Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận đại cương về vaccine

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.93 KB, 24 trang )

Mục lục

1.

Trang

Khái niệm

2

2. Cơ chế hoạt động của vắc-xin

2

3. Các loại vắc-xin

2

3.1. Ba loại vắc-xin kinh điển
3.2. Một số loại vắc-xin mới đang nghiên cứu
3.3. Vắc-xin dùng để điều trị
4. Các vacxin hiện đang được lưu hành
5. Tài liệu tham khảo

4
23

1


1. Khái niệm: Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo


miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với
một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng
dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng
trong các miễn dịch liệu pháp).
2.Cơ chế hoạt động của vắc-xin
Hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ"
chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở
tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn
(bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh thức các
tế bào lympho nhớ). Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
3. Các loại vắc-xin
Vắc-xin có thể là các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa vào cơ
thể không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Vắc-xin cũng có thể là các vi sinh vật
bị bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật.
3.1. Ba loại vắc-xin kinh điển
Nuôi cấy virus cúm (chủng gây đại dịch năm 1918) phục vụ nghiên cứu và sản
xuất vắc-xin
- Vắc-xin bất hoạt là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc bằng
nhiệt. Thí dụ: các vắc-xin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A. Hầu hết
các vắc-xin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần
phải tiêm nhắc nhiều lần.
- Vắc-xin sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những điều
kiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vắc-xin điển hình loại
này thường gây được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vắc-xin được ưa chuộng
dành cho người lớn khỏe mạnh. Các vắc-xin ngừa bệnh sốt vàng, sởi, bệnh ban đào
và quai bị đều thuộc loại này.

2



- Các "toxoid" là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong
trường hợp chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật). Thí
dụ: các vắc-xin ngừa uốn ván và bạch hầu.
Vắc-xin sống ngừa bệnh lao không phải là dòng vi khuẩn lao gây bệnh, mà là
một dòng lân cận được gọi là BCG.
3.2. Một số loại vắc-xin mới đang nghiên cứu
Các vắc-xin này còn được xem là vắc-xin của tương lai, có 6 hướng phát triển
chính hiện nay:
- Sử dụng các phụ gia (adjuvant) mới, nhằm gây ra loại đáp ứng miễn dịch
mong muốn. Thí dụ, chất nhôm phosphate và các oligonucleotide chứa CpG
demethyl hóa đưa vào vắc-xin khiến đáp ứng miễn dịch phát triển theo hướng dịch
thể (tạo kháng thể) thay vì tế bào.
- Vắc-xin khảm: sử dụng một sinh thể quen biết để hạn chế hiện tượng "phản
tác dụng", thí dụ dùng virus vaccinia mang một số yếu tố của virus viêm gan B hay
virus dại.
- Vắc-xin polypeptidique: tăng cường tính sinh miễn dịch nhờ liên kết tốt hơn
với các phân tử MHC: peptide nhân tạo 1/2 giống virus, 1/2 kia gắn MHC; đoạn
peptide mô phỏng 1 quyết định kháng nguyên (epitope).
- Anti-idiotype: idiotype là cấu trúc không gian của kháng thể tại vị trí gắn
kháng nguyên, đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng. Anti-idiotype là các kháng
thể đặc hiệu đối với idiotype, do đó anti-idiotype xét về mặt đặc hiệu lại tương tự
với kháng nguyên. Vậy, thay vì dùng kháng nguyên X làm vắc-xin, người ta dùng
idiotype anti-anti-X.
- Vắc-xin DNA: DNA của tác nhân gây bệnh sẽ được biểu hiện bởi tế bào người
được chủng ngừa. Lợi thế của DNA là rẻ, bền, dễ sản xuất ra số lượng lớn nên
thích hợp cho những chương trình tiêm chủng rộng rãi. Ngoài ra, vắc-xin DNA còn
giúp định hướng đáp ứng miễn dịch: tác nhân gây bệnh ngoại bào được trình diện
qua MHC loại II, dẫn đến đáp ứng CD4 (dịch thể và tế bào). Khi kháng nguyên của
tác nhân đó được chính cơ thể người biểu hiện, nó sẽ được trình diện qua MHC
3



loại I, lúc này đáp ứng miễn dịch tế bào qua CD8 được kích thích. Tuy nhiên
phương pháp này là con dao hai lưỡi bởi lẽ tế bào mang DNA lạ có nguy cơ bị
nhận diện là "không ta", sinh ra bệnh tự miễn.
- Sử dụng véc-tơ tái tổ hợp – dùng các vi khuẩn thuần tính hoặc các tế bào trình
diện kháng nguyên như tế bào tua được chuyển gen để biểu hiện kháng nguyên
mong muốn.
3.3. Vắc-xin dùng để điều trị
Một trong những hướng nghiên cứu mới là miễn dịch liệu pháp, bao gồm miễn
dịch liệu pháp thụ động và chủ động (tức vắc-xin liệu pháp). Người ta hy vọng là
phương pháp này sẽ chữa được những bệnh như ung thư, AIDS và bệnh
Alzheimer.
4. Các vacxin hiện đang được lưu hành
4.1. Vắcxin phòng ngừa viêm gan B
Vắc xin viêm gan B là gì?
Vắc xin viêm gan B có dạng dung dịch, đóng lọ 1 liều.
Vắc xin viêm gan B đóng lọ có duy nhất 1loại vắc xin gọi là vắc xin viêm gan B
đơn giá. Ngoài ra vắc xin viêm gan cũng có thể kết hợp với các loại vắc xin khác
để tạo thành các vắc xin phối hợp như:
- viêm gan B kết hợp với bạch hầu, ho gà, uốn ván.
- viêm gan B kết hợp với bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib.
- viêm gan B kết hợp với bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib.
Tuy nhiên chỉ có loại vắc xin viêm gan B đơn giá mới được sử dụng tiêm cho trẻ
ngay sau khi sinh. Những loại vắc xin phối hợp chỉ sử dụng cho những liều sau.
Nếu để vắc xin viêm gan B trong thời gian dài sẽ thấy lọ vắc xin chia thành 2 phần
dung dịch và phần lắng cặn ở dưới đáy lọ. Do đó phải lắc kỹ trước khi sử dụng.
Vắc xin viêm gan B không được để đông băng. Nếu vắc xin đã bị đông băng phải
huỷ bỏ.
Ai nên tiêm vắc xin viêm gan B?

4


Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh viêm gan B cùng các biến
chứng của nó gồm bệnh viêm gan mãn, sơ gan và ung thư gan.
Khi bạn tiêm phòng cũng là giúp bảo vệ những người khác.
Việt Nam là vùng có tần xuất viêm gan B cao trên thế giới, bởi vậy việc tiêm vắc
xin viêm gan B cần được thực hiện rộng rãi cho các đối tượng:
- Trẻ sơ sinh.
- Trẻ nhỏ.
- Thanh thiếu niên.
- Và người lớn thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, bao gồm
+ Bệnh nhân thường xuyên nhận máu và các chế phẩm từ máu.
+ Người được lọc máu nhiều lần.
+ Người có nguy cơ cao do hành vi hoạt động tình dục.
+ Người tiêm chích ma tuý.
+ Bệnh nhân nhận cơ quan ghép.
+ Người tiếp xúc gần gũi trong gia đình với một trong các nhóm trên hoặc
với bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B cấp hay mạn tính.
+ Đối tượng có bệnh gan mạn tính hoặc có nguy cơ phát triển bệnh gan mạn
tính (ví dụ: người mang vi rút viêm gan C, người nghiện rượu).
+ Những người khác: cảnh sát, nhân viên cứu hoả, quân nhân và những
người có khả năng tiếp xúc với vi rút viêm gan B do nhu cầu công việc.
+ Những người du lịch quốc tế.
Để đạt hiệu quả phòng bệnh, cần tiêm bắp 3 liều vắc xin viêm gan B với liều
lượng:
10 mcg (trong 0,5 ml hỗn dịch), dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi.
5



20 mcg (trong 1ml hỗn dịch) cho đối tượng từ 10 tuổi trở lên.
Có hai lịch tiêm liều cơ bản vắc xin viêm gan B vào các tháng: 0- 1- 2 và 0- 1- 6,
được áp dụng và điều chỉnh cho phù hợp thực hành tiêm chủng ở mỗi quốc gia,
liên quan đến khuyến cáo về tuổi tiêm chủng những vắc xin trẻ em khác.
Ngoài ra còn có lịch tiêm chủng nhanh, áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ ở
người lớn (bị kim tiêm đâm, đến nơi có bệnh lưu hành cao...) khi cần có hiệu quả
bảo vệ nhanh chóng hơn gồm 3 mũi tiêm bắp vào các ngày thứ 0, 7 và 21. Khi áp
dụng lịch này, cần tiêm nhắc lại một liều sau mũi đầu tiên 12 tháng.
Các trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm vi rút viêm gan B cần được tiêm bắp globulin miễn
dịch kháng vi rút viêm gan B, theo liều lượng 30- 100 IU/ kg cân nặng và vắc xin
viêm gan B ở các vị trí khác nhau trong vòng 12 giờ sau khi đẻ. Liều thứ 2 và thứ 3
của vắc xin được tiêm một và hai tháng sau đó. Nên xét nghiệm HBsAg và antiHBs cho trẻ vào lúc 9- 15 tháng tuổi để đánh giá sự thành công hay thất bại của
biện pháp điều trị.
Thời điểm tiêm nhắc lại vắc xin viêm gan B là lúc nồng độ kháng thể xuống thấp
hơn 10 IU/ L, đặc biệt ở các đối tượng có nguy cơ.
Các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin viêm gan B?
Một số loại vắc xin viêm gan B và có thành phần viêm gan B đang được lưu hành
tại Việt Nam gồm: Hepavax gene TF(Hàn Quốc), Heberbiovac HB(Cu Ba), Euvax
B(Pháp), Engerix B(Bỉ), Twinrix( VGB kết hợp với VGA- Bỉ), Tritanrix HB(VGB
kết hợp với bạch hầu, ho gà và uốn ván- Bỉ), Infanrix Hexa(VGB kết hợp với bạch
hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib- Bỉ), Qinvaxem(VGB kết hợp với bạch hầu, ho
gà, uốn ván và Hib- Hàn Quốc).
Tất cả các vắc xin VGB nêu trên đều là vắc xin tái tổ hợp, rất an toàn và hiệu quả.
Tiêm phòng an toàn hơn nhiều so với bị bệnh viêm gan B.
Vắc xin viêm gan B là một trong những vắc xin an toàn nhất.
Những phản ứng nhẹ có thể gặp:
- Đỏ, đau hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm ( 5- 15%).
- Sốt nhẹ từ 1- 2 ngày ( 1- 6%).
Rất hiếm khi xảy ra các phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng cổ họng, lưỡi
hoặc môi. Các phản ứng này có thể điều trị được và chỉ xảy ra dưới 1trường hợp

cho mỗi triệu người tiêm chủng.
6


Ai không nên tiêm vắc xin viêm gan B?
- Hoãn tiêm đối với trẻ đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
- Không tiêm đối với những trường hợp phản ứng quá mẫn với vắc xin ở
lần tiêm trước hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin.acxin ngừa
viêm gan B
4.2. Vacxin DTP
- Vacxin DTP bảo vệ trẻ tránh bệnh bạch hầu ( một loại vi khuẩn khiến cổ họng
của trẻ bị xám đen), uốn ván (bệnh gây co thắt cơ bắp, làm tổn thương đến cấu trúc
xương của trẻ) và ho gà (căn bệnh phổ biến, dễ lây lan, nhưng lại rất khó kiểm
soát).
- Vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn
ván và vắc xin ho gà. Đây là vắc xin dạng dung dịch. Nếu để lọ vắc xin thẳng đứng
trong 1 thời gian dài, những hạt nhỏ mịn có thể lắng xuống dưới đáy trông giống
như dải cát mịn dưới đáy lọ. Chính vì vậy mà trước khi sử dụng phải lắc lọ để trộn
đều vắc xin.
- Bạn nên tiêm vacxin DTP cho trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng
tuổi, 15 – 18 tháng tuổi, 4 – 6 tuổi.
Để giảm số lần tiêm, bạn có thể tiêm kết hợp DTP trong những lần tiêm chủng
cho bé. Chẳng hạn, DTP có thể tiêm cùng vacxin ngừa viêm gan B hay vacxin
phòng bại liệt…
-

Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?

Những phản ứng sau khi tiêm DPT thường nhẹ. Thường gặp là:
+ Sốt. Có thể tới một nửa số trẻ em sau tiêm DPT bị sốt vào buổi tối. Sốt có

thể hết sau 1 ngày. Cần lưu ý là sốt xuất hiện sau 24 giờ có thể không phải là do
phản ứng đối với vắc xin DPT. Cho trẻ uống paracetamol hoặc một vài loại thuốc
hạ sốt thích hợp ngay sau khi tiêm và sau 4 đến 8 tiếng sẽ có tác dụng giảm sốt
cũng như những phản ứng tại chỗ.
+ Đau nhức. Có thể tới một nửa số trẻ có thể bị đau, nổi ban, sưng tại chỗ
tiêm.
+ Quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ thường do đau, có thể gặp trên 1% số trẻ.
7


+ Những phản ứng nghiêm trọng hơn như co giật (thường liên quan tới sốt,
chiếm tỷ lệ 1/12.500 liều được tiêm) và giảm trương lực cơ (chiếm tỷ lệ 1/1.750
liều được tiêm). Phản ứng quá mẫn thường hiếm gặp.
+ Không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin DPT là nguyên nhân gây nên
những rối loạn thần kinh nghiêm trọng, ví dụ như viêm não.
4.3. Vacxin MMR
Vacxin MMR giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi (gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ);
quai bị (gây sưng mặt, sưng tuyến nước bọt, sưng ‘cậu nhỏ’ của bé trai); rubella
(còn gọi là bệnh sởi Đức) (có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ).
Bạn nên tiêm cho trẻ liều vacxin MMR đầu tiên khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi và
tiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi.
Đôi khi, vacxin MMR có thể được tiêm kết hợp cùng vacxin ngừa thủy đậu.
- Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?
Những phản ứng nhẹ có thể gặp:
+ Sốt. Đối với riêng vắc xin sởi, khoảng 5 đến 15% trẻ bị sốt nhẹ trong
vòng 5 đến 12 ngày sau tiêm.
+ Ban. Khoảng 1/20 trẻ có biểu hiện ban nhẹ xuất hiện từ 5 đến 12 ngày
sau khi tiêm.
Những phản ứng nặng hiếm gặp. Mặc dù sự liên quan giữa MMR và bệnh tự kỷ đã
được đề cập đến nhưng không có bằng chứng chắc chắn nào chứng tỏ điều đó.

+ Việc bổ sung vắc xin rubella có thể dẫn tới tình trạng viêm khớp tạm
thời sau khi tiêm 1 đến 3 tuần với tỷ lệ lên đến 1/4 nữ tuổi dậy thì. Những
phản ứng này rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

8


Tóm tắt về tiêm chủng vắc xin MMR

Loại vắc xin

Vắc xin sống giảm độc lực

Số liều

1 liều

Lịch tiêm

12 đến 15 tháng tuổi

Liều tiêm nhắc

Khuyến nghị thêm 1 liều trong tiêm chủng thường xuyên
hoặc chiến dịch

Chống chỉ định

Phản ứng nặng với lần tiêm trước, phụ nữ có thai, rối
loạn miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (không bao gồm

nhiễm HIV). Mặc dù không khuyến nghị tiêm trong thời
gian có thai nhưng hiện vẫn chưa có bằng chứng nào về
sự nguy hiểm của vắc xin đối với bà mẹ trong thời gian
mang thai.

Phản
tiêm

ứng

sau Giống như vắc xin sởi.
Với vắc xin có thành phần rubella có thể gây viêm khớp
ở nữ tuổi thành niên
Với vắc xin có thành phần quai bị có thể viêm màng não
nước trong nhưng rất hiếm gặp.

Chú ý đặc biệt

Không

Liều lượng

0,5ml

9


Nơi tiêm

Mặt ngoài giữa đùi/phần trên cánh tay tùy theo tuổi


Đường tiêm

Dưới da

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C (vắc xin không bị
hỏng bởi đông băng nhưng không được để dung môi
đông băng)

4.4. Vacxin ngăn ngừa thủy đậu
- Vắc xin thuỷ đậu là vắc xin sống giảm độc lực, được đóng gói dưới dạng đông
khô với dung môi pha hồi chỉnh kèm theo. Vắc xin thuỷ đậu cần pha hồi chỉnh
trước khi sử dụng. Chỉ sử dụng dung môi được đóng kèm với lọ vắc xin. Vắc xin
thuỷ đậu sau khi pha hồi chỉnh nếu chưa sử dụng phải bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến
8 độ C và phải huỷ bỏ sau 6 giờ hoặc kết thúc buổi tiêm chủng.
- Bệnh thủy đậu là nỗi ám ảnh của khá nhiều người khi lớn. Bệnh do virus thủy
đậu gây ra và có thể gây nhiễm trùng cũng như rất nhiều biến chứng khác nhau.
- Ai nên tiêm vắc xin thuỷ đậu?
Trẻ em từ 12 tháng trở lên cần được tiêm vắc xin thuỷ đậu. Vắc xin cũng có thể sử
dụng cho người ở bất cứ tuổi nào nếu chưa bị bệnh thuỷ đậu hoặc chưa tiêm chủng.
Vắc xin thuỷ đậu tiêm dưới da 1liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 12 tháng đến 12
tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 – 10 tuần.
Vắc xin thuỷ đậu có thể tiêm đồng thời với vắc xin sởi-quai bị-rubella, nếu không
tiêm đồng thời thì cần giữ khoảng cách giữa chúng là 1 tháng. Các vắc xin bất hoạt
có thể sử dụng vào bất cứ lúc nào trước/sau hoặc cùng lúc với vắc xin thuỷ đậu.
Các vắc xin khác cần được tiêm ở những vị trí khác nhau.
- Các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin?
10



Phản ứng tại chỗ tiêm thường nhẹ và thoáng qua. Có thể có ban sần- mụn nước ở
3,6% đối tượng tiêm, xảy ra trong vòng 3 tuần đầu sau khi tiêm.
Tăng thân nhiệt trên 37,5 độ C có thể gặp ở 5% đối tượng tiêm.
4.5. Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)
Vắc xin Hib là gì?
- Vắc xin Hib là vắc xin cộng hợp được tiêm để phòng các bệnh viêm màng não,
viêm phổi, và những nhiễm trùng khác do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b
gây nên. Vắc xin này không phòng được những bệnh bởi những tác nhân khác.
- Vắc xin Hib có 2 dạng: nước hoặc đông khô. Mỗi loại đều có thể được đóng dưới
dạng vắc xin đơn giá hoặc phối hợp với các vắc xin khác. Nhiều nước hiện đang sử
dụng vắc xin Hib phối hợp với DPT, viêm gan B (DPT-VG B+Hib).
Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?
Vắc xin Hib rất an toàn, hầu như không gây nên phản ứng nặng.
Những phản ứng nhẹ có thể gặp:
+ Khoảng 5% đến 15% trường hợp có biểu hiện đỏ, sưng hoặc đau nhẹ tại chỗ
tiêm.
+ Có khoảng 2% đến 10% có biểu hiện sốt nhẹ sau khi tiêm một thời gian ngắn.
Tóm tắt về tiêm chủng vắc xin Hib
Loại vắc xin

Cộng hợp

Số liều

2 hoặc 3 liều tùy nhà sản xuất

Lịch tiêm


2, 3, 4 tháng tuổi

Liều nhắc lại

Không
11


Chống chỉ định

Phản ứng quá mẫn với lần tiêm trước

Phản ứng sau tiêm Phản ứng nhẹ tại chỗ
Chú ý đặc biệt

Không

Liều lượng

0,5ml

Nơi tiêm

Mặt ngoài giữa đùi với trẻ nhỏ. Mặt ngoài trên cánh
tay với trẻ lớn

Đường tiêm

Bắp


Bảo quản

Ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C

4.6. Vắcxin phòng bại liệt.
Vắcxin bại liệt polio là gì?
- Có 2 loại vắc xin phòng bệnh bại liệt do vi rút polio gây ra: vắc xin bại liệt
uống(OPV) và vắc xin bại liệt tiêm(IPV). Mỗi loại vắc xin đều có ưu điểm và
nhược điểm riêng.
- Loại OPV là vắc xin vi rút sống giảm độc lực. Do vậy ngoài việc tạo ra miễn dịch
dịch thể còn tạo ra miễn dịch tại chỗ ở đường tiêu hoá và vừa tạo được miễn dịch
cá thể vừa tạo được miễn dịch quần thể. OPV có giá thành thấp và dễ uống. Với
những ưu điểm đó nên OPV được khuyến nghị sử dụng ở các nước đang phát triển,
nhất là ở vùng nhiệt đới, nơi có điều kiện vệ sinh môi trường thấp. Tuy nhiên,
nhược điểm của OPV là có một tỉ lệ, mặc dù rất nhỏ là gây liệt do vắc xin.- Loại
IPV là vắc xin vi rút bất hoạt, tạo ra được miễn dịch dịch thể và miễn dịch tại chỗ
12


chủ yếu ở hầu họng. IPV có giá thành cao và sử dụng bằng đường tiêm. Tuy nhiên
ưu điểm quan trọng của IPV là rất an toàn so với OPV và phòng bệnh cho từng cá
thể rất tốt. Để phòng những trường hợp mắc bệnh do vắc xin, ở các nước phát
triển người ta đã thay OPV bằng IPV để gây miễn dịch cơ bản đối với bệnh bại liệt.
Ai nên sử dụng vắc xin phòng bệnh bại liệt polio?
Để đạt hiệu quả phòng bệnh bại liệt polio, trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên cần uống hoặc
tiêm 3 liều vắc xin OPV hoặc IPV cách nhau ít nhất là 1 tháng, với liều lượng như
sau:
- OPV: uống 2 giọt vắc xin.
- IPV: tiêm bắp hoặc dưới da 0,5ml.
Đối tượng uống OPV:

-Trẻ dưới 1 tuổi(đối tượng tiêm chủng thường xuyên của Dự Án TCMR)
-Trẻ em dưới 5 tuổi(đối tượng uống bổ sung vắc xin bại liệt trong những ngày
tiêm chủng toàn quốc).
Đối tượng tiêm IPV:
- Đối tượng từ chối sử dụng OPV.
- Người trưởng thành có thể tiếp xúc với vi rút bại liệt polio khi làm việc hoặc du
lịch.
- Người bị khuyết tật miễn dịch bẩm sinh(thiếu hụt tế bào limphô B, loạn sản tuyến
ức) hoặc mắc phải(người bị nhiễm HIV).
- Những người trong gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bị khuyết tật miễn dịch.
Các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng?
Một số loại xin bại liệt và có thành phần bại liệt đang được lưu hành tại Việt Nam
gồm có: Sabin(Việt Nam), Imovax(Pháp), Tetraxim(bại liệt kết hợp với bạch hầu,
ho gà và uốn ván- Pháp), Pentaxim(bại liệt kết hợp với bạch hầu, ho gà, uốn ván và
Hib- Pháp), Infanrix Hexa(bại liệt kết hợp với bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib và
viêm gan B- Bỉ).
Vắc xin bại liệt polio an toàn và hiệu quả.

13


- Với IPV: thỉnh thoảng ghi nhận có đỏ, đau hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm.Một số ít
trường hợp có sốt.
- Với OPV: chỉ có khoảng dưới 1% tổng số người uống vắc xin có biểu hiện đau
đầu, tiêu chảy hoặc đau cơ. Nguy cơ về liệt do vắc xin là rất nhỏ, với tỉ lệ khoảng 2
đến 4 trường hợp / 1 triệu trẻ được uống vắc xin.
Ai không nên sử dụng vắc xin bại liệt polio?
- Hoãn sử dụng các loại vắc xin bại liệt đối với trẻ đang bị sốt hoặc bị bệnh nhiễm
khuẩn cấp tính.
- Không dùng đối với những trường hợp phản ứng quá mẫn với vắc xin ở liều tiêm

trước hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin.Ngoài ra với OPV còn:
- Hoãn uống vắc xin đối với trẻ đang bị nôn hoặc tiêu chảy.
- Không uống OPV đồng thời với vắc xin thương hàn uống.
- Không sử dụng OPV cho các đối tượng thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc
phải.acxin phòng tránh bại liệt (IPV)
4.7. Vắcxin phế cầu
Vắc xin phế cầu là gì?
- Để phòng bệnh do phế cầu khuẩn có hai loại vắc xin, một loại phòng 7 và một
loại phòng 23 týp huyết thanh của phế cầu trùng.
Vắc xin Pneumo 23 là vắc xin polysaccaride đa giá, mỗi liều đơn 0,5ml chứa 25
microgram polysaccaride vỏ tinh khiết của mỗi týp huyết thanh phế cầu khuẩn.
Vắc xin phế cầu có dạng hỗn dịch, đóng liều đơn 0,5ml sẵn trong bơm tiêm. Do
vậy phải lắc kỹ để được hỗn dịch đồng nhất trước khi sử dụng. Vắc xin bảo quản ở
nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, không được để đông băng vắc xin.
Ai cần tiêm vắc xin phế cầu?
Vắc xin phế cầu được khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng:
- Trẻ nhỏ.
- Người trên 60 tuổi.
14


- Cư dân ở bất cứ lứa tuổi nào sống trong viện chăm sóc nội trú, sinh sống có trợ
giúp hoặc sống tập thể trong các cơ sở tập trung cư dân.
- Bệnh nhân bị các bệnh mạn tính: bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính, suy thận
mãn, tiểu đường, bệnh gan mạn tính, nghiện rượu, nghiện thuốc lá...
- Bệnh nhân cắt lách, hoặc mất chức năng của lách.
- Bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.
- Bệnh nhân ghép tạng.
Vắc xin Pneumo 23: tiêm cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Lịch tiêm cơ
bản là 1 liều 0,5ml, tiêm bắp hoặc dưới da. Tiêm liều nhắc lại sau 3 đến 5 năm cho

các đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm phế cầu khuẩn.
Vắc xin PCV 7( vắc xin phế cầu 7 giá trị): được sử dụng ở một số các nước phát
triển, tiêm cho trẻ nhỏ từ 2 tháng trở. Lịch tiêm cơ bản gồm 3 liều 0,5ml/liều, tiêm
bắp hoặc dưới da. Liều thứ nhất tiêm lúc trẻ được 2 tháng, liều thứ hai lúc trẻ 4
tháng và liều thứ 3 lúc trẻ 12 tháng tuổi.
Các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm là gì?
- Các phản ứng tại nơi tiêm như đau, nổi đỏ, sưng và phù nề có thể thấy ở 60%
người tiêm. Các phản ứng này nhẹ và thoáng qua. Hiếm khi ghi nhận các phản ứng
kiểu Arthus gây hậu quả về sau. Các phản ứng này chủ yếu xảy ra ở các đối tượng
có nồng độ kháng thể phế cầu ban đầu cao.
- Các phản ứng toàn thân: sốt vừa và thoáng qua được ghi nhận ở 2% người được
tiêm chủng. Hiếm gặp các hiện tượng nhức đầu, sốt trên 39 độ C, mệt mỏi, khó
chịu, viêm hạch, đau khớp, đau cơ, dị ứng, mày đay. Sốt xảy ra trong vòng 24 giờ
sau khi tiêm.
Ai không nên tiêm vắc xin phế cầu?
- Người đang sốt hoặc bị bệnh cấp tính hay mạn tính tái phát.
- Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin.
- Phụ nữ đang mang thai.

15


4.8. Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm
Vắc xin cúm là gì?
Vắc xin cúm có 2 loại, vắc xin sống giảm độc lực và vắc xin cúm bất hoạt. Loại
vắc xin cúm đang được sử dụng tại Việt Nam là loại vắc xin bất hoạt. Các vắc xin
cúm bất hoạt chứa các kháng nguyên của 2 chủng cúm A (H1N1,H3N2) và 1chủng
cúm B theo khuyến cáo hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới. Vắc xin dạng dung
dịch, đóng sẵn trong bơm tiêm với liều lượng 0,5ml hoặc 0,25ml. Vắc xin được
bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Không được để đông băng vắc xin. Nên lắc

kỹ vắc xin trước khi sử dụng.
Ai nên tiêm vắc xin cúm?
Vắc xin cúm được khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng:
- Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi. - Người lớn trên 60 tuổi.
- Người có bệnh mạn tính hô hấp hoặc tim mạch, bị bệnh rối loạn chuyển hoá, rối
loạn chức năng thận hoặc bị suy giảm miễn dịch(do thuốc hoặc do nhiễm HIV).
- Phụ nữ dự định mang thai.
Vắc xin cúm được tiêm bắp hoặc dưới da.
Người lớn và trẻ em trên 3 tuổi tiêm 1 liều 0,5ml.
Trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi tiêm liều 0,25ml. Nên tiêm mũi thứ 2 sau ít nhất 4 tuần
cho những trẻ chưa từng tiêm vắc xin trước đó.
Tất cả các đối tượng trên nên tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm.
Nên tiêm vắc xin cúm ngay từ khi bắt đầu có vắc xin cho mùa dịch cúm mới. Ở
Việt Nam, tốt nhất nên tiêm vắc xin cúm vào khoảng tháng 10 và 11 hàng năm.
Tuy nhiên, vắc xin cúm vẫn có thể tiêm vào bất cứ lúc nào trong mùa cúm thông
thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
16


Các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin?
Một số ít có sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ và mệt mỏi. Hiếm gặp đau dây thần
kinh, rối loạn cảm giác, co giật, giảm tiểu cầu thoáng qua. Rất hiếm gặp viêm mạch
máu, ảnh hưởng đến thận. Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng chống cúm, một
căn bệnh nghiêm trọng và đôi khi làm chết người, nhất là trong đại dịch. Khi bạn
tiêm phòng cũng là giúp bảo vệ những người khác.
Ai không nên tiêm vắc xin?
- Hoãn tiêm đối với những hợp trường đang sốt hoặc bị các bệnh lý cấp tính.
- Không tiêm cho các đối tượng bị phản ứng quá mẫn với vắc xin ở liều tiêm trước
và mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin.
Mẹo nhỏ: Nếu con bạn bị dị ứng trứng, bạn không nên tiêm vacxin phòng cúm cho

bé vì bé có thể sẽ dị ứng với vacxin này.
4.9. Vacxin phòng ngừa virus Rota (RV)
Vắc xin phòng bệnh do rotavirus là gi?
-

Vắc xin rotavirus là vắc xin sống giảm động lực để phòng bệnh viêm dạ dày

ruột ở trẻ em do vi rút rota gây nên.
-

Rotarix là vắc xin đơn giá (chứa týp G1) để phòng bệnh viêm dạ dày- ruột
do rotavirus týp G1 và không phải G1 gây nên. Vắc xin đóng lọ dưới dạng
bột, kèm theo bơm tiêm chứa dung môi để pha hồi chỉnh vắc xin trước khi
sử dụng. Nên cho trẻ uống vắc xin ngay sau khi pha hồi chỉnh và sau 24 giờ
nếu không sử dụng phải huỷ bỏ.

-

RotaTeq là vắc xin ngũ giá (chứa 5 týp huyết thanh của vi rút rota), có thể
phòng trực tiếp các týp G1,G2,G3,G4 và các G có chứa P1A8 của virut rota
gây bệnh viêm dạ dày- ruột ở trẻ em. Vắc xin dạng dung dịch, đóng trong
tuýp định liều làm bằng plastic có thể bóp được và có nắp vặn rời, để có thể
dùng uống trực tiếp. Tuýp định liều được để trong một túi và đóng trong một

17


hộp.
Ai nên sử dụng vắc xin phòng bệnh do rotavirus?
Cả 2 loại vắc xin rotavirus đều sử dụng đường uống.

-

Với vắc xin Rotarix:

Uống 2 liều, mỗi liều 1 ml.
Liều đầu tiên từ 6 tuần tuổi.
Khoảng cách giữa hai liều ít nhất là 4 tuần.
Nên hoàn thành việc uống vắc xin trước tuần thứ

24.
-

Với vắc xin RotaTeq:

Uống 3 liều, mỗi liều 2ml.
Liều đầu tiên khi trẻ được 7,5-12 tuần tuổi.
Khoảng cách giữa các liều tối thiểu là 4 tuần.
Cần hoàn thành liều thứ 3 trước tuần thứ 32.

Các phản ứng có thể xảy ra sau khi uống vắc xin?
Các vắc xin ngừa rotavirus đều rất hiệu quả và an toàn, có thể sử dụng cho trẻ đẻ
thiếu tháng. Các phản ứng có thể xảy ra chủ yếu là nôn và tiêu chảy. Đôi khi trẻ
kích thích, quấy khóc và sốt.
Các vắc xin ngừa rotavirus có thể sử dụng đồng thời với các vắc xin đơn giá hoặc
kết hợp như: OPV. VGB, Hib, phế cầu, não mô cầu và các vắc xin 5 thành phần
hoặc 6 thành phần.
Ai không nên sử dụng vắc xin ngừa rotavirus?
Không dùng vắc xin cho các trẻ:

18



- Bị phản ứng quá mẫn với vắc xin ở liều uống trước hoặc mẫn cảm với bất cứ
thành phần nào của thuốc.
- Có dị tật bẩm sinh đường tiêu hoá (như túi thừa Meckels) có thể là nguyên nhân
dẫn đến lồng ruột.
- Bị suy giảm miễn dịch trầm trọng.
Hoãn sử dụng vắc xin đối với các trẻ:
- Đang sốt hoặc có bệnh lý nặng, cấp tính.
- Bị tiêu chảy hoặc nôn.
4.10. Vacxin phòng ngừa viêm gan A
Hai loại vắc xin Viêm Gan A hiện đang dùng: Havrix và Vaqta
-

Ai cần tiêm vắc xin ngừa Viêm Gan A ?

Những người có nguy cơ cao dễ bị nhiễm siêu vi viêm gan A và những người có
bệnh lý gan mạn tính thì nên được chủng ngừa.
-

Những người có nguy cơ cao dễ nhiễm siêu vi viêm gan A là :

Khách du lịch đến các quốc gia , vùng dịch có bệnh viêm gan A lưu hành.Những
người có hành vi hoạt động tình dục . Những người sử dụng bất hợp pháp thuốc
gây nghiện ( ngay cả có tiêm hay không tiêm )
Các nhà nghiên cứu làm việc có tiếp xúc với siêu vi viêm gan A hoặc với các động
vật dễ nhiễm siêu vi viêm gan A . Những bệnh nhân bị rối loạn đông máu nhận chế
phẩm từ máu.Những người có bệnh lý gan mạn tính như xơ gan hoặc bị viêm gan
C không nằm trong nhóm nguy cơ cao cần chủng ngừa viêm gan A nhưng bệnh có
thể diễn tiến nghiêm trọng đưa đến suy gan ( đôi khi gây tử vong ) nếu bị nhiễm

siêu vi viêm gan A , do đó họ nên được chủng ngừa .Các nhà quản lý sức khoẻ địa
phương và các công ty tư nhân yêu cầu chủng ngừa viêm gan A cho những người
phụ trách dinh dưỡng.
-

Vắc xin viêm gan A được tiêm mấy lần ?
19


Vắc xin viêm gan A nên được tiêm bắp 2 liều . Với người trưởng thành :
+ Vaqta : liều thứ hai nên được tiêm cách liều thứ nhất 6 tháng .
+ Havrix : liều thứ hai nên được tiêm cách liều thứ nhất từ 6-12 tháng .
Ðối với thai phụ và phụ nữ đang cho con bú.
Tính an toàn của vắc xin viêm gan A trong thai kỳ chưa được chứng minh chắc
chắn dù người ta cho rằng nguy cơ nhiễm siêu vi viêm gan A đối với bào thai thấp
-

Hiệu lực và tác dụng phụ của vắc xin viêm gan A Tác dụng phụ thường
gặp :

Đau nhức tại nơi tiêm chích , nhức đầu , tình trạng khó chịu . Sau liều đầu tiên ,
người được chủng ngừa vắc xin có kháng thể bảo vệ lên tới 70% trong 2 tuần và
trên 95% trong 4 tuần. ( Kháng thể bảo vệ là bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm siêu
vi viêm gan A )
Sau 2 liều chủng ngừa viêm gan A, sự miễn nhiễm siêu vi viêm gan A được cho là
bền vững lâu dài .Vì kháng thể bảo vệ cần nhiều tuần để phát triển , khách du lịch
đến các quốc gia có bệnh viêm gan A đang phổ biến nên được chủng ngừa ít nhất 4
tuần trước khi khởi hành . Các Trung tâm Quản lý sức khoẻ đề nghị đưa thêm
globulin miễn dịch vào vắc xin chủng ngừa nếu như khởi hành trước 4 tuần .
Globulin miễn dịch cung cấp sự bảo vệ nhanh hơn vắc xin nhưng sự bảo vệ này chỉ

tồn tại trong thời gian ngắn .
4.11. Vacxin phòng ngừa viêm màng não (MCV4)
Vacxin bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn viêm màng não – bênh phổ biến có thể lây
nhiễm ở các màng quanh não và tủy sống.
MCV4 có tác dụng tốt nhất khi trẻ được tiêm ở độ tuổi 11 hoặc 12 tuổi. Khi
tiêm vacxin này, tác dụng phụ thường thấy là cảm giác đau nhức ở chỗ tiêm.
4.12. Human papillomavirus (HPV) – Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
- HPV - human papiloma virus là một trong những tác nhân lây nhiễm qua đường
tình dục phổ biến. Có 2 nhóm HPV: nguy cơ cao và nguy cơ thấp (về tính gây ung
thư). Những nhóm có nguy cơ cao có liên quan mạnh đến bệnh lý ung thư: hầu như
các trường hợp ung thư cổ tử cung đều phát hiện có nhiễm HPV nguy cơ cao; trái
20


lại nhóm HPV nguy cơ thấp thì hiếm khi gặp trong các trường hợp ung thư. Ngòai
ra, người ta còn thấy liên quan của HPV với các ung thư âm đạo, âm hộ, dương
vật, hậu môn hay vùng hầu họng.
- Cách sử dụng được khuyến cáo: sử dụng trước khi có tiếp xúc với HPV, liều
0,1(2), 6 nghĩa là 3 mũi liên tiếp, lập lại sau 1(2) và 6 tháng, hiệu quả được biết cho
tới 4 -5 năm. Việc có nhắc lại vaccine sau thời gian này hay không còn phải chờ
vào các thử nghiệm đang làm, hiện đã theo dõi hơn 4 năm. Khuyến cáo nên tiêm
cho thiếu nữ trẻ hay trẻ gái vị thành niên chưa có quan hệ tình dục, nhằm chuẩn bị
đầy đủ miễn dịch, tránh tác động của HPV một khi có nhiễm HPV qua đường tình
dục. Đối với phụ nữ lớn hơn, nếu xét nghiệm HPV âm tính, cũng có thể sử dụng;
tuy nhiên, như đã nói, không loại trừ người đó đã từng nhiễm HPV thậm chí đã
từng có tổn thương tại cổ tử cung do HPV, tác dụng của vaccine có vẻ không
thuyết phục. Cho đến hiện nay, vaccine HPV vẫn được khẳng định là vaccine thuộc
dạng phòng ngừa chứ không phải là vaccine điều trị, mặc dù có một số khảo sát
cho thấy vaccine cũng có tác dụng làm thoái lui các tổn thương cổ tử cung do
nhiễm HPV.

Vacxin HPV được chia thành 3 lần tiêm cho trẻ trên 6 tháng. Vacxin có tác
dụng tốt nhất cho các em gái ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.
Loại vắc xin này bảo vệ trẻ khỏi 2 virus lây truyền qua đường tình dục
4.13. Vắcxin phòng lao ( BCG)
Vắc xin BCG là gì?
Vắc xin BCG để phòng bệnh lao. Thời gian bảo vệ nhiều năm.
Nơi sản xuất- Viện Vắc xin và các chế phẩm sinh học Nha Trang.
Vắc xin BCG có dạng bột và có dung môi pha hồi chỉnh kèm theo.Trước khi sử
dụng phải hoà tan vắc xin với dung môi đi kèm. Sau khi pha hồi chỉnh nó phải
được bảo quản ở nhiệt độ 2- 8 độ C. Phần vắc xin còn lại trong lọ sau mỗi buổi
tiêm chủng hoặc sau 6 giờ phải huỷ bỏ.
Ai nên tiêm loại thuốc này?

21


Tiêm vắc xin BCG cho trẻ nhỏ có thể phòng được lao màng não và các thể lao
nặng khác ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều cần phải được
tiêm phòng bệnh lao, càng sớm càng tốt sau khi sinh. Ngoài ra có thể tiêm vắc xin
BCG cho các đối tượng nguy cơ cao, sau khi làm test tuberculin âm tính như:
những người liên tục tiếp xúc với bệnh nhân lao, những người nghiện chích, các tù
nhân v.v.v..
Vắc xin BCG được tiêm trong da, vào mặt ngoài phía trên cánh tay trái với các liều
lượng:
- trẻ dưới 1 tuổi: 0,05 mg / 0,1 ml
- trẻ trên 1 tuổi: 0,1mg / 0,1 ml
Các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm là gì?
Các loại thuốc tiêm phòng rất an toàn. Tiêm chủng an toàn hơn nhiều so với
bị bệnh lao.
Phần lớn trẻ em đều có phản ứng tại chỗ tiêm. Thông thường sau khi tiêm

vắc xin BCG khoảng 2- 3 chỗ tiêm bị viêm tấy nhẹ, sau đó thành vết loét nhỏ. Viết
loét sẽ tự lành không cần phải điều trị gì và để lại một sẹo nhỏ có đường kính từ 35mm. Điều đó chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch. Nếu không có sẹo cần tiêm lại liều vắc
xin khác.
Những phản ứng hiếm gặp gồm: Sưng hoặc áp xe tại chỗ tiêm. Sưng hạch có
thể gây mủ, xảy ra trong vòng 2- 6 tháng sau khi tiêm, tại cùng một bên người với
chỗ tiêm chủng. Sưng hạch hoặc áp xe thường xảy ra do tiêm không đảm bảo vô
trùng hoặc tiêm quá nhiều vắc xin, nhưng phổ biến nhất là do thay vì tiêm trong da
thì lại tiêm dưới da.
Có rất ít phản ứng nặng sau tiêm BCG. Có khoảng 1/1.000.000 trường hợp
bị nhiễm lao sau tiêm BCG, hay xảy ra ở những trường hợp nhiễm HIV hoặc
những trường hợp thiếu hụt miễn dịch nặng.
Ai không nên tiêm vắc xin BCG?
- Không tiêm vắc xin BCG cho những người: có test tuberculin (+), có dấu
hiệu và triệu chứng của bệnh AIDS và phụ nữ có thai.
22


- Hoãn tiêm đối với trẻ: đẻ non cân nặng dưới 2,5kg, trẻ đang bị sốt, bị bệnh
truyền nhiễm cấp tính và bị viêm da có mủ.
4.13. Vacxin 5 trong 1
- Văcxin “5 trong 1” phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và
viêm phổi/viêm màng não mủ do HIB .
- Những ai nên chủng ngừa 5-trong-1 trẻ sơ sinh?
Vắc xin 5 trong 1 được khuyến khích tiêm chủng cho tất cả các bé là 8, 12 và 16
tuần tuổi.
- Độ an toàn của vacxin 5 trong 1 như thế nào?
Nó rất an toàn. Trước khi một loại vắc xin có thể được cấp phép sử dụng, nó phải
đi qua nhiều xét nghiệm để kiểm tra xem nó là an toàn và rằng nó hoạt động. Các
kiểm tra tiếp tục ngay cả sau khi một loại vắc xin đã được giới thiệu. Chỉ có loại
vắc-xin vượt qua tất cả các kiểm tra an toàn được sử dụng để bảo vệ trẻ em của

bạn.
- Các tác dụng phụ phổ biến nhất của việc tiêm phòng 5-trong-1 là gì?
Em bé của bạn có thể bị đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm. Bé cảm thấy khó chịu
hơn khó chịu hơn . Những tác dụng phụ có xu hướng nhỏ và rất tạm thời.

Tài liệu tham khảo
23


1.
2.
3.
4.
5.

MIMS 2012
Bộ y tế, Dược thư quốc gia Việt Nam ( xuất bản lần thứ nhất), NXB Y
học, 2002.
Thuốc và biệt dược.
Lê Đình Sáng, Giáo trình miễn dịch học lâm sàng, Đại học Y Hà Nội.
The Vaccine Book, Robert W.sears, M.D, F.A.A.P.

24



×