực hiện duy trì hệ thống quản lý chất lƣợng ISO còn nhiều hạn chế, do thời gian
đào tạo còn ít, nội dung hƣớng dẫn chƣa sâu sát với công việc thực tế họ đang làm,
nên việc thực hiện theo đúng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001 chƣa đạt hiệu lực
cao.
Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cƣờng cử cán bộ, chuyên gia đến hƣớng dẫn, hỗ
trợ các địa phƣơng để thực hiện việc áp dụng tiêu chuẩn ISO để đảm bảo thực hiện
đúng theo nội dung, tiến độ yêu cầu của Thủ tƣớng Chính phủ tại quyết định
19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ; trong đó có các nội dung
cần thống nhất chuẩn hóa trong phạm vi cả nƣớc. Một số quy trình liên thông các
ngành có thể xây dựng thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Đặc biệt thông qua
các quy trình này, xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, tránh bị chồng chéo, đùn
đẩy lẫn nhau.
Bộ Khoa học và Công nghệ có hƣớng dẫn cụ thể về công tác thi đua khen thƣởng
cho các cơ quan hành chính Nhà nƣớc áp dụng tiêu chuẩn ISO, nếu có thể thì xây
dựng giải thƣởng chất lƣợng trong dịch vụ hành chính công nhƣ Malaysia, Singapore
đã từng triển khai.
Các nhóm giải pháp này vừa có tính tổng quát vừa mang tính đặc thù riêng của
đơn vị để những giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các đơn vị hành chính
Nhà nƣớc trong cả nƣớc, nhất là những đơn vị có đặc điểm tƣơng đồng với Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang.
Nâng cao hi u l c, h th ng qu n lý ch t lư ng theo tiêu chu n TCVN
ISO 9001:2008, S Khoa H c và Công Ngh Kiên Giang.

xii



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện từ năm 1986, chính công cuộc
này đã góp phần tạo ra những thay đổi mới to lớn trong đời sống xã hội và phát triển
kinh tế của đất nƣớc. Việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi nền hành chính nhà nƣớc phải đƣợc cải
cách kịp thời nhằm đáp ứng quá trình toàn cầu hóa. Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận
thức đƣợc sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính phục vụ chiến lƣợc phát
triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Cải cách hành chính là một yếu tố chủ chốt của chiến lƣợc toàn diện về tăng
trƣởng và giảm nghèo, cải thiện quá trình cung cấp dịch vụ công cho mọi đối tƣợng.
Việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quá trình cải cách hành chính sẽ góp phần xây
dựng bộ máy hành chính “Của dân, do dân, vì dân”, giảm chi phí giao dich, tạo môi
trƣờng đầu tƣ thuận lợi hơn và góp phần vào tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng.
Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng nhằm cải tiến
chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng là cần thiết
thì đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc vấn đề trên càng trở nên cấp bách
nhằm tạo tính minh bạch, lòng tin cho khách hàng mà cụ thể là công dân, các tổ chức
và đặc biệt là các nhà đầu tƣ. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 về hệ thống quản lý chất
lƣợng đƣợc tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành chấp nhận rộng rãi trên thế giới
và đƣợc xem là mô hình quản lý chất lƣợng cho mọi tổ chức kể cả các đơn vị hành
chính nhà nƣớc. Với những đòi hỏi cấp bách từ sự phát triển kinh tế xã hội, việc nâng
cao hiệu lực và chất lƣợng phục vụ của bộ máy hành chính công là mong muốn và quyết
tâm của lãnh đạo đất nƣớc nói chung và địa phƣơng nói riêng, Chính phủ đã ban hành
quyết đinh số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/03/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc áp
dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào
hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nƣớc.
Mô hình này đƣợc trên 1.100.000 đơn vị của 178 quốc gia trên thế giới triển khai
áp dụng tính đến thời điểm năm 2015. Tại Việt Nam, theo thống kê của một số tổ chức

chứng nhận, đến thời điểm hiện nay đã có khoảng 5.900 cơ quan hành chính Nhà nƣớc
đƣợc chứng nhận ISO 9001:2008, trong đó có khoảng 4.500 cơ quan hành chính Nhà
nƣớc trong 64 tỉnh thành, và khoảng 1400 cơ quan thuộc 20 Bộ ngành.
1


Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang là một đơn vị quản lý hành chính nhà
nƣớc trực thuộc UBND tình Kiên Giang, có chức năng nhiệm vụ:
Tham mƣu giúp UBND tỉnh Kiên Giang quản lý nhà nƣớc về khoa học và công
nghệ; Tiêu chuẩn, Đo lƣờng, Chất lƣợng; Sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị
phóng xạ; an toàn bức xạ hạt nhân; các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Sở quản lý
trên địa bàn theo qui định của pháp luật.
Với những lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiệu
lực của hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Sở
Khoa học và Công nghệ Kiên Giang” làm luận văn thạc sỹ nhằm đánh giá thực trạng
áp dụng ISO 9001 vào công tác quản lý hành chính Nhà nƣớc tại Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, từ đó đƣa ra giải pháp đồng bộ nâng
cao hiệu lực công tác cải cách hành chính tại đơn vị.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trƣớc năm 2000, việc áp dụng ISO 9000 vào các cơ quan hành chính Nhà nƣớc
ở Việt Nam vẫn còn mới lạ, các thông tin liên quan đến vấn đề này có đƣợc thông qua
học hỏi kinh nghiệm từ nƣớc ngoài nhƣ Malaysia, Singapore. Vào năm 2000, tại
TP.HCM Thạc sỹ Nguyễn Văn Chiến có đề tài đánh giá trực trạng hệ thống quản lý
chất lƣợng của một số doanh nghiệp đã áp dụng ISO 9000. Năm 2003, PGS.TS Bùi
Nguyên Hùng có đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của ISO 9000 lên hoạt động của
doanh nghiệp TP.HCM. Nhìn chung các đề tài này tập trung vào lĩnh vực sản xuất
kinh doanh là chủ yếu.
Vào thời gian tiếp theo, những đề tài liên quan đến lĩnh vực hành chính công mới
đƣợc tập trung chú ý. Th.s Mai Thị Hồng Hoa nghiên cứu đề tài “ứng dụng ISO 9000
vào việc nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ hành chính công tại UBND Quận 1

TPHCM” (năm 2004). Sang năm 2005, Th.s Trịnh Minh Tâm có đề tài áp dụng ISO
9000 vào hoạt động quản lý Nhà nƣớc tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng
TPHCM. Năm 2006, Ths Nguyễn Thái Bình có đề tài giải pháp đồng bộ áp dụng hệ
thống quản lý chất lƣợng theo TCVN ISO 9001: 2000 cho các cơ quan nhà nƣớc tỉnh
Tiền Giang. Năm 2007, tác giả Nguyễn Thái Bình tiến hành thực hiện đề tài “giải pháp
đồng bộ nâng cao hiệu lực áp dụng ISO 9000 vào công tác cải cách hành chính nhà
nƣớc tại tỉnh Tiền Giang”. Năm 2010 tác giả Nguyễn Thị Kim Quyên thực hiện đề tài
“vai trò của nhóm chất lƣợng trong việc nâng cao hiệu lực áp dụng hệ thống quản lý
2


chất lƣợng theo ISO 9001:2000 ở các cơ quan hành chính nhà nƣớc tại tỉnh Tây Ninh”.
Gần đây nhất, năm 2013 tác giả Hoàng Thái Sơn thực hiện đề tài “Giải pháp đồng bộ
nâng cao hiệu lực áp dụng ISO 9000 vào công tác quản lý hành chính Nhà nƣớc tại
UBND thị xã Cửa Lò”
Cho đến nay, vẫn chƣa có nghiên cứu nào nghiên cứu để đƣa ra các giải pháp
mang tính đồng bộ nhằm nâng cao hiệu lực áp dụng ISO 9000 cho các đơn vị quản lý
hành chính nhà nƣớc cụ thể tại tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ
Kiên Giang.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Trên cơ sở những vấn đề lý luận có liên quan đến cải cách hành chính nhà nƣớc,
ISO 9001 và thực tiễn công tác cải cách hành chính Nhà nƣớc đề xuất giải pháp khả
thi để nâng cao hiệu quả áp dụng ISO 9001 vào công tác cải cách hành chính nhà
nƣớc, góp phần vào việc đổi mới phƣơng thức điều hành, hiện đại hóa công sở cơ quan
hành chính nhà nƣớc tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực tiễn công tác cải cách hành chính Nhà nƣớc và thực tiễn áp dụng
ISO 9001 tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang
Khảo sát thực tế, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực

Đề xuất giải pháp khả thi để nâng cao hiệu lực áp dụng ISO 9001 vào công tác
cải cách hành chính Nhà nƣớc, góp phần vào việc đổi mới phƣơng thức điều hành,
hiện đại hóa công sở cơ quan hành chính Nhà nƣớc tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Kiên Giang
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hành chính tại Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Kiên Giang kể từ khi áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu
chuẩn ISO 9001
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Tác giả tiến hành nghiên cứu lý thuyết về quản
lý chất lƣợng, khoa học quản lý hành chính Nhà nƣớc cùng với phƣơng pháp tiếp cận
hệ thống các yếu tố tác động đến chất lƣợng dịch vụ hành chính Nhà nƣớc cùng với
3


việc thu thập thông tin về các công việc đã và đang thực hiện, các chủ trƣơng, chính
sách của Nhà nƣớc về cải cách hành chính cũng nhƣ xem xét đến xu hƣớng, kinh
nghiệm áp dụng ISO 9001 trong cải cách hành chính để đƣa ra các giải pháp mang tính
đồng bộ. Việc nghiên cứu này tác giả dựa vào những nghiên cứu trƣớc đó, các giáo
trình tài liệu có liên quan, các trang website và từ những kinh nghiệm thực tế trong quá
trình công tác.
Phƣơng pháp khảo sát thực tế: Với phƣơng pháp này, tác giả tiến hành lập phiếu
câu hỏi và gửi đến các công chức viên chức thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Kiên Giang để thu thập phân tích dữ liệu. Kết quả khảo sát sẽ đƣợc xử lý bằng phần
mềm SPSS và phân tích thống kê mô tả. Trong luận văn này tác giả chú trọng vào
thống kê theo tỷ lệ % và tính giá trị điểm trung bình từ đó rút ra ý nghĩa của những kết
quả đó.
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hóa toàn bộ những vấn đề lý luận liên quan đến việc áp dụng hệ thống
quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001 vào công tác quản lý hành chính Nhà nƣớc

Phân tích thực trạng triển khai áp dụng ISO 9001 vào công tác quản lý hành
chính Nhà nƣớc tại Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang
Đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu lực áp dụng ISO 9001 vào
công tác quản lý hành chính Nhà nƣớc tại Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về việc áp dụng ISO 9001 vào công tác quản lý hành
chính Nhà nƣớc
Chƣơng 2: Thực trạng triển khai áp dụng ISO 9001 vào công tác quản lý hành
chính Nhà nƣớc tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang
Chƣơng 3: Giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu lực áp dụng ISO 9001 vào
công tác quản lý hành chính Nhà nƣớc tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang

4


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 yêu cầu Hệ thống quản lý chất lƣợng phải bao gồm
các tài liệu sau:
Các văn bản công bố về chính sách chất lƣợng và mục tiêu chất lƣợng;
Sổ tay chất lƣợng;
6 thủ tục dạng văn bản (thủ tục kiểm soát tài liệu, thủ tục kiểm soát hồ sơ, thủ tục
đánh giá nội bộ, thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp, thủ tục khắc phục, thủ tục
phòng ngừa);
Các tài liệu cần có của tổ chức để đảm bảo việc hoạch định, tác nghiệp và kiểm
soát có hiệu lực các quá trình của tổ chức đó;
Các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này;
Mỗi tổ chức xác định mức độ của hệ thống tài liệu cần thiết và phƣơng tiện thông
tin đƣợc sử dụng. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ quy mô và loại hình tổ chức,

sự phức tạp của sản phẩm, yêu cầu của khách hàng, các yêu cầu chế định tƣơng ứng,
năng lực của nhân viên đã đƣợc chứng minh, và mức độ cần thiết để chƣng tỏ việc
thực hiện các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lƣợng.

5


Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THU ẾT
1.1 Tổng quan về công tác quản lý hành chính Nhà nƣớc
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Công tác quản lý hành chính nhà nƣớc là gì
Quản lý hành chính nhà nƣớc là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực
Nhà nƣớc, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tƣợng quản lý nhằm thực hiện chức năng
đối nội và đối ngoại của Nhà nƣớc trên cơ sở pháp luật (Trích theo tác giả Nguyễn Thị
Thu hà, 2011)
1.1.1.2 Cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc
Theo hiến pháp năm 1992 hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nƣớc gồm có:
-

Cơ quan hành chính Nhà nƣớc cao nhất là Chính Phủ (Điều 109 Hiến pháp 1992)

-

Cơ quan hành chính Nhà nƣớc Trung ƣơng (các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,
các cơ quan thuộc Chính Phủ)

-

Cơ quan hành chính Nhà nƣớc địa phƣơng (UBND các cấp, các Sở, phòng,
ban của UBND)


Hiến pháp 1992 còn có một chƣơng về Chủ tịch nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nƣớc là ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc (Nguyên thủ Quốc gia).
Có những quyền hạn mang tính chất cơ quan lập pháp nhƣ: công bố hiến pháp, luật,
pháp lệnh, đề nghị Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội và trong trƣờng hợp cần thiết đƣa vấn
đề trên ra Quốc hội (có thể gọi đây là quyền phủ quyết pháp lệnh). Với tƣ cách nguyên
thủ Quốc gia, Chủ tịch nƣớc thực hiện một số quyền hạn mang tính chất hành pháp
(xem các khoản 1,2,3,4,5,6,9,10,11,12 Điều 103) và bảo đảm hoạt động độc lập của
tòa án và Viện kiểm sát (xem khoản 8, Điều 103). Vì vậy, chế định của Chủ tịch nƣớc
trong hiến pháp 1992 đƣợc quy định nhƣ một biểu tƣợng của Quốc gia, biểu tƣợng của
quyền lực Nhà nƣớc, không nắm quyền hành với tƣ cách là tổng thống
1.1.1.3 Dịch vụ hành chính công
a. Bản chất và đặc trƣng của dịch vụ hành chính công
Dịch vụ hành chính (Civil service) là chỉ công việc của các cơ quan hành chính
Nhà nƣớc, nằm trong khối dịch vụ công, do các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy quản
lý Nhà nƣớc thực hiện trong quá trình quản lý hành chính về lĩnh vực chấp hành – điều
6


hành. Các cơ quan này thực hiện theo: hiến pháp, các bộ luật, pháp lệnh, nghị định,
nghị quyết và các văn bản pháp luật. Các tổ chức này điều hành trực tiếp hoạt động
của đối tƣợng đƣợc quản lý trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phòng… (PGS. S rương Đoàn

ể, 2009).

Tóm lại, dịch vụ hành chính công là những hoạt động giải quyết các công việc cụ
thể cho công dân đƣợc thực hiện dựa vào thẩm quyền hành chính – pháp lý của Nhà nƣớc.
b. Các loại hình dịch vụ hành chính công
Cách nhìn nhận dịch vụ công có sự khác biệt giữa các nƣớc khác nhau trên thế

giới, do đó sự phân định dịch vụ công và liệt kê các loại dịch vụ công cụ thể cũng
không có sự đồng nhất. Xét về mặt khoa học, căn cứ vào khái niệm và các đặc trƣng
nêu của dịch vụ công, có thể thấy các hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công
hiện nay bao gồm các loại hình cơ bản nhƣ sau:
-

Hoạt động cấp các loại giấy phép.

-

Hoạt động cấp các loại giấy xác nhận, chứng thực.

-

Hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của Nhà nƣớc

-

Hoạt động giải quyết khếu nại, tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm
hành chính.

-

Hoạt động giữ gìn trật tự anh ninh công cộng của cảnh sát (công an).

Các loại giấy tờ, chứng từ phát sinh từ các hoạt động nói trên phản ánh kết quả
cụ thể của các dịch vụ công. Song dịch vụ công không phải là những giấy tờ đó mà là
cả một quá trình hoạt động để ban hành giấy tờ này. Vì vậy, dịch vụ công do các cơ
quan hành chính Nhà nƣớc cung ứng phải đƣợc hiểu nhƣ các hoạt động của cơ quan
hành chính Nhà nƣớc liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của

các chức và công dân.
c. Các yếu tố cấu thành dịch vụ hành chính công
Dịch vụ hành chính công là kết quả của một quá trình bao gồm một loạt các hoạt
động và sự hỗ trợ của các nguồn lực cần thiết. Các yếu tố của dịch vụ hành chính công
bao gồm:
- Thể chế hành chính Nhà nƣớc.
- Hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc tạo nên bộ máy hành chính
Nhà nƣớc
- Đội ngũ những ngƣời làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nƣớc.
7


- Nguồn tài chính cần thiết bảo đảm cho hoạt động quản lý Nhà nƣớc đƣợc thực hiện.
d. Các yếu tố tác động đến việc cung ứng dịch vụ hành chính công
Bên cạnh các yếu tố cấu thành bản thân hoạt động cung ứng dịch vụ công nói
trên, có thể nêu lên các yếu tố tác động đến quá trình cung ứng dịch vụ hành chính
công nhƣ sau:
Thứ nhất, sự phân cấp thẩm quyền trong cung ứng dịch vụ hành chính công.Việc
phân cấp thẩm quyền trong hệ thống thứ bậc đó có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động
cung ứng dịch vụ công. Nếu cùng một dịch vụ công nhƣng lại đƣợc chia ra nhiều cơ
quan, bộ phận cùng tham gia thì sẽ tác động đến bản thân các yếu tố cấu thành dịch vụ
đó, cụ thể là dịch vụ đó đƣợc hình thành từ tổng thể các thủ tục hành chính của các cơ
quan đó, cụ thể là dịch vụ đó đƣợc hình thành từ tổng thể các thủ tục hành chính của
các cơ quan, từ các quy trình riêng biệt của từng cơ quan, phải liên quan đến nhiều
ngƣời, nhiều bộ phận. Kết quả là thời gian cung ứng dịch vụ sẽ kéo dài.
Thứ hai, cơ chế quản lý của cơ quan, đơn vị cung ứng dịch vụ công. Việc đơn vị
áp dụng cơ chế quản lý ở cơ quan, đơn vị đó nhƣ thế nào có ảnh hƣởng không nhỏ đến
hoạt động cung ứng dịch vụ công của cơ quan, đơn vị đó. Cơ chế quản lý ở đây bao
gồm cơ chế tổ chức, cơ chế tài chính, cơ chế điều hành…
Thứ ba, công nghệ và trang thiết bị đƣợc sử dụng. Trong thời đại của cách mạng

khoa học – công nghệ, các công nghệ mới có tác động to lớn đến chất lƣợng và hiệu
lực hoạt động của các chủ thể sử dụng chúng.
Thứ tƣ, cơ chế kiểm tra giám sát. Đối với dịch vụ hành chính công, cơ chế kiểm
tra, giám sát giữ một vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ các dịch vụ công này là việc
Nhà nƣớc sử dụng quyền lực công của mình để giải quyết công việc cho các tổ chức
và công dân.
Nhƣ vậy, khi nói về dịch vụ hành chính công, cần hiểu loại dịch vụ này nhƣ một
tổng thể các yếu tố cấu thành và yếu tố tác động nói trên.Việc cải tiến dịch vụ hành
chính công sẽ liên quan đến việc cải tiến từng yếu tố, nhóm yếu tố hoặc toàn bộ các
yếu tố nói trên.
1.1.2 Các nguyên tác cơ bản trong quản lý hành chính Nhà nƣớc
Nguyên tắc trƣớc hết đƣợc hiểu là “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo
trong một loạt việc làm”. Trong quản lý hành chính Nhà nƣớc, các nguyên tắc cơ bản
là những tƣ tƣởng chủ đạo bắt nguồng từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản
8


chất của chế độ, đƣợc quy định trong pháp luật làm nền tảng cho hoạt động quản lý
hành chính Nhà nƣớc.
Dƣới góc độ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nƣớc
là tổng thể những quy phạm pháp luật hành chính có nội dung đề cập tới những tƣ
tƣởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động hành chính Nhà nƣớc. Mỗi
nguyên tắc quản lý đều có những hình thức biểu hiện khác nhau
Hệ thống nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nƣớc bao gồm:
1.1.2.1 Nhóm những nguyên tắc chính trị- xã hội
a. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nƣớc:
- Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nƣớc bằng việc đƣa ra đƣờng lối,
chủ trƣơng, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lý
hành chính Nhà nƣớc.
b. Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý hành chính Nhà nƣớc

Việc tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý hành chính Nhà nƣớc
thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp tƣơng ứng nhƣ sau:
* Tham gia gián tiếp
+ Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc
+ Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
* Tham gia trực tiếp
+ Tham gia vào hoạt động t qu n

cơ s

+ Tr c tiếp th c hi n các quyền và ng ĩ vụ của công dân trong qu n lý hành
c ín N à nước.
Điều 53, Hiến P áp 1992 quy định công dân có quyền tham gia qu n lý hành
c ín N à nước và xã hội, tham gia th o luận những v n đề chung của c nước và địa
p ương, iến nghị với cơ qu n N à nước, các tổ chức xã hội

y c ín người dân tr c

tiếp th c hi n
c. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân
chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân
chủ dƣới sự lãnh đạo tập trung.Cả hai yếu tố này vì thế phải có sự phối hợp chặt chẽ,
đồng bộ. Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển
trong quản lý hành chính Nhà nƣớc
d. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc
9


- Trong công tác lãnh đạo và sử dụng cán bộ

Nhà nƣớc ƣu tiên đối với con em các dân tộc ít ngƣời, thực hiện chính sách
khuyến khích về vật chất, tinh thần để họ học tập.
- Những ƣu tiên cho các dân tộc ít ngƣời là sự cần thiết không thể phủ nhận nhằm
bù đắp phần nào cho việc thiếu thốn điều kiện, đồng thời để tất cả các dân tộc có thể đủ
điều kiện để vƣơn lên trong xã hội
e. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính
Nhà nƣớc nhƣ sau:
-Trong lĩnh vực lập quy.
-Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật
- Trong lĩnh vực tổ chức.
- Trong việc quản lý nói chung.
- Phải chịu trách nhiệm trƣớc xã hội và pháp luật.
1.1.2.2 Các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật
a. Nguyên tắc quản lý theo ngành
Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức kinh tế, văn
hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích
giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách
đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của Nhà nƣớc và xã hội. Hoạt động quản
lý theo ngành đƣợc thực hiện với hình thức, qui mô khác nhau, có thể trên phạm vi toàn
quốc, trên từng địa giới hay một vùng lãnh thổ.
Quản lý theo địa giới hành chính là quản lý trên một phạm vi địa bàn nhất định
theo sự phân vạch địa giới hành chính của Nhà nƣớc. Quản lý theo địa giới hành chính
ở nƣớc ta đƣợc thực hiện ở bốn cấp:
(i)

Cấp Trung ƣơng (cấp Nhà nƣớc);

(ii)


Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng;

(iii)

Huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

(iv)

Xã, phƣờng, thị trấn,

b. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng
Qu n lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của
hoạt động quản lý hành chính Nhà nƣớc. Cơ quan quản lý theo chức năng là cơ quan

10


quản lý một lĩnh vực chuyên môn hay một nhóm các lĩnh vực chuyên môn có liên quan
với nhau.
Quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo chức năng nhằm đảm bảo việc thực hiện
có hiệu quả từng chức năng quản lý riêng biệt của các đơn vị, tổ chức trong ngành,
đồng thời đảm bảo mối liên hệ liên ngành, làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống
ngành đƣợc phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả.
c. Phân định chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế với quản lý sản xuất
kinh doanh.
Theo Hiến pháp 1992 nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nền kinh tế
nƣớc ta là “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý
của Nhà nƣớc, theo định hƣớng Xã hội Chủ Nghĩa” (điều 15). Liên quan đến chức năng
quản lý Nhà nƣớc về kinh tế, có các vấn đề sau:
+ Tuy nắm quyền sỡ hữu những tƣ liệu sản xuất chủ yếu, Nhà nƣớc không phải là

ngƣời trực tiếp kinh doanh. Các cơ quan Nhà nƣớc định ra chiến lƣợc, qui hoạch và
định hƣớng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý có cơ sở pháp lý ổn
định vững chắc. Các tổ chức kinh doanh có nhiệm vụ chấp hành và cụ thể hóa chiến
lƣợc và kế hoạch kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, thực hiện cơ chế kinh doanh, tiêu
chuẩn, định mức của Nhà nƣớc, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền.
+ Nhà nƣớc có chức năng tổ chức và điều chỉnh nền kinh tế quốc dân bằng những
biện pháp vĩ mô: Thông qua các biện pháp kinh tế, hành chính, tạo khung cho cạnh
tranh lành mạnh trong sản xuất kinh doanh.
+ Khác với các mối quan hệ trong hoạt động chấp hành điều hành, các quan hệ
trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh đƣợc điều chỉnh bình đẳngtheo
quan hệ pháp luật dân sự, luật thƣơng mại.
+ Nếu các cơ quan Nhà nƣớc hoạt động bằng ngân sách Nhà nƣớc thì các tổ chức
kinh doanh là những tổ chức độc lập tự chủ về tài chính, tự cấp vốn và hạch toán kinh tế.
+ Việc quản lý trong hành lang pháp lý chặt chẽ thông qua các cơ quan quản lý
hành chính Nhà nƣớc sẽ tạo điều kiện pháp lý chặt chẽ thông qua các cơ quan quản lý
hành chính Nhà nƣớc sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế thuận lợi, thông
thoáng, tự chủ và đạt hiệu quả cao.
11


1.1.3 Khái quát về chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nƣớc ở nƣớc ta
1.1.3.1 Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010
Chƣơng trình tổng thể CCHC Nhà nƣớc giai đoạn 2001 – 2010 đƣợc Thủ tƣớng
phê duyệt tháng 9/2001, sau 10 năm thực hiện công tác này đã đạt đƣợc một số kết quả
nhất định
Chƣơng trình cải cách hành chính Nhà nƣớc trong giai đoạn này đã tập trung vào
bốn nội dung sau:
Cải cách thể chế: Nâng cao chất lƣợng xây dựng văn bản, công khai minh bạch
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tổ chức công dân, thƣờng xuyên rà

soát các văn bản, chuẩn hóa mẫu hóa cá giấy tờ thủ tục; tổ chức giải quyết “một cửa”
liên thông, kiện toàn bộ phận tiếp công dân, đổi mới quy trình nâng cao chất lƣợng
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Cải cách tổ chức bộ máy: Rà soát quy chế hoạt động Sở - ngành, quận – huyện;
tránh chồng chéo đùn đẩy; hoàn thiện bộ máy tổ chức theo hƣớng tinh gọn; nâng cao
chất lƣợng hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở; tách dịch vụ công ra khỏi hành
chính công; tiếp tục phân cấp ủy quyền; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý hành chính; mở rộng, áp dụng công nghệ hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức: tiếp tục đào tạo kiến thức kỹ
năng hành chính cho công chức các cấp; chú ý đào tạo các chức danh công chức cơ sở;
đổi mới nội dung đánh giá năng lực bằng cách lấy phiếu tính nhieemk cán bộ công
chức chủ chốt; thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo; có chính sách đãi ngộ thích
đáng thƣởng phạt phân minh; chính sách thu hút nhân tài
Cải cách tài chính công: thực hiện áp dụng rộng rãi cơ chế tài chính mới; đẩy
mạnh xã hội hóa thu hút các nguồn lực; tiếp tục mở rộng khoán biên chế; mở rộng
giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp; quản lý chặt chẽ quỹ nhà, quỹ
đất thuộc sở hữu Nhà nƣớc
Công tác cải cách hành chính đã dần đi vào chƣơng trình.Chính phủ, các Bộ và
các địa phƣơng đều có chƣơng trình, kế hoạch, trong đó xác định khá rõ những nhiệm
vụ phải giải quyết và cac giải pháp thực hiện. Nhiều bộ, ngành, Trung ƣơng và địa
phƣơng đã làm tốt công tác lập kế hoạch cải cách hành chính hàng năm nhƣ Bộ Tài
chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ xây dựng, Bộ Công thƣơng, Thành
phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng , các tỉnh Quảng Ninh,
Quảng Nam, Bến Tre, Tiền Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh..
12


Hai điểm đƣợc đánh giá cao từ cả bên trong hệ thống hành chính và từ bên ngoài,
nghĩa là từ ngƣời dân, những ngƣời hƣởng thụ các dịch vụ công, là cải cách thể chế và
cải cách thủ tục hành chính.

Các luật tổ chức Chính phủ, tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND, Thanh tra,
luạt công chức; các Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các
văn bản về tổ chức và hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND
tỉnh, cấp huyện đã đƣợc ban hành theo hƣớnggiảm tối đa sự chồng chéo chức năng
nhiệm vụ, phân biệt rõ hoạt động của cơ quan hành chính với doanh nghiệp, đơn vị sự
nghiệp dịch vụ công.
Các văn bản về quy chế thực hiện dân chủ cơ sở, luật khiếu nại tố cáo, cơ
chế một cửa, công khao ngân sách, tài chính đấu thầu, thanh tra nhân dân… cũng
góp phần xây dựng và hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với dân.
Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, cụ thể của Chính phủ thông qua đề án 30, 5.500
thủ tục hành chính đƣợc rà soát; trong đó có 453 thủ tục đƣợc kiến nghị bãi bỏ, hủy
bỏ, 3.749 đƣợc kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hƣớng chỉ tạo thuận lợi hơn cho ngƣời
dân và doanh nghiệp, 288 thủ tục đƣợc thay thế, đạt tỷ lệ đơn giản hóa 81%.
Thủ tục hành chính trên những lĩnh vực nhạy cảm, liên quan trực tiếp tới ngƣời
dân và doanh nghiệp, nhƣ: đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tƣ, đăng ký doanh
nghiệp, hải quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu…đã đƣợc rà soát sửa đổi nhiều.
Các kết quả cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nƣớc, xây dựng và nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền
hành chính chƣa thực sự nổi bật nhƣng cũnggóp phần tích cực thúc đầy phát triển kinh
tế - xã hội, ổn định chính trị và trật tự xã hội.
Tuy vậy, 10 năm thực hiện CCHC vẫn còn có những hạn chế, yếu kém nhƣ tốc
độ chậm, kết quả chƣa đƣợc nhƣ mục tiêu đặt ra: Hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ,
thống nhất, vẫn chồng chéo, nhiều về số lƣợng nhƣng hạn chế về chất lƣợng; các đầu
mối trực thuộc Chính phủ giảm nhƣng bộ máy bên trong các bộ chƣa giảm; cơ chế quy
định trách nhiệm ngƣời đứng đầu chƣa rõ ràng; cải cách tài chính công mới chỉ là
bƣớc đầu, kết quả còn hạn chế…
Đăc biệt, cải cách tiền lƣơng vẫn còn chậm, lƣơng chƣa trở thành động lực cho
cán bộ, công chức phấn đấu và cống hiến.
13



×