Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Diễn văn đón nhận an toàn khu thị trấn ba tơ, huyện ba tơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.63 KB, 6 trang )

DIỄN VĂN
Lễ công bố Quyết định số 1358/QĐ-TTg ngày 08/8/2013
của Thủ tướng Chính phủ, công nhận thị trấn Ba Tơ An toàn khu
thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
-------Kính thưa quý vị Đại biểu!
Kính thưa các đồng chí và đồng bào!
Được sự đồng ý của Ban Thường vụ Huyện ủy và UBND huyện Ba Tơ,
hôm nay, Đảng ủy – HĐND – UBND - UBMTTQVN thị trấn Ba Tơ long
trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định số 1358/QĐ-TTg, ngày 08/8/2013 của
Thủ tướng Chính phủ công nhận thị trấn Ba Tơ là một trong các xã thuộc
vùng An toàn khu của Trung ương ở tỉnh Quảng Ngãi để ôn lại truyền thống
vẻ vang của quân và dân trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước,
ghi nhớ công lao to lớn của cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh cống hiến
sức người, sức của vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của Tổ quốc.
Đồng thời giáo dục, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào
về truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Ba Tơ. Từ đó,
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giữ vững
niềm tin vào sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”
Thay mặt Đảng ủy – HĐND – UBND - UBMTTQVN thị trấn Ba Tơ,
tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Đại biểu, các vị khách quý và cùng toàn
thể đồng chí, đồng bào trên địa bàn thị trấn đã về dự buổi lễ trọng thể này.
(Vỗ tay)
Kính thưa các đồng chí và đồng bào !
Tháng 4/1942 đồng chí Huỳnh Tấu - nguyên ủy viên thường vụ Ban
cán sự Đảng Nam Trung Kỳ, từ nhà đày Buôn Ma Thuột chuyển về Căng an
trí Ba Tơ, đồng chí mang theo tinh thần và nội dung các Nghị quyết VI, VII
và nhất là Nghị quyết VIII của Trung ương. Đồng chí đã nhanh chóng bắt liên
lạc với đồng chí Nguyễn Đôn. Tại Căng an trí Ba Tơ, đồng chí Huỳnh Tấu và
các đồng chí trong Căng an trí đã thành lập Ủy ban vận động cách mạng với


nhiệm vụ khẩn cấp là tìm mối liên lạc với cơ sở trong toàn tỉnh và với cấp
trên. Chi bộ Đảng Căng an trí Ba Tơ ra đời gồm có 5 Đảng viên (Huỳnh Tấu,
Nguyễn Đôn, Nguyễn Khoách, Võ Phấn, Nguyễn Cừ) do đồng chí Huỳnh
Tấu làm Bí thư. Chi bộ Đảng đã định ra chương trình hành động theo tinh
thần Nghị quyết trung ương VIII (5/1941). Ủy ban vận động cách mạng ở Ba
Tơ đã trở thành Ủy ban vận động cứu quốc tỉnh Quảng Ngãi làm nhiệm vụ
của Tỉnh ủy, lãnh đạo phong trào cách mạng, xây dựng các tổ chức Đảng
trong tỉnh.


2

Vào giữa năm 1943, đồng chí Phạm Kiệt được đưa từ nhà đày Buôn
Ma Thuột về Căng an trí Ba Tơ. Đồng chí có mang theo nhiều tài liệu và kinh
nghiệm đấu tranh quân sự. Sau khi bắt liên lạc với tổ chức Đảng. đồng chí đã
được kết nạp vào chi bộ.
Đầu năm 1944, địch đưa đồng chí Trương Quang Giao về Căng an trí
Ba Tơ. Đồng chí đã nhanh chóng bắt liên lạc với chi bộ và tham gia Ủy ban
Cứu quốc tỉnh. Tháng 10/1944 đồng chí Trần Quý Hai, tiếp đến tháng
11/1944 đồng chí Trần Lương lần lượt về Căng an trí Ba Tơ. Đây là những
cán bộ có uy tín trong quá trình hoạt động từ những năm 1930-1931 cũng
như trong nhà tù, có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và rất am hiểu phong trào
cách mạng của tỉnh. Các đồng chí an trí cũ và mới đã họp cùng nhau và bàn
luận công tác tổ chức. Ủy ban vận động cứu quốc của tỉnh tại Căng an trí Ba
Tơ tiếp tục làm nhiệm vụ của tỉnh ủy lâm thời do đồng chí Trương Quang
Giao lãnh đạo, chủ trương đẩy mạnh xây dựng cơ sở theo hướng lâu dài; liên
lạc với Căng an trí Di Lăng và bàn kế hoạch khi có thời cơ cùng nhau phối
hợp; liên lạc với các tỉnh bạn, Xứ ủy và Trung ương, đồng thời phân công:
Đồng chí Trương Quang Giao chỉ đạo chung; đ/c Trần Lương tìm bắt liên lạc
với Bình Định; Đồng chí Trần Quý Hai bắt liên lạc với Di Lăng, Quảng Nam,

Xứ ủy và Trung ương; Đồng chí Phạm Kiệt chịu trách nhiệm tìm đường núi
từ Ba Tơ đi Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum; Đồng chí Nguyễn Đôn lo xây
dựng cơ sở ở Cao Muôn và Gía Vụt chuẩn bị nơi đứng chân khi thoát ly Căng
an trí và xây dựng chiến khu.
Trong tình hình đó, quân và dân Ba Tơ đã tích cực hưởng ứng sự vận
động của đồng chí Nguyễn Đôn trong việc mua thuyền, bảo vệ việc in ấn các
tài liệu, chương trình và điều lệ của Việt Minh, của các đoàn thể cứu quốc và
các cuộc họp của tổ chức Đảng.
Cuối tháng 12/1944, tại Lò Gạch bên Suối Nước Năng, Hội nghị Tỉnh
ủy lâm thời được tổ chức, đồng chí Trương Quang Giao được cử làm Bí thư,
chỉ đạo chung, bắt liên lạc với Xứ ủy và Trung ương. Ba đồng chí Phạm Kiệt,
Nguyễn Đôn, Nguyễn Khoách sẽ đảm nhận nhiệm vụ xây dựng và mở rộng
phong trào miền núi, xây dựng căn cứ và xây dựng lực lượng du kích. Đồng
chí Trần Lương phụ trách ba huyện: Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành, bắt liên
lạc với Bình Định và các tỉnh phía Nam. Đồng chí Trần Quý Hai phụ trách ba
huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, bắt liên lạc với Quảng Nam và các
tỉnh phía Bắc.
Đầu năm 1945, các tổ chức nông hội, thanh niên cứu quốc đã hình
thành và phát triển khá nhanh. Hầu hết ở các thôn trong 2 xã Ba Đình (Tên
trước đây của Thị trấn Ba Tơ ngày nay), Ba Động.
Ngày 10/3/1945, chỉ một ngày sau cuộc đảo chính của Nhật (9/3/1945),
một Hội nghị bất thường của Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức,
đã quyết định thành lập Ban lãnh đạo khởi nghĩa gồm các đồng chí Trương


3

Quang Giao làm Trưởng ban và Nguyễn Đôn, Phạm Kiệt, Trần Quý Hai, Trần
Lương.
Đến chiều ngày 11/3/1945, hàng trăm đồng bào vũ trang giáo, mác, rựa

từ Trường An, Suối Loa kéo lên, từ Hoàng Đồn kéo đến tập trung ở sân vận
động với khí thế hừng hực căm thù. Trời vừa sẩm tối, đồng chí Phạm Kiệt
cùng với đồng chí Nguyễn Đôn lãnh đạo đoàn quân khởi nghĩa chia làm hai
bộ phận: một xông vào Nha Kiểm Lý, một bố trí chặn lính ở Đồn Ba Tơ. Bộ
phận xông vào Nha Kiểm Lý do hai đồng chí phạm Kiệt và Nguyễn Đôn chỉ
huy đã bắt sống tên Bùi Danh Ngũ cùng toàn bộ binh lính trong Nha Kiểm
Lý. Cuộc khởi nghĩa thành công, ngay trong đêm 11/3/1945, Ban lãnh đạo
khởi nghĩa đã tuyên bố thành lập chính quyền nhân dân cách mạng và quyết
định thành lập Đội du kích Ba Tơ do đồng chí Phạm Kiệt làm đội trưởng,
đồng chí Nguyễn Đôn làm chính trị viên.
Sáng ngày 14/3/1945 đồng chí Trần Lương từ đồng bằng lên đã gặp
Đội du kích Ba Tơ để phổ biến chủ trương của lãnh đạo tỉnh, Tỉnh ủy Quảng
Ngãi chỉ đạo cho “Đội Du kích Ba Tơ” tiến về chiến khu núi Cao Muôn, căn
cứ Nước Sung, Nước Lá về vùng núi Cơ Nhất (Bắc Ba Tơ) để tiếp tục bổ
sung lực lượng, huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ du kích, chuẩn bị cho
kháng chiến lâu dài. Chiều ngày 14/3/1945, chính quyền cách mạng Ba Tơ
chuyển vào hoạt động bí mật.
Theo kế hoạch đã định chiều ngày 14/3, đồng chí Phạm Kiệt chỉ huy
toàn đội từ Ba Tơ đi lên Giá Vụt, nhưng khi đồng chí Nguyễn Đôn trao đổi
với đồng chí Trần Toại thì thấy đi về hướng Cơ Nhất-Cao Muôn có lợi hơn
nên sau khi hành quân được một đoạn, Đội liền quay ngược lại, khi đến bãi
Hang Én toàn đội đã dừng lại làm lễ tuyên thệ và từ nay lấy tên Đội là “Đội
du kích cứu quốc quân Ba Tơ”, gọi tắt là Đội Du kích Ba Tơ. Đội Du kích Ba
Tơ là đội vũ trang tập trung đầu tiên do Đảng lãnh đạo ở Nam Trung Bộ. Nó
không chỉ đáp ứng kịp thời yêu cầu cầu của phong trào cách mạng ở Quảng
Ngãi mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ, trở thành lực lượng nòng cốt thúc đẩy
cho phong trào kháng Nhật cứu nước, phong trào đấu tranh của nhân dân các
tỉnh ở Nam Trung Bộ và sau này là tiền thân của lực lượng vũ trang Liên khu
V – một trong các lực lượng chiến đấu tinh nhuệ nhất của Quân đội nhân dân
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).

Và cũng từ đây cho đến năm 1954, cùng với cả nước mảnh đất Ba Tơ
anh hùng đã bước sang một trang sử mới đó là sự ra đời của Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945. Nhưng giặc Pháp vẫn không chịu
rút lui, chúng lại xâm lược nước ta lần nữa. Trước tình hình đó, ở Ba Tơ
chính quyền cách mạng mới tiếp tục lãnh đạo nhân dân xây dựng chế độ mới;
tích cực hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra sức củng cố lực lượng cách mạng chuẩn bị về mọi mặt để cầm cự và
chuyển sang tổng phản công, động viên nhân tài, vật lực bảo vệ vững chắc
vùng quân ta đã giành được, chống lại các âm mưu bạo loạn tại các xã Ba Vì,


4

Ba Xa và việc đánh phá lấn chiếm của địch tại các xã Ba Ngạt, Ba Giang,…
góp phần quan trọng trong việc tổ chức phục vụ chiến trường, bảo vệ hành
lang cuộc hành quân, dẫn đường, tải thương, tham gia du kích đối với công
tác phục vụ cho chiến trường ở Bắc Tây Nguyên.
Kính thưa các đồng chí và đồng bào !
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Thị trấn
Ba Tơ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm ở khu trung tâm, trên trục
đường giao thông huyết mạch của Quốc lộ 24, nối liền các huyện đồng bằng
với Tây Nguyên và ngược lại. Trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Thị
trấn Ba Tơ đã tổ chức gần 30 lần đấu tranh chính trị, diệt ác phá tề, giải tỏa
các khu dồn dân và công tác binh vận. Tập kích nhiều trận đánh, đóng góp rất
nhiều sức người, sức của góp phần to lớn vào chiến dịch giải phóng Ba Tơ
(30/10/1972) giành thắng lợi hoàn toàn.
Giải phóng Ba Tơ đã đi vào lịch sử và trở thành biểu tượng sinh động
về tinh thần chiến đấu anh dũng của đoàn quân Tây Tiến và phong trào đấu
tranh cách mạng kiên cường của Đảng bộ, quân và dân Ba Tơ dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Giải phóng Ba Tơ là niềm tự hào, là sức mạnh tổng hợp, tạo

khí thế cho lực lượng cách mạng vững mạnh, tác động cổ vũ mạnh mẽ cán
bộ, quân và dân huyện nhà tiếp tục thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của
Đảng đến ngày hôm nay, xây dựng quê hương Ba Tơ ngày càng giàu đẹp,
vững bước tiến lên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Kính thưa các đồng chí và đồng bào!
Thị trấn Ba Tơ là trung tâm của huyện, vùng trọng yếu của chiến lược
cách mạng qua các thời kỳ chống giặc ngoại xâm, nơi đây đã tạo nên nhiều sự
kiện trọng đại, nơi có vị trí chiến lược hết sức quan trọng góp phần to lớn vào
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng,
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Thị trấn Ba Tơ đã
chứng minh việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình một cách xuất sắc.
Với những thành tích đã đạt được trong 2 cuộc kháng chiến, Đảng bộ,
quân và dân thị trấn Ba Tơ đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Toàn thị trấn có 04 mẹ Việt Nam anh
hùng, 63 gia đình liệt sỹ, 109 gia đình thương binh, bệnh binh, 62 gia đình có
công với cách mạng, 90 gia đình thuộc các đối tượng chính sách khác. Ngoài
ra, những năm qua cán bộ và nhân dân Thị trấn Ba Tơ đã được Đảng và Nhà
nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý vì đã có thành tích xuất sắc trong
phong trào cách mạng và xây dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới đất
nước. Đó là niềm vinh dự lớn đối với Đảng bộ, quân và dân thị trấn Ba Tơ.
Ngày 08/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1358/QĐ-TTg công nhận Thị trấn Ba Tơ là một trong các xã thuộc vùng An
toàn khu của Trung ương ở tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Pháp


5

và chống Mỹ xâm lược. Đây không chỉ là niềm vinh dự cho đảng bộ, chính
quyền và nhân dân Thị trấn Ba Tơ mà còn là việc làm để tri ân những anh
hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh của nhiều thế hệ cha, anh đã chiến đấu, hy

sinh trên mảnh đất này và còn là bài học giáo dục về truyền thống yêu nước,
bất khuất cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Kính thưa các đồng chí và đồng bào!
Sau 38 năm từ ngày Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước
thống nhất, Đảng bộ quân và nhân dân thị trấn Ba Tơ ra sức khắc phục hậu
quả chiến tranh, củng cố bộ máy Đảng, chính quyền nhân dân đẩy mạnh sản
xuất, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, giữ vững an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, củng cố nền quốc phòng toàn dân,
từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng, bước đầu đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ, bộ mặt đô thị thị trấn Ba Tơ ngày càng đổi mới và phát triển;
kinh tế của thị trấn có những bước tăng trưởng rõ nét, tốc độ tăng trưởng về
giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
Thương mại - dịch vụ đều tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong
những năm qua trên 14%; đến năm 2013 bình quân lương thực đầu người đạt
570 kg/người/năm, đảm bảo an ninh lương thực; độ che phủ của rừng 56%;
thu nhập bình quân đầu người đạt trên 15 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ
hộ nghèo xuống còn 16% theo chuẩn mới và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu
nhiệm vụ theo kế hoạch kinh tế - xã hội đã đề ra.
Có ngày hôm nay, chúng ta tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, đồng chí,
đồng bào đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ xâm lược đã đem lại độc lập tự do, ấm no hạnh phúc cho nhân
dân.
Kính thưa các đồng chí và đồng bào!
Những kết quả và thành tích đạt được là rất đáng tự hào; song so với
những mất mát và sự phấn đấu của nhân dân thị trấn Ba Tơ và so với yêu cầu
nhiệm vụ hiện nay thì những kết quả đó cũng mới là bước đầu; là thị trấn
trung tâm của huyện Ba Tơ, song tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp và chăn nuôi còn cao, đời sống nhân dân còn nhiều vất vả, trình độ
dân trí còn thấp, tập tục sản xuất, chăn nuôi còn lạc hậu, thu nhập bình quân
đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, kết quả giảm nghèo trên địa bàn chưa

thật sự bền vững. Do vậy, đòi hỏi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức,
chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân trong toàn thị trấn phải ra sức phấn
đấu nhiều hơn nữa.
Nhân buổi lễ trọng thể này, thay mặt Đảng uỷ - HĐND – UBND –
UBMTTQVN thị trấn Ba Tơ tôi kêu gọi toàn thể cán bộ công chức, viên
chức, quân và dân thị trấn Ba Tơ hãy phát huy truyền thống cách mạng của
quê hương Ba Tơ anh hùng, vùng căn cứ địa cách mạng, vùng an toàn khu
của Trung ương hãy đoàn kết một lòng phát huy hết nội lực, tranh thủ ngoại


6

lực, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong điều kiện hội nhập quốc tế, phấn
đấu thi đua lập thành tích xuất sắc, thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ XIX đã đề ra.
Kính thưa các đồng chí và đồng bào!
Để tỏ lòng biết ơn những người đã hy sinh anh dũng và những người đã
cống hiến một phần xương máu, sức lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,
Đảng bộ, quân và dân thị trấn Ba Tơ nguyện tăng cường khối đoàn kết thống
nhất hơn bao giờ hết, một lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng,
thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, đẩy mạnh công cuộc đổi mới,
xây dựng trung tâm đô thị thị trấn Ba Tơ theo hướng CNH - HĐH. Tiếp tục
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng (khoá
XI) về công tác xây dựng Đảng, gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, thực
hành tiết kiệm, phát huy nội lực đẩy mạnh sản xuất; phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng quê hương Ba Tơ nói chung và thị trấn Ba Tơ nói riêng ngày
phát triển vững chắc, quyết mãi mãi xứng đáng là căn cứ địa Cách mạng, là
vùng an toàn khu, với truyền thống anh hùng cách mạng mà các thế hệ cha,
anh đã dày công xây đắp. Đồng thời Đảng bộ, quân và nhân dân thị trấn Ba

Tơ cũng rất mong được sự quan tâm của Trung ương, Tỉnh, sự lãnh đạo của
Huyện ủy, sự chỉ đạo của UBND huyện, sự giúp đỡ của các Phòng, ban và
các đơn vị của huyện để thị trấn Ba Tơ không ngừng phát triển và thực hiện
mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Một lần nữa, thay mặt Đảng bộ, quân và dân thị trấn Ba Tơ xin kính
chúc các đồng chí đại biểu sức khoẻ, hạnh phúc.
Chúc cán bộ, chiến sĩ, đồng chí, đồng bào mạnh khoẻ, hạnh phúc, tích
cực hưởng ứng các phong trào thi đua và giành được thành tích cao nhất.
Xin chân thành cảm ơn./.



×