Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN HÓA TRỊ LIỆU Chủ đề: Các loại Vaccin và Vacxin hiện đang được lưu hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.42 KB, 17 trang )

Học viên: Vũ Thị Phượng _MHV: 1211068
TIỂU LUẬN HÓA TRỊ LIỆU
Chủ đề: Các loại Vaccin và Vacxin hiện đang được lưu hành.
BÀI LÀM
Phần 1: MIỄN DỊCH
Miễn dịch (immunity) là khả năng cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ. Đáp ừng
miễn dịch chia ra làm 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được.
I.Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu
Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống
lại sự xâm nhập của vi sinh vật và các yếu tố lạ khác. Chúng bao gồm các thành
phần không chuyên biệt(còn một số chức năng khác) và chuyên biệt thực hiện chức
năng miễn dịch.
1. Các cơ chế không chuyên biệt tham gia vào đáp ứng MDKDH
1.1 Cơ chế cơ học
Sự nguyên vẹn của da niêm mạc là hàng rào bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi
sinh vật. Mọi sự tổn thương như trong bỏng, rách da hoặc các thủ thuật tiêm truyền
đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra còn có các hoạt động cơ học của lớp
tiêm mao nhầy của hệ thống đường hô hấp trên nhằm loại bỏ và tống khứ các vi
khuẩn, chất thải ra ngoài. Các phản xạ ho, hắt hơi cũng cho kết quả như vậy. Sự
lưu thông và nhu động của đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường mật ngăn cản sự
phát triển của vi khuẩn.
1.2 Cơ chế hóa học
Trong các dịch tiết tự nhiên có chứa các hóa chất có tác dụng diệt khuẩn không
chuyên biệt. Ví dụ các axit béo trong tuyến bã, độ pH thấp của dịch âm đạo hạn
chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Độ toan cao trong dịch vị có khả năng loại bỏ hầu
hết các vi khuẩn.
1.3 Cơ chế sinh học
Trên bề mặt da, đường tiêu hóa thường xuyên có mặt các vi khuẩn cộng sinh không
gây bệnh. Các vi khuẩn này ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh bằng
cách cạnh tranh chất dinh dưỡng, tiết ra các chất kiềm khuẩn như colicin đối với vi
khuẩn đường ruột.


2. Các cơ chế chuyên biệt tham gia vào đáp ứng MDKDH
2.1 Các thành phần thể dịch
2.1.1. Lysozym
Là enzym có trong nước mắt, nước bọt, nước mũi, da (trong huyết thanh hàm
lượng rất thấp). Lysozym có khả năng cắt cầu nối phân tử của màng vi khuẩn, do
đó có khả năng làm ly giải một số vi khuẩn gram dương. Các vi khuẩn gram âm
nhờ có vỏ bọc ở ngoài là peptidoglican nên không bị ly giải trực tiếp. Tuy nhiên
khi vỏ ngoài bị thủng do tác dụng của bổ thể thì lysozym sẽ hiệp lực tấn công
màng vi khuẩn.
2.1.2. Các protein viêm
Là các protein được tạo ra trong pha cấp của phản ứng viêm như CRP (C-Reactive
Protein, α1 antitrypsin, α1 antichymotrypsin, haptoglobin). Trong đó CRP được sản
xuất sớm nhất và có thể tăng gấp 100 lần so với bình thường. Vì vậy trong lâm
sàng sử dụng định lượng CRP huyếtthanh để chẩn đoán và theo dõi viêm nói
chung.
2.1.3. Interferon (IFN)
Là một nhóm các polypeptid được sản xuất do các tế bào nhiễm vi rut tiết ra
(Interferon -α và β) hay do các tế bào lympho T hoạt hóa (Interferon-γ). Các
interferon có nhiều hoạt tính sinh học như cản trở sự xâm nhập và sự nhân lên của
vi rut, kềm hảm sự tăng sinh của một số tổ chức u, có khả năng hoạt hóa các đại
thực bào và tăng biểu lộ các kháng nguyên hòa hợp mô giúp cho quá trình nhận
diện kháng nguyên của tế bào lympho T. Các hoạt tính này không có tính đặc hiệu
với kháng nguyên, có thể xảy ra với tất cả loại vi rut nên interferon được xếp vào
hệ thống miễn dịch không đặc hiệu.
2.1.4. Bổ thể(complement,C)
Hệ thống bổ thể bao gồm khoảng 25 loại protein huyết thanh tham gia vào cơ chế
đề kháng tự nhiên của cơ thể và cả đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Trong huyết thanh
bổ thể được sản xuất ở dướidạng không hoạt động và có hai con đường hoạt hóa bổ
thể:
- Con đường cổ điển: bắt đầu từ C1q và khởi động bởi phức hợp kháng nguyên và

kháng thể (KN-KT), trong đó kháng thể thuộc loại IgG hoặc IgM.
- Con đường tắt: không phụ thuộc vào cơ chế miễn dịch đặc hiệu (không cần có sự
hiện diện của kháng thể và khởi động từ C3). Các vi sinh vật và nhiều chất khác có
thể lại hoạt hóa bổ thể theo con đường tắt như trực khuẩn Gram (+) hay gr (-), vi
rut Dengue (sốt xuất huyết, nấm, ký sinh trùng và một số chất khác như
polysaccharid vi khuẩn (vi khuẩn lao, phế cầu).
2.2.Các thành phần tế bào
2.2.1Các bạch cầu hạt
Chiếm đa số trong bạch cầu máu ngoại vi (60-70%), có đời sống ngắn (3-4 ngày).
Trong nhóm này bạch cầu hạt trung tính chiếm đa số và tham gia tích cực vào phản
ứng viêm, chúng có khả năng thực bào và trong bào tương có các hạt chứa nhiều
enzym tiêu đạm, enzym thủy phân như myeloperoxydase, elastase, cathepsin G,
hydrolase, lactoferin, collagenase, lysozym. Các bạch cầu ái toan có vai trò trong
đề kháng đối với ký sinh trùng, phản ứng dị ứng tại chổ. Các bạch cầu ái kiềm có
vai trò tương tự như tế bào mast do trên bề mặt tế bào có các thụ thể đối với mảnh
Fc của kháng thể IgE (FcεR). Các tế bào được hoạt hóa khi có hiện tượng bắt cầu
(liên kết chéo) giữa các IgE và kháng nguyên đặc hiệu giải phóng và tổng hợp các
hoạt chất trung gian như histamin, serotonin, leucotrien.
2.2.2 Bạch cầu đơn nhân
Các tế bào này có nguồn gốc từ tủy xương lưu hành trong hệ tuần hoàn, nhưng khi
xâm nhập vào các tổ chức thì biệt hóa thành các đại thực bào với các tên gọi khác
nhau như tế bào Kupffer, tế bào bạch tuộc, tế bào xòe ngón tay. Chúng có khả năng
thực bào rất mạnh nên có vai trò trong dọn dẹp các vật lạ, các tổ chức bị phá hủy,
tế bào già cổi.
Khả năng thực bào của các bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu đơn nhân/thực bào
phụ thuộc vào sự liên kết giữa vi sinh vật đối với các thụ thể bề mặt của tế bào như
thụ thể đối với C3b.
Mỗi khi vi sinh vật được nhập nội bào trong các túi, tiếp theo là sự hòa màng với
các thể tiêu bào. Quá trình diệt khuẩn xảy ra theo hai phương thức phụ thuộc oxy
hoặc không phụ thuộc oxy tạo ra các sản phẩm như: O2 -, H2O2, OCl -, OH - và

O2, lysozym, lactoferin, cathepsinG, enzym tiêu đạm.
Ngoài ra các tế bào đơn nhân/đại thực bào còn tham gia chủ động đáp ứng miễn
dịch đặc hiệu bằng cách biệt hóa thành các tế bào có chức năng trình diện KN cho
các tế bào lympho T và tiết ra các cytokin(IL1, TNF, ) mở đầu cho đáp ứng miễn
dịch đặc hiệu.
2.2.3 Tế bào NK (natural killer cells)
Có mặt trong tuần hoàn ngoại vi và có tỷ lệ từ 5-15% các tế bào lympho. Về hình
thái thì nó giống tế bào lympho nhưng có những hạt lớn trong bào tương, tế bào
NK không có các dấu ấn (marker) bề mặt của tế bào lympho T và tế bào lympho B.
Tế bào NK có khả năng diệt các tế bào ung thư, tế bào nhiễm vi rut mà không cần
được mẫn cảm trước và không bị giới hạn bởi phức hợp hòa hợp mô (không có
tính đặc hiệu).
II.Hệ thống miễn dịch đặc hiệu
1.Các thuộc tính cơ bản của MDĐH
1.1 Tính đặc hiệu
Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có nghĩa là các kháng thể hay các tế bào lympho T
hiệu quả chỉ có thể gắn với kháng nguyên hay chính xác là các quyết định kháng
nguyên đã được tiếp xúc trước đó. Ví dụ: nếu ta tiêm chủng phòng bệnh uốn ván
thì hoạt tính miễn dịch chỉ bảo vệ cho cơ thể chống lại bệnh uốn ván mà thôi.
1.2 Tính phân biệt cấu trúc bản thân và cấu trúc lạ
Bình thường hệ thống miễn dịch không tạo ra đáp ứng miễn dịch gây tổn thương
cho các cấu trúc bản thân trong khi chúng lại có khả năng thải loại các cấu trúc
ngoại lai từ cá thể khác (không cùng thuộc tính di truyền).
1.3 Trí nhớ miễn dịch
Đáp ứng miễn dịch được tạo ra khi tiếp xúc với kháng nguyên lần thứ nhất khác
với đáp ứng miễn dịch khi tiếp xúc với chính kháng nguyên đó lần thứ hai được
gọi là đáp ứng thứ phát: đáp ứng miễn dịch thứ phát xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn
và có thể chuyển thụ động bằng cách truyền các tế bào lympho mẫn cảm.
2. Các yếu tố dịch thể tham gia miễn dịch
Kháng thể là yếu tố dịch thể tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và có hai

dạng:
- Dạng lưu hành tự do trong dịch thể có khả năng kết hợp với các kháng nguyên
(QĐKN) hoà tan đặc hiệu để dẫn đến các thay đổi sinh học.
- Dạng biểu lộ trên bề mặt các tế bào lympho B, có vai trò là thụ thể kháng nguyên
của tế bào B còn được gọi là các globulin bề mặt(sIg). Về bản chất, kháng thể là
một globulin và chúng có những đặc điểm cấu trúc để thực hiện được chức năng
miễn dịch nên được gọi là globulin miễn dịch (immunoglobulin). Căn cứ vào sự di
chuyển trên điện trường người ta còn gọi chúng với tên chung là globulin gamma,
tuy nhiên thực tế còn có các lớp di chuyển trên điện trường thuộc cả khu vực
globulin α và β. Các globulin miễn dịch có khả năng nhận dạng rất nhiều quyết
định kháng nguyên khác nhau. Khi kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu, kháng thể
có khả năng hoạt hóa bổ thể và khi bổ thể được hoạt hóa sẽ dẫn đến nhiều hoạt tính
sinh học khác như hiện tượng opsonin hóa tạo điều kiện dễ cho thực bào, ly giải tế
bào đích, trung hòa các độc tố của vi khuẩn, gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể
(ADCC).
3. Các thành phần tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch
Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chủ yếu là các tế bào lympho có
nguồn gốc từ tế bào mầm trong tủy xương, sau đó biệt hóa theo hai con đường
khác nhau để tạo nên hai quần thể lympho có chức năng khác nhau: tế bào lympho
T và tế bào lympho B. Tế bào lympho T biệt hóa ở tuyến ức, chịu trách nhiệm về
đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào trong khi tế bào lympho B biệt hóa trong
túi Fabricius ở loài chim và trong tủy xương ở các động vật cấp cao khác, khi các
thụ thể bề mặt tế bào lympho B kết hợp với các kháng nguyên đặc hiệu và cùng với
các tín hiệu khác sẽ làm cho tế bào lympho B tăng sinh rồi biệt hóa thành các
tương bào để sản xuất ra kháng thể có tính đặc hiệu tương ứng. Ngoài ra để thực
hiện được chức năng miễn dịch đặc hiệu còn có các tế bào khác cùng tham gia vào
như tế bào trình diện kháng nguyên, dưỡng bào, bạch cầu hạt trung tính v v
4. Các phương thức đáp ứng MDĐH
Cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu được thể hiện hoặc bằng cách tạo ra các kháng
thể hoặc qua trung gian của các tế bào lympho T hoặc cả hai. Phương thức đáp ứng

kiểu nào tùy thuộc bản chất và vị trí xâm nhập của kháng nguyên.
4.1 Miễn dịch dịch thể
Các kháng thể có thể bất động các vi sinh vật, ngăn cản khả năng dính của vi sinh
vật với các thụ thể trên bề mặt của tế bào thực bào, trung hòa độc tố, hoạt hóa bổ
thể làm ly giải tế bào đích, hiện tượng opsonin hóa làm dễ cho sự thực bào. Kháng
thể được tạo ra bởi các tương bào do sự biệt hóa và tăng sinh dòng tế bào lympho
B được kích thích bởi các kháng nguyên. Sự tương tác giữa kháng nguyên và tế
bào lympho B có thể xảy ra bởi hai cơ chế: phụ thuộc tế bào lympho T hoặc không
phụ thuộc tế bào lympho T.
4.1.1Đáp ứng miễn dịch dịch thể không phụ thuộc tế bào lympho T
Đáp ứng này được quyết định bởi cấu trúc của kháng nguyên, đặc biệt là các phân
tử có cấu trúc trùng lập với các quyết định kháng nguyên lập lại, ví dụ nhiễm trùng
Streptococcus pneumoniae. Do tính chất cấu trúc như vậy sẽ làm cho các tế bào
thực bào nhận diện dễ dàng các quyết định kháng nguyên và tạo nên những liên kết
chéo, kích thích sự hoạt hóa tế bào lympho B biệt hóa thành tương bào sản xuất
kháng thể . Như vậy sự hoạt hóa tế bào B lúc khởi đầu là không phụ thuộc tế bào
lympho T, kháng thể tạo ra chủ yếu là IgM và không có trí nhớ miễn dịch và đáp
ứng miễn dịch không bền vững.
4.1.2 Đáp ứng miễn dịch dịch thể phụ thuộc tế bào lympho T
Đáp ứng này có vai trò rất lớn trong miễn dịch chống nhiễm trùng có độc tố, ví dụ
bệnh bạch hầu và uốn ván. Khi kháng nguyên kết hợp với các thụ thể bề mặt tế
bào, sẽ được nhập nội bào trong các túi thực bào (phagosome). Ở đây kháng
nguyên sẽ phân cắt thành các peptid bởi các enzym tế bào. Sau đó các peptid sẽ
được vận chuyển đến bề mặt tế bào cùng với phân tử hòa hợp mô chủ yếu bậc II,
gọi tắt là MHC bậc II. Phân tử MHC trình diện peptid kháng nguyên với thụ thể
đặc hiệu của tế bào lympho TCD4+ (tế bào Th2) gọi tắt là TCR (T cell receptor).
4.2 Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào có thể thực hiện qua hai cơ chế: (1) liên
quan đến tế bào lympho TCD4+ (tế bào Th1) nhận diện kháng nguyên do phân tử
MHC bậc II trình diện trên bề mặt các đại thực bào, (2) liên quan đến tế bào

lympho TCD8+ (tế bào T độc tay gọi tắt là tế bào Tc), nhận diện kháng nguyên do
phân tử MHC bậc I trình diện trên các tế bào có nhân .
4.2.1 Vi sinh vật gắn túi thực bào (đáp ứng của tế bào lympho TCD4+)
Khi các vi khuẩn lao, vi khuẩn hủi xâm nhập vào cơ thể, vi sinh vật lập tức được
thực bào. Trong tế bào các vi khuẩn phát triển các cơ chế ngăn cản sự phá hủy của
đại thực bào ví dụ sản xuất fibronectin, các enzym khử con đường diệt khuẩn cần
oxy, ngăn cản hòa màng với các thể tiêu bào. Các vi khuẩn nhân lên trong các túi
nội bào và sản xuất các peptid , các peptid sẽ được vận chuyển đến màng và được
phân tử MHC bậc II trình diện với tế bào Th1.
Tế bào Th1 sản xuất IL-2, IFN-γ, TNF (tumour necrosis factor) tác động trở lại đại
thực bào, riêng IFN-γ và TNF-α hiệp đồng tác động trên hai con đường diệt khuẩn
của đại thực bào (phụ thuộc oxy và không phụ thuộc oxy). TNF-α có vai trò tạo u
hạt, yếu tố hóa hướng động các bạch cầu và bộc lộ các yếu tố dính trên bề mặt các
tế bào nội mạc giúp các bạch cầu xuyên mạch.
4.2.2 Kháng nguyên vi sinh vật tự do trong bào tương (đáp ứng của tế bào
TCD8+)
Phổ biến nhất là các kháng nguyên vi rut, mặc dầu một số vi khuẩn như Listeria
monocytogenes có thể thoát khỏi các túi nội bào vào bào tương. Các vi rut vào tế
bào bằng cách gắn vào các thụ thể đặc hiệu, ví dụ thụ thể CD21 đối với virut
Epstein- Barr, thụ thể CD4 đối với phân tử gp120 của HIV, Vị trí phân bố các thụ
thể là một trong các yếu tố quyết định ái tính tổ chức của vi sinh vật. Ví dụ: các vi
rut bệnh dại gắn với thụ thể acetylcholin có ở các tiếp hợp thần kinh, do đó có khả
năng truyền mầm bệnh đến thần kinh trung ương. Một khi đã vào tế bào, các virut
sao chép và dịch mã, các protein của vi rut đổ vào bào tương và vận chuyển đến hệ
lưới nội mô thô, sau đó chúng được vận chuyển cùng phân tử MHC bậc I đến
màng tế bào trong những cái túi. Phức hợp peptid KN-MHC được nhận diện bởi
các thụ thể đặc hiệu với kháng nguyên có trên tế bào lympho TCD8+ (Tc), những
tế bào này có khả năng tiêu diệt tế bào đích bằng các enzym từ tế bào lympho Tc
đổ vào tế bào đích và gây chết tế bào (apoptosis). Ngoài ra còn có cơ chế thứ hai
thông qua các cytokin TNF-α, IFN-γ do tế bào lympho Tc tiết ra sẽ điều biến sự

tổng hợp protein ở tế bào đích gây chết tế bào.
III. Ứng dụng gây miễn dịch để phòng ngừa nhiễm trùng
Ngăn ngừa bệnh bằng cơ chế miễn dịch đã chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh nhiễm
trùng hoặc khả năng miễn dịch của lịch sử loài người, ví dụ dùng vảy đậu mùa để
ngửi nhằm ngăn ngừa bệnh đậu mùa đã được nhắc đến từ 590 năm trước công
nguyên tại Trung Quốc.
Ngày ra đời của ngành miễn dịch học đánh dấu bởi sự thành công của Edward
Jenner trong chủng ngừa đậu mùa (1798) và gần một thế kỷ sau, người ta hiểu biết
về vấn đề chủng ngừa nhờ những thành công của L. Pasteur. Thời kỳ đáng ghi nhớ
cho việc gây miễn dịch ở người là năm 1885. Cậu bé Joseph Meister đã được tiêm
vắc xin chống bệnh chó dại lần đầu tiên.
1. Miễn dịch chủ động
Miễn dịch chủ động đặt căn bản trên cơ chế miễn dịch tương ứng với sự đề kháng
với tác nhân vi sinh vật, có thể thực hiện được mà không có nguy cơ gây nhiễm
trùng cho vật chủ. Mức độ đáp ứng có được phụ thuộc vào miễn dịch tự nhiên đối
với bệnh. Ví dụ các kháng thể lưu hành trong máu trực tiếp đối với phế cầu khuẩn
sẽ ngăn cản khả năng nhiễm bệnh nặng do chúng làm cho vi khuẩn nhạy cảm hơn
với các cơ chế thực bào.Kích thích đáp ứng miễn dịch có thể thực hiện với
polysacarid vách tế bào vi khuẩn mà không cần gây nhiễm với phế cầu khuẩn thực
sự.
Khi được gây mẫn cảm với kháng nguyên, cơ thể sẽ khởi động một loạt đáp ứng ở
mức tế bào và dịch thể, điển hình với những tính chất: đặc hiệu, đa dạng, hiệu ứng
phân tử và có trí nhớ miễn dịch
2. Miễn dịch thụ động
Miễn dịch thụ động do sử dụng kháng thể đặc hiệu. Thực tế thường dùng điều trị
các bệnh gây ra bởi độc tố như uốn ván, kháng thể chống nọc độc của rắn. Miễn
dịch thụ động thường ngắn do kháng thể bị giáng hoá trong khi đáp ứng miễn dịch
chủ động không được tạo ra, không có trí nhớ miễn dịch nên vật chủ không được
bảo vệ trong lần nhiễm sau. Miễn dịch thụ động xảy ra ở thời kỳ sơ sinh do kháng
thể thuộc lớp IgG của mẹ truyền qua nhau thai đủ cung cấp tạm thời khả năng bảo

vệ đối với nhiễm trùng trong thời kỳ đầu sau sinh. Một khi kháng thể của mẹ giáng
hoá thì đứa trẻ sẽ nhạy cảm nhiễm trùng trừ khi nó phát triển được đáp ứng miễn
dịch chủ động.
Miễn dịch thụ động sử dụng globulin miễn dịch người, huyết thanh động vật hoặc
huyết tương và các chế phẩm của chúng. Cần quan tâm đến các phản ứng phản
vệ, bệnh huyết thanh, nhiễm trùng kèm theo như nhiễm virut viêm gan B v v
Phần 2: VACXIN
I.Cơ chế hoạt động của các loại Vacxin:
Hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" chúng.
Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế
sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn (bằng
cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh thức các tế bào
lympho nhớ). Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
II.Các loại vắc-xin
Vắc-xin có thể là các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa vào cơ thể
không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Vắc-xin cũng có thể là các vi sinh vật bị
bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật.
STT Phân loại Cụ thể
01 Viral Vacxin
Sống giảm động lực (live-attenuated)
Chêt, bất hoạt (killed, inactivated)
Đơn vị phụ (sub-unit)
02 Bacterial Vacxin
Toàn tế bào ( Whole cell)
Biến độc tố (toxoid)
Sub-unit
Polysaccharide
03 Combined Vacxin
• Vắc-xin sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những
điều kiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vắc-xin điển

hình loại này thường gây được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vắc-xin
được ưa chuộng dành cho người lớn khỏe mạnh. Các vắc-xin ngừa bệnh sốt
vàng, sởi, bệnh ban đào và quai bị đều thuộc loại này.
 Ưu điểm: Bắt chước được miễn dịch tự nhiên, sinh miễn dịch cao, bảo vệ
kéo dài (thường một liều là đủ)
 Nhược điểm: Có thể gây bệnh, giảm hiệu lực nếu tiếp xúc với nhiệt.
• Vắc-xin bất hoạt : là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc
bằng nhiệt. Thí dụ: các vắc-xin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A.
Hầu hết các vắc-xin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và
ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc nhiều lần
 Ưu điểm: Ít tác dụng phụ, không có nguy cơ gây bệnh.
 Nhược điểm: Thường ít hiệu quả hơn vacxin sống giảm động lực, cần nhiều
hơn cho bảo vệ lâu dài.
• Các "toxoid": là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong
trường hợp chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật). Thí
dụ: các vắc-xin ngừa uốn ván và bạch hầu.
Vắc-xin sống ngừa bệnh lao không phải là dòng vi khuẩn lao gây bệnh, mà là một
dòng lân cận được gọi là BCG.
• Vacxin tổng hợp:
Dựa trên sự tổng hợp những đồng phân (polymer) chuổi thẳng hoặc nhánh (3-10
axit amin) dựa trên cấu trúc đã biết của kháng nguyên vi sinh vật. Tuy nhiên bản
thân peptid tổng hợp thường sinh miễn dịch yếu do đó phải gắn với protein để kích
thích đáp ứng miễn dịch.
III. M ột số loại vắc-xin mới đang nghiên cứu
Các vắc-xin này còn được xem là vắc-xin của tương lai, có 6 hướng phát triển
chính hiện nay:
• Sử dụng các phụ gia (adjuvant) mới, nhằm gây ra loại đáp ứng miễn dịch
mong muốn. Thí dụ, chất nhôm phosphate và các oligonucleotide chứa CpG
demethyl hóa đưa vào vắc-xin khiến đáp ứng miễn dịch phát triển theo
hướng dịch thể (tạo kháng thể) thay vì tế bào.

• Vắc-xin khảm : sử dụng một sinh thể quen biết để hạn chế hiện tượng "phản
tác dụng", thí dụ dùng virus vaccinia mang một số yếu tố của virus viêm gan
B hay virus dại.
• Vắc-xin polypeptidique : tăng cường tính sinh miễn dịch nhờ liên kết tốt hơn
với các phân tử MHC: peptide nhân tạo 1/2 giống virus, 1/2 kia gắn MHC;
đoạn peptide mô phỏng 1 quyết định kháng nguyên (epitope).
• Anti-idiotype : idiotype là cấu trúc không gian của kháng thể tại vị trí gắn
kháng nguyên, đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng. Anti-idiotype là các
kháng thể đặc hiệu đối với idiotype, do đó anti-idiotype xét về mặt đặc hiệu lại
tương tự với kháng nguyên. Vậy, thay vì dùng kháng nguyên X làm vắc-xin,
người ta dùng idiotype anti-anti-X.
• Vắc-xin DNA: DNA của tác nhân gây bệnh sẽ được biểu hiện bởi tế bào
người được chủng ngừa. Lợi thế của DNA là rẻ, bền, dễ sản xuất ra số lượng
lớn nên thích hợp cho những chương trình tiêm chủng rộng rãi. Ngoài ra, vắc-
xin DNA còn giúp định hướng đáp ứng miễn dịch: tác nhân gây bệnh ngoại bào
được trình diện qua MHC loại II, dẫn đến đáp ứng CD4 (dịch thể và tế bào).
Khi kháng nguyên của tác nhân đó được chính cơ thể người biểu hiện, nó sẽ
được trình diện qua MHC loại I, lúc này đáp ứng miễn dịch tế bào qua CD8
được kích thích. Tuy nhiên phương pháp này là con dao hai lưỡi bởi lẽ tế bào
mang DNA lạ có nguy cơ bị nhận diện là "không ta", sinh ra bệnh tự miễn.
• Sử dụng véc-tơ tái tổ hợp – dùng các vi khuẩn thuần tính hoặc các tế bào
trình diện kháng nguyên như tế bào tua được chuyển gen để biểu hiện kháng
nguyên mong muốn.

VI. V ắc-xin dùng để điều trị
Một trong những hướng nghiên cứu mới là miễn dịch liệu pháp, bao gồm miễn
dịch liệu pháp thụ động và chủ động (tức vắc-xin liệu pháp). Người ta hy vọng là
phương pháp này sẽ chữa được những bệnh như ung thư, AIDS và bệnh
Alzheimer.
V. Hạn chế của Vacxin

Những hạn chế của vắc-xin tập trung thành hai nhóm chính: hiệu quả kém và các
tai biến đi kèm.
1. Hạn chế về hiệu quả
Một số vắc-xin rất có hiệu quả, không kể vắc-xin đậu mùa nổi tiếng, thí dụ vắc-xin
ngừa bệnh uốn ván, sởi v.v. Một số vắc-xin khác có hiệu quả vừa phải (hiệu quả
của BCG chỉ vào khoảng 50%). Ngược lại, có những bệnh đến đầu thế kỷ 21 vẫn
chưa có vắc-xin thích hợp (AIDS, sốt rét v.v.). Do vậy, vắc-xin chưa phải là vũ khí
vạn năng để đối phó với bệnh tật.
Hiệu quả của vắc-xin cũng khó đánh giá chính xác. Kết quả nghiên cứu trên động
vật không thể áp dụng 100% cho loài người, vì những đặc điểm riêng của từng
loài. Trên lý thuyết, phương pháp duy nhất để chứng minh hiệu quả là lấy 2 nhóm
người, một nhóm được tiêm chủng, một nhóm không rồi truyền mầm bệnh cho cả
hai nhóm để xem kết quả. Dĩ nhiên phương pháp này không thể sử dụng được vì
trái đạo đức. Do đó, người ta biến hóa đi một chút, cũng chia ra 2 nhóm được
chủng và không được chủng như trên nhưng không truyền bệnh mà chỉ quan sát sự
nhiễm bệnh qua các ngã thông thường. Hạn chế của phương pháp này là nếu một
vắc-xin tỏ ra có hiệu quả, người ta không thể triển khai nghiên cứu trên quy mô
rộng để tính chính xác hiệu quả vì như thế một số lớn quần chúng sẽ bị thiệt thòi
do không được bảo vệ.
Bởi vậy, khi một vắc-xin được xem là có hiệu quả, người ta đem tiêm chủng cho
mọi người và quan sát sự giảm số người mắc bệnh. Tuy nhiên, ngay cả khi một
bệnh có chiều hướng giảm xuống, người ta cũng không biết vai trò thật sự của vắc-
xin, thí dụ tần suất bệnh lao đã giảm rất nhiều, nhưng vai trò của các biện pháp vệ
sinh, cách ly nguồn lây cũng rất đáng kể. (Để hiểu rõ hơn cách đánh giá hiệu quả,
xem thêm bài khoa học thống kê.)
Tính kém hiệu quả của vắc-xin có thể biểu hiện về mặt chất (đáp ứng miễn
dịch không thích hợp) hoặc về mặt lượng (không có đáp ứng miễn dịch).
Nguyên nhân gây kém hiệu quả về lượng:
• Các "lỗ hổng" trong kho tàng miễn dịch: trên lý thuyết, các tế bào lympho
B có thể tạo ra hơn 10

12
loại kháng thể đặc hiệu [1], còn lympho T có thể nhận
diện trên 10
15
kháng nguyên khác nhau , những con số này tuy rất lớn
nhưng không phải là vô hạn, hệ miễn dịch không thể chống lại mọi thứ.
• Hiệu quả của vắc-xin còn tùy thuộc vào thời gian bảo vệ: trí nhớ miễn dịch
có thể tồn tại suốt đời nhưng sự sản xuất kháng thể thì không nếu không được
tái kích thích.
• Đột biến của tác nhân gây bệnh: đây là cơ chế sinh tồn của các tác nhân gây
bệnh. Đột biến đẩy hệ miễn dịch vào một cuộc rượt đuổi trường kỳ. Tiêu biểu
cho cơ chế này là HIV, virus sốt xuất huyết, virus cúm với nguy cơ đại
dịch cúm gia cầm hiện nay.
Nguyên nhân gây kém hiệu quả về chất:
• Vai trò của phụ gia: để giảm tác dụng không mong muốn của vắc-xin, người
ta thường tinh lọc các chế phẩm, nhưng có những vắc-xin quá tinh khiết lại trở
nên kém hiệu quả. Đó là do hệ miễn dịch muốn được kích hoạt, phải nhận được
một tín hiệu báo nguy, tín hiệu này thường không phải là kháng nguyên dùng
làm vắc-xin. Để khắc phục, người ta dùng một số loại phụ gia trong chế phẩm
vắc-xin. Thí dụ phụ gia Freund, nhôm hyđrôxít, nhôm phosphate hoặc trộn lẫn
các văc-xin với nhau.
• Loại phản ứng miễn dịch và hiện tượng chuyển hướng miễn dịch: đối với các
tác nhân gây bệnh ngoại bào, đáp ứng miễn dịch dịch thể là thích hợp (loại đáp
ứng này được sự hỗ trợ của các tế bào lympho Th1). Ngược lại, đáp ứng miễn
dịch tế bào (cần sự hỗ trợ của lympho Th2) lại hữu hiệu cho các tác nhân gây
bệnh nội bào. Do đó, nếu vắc-xin gây được đáp ứng miễn dịch nhưng không
đúng loại đáp ứng nên có, hiệu quả cũng không được bảo đảm. Th1 và Th2 có
xu hướng khắc chế lẫn nhau. Vắc-xin kinh điển có xu hướng tạo đáp ứng Th1.
Do đó đối với những bệnh do tác nhân nội bào như nhiễm leishmania, miễn
dịch đặc hiệu sau lành bệnh lại tốt hơn vắc-xin, vì vắc-xin lại gây hiệu quả

ngược, kiềm hãm phản ứng bảo vệ.
2. Tai biến khi dùng vắc-xin
Có hai loại tai biến: nhiễm bệnh và các bệnh miễn dịch.
Nhiễm bệnh
• Vắc-xin sống, giảm độc lực có thể gây bệnh cho người bị suy giảm miễn
dịch.
• Nguy cơ hồi phục của tác nhân vi sinh: một tác nhân bị làm giảm độc lực
tìm lại được độc tính của mình. Nguy cơ này ở vắc-xin ngừa bại liệt là 10
-7
,
nghĩa là cứ 10 triệu trẻ em uống vắc-xin Sabin thì có 1 em bị tai nạn loại này.
Điều không may này không ngăn cản được việc sử dụng vắc-xin này bởi lẽ tỷ lệ
đó được xem là chấp nhận được.
• Nguy cơ nhiễm các tác nhân gây bệnh khác vào trong chế phẩm vắc-xin.
Điều này có thể hạn chế bằng các quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng chặt
chẽ.
Bệnh miễn dịch
• Thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh dại trên cừu cho thấy có xác suất gây EAE,
một bệnh tự miễn trên hệ thần kinh khoảng 1/3000-1/1000.Lý do có thể là vắc-
xin chiết xuất từ não chó đã mang theo cả những mẩu protein của tế bào thần
kinh, khi tạo miễn dịch, cơ thể (được tiêm)đã tạo ra cả kháng thể chống lại cấu
trúc thần kinh của mình.
• Vắc-xin ngừa ho gà có thể gây sốc kèm di chứng thần kinh với xác suất 10
-4
-
10
-6
. Việc tinh lọc vắc-xin này làm tăng mức an toàn nhưng một lần nữa, giảm
hiệu quả.


Phần 3: LỊCH TIÊM PHÒNG
VÀ MỘT SỐ VACXIN LƯU HÀNH HIỆN NAY
I.Trước khi mang bầu
Trước khi thai phụ có ý định mang thai thì cần tiêm phòng các bệnh sau.
• Rubella
Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng
ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của
thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm
Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này.
• Viêm gan B
Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu,
bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B.
• Thủy đậu
Mẹ mắc Thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ thì trẻ đẻ ra có nguy cơ mắc
dị tật.Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh
này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
- Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít
nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.
• Uốn ván
- Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang
thai mà hoàn toàn vô hại với em bé.
- Uốn ván là một bệnh có tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ
và mất nhận thức
Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ
Mũi 1: Tiêm cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-35 tuổi
Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1
Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2
Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng
cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.

• Tiêm phòng cúm
Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh
những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Thời điểm tiêm
phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 – giai đoạn cúm bùng phát
mạnh.
II. Lịch tiêm phòng đối với thai phụ:
Sách chuẩn quốc gia ở nước ta quy định về tiêm phòng uốn ván cho thai phụ như
sau:
1. Thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau
ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì
tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
2. Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì
hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
3. Thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn
ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
4. Thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã
trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
5. Thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván. Không cần tiêâm bổ sung, vì với 5 mũi
khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc
lại.
Như vậy, dù đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần tiêm
nhắc lại.
Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra,
phát triển trong mô hoại tử của những vết thương bẩn và trong dây rốn nếu như
cuộc sinh không sạch. Tạo miễn dịch bằng biến độc tố uốn ván - độc tố đã bị mất
hoạt lực. Mọi trẻ đều cần được tiêm biến độc tố uốn ván vào tuần thứ 6, 10 và 14
sau sinh.
III. Lịch tiêm chủng Vacxin cho trẻ em
LỨA TUỔI LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH LỊCH TIÊM
Từ sơ sinh

(càng sớm
càng tốt)
Lao (BCG) Mũi 1: Có thể nhắc lại sau 4 năm
Viêm gan B (Hepatitis B) Mũi 1
Bại liệt (Poliomyelitis) Bại liệt sơ sinh
1 tháng tuổi Viêm gan B Mũi 2
2 tháng tuổi
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt
(Diphtheria, pertussis, tetanus, polio)
Mũi 1
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm
PQ, viêm phổi…do trực khuẩn
H.influenza týp b
Mũi 1
Viêm gan B
Mũi 3 (Một năm sau nhắc lại
mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi
5)
3 tháng tuổi Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt Mũi 2
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm
PQ, viêm phổi…do trực khuẩn
H.influenza týp b
Mũi 2
4 tháng tuổi
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm)
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm
PQ, viêm phổi…do trực khuẩn
H.influenza týp b
Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm)
9 tháng tuổi

Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella
(MMR)
Tiêm 1 mũi, 4-6 năm sau tiêm
nhắc lại (Khi cần thiết nhắc lại
sau 15 tháng)
Thủy đậu (Varicella)
Tiêm 1 mũi duy nhất (9 tháng –
12 tuổi)
Nếu trên 12 tuổi: tiêm 2 mũi
(cách nhau 6 – 8 tuần)
12 tháng tuổi
Viêm não Nhật Bản B (Japanese B
encephalitis)
Tiêm 3 mũi (2 mũi đầu cách
nhau 1-2 tuần và mũi 3 sau 1
năm)
15 tháng tuổi
Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella
(vacxin MMR)
Tiêm 1 mũi (nhắc lại sau 4-5
năm)
18 tháng và
người lớn
Viêm màng não do não mô cầu
(vacxin A+C meningoencephalitis)
Tiêm 1 mũi
(Cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần
hoặc theo chỉ định khi có dịch)
24 tháng tuổi
và người lớn

Viêm gan A (Hepatitis A) = Vacxin
Avaxim
Tiêm 2 mũi
Từ 2-15 tuổi: khoảng cách giữa 2
mũi là 6 tháng
Trên 15 tuổi: khoảng cách giữa 2
mũi là 6-12 tháng
Viêm phổi, viêm màng não mủ do
phế cầu khuẩn = vacxin Pneumo 23
Tiêm 1 mũi
(Cứ 5 năm nhắc lại 1 lần)
Thương hàn (Typhoid) = vacxin
Typhim Vi
Tiêm 1 mũi. Cứ 3 năm nhắc lại
1 lần
36 tháng và
người lớn
Vacxin Cúm = vacxin Vaxigrip
Vacxin được tiêm mỗi năm 01 lần,
đặc biệt những người có nguy cơ
mắc các biến chứng của bệnh cúm.
Có thể dùng cho phụ nữ đang cho
con bú.
35 tháng tuổi – người lớn
01 liều = 0.5 ml/mỗi năm
06 tháng – 35 tháng tuổi
01 liều = 0.25ml/mỗi năm
(trẻ dưới 8 tuổi: chưa mắc cúm
hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm
liều thứ 2 sau 4 tuần)

IV. Một số lọa Vacxin trên thị trường Việt Nam hiện nay
Bệnh Vaccin tương ứng
Rubella Trimovax*, MMR II*, Priorix*
Cúm Vaxigrip*, Influvix, Fluarix*
Thủy đậu Okavax*, Varilrix*
HBV Engerix B* (10cmg, 20cmg), Euvax B, Twinrix, Hepavax-gene
Uốn ván DTvax, Tetavax*
Viêm não Nhật
Bản
Japanese Encephalitis Vaccine-GCC
HPV Gardasil*, Cervarix*
Ngoài ra còn có Vacxin 5 trong 1 như
Vacxin Bệnh tương ứng
Inflanrix hexa 0,5 MI
Vacxin phòng bệnh bạch hầu,, ho gà, uốn ván, viêm phổi,
viêm gan, bại liệt.
Hiberix 0,5MI
Vacxin phòng viêm màng lão mủ, viêm phổi, viêm phế quản,
viêm họng, viêm mũi hầu

×