Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

VACCINE VÀ CÁC LOẠI VACCINE ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.34 KB, 15 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VACCINE VÀ CÁC LOẠI VACCINE ĐANG ĐƯỢC LƯU
HÀNH
HỌ VÀ TÊN :

TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG

Lớp :

CH17

Mã HV :

1211042

HÀ NỘI, 2013

NỘI DUNG


I, Đại cương vaccine
1. Lịch sử phát triển

Miễn dịch chủ động bắt đầu ở Trung Quốc hoặc ở Ấn Độ, vào khoảng thế kỷ thứ 10
các thầy lang đã biết lấy vẩy sẹo của người bị bệnh đậu mùa cho vào một chiếc hộp kín
rồi giữ ở nhiệt độ nhất định trong một thời gian để giảm độc tính, sau đó nghiền nhỏ
thổi vào mũi của người khỏe chưa từng mắc bệnh đậu mùa để ngừa bệnh.
Edward Jenner được công nhận là người đầu tiên dùng vaccine để ngừa bệnh cho
con người ngay từ khi người ta còn chưa biết bản chất của tác nhân gây bệnh. Năm


1796 ông đã thực hiện thành công thử nghiệm vaccine ngừa bệnh đậu mùa, những
nông dân vắt sữa bò có thể bị lây bệnh đậu bò, nhưng sau khi khỏi bệnh, họ trở nên
miễn nhiễm với bệnh đậu mùa.
Louis Pasteur với các công trình nghiên cứu về vi sinh học và miễn dịch học đã mở
đường cho những kiến thức hiện đại về vaccine.
Công nghệ gen, đi tiên phong bởi Stanley Cohen và Herbert Boyer năm 1973, đã
trở thành phương pháp được ưa chuộng để sản xuất vaccine ngày nay.
2. Định nghĩa Vaccine
• Theo quan điểm trước đây:
Vaccine là một chế phẩm sinh học trong đó chứa chính mầm bệnh hoặc kháng
nguyên của mầm bệnh gây ra một bệnh truyền nhiễm nào đó cần phòng (nếu là mầm
bệnh thì phải được giết hoặc làm giảm độc tính bởi các yếu tố vật lý, hóa học và vi
sinh vật). Cách hiểu này được hình thành trên cơ sở thực tế sản xuất vaccine.
Ví dụ: vaccine phòng lao được làm từ vi khuẩn lao biến dị (BCG), vaccine uốn
ván được làm từ ngoại độc tố đã được giải độc…
• Hiện nay, khái niệm về vaccine đã có sự thay đổi, nó không chỉ còn là chế phẩm từ vi
sinh vật hoặc ký sinh trùng được dùng để phòng bệnh mà con được làm từ các vật liệu
sinh học khác (không vi sinh vật) và được dùng với mục đích không phòng bệnh. Ví
dụ: vaccine chống khối u làm từ tế bào sinh khối u, vaccine chống thụ thai làm từ
receptor của trứng… Nhưng dù là vaccine được chế tạo từ vật liệu nào và được dùng
với mục đích gì thì thành phần buộc phải có của vaccine là kháng nguyên và khi đưa
vào cơ thể, kháng nguyên sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch.
• Như vậy hiện nay vaccine được hiểu với khái niệm rộng hơn:
Vaccine là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên có thể tạo cho cơ thể một
đáp ứng miễn dịch và được dùng với mục đích phòng bệnh hoặc với mục đích khác.
3. Nguyên lý
Vaccine là chế phẩm kháng nguyên gây trạng thái miễn dịch mà không gây bệnh.
Vaccine dùng để kích thích đáp ứng miễn dịch nguyên phát, làm tăng tế bào nhớ và
khả năng đáp ứng miễn dịch nhớ khi tiếp xúc với kháng nguyên lần sau.



Tình trạng miễn dịch mà cơ thể có được sau khi sử dụng vaccine là kết quả của của
sự đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong vaccine. Tùy
thuộc vào từng loại vaccine, hiệu lực bảo vệ có thể do miễn dịch dịch thể, miễn dịch
qua trung gian tế bào hoặc phối hợp cả hai loại. Ngoài miễn dịch đặc hiệu vaccine còn
có khả năng tăng cường cả miễn dịch không đặc hiệu như làm tăng quá trình thực bào
nhờ kháng thể đóng vai trò là yếu tố opsonin đặc hiệu và nhờ lymphokin hoạt hóa đại
thực bào…
4. Các đặc tính của vaccine
• Tính sinh miễn dịch (tính mẫn cảm):

Tính sinh miễn dịch là khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể, miễn dịch
tế bào hoặc cả hai. Tính sinh miễn dịch phụ thuộc vào bản chất kháng nguyên và cơ thể
nhận kích thích từ kháng nguyên. Nghĩa là phụ thuộc vào tính “lạ”, con đường đưa vào
cơ thể của kháng nguyên và cơ địa của từng cơ thể.


Tính sinh kháng thể:

Vaccine khi đưa vào cơ thể phải có khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể.
Các yếu tố gây bệnh có thể có nhiều epitop khác nhau. Có thể kháng nguyên bản chất
là các protein trọng lượng quá nhỏ (hapten) không có tính sinh kháng thể. Muốn
hapten sinh kháng thể chống lại mầm bệnh cần biến đổi chúng thành loại có tính kháng
nguyên (Vd: kết hợp chúng với 1 protein mang vô hại).


Tính hiệu lực

Tính hiệu lực nói lên khả năng bảo vệ cơ thể sau khi sử dụng vaccine.
Vaccine sau khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích sinh nhiều loại kháng thể nhưng không

phải loại nào cũng có khả năng tiêu diệt được yếu tố gây bệnh. Do yếu tố gây bệnh có
nhiều kháng nguyên khác nhau nên trong bào chế vaccine trước tiên phải làm sao cho
đáp ứng miễn dịch có khả năng chống lại những nhóm kháng nguyên thiết yếu, nghĩa
là yếu tố gây bệnh bị tiêu diệt hoặc không còn khả năng sinh hại nữa.
Tính hiệu lực của vaccine được đánh giá qua thực nghiệm. Chủ yếu phải là
đánh giá trên thực địa sau tiêm chủng ở các cá thể và mức độ miễn dịch quần thể. Có
thể đánh giá thông qua hàm lượng kháng thể trung bình trong huyết thanh và tỷ lệ bảo
hộ trong quần thể. Tính hiệu lực của một vaccine phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bảo
quản, vận chuyển và kỹ thuật tiêm phòng.


Tính an toàn:


Sau khi sản xuất vaccine phải được các cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra
chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết và vô độc.
Vô trùng: Không được nhiễm các vi sinh vật khác.
Thuần khiết: Không đc lẫn các thành phần knguyên khác có thể gây ra các phản
ứng phụ.
- Vô độc: Liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc.
5. Nguyên tắc sử dụng vaccine
• Phạm vi và tỷ lệ tiêm chủng: Cần thực hiện trên phạm vi rộng và tỷ lệ tiêm
chủng cao.
- Phạm vi tiêm chủng: Được quy định theo tình hình dịch tễ của từng bệnh, từng
vùng.
- Tỷ lệ tiêm chủng: Tỷ lệ tiêm chủng trên 80% số đối tượng cần tiêm chủng mới
ngăn chặn được dịch xẩy ra. Tỷ lệ tiêm chủng dưới 50% số đối tượng cần tiêm
chủng thì nguy cơ dịch bệnh vẫn có thể xảy ra.
• Đối tượng tiêm chủng:
- Tiêm chủng cho những người chưa có miễn dịch, có điều kiện tiếp xúc với vi

sinh vật gây bệnh như những người chưa có miễn địeh trong vùng lưu hành dịch
hoặc từ vùng không có dịch vào vùng dịch.
- Tiêm chủng cho trẻ em vì trẻ em sức đề kháng yếu, ý thức phòng bệnh kém, dễ
mắc bệnh, mắc bệnh thường nặng.
- Chống chỉ định: Trong các trường hợp:
o Những người đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang trong tình trạng
dị ứng.
o Không dùng vacxin sống cho những người thiếu hụt miễn dịch hoặc
dùng thuốc đàn áp miễn dịch, những người mắc bệnh ác tính.
o Không dùng vacxin virus sống cho phụ nữ có thai.
• Thời gian tiêm chủng:
- Thực hiện tiêm chủng đúng thời gian theo từng loại vacxin, theo quy luật dịch tễ
của từng bệnh và các điều kiện khác.
- Giữ đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm chủng trong 1 đợt đối với loại vacxin
phải tiêm nhiều mũi, thường cách nhau 1 tháng.
- Tiêm chủng nhắc lại tùy thuộc thời hạn miễn dịch của từng loại vacxin.
• Liều lượng và đường đưa vacxin:
- Liều lượng: Đưa vacxin phải đủ liều mới tạo miễn dịch tốt, liều lượng vacxin
phụ thuộc vào lứa tuổi, loại vacxin và đường đưa vào cơ thể. Mỗi loại vacxin
khác nhau có các liều sử dụng khác nhau.
- Đường đưa vacxin:
o Đưa bằng đường uống: Tiện, dễ thực hiện, ít gây phản ứng
-


Ngày nay, xu hướng sản xuất vacxin phòng bệnh đường tiêu hoá đưa
theo đường uống do hiểu vai trò của slgA.
 Ví dụ: Vacxin Sabin phòng bại liệt.
o Đưa bằng đường tiêm:
 Tiêm trong da: Liều lượng như nhau cho các lứa tuổi, tốn ít

vacxin, ít gây phản ứng, phải tiêm đúng kỹ thuật (thí dụ: Vacxin
BCG).
 Tiêm dưới da: Liều lượng vacxin khác nhau cho các lứa tuổi, tốn
vacxin, hay gặp phản ứng do dùng vacxin hơn đường uống (thí
dụ. Vacxin sởi).
 Tiêm bắp: Gần như đường tiêm dưới da (thí du Vacxin DPT, AT...)
 Không bao giờ tiêm vacxin tĩnh mạch
 Đưa vacxin bằng cách chủng trên da, khí dung, ngậm, thụt: ít
dùng.
• Các phản ứng sau tiêm chủng.
- Vacxin sau sản xuất đã được kiểm định tính an toàn, tuy nhiên có thể gây các
phản ứng đối với đưa vacxin bằng đường tiêm:
- Nơi tiêm: Hơi sưng, hơi đau, mẩn đỏ,loét.
- Toàn thân: Biểu hiện khó chịu và sốt nhẹ, rất hiếm khi biểu hiện co giật hoặc
sốc
• Bảo quản vacxin:
- Vacxin cần được bảo quản đúng quy cách theo từng loại vacxin, thường để ở
nơi khô, tối, lạnh, vận chuyển theo dây truyền lạnh và sử dụng trong thời hạn
quy định.
o

II, Phân loại và các loại vaccine đang lưu hành
1. Phân loại vaccine

Có nhiều cách phân loại vaccine


-

-


Theo nguồn gốc:
Vaccine vi sinh vật chết (vaccine bất hoạt): Nuôi cấy vi sinh vật gây bệnh có
độc lực mạnh trong môi trường nuôi cấy thích hợp để tạo khuẩn lạc. Dùng các
nhân tố lý học hoặc hóa học để giết chết vi sinh vật nhưng vẫn còn nguyên vẹn,
nên tránh được rủi ro mà vi sinh vật sống có thể mang lại. Tuy là vaccine bất
hoạt nhưng vẫn có trường hợp trẻ em dùng vaccine bị dị ứng. Điều đó là không
tránh khỏi, vì một số người qúa mẫn cảm với vaccine hoặc thuốc nói chung.
Vaccine vi sinh vật sống (vaccine giảm độc lực): là những vi sinh vật đã được
làm mất độc lực nhưng vẫn còn tính kháng nguyên. Có thể nuôi cấy vi sinh vật
trong những điều kiện nhất định hoặc cấy chuyển nhiều lần ở môi trường , như
nuôi cấy vi khuẩn lao trong môi trường mật bò. Cũng có thể tiêm truyền qua


-

-

động vật nhiều lần như chủng virus đậu mùa qua bò để có vaccine phòng bệnh
đậu mùa . Các vaccine vi sinh vật sống phải được đảm bảo thuần khiết về mặt di
truyền , nghĩa là những vi sinh vật đó không bao giờ có thể trở lại dạng gây
bệnh ban đầu.Tuy nhiên về mặt nguyên tắc các chủng giảm độc lực vẫn có thể
tái đột biến để trở thành chủng có độc tính và gây bệnh cho người. Vì vậy khâu
kiểm định an toàn vaccine có qui trình chuẩn và nghiêm ngặt để đề phòng bất
chắc có thể xảy ra.
o Phần lớn các vaccine giảm độc lực là vaccine virus. Người ta tuyển chọn
virus đã gây đột biến có độc tính không đáng kể, rồi cho virus nhân lên
trên tế bào chủ ( có thể là tế bào thận , não, vv..) ở nhiệt độ thấp.
o Ví dụ vaccine bại liệt Sabin đã chọn được 3 chủng virus Polio khác nhau
có thể nhân lên trong đường tiêu hóa và tuyến nước bọt . Chúng có khả

năng xâm nhập vào mô thần kinh do đó không gây được bệnh bại liệt .
o Vaccine sởi, quai bị, rubella và sốt vàng dùng các chủng virus sống đã
làm giảm độc lực.
o Vaccine dại được làm từ những chủng virus dại làm giảm độc lực bằng
cách sấy khô rồi cho nhân lên trong mô thần kinh trung ương của thỏ hay
phôi
o Vaccine BCG là vaccine vi khuẩn giảm độc lực dùng cho phòng lao trẻ
em từ 10 -14 tuổi. Chủng Mycobacterium này được phân lập từ con bò bị
lao được cấy truyền qua 10 năm trên môi trường glycerol, dịch mật bò và
khoai tây. Cấy truyền liên tục trên môi trường có thành phần xác định
nêu trên môi trường có thành phần xác định nêu trên, vi khuẩn lao đã đột
biến thành chủng không còn độc lực, và không có khả năng gây bệnh
nữa. Đến nay đã gần 80 năm chúng vẫn không đột biến ngược trở lại để
thành chủng gây bệnh.
Vaccine giải độc tố : là vaccine được sản xuất từ ngoại độc tố của vi sinh vật
được làm mất độc lực bằng các nhân tố lý học, hóa học nhưng vẫn giữ được tính
kháng nguyên.
Ví dụ: vaccine giải độc tố bạch hầu uốn ván
Vaccine chế từ thành phần của vi sinh vật: Có thể dùng các thành phần riêng rẽ
của tế bào vi sinh vật làm kháng nguyên.
o Ví dụ dùng vỏ (capsul) polysacarid của Streptoccocus pneumoniae làm
vaccine chống viêm phổi, hoặc vỏ polysaccarid Haemophilus influenzae tip
B để chế tạo vaccine Hib phòng bệnh viêm não trẻ em.
o Vaccine đầu tiên chống viêm gan B (Hepavax –B) được sản xuất từ kháng
nguyên bề mặt (HbsAg) được tinh chế từ huyết thanh bệnh nhân viêm gan B
mãn tính.


Vaccine chống AIDS cũng được thử nghiệm từ kháng nguyên bề mặt gp 120
và gp 160 của virus HIV. Hiện vaccine phòng HIV vẫn còn đang ở giai đoạn

thử nghiệm lâm sàng.
- Vaccine vector: Kỹ thuật tái tổ hợp AND đang được sử dụng để sản xuất
vaccine chứa gen mã hóa cho kháng nguyên bề mặt của nhiều loại vi sinh vật
gây bệnh. Bằng kỹ thuật này trong tương lai không xa nhân loại sẽ tạo ra hầu
hết các vũ khí cần thiết để phòng và chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Vaccine
vector hoạt động như một vật mang kháng nguyên bề mặt của vi sinh vật gây
bệnh. Nếu như vector tái tổ hợp biểu hiện được kháng nguyên trên bề mặt, và sẽ
xuất hiện miễn dịch chống lại mầm gây bệnh, mà ta quan tâm. Hầu hết các
vaccine vector đều phát triển dựa trên cơ sở virus. Ví dụ dùng virus đậu mùa bất
hoạt làm vector mang kháng nguyên của nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác
nhau.
o Ưu điểm của virus đậu mùa dùng làm vector là do:
 Có khả năng dung nạp một lượng lớn AND vào genom của nó
 Về lịch sử , đây là vaccine đầu tiên được dùng để phòng bệnh đậu
mùa.
 Giữ được miễn dịch lâu dài.
 Dễ sản xuất và giá thành thấp.
• Theo hiệu lực miễn dịch
- Vaccine đơn giá: vaccine được sản xuất tử một chủng vi sinh vật, do đó chỉ có
tác dụng phòng ngừa một bệnh.
Ví dụ: vaccine phòng bệnh lao, bại liệt.
- Vaccine đa giá: vaccine gồm nhiều loại kháng nguyên cùng một lúc đưa vào cơ
thể để phòng nhiều bệnh với điều kiện các kháng nguyên này không ức chế lẫn
nhau.
o Ví dụ: vaccine bạch hầu, uốn ván , ho gà.
o

2. Các loại vaccine đang lưu hành phổ biến hiện nay.
ST
T

1
2

3

Virus

Bệnh

Vaccines

Virus viêm Viêm gan A
gan A
Virus viêm Viêm gan B
gan B

Vaccine
gan A
Vaccine
gan B

Virus viêm Viêm gan E
gan E

Vaccine
gan E

Biệt dược

viêm Havrix, Avaxim, Vaqra,

Epaxal, Twinrix
viêm Engerix-B, Recomebivax
HB,
Elovac
B,
Genevac B, Shanvac B,
Twinrix, Comvax
viêm Hecolin


4

5

6
7

Virus ung Ung thư cổ tử Vaccine HPV
thư ở người cung, Mụn cóc
sinh dục, Ung thư
cơ quan sinh dục
ngoài
Virus cúm
Cúm
Vaccine cúm

Virus viêm Viêm
não
Nhật Bản
Bản

Virus sởi
Sởi

8

Virus
bị

9

Virus
bại
liệt
Virus dại
Virus rota

10
11

quai

12

Virus
rubella

13

Virus thủy
đậu, zona


14

Virus dđậu
mùa
Virus
sốt
vàng da
Bacillus
anthracis
Bordetella
pertussis

15
16
17

não

Cervarix, Gardasil

FluMist,
Fluzone,
Influvac,
Vaxigrip,
Fluarix,
Flumirin,
FluLaval, Agriflu
Nhật Vaccine
viêm Ixiaro

não Nhật Bản

Vaccine MMR, Priorix,
MMR
II,
Vaccine MMRV Tresivac, Trimovax,
ProQuad, Priorix Tetra
Quai bị
Vaccine MMR, Priorix,
MMR
II,
Vaccine MMRV Tresivac, Trimovax,
ProQuad, Priorix Tetra
Bại liệt
Vaccine bại liệt Kinrix,
Pediarix,
Pentacel, Ipol
Bệnh dại
Vaccine dại
Imovax, RabAvert
Viêm dạ dày - ruột Vaccine
Rotateq, Rotarix
rotavirus
Rubella
Vaccine MMR, Priorix,
MMR
II,
Vaccine MMRV Tresivac,
Trimovax,
ProQuad

Thủy đậu, bệnh Vaccine
thủy Varivax,
Zostavax,
zona
đậu,
Vaccine ProQuad, Priorix Tetra
zona,
Vaccine MMRV
Đậu mùa
Vaccine
đậu Dryvax, ACAM2000
mùa
Sốt vàng da
Vaccine sốt vàng YF-VAX
da
Bệnh than
Vaccine
bệnh BioThrax
than
Ho như gà
Vaccine DPT
Boostrix,
Adacel,
Daptacel,
Infanrix,
Tripedia,
Kinrix,
Pediarix, Pentacel



18

Clostridium
tetani

19

Corynebacte Bệnh bạch hầu
rium
diphtheriae

Vaccine DPT

20

Coxiella
burnetii
Haemophilu
s influenzae
type B (Hib)
Mycobacteri
um
tuberculosis
Neisseria
meningitidis
Salmonella
typhi
Streptococc
us
pneumoniae


Vaccine sốt Q

21

22
23
24
25

26

Vibrio
cholerae



Uốn ván

Sốt Q

Vaccine DPT

Boostrix,
Adacel,
Decavac,
Tenivac,
Daptacel,
Infanrix,
Tripedia,

Kinrix,
Pediarix, Pentacel
Boostrix,
Adacel,
Decavac,
Tenivac,
Daptacel,
Infanrix,
Tripedia,
Kinrix,
Pediarix, Pentacel
Q-Vax

Viêm nắp thanh Vaccine Hib
Hiberix,
Pentacel,
quản , viêm màng
ActHIB, Pedvax HIB
não ,viêm phổi
Bệnh lao
Vaccine
lao Tice BCG
(BCG)
Viêm màng não

Vaccine
viêm
màng não
Sốt thương hàn
Vaccine thương

hàn
Viêm phổi do phế Vaccine
ngừa
cầu
phế cầu khuẩn
liên
hợp , Vaccine
polisaccarid
ngừa phế cầu
Bệnh tả
Vaccine tả

Neisvac C, Meningitec
Typhim
Vi , Typherix , Ty21a
Pneumovax , Prevnar

Dukoral, Shanchol

Một số ví dụ

1. Vaccine phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván
Vaccin bạch hầu - ho gà - uốn ván được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn
ván và VACCIN ho gà. Vaccin ở dạng dung dịch. Nếu để lọ Vaccin thẳng đứng trong
một thời gian dài, những hạt nhỏ mịn có thể lắng xuống dưới đáy trông như dải cát mịn
dưới đáy lọ. Chính vì vậy trước khi sử dụng cán bộ y tế phải lắc lọ để trộn đều Vaccin.


Lưu ý Vaccin cần được bảo quản ở nhiệt độ tử 2 đến 8 độ C, không được để lọ
Vaccin bị đông băng. Nếu Vaccin bị đông băng thì phải hủy bỏ.

Số liều tiêm chủng Vaccin: tối thiểu 3 liều, với lịch tiêm như sau:

-

Trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1

-

Trẻ 3 tháng tuổi tiêm mũi 2.

-

Trẻ 4 tháng tuổi tiêm mũi 3

Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm VACCIN DPT:
Những phản ứng sau tiêm Vaccin DPT thường nhẹ và thường gặp là:

-

Sốt. Có thể tới một nửa trẻ em sau tiêm DPT bị sốt và buổi tối. Sốt có thể hết
sau 1 ngày. Cần lưu ý là sốt xuất hiện sau 24 tiếng đồng hồ có thể không phải là
do phản ứng đối với Vaccin DPT. Nếu trẻ sốt nhẹ chỉ cần chườm mát cho trẻ.
Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc một vài loại
thuốc hạ sốt thích hợp ngay sau khi tiêm và sau 4 đến 8 tiếng sẽ có tác dụng
giảm sốt cũng như phản ứng tại chỗ.

-

Đau nhức. Có thể tới một nửa số trẻ bị đau, nổi ban, sưng tại chỗ.


-

Trẻ có thể quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ có thể do đau. Hiện tượng này có thể
gặp trên 1% số trẻ.

-

Những phản ứng khác nghiêm trọng hơn như co giật (thường liên quan đến sốt,
chiếm tỷ lệ 1/12.500 liều được tiêm) và giảm trương lực cơ (chiếm tỷ lệ 1/1.750
liều được tiêm). Phản ứng quá mãn thường rất hiếm gặp. Cho đến nay không có
một bằng chứng nào cho thấy Vaccin DPT là nguyên nhân gây nên những rối
loạn thần kinh nghiêm trọng, ví dụ như viêm não.

2. Vaccine phòng lao – vaccine BCG

Vaccine BCG có dạng bột và có dung môi pha hồi chỉnh kèm theo. Trước khi sử
dụng phải hoà tan vaccine với dung môi đi kèm. Sau khi pha hồi chỉnh, vaccine phải
được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Phần còn lại trong lọ sau mỗi buổi tiêm
chủng hoặc sau 6 giờ phải huỷ bỏ.


Lịch tiêm vaccine: Trẻ được tiêm 1 liều, ngay sau khi sinh, càng sớm càng tốt.
Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm vaccine BCG:

-

Phần lớn trẻ em đều có phản ứng tại chỗ tiêm. Thông thường, ngay sau khi tiêm
vaccine BCG, thường xuất hiện nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút.
Sau khoảng 2 tuần, xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì.
Sau đó 2 tuần, vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ đường kính 5mm. Điều đó

chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch phòng bệnh.

-

Những phản ứng khác có thể gặp là sưng và áp xe. Có thể nổi hạch ở nach hoặc
khuỷu uống paracetamol hoặc một vài loại thuốc hạ sốt thích hợp ngay sau khi
tiêm và sau 4 đến 8 tiếng sẽ có tác dụng giảm sốt cũng như phản ứng tại chỗ.

-

Đau nhức. Có thể tới một nửa số trẻ bị đau, nổi ban, sưng tại chỗ.

-

Trẻ có thể quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ có thể do đau. Hiện tượng này có thể
gặp trên 1% số trẻ.

-

Những phản ứng khác nghiêm trọng hơn như co giật (thường liên quan đến sốt,
chiếm tỷ lệ 1/12.500 liều được tiêm) và giảm trương lực cơ (chiếm tỷ lệ 1/1.750
liều được tiêm). Phản ứng quá mãn thường rất hiếm gặp. Cho đến nay không có
một bằng chứng nào cho thấy Vaccin DPT là nguyên nhân gây nên những rối
loạn thần kinh nghiêm trọng, ví dụ như viêm não.

3. Vaccine phòng bệnh viêm gan B

Vaccine phòng bệnh viêm gan B có dạng dung dịch đóng lọ 1 liều hoặc 2 liều
hoặc trong bơm kim tiêm tự khoá. Vaccine phòng viêm gan B chỉ chứa một loại kháng
nguyên duy nhất gọi là vaccine đơn giá. Ngoài ra nó cũng có thể kết hợp với một số

vaccine khác tạo thành vaccine phối hợp.
Tuy nhiên chỉ có loại vaccine viêm gan B đơn giá mới được sử dụng tiêm cho
trẻ ngay sau khi sinh.
Nếu để lọ vaccine phòng viêm gan B trong thời gian dài sẽ thấy lọ vaccine sẽ
chia thành 2 phần dung dịch và phần lắng cặn ở dưới đáy lọ. Do đó phải lắc kỹ trước
khi sử dụng. Vaccine phòng viêm gan B không được để đông băng, nếu đã bị đông
băng thì phải huỷ bỏ.


Lịch tiêm vaccine phòng viêm gan B:

-

Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau sinh.
Mũi 2: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi 3: Tiêm khi trẻ 4 tháng tuổi

Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B:
Đây là một trong những vaccine an toàn nhất. Những phản ứng nhẹ có thể gặp là:

-

Có khoảng 15% người lớn và 5% trẻ nhỏ cảm thấy đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại
chỗ tiêm. Khoảng 1% đến 6% trẻ có biểu hiện sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày sau tiêm.
Dị ứng cũng như những biến chứng do VACCIN này là rất hiếm. Phản ứng dị
ứng như nổi ban, khó thở chiếm tỷ lệ khoảng 1/600.000 liều và không có trường
hợp tử vong nào được báo cáo.

4. Vaccine phòng bệnh bại liệt


Vaccine phòng bại liệt uống OPV là vaccine sống giảm độc lực. Vaccine được đóng
gói dưới dạng dung dịch dưới 2 hình thức: ống vaccine nhỏ bằng nhựa hoặc lọ thuỷ
tinh và ống nhỏ giọt được đựng trong 1 túi riêng.
Lịch uống vaccine bại liệt:

-

Lần 1: Khi trẻ 2 tháng tuổi

-

Lần 2: Khi trẻ 3 tháng tuổi

-

Lần 3: Khi trẻ 4 tháng tuổi

Uống OPV bổ sung: Đây là chiến lược quan trọng để thanh toán bệnh bại liệt và
thường được tổ chức bằng những chiến dịch có quy mô lớn. Có thể thựuc hiện nhiều
chiến dịch uống OPV mà không gây nguy hiểm do uống nhiều liều vaccine OPV.
Tính an toàn và những phản ứng sau uống vaccine phòng bại liệt: Phản ứng phụ
khi uống vaccine OPV rất ít. Chỉ có khoảng dưới 1% tổng số người uống vaccine có
biểu hiện đau đầu, tiêu chảy hoặc đau cơ.
Nguy cơ về liệt do vaccine là rất nhỏ, với tỷ lệ khoảng 2 - 4 trường hợp/ 1triệu
trẻ được uống vaccine.


5. Vaccine phòng chống ung thư cổ tử cung
Theo kiến thức hiện nay, hiệu quả của vaccine chống ung thư cổ tử cung kéo dài
ít nhất là năm năm và hiện vẫn chưa biết chủng ngừa nhắc lại có cần thiết hay

không. Loại vaccin này có thể ngăn chặn phát triển tiền ung thư thành ung thư trong
khi việc chẩn đoán và điều trị những thay đổi này có thể rất phức tạp. Mỗi năm, hàng
ngàn phụ nữ phải phẫu thuật để loại bỏ các mô tiền ung thư đó là con số thống kê chưa
chính xác.
Vaccine được tiêm vào bắp trên của cánh tay. Vaccin này không chứa bất kỳ
chất liệu di truyền (DNA) nào của vi rút, thay vào đó là hạt giống virus đã được biến
đổi gen. Các hạt này có lớp vỏ protein bên ngoài tương tự như virus nhưng không thực
hiện bất kỳ thông tin di truyền nào. Các hạt kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và
kích hoạt việc sản xuất các kháng thể mà không gây ra nhiễm trùng. Tùy thuộc vào
vaccin, liều thứ hai được dùng một hoặc hai tháng sau liều đầu tiên, và liều thứ ba
được đưa ra sau liều đầu tiên sáu tháng.
Các tác dụng phụ của vaccine HPV đã được nghiên cứu:

-

Dựa trên, kiểm tra an toàn nhỏ ngắn hạn, các nhà chức trách kết luận rằng
vaccine là an toàn. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo. Một
số phản ứng da cục bộ tại vị trí tiêm, chẳng hạn như đau, sưng và đỏ. Sốt cũng
là một trong những tác dụng phụ phổ biến hơn. Các vấn đề như khó tiêu, đau
đầu, mệt mỏi hoặc đau cơ có thể xảy ra nhưng ít phổ biến hơn. Tuy nhiên nếu
sau liều đầu có sốt thì không nên tiêm liều thứ hai vì các tác dụng phụ có thể có
của vaccine trong một thời gian dài chưa được làm rõ.

Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại thuốc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là Gardasil
(ngừa 4 chủng HPV 16,18,6,11) và Cervarix (ngừa 2 chủng HPV 16,18). Do đó, khi bị
nhiễm một loại HPV thì vaccine cũng có tác dụng bảo vệ chống các chủng còn lại. Vì
vậy dù có quan hệ tình dục rồi, chị em phụ nữ vẫn có thể tiêm HPV nhưng nên đi khám
phụ khoa định kỳ. Độ tuổi tiêm ngừa là từ 9-26 tuổi. Một vài nước trên thế giới vẫn áp
dụng tiêm ngừa cho lứa tuổi trên 26.
Tiêm vaccin HPV gồm 3 mũi, theo lịch 0-2-6 (mũi thứ 2 cách mũi đầu 2 tháng,

mũi thứ 3 sau mũi đầu 6 tháng).
III, Xu hương phát triển


Các vaccine này còn được xem là vaccine của tương lai, có 6 hướng phát triển
chính hiện nay:

-

Sử dụng các phụ gia (adjuvant) mới, nhằm gây ra loại đáp ứng miễn dịch mong
muốn. Thí dụ, chất nhôm phosphate và các oligonucleotide chứa CpG demethyl
hóa đưa vào vaccine khiến đáp ứng miễn dịch phát triển theo hướng dịch thể
(tạo kháng thể) thay vì tế bào.

-

Vaccine khảm: sử dụng một sinh thể quen biết để hạn chế hiện tượng "phản tác
dụng", thí dụ dùng virus vaccinia mang một số yếu tố của virus viêm gan B hay
virus dại.

-

Vaccine polypeptidique: tăng cường tính sinh miễn dịch nhờ liên kết tốt hơn với
các phân tử MHC: peptide nhân tạo 1/2 giống virus, 1/2 kia gắn MHC; đoạn
peptide mô phỏng 1 quyết định kháng nguyên (epitope).

-

Anti-idiotype: idiotype là cấu trúc không gian của kháng thể tại vị trí gắn kháng
nguyên, đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng. Anti-idiotype là các kháng thể

đặc hiệu đối với idiotype, do đó anti-idiotype xét về mặt đặc hiệu lại tương tự
với kháng nguyên. Vậy, thay vì dùng kháng nguyên X làm vaccine, người ta
dùng idiotype anti-anti-X.

-

Vaccine DNA: DNA của tác nhân gây bệnh sẽ được biểu hiện bởi tế bào người
được chủng ngừa. Lợi thế của DNA là rẻ, bền, dễ sản xuất ra số lượng lớn nên
thích hợp cho những chương trình tiêm chủng rộng rãi. Ngoài ra, vaccine DNA
còn giúp định hướng đáp ứng miễn dịch: tác nhân gây bệnh ngoại bào được
trình diện qua MHC loại II, dẫn đến đáp ứng CD4 (dịch thể và tế bào). Khi
kháng nguyên của tác nhân đó được chính cơ thể người biểu hiện, nó sẽ được
trình diện qua MHC loại I, lúc này đáp ứng miễn dịch tế bào qua CD8 được
kích thích. Tuy nhiên phương pháp này là con dao hai lưỡi bởi lẽ tế bào mang
DNA lạ có nguy cơ bị nhận diện, sinh ra bệnh tự miễn.



Sử dụng vector tái tổ hợp – dùng các vi khuẩn thuần tính hoặc các tế bào trình
diện kháng nguyên như tế bào tua được chuyển gen để biểu hiện kháng nguyên
mong muốn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Hiệp, Giáo trình Công nghệ sinh học văc xin, 2011.
2. Lê Văn Hiệp, Nguyễn Lân Dũng, Sản xuất và sử dụng vaccin.
3. Phạm Văn Tỵ, Công nghệ sinh học – Tập 5
4. Nguyễn Hữu Chí. Một số đặc điểm của bệnh viêm gan siêu vi.
5. Citation: Irving GJ, Holden J, Yang R, Pope D. Hepatitis A immunisation in
persons not previously exposed to hepatitis A. Cochrane Database of

Systematic

Reviews 2012,

Issue

7.

Art.

No.:

CD009051.

DOI:

10.1002/14651858.CD009051.pub2
6. German Institute for Quality and Efficiency in Health Care (IQWiG), Fact sheet:
HPV

vaccine for protection against cervical cancer.



×