Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BDTX MẦM NON MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG TRƯỜNG MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.96 KB, 10 trang )

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG TRƯỜNG MN

I. Bệnh chân tay miệng:
1. Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng:
- Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện 2 đợt mỗi năm ( Đợt 1
từ tháng 1 đến tháng 5- Đợt 2 từ tháng 9 đến tháng 11).
- Thời gian ủ bệnh từ 3- 7 ngày, trẻ bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi,
kém ăn, đau họng, da tái hoặc nổi ban, mắt đỏ hoặc vàng nhẹ, rối loạn
thích giác.
- Có trẻ bị tiêu chảy, ói mửa, đau bụng, phân có đờm máu, phân
đen....sau đó xuất hiện những nốt ban mầu hồng có đường kính khoảng
2 mm, ở trong miệng và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi
thấy ở mông và cẳng chân.
2. Cách chăm sóc và điều trị bệnh chân tay miệng:
- Hiện chưa có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh nên các biện
pháp chủ yếu hiện nay vẫn là chăm sóc khi trẻ bị bệnh.
- Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh, cô giáo cần thông báo cho y tế nhà
trường, gia đình biết và cho trẻ nghỉ học để điều trị.
- Khi trẻ mắc bệnh nên cho trẻ dùng thuốc làm giảm các triệu
chứng do các vết thương loét gây ra, bên cạnh đó, nên bôi các dung
dịch sát khuẩn vết thương ngoài da để tránh lây nhiễm.


- Tuyệt đối không trích, chọc các bọng nước khiến các vết
thương bị nhiễm trùng. Vì đây là thời điểm đề kháng trong cơ thể trẻ
suy giảm.
- Cần tuyên truyền cho cha mẹ trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể trẻ
sạch sẽ, cho trẻ nằm phòng thoáng, sáng sủa, không có gió lùa.
- Buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ hãy cho trẻ xúc miệng
bằng nước muối nhạt, lau người bằng nước ấm.
* Lưu ý: Khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các bọng


nước hoặc làm xây xước da
- Trong những ngày này phải thay quần áo cho trẻ, thường xuyên
cắt móng tay để phòng trẻ gãi làm tổn thương da gây nhiễm khuẩn.
- Ngoài chăm sóc và vệ sinh, giáo viên cần tuyên truyền phụ
huynh cần tìm cách nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho trẻ bằng
cách cho trẻ ăn nhẹ, đủ chất và uống nhiều nước.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các
dụng cụ với trẻ.
- Thực hiện tốt việc ăn chín uống sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống,
vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Phòng tránh bệnh chân tay miệng trong trường MN:
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
- Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc
phụ huynh, đồng thời phải theo dõi trẻ hàng ngày, phát hiện sớm trẻ bị


sốt, loét miệng, phỏng nước để thông báo cho phụ huynh và y tế nhà
trường để sử lý kịp thời.
- Nếu trẻ bị bệnh cần cho trẻ nghỉ học và cách ly tại nhà phòng
tránh lây lan bệnh.
- Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp học, vệ
sinh đồ dùng cá nhân, dụng cụ học tập....
- Thực hiện nghiêm túc việc an toàn thực phẩm, vệ sinh sạch sẽ
dụng cụ nhà bếp đảm bảo.
- Thực hiện nghiêm túc lich vệ sinh theo quy định hàng ngày,
tuần, tháng.
II. Bệnh viêm não màng do virus:
1.Các dấu hiệu báo nặng của viêm não màng do virus
- Trẻ khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình.
- Đứng không vững, đi loạng choạng.

- Lờ đờ, ngồng cứng, mắt trợn ngược, khóc quấy liên tục. ( Đó là
bệnh đã nặng).
Khi thấy các biểu hiện:
- Trẻ sốt cao, bỏ ăn, không chơi, li bì ngủ nhiều, lừ đừ, vẻ mặt
không lanh lợi, bứt rứt hoảng hốt. ( Phải báo gia đình để đưa trẻ đến cơ
sở y tế kịp thời).
III. Bệnh tả:
1.Biểu hiện lâm sàng:


- Tiêu chảy cấp tính, nguy cơ tử vong do mất nước.
2. Tác nhân gây bệnh: Do khuẩy khuẩn tả. Nhóm HT01 và
0139.
3. Nguồn truyền nhiễm:
- Bệnh nhân, người lành mang trùng, động vật thủy sinh, nhiễm
thể..
4. Phương thức lây truyền:
- Lây qua đường tiêu hóa, đường nước bị nhiễm bẩn, qua thực
phẩm bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, vận chuyển chế biến...
- Phẩy khuẩn tả bám vào tay, biến tay thành vật trung gian lây
truyền vi khuẩn.
- Tính cảm nhiễm: Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm, đặc
biệt là nhóm người thiếu acid ( a xit) dịch vị.
5. Các biện pháp phòng dịch:
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho các bậc phụ huynh.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng nhóm, đồ dùng đồ chơi...
- Thường xuyên rửa tay dưới vòi nước sạch bằng xà phòng.
- Sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm các bếp ăn.
IV. Bệnh cúm A/H5N1:

1.Biểu hiện:


- Ho, sốt, viêm phổi cấp tính nặng, nguy cơ tử vong do suy hô
hấp, suy đa phù tạng.
2. Tác nhân gây bệnh:
- Do virus cúm A, phân typ H5N1
3. Nguồn truyền nhiễm:
- Vi virus có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân
gia cầm bệnh, bụi và đất.
- Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc các vật dụng bị
nhiễm.
- Lây qua không khí, hay qua ăn uống thực phẩm bị nhiễm vi rus.
Vi rus bám vào tay xâm nhập vào cơ thể.
4. Tính cảm nhiễm:
- Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm.
5. Các biện pháp phòng bệnh:
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay
bằng xà phòng, vật trung gian, vệ sinh môi trường.
- Phát hiện sớm ca bệnh và người tiếp xúc, tổ chức cách ly và
điều trị bệnh nhân kịp thời.
- Tiêm vacxin phòng bệnh.
V. Bệnh đường tiêu hóa:
1. phòng bệnh:


- Ăn chín, uống chín, ăn đủ chất và phù hợp với trẻ.
- Không ăn quả sống, uống nước lã, không ăn thức ăn ôi thiu,
ruồi nhặc bu đậu.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn sau khi đi vệ sinh và khi

tay bẩn.
- Rác phải bỏ vào thùng rác, thùng rác phải có lắp đậy.
VI. bệnh đường hô hấp:
1. Phòng bệnh đường hô hấp:
- Trẻ được sống nơi sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về
mùa đông, tránh nơi khói bụi, gió lùa.
- Mùa đông cần mặc ấm cho trẻ, đặc biệt phải giữa ấm cổ và đôi
chân cho trẻ.
- Không để trẻ bị nóng lạnh đột ngột
- Khi trẻ ho, sốt nên báo y tế nhà trường, gia đình không được tự
ý mua thuốc tự điều trị gây nguy hiểm cho trẻ.
VII. Bệnh ngoài ra:
1. Phòng bệnh ngoài da:
- Sử dụng nước sạch, tắm gội bằng xà phòng giữ sạch da cho trẻ.
- Quần áo của trẻ nên sử dụng bông vải sợi phù hợp theo mùa,
không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt, bụi bẩn gây ngứa, lở loét da trẻ.


- Khi trẻ bị bệnh ngoài da cần được đi khám và điều trị kịp thời,
nếu để chậm trễ nhiễm trùng có nhiều biến chứng đến tim và thận của
trẻ.
VII. Bệnh đau mắt:
1. Phòng tránh bệnh đau mắt:
- Tuyệt đối không sử dụng khăn chung cho trẻ, sử dụng nước
sạch để rửa mặt cho trẻ
- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, không để trẻ tay
bẩn dụi lên mắt.
- Hướng dẫn trẻ xem sách nơi có đủ ánh sáng, không xem ti vi
quá gần và thời gian không quá 15 phút mỗi lần.
- Khi trẻ đau mắt cần tuyên truyền cho phụ huynh đưa trẻ đi

khám và điều trị kịp thời, tránh lây lan.

VII. Phát hiện cơn co giật do sốt cao:
1. Biểu hiện của trẻ khi bị co giật:
- Cơn giật xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi;
- Cơn giật xuất hiện khi trẻ đang sốt cao, thân nhiệt trên 39oC.
Nếu thân nhiệt hạ thấp hơn 39oC thì sẽ hết giật;
- Cơn giật có tính chất lan tỏa toàn thân (2 tay, 2 chân, mình và
đầu), thời gian co giật ngắn dưới 10 phút;


- Sau cơn co giật, trẻ ngủ. Nếu đánh thức thì trẻ tỉnh dậy ngay
chứ không rơi vào tình trạng li bì, mê man, hôn mê, gọi hỏi không biết.
2. Cách sơ cứu cơn co giật do sốt cao:
Nhanh chóng tạo không khí thoáng mát,
Đặt trẻ nằm xuống giường hoặc phản, nơi bằng phẳng để đề
phòng khi co giật,
Trẻ có thể bị ngã hoặc va đập vào vật cứng; tốt nhất nên cởi bỏ
hết quần áo cho trẻ, nếu không được thì nên nới rộng quần áo, nhất là
vùng cổ;
- Dùng khăn mềm nhúng vào nước hơi ấm, lau khô khắp người
cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán.
Lau đi lau lại nhiều lần như thế cho đến khi trẻ hết giật; vì trẻ
co giật không thể uống thuốc được nên cần nhanh chóng đặt thuốc hạ
nhiệt đường hậu môn (viên đặt hậu môn: trẻ em dưới 2 tuổi dùng viên
paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg);
- Đợi khi trẻ ngừng cơn giật thì lật trẻ nằm nghiêng sang 1 bên
ngay, đầu đặt ở vị trí an toàn, hơi ngửa ra ngoài tránh việc trào ngược
dịch nôn trớ của trẻ vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng;
- Báo cho y tế nhà trương và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khám

ngay để tìm và điều trị nguyên nhân tránh co giật tái phát do sốt cao
trở lại.
Lưu ý: Điều cần tránh khi trẻ đang sốt cao co giật:


- Không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ bằng cách,
ghì trẻ thật chặt vì có thể gây tổn thương ở một số bộ phận cơ thể,
hoặc có thể làm gãy xương trẻ.
- Không được cho trẻ ăn, uống bất cứ 1 thứ gì vì có thể gây
sặc:
- Không được dùng vật cứng để gang mồm trẻ vì sợ trẻ cắn vào
lưỡi bởi rất ít khi trẻ cắn vào lưỡi trong cơn co giật. Mà cũng không
nguy hiểm bằng việc gang vật cứng vào miệng trẻ làm tổn thương
niêm mạc miệng, làm gãy răng, sứt lợi trẻ.
Không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ mặc dù trong cơn sốt
cao trẻ có thể bị rét run mà phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng
cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh. Đó là biện pháp tốt
nhất và an toàn nhất để phòng chống và cắt cơn co giật cho trẻ.
3. Phòng cơn co giật do sốt cao:
Cơn co giật do sốt cao ở trẻ nếu đã xảy ra thì rất hay tái phát.
Điều này gây hoang mang cho giáo viên và các bậc cha mẹ. Tuy
nhiên, nếu biết cách xử trí ngay từ lúc trẻ mới sốt, chúng ta có thể
phòng tránh được cơn co giật:
- Đưa trẻ đi khám và điều trị nguyên nhân ngay khi mới sốt;
- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn;
- Cởi bớt quần áo, đặt trẻ nằm nơi thoáng mát và không bao giờ
được ủ ấm hoặc bọc kín trẻ;


- Phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt bằng cách cặp nhiệt độ

cho trẻ khi trẻ sốt cao.
- Làm mát cơ thể trẻ bằng cách lau người cho trẻ bằng nước ấm
và dùng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 39oC.

Trên đây là 1 số bệnh thường gặp trong trường MN, còn nhiều
các loại bệnh nữa nhưng vì thời lượng nên tôi đưa ra 1 số bệnh thường
gặp trong trường MN.



×