Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân loại vacxin và một số vacxin hiện dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.54 KB, 15 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHÂN LOẠI VACCIN
VÀ MỘT SỐ VACCIN HIỆN DÙNG
Họ và tên: Mai Ngọc Tú
Lớp : CH17
Mã HV : 1211098

HÀ NỘI-2013


Nội dung
1.

2.

Nguyên lý và phân loại vaccin
1.1. Nguyên lý
1.2. Phân loại vaccin
1.2.1. Theo nguồn gốc
1.2.2. Theo hiệu lực miễn dịch
Một số vaccin hiện dùng
2.1. Vaccin tiêm chủng phổ thông
2.1.1. Vaccin BCG
2.1.2. Vaccin bạch hầu, ho gà, uốn ván
2.1.3. Vaccin viêm gan B
2.1.4. Vaccin sởi, quai bị, rubella
2.1.5. Vaccin bại liệt bất hoạt
2.2. Vaccin dùng cho nhóm người đặc biệt
2.2.1. Vaccin cúm


2.2.2. Vaccin não mô cầu
2.2.3. Vaccin dại bất hoạt
2.2.4. Vaccin Rubella
2.2.5. Vaccin thương hàn
2.2.6. Vaccin liên hợp Haemophylus typ B
2.2.7. Vaccin viêm não Nhật Bản
2.2.8. Vaccin tả


1. Nguyên lý và phân loại vaccin
1.1. Nguyên lý
Dùng vaccin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật
gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh
đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình
trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Cơ thể có được miễn dịch sau dùng vaccin là kết quả của sự đáp ứng
miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong vaccin.
Chỉ có những bệnh truyền nhiễm sau khi người mắc bệnh khỏi cơ thể thu
được miễn dịch bảo vệ mới có khả năng sản xuất vaccin.
1.2. Phân loại vaccin
1.2.1. Theo nguồn gốc
+ Vaccin vi sinh vật chết: nuôi cấy vi sinh vật gây bệnh có độc lực mạnh
trong môi trường nuôi cấy thích hợp để lấy khuẩn lạc. Dùng nhân tố lý học hoặc
hóa học để giết chết vi sinh vật nhưng vẫn còn tính kháng nguyên. Ví dụ :
vaccin phòng bệnh tả.
+ Vaccin vi sinh vật sống : là những vi sinh vật đã được làm mất độc lực
nhưng vẫn còn tính kháng nguyên. Có thể nuôi cấy vi sinh vật trong những điều
kiện nhất định hoặc cấy nhiều lần ở môi trường, như nuôi cấy vi khuẩn lao trong
môi trường mật bò. Cũng có thể tiêm truyền qua động vật nhiều lần như chủng
virus đậu mùa qua bò để có vaccin phòng bệnh đậu mùa. Các vaccin vi sinh vật

sống phải được đảm bảo thuần khiết về mặt di truyền, nghĩa là những vi sinh vật
đó không bao giờ có thể trở lại gây bệnh ban đầu. Ví dụ : vaccin BCG phòng
lao, vaccin Sabin phòng bại liệt.


+ Vaccin giải độc tố: là vaccin được sản xuất từ ngoại độc tố của vi sinh
vật được làm mất độc lực bằng các nhân tố lý học, hóa học nhưng vẫn giữ được
tính kháng nguyên. Ví dụ: vaccin giải độc tố bạch hầu, uốn ván…
1.2.2. Theo hiệu lực miễn dịch
+ Vaccin đơn giá: vaccin được sản xuất từ một chủng vi sinh vật, do đó
chỉ có tác dụng phòng ngừa một bệnh. Ví dụ : vaccin phòng lao, bại liệt…
+ Vaccin đa giá: vaccin gồm nhiều loại kháng nguyên, cùng một lúc đưa
vào cơ thể để phòng nhiều bệnh với điều kiện các kháng nguyên này không ức
chế lẫn nhau. Ví dụ : vaccin bạch hầu, ho gà, uốn ván.

2. Một số vaccin hiện dùng
2.1. Vaccin tiêm chủng phổ thông
2.1.1. Vaccin BCG
+ Tên chung quốc tế: Vaccinum tuberculosis cryodessicatum; BCG vaccine.
+ Dạng thuốc và hàm lượng: Bột đông khô để tiêm: là chế phẩm dạng đông khô
của chủng Calmette - Guerin giảm độc lực, có nguồn gốc từ vi khuẩn
Mycobacterium bovis. Vaccin BCG chứa 100 - 800 triệu đơn vị tạo khuẩn lạc
bacillus BCG trong 1 ml.
Vaccin BCG do Việt Nam sản xuất chứa 1 mg BCG trong 1 ống; dung dịch để
pha tiêm là dung dịch natri clorid 0,9%, mỗi ống chứa 2 ml.
+ Chỉ định: Tạo miễn dịch chủ động phòng lao.
+ Chống chỉ định: phù toàn thân; điều trị kháng mycobacterium.
+ Thận trọng: Mang thai; chàm; ghẻ. Vùng tiêm vaccin phải không có vết
thương.
+ Liều lượng và cách dùng

Ghi chú: Lịch tiêm chủng quốc gia có thể thay đổi.
Tiêm phòng lao, tiêm trong da, trẻ nhỏ cho tới 3 tháng tuổi, 0,05 ml; người lớn
và trẻ trên 3 tháng tuổi, 0,1 ml.
Vaccin BCG do Việt Nam sản xuất:


Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, tiêm trong da, được pha bằng cách thêm 2 ml dung dịch
natri clorid 0,9% ở nhiệt độ 0 - 8 oC vào mỗi ống 1 mg vaccin đông khô. Lắc
ống để bảo đảm trộn đều. Tiêm trong da, vùng trên cánh tay trái (vùng cơ delta)
với liều 0,1 ml (0,05 mg BCG).
Trẻ trên 1 tuổi: Vaccin BCG tiêm trong da, được pha bằng cách thêm 1 ml dung
dịch natri clorid 0,9% ở nhiệt độ 0 - 8 oC vào mỗi ống 1 mg vaccin đông khô.
Lắc ống để trộn đều. Tiêm liều 0,1 ml (0,1 mg BCG) vào trong da, vùng trên
cánh tay trái (cơ delta).
+ Tác dụng không mong muốn: 1 - 10% người tiêm có tác dụng phụ.
Loét nặng và kéo dài ở vùng tiêm, áp xe vùng tiêm; viêm hạch bạch huyết, nổi
hạch tại chỗ; lỗ rò.
Viêm cốt tuỷ và loét hoại tử khu trú; hiếm có: nhiễm BCG lan tỏa ở người suy
giảm miễn dịch.
+ Độ ổn định và bảo quản: Vaccin BCG đông khô để tiêm cần tránh ánh sáng và
bảo quản lạnh dưới 5 oC, ở - 20 oC đối với vaccin BCG sản xuất ở ViệtNam. Sau
khi pha, cần phải giữ trong lạnh, tránh ánh sáng và dùng trong vòng 2 giờ sau
khi pha.
2.1.2. Vaccin bạch hầu, ho gà, uốn ván
+ Tên chung quốc tế: Vaccinum diphtheriae, pertussis, tetani adsorbatum.
Diphtheriae, pertussis and tetanus vaccine (DPT).
+ Dạng thuốc và hàm lượng: Hỗn dịch vô khuẩn để tiêm gồm có giải độc tố
bạch hầu, uốn ván và vaccin ho gà hấp phụ trên 1 chất mang muối khoáng.
+ Chỉ định: Miễn dịch chủ động chống bạch hầu, uốn ván và ho gà.
+ Chống chỉ định: Trong trường hợp bị phản ứng mạnh, bỏ thành phần ho gà và

tiếp tục tiêm phòng tiên phát bằng vaccin bạch hầu, uốn ván.
+ Liều lượng và cách dùng: Lịch tiêm chủng quốc gia có thể thay đổi. Tiêm
phòng lần đầu cho trẻ em để phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bằng tiêm bắp
hoặc tiêm dưới da sâu, trẻ nhỏ 0,5 ml vào lúc 6, 10 và 14 tuần tuổi (xem lịch
tiêm chủng TCYTTG).
+ Tác dụng không mong muốn: thành phần uốn ván hiếm gây viêm dây thần
kinh ngoại biên; thành phần ho gà hiếm gây co giật và các bệnh về não.
+ Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 oC. Không để đông lạnh.


2.1.3. Vaccin viêm gan B
+ Tên chung quốc tế: Vaccinum hepatitis B explasma humanum (làm từ huyết
tương người).
Vaccinum hepatitis B recombinatum (tái tổ hợp DNA).
+ Dạng thuốc và hàm lượng: Cả 2 loại vaccin này đều là hỗn dịch kháng nguyên
bề mặt virus viêm gan B (HBsAg) hấp phụ vào gel hydroxyd nhôm. Hàm lượng
HBsAg thay đổi tùy theo nhà sản xuất vaccin viêm gan B (sản xuất ở ViệtNam):
5 microgam HBsAg/ml, 20 microgam HBsAg/ml.
Engerix-B: 20 microgam/ml; Recombivax HB: 5 microgam HBsAg/ml; 10
microgam HBsAg/ml.
+ Chỉ định: Miễn dịch chủ động phòng viêm gan B.
+ Chống chỉ định: mẫn cảm với nấm men hoặc bất cứ thành phần nào của
vaccin. Đang sốt cao do nhiễm khuẩn.
+ Liều lượng và cách dùng
Cách dùng: Lọ đựng vaccin phải lắc kỹ và dùng ngay sau đó. Cần tiếp tục lắc
trong khi tiến hành tiêm để duy trì thuốc dưới dạng hỗn dịch màu trắng, đục
nhẹ.Tiêm bắp ở vùng cơ delta cho người lớn và ở mặt ngoài đùi cho trẻ
em.Tuyệt đối không được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trong da.
Liều dùng: (áp dụng cho 1 liều) Vaccin Việt Nam: Tiêm vào các thời điểm 0, 1
và 2 tháng tính từ liều tiêm đầu tiên, sau đó nhắc lại vào lúc 12 tháng (trẻ em), 5

năm (người lớn). Vaccin khác: Tiêm vào các thời điểm 0, 1 và 6 tháng tính từ
liều tiêm đầu tiên, sau đó nhắc lại vào lúc 12 tháng (trẻ em) và 5 năm (người
lớn). Chú ý: Cách dùng và liều dùng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Tác dụng không mong muốn: Đau ở vùng tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu,
ban đỏ, rắn ở vùng tiêm. Chán ăn, đau bụng, đau cơ và khớp, chóng mặt, mất
ngủ, buồn nôn, nôn.
+ Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 oC. Tránh làm đông lạnh.
2.1.4. Vaccin sởi, quai bị, rubella
+ Tên chung quốc tế: Vaccinum Morbillorum, Parotitidis, Rubellae vivum,
Measles, Mumps and Rubella vaccine (MMR vaccine).


+ Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm (bột đông khô) và dung môi để pha
vừa đủ 0,5 ml.
+ Chỉ định: Miễn dịch chủ động phòng sởi, quai bị và rubella.
+ Chống chỉ định: mang thai; mẫn cảm với bất cứ thành phần (kháng sinh) nào
của vaccin; mẫn cảm với trứng; tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Thận trọng: bệnh sử co giật; chú ý đến sốt sau tiêm chủng: Khó chịu, mệt
mỏi, sốt hoặc phát ban thường xảy ra sau liều đầu tiên, phổ biến nhất khoảng 1
tuần sau khi tiêm và kéo dài 2 - 3 ngày. Nên cho trẻ uống paracetamol để giảm
sốt và nếu cần, 4 - 6 giờ sau có thể cho thêm liều paracetamol thứ hai.Nếu vẫn
sốt, cần đưa trẻ đi khám.Sau liều thứ hai, các tác dụng phụ rất hiếm.
+ Liều lượng và cách dùng


Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella lần đầu cho trẻ em, tiêm bắp hoặc tiêm
dưới da sâu, trẻ em 12 - 15 tháng, 0,5 ml.




Liều tăng cường, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sâu, trẻ em 0,5 ml 2 - 5 năm
sau liều đầu tiên.



Dự phòng cho trẻ dễ mắc sau khi tiếp xúc với sởi (xem ghi chú ở trên),
tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sâu, trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc, trẻ
em 12 tháng tuổi và trẻ lớn hơn, 0,5 ml.

+ Tác dụng không mong muốn: Khó chịu, sốt, phát ban phổ biến nhất sau liều
đầu tiên (xem trên); đôi khi sưng tuyến mang tai; hiếm có viêm não màng não.
+ Độ ổn định và bảo quản: Xem chuyên luận Vaccin sởi.
2.1.5. Vaccin bại liệt bất hoạt
+ Tên chung quốc tế: Inactivated poliomyelitis vaccine - Salk vaccine.
+ Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm 0,5 ml chứa virus bại liệt typ 1, 2 và
3.
+ Chỉ định: Miễn dịch chủ động phòng bại liệt cho người có chống chỉ định
dùng vaccin sống hoặc cho người sinh sống ở các nước không muốn dùng
vaccin sống.
+ Liều lượng và cách dùng


Tiêm phòng bại liệt lần đầu cho trẻ em, tiêm dưới da, trẻ em 0,5 ml lúc mới đẻ
và lúc 6, 10 và 14 tuần tuổi.
Tiêm tăng cường cho trẻ em, tiêm dưới da, trẻ em 0,5 ml ít nhất 3 năm sau khi
hoàn thành tiêm phòng lần đầu và thêm 1 liều 0,5 ml vào lúc 15 - 19 tuổi.
Tiêm phòng bại liệt lần đầu cho người lớn chưa được miễn dịch, tiêm dưới da,
người lớn 3 liều mỗi liều 0,5 ml cách nhau ít nhất mỗi liều 4 tuần.
Tiêm tăng cường cho người lớn, tiêm dưới da, người lớn 0,5 ml 10 năm sau khi
hoàn thành tiêm phòng lần đầu.

Ghi chú: 1 số nước coi tiêm phòng tăng cường không cần thiết đối với người
lớn trừ khi đi du lịch vào vùng có bệnh lưu hành.
+ Tác dụng không mong muốn: Viêm tấy chỗ tiêm, sốt, chán ăn, nôn. Phản
ứng quá mẫn với kháng sinh trong vaccin.
+ Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 oC và không để đông
lạnh. Nếu đông lạnh, không được dùng.
2.2. Vaccin dùng cho nhóm người đặc biệt
2.2.1. Vaccin cúm
+ Tên chung quốc tế: Inactivated Influenza vaccine (Split-virion hoặc SurfaceAntigen)
+ Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ hoặc ống tiêm chứa vaccin cúm typ A và B
bất hoạt.
+ Chỉ định: Miễn dịch chủ động phòng cúm ở người có nguy cơ.
+ Chống chỉ định: vaccin virion nguyên vẹn không khuyến cáo dùng cho trẻ
em; mẫn cảm với bất cứ kháng sinh nào có trong vaccin. Tham khảo hướng dẫn
của nhà sản xuất.Mẫn cảm với trứng.
+ Liều lượng và cách dùng
Do thành phần vaccin cúm thay đổi hàng năm, nên mỗi năm phải tiêm phòng 1
lần cho người có nguy cơ cao bằng vaccin được sản xuất cho mùa cúm năm đó.
Với mỗi chế phẩm vaccin cúm, phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sâu, người lớn và trẻ em trên 13 tuổi 1 liều
duy nhất 0,5 ml ; trẻ em 6 - 35 tháng, 0,25 ml, tiêm lặp lại sau ít nhất 4 tuần nếu
trẻ trước đó không bị lây nhiễm hoặc tiêm phòng; trẻ em 3 - 12 tuổi, 0,5 ml, 1


liều thứ hai sau ít nhất 4 tuần nếu trẻ trước đó không bị lây nhiễm hoặc tiêm
phòng.
+ Tác dụng không mong muốn: đôi khi phản ứng sốt nặng, đặc biệt sau khi
dùng vaccin virion nguyên vẹn cho trẻ em.
+ Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 oC.
2.2.2. Vaccin não mô cầu

+ Tên chung quốc tế: Meningococcal polysaccharide vaccine
+ Dạng thuốc và hàm lượng: Bột đông khô dùng để pha tiêm, kháng nguyên
polysaccharid bất hoạt của Neisseria meningitidis (não mô cầu) nhóm A và C.
+ Chỉ định: Miễn dịch chủ động phòng viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết
do N. meningitidis nhóm A và C.
+ Liều lượng và cách dùng
Pha thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Phòng nhiễm N. meningitidis nhóm A và B, tiêm dưới da sâu hoặc tiêm bắp,
người lớn và trẻ em (xem ghi chú ở trên và hướng dẫn của nhà sản xuất) 1 liều
duy nhất 0,5 ml.
+ Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 oC. Không để đông lạnh.
2.2.3. Vaccin dại bất hoạt
Điều chế trong nuôi cấy tế bào
Thời gian xuất hiện tác dụng bảo vệ: 7 - 10 ngày.
Thời gian duy trì hiệu lực bảo vệ: 2 năm hoặc lâu hơn.
+ Tên chung quốc tế: Rabies vaccine (inactivated) (prepared in cell culture)
+ Dạng thuốc và hàm lượng: Có 2 dạng thuốc được dùng: Dạng đông khô và
dạng hỗn dịch tiêm chứa virus dại bất hoạt điều chế trong nuôi cấy tế bào:
Vaccin Fuenzalida sản xuất tại ViệtNam. Các thành phần khác: neomycin,
gentamicin, amphotericin B.
+ Chỉ định: Miễn dịch chủ động phòng bệnh dại; dự phòng trước khi tiếp xúc;
điều trị sau khi bị cắn.


+ Tương tác thuốc: Nếu cần phải tiêm vaccin dại và immunoglobulin kháng
dại cùng một lúc, phải dùng bơm tiêm riêng rẽ và tiêm ở các vị trí khác nhau.
+ Liều lượng và cách dùng
Với mỗi chế phẩm vaccin dại, liều lượng và cách dùng phải theo đúng hướng
dẫn của nhà sản xuất. Một số chế phẩm được hướng dẫn sử dụng như sau:
Tiêm phòng bệnh dại trước khi tiếp xúc: Tiêm dưới da sâu hoặc tiêm bắp, người

lớn và trẻ em, 1 ml vào ngày 0, 7 và 28, với liều tăng cường cứ 2 - 3 năm 1 lần
cho người tiếp tục có nguy cơ.
Tiêm phòng bệnh dại sau khi bị cắn: Tiêm dưới da sâu hoặc tiêm bắp, người lớn
và trẻ em, 2 - 5 liều, mỗi liều 1 ml:
Đối với người đã được miễn dịch đầy đủ, 2 liều tiêm bắp, cách nhau từ 3 - 7
ngày.Không cần tiêm immunoglobulin kháng dại.
Đối với người chưa được miễn dịch, hoặc tiêm phòng không đầy đủ, 5 liều tiêm
bắp cho trong 1 tháng (vào ngày 0, 3, 7, 14 và 28); tùy theo mức độ nguy cơ, có
thể cho immunoglobulin kháng dại vào ngày 0. Liệu trình có thể ngừng nếu có
chứng cứ là người bệnh không còn nguy cơ.
Đối với vaccin Fuenzalida sản xuất tại Việt Nam.
Vaccin đông khô: Tiêm trong da. Hoà với 0,7 ml dung môi pha loãng kèm theo.
Vaccin sau khi pha là một dung dịch đồng nhất không có bất cứ 1 tiểu phân nào
không tan. Vaccin sau khi pha xong phải dùng ngay. Bơm tiêm vaccin phải hủy
ngay sau khi dùng.
Người trên 15 tuổi: 0,2 ml tiêm trong da, cứ 2 ngày 1 lần; tất cả 6 mũi tiêm.
Trẻ em dưới 15 tuổi: 0,1 ml tiêm trong da, cứ 2 ngày 1 lần; tổng số 6 mũi tiêm.
+ Tác dụng không mong muốn: đau, vùng tiêm đỏ, rắn, buồn nôn, đau cơ;
mẫn cảm (ít có khả năng xảy ra với vaccin điều chế từ nguồn con người).
+ Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 oC. Không để đông lạnh.
+ Thời gian xuất hiện miễn dịch: 2 - 6 tuần.
+ Thời gian duy trì miễn dịch: ít nhất 15 năm và có thể suốt đời.


2.2.4. Vaccin Rubella
+ Tên chung quốc tế: Rubella vaccine, live attenuated
+ Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ bột chứa virus rubella sống giảm độc lực để
pha tiêm.
+ Chỉ định: Miễn dịch chủ động phòng rubella cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ.
+ Chống chỉ định: người mang thai; mẫn cảm với bất cứ kháng sinh nào trong

vaccin (tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất); mẫn cảm với trứng.
+ Liều lượng và cách dùng: Với mỗi chế phẩm vaccin rubella, việc pha thuốc,
liều lượng và cách dùng phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông
thường tiêm như sau: Tiêm phòng rubella cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ, tiêm dưới
da sâu hoặc tiêm bắp, 1 liều duy nhất 0,5 ml.
+ Tác dụng không mong muốn:phát ban, hạch to; đau khớp và viêm khớp;
hiếm có giảm tiểu cầu, triệu chứng thần kinh.
+ Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ lạnh 2 - 8 oC. Tránh ánh sáng.
2.2.5. Vaccin thương hàn
+ Tên chung quốc tế: Vaccinum typhosum
+ Dạng thuốc và hàm lượng
Vaccin thương hàn vỏ polysacharid Vi: Lọ hoặc ống tiêm 25 microgam/0,5 ml.
Vaccin thương hàn bất hoạt: Lọ hoặc ống tiêm chứa khoảng 1 tỷ S. typhi Ty 2
trong 1 ml.
Vaccin thương hàn sống, uống: Nang tan trong ruột chứa 2 - 6 x 109 đơn vị
khuẩn lạc sống S. typhi Ty 21a.
+ Chỉ định: Miễn dịch chủ động phòng thương hàn.
+ Liều lượng và cách dùng
Với mỗi chế phẩm vaccin thương hàn, phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản
xuất. Thường dùng như sau:
Cách dùng:


Vaccin thương hàn vỏ polysacharid Vi: tiêm bắp. Người lớn: tốt nhất là tiêm vào
vùng cơ delta. Trẻ em: Vùng cơ delta hay mặt trước đùi. Vaccin bất hoạt: tiêm
dưới da hay trong da.
Vaccin thương hàn sống, uống: Phải nuốt cả nang với nước lạnh hoặc hơi ấm
(nhiệt độ không quá 37 oC) khoảng 1 giờ trước khi ăn.
Liều dùng:
Phòng thương hàn, vaccin thương hàn vỏ polysacharid Vi, người lớn và trẻ em

trên 2 tuổi, tiêm dưới da sâu hoặc tiêm bắp, 0,5 ml với liều tăng cường cứ 3 năm
một lần cho người có nguy cơ liên tục. Vaccin thương hàn bất hoạt: người lớn
và trẻ em trên 10 tuổi, tiêm dưới da hay trong da, tốt nhất là tiêm dưới da, 2 liều
mỗi liều 0,5 ml cách nhau 4 tuần hoặc hơn. Liều thông thường của trẻ em dưới
10 tuổi là 0,25 ml tiêm dưới da. Liều tiêm trong da, 0,1 ml.
Vaccin thương hàn sống, uống: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, 3 nang, cách 1
ngày uống 1 nang.
+ Tác dụng không mong muốn: Đau tại nơi tiêm, hồng ban, cứng tại chỗ tiêm,
sốt. Thường các phản ứng chỉ kéo dài 1 - 2 ngày.Vaccin uống rất hiếm có tác
dụng không mong muốn. Lây truyền thứ phát vi khuẩn sống có trong vaccin
không xảy ra bởi vì không thấy chủng S. typhi Typ 21a có khả năng sống trong
phân của người uống phòng bệnh.
+ Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 oC. Vaccin lỏng không để
đông lạnh.
2.2.6. Vaccin liên hợp Haemophylus typ B
+ Tên chung quốc tế: Haemophilus-b-conjugate vaccine
+ Dạng thuốc và hàm lượng: Bột để pha tiêm, vỏ polysacharid của H.
influenzae typ b (liên hợp với 1 chất mang protein).
+ Chỉ định: Tiêm chủng thường quy (ở một số nước) phòng nhiễm H. influenzae typ b cho tất cả trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi. Vaccin này không bảo vệ được
các bệnh do typ khác của H. influenzae gây ra.
Tiêm phòng cho trẻ em trên 5 tuổi có nguy cơ cao (thí dụ cắt lách, thiếu máu
hồng cầu liềm…).
+ Chống chỉ định: Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vaccin. Sốt
cao.Đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.


+ Thận trọng: Mẫn cảm với các loại vaccin bạch hầu, não mô cầu, uốn ván.
Không khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
+ Liều lượng và cách dùng
Tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sâu, 0,5 ml; đối với tiêm chủng lần đầu, 3 liều mỗi
liều 0,5 ml cách nhau 1 tháng. Xem thêm ghi chú ở trên.
+ Tác dụng không mong muốn: Xem thêm ghi chú ở trên.
+ Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 oC.
2.2.7. Vaccin viêm não Nhật Bản
+ Tên chung quốc tế: Vaccinum encephalitidis japonicae
+ Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm: Lọ vaccin lỏng hoặc lọ bột đông
khô, kèm theo dung môi.
+ Chỉ định: Miễn dịch chủ động phòng viêm não Nhật bản cho trẻ em sống tại
các vùng có nguy cơ tiếp xúc cao với virus viêm não Nhật bản, cho nhân viên
phòng thí nghiệm có nguy cơ cao tiếp xúc với virus.
+ Chống chỉ định: Sốt, suy dinh dưỡng nặng, bệnh tim mạch, bệnh gan, thận
cấp tính. Mẫn cảm với bất cứ 1 thành phần nào của vaccin. Phụ nữ mang thai.
+ Thận trọng: Người có tiền sử dị ứng; nhà sản xuất thông báo không nên dùng
cho những người nghi hoặc có bằng chứng mẫn cảm với protein của loại gậm
nhấm hay protein mô thần kinh.
+ Liều lượng và cách dùng
Với mỗi chế phẩm vaccin viêm não, phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản
xuất. Thường dùng như sau:
Cách dùng: Vaccin loại bất hoạt được tiêm dưới da. Sau khi thêm dung môi vào
lọ bột đông khô cần phải lắc kỹ cho đến khi hòa tan hết; vaccin sau khi pha cần
bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 - 8 oC và chỉ dùng trong vòng 8 giờ.
Liều dùng:
Tiêm phòng viêm não Nhật bản lần đầu, vaccin viêm não Nhật bản bất hoạt,
người lớn và trẻ em trên 3 tuổi, 1 ml.


Trẻ em 1 - 3 tuổi, 0,5 ml; tiêm vào các ngày 0, 7 và 30, tổng cộng 3 lần tiêm.
Đối với người châu á chỉ cần tiêm 2 liều là đủ, cách nhau 1 tuần.Vaccin viêm
não Nhật bản bất hoạt không được dùng trong mùa có dịch bệnh (từ tháng 5 đến

cuối tháng 9 ở ViệtNam). Có thể tiêm nhắc lại 1 ml cho người lớn và trẻ em trên
3 tuổi, và 0,5 ml cho trẻ từ 1 - 3 tuổi, vào thời điểm 2 năm sau khi tiêm phòng
lần đầu.
+ Tác dụng không mong muốn: Một vài phản ứng nhẹ: sốt, khó chịu, rối loạn
tiêu hoá, đau, sưng ở chỗ tiêm, nhức đầu. Rất hiếm viêm não, co giật, viêm đa
dây thần kinh, thoái hoá myelin nhưng không có bằng chứng liên quan đến
vaccin.
+ Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 4 - 8 oC, loại vaccin lỏng
không để đông lạnh.
2.2.8. Vaccin tả
+ Tên chung quốc tế: Vaccinum cholerae inactivatum
+ Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm dạng hỗn dịch, lọ 7,5 ml hỗn dịch
uống (tương đương 5 liều).
+ Chỉ định: Miễn dịch chủ động phòng tả cho những người sinh sống và làm
việc trong vùng tả lưu hành có điều kiện vệ sinh kém, cho nhân viên y tế hoặc
xét nghiệm viên thường xuyên tiếp xúc với người bệnh hoặc bệnh phẩm, cho
người đi du lịch tới vùng tả lưu hành.
+ Chống chỉ định: Xem phần giới thiệu Mục 19.2.
+ Thận trọng: Xem phần giới thiệu Mục 19.2. Không tiêm bắp cho người có
rối loạn đông máu.
+ Liều lượng và cách dùng
Cách dùng:
Vaccin tiêm: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Không được tiêm tĩnh mạch. Trước
khi rút dung dịch vaccin, phải lắc kỹ. Nút cao su lọ vac- cin và vùng da tiêm cần
sát khuẩn bằng các dung dịch sát khuẩn thích hợp. Vị trí tiêm: người lớn và trẻ
lớn, vùng cơ delta; trẻ dưới 3 tuổi, mặt ngoài - trước đùi.
Liều dùng:
Vaccin tiêm: Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, tiêm bắp hay dưới da sâu, 0,5 ml;
trẻ em 5 - 10 tuổi, 0,3 ml; trẻ em từ 6 tháng - 4 tuổi: 0,2 ml. Tiêm 2 liều, mỗi



liều cách nhau từ 1 tuần đến 1 tháng hoặc hơn. Liều củng cố nên tiêm 6 tháng 1
lần nếu tiếp tục còn nguy cơ.
Vaccin uống: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, 1,5 ml. Uống 2 liều, mỗi liều cách
nhau 14 ngày. Lắc kỹ lọ vaccin trước khi dùng.
+ Tác dụng không mong muốn: Đau tại chỗ tiêm, buồn nôn, tiêu chảy.
+ Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 oC, tránh ánh sáng,
không để đông lạnh.

Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn Vi sinh- Sinh học, Trường Đại học Dược Hà Nội: Vi sinh vật học,
Trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Vi sinh vật học, Nguyễn Lân Dũng
3. Dược thư Quốc gia Việt Nam



×