Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trong năm 2013; ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế nhập khẩu”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.41 KB, 14 trang )

Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………2
B.NỘI DUNG……………………………………………………………………………….2
I.Khái quát chung về thuế nhập khẩu và pháp luật thuế nhập khẩu…………………………2
1.Khái quát chung về thuế nhập khẩu……………………………………………………… 2
2.Khái quát chung về pháp luật thuế nhập khẩu…………………………………………… 3
II.Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trong năm 2013… 4
1.Những yếu tố tích cực…………………………………………………………………… 4
2.Những yếu tố tiêu cực………………………………………………………………….….5
III. Ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế nhập khẩu………………………… 11
1.Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật……………………………………………… 11
2.Nâng cao trình độ cũng như phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ hải quan……… 12
3.Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật…………………………… 13
4.Nâng cao ý thức của các nhà nhập khẩu………………………………………………… 13
C.KẾT LUẬN………………………………………………………………………….… 13
D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….… 14.
1
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, hội nhập là một xu thế tất yếu của mọi quốc gia trong đó có Việt
Nam ta. Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc các quốc gia dỡ bỏ những hàng rào thuế quan
giúp lưu thông hàng hóa trở nên thuận lợi hơn. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống
pháp luật của mỗi quốc gia, đặc biệt là thuế nhập khẩu.Để hiểu rõ hơn những quy định của
pháp luật hiện nay về thuế nhập khẩu em xin đi sâu phân tích đề bài: “ Phân tích những yếu
tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trong năm 2013; ý kiến pháp
lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế nhập khẩu”
Bài làm của em không tránh khỏi những sai sót, em kính mong thầy cô góp ý để bài làm và
kiến thức của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG


I.Khái quát chung về thuế nhập khẩu và pháp luật thuế nhập khẩu
1.Khái quát chung về thuế nhập khẩu
a) Khái niệm
Hiện nay chúng ta chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất và hoàn chỉnh mang tính
pháp lý nào về thuế nhập khẩu.Tuy nhiên, dựa trên Luật thuế xuât khẩu(TXK), thuế nhập
khẩu(TNK) năm 2005 và Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, có thể hiểu TNK là:
Loại thuế đánh vào hang hóa được nhập vào “ những khu vực trong lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam,
nơi Luật hải quan được áp dụng” ( khoản 18 Điều 4 Luật Hải quan)
b) Đặc điểm
TNK có những đặc điểm sau:
• Đối tượng chịu thuế của TNK là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới và
thuế này không tác động vào đối tượng dịch vụ.
2
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
• Bản chất của TNK là thuế gián thu, song chỉ mang tính chất tương đối. Vì trong
trường hợp nhà nhập khẩu tự tiêu thụ số hanhg hóa nhập khẩu thì khoản thuế nhập
khẩu đã nộp là thuế trực thu. Nhà nhập khẩu vừa là người nộp thuế vừa là người chịu
thuế.
• Việc tác động của nhà nước bằng TNK vào hành hóa nhập khẩu vừa tạo nguồn thu
cho ngân sách vừa thể hiện những chủ trương, chính sách đối ngoại của Nhà nước.Do
đó, thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong
từng thời kỳ hoạt động.
• TNK được quản lý bằng cơ quan chuyên trách là Hải quan
• TNK chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là việc hội nhập nền kinh tế quốc tế
2.Khái quát chung về pháp luật thuế nhập khẩu
a) Khái niệm
Pháp luật thuế nhập khẩu là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán
thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và xử lý các vi phạm phát sinh giữu nhà nước với người nộp

thuế.
Trong xu hướng tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc hình
thành, thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến thuế nhập khẩu là điều tất yếu.Chính
vì vậy, chúng ta phải hiểu khái niêm pháp luật về thuế nhập khẩu theo nghĩa rộng, không chỉ
bao gồm các văn bản trong pháp luật quốc gia mà bao gồm cả các quy định trong pháp luật
quốc tế
Xét về phương diện hình thức, pháp luật về thuế nhập khẩu bao gồm các văn bản quy phạm
pháp luật như văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị định và nghị quyết của chính phủ;
quyết định và chỉ thị của thủ tướng… hiện nay Việt Nam đang tích cực hội nhập quốc tế do
vậy ngoài các quy định của pháp luật trong nước thì pháp luật TNK còn bao hàm cả các quy
định trong pháp luật quốc tế có liên quan trực tiếp đến vấn đề thuế nhập khẩu.
Xét về phương diện nội dung, pháp luật về thuế nhập khẩu lại bao hàm các vấn đề chủ yếu
như: phạm vi áp dụng (được thể hiện thông qua các quy định về chủ thể nộp thuế, đối tượng
3
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
chịu thuế, đối tượng không chịu thuế); căn cứ tính thuế; trình tự, thủ tục tiến hành thu thuế;
chế độ miễn giảm thuế; hoàn thuế; xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp…
b) Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam
• Thành tựu đạt được: Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các
chính sách thuế, góp phần thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hành hóa.Nó đã phản
ánh chủ trương mở rộng kinh tế quốc tế, mở rộng ngoại giao của nước ta. Nguồn
thu từ TNK là một nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Luật này ra đời đã
góp phần đáng kể trong việc nâng cao sự minh bạch trong hoạt động hải quan,
theo hương hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế.
• Hạn chế còn tồn tại: Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, rườm rà và còn chưa thống
nhất với các cam kết quốc tế, cơ sở vật chất còn nghèo nàn…đã khiến cho việc
thực thi pháp luật khó khăn, tạo kẽ hở cho các nhà nhập khẩu chốn thuế, gây thất
thu cho ngân sách nhà nước.
II.Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trong năm
2013.

1.Những yếu tố tích cực
Thứ nhất, những quy định của luật mới đã tạo ra một cơ sở pháp lý thống nhất về TXK,
TNK nói chung và TNK nói riêng.Trên tinh thần hội nhập và hoàn thiện quy định của pháp
luật, Luật TXK, TNK hiện hành tỏ ran minh bạch và hiệu quả hơn những luật thuế trước
đây.Theo đó, luật đã có những quy định phù hợp với Luật hải quan như quy định về giá trị
hải quan, kiểm tra hải quan.Luật đã quy định mở rộng hơn về đối tượng chịu thuế và đối
tượng không chịu thuế, phát huy tinh thần tích cực và chủ động của các chủ thể nộp thuế, tạo
môi trường bình đẳng cho các hàng hóa nhập khẩu vào nước ta…Chính sự thống nhất của hệ
thống pháp luật, Hợp lý với hoàn cảnh thực tế chính là điều kiện cố yếu để pháp luật thuế
nhập khẩu nói riêng và pháp luật nói chung được thực thi môt cách có hiệu quả.
Thứ hai, chúng ta đã áp dụng những phương pháp mới trong việc thực hiện hoạt động nhập
khẩu. Hiện nay, chúng ta đang triển khai mô hình thực hiện hải quan điện tử theo Quyết định
103/2009/QĐ-TTg, Thông tư 222/2009/TT-BTC. Mô hình này đã đạt được những thành tựu
nhất định. Đối với 13 cục hải quan tỉnh, thành phố, số doanh nghiệp tham gia thủ tục hải
4
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
quan điện tử đã đạt 43.168 doanh nghiệp; số tờ khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử đạt
1,58 triệu tờ khai, chiếm tỷ lệ 70%; kim ngạch thực hiện hải quan điện tử đạt 116,7 tỷ USD,
chiếm tỷ lệ 70,3% . Hải quan điện tử mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp như giảm
chi phí thủ tục, thời gian…, giảm việc sách nhiễu, tiêu cực. Số chi cục thực hiện hải quan
điện tử cũng đã đạt 80 chi cục, chiếm tỷ lệ 95%. Ngày 23/3/2011, Văn phòng Chính phủ ban
hành công văn số 1757/VPCP-KTTH về việc mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử, theo
đó đồng ý mở rộng thực hiện hải quan điện tử cho 7 đơn vị mới. Việc này giúp cho hoạt động
kiểm tra, giám sát nhập khẩu được dễ dàng, thuận tiện hơn, giúp cho pháp luật thuế nhập
khẩu có thể được thực hiện một cách triệt để hơn
2, Những yếu tố tiêu cực
2.1, Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, quy định không thống nhất, nằm rải rác ở
nhiều văn bản khác nhau
Thứ nhất, hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ. Hiện nay, hoạt động thương mại ngày càng
được mở rộng, mức độ cạnh tranh ngày càng cao, hàng hóa được nhập khẩu vào nước ta từ

nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau với giá cả cạnh tranh. Luật TXK,TNK đã quy định
các biện pháp về thuế bổ sung như thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp và
thuế chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong
nước. Tuy nhiên, trên thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới ban hành ba pháp lệnh: Pháp
lệnh thuế tự về năm 2002, Pháp lệnh thuế chống bán phá giá năm 2004 và Pháp lệnh thuế
chống trợ cấp năm 2004. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có một nghị định hướng dẫn cho thuế
chống bán phá giá. Riêng thuế chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa chưa có một
văn bản nào quy định cụ thể mà mới chỉ tồn tại trong Luật TXK,TNK. Việc thiếu sót những
văn bản quy định cụ thể, văn bản hướng dẫn như vậy gây nên rất nhiều khó khăn trong quá
trình thực thi pháp luật TNK nói riêng và Luật TXK,TNK nói chung. Điều này còn tạo ra bất
lợi lớn trong quá trình bảo hộ hợp lý các ngành sản xuất trong nước
Thứ hai, một số quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp với các hiệp định của WTO,
do đó, tính thực tiễn của các quy định này là không cao. Trong điều kiện nước ta đã gia nhập
WTO, ngày càng mở cửa nền kinh tế, nếu những quy định không phù hợp đó vẫn tiếp tục tồn
tại thì sẽ là một yếu tố có ảnh hưởng xấu, gây khó khăn cho quá trình thực thi luật thuế nhập
5
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
khẩu với mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước. - Thứ ba, quy định của pháp luật thuế
nhập khẩu còn chưa thống nhất. Ví dụ như quy định về thuế suất thông thường không thống
nhất, thậm chí còn dễ gây khó hiểu. Trong Luật TXK,TNK, thuế suất thông thường là không
quá 70% thuế suất ưu đãi (điểm c khoản 2 Điều 10 Luật TXK,TNK). Theo tư duy thông
thường, nếu chỉ đọc luật mà không đọc các văn bản hướng dẫn, người đọc sẽ dễ hiểu là thuế
suất thông thường thấp hơn thuế suất ưu đãi, chỉ bằng 70% thuế suất ưu đãi, chứ không phải
là 170% như ý nhà làm luật muốn truyền tải. Như vậy, theo quy định này của Luật
TXK,TNK, Bộ Tài chính có thể quy định một mức thuế suất trong một khung lớn từ 100%
đến 170% so với thuế suất ưu đãi của hàng hóa tương ứng. Những Bộ Tài chính đã tỏ ra cứng
nhắc khi quy định “Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế
suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi” (điểm b.3
khoản 3 Điều 92 Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám
sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,

nhập khẩu). Những quy định mâu thuẫn như vậy sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc thực thi
pháp luật TNK trên thực tế. Các nhà nhập khẩu và cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ lúng
túng trong việc chọn văn bản áp dụng. Tuy theo lý thuyết, cần phải áp dụng văn bản có giá trị
pháp lý cao hơn. Nhưng trên thực tế, văn bản nào gần với chủ thể nhất, hướng dẫn rõ ràng
nhất thì sẽ được áp dụng, tức là văn bản hướng dẫn luật. Do đó, yếu tố này gây ảnh hưởng
xấu tới việc áp dụng quy định của nhà làm luật, pháp luật được thực thi không đúng với tinh
thần của những người xây dựng pháp luật
2.2, Ý thức của các nhà nhập khẩu chưa cao
Có thể nói đây là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất tới việc thực thi luật TNK. Quy định của
pháp luật hiện hành rất coi trọng sự tự giác của các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, có thể nói quy
định này chưa thực sự phù hợp. Các nhà nhập khẩu luôn hướng tới lợi nhuận tối đa cho bản
thân. Từ đó, luôn tìm cách “lách luật” nhằm trốn thuế, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà
nước. Mục đích của việc thực thi luật thuế nhập khẩu không đạt đươc. Dưới đây, xin đề cập
tới một số cách thức mà các nhà nhập khẩu sử dụng để trốn thuế - những hành vi trái pháp
luật, là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc đưa luật thuế nhập khẩu vào thực tiễn, thực thi hết
vai trò mà các nhà làm luật đã kỳ vọng khi xây dựng lên nó.
a, Giá tính thuế nhập khẩu
6
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
* Đây là một trong những vấn đề luôn được quan tâm, nhân viên hải quan tại các cửa khẩu
rất khó khăn trong việc xác định chính xác giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu. Theo thống
kê của ngành hải quan thì trong số các vụ trốn TNK, số vụ do gian lận về giá chiếm tỷ lệ cao
nhất. Với quy định của pháp luật hiện hành, việc kê khai thuế chủ yếu dựa trên thái độ trung
thực của người nhập khẩu, giá tính thuế nhập khẩu được tính theo trị giá giao dịch thực tế của
hàng hóa. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến áp dụng vào thực tiễn còn rất nhiều khó khăn, và nhà
nhập khẩu luôn có rất nhiều cách để trốn thuế:
- Khai báo giá không trung thực: bên nhập khẩu sẽ thông đồng với nhà sản xuất để khai báo
giá trị hàng hóa nhập khẩu thấp hơn so với giá trị hàng hóa trên thực tế. Các hợp đồng, chứng
từ thanh toán qua ngân hàng như L/C chỉ thể hiện phần nào nội dung mà cơ quan hải quan
đang kiểm tra, chứ không thể hiện đầy đủ giá trị khai báo. Nhà xuất khẩu thì đều muốn làm

vừa lòng khách hàng để giữ giao dịch. Do đó, hiện nay xuất hiện tình trạng một giao dịch
được thực hiện theo hai hay nhiều hợp đồng để đối phó với hải quan.
Trường hợp tháng 3/2009, một doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục nhập
khẩu lô hàng qua Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1. Lô hàng gồm 520 chiếc ghế
ngồi dùng để sửa xe ô tô, khung nhôm có đệm và 70 chiếc ghế nằm dùng để sửa xe ô tô
khung nhôm có đệm, mới 100% xuất xứ từ Trung Quốc (đây là mặt hàng mới). Theo giá khai
báo nhập khẩu, giá mỗi chiếc ghế nêu trên chỉ có 2USD, theo đó số thuế phải nộp chỉ khoảng
9,2 tỷ đồng. Trong khi kết quả tham vấn giá trị tính thuế của hải quan đối với ghế ngồi dùng
để sửa xe ô tô được xác định là 138 USD/chiếc (tăng 69 lần so với giá khai báo) và ghế nằm
dùng để sửa xe ô tô giá 124 USD/chiếc (tăng 62 lần so với giá khai báo của doanh nghiệp).
Như vậy, với mức thuế suất nhập khẩu 33% và thuế giá trị gia tăng 10%, với lô hàng gần 600
chiếc ghế chuyên dùng nêu trên, số thuế doanh nghiệp phải thực nộp tăng thêm hơn 623 tỷ
đồng so với mức 9,2 tỷ đồng theo khai báo ban đầu www.ktckhanhhoa.com/Tron-thue-noi-
lo-canh-canh-cua-nganh-hai-quan.htm - Khai thấp về chất lượng hàng hóa: ví dụ như doanh
nghiệp nhập khẩu hàng vải, sợi, sắt, thép… khai báo hàng hóa của họ là hàng thứ phẩm, hàng
tồn kho, hàng loại A,B,C,D hoặc hàng vỡ vụn nhiều…nhằm làm giảm giá khai báo, trốn
thuế. - Khai báo hàng không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo: vì theo công văn
hướng dẫn của ngành hải quan, nếu doanh nghiệp có hàng hóa khuyến mãi thì sẽ được miễn
7
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
thuế đối với hàng hóa đi kèm. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã biến hàng hóa của mình thành
hàng khuyến mãi để trốn thuế.
• Khai thấp dần trị giá khai báo so với các lô hàng cùng loại, tương tự nhập khẩu trước
đó.
• Dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo trị giá các lô hàng
giống hệt, tương tự với giá thấp hơn giá dao dịch thực tế
• Dựa vào xác nhận giá của sứ quán, tham tán thương mại, phòng thương mại tại nước
xuất khẩu để khai trị giá thấp hơn giá giao dịch thực tế.
• Khai thấp trị giá đối với hàng nhập thử, sau đó ồ ạt nhập theo trị giá thấp đã khai
trước đó.

• Khai thấp trị giá đối với những mặt hàng nhạy cảm có thuế suất cao, nhập khẩu số
lượng lớn rồi bỏ trốn hoặc giải thế
• Hoặc mới đây là vụ trốn thuế lên đến hàng nghìn tỷ đồng của hàng loạt các tên tuổi
lớn là thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) như Toyota Việt
Nam, Ford Việt Nam, Vidamco, Vinamotor…Cuối tháng 3/2011, cơ quan Hải quan
nhận thấy một số linh kiện phụ tùng như ống xả, kính sườn cửa trượt (của xe Transit)
… không đáp ứng đủ mức độ rời rạc theo quy định hiện hành để có thể áp mức thuế
nhập khẩu theo dạng linh kiện, phụ tùng (có thuế suất từ 0-27%). Trong khi đó, theo
Thông tư 184/2010 của Bộ Tài chính, chỉ cần một linh kiện phụ tùng không đảm bảo
mức độ rời rạc theo Quyết định 05/2005/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ
thì sẽ phải áp thuế theo thuế suất xe nguyên chiếc (thuế suất 82%). Từ kết quả này,
Chi cục Hải quan Hải Dương đã liên tiếp ra các quyết định ấn định thuế theo xe
nguyên chiếc với lô hàng nhập khẩu của Ford Việt Nam với lý do “Lô hàng không đủ
điều kiện tính thuế cho từng linh kiện, chi tiết, cụm chi tiết”. Tổng số tiền thuế còn
phải nộp của liên doanh này chỉ trong ba tờ khai hải quan ngày 22/2/2011, 22/3/2011,
25/3/2011 đã lên tới trên 15 tỷ đồng . - Ngoài ra, “chiêu bài phổ biến nhất mà doanh
nghiệp áp dụng để trốn thuế là thường xuyên kê khai thua lỗ, dù thực tế vẫn…mở
rộng hoạt động kinh doanh. Theo số liệu thống kê, riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh,
đến cuối năm 2009, số doanh nghiệp kê khai lỗ và thu nhập bằng 0 lên đến hơn 2000.
Sau khi tiến hành thanh tra 826 doanh nghiệp, đã truy thu hơn 760 tỷ đồng, phạt hơn
246 tỷ đồng
8
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
Bên cạnh đó, công tác xác định giá tính thuế còn gặp nhiều khó khan khi tham vấn giá với
các doanh nghiệp.Công tác xác định giá gặp nhiều khó khan do hệ thống cơ sở dữ liệu giá
chưa thực sự hoàn hảo vì thông tin chưa được cập nhật đầy đủ, chưa có hình ảnh dữ liệu về
món hàng.Định giá qua mô tả thì độ chính xác không cao.
b.Thuế suất thuế nhập khẩu
Chúng ta đã có những quy định rõ rang về thuế suất trong các văn bản pháp luật và cam kết
quốc tế.Song việc thực thi, áp dụng các quy định của pháp luật trên thực tế lại vô cùng phức

tạp.Trở ngại lớn nhất là các hình thức biến hóa của các nhà nhập khẩu nhằm trốn thuế, hưởng
thuế suất thấp hơn để thoát khỏi hoặc giảm bớt một phần nghĩa vụ thuế với nhà nước.
- Gian lận thuế qua xuất xứ hàng hóa
- Khai báo gian dối về tên hàng hóa nhập khẩu để được áp mã và hưởng thuế suất thấp
hơn.
2.3. Quy định pháp luật về quy trình hành thu thuế nhập khẩu bị lợi dụng
a.Kê khai thuế nhập khẩu
Theo quy định của pháp luật thì nó phải do chủ thêt tiến hành hoạt động nhập khẩu tự thực
hiện, đòi hỏi sự trung thực, nghiêm chỉnh từ phía nhà nhập khẩu.
Việc kiểm tra của cán bộ hải quan tiến hành rất khó khăn. Trong khi đó hàng nhập khẩu rất
phong phú và đa dạng, khó có thể phân biệt và mã hóa một cách chính xác.Phần lớn các lô
hàng nhập về đều thừ về số lượng và có hàng lậu kèm theo trong lô hàng hay không, đặc biệt
đối với nguyên liệu dệt may.
b.Nộp thuế nhập khẩu
Thời hạn được quy định rõ rang trong điều 15 Luật TNK, TXK, nhưng việc thực hiện quy
định này gặp không ít khó khăn.Nhiều nhà nhập khẩu đã lwoij dụng chính sách ân hạn thuế
để gây thất thu thuế cho Nhà nước.
2.4.Các nhà nhập khẩu lợi dụng ưu đãi miến giảm, thuế nhập khẩu để trốn thuế
9
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
• Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Luật TXK, TNK năm 2005, hàng hóa nhập khẩu
trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người nhập cảnh được miễn thuế.Lợi dụng
quy định này, nhiều vụ nhập lậu, đặc biệt là điện thoại theo đường phi mậu dịch và
sách tay qua các sân bay đã được thực hiện trót lọt, gây thất thu hàng trục tỷ đồng
thuế của nhà nước.
• Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật TXK, TNK thì hàng hóa nhập khẩu theo
một hợp đồng gia công cho bên nước ngoài cũng nằm trong diện được miễn
thuế, chính vì vậy một số doanh nghiệp đã làm giả hợp đồng gia công nhằm trốn
thuế, gây thất thu thuế cho Nhà nước.Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng xấu đến
việc thực thi luật thuế nhập khẩu ở nước ta còn một phần do quy định của pháp luật

còn nhiều kẽ hở. Mặt khác do lực lượng hải quan còn thiếu và còn yếu, trong khi
các đối tượng buôn lậu ngày càng liều lĩnh và tinh vi hơn.Điều này đòi hỏi pháp luật
thuế nhập khẩu phải không ngừng hoàn thiện để bám sát thực tế, tránh tình trạng
buôn lậu hoành hành gây thất thoát thuế của nhà nước.
2.5. Đội ngũ cán bộ hải quan còn thiếu và yếu, một số cán bộ bị suy thoái, biến chất; cơ sở
vật chất lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu.
a.Cán bộ hải quan
Thực tế cho thấy cán bộ hải quan còn mỏng về số lượng và chưa đáp ứng được yêu cầu
công việc, chất lượng cán bộ không đồng đều.Thậm chí còn nhiều cán bộ vì cái lợi trước
mắt mà thông đồng với những kẻ buôn lậu trốn thuế.
Năng lực ký năng yếu kém của nhiều cán bộ cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến
việc thực thi luật thuế nhập khẩu. Vì họ tuy có phẩm chất đạo đức tốt, nhưng lại không đủ
khả năng để nhận biết, phát giác những hành vi chốn thuế ngày càng tinh vi của các đối
tượng, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến mục đích điều tiết hàng
hóa, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước của luật thuế nhập khẩu.
b.Cở sở vật chất
Không thể phủ nhận là cơ sở vật chất của ngành hải quan đang ngày càng được hoàn
thiện. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, thiếu thốn, là yếu ố trở ngại cho việc thực thi thuế
nhập khẩu.Phương tiện trang thiết bị trợ giúp choc ho cán bộ hải quan vẫn còn lạc hậu, gây
10
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
ra nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác chống buôn lậu.Nơi làm việc cho cán bộ công chức
tại chủ sở Cục hải quan Thành phố cũng như tại các Chi cục cửa khẩu có nhiều khó khăn do
mặt bằng làm việc chật hẹp.Tại các cửa khẩu Hải quan không có đất để xây dựng trụ sở mà
phải lệ thuộc vào cơ quan chủ quản trên địa bàn nên rất khó khăn bị động trong triển khai
nghiệp vụ
Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị, công nghệ thông tin cũ, không đồng bộ, phần mềm
quản lý chưa hoàn thiện nhưng chưa được trang bị mới, nâng cấp, chưa được trang bị
những thiết bị cần thiết như : camera quan sát, máy soi, máy phát hiện ma túy….
Chính những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất như vậy khiến cho việc thực thi luật

thuế nhập khẩu càng trở nên khó khăn.
III. Ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế nhập khẩu
1.Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất: Cần phải xây dựng hàng rào thuế quan phù hợp.Việc gia nhập WTO và các
cam kết của AFTA đang buộc chúng ta phải giảm hàng rào thuế quan.Do đó, việc xây
dựng, hoàn thiện quy định, văn bản hướng dẫn các loại thuế nhập khẩu bổ sung để điều tiết
kinh doanh, bảo hộ sản xuất trong nước…như thế tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp,
chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa là cần thiết
Thứ hai: Sửa đổi quy định của Luật TXK,TNK về thuế xuất ưu đãi.Thuế suất thông
thường được bộ tài chính quy định áp dụng thống nhất ở mức bằng 150% thuế suất ưu
đãi.Quy định này mang nặng tư duy ý chí, và vô tình lấn át cả quy định của Luật
TXK,TNK( luật cho phép dao động từ 100% đến 170%).Do đó, cần phải có những quy
định cụ thể, trường hợp, mức thuế suất thông thường nhằm khắc phục sự cứng nhắc trong
áp dụng thuế suất, đồng thời đảm bảo khung thuế không bị áp dụng tùy tiện, chủ quan trong
từng trường hợp riêng lẻ.
Thứ ba: Về truy thu thuế, hiện nay những quy định của pháp luật vẫn còn nhiều kẻ hở,
khiến cho các chủ thể nộp thuế trốn tránh hoặc gian lận thuế.Vì vậy, pháp luật cần quy định
một cơ chế giám sát phù hợp quá trình chuyển nhượng lại tài sản của đối tượng đáng lẽ bị
11
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
truy thu thuế nhưng đã thực hiện việc chuyển nhượng cho các đối tượng thuộc diện miễn
thuế, xét miễn thuế…
Thứ tư: Về thời hạn nộp thuế, hiện nay luật đưa ra hai tiêu chí để xác định thời hạn nộp
thuế là thời hạn xác định theo sự chấp hành pháp luật của chủ thể nộp thuế.Luật chủ nên lấy
một tiêu chí là mức độ chấp hành pháp luật của chủ thể nộp thuế, như vậy sẽ phù hợp với
quy định của Hải quan.Đồng thời khuyến khích sự chủ động tự giác tuân thủ pháp luật của
chủ thể nộp thuế.
Thứ năm: Cần đơn giản hóa, minh bạch hóa thủ tục hải quan.Điều này giúp các doanh
nghiệp dễ dàng hơn trong nhập khẩu, giảm được tình trạng hối lộ, tránh sự thoái hóa, biến
chất của một số cán bộ hải quan

Thứ sáu: Cần sửa đổi bổ sung pháp luật nhằm tăng cường quản lý, đưa ra những biện
pháp chế tài phù hợp để ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm trong thực hiện nghĩa
vụ về thuế cũng như những hành vi vi phạm khác.Chỉ đạo cán bộ, ngành, các cơ quan có
liên quan phối hợp tốt trong hoạt động có hiệu quả hơn trong phòng chống buôn lậu, gian
lận thương mại và thu hồi nợ thuế…
2.Nâng cao trình độ cũng như phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ hải quan.
Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ hải quan để cải thiện trình độ nghiệp vụ, giúp họ có
thể phát hiện ra những thủ đoạn tinh vi, ngày càng hiện đại của các đối tượng chốn thuế…
Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện thuế nhập khẩu,
phát hiện những sai phạm của chính đội ngũ cán bộ hải quan, những điều bất cập trong
chính sách.Đồng thời, việc xử lý nghiêm minh các cán bộ hải quan vi phạm pháp luật cũng
mang ý nghĩa răn đe, góp phần tránh tình trạng nhận hối lộ, thoái hóa, biến chất…Vì đây
chính là đội ngũ trực tiếp thực thi luật thuế nhập khẩu
3.Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật
Nhũng đối tượng trốn thuế, buôn lậu…ngày càng sử dụng các thủ đoạn tinh vi, phương
tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ.Nếu cán bộ hải quan vẫn phải tiến hành kiểm tra thủ công, sử
12
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
dụng phương tiện ký thuật nghèo nàn, lạc hậu thì rất khó có thể phát hiện ra những sai
phạm, cũng như gặp khó khăn trong hoạt động chống buôn lậu ở biên giới biển và đất
liền.Chính vì vậy, việc đầu tư vào các thiết bị kiểm tra, phương tiện truy bắt…là điều kiện
thiết yếu để các cán bộ hải quan có thể thực thi một cách triệt để nhất luật thuế nhập khẩu
4.Nâng cao ý thức của các nhà nhập khẩu
Để có ý thức hơn trog việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về TNK, TXK các
nhà nhạp khẩu cần phải hiểu rõ về chính sách thuế nhập khẩu của nhà nước.Vì vậy, công
tác tuyên truyền, hướng dẫn, chỉ đạo pháp luật là rất quan trọng.Pháp luật nên quy định rõ
các chế tài đối với các hành vi trái với luật thuế nhập khẩu như trốn thuế, buôn lậu,…Chế
tài phải đủ để có ý nghĩa răn đe đối với các chủ thể khác, để họ thấy đó làm gương mà tuân
thủ nghiêm chỉnh pháp luật
KẾT LUẬN

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, chúng ta đang phải cắt giảm thuế nhập khẩu
theo đúng lộ trình.Tuy nhiên, loại thuế này vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo hộ
nền sản xuất trong nước, cũng như là một khoản thu không nhỏ của ngân sách.Chính vì
vậy, việc khắc phục những yếu tố bất lợi, gây ảnh hưởng không tốt tới việc thực thi luật
thuế nhập khẩu là rất quan trọng.Nó giúp cho những quy định pháp luật này đi vào thực tiễn
và đạt được mục đích mà các nhà làm luật mong muốn
13
Lê Thị Hoan, lớp N04 – TL4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thuế Việt Nam, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2011.
2. Luật thuế XK, thuế NK năm 2005.
3. Thực tế áp dụng luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam, Lê Minh Giang, khóa luận tốt
nghiệp năm 2007
4. Thông tư 184/2010 của Bộ Tài chính
5. Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu
14

×