Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

phân tich cac yêu tô anh hương đên chi tiêu cho giao duc cua cac hô gia đinh khu vưc ĐBSCL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 116 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu
cho giáo dục của các hộ gia đình khu vực ĐBSCL” là bài nghiên cứu của chính
tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
Người thực hiện đề tài

Trần Thị Tuyết


ii

LỜI CÁM ƠN
Luận năn này không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ hỗ trợ, động
viên từ gia đình, giảng viên hướng dẫn, các thầy cô trong trường và những người
bạn của tôi. Tôi vô cùng biết ơn mọi người đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời
gian qua.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn PGS.
TS. Nguyễn Thuấn. Thầy đã định hướng gợi mở cho tôi những ý tưởng mới, giúp
tôi tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, sửa cho tôi từng câu chữ trong suốt quá
trình thực hiện luận văn. Thầy luôn khích lệ và đốc thúc tôi hoàn thành luận văn


này.
Hơn nữa, tôi cũng gửi lời cám ơn đến tất cả các quý Thầy cô đang giảng
dậy, công tác tại Khoa Sau Đại Học trường Đại Học Mở Tp. HCM đã tận tình chỉ
dậy, giúp đỡ tôi và các bạn trong khóa hoàn thành tốt các môn học trong chương
trình.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến các bạn cùng lớp Cao Học Kinh Tế
Học khóa 7 và những người bạn thân thiết của tôi đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Xin trân thành cám ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
Người thực hiện đề tài

Trần Thị Tuyết


iii

TÓM TẮT
Luận văn này được thực hiện để phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu
cho giáo dục của các hộ gia đình khu vực ĐBSCL. Trong đó tập trung phân tích
so sánh giữa nhóm 1 và nhóm 2. Từ đó, khuyến nghị một số chính sách để góp
phần cải thiện nâng cao chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình khu vực
ĐBSCL.
Số liệu thứ cấp được lấy từ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình năm
2014. Luận văn tiến hành trích lọc số liệu riêng của khu vực ĐBSCL, sau đó trích
lọc riêng ra số liệu của nhóm 1 và nhóm 2 tiếp theo tiến hành hồi quy theo
phương pháp OLS và Thống kê mô tả. Các mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa
thống kê với kết quả cho thấy các yếu tố tác động và mức độ tác động của các
nhân tố đó đến chi tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ là khác nhau.
Các nhân tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của vùng ĐBSCL là: Thu

nhập, chi tiêu y tế, chi ăn uống thường xuyên, tổng số người, dân tộc của chủ hộ
(dân tộc kinh), TĐHV chủ hộ, giới tính chủ hộ (nam), tình trạng hôn nhân chủ hộ
(đang có vợ chồng), khu vực sinh sống (thành thị) và nghề nghiệp của chủ hộ (lao
động giản đơn).
Với kết quả phân tích, để nâng cao chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia
đình khu vực ĐBSCL, luận văn khuyến nghị Chính phủ cần ưu tiên nguồn lực và
ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo của khu vực ĐBSCL. Bên cạnh đó chính
quyền địa phương khu vực ĐBSCL cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị
dạy học ở các địa bàn còn khó khăn của vùng. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển
kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trợ cấp giáo
dục cho các hộ nghèo của vùng. Luận văn tuy còn tồn tại nhiều hạn chế nhất
định, kết quả nghiên cứu vẫn là tài liệu có giá trị tham khảo cho những người
quan tâm đến vấn đề giáo dục.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... xi
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................ 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
1.6. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN .......................................... 6
2.1. Các khái niệm ................................................................................................... 6
2.1.1 Hộ gia đình .................................................................................................. 6
2.1.2 Chi tiêu cho giáo dục của hộ ....................................................................... 6
2.1.3 Sự cần thiết của phân nhóm thu nhập. ........................................................ 7
2.2. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng ......................................................................... 7
2.2.1 Định nghĩa ................................................................................................... 7
2.2.2 Lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng .................................................................. 7


v

2.2.3 Lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu .................................... 8
2.3. Lý thuyết về đầu tư cho giáo dục.................................................................... 11
2.4. Lý thuyết về hành vi ra quyết định của hộ gia đình ....................................... 12
2.5. Lý thuyết về kinh tế hộ gia đình ..................................................................... 13
2.6. Các nghiên cứu trước ...................................................................................... 14
2.6.1 Mô hình nghiên cứu của Aysit Tansel (1999). .......................................... 14
2.6.2 Mô hình nghiên cứu của Mauldin và các cộng sự (2001). ........................ 15
2.6.3 Mô hình nghiên cứu của Tilak (2002). ...................................................... 16
2.6.4 Mô hình nghiên cứu của Meng Zhao và Paul Glewwe (2007). ................ 18
2.6.5 Mô hình nghiên cứu của Dang (2007) ...................................................... 19
2.6.6 Mô hình nghiên cứu của Qian và Smyth (2010). ...................................... 19
2.6.7 Mô hình nghiên cứu của Vu (2012) .......................................................... 20
2.6.8 Mô hình nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) ..................................... 21
2.6.9 Mô hình nghiên cứu của Đào Thị Yến Nhi (2013) ................................... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 30

3.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 30
3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 30
3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 31
3.1.3 Thống kê mô tả .......................................................................................... 31
3.2 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 32
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU
CHO GIÁO DỤC GIỮA CÁC NHÓM TỈNH THÀNH PHÂN THEO THU
NHẬP CỦA VÙNG ĐBSCL. .................................................................................. 38
4.1 Một số thông tin chung về tình hình giáo dục của khu vực ĐBSCL ............... 38


vi

4.1.1 Khái quát về tình hình giáo dục khu vực ĐBSCL..................................... 38
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ ..................................................................... 40
4.1.4 Tình trạng hôn nhân của chủ hộ ................................................................ 46
4.1.5 Giới tính của chủ hộ .................................................................................. 46
4.1.6 Dân tộc của chủ hộ .................................................................................... 47
4.1.7 Khu vực sinh sống của hộ ......................................................................... 47
4.1.8 Trình độ học vấn của chủ hộ vùng ĐBSCL theo hai nhóm tỉnh. .............. 48
4.2. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................ 49
4.2.1 Thu nhập và chi tiêu giáo dục của hộ ........................................................ 51
4.2.2 Chi tiêu y tế và chi giáo dục ...................................................................... 52
4.2.3 Chi ăn uống thường xuyên và Chi giáo dục .............................................. 52
4.2.4 Tổng số người và chi giáo dục của hộ ....................................................... 53
4.2.5 Trình độ học vấn của chủ hộ và chi giáo dục ............................................ 54
4.2.6 Dân tộc, giới tính, khu vực sinh sống chủ hộ và chi giáo dục .................. 55
4.2.7 Nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân của chủ hộ và chi tiêu giáo dục .......... 56
4.2.8 Cơ cấu chi tiêu của các hộ dân trong vùng theo hai nhóm tỉnh. ............... 57
4.3. Kiểm định mô hình ......................................................................................... 60

4.3.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .................................................. 60
4.3.2 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Adjusted R Square) .............. 61
4.3.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và tương quan giữa các biến .......... 61
4.3.4 Kiểm định phương sai phần dư thay đổi ................................................... 62
4.4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 63
4.4.1 Kết quả mô hình hồi quy bằng phương pháp OLS.................................... 64


vii

4.4.2 Thảo luận kết quả ...................................................................................... 64
4.4.2 Mô hình hồi quy đối với nhóm 1 và nhóm 2 của khu vực ĐBSCL .......... 68
Mô hình hồi quy nhóm 1 .................................................................................... 68
4.5. Giải pháp nhằm nâng cao trình độ hoc vấn cho người dân vùng ĐBSCL. .... 72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 75
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 75
5.2. Khuyến nghị ................................................................................................ 76
5.3. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 85


viii

DANH MỤC BẢNG
............................................................................................................................. Trang
Bảng 2. 1: Tóm tắt các nghiên cứu trước .................................................................. 22
Bảng 3. 1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích cho vùng ĐBSCL ........................... 30
Bảng 3. 2: Bảng diễn giải và kỳ vọng các biến trong mô hình ................................. 33


Bảng 4. 1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ giai đoạn 2010 – 2014 ............... 38
Bảng 4. 2: Tỷ lệ biết đọc biết viết dân số từ 15 tuổi trở lên, 2014 ............................ 39
Bảng 4. 3: Tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng tuổi, 2014 ................................. 39
Bảng 4. 4: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo TĐHV cao nhất, 2014. ......... 41
Bảng 4. 5: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ CMKT đạt được, 2014. 42
Bảng 4. 6: Trình độ học vấn của chủ hộ trong khu vực ĐBSCL. ............................. 43
Bảng 4. 7: Số người trong gia đình theo từng hộ của người dân vùng ĐBSCL ....... 44
Bảng 4. 8: Tình trạng hôn nhân của chủ hộ. ............................................................. 46
Bảng 4. 9: Giới tính của chủ hộ ................................................................................ 46
Bảng 4. 10: Dân tộc của chủ hộ ................................................................................ 47
Bảng 4. 11: Khu vực sinh sống của các hộ gia đình ĐBSCL ................................... 48
Bảng 4. 12: Trình độ học vấn của chủ hộ vùng ĐBSCL theo 2 nhóm tỉnh .............. 48
Bảng 4. 13: Thống kê mô tả các biến ........................................................................ 49
Bảng 4. 14: Chi tiêu giáo dục theo các khoảng thu nhập .......................................... 51
Bảng 4. 15: Chi tiêu giáo dục theo khoảng chi tiêu y tế ........................................... 52
Bảng 4. 16: Chi tiêu giáo dục theo khoảng Chi ăn uống thường xuyên ................... 52
Bảng 4. 17: Chi tiêu giáo dục theo số người trong hộ .............................................. 53
Bảng 4. 18: Chi tiêu giáo dục theo trình độ học vấn Chủ hộ .................................... 54


ix

Bảng 4. 19: Chi giáo dục theo Dân tộc, Giới tính và Khu vực sinh sống ................. 55
Bảng 4. 20: Chi tiêu giáo dục theo nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân .................. 56
Bảng 4. 21: Nhóm tỉnh thành theo thu nhập của người dân vùng ĐBSCL. ............. 57
Bảng 4. 22: Bảng phân tích phương sai ANOVA của vùng ĐBSCL ....................... 60
Bảng 4. 23: Bảng phân tích phương sai ANOVA nhóm tỉnh nghèo vùng ĐBSCL ........ 60
Bảng 4. 24: Bảng phân tích phương sai ANOVA nhóm các tỉnh giàu vùng ĐBSCL .... 61
Bảng 4. 25: Bảng kết quả mô hình ............................................................................ 64



x

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2. 1: Đường tiêu dùng theo thu nhập ...................................................................... 9
Hình 2. 2: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa thiết yếu. ...................... 9
Hình 2. 3: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa xa xỉ ........................... 10
Hình 2. 4: Đường cong Engel đối với X là hàng hóa cấp thấp ..................................... 10
Hình 2. 5: Khung phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng chi tiêu cho giáo dục ......... 28

Hình 4. 1: Tỷ lệ đi học chung chia theo cấp học, thành thị/nông thôn 2009 - 2014 ..... 40
Hình 4. 2: Trình độ học vấn của chủ hộ khu vực ĐBSCL ............................................ 41
Hình 4. 3: Trình độ học vấn của chủ hộ vùng ĐBSCL ................................................. 43
Hình 4. 4: Số người trong hộ ở vùng ĐBSCL .............................................................. 45


xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

TĐHV

Trình độ học vấn

VHLSS


Dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

TĐCMKT

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa


1

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng
sản xuất, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Bởi tri thức và
phẩm chất của người lao động là sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo. Các
quốc gia đều nhìn nhận rằng một nền giáo dục hoàn chỉnh, đồng bộ, toàn diện sẽ
tạo ra những nhà khoa học, những người lao động có tri thức, có kỹ năng nghề
nghiệp, năng động và sáng tạo. Đối với mỗi người, giáo dục và đào tạo còn là quá
trình hình thành, phát triển thế giới quan, tình cảm, đạo đức, hoàn thiện nhân
cách. Đối với xã hội, giáo dục và đào tạo còn là quá trình tích tụ nguồn vốn con
người để chuẩn bị cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Với ý nghĩa và tầm quan
trọng ấy, đầu tư cho giáo dục được xem như là đầu tư cho phát triển.

Việt Nam là nước đang trong giai đoạn phát triển thì giáo dục càng cần
được coi trọng. Do đó, Đảng và nhà nước luôn giành sự đầu tư đặc biệt cho sự
nghiệp phát triển giáo dục. Chính phủ Việt Nam đã đưa giáo dục vào vị trí ưu tiên
hàng đầu với hàng loạt các cơ sở pháp lý như Nghị quyết 14/2005/NQ-CP do
Chính phủ ban hành về cải cách giáo dục đại học ra đời năm 2005 giai đoạn
2006-2020, Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/06/2012 của quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/09/2012
của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục,
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT, đáp ứng yêu cầu
CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua ngày 04/11/2013.
Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành điều lệ trường đại học. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tuy nhiên thực trạng của nền giáo dục Việt Nam còn rất lạc hậu. Theo báo
cáo tổng kết công trình nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam


2

của Giáo sư Kinh tế David Dapice của đại học Harvard và các Cộng sự có tên
“Lựa chọn thành công bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt
Nam” đã nêu: “hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay đang khủng hoảng, còn
nền khoa học và công nghệ của Việt Nam nếu sử dụng mọi thước đo khách quan
thì dường như là một thất bại”. Trong khi đó tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục
trong GDP của Việt Nam cao hơn hầu hết các nước trong khu vực: Việt Nam
20% năm 2014, Indonesia 1,2% năm 2012, Philippines 20,3% năm 2014,
Malaysia 7,7% năm 2013 năm 2014, Singapore 3% năm 2013, (theo bà Đào Thị
Liên Hương-trưởng ban đối ngoại, hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt
Nam, tổng thư ký liên đoàn các hiệp hội tư vấn giáo dục và ngôn ngữ thế giới –

FELCA). Hiện nay, các trường đại học của Việt Nam được xem như kém nhất so
với hầu hết các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á”.
Bên cạnh đó, còn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ giáo dục giữa các
vùng, miền, đặc biệt là vùng ĐBSCL nơi có trình độ giáo dục thuộc vào loại gần
như thấp nhất cả nước. Khu vực ĐBSCL nằm liền kề với Tp.HCM là vùng kinh
tế-văn hóa đặc biệt quan trọng của khu vực phía nam, với dân số khoảng 18 triệu
người, diện tích hơn 40 nghìn km2, gồm 13 tỉnh thành là vựa lúa gạo, vựa trái cây
và là trung tâm thủy hải sản lớn nhất của cả nước (tổng cục du lịch Việt Nam,
2015).
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục đào tạo tại ĐBSCL được đánh giá là gần
như thấp nhất cả nước, chưa tương xứng với tầm vóc và vị trí chiến lược của
vùng. Theo phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị về giáo dục ở Cần
Thơ vào ngày 25/09/2015 thì khu vực ĐBSCL đã thoát khỏi “vùng trùng sâu” về
giáo dục nhưng vẫn còn là “vùng trũng” về giáo dục. Trong những năm qua
ĐBSCL luôn được coi là “vùng trũng” về phát triển giáo dục đào tạo, dạy nghề
và có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất cả nước. Cụ thể, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở
lên chưa qua cấp học nào khoảng 45%, số học sinh bỏ học niên học 2013-2014 là
30.747 học sinh giảm 0,23% so với niên học 2012-2013, tỷ lệ bỏ học cấp tiểu học
là 0,45% (cả nước là 0,16%), THCS là 3,26% (cả nước 1,37%), cấp THPT là


3

3,94% (cả nước 1,79%) (Bộ giáo dục & đào tạo, 2015). Tại hội nghị tổng kết quá
trình thực hiện 5 năm quyết định số 1033/QĐ-TTg ngày 30/06/2011 về phát triển
giáo dục, đào tạo và dạy nghề khu vực ĐBSCL giai đoạn 2011-2015 do Bộ giáo
dục & đào tạo, Bộ thương binh & xã hội, phối hợp cùng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ
tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 25/09/2015 đã nêu ra các nguyên nhân vì sao khu
vực ĐBSCL lại có tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều như vậy: Nguyên nhân thứ nhất do
gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thu nhập thấp, thứ hai do năng lực tiếp

thu của một số học sinh quá kém không theo kịp, thứ ba do trường lớp quá xa nhà
thiếu phương tiện giao thông, thứ tư do một số phụ huynh không coi trọng việc
học hành của con cái và còn nhiều nguyên nhân sâu xa khác liên quan đến lỗi của
cả hệ thống giáo dục của nền giáo dục nước ta.
Vậy nguyên nhân chính dẫn đến vùng ĐBSCL là “vùng trũng” về giáo dục
là gì? Có phải do thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp (2.327 nghìn
đồng/người/tháng xấp xỉ thu nhập bình quân cả nước 2.637 nghìn
đồng/người/tháng) (Niên giám thống kê ,2014) hay do thu nhập khác nhau gây
nên sự khác biệt trong cơ cấu chi tiêu nói chung cũng như chi tiêu trong giáo dục
nói riêng trong người dân. Ngoài ra cũng có thể do người dân chưa đánh giá được
hết vai trò của giáo dục trong kinh tế gia đình cũng như tương lai của con em
mình nên họ hạn chế trong việc chi tiêu cho giáo dục.
Có phải chỉ có một nguyên nhân chủ yếu là do lượng chi tiêu cho giáo dục
của người dân ở ĐBSCL là quá ít hay còn chưa đúng hướng. Vì giáo dục là vấn
đề mà xã hội hết sức quan tâm, giáo dục là quốc sách, đặc biệt với vùng ĐBSCL
vùng có tiềm năng phát triển kinh tế ở phía Nam và cũng là “vùng trũng” về giáo
dục. Do đó, em chọn đề tài “phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo
dục của các hộ gia đình khu vực ĐBSCL” để tìm hiểu rõ nguyên nhân và thực
trạng về chi tiêu cho giáo dục của vùng là như thế nào qua đó đưa ra các khuyến
nghị để cải thiện chính sách phát triển giáo dục của vùng ĐBSCL.


4

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu
cho giáo dục của các hộ gia đình khu vực ĐBSCL theo hai nhóm tỉnh, dựa trên cơ
sở phân tích thống kê và định lượng số liệu từ bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia
đình Việt Nam (VHLSS) năm 2014 của tổng cục thống kê.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích sự khác biệt trong chi tiêu cho giáo dục của nhóm các tỉnh có thu
nhập bình quân đầu người thấp hơn thu nhập bình quân của vùng (nhóm tỉnh
nghèo – nhóm 1) và nhóm các tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu
nhập bình quân của vùng (nhóm tỉnh giàu – nhóm 2).
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia
đình khu vực ĐBSCL.
Đưa ra một số khuyến nghị góp phần cải cách chính sách phát triển giáo
dục khu vực ĐBSCL.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trong hai nhóm thu nhập của vùng là như thế
nào? Có hay không có sự khác nhau trong chi tiêu giữa hai nhóm tỉnh?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của các hộ
gia đình của vùng ĐBSCL? Và chúng ảnh hưởng như thế nào?
Các giải pháp nào có thể tác động vào các yếu tố đó, nhằm nâng cao trình
độ học vấn của người dân khu vực ĐBSCL?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia
đình khu vực ĐBSCL gồm 13 tỉnh : An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần
Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà
Vinh, Vĩnh Long.


5

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu VHLSS năm 2014
của tổng cục thống kê công bố.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính:
Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để xử lý, so sánh, tổng hợp các số liệu

và đưa ra những nhận xét cơ bản.
Phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy đa biến bằng
phương pháp OLS để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục
của các hộ gia đình tại ĐBSCL.
1.6. Kết cấu luận văn
Bài luận này gồm các chương:
Chương 1: Phần mở đầu sẽ giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu và kết cấu luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn sẽ giới thiệu về cơ sở lý luận làm
nền tảng cho bài nghiên cứu và tóm tắt các nghiên cứu trước.
Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu sẽ trình bày các mô hình
kinh tế sự lựa chọn mô hình của tác giả cho nghiên cứu này, trình bày cơ sở dữ
liệu và phân tích để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của
các hộ gia đình khu vực ĐBSCL.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày kết quả của mô hình và phân
tích kết quả.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Nội dung chương này sẽ tóm lược lại
những kết quả đáng chú ý của đề tài và đặc biệt là kết quả phân tích định lượng.
Từ đó sẽ đưa ra những khuyến nghị, hàm ý về chính sách về mức chi tiêu cho
giáo dục của hộ gia đình khu vực ĐBSCL.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
Trong chương 2 tác giả sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết dùng làm nền tảng
cho các phân tích trong bài nghiên cứu. Ngoài ra, chương này cũng trình bày và
phân tích một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan mà tác giả đã
tham khảo để lựa chọn các biến đưa vào trong mô hình nghiên cứu.

2.1. Các khái niệm
2.1.1 Hộ gia đình
Hộ gia đình: Theo sổ tay khảo sát mức sống hộ gia đình (2012), hộ gia đình
là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6 tháng trở lên
trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi. Thời gian 12 tháng qua tính từ thời
điểm tiến hành cuộc phỏng vấn trở về trước.
Chủ hộ: Theo sổ tay khảo sát mức sống hộ gia đình (2012), chủ hộ là người
có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công
việc của hộ. Thông thường chủ hộ là người thường có thu nhập cao nhất trong hộ,
nắm được tất cả các hoạt động kinh tế và nghề nghiệp của các thành viên khác
trong hộ. Đa số chủ hộ theo khái niệm trên trùng với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu,
nhưng có trường hợp chủ hộ trong cuộc khảo sát này khác với chủ hộ theo đăng ký
hộ khẩu.
2.1.2 Chi tiêu cho giáo dục của hộ
Được hiểu là số tiền cả hộ gia đình dành cho giáo dục của các thành viên
trong gia đình trong 12 tháng qua. Theo sổ tay khảo sát mức sống hộ gia đình
(2012) chi tiêu cho giáo dục của hộ bao gồm:
Các khoản chi cho việc đi học của thành viên có đi học trong 12 tháng qua
cho những môn học nhà trường quy định, bao gồm: học phí, trái tuyến, đóng góp
cho trường lớp, quỹ phụ huynh học sinh, quỹ lớp, quần áo đồng phục và trang phục
theo quy định: sách giáo khoa, sách tham khảo, dụng cụ học tập khác... học thêm
cho môn học thuộc chương trình quy định.


7

Chi phí cho giáo dục đào tạo khác trong 12 tháng qua: Chi học các bằng
ngoại ngữ, vi tính, cắt tóc, làm đầu...
2.1.3 Sự cần thiết của phân nhóm thu nhập.
Trong kinh tế, thu nhập bình quân là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức

sống, sự phân hóa giàu nghèo hay tính tỷ lệ nghèo và nhiều chỉ tiêu quan trọng khác
của các hộ dân, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách nhằm nâng cao mức
sống cho người dân. Hơn nữa, thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chi
tiêu của người dân trong gia đình. Việc phân nhóm các tỉnh thành theo thu nhập ở
khu vực ĐBSCL sẽ làm rõ được sự khác biệt trong thu nhập đến hoạt động chi tiêu
đặc biệt là tình hình chi tiêu cho giáo dục của người dân trong vùng ĐBSCL.
2.2. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng
2.2.1 Định nghĩa
Theo James F. Engel và các cộng sự (2005): “Hành vi tiêu dùng là toàn bộ
những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở
hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết
định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó”.
Qua định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu, hành vi tiêu dùng là một quá trình
mà một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn mua sắm, sử dụng sản phẩm/dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ. Quá trình này bao gồm những suy
nghĩ, cảm nhận, thái độ và các hành động mua sắm, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.
2.2.2 Lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng
Theo Mas-Colell và các cộng sự (1995), lý thuyết tiêu dùng thể hiện những
quyết định lựa chọn, tiêu dùng mang tính chất duy lý của người tiêu dùng cho các
loại hàng hóa. Trong điều kiện ràng buộc về ngân sách hộ gia đình. Người tiêu
dùng sẽ lựa chọn rổ hàng hóa đảm bảo tối đa hóa mức hữu dụng của mình u(x).
Max u(x) với điều kiện p*x ≤ I
Với x = (x1, x2, x3,..) rổ hàng hóa tiêu dùng. x1, x2, x3,.. là các loại hàng hóa.


8

P = (p1, p2, p3....) giá của rổ hàng hóa. p1, p2, p3...giá của từng loại hàng hóa
trong rổ hàng hóa.
I là ngân sách của người tiêu dùng.

Với mức giá p của thị trường và ngân sách I của người tiêu dùng, người tiêu
dùng lựa chọn sử dụng hàng hóa sao cho đạt mức thỏa dụng cao nhất. Với các giả
định như thông tin thị trường là hoàn hảo, người tiêu dùng chấp nhận giá và giá của
hàng hóa có dạng tuyến tính.
2.2.3 Lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu
Theo Ernet Engel (1821-1896), ông đã thực hiện một nghiên cứu thực
nghiệm về ngân sách gia đình để đưa ra kết luận về các mô hình chi tiêu tiêu dùng,
đó là chi phí cho các hàng hóa dịch vụ khác nhau của các hộ gia đình ở những mức
thu nhập khác nhau.
Theo nghiên cứu của ông, khi thu nhập tăng lên, tỷ trọng trong thu nhập chi
cho các hàng hóa thiết yếu như thực phẩm thì giảm còn chi cho các hàng hóa xa xỉ
như các hàng hóa dịch vụ công nghiệp lại tăng. Hay nói cách khác, các hộ nghèo
thường dành tỷ trọng tương đối lớn trong thu nhập của họ cho các nhu cầu thiết
yếu, trong khi các hộ giàu lại dành phần lớn thu nhập của họ cho các nhu cầu xa xỉ.
Sự thay đổi này trong các mô hình chi tiêu tiêu dùng với sự gia tăng của thu nhập
hộ gia đình gọi là quy luật Engel.
Để đơn giản ta sẽ mô tả và giải thích mối quan hệ giữa thu nhập và số lượng
hàng hóa thay cho chi tiêu và giả định giá của hàng hóa là không thay đổi.
Giả định ban đầu thu nhập là I1, giá các sản phẩm là Px, Py, đường ngân sách
tương ứng là I1, đường đẳng ích là U1. Điểm phối hợp tối ưu là E(x1,y1) là tiếp
điểm của đường ngân sách và đường đẳng ích.
Nếu thu nhập tăng lên là I2, giá của các sản phẩm không đổi là Px, Py thì
đường ngân sách sẽ là I2, điểm phối hợp tối ưu mới là F(x2,y2) là tiếp điểm giữa
đường ngân sách I2 và đường đẳng ích U2. Nối các điểm E và F ta sẽ được đường


9

tiêu dùng theo thu nhập (ICC).
Đường tiêu dùng theo thu nhập là tập hợp các phối điểm tối ưu giữa hai sản

phẩm khi thu nhập thay đổi, giá các sản phẩm không đổi.
Y
I2/Py

ICC
U2

I1/Py
U
F

1

E
X

O

I1/Px

I2/Px

Hình 2. 1: Đường tiêu dùng theo thu nhập
Đường tiêu dùng – thu nhập ICC (Income Consumption Curve): Đường tiêu
dùng – thu nhập đối với hàng hóa X cho biết lượng hàng hóa X được mua tương
ứng với từng mức thu nhập khi giá cả các loại hàng hóa là không đổi.
Như vậy, đường cong tiêu thụ – thu nhập (ICC) có thể được sử dụng để giải
thích các mối quan hệ giữa mức độ thu nhập của người tiêu dùng với số lượng mua
của một mặt hàng và được gọi là đường cong Engel.
ICC

I
I2
I1

F
E

X

O
X1

X2
Hình 2. 2: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa thiết yếu.
Độ dốc của đường cong Engel như hình 2.2 là ∆I/∆X với ∆I là viết tắt của


10

sựa thay đổi trong thu nhập và ∆X là sự thay đổi trong lượng cầu của hàng hóa X
và tỷ lệ này sẽ có dấu dương. Điều quan trọng cần lưu ý là độ dốc của đường cong
Engel trong hình 2.2 tăng lên khi thu nhập tăng lên. Điều này cho thấy rằng với
mỗi mức tăng bằng nhau trong thu nhập, thì số lượng hàng hóa mua sẽ giảm dần.
Như vậy, đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa thiết yếu thì số lượng
mua của hàng hóa tăng lên cùng với sự gia tăng của thu nhập nhưng với tốc độ
giảm dần.

I
F


ICC

I2
E

I1

O
X1

X

X2

Hình 2. 3: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa xa xỉ
Đường cong Engel trong hình 2.3 có hướng lên trên dốc nhưng lõm. Điều
này cho thấy độ dốc của đường cong Engel (∆I/∆X) đang giảm với sự gia tăng của
thu nhập. Nghĩa là, với mỗi mức tăng bằng nhau trong thu nhập thì số lượng hàng
hóa mua sẽ tăng cao hơn. Như vậy, trong trường hợp này, số lượng mua của hàng
hóa tăng lên cùng với sự gia tăng thu nhập nhưng với tốc độ nhanh hơn. Hàng hóa
như vậy được gọi là hàng hóa xa xỉ.
I
I2

ICC
F

E

I1


O
X1

X2

X

Hình 2. 4: Đường cong Engel đối với X là hàng hóa cấp thấp


11

Đối với hàng hóa cấp thấp thì độ dốc của đường cong Engel có hệ số âm.
Nghĩa là khi thu nhập tăng lên thì người ta sẽ giảm chi tiêu cho hàng hóa này.
Như vậy dựa vào hình dạng của đường cong Engel của từng loại hàng hóa ta
có thể biết được, đó là sản phẩm thiết yếu, sản phẩm xa xỉ hay là sản phẩm cấp thấp.
2.3. Lý thuyết về đầu tư cho giáo dục
Lý thuyết vốn con người liên quan đến giáo dục như là một sự đầu tư để tối
đa hóa chất lượng cuộc sống (Schultz, 1961và Becker, 1993). Việc đầu tư thêm
cho giáo dục sẽ tạo ra lợi ích về mặt nâng cao thu nhập trong tương lai. Đồng thời,
đòi hỏi chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội vì không làm việc trong thời gian đi học.
Mỗi người sẽ so sánh những chi phí trực tiếp và những chi phí cơ hội với những lợi
ích nhận được trong tương lai của việc đầu tư cho đi học. Việc đầu tư cho đi học sẽ
được tiếp tục nếu tỷ lệ lợi nhuận biên cao hơn chi phí biên bây giờ đã bỏ ra. Việc
đầu tư cho giáo dục sẽ tăng theo lợi nhuận kỳ vọng đạt được trong tương lai và
giảm theo chi phí đi học.
Schultz (1961) và Becker (1993), hai ông nhận định những đối tượng có
trình độ học vấn khác nhau thường có thu nhập khác nhau. Từ sự khác biệt trong
thu nhập đó, cha mẹ sẽ có những quyết định cho con cái đi học trong bao năm tùy

thuộc vào nhận thức của từng cha mẹ đối với thu nhập của con cái họ trong tương
lai.
Các giả định về sự quan tâm của cha mẹ và nguồn ngân sách có giới hạn tạo
ra mối quan hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ và thu nhập của hộ đến việc đầu
tư giáo dục cho trẻ em. Cha mẹ có học vấn cao sẽ quan tâm nhiều đến phúc lợi của
con cái của họ (Becker và Tomes, 1976). Giáo dục của cha mẹ có thể đại diện cho
hành vi của họ đối với việc học của trẻ và các yếu tố giáo dục của cha mẹ có thể
phản ánh các khoản đầu tư cho trẻ em học tiểu học. Giáo dục của người mẹ cũng
có thể đại diện cho thu nhập cố định, chi phí cơ hội của mẹ trong thị trường lao
động và sản xuất của hộ gia đình.
Trong khuôn khổ lý thuyết vốn con người, những nghiên cứu khác lại giải


12

thích rằng có sự phân biệt giới tính liên quan đến đầu tư của cha mẹ trong giáo dục
của trẻ (Alderman và King, 1998; Pasqua, 2005; Yeuh, 2006). Đây là một phần
trong lý thuyết vốn con người với lý do cha mẹ sẽ đầu tư nhiều hơn vào việc học
của các bé trai hơn các bé gái. Có 4 nguyên nhân được đúc kết trong các nghiên
cứu trên. Đầu tiên, con gái sẽ nhận ít học phí nếu chi phí (trực tiếp và gián tiếp)
của các bé gái cao hơn so với các bé trai. Điều này được xem là hợp lý nếu xem
xét chi phí cơ hội của một bé gái đang học có thể cao hơn một bé trai khi bé gái ấy
có thể giúp đỡ gia đình trong việc chăm sóc em ít tuổi hơn hoặc lấy củi và xách
nước... (Pasqua, 2005; Gerler và Glewwe, 1990). Thứ hai, việc đầu tư trong giáo
dục của một bé gái sẽ ít hơn một bé trai nếu như lợi nhuận từ bé gái thấp hơn. Lợi
nhuận từ việc học của bé gái có thể thấp hơn như là kết quả của phân biệt giới tính
trong thị trường lao động. Nghiên cứu của Kingdon (2005) chỉ ra rõ sự phân biệt
giới tính trong lợi nhuận từ việc học ở Ấn Độ. Thứ ba, sẽ có một sự thiên vị đối
với các bé trai so với các bé gái nếu sự kỳ vọng về việc chu cấp của các bé trai cho
bố mẹ khi về già sẽ cao hơn so với các bé gái. Điều này hoàn toàn phù hợp dưới

chế độ phụ quyền nơi mà phụ nữ phải rời khỏi gia đình của mình khi họ kết hôn và
trở thành một thành viên bên gia đình chồng. Cuối cùng, bé gái sẽ bị đối xử bất
công hơn các bé trai nếu cha mẹ có xu hướng ưu tiên cho giáo dục của các bé trai.
Có nghĩa là sẽ có sự thiên vị giới tính đối với các bé gái, nếu cha mẹ có nhiều lợi
ích từ việc học của các bé trai.
2.4. Lý thuyết về hành vi ra quyết định của hộ gia đình
Khi ra quyết định cho một vấn đề nào đó của hộ gia đình thì đó là quyết
định của người chủ hộ hay của tập thể các thành viên trong hộ gia đình đó. Trong
nghiên cứu của Douglas (1983), về quá trình ra quyết định của hộ gia đình thì
quyết định này được xem xét bởi các yếu tố:
Quá trình này được xem xét dựa trên các ý kiến của các thành viên trong gia
đình chứ không phải là ý kiên riêng của chủ hộ và việc này bảo đảm tối đa lợi ích
của các thành viên trong gia đình cũng như hạn chế các quyết định gây bất lợi.


13

Việc ra quyết định của hộ gia đình còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tư
vấn của người bán hàng hay các điều kiện sống cũng như các môi trường kinh tế
xã hội, các chính sách quy định quyền và nghĩa vụ mà hộ gia đình đó bị tác động.
Vì thế mà việc ra quyết định cho một vấn đề nào đó nói chung và việc chi
tiêu cho giáo dục hay thực phẩm nói riêng của hộ gia đình cần xem xét nhiều yếu tố,
từ các yếu tố bên trong hộ gia đình đến các yếu tố bên ngoài xã hội.
2.5. Lý thuyết về kinh tế hộ gia đình
Một vài nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã xem xét cách thức hộ gia
đình phân phối các nguồn lực. (Becker, 1965) đã mở rộng mô hình tân cổ điển
về cầu tiêu thụ của gia đình. Trong mô hình này, hàm hữu dụng được tối đa hóa
là hàm hữu dụng chung, theo đó tất cả các thành viên trong hộ gia đình ban đầu
đều có một mức hữu dụng tối đa như nhau. Thu nhập được phân phối theo
phương thức tỷ lệ thay thế biên giữa bất kỳ hai hàng hóa nào là như nhau đối

với từng thành viên. Tất cả các nguồn lực có được của từng thành viên ban đầu
được gộp chung lại, sau đó mới tái phân phối cho từng thành viên theo một
nguyên tắc chung.
Theo mô hình của Becker, sở thích của cá nhân là sở thích chung của hộ
gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế sở thích của từng thành viên có thể khác nhau.
Hơn nữa, các nguồn lực được phân phối hướng về các loại hàng hóa, cho nên sẽ
khác với mong muốn của từng thành viên trong hộ gia đình.
Một vài nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia cho thấy việc gộp chung
nguồn lực của từng thành viên để tái phân phối lại cho từng thành viên phụ thuộc
vào người kiểm soát các nguồn lực. Chủ hộ thường là người kiểm soát các nguồn
lực. Các đặc điểm của chủ hộ: giáo dục, giới tính, thu nhập và công việc có ảnh
hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ.
Tuổi của cha mẹ có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ. Theo
nghiên cứu của Mauldin và cộng sự (2001) ở Mỹ chỉ ra rằng cha mẹ lớn tuổi chi
tiêu cho giáo dục tiểu học và trung học càng nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu thực


14

nghiệm của Donkoh và Amikuzumo (2011) ở Ghana lại chứng minh điều ngược
lại. Nghiên cứu cho thấy rằng xác suất chi tiêu cho giáo dục của hộ nhiều hơn khi
chủ hộ còn trẻ và giảm đi khi chủ hộ về già.
Tình trạng việc làm của cha mẹ cũng có thể liên quan đến chi phí giáo dục
của trẻ em. Thậm chí sau khi đã kiểm soát được thu nhập, tình trạng việc làm có
thể ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ lên mối quan hệ giữa việc đầu tư nguồn
nhân lực và lợi nhuận thu về của họ. Nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ tích
cực giữa việc làm của cha mẹ đến chi tiêu cho giáo dục của trẻ em (Haveman và
cộng sự, 1991; Ribar,1993).
Tình trạng hôn nhân của cha mẹ cũng có thể liên quan đến chi tiêu cho giáo
dục của trẻ em. Theo Ribar (1993), trưởng thành trong một gia đình cha mẹ đơn

thân có tác động tiêu cực đến việc hoàn thành trung học của trẻ. Điều thú vị là lớn
lên trong một gia đình có bố dượng hoặc mẹ kế giúp trẻ em hoàn thành việc học tốt
hơn là gia đình cha mẹ đơn thân.
Các kết quả nghiên cứu khác cho thấy, chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình
còn phụ thuộc vào hành vi của gia đình được đo bằng lượng tiền chi tiêu cho hàng
hóa và dịch vụ. Sự gia tăng thu nhập của gia đình có thể có liên quan đến việc chi
tiêu nhiều hơn cho giáo dục của con cái (Tansel và Bircan, 2006).
Từ những lý thuyết trên, có thể thấy rằng kết cấu hộ gia đình có thể ảnh
hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tức là số lượng trẻ em trong hộ gia đình. Hơn nữa,
không chỉ kết cấu hộ gia đình mà các đặc điểm cá nhân của những thành viên trong
hộ như chủ hộ cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình.
2.6. Các nghiên cứu trước
2.6.1 Mô hình nghiên cứu của Aysit Tansel (1999).
Nghiên cứu xem xét các yếu tố tác động đến việc nhập học của bé trai và bé
gái ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mục đích của nghiên cứu là kiểm tra các yếu tố quyết định
thành tựu giáo dục ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cao
hơn. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Probit để ước lượng số năm đi học


×