Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề đáp án HSG địa 9 huyện phù ninh 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.53 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018
MÔN THI: ĐỊA LÍ 9
Thời gian làm bài:135 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm có 03 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm)
Em hãy chọn các phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm trên Tờ giấy thi:
Câu 1. Nhận định nào sau đây thể hiện sự ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ đến khí hậu
nước ta ?
A. Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc -Nam.
B. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa
C. Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
D. Khí hậu phân hóa theo đai cao
Câu 2.Việt Nam có chung biên giới vừa trên đất liền vừa trên biển với các quốc gia:
A. Campuchia và Lào
B. Trung Quốc và Campuchia
C. Campuchia và Ma-lai-xi-a
D. Trung Quốc và Lào
Câu 3. Bốn vùng thuộc vùng núi nước ta là:
A. Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Trường Sơn Bắc.
B. Trường Sơn Bắc, Tây Bắc, Việt Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Đông Nam Bộ, Đông Bắc, Tây Bắc, và Trường Sơn Nam.
D. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Câu 4. Địa hình làm cho khí hậu vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Mùa hạ đến sớm và kết thúc muộn.
B. Mùa đông lạnh nhất cả nước.
C. Khí hậu có đủ ba đai cao.
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
Câu 5. Sản xuất lúa ở nước ta đảm bảo đủ ăn và còn đủ để xuất khẩu. Nguyên nhân quan
trọng nhất là
A. Tính cần cù lao động của nhân dân


B. Đường lối đổi mới trong nông nghiệp của nhà nước
C. Thời tiết thuận nhiều năm
D. Diện tích trồng lúa tăng lên
Câu 6. Cây Chè là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở:
A. Vùng núi và trung du Bắc bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Duyên hải Nam Trung bộ
Câu 7. Khí hậu biển Đông có đặc điểm
A. Có 2 mùa gíó Đông Bắc và Tây Nam
B. Nóng quanh năm
C. Biên độ nhiệt nhỏ,lượng mưa ít hơn trong đất liền D. Tất cả ý trên đúng
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của nước ta?
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
B. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển.
C. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa.
D. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Câu 9. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta là vùng
A. rộng 12 hải lí tính từ lãnh hải ra phía biển.
B. rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra biển.
C. nước tiếp giáp đất liền phía trong đường cơ sở.
D. rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.

/>
1


Câu 10. Điểm nào sau đây không đúng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
A. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển
B. Vùng có các đồng bằng rộng ở ven biển

C. Vùng có biển rộng lớn ở phía Đông
D. Ở phía Tây của vùng có đồi núi thấp
Câu 11. Việc hình thành cơ cấu nông lâm ngư nghiệp vùng Bắc Trung Bộ tạo ra ý nghĩa lớn
nhất là:
A. Tạo nên thế liên hoàn trong phát triển kinh tế
B. Giải quyết việc làm cho người lao động
C. Hình thành nên các sản phẩm thế mạnh của vùng
D. Giúp hình thành các mô hình sản xuất mới
Câu 12. Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về:
A. Nhiệt điện, điện gió.
B. Thuỷ điện, điện gió.
C. Nhiệt điện, thuỷ điện.
D. Thuỷ điện, điện nguyên tử
Câu 13. Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gồm các phân ngành chính:
(1) Chế biến sản phẩm trồng trọt
(2) Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm đông lạnh, đồ hộp…
(3) Chế biến thủy sản
(4) Chế biến mây, tre đan xuất khẩu
A: (1), (2), (4)
B: (1), (3), (4)
C: (1), (2), (3)
D: (2),(3), (4)
Câu 14. Xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới diễn ra với quy mô lớn
và nhịp độ cao là điều kiện để:
A. Nước ta tận dụng các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế- xã hội
B. Nước ta mở rộng buôn bán với nhiều nước trên thế giới.
C. Nước ta bộc lộ những hạn chế về vốn, công nghệ trong quá trình phát triển sản xuất.
D. Tất cả các điều kiện trên.
Câu 15. Lực lượng lao động có kỹ thuật được tập trung đông nhất ở:
A. ĐBSH và vùng Đông Nam Bộ.

B. Hà Nội- Hải Phòng- TPHCM- Đà Nẵng.
C. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
D. Miền núi và trung du phía Bắc.
Câu 16. Nguyên nhân chính làm cho vùng Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất
cả nước là?
A. Đất phù sa màu mỡ.
B. Khí hậu, thủy văn thuận lợi.
C. Thâm canh tăng năng suất, tăng vụ.
D. Nguồn lao động dồi dào.
Câu 17. Lợi thế của nước ta trong việc hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp:
A. Nhiều cán bộ có kỹ thuật cao
B. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt
C. Số dân đông,sức mua tăng, môi trường ổn định D. Khí hậu điều hoà.
Câu 18. Các yếu tố đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta:
A. Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng
B. Dân cư và lao động
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng
D. Chính sách phát triển công nghiệp, thị trường tiêu thụ.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, theo biểu đồ cơ cấu GDP phân

theo khu vực kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng, hãy cho biết nhận định nào sau
không đúng?
A. Nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất.
B. Nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất.
C. Công nghiệp và xây dựng chiểm tỉ trọng khá cao.
D. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất.
Câu 20. Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
(1) Chăn nuôi vịt đàn
(2) Trồng cây lương thực


/>
2


(3) Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện

A.
C.

(4) Phát triển tổng hợp kinh tế biển

(1), (3)
(1), (2)

B.
D.

(1), (4)
(2), (3)

II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
a. Vị trí địa lí hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
b. Vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta?
Câu 2: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những điều kiện thuận
lợi và khó khăn đối với sự phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta?
Câu 3 (3,5 điểm)

a) Phân tích vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển các ngành công
nghiệp nước ta. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay, ngành nào
chiếm tỉ trọng lớn nhất? Vì sao?
b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy so sánh hai trung tâm công nghiệp
Việt Trì và Hải Phòng.
Câu 4: (3,5 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta thời kỳ 2000 - 2010
Năm
2000
2005
2007
2009
2010
Sản lượng (nghìn tấn)
2251
3467
4200
4870
5182
Giá trị sản xuất (tỉ đồng)
21777
38784
47014
53654
56966
a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta thời
kì 2000 - 2010.
b) Nhận xét và giải thích tình hình phát triển của ngành thủy sản nước ta từ biểu đồ
đã vẽ.

-------------------- Hết ------------------(Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam tái bản năm 2009 đến nay)

/>
3


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN ĐỊA LÍ
NĂM HỌC 2017-2018
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5

Đáp án
A,C
B
D
B,D
A

Câu
6
7
8
9
10


Đáp án
A
A
D
A
B

Câu
11
12
13
14
15

Đáp án
A
C
C
A
B

Câu
16
17
18
19
20

Đáp án

C
C
D
A
C

II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)
Nội dung
Câu 1. (2,0đ)
a, (1 điểm)
Vị trí địa lí hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay:
- Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu
hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai như bão lũ, hạn hán, cháy rừng...
và chống giặc ngoại xâm như xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển,
vùng trời tổ quốc...
b,(1 điểm)
Vai trò của các đảo và quần đảo đổi với quá trình phát triển kinh tế nước ta:
- Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời
trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta.
- Các đảo và quần đảo là kho tàng tạo nên sự phong phú về cơ cấu kinh tế nước ta,
nhất là ngành du lịch biển và đồng thời còn là nơi trú ngụ an toàn của tàu bè đánh
bắt ngoài khơi khi gặp thiên tai.
- Có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo và quần đảo là
hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại
dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển.
Câu 2 (3,0đ)
a. Thuận lợi (2,0 điểm)

* Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi thuận lợi cho việc trồng cây CN lâu
năm
- Đất: Diện tích lớn, có nhiều loại cây thích hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu
năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều, đặc biệt là đất bazan, đất xám trên phù
sa cổ ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng (theo chiều Bắc –Nam,
theo độ cao…) nên có thể đa dạng các loại cây công nghiệp lâu năm (nhiệt đới, cận
nhiệt và ôn đới)
- Nguồn nước: Dồi dào do có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm khá
phong phú đây là điều kiện thuận lợi để cung cấp nước tưới cho các vùng cây công

/>
Điểm

0,3
0,3
0,4

0,3
0,3
0,4

0,25
0,25
0,25

0,25

4



nghiệp
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư, nguồn lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệp trong trồng và chế biến cây
công nghiệp
- Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc…) và cơ sở vật chất kĩ thuật
(các trại giống, trạm bảo vệ thực vật, các cơ sở chế biến…) phục vụ cho việc trồng
và chế biến sản phẩm công nghiệp
ngày càng được đảm bảo
- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng
- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà
nước nhằm phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Việc đảm bảo về lương thực cũng tạo điều kiện để ổn định và mở rộng diện tích
cây công nghiệp lâu năm ( Nên bỏ vì nó phù hợp với trình độ HS lớp 12 hơn)
b. Khó khăn (1,0 điểm)
* Điều kiện tự nhiên
- Thiếu nước tưới trong mùa khô
- Vấn đề khai thác tài nguyên đất chưa hợp lí ở nhiều vùng dẫn đến thoái hóa đất
- Những diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu (hạn hán, bão, lũ lụt…) gây ra
những thiệt hại
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Phân bố lao động chưa đồng đều
- Công nghiệp chế biến nhìn chung còn lạc hậu
- Thị trường có nhiều biến động (nhu cầu, giá cả…)
Câu 3 a). Phân tích vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển
(3,0đ) các ngành công nghiệp nước ta. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công
nghiệp nước ta hiện nay, ngành nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? Vì sao?
- Phân tích vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển các
ngành công nghiệp nước ta.

+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và
năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
+ Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển
các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác
nhau của các vùng.
- Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta hiện nay ngành
chiếm tỉ trọng cao nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Giải thích:
+ Nguồn nguyên liệu phong phú, lấy từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản
+ Vốn đầu tư không lớn; nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy so sánh hai trung tâm
công nghiệp Việt Trì và Hải Phòng.
- Giống nhau:
+ Đều là những trung tâm công nghiệp có cơ cấu ngành tương đối đa
dạng
+ Đều có ngành chuyên môn hóa chế biến nông sản, SX vật liệu xây
dựng.
- Khác nhau:

/>
0,25
0,25

0,25
0,25
0,5

0,5


1,75

0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
1,5

0,25
0,25

5


+ Quy mô: Hải Phòng lớn hơn Việt Trì (dẫn chứng)
+ Số lượng ngành: Hải Phòng có nhiều ngành hơn Việt Trì (dẫn chứng)
+ Ngành chuyên môn hóa: Việt Trì có ngành hóa chất, phân bón và sản
xuất gỗ giấy, xenlulô; Hải Phòng có ngành luyện kim đen, cơ khí, đóng
tàu, điện tử và dệt may.
+ Phân bố: Việt Trì thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Hải Phòng thuộc
Đồng bằng sông Hồng.
Câu 4: a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản
(3,5 đ) của nước ta thời kì 2000 – 2010:
Yêu cầu:
+ Vẽ đúng dạng biểu đồ kết hợp cột và đường
+ Vẽ sai một giá trị trừ 0,25đ;
+ Thiếu tên biểu đồ, chú giải, số liệu, năm, khoảng cách năm không
đúng, trừ 0,25đ/1 lỗi.

b) Nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành thủy sản ở nước
ta:
* Nhận xét:
- Sản lượng thủy sản nước ta tăng liên tục qua các năm, tăng 2,3 lần.
- Giá trị sản xuất thủy sản nước ta tăng liên tục, tăng 2,6 lần.
* Giải thích:
Sản lượng thủy sản, giá trị sản xuất thủy sản nước ta tăng liên tục là do
nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản (vùng biển
rộng, trữ lượng thủy sản lớn, diện tích mặt nước lớn, phương tiện đánh
bắt ngày càng hiện đại, kỹ thuật nuôi trồng và chế biến có nhiều tiến bộ,
thị trường tiêu thụ được mở rộng, …)

0,25
0,25
0,5
0,25
2,0

1,5
0,5
1,0

Lưu ý khi chấm bài:
- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm
- Bài làm thiếu, sai kiến thức cơ bản, vận dụng các kỹ năng địa lí và phương pháp
làm bài hạn chế…thì tuỳ mức độ trừ điểm thích hợp.
- Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu cơ bản thì
vẫn cho điểm tối đa.

/>

6



×