Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Dạy học Dự án môn khoa học lớp 5 Chương môi trường và tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.42 KB, 11 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP
TRƯỜNG TH PHAN CHU TRINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC DỰ ÁN - MÔN KHOA HỌC LỚP 5
CHƯƠNG: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

CHỦ ĐỀ
HÃY GIỮ LẤY MÀU XANH

Tháng 01/2018


A. GIỚI THIỆU VỀ DẠY HỌC DỰ ÁN
I. DẠY HỌC DỰ ÁN
- Dạy học dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm giúp
phát triển kiến thức và các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang
tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học
trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình
dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan
trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực
tế.
- Dạy học dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.
Nhiệm vụ này được HS thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến
việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là
theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được.
- Bài

học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau,
có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của


các em. Bên cạnh việc trao đổi với bạn bè, thầy cô, HS còn có cơ hội làm việc với
các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu
sâu nội dung hơn. Các phương tiện kĩ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc
học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác
nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng.
II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DẠY HỌC DỰ ÁN
- Người học là trung tâm của quá trình dạy học.
- Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các
chuẩn.
- Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình.
- Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên.
- Dự án có tính liên hệ với thực tế.
- Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá
trình thực hiện.
- Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học.
- Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự
án.
- Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng
tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học
theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa
các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên cũng như với các lực lượng
xã hội khác tham gia trong dự án.
- Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới
hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập
2


tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản
phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
- Dạy học dự án mang tính phức hợp, liên môn: Nội dung dự án có sự kết

hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết
một nhiệm vụ, một vấn đề.
III. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG
Bộ câu hỏi định hướng giúp học sinh kết nối những khái niệm cơ bản trong
cùng một môn học hoặc giữa các môn học với nhau. Các câu hỏi này tạo điều
kiện để định hướng việc học tập của học sinh thông qua các vấn đề, kích thích tư
duy. Các câu hỏi định hướng giúp gắn các mục tiêu của dự án với các mục tiêu
học tập và chuẩn của chương trình.
Bộ câu hỏi định hướng bao gồm:
1. Câu hỏi khái quát
Câu hỏi khái quát là những câu hỏi mở, có phạm vi rộng, kích thích sự
khám phá, nhắm đến những khái niệm lớn và lâu dài, đòi hỏi các kỹ năng tư duy
bậc cao và thường có tính chất liên môn.
2. Câu hỏi bài học
Câu hỏi bài học là những câu hỏi mở có liên hệ trực tiếp với dự án hoặc bài
học cụ thể, đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao, giúp học sinh tự xây dựng câu trả
lời và hiểu biết của bản thân từ thông tin mà chính các em thu thập được.
3. Câu hỏi nội dung
Câu hỏi nội dung là những câu hỏi đóng có các câu trả lời “đúng” được xác
định rõ ràng, trực tiếp hỗ trợ việc dạy và học các kiến thức cụ thể, thường có liên
quan đến các định nghĩa hoặc yêu cầu nhớ lại thông tin (như các câu hỏi kiểm tra
thông thường).
4. Câu hỏi mở rộng
Là những câu hỏi nâng cao giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung muốn tìm
hiểu trong dự án.
IV. QUY TRÌNH TỔ CHỨC
1. Công đoạn chuẩn bị
1.1. Công việc của giáo viên:
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: Xuất phát từ nội dung học và mục tiêu
cần đạt được.

- Thiết kế dự án: Xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai
cần, ý tưởng và tên dự án.
- Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh: Làm thế nào để học sinh thực hiện
xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được.
- Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều kiện
thực hiện dự án trong thực tế.
3


1.2. Công việc của học sinh:
- Cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí đánh giá.
- Làm việc nhóm để xây dựng dự án.
- Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian
dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong
nhóm.
- Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án.
2. Công đoạn thực hiện
2.1. Công việc của giáo viên:
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án.
- Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho học sinh (nếu có).
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự
án.
2.2. Công việc của học sinh:
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo
đúng kế hoạch.
- Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được.
- Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo.
- Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần.
- Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm
khác qua các buổi thảo luận hoặc qua trang wiki.

3. Công đoạn tổng hợp
3.1. Công việc của giáo viên:
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn cuối dự án.
- Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm học sinh.
3.2. Công việc của học sinh:
- Hoàn tất sản phẩm của nhóm.
- Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm.
4. Công đoạn đánh giá
4.1. Công việc của giáo viên:
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án.
- Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
4.2. Công việc của học sinh:
- Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm.
4


- Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra.
B. CÁCH TIẾN HÀNH
I. MÔ TẢ DỰ ÁN “HÃY GIỮ LẤY MÀU XANH”
Dự án Môi trường với chủ đề “Hãy giữ lấy màu xanh” do học sinh khối 5
Trường Tiểu học Phan Chu Trinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ
nhiệm các lớp.
Trong dự án này có sự tham gia của các thành viên sau:
Nhóm

Lớp

Chức vụ


1/ Trần Vĩ Khánh Phương
2/ Trần Ngọc Bảo Hân
3/ Bùi Thảo Uyên
4/ Nguyễn Hà Quỳnh Hoa
5/Nguyễn Hà Quỳnh Hương
6/ Nguyễn Xuân Khánh
Hoàng
7/ Vũ Quang Vinh

5/13
5/13
5/13
5/13
5/13
5/13

Nhóm trưởng
Nhóm phó
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

1/ Lê Phạm Mỹ Anh
2/ Ngô Bùi Bảo Anh
3/ Phạm Hoàng Minh Anh
4/ Trần Hà Quỳnh Anh
5/ Vương Hồng Anh
6/ Ngô Thanh Bình
7/ Trần Nhật Nguyên Cát

8/ Nguyễn Trần Khánh Chi

5/12
5/12
5/12
5/12
5/12
5/12
5/12
5/12

Nhóm trưởng
Nhóm phó
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

1/ Trần Cảnh
2/ Nguyễn Hoàng Dũng
3/ Nguyễn Gia Hân
4/ Nguyễn Huỳnh Gia Hân
Nhóm III:
Hậu quả và biện pháp 5/ Đỗ Lê Khánh Hằng
bảo vệ môi trường.
6/ Lê Khang
7/Trần Đinh Nguyên Khang
8/ Nguyễn Ngọc Khánh

9/ Huỳnh Trần Anh Khôi

5/10
5/14
5/14
5/13
5/11
5/14
5/13
5/11
5/11

Nhóm trưởng
Nhóm phó
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Nhóm IV:
Biện pháp bảo vệ môi
trường

5/12 Nhóm trưởng
5/11 Nhóm phó
5/13 Thành viên


Nội dung

Nhóm I:
Môi trường
là gì?

Nhóm II:
Môi trường cho và
nhận gì từ con người?

Họ và tên học sinh

1/ Trần Tiến Nam
2/ Lê Quang Nhật
3/Thái Nguyễn Phương Nhi

5/13 Thành viên

5


4/ Lê Huy Phúc
5/Chu Hoàng Thúy Quỳnh
6/ Dương Nguyễn Bích Thảo
7/ Hoàng Anh Thư
8/ Nguyễn Anh Thư
9/ Huỳnh Lê Mỹ Thy
10 /Tô Đình Lộc

5/12

5/14
5/12
5/11
5/13
5/12
5/14

Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Giáo viên chủ nhiệm các lớp trực tiếp theo dõi, hướng dẫn các em tìm và
chọn lọc thông tin cũng như hướng dẫn thêm cho các em kỹ thuật làm
PowerPoint. Song song với phương pháp thuyết trình học sinh còn hỏi đáp giao
lưu với các bạn để cùng nhau hiểu kĩ hơn nội dung của nhóm mình cũng như
cùng bạn tuyên truyền biện pháp bảo vệ môi trường đến mọi người.
II. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG
1. Câu hỏi khái quát
- Vì sao chúng ta phải giữ màu xanh cho trái đất?
2. Các câu hỏi bài học
- Môi trường là gì? Môi trường gồm những thành phần nào?
- Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người?
- Tác động của con người đến môi trường tự nhiên?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
3. Các câu hỏi nội dung
- Trái đất của chúng ta có từ bao giở?

- Thực trạng môi trường hiện nay của nước ta ra sao?
- Bạn biết gì về môi trường?
- Môi trường cung cấp cho con người những gì?
- Tài nguyên thiên thiên nhiên có phải vô tận không?
- Môi trường nhận lại những gì từ con người?
- Môi trường bị ô nhiễm do đâu?
- Hậu quả của việc phá rừng là gì?
- Vì sao đất bị ô nhiễm?
- Không khí và nước bị ô nhiễm sẽ gây nên tác hại gì?
- Chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ môi trường?
4. Câu hỏi mở rộng
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách
bừa bãi và thải vào môi trường nhiều chất độc hại ?
- Những biện pháp bảo vệ môi trường mà các quốc gia trên thế giới đang
6


sử dụng?
III. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Công cụ đánh giá

Mục tiêu

Bản đồ nhóm

Giúp học sinh tư duy có các hướng nhìn ban đầu về
đường đi của dự án. Và giúp hs nắm được mục tiêu
của dự án.
Vì sao chúng ta phải giữ màu xanh cho trái đất?


Bộ câu hỏi thảo luận

Giúp giáo viên nắm được sự tiến bộ cũng như các hạn
chế của từng đối tượng học sinh.

Bản kiểm mục
hoạch dự án

kế Học sinh tự kiểm tra đánh giá dự án của mình và có kế
hoạch điều chỉnh.

Ghi chú của giáo viên

Giáo viên ghi chú những gì mình quan sát được để có
các nhìn bao quát về sự tiến bộ của các em

Bản kiểm mục công Học sinh tự đánh giá thái độ công tác của mình để tự
tác của học sinh
điều chỉnh.
Bản kiểm mục giải
quyết vấn đề và sáng Đánh giá kỹ năng chủ đạo của học sinh.
tạo
IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
1. Tuần 1
- Thông báo đề tài dự án đến học sinh và lựa chọn tên cho dự án.
- Cho học sinh đăng kí tham gia dự án.
- Chia nhóm, phân công nhiệm vụ từng nhóm.
- Bầu nhóm trưởng, nhóm phó.
- Giới thiệu, cung cấp nguồn tài liệu: SGK , thư viện, trang web.
2. Tuần 2

- Xác định công việc cần làm, dự kiến thời gian, vật liệu, kinh phí, phương
pháp tiến hành.
- Phân công công việc cho từng thành viên.
- Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được.
- Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo.
- Liên hệ nơi học tập trải nghiệm thực tế.
- Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác.
3. Tuần 3
- Chụp hình, vẽ tranh.
- Viết kịch bản dựa vào mục tiêu, tập hoạt cảnh.
7


- Học tập trải nghiệm thực tế.
- Làm đồ dùng tái chế.
- Bắt đầu bước vào thiết kế bài thuyết trình powerpoint.
4. Tuần 4
- Chỉnh sửa và hoàn tất bài thuyết trình.
- Thuyết trình trước nhóm, nhóm nhận xét và bổ sung lần cuối.
5. Tuần 5
- Thực hiện thuyết trình dự án.
- Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm.
- Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra.
V. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC DỰ ÁN
1. Ưu điểm
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm.
- Phát triển khả năng sáng tạo.

- Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp.
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.
- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc.
- Phát triển năng lực đánh giá.
- Tích hợp liên môn trong quá trình dạy học dự án.
2. Nhược điểm
- Dạy học dự án không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết
mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản.
- Dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian, vì vậy DHDA không thay thế cho
phương pháp thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết
cho các phương pháp dạy học truyền thống.
- Dạy học dự án đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp./.
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINH

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP
TRƯỜNG TH PHAN CHU TRINH
8


KẾ HOẠCH BÀI DẠY
THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC DỰ ÁN - MÔN KHOA HỌC LỚP 5
CHƯƠNG: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

CHỦ ĐỀ
HÃY GIỮ LẤY MÀU XANH

Tháng 01/2018

9



1
2

3

4

Người
soạn

GIÁO VIÊN KHỐI 5
TRƯỜNG TH PHAN CHU TRINH

Tiêu đề
bài dạy

Môn: KHOA HỌC LỚP 5
MÔI TRƯỜNG

Tiêu đề
dự án

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
(Gồm các bài: Từ bài 62 đến bài 69)
Chủ đề : HÃY GIỮ LẤY MÀU XANH

Mục tiêu
dự án


Mô tả
dự án

Sau khi thực hiện xong dự án, học sinh biết:
1. Kiến thức
- Khái niệm ban đầu về môi trường, về tài nguyên thiên
nhiên.
- Trình bày tác động của con người đối với môi trường
tự nhiên.
- Nguyên nhân rừng bị tàn phá, đất trồng bị suy thoái,
môi trường nước và không khí bị ô nhiễm.
- Tác hại của việc phá rừng, ô nhiễm môi trường không
khí và nước.
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Liên hệ môi trường địa phương .
2. Kĩ năng
- Bước đầu hình thành được một số kĩ năng: lập kế
hoạch, giao tiếp, phỏng vấn, điều tra, phân tích, tổng hợp và
báo cáo.
3. Thái độ
- Từ việc thấy được thực trạng ô nhiễm môi trường, học
sinh có ý thức giữ gìn môi trường sống, ý thức bảo vệ môi
trường, yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
PHÂN CÔNG CÁC NHÓM
Nhóm 1: Chủ đề: Thành phần môi trường.
Nhóm 2: Chủ đề: Vai trò của môi trường tự nhiên đối
với đời sống của con người.
Nhóm 3: Chủ đề: Tác động của con người đến môi
trường và hậu quả của nó.

Nhóm 4: Chủ đề: Biện pháp bảo vệ môi trường.
NHIỆM VỤ CÁC NHÓM
Nhóm 1: Tìm hiểu một số thành phần môi trường.
Nhóm 2: Tìm hiểu môi trường cho gì và nhận được
gì từ con người.
Nhóm 3: Tìm hiểu về tác động của con người đến môi
trường và hậu quả của nó.
Nhóm 4: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường.
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
10
Nhóm 1: Tư liệu, trình chiếu đoạn video đã sưu tầm


******************

11



×