Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN CÁC LOẠI VACXIN VÀ CÁC VACXIN HIỆN ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.26 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN HÓA DƯỢC

TIỂU LUẬN

CÁC LOẠI VACXIN VÀ
CÁC VACXIN HIỆN ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH

HỌ VÀ TÊN:

ĐÀO VĂN NAM

MÃ HỌC VIÊN: 1211052
LỚP:

CAO HỌC 17

HỌC PHẦN:

HÀ NỘI - 2013
1

HÓA TRỊ LIỆU


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa đến nay, con người luôn phải đấu tranh với nhiều bệnh tật, trong
đó các bệnh truyền nhiễm như tả, sởi, đậu mùa, sốt rét… có tốc độ lây lan rất nhanh.
Các bệnh này đều có nguyên nhân từ các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, kí sinh
trùng. Khi bệnh bùng phát thành đại dịch, chúng gây ra thiệt hại lớn về người và
của, làm kiệt quệ kinh tế, bất ổn xã hội cả với nước phát triển và kém phát triển. Do


đó ngoài việc điều trị bệnh, các nhà y học phải đầu tư tìm hiểu và triển khai các biện
pháp phòng ngừa các bệnh trên. Ngày nay, công việc phòng bệnh không chỉ áp dụng
với các bệnh có thể thành đại dịch mà được mở rộng ra cho các bệnh lý nguy hiểm
do vi sinh vật nói chung gây ra, thậm chí cả ung thư.
Vacxin là sản phẩm ra đời bởi sự nỗ lực rất lớn trong một thời gian dài của
các nhà khoa học trên cơ sở sự nghiên cứu miễn dịch học cơ thể. Đây là một thành
tựu lớn của y học trong suốt 200 năm qua và là vũ khí hữu hiệu ngăn chặn sự phát
triển và gây bệnh khi cơ thể nhiễm vi sinh vật. Để hiểu rõ hơn về vaccin cũng như
các loại vaccin hiện nay, đồng thời có một cái nhìn toàn diện về quá trình phát triển
trong quá khứ và tương lai, tôi tiến hành làm bài tiểu luận: “Các loại vaccin và các
vaccin hiện đang được lưu hành”. Bài tiểu luận được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Tường Vy - Bộ môn Hóa Dược trường Đại học Dược Hà Nội.

2


NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VACCIN
1.1. Nguồn gốc, sự phát triển[5], [7]
Sự phát triển của vaccin có thể chia ra làm 4 giai đoạn.
a. Giai đoạn 1: Thời kì sơ khai với chủng virus đậu mùa
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, nhiều người khi mắc các bệnh truyền
nhiễm mà qua khỏi thì khả năng bị bệnh lần thứ hai là rất thấp do cơ thể đã tạo miễn
dịch. Trên cơ sở đó, khibệnh đậu mùa bùng phát ở một loạt các nước châu Âuở thế
kỷ 18, người ta đã áp dụng một biện pháp sinh miễn dịch, đó là tiêm cho người
khỏe mạnh với virus. Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công trên 6 tù
nhân ở xứ Wales vào năm 1721, và khi áp dụng đã giúp đẩy lùi nhiều thảm dịch sốt
vàng da, sởi, giang mai trên nhiều nước. Tuy nhiên, tỉ lệ người tử vong và người
nhiễm trùng sau khi tiêm cao nên phương pháp này đã dừng lại.
Trên động vật, người ta cũng đã tiến hành một số biện pháp tiêm chủng, đó

là tiêm virus của con vật mắc bệnh cho con vật khỏe. Một cải tiến được thực hiện,
đó là thay vì lấy virus ở phổi là vị trí nặng nhất của con vật bệnh, người ta lấy ở
đuôi, vị trí cách xa trung tâm.
b. Giai đoạn 2: Phát triển vaccin theo Jenner
Năm 1796, Edward Jenner tiêm vaccin là chủng virus đậu mùa trên bò vào
người để tạo miễn dịch của người với bệnh đậu mùa. Phương pháp này tiến hành
lần đầu tiên trên cậu bé James Phipps, 13 tuổi. Ưu điểm của phương pháp là chủng
đậu mùa trên bò có độc tính với người ít hơn, do đó cơ thể dễ dàng sinh miễn dịch
để bảo vệ.Đây là một bước đột phá trong quá trình nghiên cứu và sử dụng vaccin,
và được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm tiếp theo. Tuy nhiên, những dữ liệu từ
năm 1810 tới 1822 cho thấy tỉ lệ người đã tiêm chủng mắc bệnh cao hơn so với
những người mắc bệnh lần hai. Ban đầu người ta cho rằng có thể do vacxin không
đảm bảo chất lượng, nhưng sau đó các nhà khoa học kết luận là do miễn dịch tạo ra
do cơ thể tạo ra khi có vacxin yếu hơn so với khi cơ thể tạo miễn dịch khi đã mắc
bệnh. Do vậy, khi dùng vacxin phải tiêm nhắc lại, thông thường từ 7 đến 10 năm.
c. Giai đoạn 3: Tạo vaccin theo phương pháp Pasteur

3


Năm 1880, Pasteur đã phát hiện ra độc tính của vi khuẩn tả có thể bị làm
giảm nhưng vẫn đảm bảo hiệu lực sinh miễn dịch khi đưa vào cơ thể.Đối với bệnh
dại, ông sử dụng vacxin từ thỏ bị dại(từ tủy sống đã làm khô) để phòng bệnh thành
công cho Joseph Meister đã bị chó dại cắn 2 ngày trước đó. Việc tìm ra vacxin
phòng bệnh dại thực sự là một bước tiến bộ vượt bậc trong y văn, nó giúp đẩy lùi
căn bệnh nguy hiểm nhất thời điểm đó. Bên cạnh đó, chủng virus đã được làm giảm
hoạt lực từ động vật bị bệnh có độc tính ít hơn so với chủng virus còn sống, dẫn đến
tác dụng phụ giảm đi rất nhiều khi sử dụng.
Giai đoạn này tiếp tục chứng kiến sự ra đời của nhiều vaccin là các độc tố
hoặc các sản phẩm của vi khuẩn như vaccin thương hàn, sốt vàng da, tả, lao, chân

tay miệng. Năm 1886, Salmon và Smith đã tìm ra vaccin phòng bệnh tả là chủng vi
khuẩn salmonela sau khi đã bị tiêu diệt bằng nhiệt. Tiếp theo đó, Behring công bố
một loại vaccin tả khác là các ngoại độc tố do vi sinh vật gây bệnh tiết ra. Ưu điểm
lớn của các vaccin này là ít độc hơn nhiều so với vaccin sống.
d. Giai đoạn 4: Sản xuất vacccin thế hệ hai
Đây là giai đoạn phát triển mới, trong đó các vaccin được dùng không phải
lấy trực tiếp từ các vi khuẩn hoặc sản phẩm của vi khuẩn mà tạo ra do áp dụng công
nghệ sinh học và tổ hợp gen. Các kháng nguyên được sinh tổng hợp nhờ một chất
mang khác thân thiện hơn; một số kháng nguyên hoặc kháng thế được mã hóa thành
các đoạn gen và được chuyển vào tế bào phù hợp. Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự thành
công của nhiều vaccin theo công nghệ sinh học như vaccin viêm gan B, nhưng
trước các thách thức bệnh tật, sự tìm kiếm các vaccin mới là luôn cần thiết. Phương
pháp này còn là một công cụ hữu ích để tìm ra vaccin phòng các bệnh hiểm nghèo
khác, trong đó có HIV.
Dưới đây là bảng 1 tổng hợp thời điểm ra đời của một số vaccin phổ biến [7]
1.2. Nguyên lý
Dùng vaccin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây
bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh đã được
bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch
chống lại tác nhân gây bệnh.
Cơ thể có được miễn dịch sau dùng vaccin là kết quả của sự đáp ứng miễn
dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong vaccin. Tuỳ theo từng loại

4


vaccin mà cơ thể có miễn dịch thể dịch hay miễn dịch qua trung gian tế bào hoặc
phối hợp cả hai loại.
Chỉ có những bệnh truyền nhiễm sau khi người mắc bệnh khỏi cơ thể thu
được miễn dịch bảo vệ mới có khả năng sản xuất vaccin [2].


Bảng 1:Thời điểm ra đời một số vaccin phổ biến
1.3. Ưu - nhược điểm
a. Ưu điểm
Sự ra đời của vaccin là một bước đột phá về y học hiện đại trong suốt hai thế
kỉ qua. Nó đã giúp đẩy lùi nhiều đại dịch thảm khốc như đậu mùa, bệnh tả, bệnh
dại, thương hàn, lao…Điển hình là ở thế kỉ 18, vaccin đậu mùa đã chấm dứt sự
bùng phát dịch, căn bệnh chiếm tỉ lệ tử vong từ 8-20% tổng số người chết ở các
quốc gia châu Âu. Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cứu sống hàng triệu người
mỗi năm, đặc biệt ở các quốc gia kém và đang phát triển [4].Hiện nay, một số
vaccin thiết yếu được phát miễn phí hoặc được bán với giá rẻ, khiến người dân dễ
tiếp cận với vaccin, họ được bảo vệ khỏi việc lây truyền bệnh vàtiết kiệm một chi
phí rất lớn dùng để chữa bệnh nếu mắc phải.
Việc sử dụng vaccin đúng và đủ có thể đảm bảo cơ thể không mắc bệnh
trong một thời gian dài, an toàn cho những người phải đến vùng có ổ bệnh.
b.Hạn chế

5


Do nguyên lý của vaccin là sử dụng vi sinh vật hoặc sản phẩm của vi sinh vật
để tạo miễn dịch cho cơ thể người, việc sử dụng vaccin có thể gây hại. Vaccin có vi
khuẩn bất hoạt có thể hoạt động mạnh trở lại, một số có thể đột biến thành dạng gây
bệnh cho người dùng, và có thể lây lan. Việc chiết tách có thể không tinh khiết dẫn
đến mắc phải các tạp chất cho quá trình sản xuất gây ra, mặt khác đường dùng đa
phần là đường tiêm dẫn đến dễ dàng có tác dụng phụ hoặc thậm chí đột tử như
nhiều trường hợp gặp trong y văn sử dụng vaccin [5].
Ngoài ra, chi phí đầu tư đắt đỏ (300-800 triệu USD) nên ít hãng dược phẩm
chịu đầu tư nghiên cứu các vaccin mới, vaccin trị bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo.Giá
thành các vaccin này rất đắt khiến cho việc sử dụng hạn chế ở một bộ phận dân cư

[4], [8].
2. PHÂN LOẠI VACCIN
Theo cách phân loại về nguồn gốc và cách thức sản xuất, vaccin được chia
thành 4 loại [2], [8].
2.1. Vaccin vi sinh vật sống
Là những vi sinh vật đã được làm giảm hoặc mất độc lực nhưng vẫn còn tính
kháng nguyên. Vi sinh vật có thể được nuôi cấy trực tiếp trên các vật chủ (không
phải là người, ví dụ: phôi tế bào gà hoặc chim non) hoặc trong môi trường thích hợp
và được làm giảm hoạt tính (vi khuẩn lao trong môi trường mật bò). Ở trong tế bào
vật chủ, vi sinh vật sẽ tăng khả năng tái tạo nhưng khả năng này giảm đi khi vào cơ
thể người. Tuy nhiên, hệ miễn dịch người đủ sức để nhận biết và sinh ra kháng thể
chống lại các tác nhân vi sinh vật này. Đây là cách tạo ra miễn dịch tự nhiên, giống
với thực tế mắc bệnh nhất.
Tuy nhiên, một số vaccin không an toàn do khi sử dụng, vi sinh vật có thể
đột biến thành dạng hoạt tính gây bệnh. Điều này có thể xảy ra do bảo quản không
tốt (không duy trì đủ lạnh để bất hoạt), cơ thể người tiêm chủng không đủ miễn dịch
tự nhiên để sản sinh đủ kháng thể, hoặc do đường dùng không hợp lý. Vì lý do
đường dùng mà vaccin bại liệt OPV đường uống đã bị đình chỉ lưu hành và phải
thay thế bẳng IPV đường tiêm.
Phần lớn các vaccin giảm độc lực là vaccin virus. Đối với vi khuẩn, việc thực
hiện khó hơn do bộ gen phức tạp và khó tác động hơn so với virus, nếu thực hiện thì
phải sử dụng công nghệ tái tổ hợp gen, như đối với vaccin phòng tảtrên vi khuẩn

6


Vibrio cholerae. Bảng 2 cho thấy một số vaccin mà bản chất là các vi sinh vật vẫn
còn sống[2], [8].

Bảng 2:Các vaccin vi sinh vật sống

2.2. Vaccin vi sinh vật chết (vaccin bất hoạt)
Nuôi cấy vi sinh vật gây bệnh có độc lực mạnh trong môi trường nuôi cấy
thích hợp để tạo khuẩn lạc. Dùng các nhân tố lý học (nhiệt, phóng xạ) hoặc hóa học
(formalin, formaldehyd) để giết chết vi sinh vật. Những vi sinh vật bất hoạt này vẫn
là những kháng nguyên tác động lên hệ miễn dịch để sinh kháng thể nhưng sẽ yếu
hơn so với dùng vi sinh vật sống. Do vậy khi dùng vaccin loại này đa phần phải sử
dụng bổ sung (nhắc lại) nhằm đảm bảo hiệu lực đề kháng. Ưu điểm của loại này là
an toàn, hoạt lực dễ tiếp nhận, dễ dàng chế tạo bột đông khô, dễ sử dụng và bảo
quản so với dạng vi sinh vật sống. Một số vaccin làm từ vi sinh vật bất hoạt được
trình bày ở bảng 3[2], [8].

7


Bảng 3:Các vaccin là vi sinh vật bất hoạt
2.3. Vaccin giải độc tố (Toxoid)
Nhiều trường hợp, vi sinh vật không trực tiếp gây độc cho cơ thể mà tiết ra
các chất độc với cơ thể, ví dụ như trực khuẩn uốn vánClostridium tetani tiết ra
tetanospasmin gây tiêu chảy. Trường hợp này các vi sinh vật được xử lý cho chết rồi
được chiết và bất hoạt độc tính của ngoại độc tố (detoxified toxins) bằng dung môi
như formalin. Các độc tố đã bất hoạt này khi vào cơ thể sẽ giúp cơ thể tạo miễn dịch
quen với cấu trúc độc tố, dễ dàng phản ứng với độc tố thật (chưa bất hoạt) khi mắc
bệnh.
Ví dụ: vaccin giải độc tố bệnh than, tả, uốn ván [2],[8].
2.4. Vaccin từ các sản phẩm của vi sinh vật
Vaccin loại này là các phần kháng nguyên được lấy từ các mảnh vỏ tế bào,
protein hoặc các thành phần khác của vi sinh vật. Sau đó các kháng nguyên được
phân lập bằng phương pháp hóa học hoặc sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp gen.
Sử dụng các vaccin này, cơ thể không phải tiếp nhận một sinh vật lạ nào do
đó dung nạp thuốc tốt hơn, cơ thể sinh ra các kháng thể hoặc tế bào lympho T dễ tấn

công trực tiếp. Điển hình cho loại vaccin này là vaccin viêm gan B, C, cúm B. Một
số vaccin khác được trình bày trong bảng 4.

8


Bảng 4:Các vaccin từ sản phẩm vi sinh vật
2.5. Vaccin sử dụng công nghệ sinh học phân tử [3], [6], [8]
Đây là một nhóm vaccin lớn, sử dụng thành tựu của gen và công nghệ sinh
học. Nguyên lý chung là các vaccin này chứa các đoạn gen sinh kháng nguyên hoặc
kháng thể được đưa vào tế bào hoặc chất mang phù hợp. Một số phân nhóm nhỏ
vaccin:
+ Vaccin tạo ra từ các tế bào được gắn các đoạn gen sinh kháng nguyên. Ví
dụ: gắn gen tổng hợp protein S vào các tế bào nấm men bia, tế bào sẽ sinh tổng hợp
ra được các protein này thay vì phải tinh chế từ virus viêm gan B.
+ Vaccin tạo ra do tổ hợp gen của các virus hoặc/ và các vi khuẩn gây bệnh.
Ví dụ: dùng virus gây bệnh vàng da mang gen của virus gây sốt xuất huyết.
+ Vector vaccin: vector là các tế bào vô hại, được gắn trên mình các đoạn
gen, có thể biểu hiện gen ra thành các kháng nguyên như vi sinh vật gốc, khi tiêm
vào cơ thể sẽ tạo miễn dịch. Hướng tạo loại vaccin này hiện đang được nghiên cứu
để chống các bệnh hiểm nghèo như HIV.
+ Đưa gen vào cơ thể bằng phương pháp đặc biệt (có thể bắn trực tiếp vào
trong tế bào), một số tế bào sẽ tiếp nhận các đoạn gen và tổ hợp với ADN của nhân,
từ đó tế bào tự sinh ra kháng thể chống vi sinh vật. Phương pháp này không gây
bệnh có hại do các đoạn gen được đưa trực tiếp hoặc được gắn với một chất mang
vào trong tế bào, nếu có thể chỉ là do kĩ thuật tiến hành. Tuy nhiên phương pháp này
chưa áp dụng cho con người.
9



Các ví dụ vaccin nhóm này trình bày trong bảng 5.

Bảng 5:Một số vaccin tạo thành từ áp dụng công nghệ sinh học
*Ngoài ra, theo cách phối hợp, vaccin còn được chia ra thành vaccin đơn giá và đa
giá[2]
- Vaccin đơn giá: vaccin được sản xuất tử một chủng vi sinh vật, do đó chỉ có
tác dụng phòng ngừa một bệnh.
Ví dụ: vaccin phòng bệnh lao, bại liệt.
- Vaccin đa giá: vaccin gồm nhiều loại kháng nguyên cùng một lúc đưa vào
cơ thể để phòng nhiều bệnh với điều kiện các kháng nguyên này không ức chế lẫn
nhau.
Ví dụ: vaccin bạch hầu - ho gà - uốn ván
3. MỘT SỐ VACCIN HIỆN HÀNH [1]
3.1. Vaccin viêm não Nhật Bản
a. Nguồn gốc, dạng thuốc và hàm lượng
+ Vaccin viêm não Nhật bản (VNNB) thương phẩm hiện dùng là loại vaccin
bất hoạt điều chế từ não chuột đã cấy chủng virus Nakayama - NIH.
+ Thuốc tiêm: Dung dịch 0,5 ml/lọ, 1 ml/lọ, 5 ml/lọ, 10 ml/lọ hoặc bột đông
khô.
10


b. Cơ chế tác dụng
Vaccin VNNB bất hoạt có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch đối với
loại virus gây bệnh bằng cách tạo kháng thể trung hòa đặc hiệu.
3.2. Vaccin bạch hầu - ho gà - uốn ván hấp phụ
a. Nguồn gốc, dạng thuốc và hàm lượng
+ Giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván và vi khuẩn Bordetella pertussis tế
bào hoặc không tế bào bất hoạt và được hấp phụ trên nhôm hydroxyd
+ Hỗn dịch tiêm tối đa là 1,25 mg/liều.

b. Dược lý và cơ chế tác dụng
Sau khi tiêm bắp, giải độc tố bạch hầu kích thích cơ thể sản sinh kháng thể
IgG - kháng độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván kích thích cơ thể sản sinh kháng
thể IgG - kháng độc tố uốn ván, vaccin điều chế từ vi khuẩn ho gà kích thích cơ thể
sản sinh ra một vài kháng thể kháng ho gà có tác dụng bảo vệ về mặt lâm sàng.
c. Phối hợp vaccin
Có thể dùng đồng thời với các vaccin liên hợp Haemophilus B, vaccin bại
liệt bất hoạt, vaccin bại liệt sống dùng đường uống, vaccin viêm gan B, vaccin virus
sởi sống, vaccin virus quai bị sống, và vaccin virus rubella sống.
3.3. Vaccin phòng bệnh dại
a. Nguồn gốc, dạng thuốc và hàm lượng
Có 2 dạng thuốc được dùng: Dạng đông khô và dạng hỗn dịch tiêm.
+ Dạng đông khô: Vaccin điều chế từ virus dại (chủng dại Wistar PM/WI 38
- 1503) thu được do nuôi cấy dòng tế bào thường trực Vero, dùng beta propiolacton
để bất hoạt.
+ Dạng hỗn dịch: Vaccin được điều chế từ chủng CVS kissling/MDPH virus
dại phát triển trong dòng tế bào lưỡng bội bắt nguồn từ tế bào phổi bào thai khỉ
rhesus. Vaccin virus được bất hoạt bằng beta propiolacton và cô đặc bằng hấp phụ
với nhôm phosphat.
b. Dược lý và cơ chế tác dụng
Vaccin dại được dùng để kích thích khả năng miễn dịch chủ động ở những
người tiếp xúc với bệnh dại hoặc virus dại. Virus dại bất hoạt, có trong vaccin dại
loại điều chế từ tế bào lưỡng bội người (HDCV) và vaccin dại loại hấp phụ (RVA),
có tác dụng thúc đẩy sản sinh kháng thể chống virus dại (lớp IgG); kháng thể kháng

11


virus dại có khả năng trung hòa virus dại, làm cho sự khuếch tán của virus bị chậm
lại, tính chất gây nhiễm và sinh bệnh bị ức chế.

Cả hai vaccin được coi là an toàn và hiệu quả như nhau.
3.4. Vaccin phòng viêm gan B
a. Nguồn gốc, dạng thuốc và hàm lượng
Có 2 loại vaccin thương phẩm phòng bệnh viêm gan B, cả 2 loại vaccin này
đều là hỗn dịch kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg) hấp phụ vào gel
hydroxyd nhôm.
+ Vaccin viêm gan B chế xuất từ huyết tương và
+ Vaccin viêm gan B tái tổ hợp gen từ nấm men.
Hàm lượng HbsAg thay đổi tùy theo nhà sản xuất.
+ Vaccin viêm gan B (sản xuất ở Việt nam): hỗn dịch tiêm5 microgam
HBsAg/ml và 20 microgam HBsAg/ml.
+ HB - Vax II: 10 microgam HBsAg /ml.
+ Engerix - B: 20 microgam HBsAg /ml.
+ Hepavax - Gene: 20 microgam HBsAg/ml.
+ Recombivax HB: 5 microgam HBsAg /ml và 10 microgam HBsAg /ml.
b. Dược lý và cơ chế tác dụng
Nhìn chung, cả 2 loại vaccin đều được xem là tương đương nhau về khả năng
hình thành miễn dịch, mức độ bảo vệ và độ an toàn. Tuy nhiên, ở các nước công
nghiệp phát triển, loại vaccin tái tổ hợp thường được dùng nhiều hơn.
Vaccin viêm gan B tạo miễn dịch chủ động chống lây nhiễm virus viêm gan
B nhưng không chống các lây nhiễm do virus viêm gan A và các virus viêm gan
không A không B gây ra.
3.5. Vaccin phòng bệnh sởi
a. Nguồn gốc, dạng thuốc và hàm lượng
Vaccin sởi là chế phẩm đông khô virus sởi sống giảm độc lực. Chế phẩm
hiện có chứa dòng virus sởi Ender giảm độc lực hơn tách từ chủng Edmonston giảm
độc lực bằng cách cấy truyền nhiều lần trên nuôi cấy tế bào phôi gà ở nhiệt độ thấp.
Mỗi liều 0,5 ml vaccin sau khi đã pha chứa không dưới một đương lượng 1000
TCID50 (liều gây nhiễm mô cấy 50%).
Thuốc tiêm: Lọ đơn liều bột đông khô để pha thành 0,5 ml.

b. Dược lý và cơ chế tác dụng
12


Vaccin virus sởi sống kích thích cơ thể tạo miễn dịch chủ động chống sởi
bằng cách sinh kháng thể đặc hiệu: Các globulin miễn dịch IgG và IgM. Vaccin sởi
gây ra một nhiễm virus nhẹ hoặc không có triệu chứng và không lây.
c. Phối hợp vaccin
Vaccin virus sởi sống có thể được tiêm đồng thời với một vaccin bất hoạt khác
như vaccin bại liệt sống uống, vaccin Rubella sống và/hoặc vaccin virus quai bị sống.
Ngoài 3 loại vaccin trên, các vaccin virus sống khác nên tiêm cách ít nhất 1
tháng khi dùng vaccin sởi sống.
Có thể dùng đồng thời với các loại vaccin như vaccin liên hợp Haemophilus
typ b, vaccin viêm gan B hoặc các giải độc tố bạch hầu, uốn ván và vaccin ho gà.
3.6. Vaccin phòng bệnh lao BCG
a. Nguồn gốc, dạng thuốc và hàm lượng
Vaccin BCG (BCG: Bacillus Calmette - Guerin) là chế phẩm dạng đông khô
của chủng Calmette - Guerin giảm hoạt lực, có nguồn gốc từ vi khuẩn
Mycobacterium bovis.
Hiện có nhiều loại vaccin BCG lưu hành trên thế giới; vaccin BCG được
điều chế bằng phương pháp đông khô hỗn dịch vi khuẩn nuôi cấy trong môi trường
phù hợp. Vaccin BCG do Việt Nam sản xuất chứa 1 mg BCG trong 1 ống; dung
dịch để pha tiêm là dung dịch natri clorid 0,9%, mỗi ống chứa 2 ml.
b. Dược lý và cơ chế tác dụng
Vaccin BCG dùng để tạo miễn dịch chủ động đối với bệnh lao. Vì chủng
Calmette Guerin của vi khuẩn M.bovis Calmette - Guerin trong vaccin BCG có đặc
tính miễn dịch học tương tự như chủng gây ra bệnh lao ở người là M. tuberculosis,
nên tiêm vaccin BCG kích thích nhiễm M. tuberculosis tự nhiên và thúc đẩy miễn
dịch qua trung gian tế bào chống lại bệnh lao.
3.7. Vaccin bạch hầu

a. Nguồn gốc, dạng thuốc và hàm lượng
Vaccin là giải độc tố bạch hầu được điều chế từ độc tố vi khuẩn bạch hầu thu
được từ môi trường nuôi cấy chủng vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae đã được xử
lý bằng formaldehyd.
Thuốc tiêm.
b. Dược lý và cơ chế tác dụng

13


Ðể gây miễn dịch chống lại bệnh bạch hầu cần phải tiêm giải độc tố 3 lần.
Thời gian bảo vệ kéo dài ít nhất 5 năm sau mũi tiêm nhắc lại thứ nhất. Ðể có được
miễn dịch trong cộng đồng, phải có 80-90% trẻ em được tiêm phòng.
3.8. Vaccin bại liệt - tiêm
a. Nguồn gốc, dạng thuốc và hàm lượng
Vaccin thuộc loại virus bại liệt đã mất hoạt lực, Chủng virus: Salk hoặc
Lepine (IVV). Nuôi cấy virus in vitro trong các tế bào thận khỉ. Virus được nhân lên
trong môi trường nuôi cấy, sau đó dùng formaldehyd để diệt virus và tiến hành tinh
chế. Kháng nguyên virus bại liệt được điều chế dưới dạng hỗn dịch đậm đặc bao
gồm 3 typ 1,2 và 3 của virus bại liệt đã mất hoạt lực bằng nhiệt và formaldehyd.
Thuốc tiêm 0,5 ml.
b. Dược lý và cơ chế tác dụng
Tạo miễn dịch bằng cách tiêm theo chỉ định. Bảo vệ phòng chống bệnh bại
liệt 100%. Có thể kéo dài bảo vệ suốt đời.
3.9. Vaccin bại liệt - uống
a. Nguồn gốc, dạng thuốc và hàm lượng
Vaccin uống chứa một hỗn hợp virus sống giảm độc lực, gồm 3 chủng typ 1,
2 và 3. Môi trường nuôi cấy: Tế bào thận khỉ Macaca mulata hoặc tế bào VERO
(một dòng tế bào thường trực).
Hỗn dịch dùng để uống.

b. Dược lý và cơ chế tác dụng
Vaccin Sabin phòng bệnh bại liệt là một hỗn dịch gồm có 3 typ 1, 2, 3 virus
bại liệt sống, giảm độc lực. Các virus này được nhân lên trong môi trường nuôi cấy
là các tế bào thận khỉ hoặc tế bào VERO. Ưu điểm nổi bật nhất của vaccin phòng
bại liệt uống là tạo ra được miễn dịch tại ruột đối với virus bại liệt. Vì vậy, trẻ em
được miễn dịch bằng vaccin này sẽ không còn khả năng lan truyền virus bại liệt
hoang dại cho trẻ em khác. Cho uống trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng,
vaccin có thể ngăn chặn được sự lan truyền virus bại liệt hoang dại trong cộng
đồng. Dùng 3 - 4 liều vaccin sẽ có hiệu quả 100% phòng bệnh bại liệt. Vaccin Sabin
là loại vaccin được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng. Tại các nước có virus
bại liệt hoang dại đang lưu hành mà con đường lây nhiễm chủ yếu vẫn là phân miệng thì việc sử dụng vaccin Sabin là biện pháp tốt nhất.
3. BÀN LUẬN
14


Việc ra đời vaccin đã đẩy lùi nhiều thảm dịch, giúp phát triển kinh tế và nâng
cao sức khỏe toàn cầu. Tuy có lịch sử nghiên cứu cả hai thế kỉ nay, vaccin vẫn tiềm
tàng nhiều điểm yếu. Các điểm yếu đó đã được chỉ ra ở từng nhóm vaccin trong
mục 2. Y học đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong hoặc mẫn cảm ngay khi tiêm
vaccin, kể cả thời điểm hiện tại. Do vậy việc sử dụng vaccin đúng và hiệu quả là rất
cần thiết nhằm đảm bảo hiệu lực vaccin, an toàn cho sử dụng. Tổ chức Y tế thế giới
đã đưa ra hẳn một chương trình hỗ trợ sử dụng vaccin toàn cầu [9].
Ngoài ra, một trong các nguyên nhân gây phản ứng có hại là do đa sốvaccin
dùng đường tiêm, một đường dùng thuốc vốn rất nhiều nguy cơ, kèm theo đó là sự
phức tạp và yêu cầu cao về các tiêu chí vô khuẩn hay độc tố khi sản xuất. Do đó,
tìm đường sử dụng khác là rất cần thiết để cải thiện điều này. Bên cạnh đó, đường
dùng khác sẽ tập trung miễn dịch tại từng bộ phận, giống như khi mắc bệnh thật.
Một số đường dùng khác đang được nghiên cứu, đó là:
+ Xông hít: áp dụng cho các vaccin cúm, sởi, rubella.
+ Đường uống: tạo miễn dịch trong đường tiêu hóa, ví dụ vaccin bại liệt,

thương hàn đường uống
+ Qua da, niêm mạc: hiện đang trong quá trình nghiên cứu, đối với các
vaccin là các giải độc tố tếbào [8].
Về hướng phát triển vaccin. Dù đã có lịch sử 200 năm, vaccin vẫn còn nhiều
cơ hội và thách thức phía trước, đó là:
+ Phối hợp vaccin: giúp giảm tần suất sử dụng, tăng độ tiện lợi. Thế giới đã
có vaccin phối hợp 6 thành phần như bạch hầu - ho gà - uốn ván - cúm H.influenzae
B, viêm gan B và bại liệt.
+ Thay đổi đường dùng: như trên đã trình bày
+ Tiếp tục ứng dụng các công nghệ sinh học và tái tổ hợp gen. Mục tiêu là
tạo ra cách sản xuất vaccin đơn giản, hiệu quả, giảm độc tính, tăng dung nạp. Ngoài
ra, đây còn là công cụ để nghiên cứu các vaccin phòng các bệnh hiểm nghèo như
HIV, ung thư. Xu hướng này sử dụng các vector vaccin.

15


KẾT LUẬN
Sự ra đời của vaccin là một bước đột phá trong y học hiện đại. Nó giúp
phòng chống được rất nhiều bệnh lây nhiễm, đẩy lùi các đại dịch. Trải qua 200 năm,
y học đã đạt được nhiều thành tựu trong việc sản xuất vaccin, trong đó đặc biệt thế
kỉ 20 chứng kiến sự ra đời rất nhiều vaccin dựa trên thành tựu công nghệ sinh học.
Tuy nhiên, vaccin và sử dụng vaccin luôn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu do vẫn
còn nhiều hạn chế, nhân loại luôn đứng trước những thách thức bệnh tật mới, phức
tạp và khó điều trị. Do vậy việc nghiên cứu phát triển cần phải có sự tham gia hỗ trợ
của Tổ chức y tế thế giới, các tập đoàn dược phẩm và sự nỗ lực chung tay của các
nhà khoa học.

16



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2002), Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2008), Vi sinh vật, NXB Y học, Hà Nội.
Tiếng Anh
3. Danilo Gomes Moriel and Co. (2008), “Genome-based vaccine development: A
short cut for the future”, Human Vaccines, 4(3), 184-188.
4. F.E. Andr´e (2003), “Vaccinology: past achievements, present roadblocksand
future promises”, Vaccine,21, 593-595
5. Herve´ Bazin (2003), “A brief history of the prevention of infectious
diseases by immunisations”, Comparative Immunology, Microbiology
& Infectious Diseases, 26, 293–308
6. John J. D. and Co. (2005), “DNA Vaccines: Progress and Challenges”, The
Journal of Immunology, 175, 633-639.
7. Stanley A. Plotkin (1999), “Vaccination against the major infectious diseases”,
Life Sciences, 322, 943-951.
8. Stanley A Plotkin (2005), “Vaccines: past, present and future”,Nature medicine
supplement,11(4).
9. World Health Organization (2013), Global Vaccine Action Plan 2011–2020.

17



×