Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận “Các loại vacxin và các vacxin hiện đang được lưu hành”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.23 KB, 15 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.

Ngay từ khi sự sống xuất hiện, trong sự đấu tranh sinh tồn của các loài
sinh vật, bệnh tật đã xuất hiện, các loài sinh vật đã tác động lẫn nhau gây ra
quá trình bệnh lý. Từ xa xưa, con người đã nhận thấy có những bệnh truyền
nhiễm chỉ gặp ở một số loài động vật và trong cùng một vụ dịch có thể có cá
thể mắc nặng, có cá thể mắc nhẹ. Mặt khác có những bệnh sau khi qua khỏi
thì vĩnh viễn không mắc lại nữa. Trong quá trình đấu tranh sinh tồn của con
người để chống chọi với bệnh tật, vacxin ra đời là một thành tựu khoa học vĩ
đại giúp con người phòng chống những dịch bệnh lây lan dựa vào khả năng
tạo miễn dịch tự nhiên của chính bản thân mình. Hơn nữa, phòng bệnh thì hơn
chữa bệnh. Vacxin qua các giai đoạn được tìm thấy đã giúp con người phòng
được nhiều bệnh nguy hiểm.
Khái niệm vacxin sẽ giúp chúng ta biết vacxin là gì. Tuy nhiên để phân
loại vacxin lại có rất nhiều trường phái, nhiều quan điểm khác nhau mà hiện
nay vẫn chưa có sự thống nhất. Các loại vacxin thì đang được sử dụng tràn lan
trên thị trường với nhiều biệt dược đơn lẻ cũng như phối hợp.
Tiểu luận “Các loại vacxin và các vacxin hiện đang được lưu hành”
sẽ góp phần điểm lại một số cách phân loại vacxin, thống kê các loại vacxin
đang được sử dụng và một số biệt dược về vacxin đang được lưu hành trên thị
trường.PHẦN I: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VACXIN
Khái niệm
"Vacxin là chế phẩm chứa kháng nguyên (KN) tạo cho cơ thể khả năng
đáp ứng miễn dịch được dùng với mục đích phòng bệnh".
Thuật ngữ vacxin có nguồn gốc lịch sử từ chữ “vacca” liên quan tới vẩy đậu
của con bò mà Edward Jenner (1749-1823) đã lần đầu tiên sử dụng như một
Vacxin phòng bệnh đậu mùa cho con người.
Với cách hiểu kinh điển, vacxin là chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh
vật (VSV), được làm mất khả năng gây bệnh, giữ lại khả năng kích thích cơ


thể sinh miễn dịch, được dùng để phòng bệnh do VSV gây nên. Cách hiểu này
được hình thành trên cơ sở thực tế sản xuất vacxin. Ví dụ: Vacxin tả được làm
từ vi khuẩn tả bị giết chết, vacxin uốn ván được làm từ ngoại độc tố của vi
khuẩn uốn ván đã qua xử lý để mất độc…
1


Ngày nay, khái niệm về vacxin đã có sự thay đổi. Nó không chỉ là chế
phẩm từ VSV và được dùng để phòng bệnh mà còn được làm từ vật liệu sinh
học không VSV và được dùng với nhiều mục đích khác nhau. VD: vacxin
chống khối u được làm từ tế bào sinh khối u, dùng để chống lại tế bào ác tính;
vacxin chống thụ thai được làm từ thụ thể (receptor) của trứng, dùng để ngăn
cản điều kiện thụ thai…
Dù là vacxin chế tạo từ vật liệu nào và được dùng với các mục đích
khác nhau thì thành phần phải có trong vacxin là kháng nguyên (KN). Một
chất có tính KN khi chất đó có tính năng đặc biệt về cấu trúc, trọng lượng
phân tử đủ lớn và tính lạ đối với cơ thể. Dưới tác động của KN có trong
vacxin sẽ xuất hiện đáp ứng miễn dịch: Miễn dịch dịch thể và miễn dịch trung
gian tế bào. Nhờ có hoạt động phong phú của nhiều yếu tố miễn dịch mà mục
đích dùng vacxin đạt được hiệu quả.
Do đó: vacxin còn được hiểu với khái niệm rộng hơn: Vacxin là chế
phẩm sinh học chứa KN có khả năng tạo cho cơ thể đáp ứng miễn dịch, được
dùng với mục đích phòng bệnh hoặc với mục đích khác. Dĩ nhiên, khả năng
tạo đáp ứng miễn dịch là do thành phần kháng nguyên của vacxin. Vacxin bao
gồm KN nhưng đó phải là KN đã được bỏ hoặc giảm tính độc của nó.
1.2.
Phân loại
1.2.1. Dựa vào nguồn gốc: có thể chia làm 4 loại sau:
- Vacxin bất hoạt: Nuôi cấy VSV gây bệnh có độc lực mạnh trong môi trường


-

-

thích hợp để lấy khuẩn lạc. Dùng các tác nhân lý hóa để giết chết VSV nhưng
vẫn còn tính KN. VD: vacxin phòng bệnh tả.
Vacxine sống giảm độc lực: Là những VSV đã được làm giảm hoặc mất độc
lực nhưng vẫn còn tính KN. Có thể nuôi cấy VSV trong những điều kiện nhất
định hoặc cấy chuyển nhiều lần ở môi trường như nuôi cấy vi khuẩn lao trong
môi trường mật bò. Cũng có thể tiêm truyền qua động vật nhiều lần như
chủng virus đậu mùa qua bò để có vacxin phòng bệnh đậu mùa. Các vacxin
VSV sống phải đảm bảo thuần khiết về mặt di truyền, nghĩa là những VSV đó
không bao giờ có thể trở lại dạng gây bệnh ban đầu. VD: vacxin BCG phòng
lao, vacxin Sabin phòng bại liệt.
Vacxin giải độc tố: Là vacxin được sản xuất từ ngoại độc tố của VSV, được
làm mất độc lực bằng các tác nhân lý hóa nhưng vẫn giữ được tính KN.
- Vacxin kháng nguyên tinh khiết: Là vacxin có nguồn gốc từ các
thành phần của VSV đóng vai trò làm kháng nguyên. Vacxin vỏ
2


1.2.2.
1.2.3.
-

1.2.4.
-








polysaccharide (VD: vacxin phế cầu, haemophyllus influenza tuýp
B…), Vacxin KN bề mặt, Vacxin viêm gan B sản xuất từ huyết
tương, Vacxin ADN tái tổ hợp, Vacxin viêm gan B sản xuất từ nấm
men.
Dựa vào loại vi sinh vật:
Vacxin vi khuẩn
Vacxin virus
Dựa vào hiệu lực miễn dịch:
Vacxin đơn giá: Vacxin được sản xuất từ một chủng VSV, do đó chỉ có tác
dụng phòng ngừa một bệnh. VD: vacxin phòng bệnh lao, bại liệt.
Vacxin đa giá: Vacxin gồm nhiều loại KN cùng một lúc được đưa vào cơ thể
để phòng nhiều bệnh với điều kiện các KN này không ức chế lẫn nhau. VD:
vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván.
Dựa vào đường dùng:
Đường tiêm:
Tiêm dưới da: Đa số các loại vacxin đưa vào cơ thể bằng đường này, phương
pháp này có hiệu quả chắc chắn hơn nhưng dễ gây phản ứng hơn, liều vacxin
nhiều (0,5ml) so với tiêm trong da.
Tiêm trong da: Phương pháp này chỉ cần lượng vacxin nhỏ (0,1ml), ít gây
phản ứng nhưng phải tiêm đúng kỹ thuật, nếu không sẽ gây tác dụng miễn
dịch kém.
Tiêm bắp: Hiện nay, có một số vacxin phải tiêm bắp mới ít bị biến chứng và
hiệu lực miễn dịch cao như vacxin tam liên bạch hầu, ho gà, uốn ván hoặc
vacxin giải độc tố uốn ván.
- Chủng: Đó là hình thức rạch da đưa vacxin vào như chủng vacxin phòng
bệnh đậu mùa. Đây là phương pháp thô sơ và cổ điển nhất.

- Đường uống: là đường đưa vacxin vào cơ thể dễ dàng và tiện lợi nhất,
không gây phản ứng. Tuy nhiên: chỉ thực hiện được với những vacxin không
bị đường tiêu hóa phá hủy. Đường uống kích thích miễn dịch tiết tại chỗ mạnh
hơn nhiều so với đường tiêm. VD: vacxin Sabin phòng bại liệt.
1.2.5. Dựa vào mục đích sử dụng: vacxin được chia thành 2 nhóm lớn:
- Vacxin để tiêm chủng phổ thông, gồm
Vacxin BCG (khô)
Vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván
Vacxin viêm gan B
Vacxin sởi
Vacxin bại liệt
3



-










Vacxine sốt vàng (chỉ tiêm khi có dịch lưu hành)
Vacxin dành cho nhóm người đặc biệt
Hiện nay có nhiều loại vacxin khác được dùng ở nhiều nước, nhưng không
được khuyến cáo dùng thường quy trên thế giới. Người bệnh dị ứng đòi hỏi

phải dùng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu. Các vacxin thuộc nhóm này gồm:
Vacxin cúm
Vacxin não mô cầu
Vacxin dại (bất hoạt)
Vacxin rubella
Vacxin thương hàn
Vacxin liên hợp heamophilus typ B
Vacxin viêm não Nhật Bản
Vacxine tả
PHẦN II: CÁC LOẠI VACXIN PHÒNG BỆNH HIỆN NAY

2.1.
Các Vacxin đang được sử dụng hiện nay:
2.1.1. VACXIN SỞI (Rimevase, Mevilin)

Vacxin sởi được điều chế từ một chủng virus sởi đã được làm giảm độc lực
nuôi cấy trong mô nguyên bào sợi phôi gà.
Chỉ định: Phòng sởi cho trẻ em kể từ tháng thứ 9 và nhắc lại lần thứ hai khi 6
tuổi.
Cách dùng, liều lượng: Tiêm dưới da một liều 0,5ml cho trẻ em (trước khi
tiêm phải pha với dung dịch hồi chỉnh kèm theo).
Bảo quản: Nhiệt độ 2 – 80C.
 Chú ý: Sau khi tiêm có thể trẻ bị sởi nhẹ.
2.1.2. VACXIN BẠI LIỆT (Sabin)
Để phòng bệnh bại liệt trẻ em do virus bại liệt (Polyomyelitis virus). Có 2 loại
vacxin bại liệt:
- Vacxin bại liệt bất hoạt: tiêm bắp thịt. Virus bại liệt bị bất hoạt bằng formalin
nên vacxin này an toàn về phương diện hồi độc của virus.
- Vacxin bại liệt sống: Được điều chế từ virus Sabin. Sabin đã làm biến dị
virus bại liệt gây bệnh thành không gây bệnh nhưng vẫn giữ cấu trúc kháng

nguyên. Sau khi uống vacxin bại liệt sống, virus Sabin nhân lên ở tế bào niêm
mạc ruột, tạo miễn dịch tại ruột và miễn dịch dịch thể.
So sánh đặc tính của vacxin bất hoạt và vacxin sống:
4


Các đặc tính
Kích thích sinh kháng thể máu
Kích thích sinh miễn dịch tại ruột
Ngăn chặn virus gây bệnh vào tế bào
ruột
Tốc độ giảm kháng thể máu
Có thể dùng cho trẻ bị suy giảm miễn
dịch
Đào thải virus theo phân
Sử dụng
Bảo quản
Giá thành

Vacxin bất hoạt

Không
Không

Vacxin sống




Nhanh



Chậm
Không

Không
Khó
Dễ (4-8 0C)
Cao


Dễ
Khó (-20 0C)
Thấp

Chỉ định: Phòng bệnh bại liệt cho trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi.
Chống chỉ định: Trẻ em đang sốt, mắc bệnh cấp tính, đang điều trị bằng
corticoid, đang có dịch (sởi, ho gà, quai bị…).
Cách dùng và liều dùng: Theo chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam,
ngừa bệnh bại liệt nên cho trẻ uống Vacxin Sabin 4 lần:
 Lần 1 khi trẻ mới sinh.
 Lần 2 khi trẻ 2 tháng tuổi.
 Lần 3 khi trẻ 3 tháng tuổi.
 Lần 4 khi trẻ 4 tháng tuổi.
Chiến dịch uống Vacxin Sabin thanh toán bại liệt một năm thực hiện 2 lần vào
cuối năm (tháng 11 và 12) cho trẻ dưới 5 tuổi.
Liều dùng cho các lứa tuổi trẻ em là 2 giọt, dạng thuốc uống đóng lọ chứa 5 –
50 liều (lọ thuốc đã mở phỉa dùng ngay trong ngày).
Bảo quản: Nhiệt độ 4 – 100C, tránh ánh sáng.
2.1.3. VACXIN UỐN VÁN

Giải độc tố uốn ván được sản xuất từ chủng vi khuẩn Clostridium tetani bằng
cách nuôi cấy trong môi trường đặc biệt thích hợp sẽ tiết ra ngoại độc tố, xử
lý ngoại độc tố bằng hóa chất và nhiệt độ để trở thành giải độc tố và dùng làm
Vacxin.
Chỉ định: Phòng uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh, sản phụ, người lao động tiếp
xúc với bùn đất bẩn.
Cách dùng, liều lượng:
5


̶

̶

Dự phòng: Tiêm dưới da 3 lần, mỗi lần 1ml, cách nhau 4 tuần lễ, hoặc tiêm
trong da 3 lần mỗi lần 0,1ml, cách nhau 7 – 10 ngày (miễn dịch chỉ bắt đầu
sau mũi tiêm thứ hai vài ngày). Hằng năm nên tiêm nhắc lại 1 lần 1 ml để
củng cố miễn dịch.
Trường hợp chưa tiêm phòng: Khi bị sắt, đâm vào tay chân hoặc tai nạn giao
thông thì tiêm vào dưới da SAT (serum antitetanique) 1ml/1 lần.
 Chú ý: Không được dùng Vacxin cho người suy nhược hoặc đang sốt cao.
Bảo quản: Tránh ánh sáng và nhiệt độ 2 – 80C.

Bảng: Lịch tiêm phòng uốn ván trong tiêm chủng thường xuyên
cho phụ nữ có thai
Liều

1
2
3

4
5

Thời gian bảo vệa

Thời gian tiêm

Tiêm càng sớm càng tốt khi có
thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở
Không
vùng có nguy cơ mắc uốn ván sơ
sinh cao.
Ít nhất 4 tuần sau lần 1
1 đến 3 năm
Ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc
Tối thiểu 5 năm
trong thời kỳ có thai lần sau.
Ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc trong
Tối thiểu 10 năm
thời kỳ có thai lần sau.
Ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc trong Trong suốt thời kỳ sinh
thời kỳ có thai lần sau.
đẻ và có thể lâu hơn

2.1.4. VACXIN LAO (BCG)

Vacxin BCG là hỗn dịch vi khuẩn BCG (Bacilae de Calmett et Gúerin) sống
đã được làm mất tác dụng gây bệnh bằng cách nuôi cấy nhiều lần qua môi
trường mật bò, nhưng vẫn giữ đước tính miễn dịch. Chế phẩm là chất lỏng,
không màu hoặc hơi đục, rất dễ hỏng bởi ánh sáng và nhiệt độ.


6


Chỉ định: Phòng bệnh lao cho người lớn và trẻ em sau khi sinh càng sớm
càng tốt. Nếu trẻ chưa được tiêm chủng BCG ngay tỏng tháng đầu tiên, trẻ
phải được chủng ngừa BCG bắt buộc trước khi vào nhà trẻ.
Chống chỉ định: Trẻ đẻ thiếu tháng, trẻ đang bị nhiễm khuẩn (ho gà, sởi,
eczema) hoặc đang tiêm chủng loại Vacxin khác.
Cách dùng, liều lượng: Tiêm trong da (nội bì) phía ngoài cánh tay tría liều
0,1ml với các loại thuốc tiêm ống 1ml có chứa 1mg vi khuẩn.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 40C.
2.1.5. VACXIN MR và MMR

Một số nước sử dụng Vacxin phối hợp giữa sởi với rubella (MR) hoặc giữa
sởi với quai bị, rubella (MMR). Vacxin MR và MMR là Vacxin sống giảm độc
lực.
Cách dùng, liều lượng: 0,5ml ( 1 liều duy nhất). Tiêm dưới da, tại vị trí mặt
ngoài giữa đùi/phần trên cánh tay tùy theo tuổi. Có thể khuyến nghị thêm 1
liều trong tiêm chủng thường xuyên hoặc chiến dịch.
Chống chỉ định: Phản ứng nặng với lần tiêm trước, phụ nữ có thai, rối loạn
miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (không bao gồm nhiễm HIV). Mặc dù
không khuyến nghị tiêm trong thời gian có thai nhưng hiện vẫn chưa có bằng
chứng nào về sự nguy hiểm của Vacxin đối với bà mẹ trong thời gian mang
thai.
Phản ứng sau tiêm
Sốt. Đối với riêng Vacxin sởi, khoảng 5 đến 15% trẻ bị sốt nhẹ trong vòng 5
đến 12 ngày sau tiêm.
Ban. Khoảng 1/20 trẻ có biểu hiện ban nhẹ xuất hiện từ 5 đến 12 ngày sau khi
tiêm.

Những phản ứng nặng hiếm gặp.
Với Vacxin có thành phần rubella có thể gây viêm khớp ở nữ tuổi thành niên
Với Vacxin có thành phần quai bị có thể viêm màng não nước trong nhưng rất
hiếm gặp.
Bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C (Vacxin không bị hỏng bởi đông băng
nhưng không được để dung môi đông băng)

7


2.1.6.VACXIN DPT
Vacxin bạch hầu – Ho gà – Uốn ván được làm từ giải độc tố bạch hầu, ho gà
và Vacxin uốn ván.
Chỉ định: Phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván cho trẻ em.
Cách dùng, liều lượng:
Tiêm 3 lần, mỗi lần 0,5ml cách nhau ít nhất 30 ngày (hình thành 3 mũi tiêm
khi trẻ đủ 12 tháng tuổi).
Lịch tiêm có thể như sau: Trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1, trẻ 3 tháng tuổi tiêm
mũi 2, trẻ 4 tháng tuổi tiêm mũi 3.
 Chú ý: Không tiêm khi trẻ đang sốt cao.
Bảo quản: Tránh ánh sáng và nhiệt độ 2 – 80C.
2.1.7. VACXIN VIÊM GAN SIÊU VI B

Loại vacxin
Số liều

Vacxin tái tổ hợp hoặc huyết tương
3 liều:
Mũi thứ nhất: 0-2 tháng tuổi.
Mũi thứ hai: sau lần mũi đầu 1-4 tháng.

Mũi thứ ba: sau mũi 2 từ 6 đến 18 tháng.
Chống chỉ định Phản ứng quá mẫn với liều tiêm trước
Phản ứng sau Đau, đỏ nhẹ tại chỗ tiêm. Hiếm gặp phản ứng quá mẫn
tiêm
Chú ý đặc biệt
Phải tiêm liều sơ sinh ở những đối tượng nguy cơ cao
Liều lượng
0,5ml
Vị trí tiêm
Mặt ngoài giữa đùi (trẻ nhỏ) hoặc mặt ngoài trên cánh tay trẻ lớn
Đường tiêm
Bắp
Bảo quản
Ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C. Không được để đông băng.
2.1.8. VACXIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN (JEV)
Là vacxin để phòng bệnh viêm não Nhật Bản do virus viêm não Nhật Bản
( Japanese encephalitis virus= JEV) gây nên. Bệnh có tên viêm não Nhật Bản
do được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản năm 1934 bởi Hayashi.
Vacxin bất hoạt được sản xuất đầu tiên vào năm 1954 tại Nhật Bản, làm từ
hỗn dịch 5% não chuột nhiễm virus được bất hoạt bằng formalin. Vacxin bất
hoạt có độ an toàn cao và sinh miễn dịch bảo vệ trên 90% trẻ được tiêm
vacxin.

8


Bên cạnh vacxin bất hoạt, có vacxin viêm não sống, đã được chứng tỏ là
an toàn, tạo được đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
Phản ứng nhẹ có thể gặp sau khi tiêm:
- Đau nhức. Một số ít trường hợp có thể đau, sưng nhẹ tại chỗ tiêm

- Sốt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ thường ít gặp
Để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, trẻ cũng cần được tiêm 3 mũi dưới
da:
Mũi tiêm đầu: Khi trẻ hơn 1 tuổi.
• Mũi thứ hai: Tiêm sau mũi thứ nhất 1-2 tuần.
• Mũi thứ ba: Sau mũi thứ hai 1 năm.
2.1.9. VACXIN TẢ
Vacxin tả uống được điều chế từ các chủng vi khuẩn tả thuộc type sinh học cổ
điển và chủng mới O139. Đây là Vacxin toàn thân vi khuẩn đã được bất hoạt.
Vacxin dạng dung dịch được sử dụng theo đường uống. Khi để lọ Vacxin
thẳng đứng trong thời gian dài, các vi khuẩn bị lắng xuống dưới đáy lọ, do
vậy khi sử dụng phải lắc lọ để trộn đều Vacxin. Vacxin được bảo quản ở nhiệt
độ từ 2ºC đến 8°C, không được để đông băng Vacxin.
Sau uống Vacxin tả thường không có phản ứng phụ.
Phản ứng hay gặp là cảm giác buồn nôn.
Không có bằng chứng nào cho thấy Vacxin tả uống có thể gây bệnh tả.


2.1.10. VACXIN THƯƠNG HÀN

Vacxin thương hàn được làm từ polysaccharide của vỏ vi khuẩn thương hàn
Salmonella typhi.
Vacxin dạng dung dịch đóng lọ 20 liều. Vacxin được bảo quản ở nhiệt độ từ
2ºC đến 8°C, không được để đông băng Vacxin.
Những phản ứng nhẹ có thể gặp:
• Tại nơi tiêm có sưng nề nhẹ và hết trong vòng 24 giờ đầu.
• Một số trường hợp có sốt nhẹ, hiếm có trường hợp sốt cao trên 39ºC. Triệu
chứng sốt nhẹ thường hết sau 24 giờ kể từ khi tiêm Vacxin.
2.1.11. VACXIN DẠI


9


Vacxin dại được điều chế theo phương pháp Fuenzalida và Palacios là một
hỗn dịch chế từ não chuột trắng sơ sinh 1 – 3 ngày tuổi.
Chỉ định: Dự phòng bệnh dại do các động vật mắc bệnh dại cắn.
Cách dùng, liều lượng:
̶
Tiêm Vacxin phòng dại: Khi bị các động vật máu nóng cắn như chó rừng, cáo,
chồn, dơi, trâu bò, cừu, chó nhà, mèo nhà. Cho dù động vật có bị dại hay
không đều phải tiêm phòng ngay.
̶
Tiêm huyết thanh kháng dại: Nếu vết cắn nguy hiểm thì trong 1 – 2 ngày đầu
tiêm bắp huyết thanh kháng dại như huyết thanh ngựa tinh khiết với tổng liều
là 40 đơn vị/kg thể trọng (có thể dung nửa liều tiêm ngấm quanh vết cắn),
đòng thời tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm Vacxin phòng dại với liều
như trên.
Bảo quản: Tránh ánh sáng và ở nhiệt độ 4 – 80C.
2.1.12. VACXIN CÚM
Mỗi năm, tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nên được bắt đầu vào
mùa thu, khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc hơn.
Trẻ có thể bị đau nhức, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ… khi tiêm vacxin phòng
ngừa cúm.
Mẹo nhỏ: Nếu con bạn bị dị ứng trứng, bạn không nên tiêm vacxin phòng
cúm cho bé vì bé có thể sẽ dị ứng với vacxin này.
2.1.13. VACXIN VIRUS ROTA (RV)
Virus Rota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp, ói mửa ở trẻ em. Trước khi
vacxin phòng ngừa virus này được nghiên cứu thành công năm 2006 thì mỗi
năm có khoảng 55.000 trẻ em Mỹ phải nhập viện vì nhiễm virus này.
Vacxin ngừa virus Rota được sản xuất dưới dạng chất lỏng có thể sẽ khiến trẻ

cảm thấy khó chịu, nôn mửa hoặc tiêu chảy nhẹ sau khi sử dụng.
2.1.14. VACXIN HAEMOPHILUS CÚM B (Hib)
Vacxin Haemophilus cúm B là loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não – một
loại bệnh thường thấy và đặc biệt nguy hiểm cho trẻ dưới 5 tuổi.
Nên tiêm vacxin Hib khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và
12 – 15 tháng tuổi. Tác dụng phụ thường thấy ở trẻ khi tiêm vacxin Hib là sốt,
tấy đỏ hoặc sưng ở vết tiêm.
2.1.15. VACXIN NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (HPV)
Vacxin HPV được chia thành 3 lần tiêm cho trẻ trên 6 tháng. Vacxin có tác
dụng tốt nhất cho các em gái ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.
10


Loại Vacxin này bảo vệ trẻ khỏi 2 virus lây truyền qua đường tình dục , gây
ung thư cổ tử cung.

2.2.

Một số sản phẩm vacxin hiện đang được lưu hành trên thị trường
Việt Nam
Hiện có 59 loại vaccin đang được lưu hành tại Việt Nam, trong đó chỉ
có 16 vaccin được sản xuất trong nước.

STT

Tên

1

DTCOQ


2

Vacxin Bạch Hầu
Ho Gà Uốn Ván
hấp phụ

Tiêm chủng
phổ thông

Bạch hầu, ho gà, uốn ván

3

TRITANRIX-HB

Tiêm chủng
phổ thông

Bạch hầu, ho gà, uốn ván

4

Hexavac

Tiêm chủng
phổ thông

5


Infanrix Hexa

Tiêm chủng
phổ thông

6
7
8
9
10

Phân nhóm
Tiêm chủng
phổ thông

Vac xin Bạch hầu - Tiêm chủng
Uốn ván hấp thụ
phổ thông
Tiêm chủng
DTVAX
phổ thông
Vacxin Bại liệt
Tiêm chủng
uống
phổ thông
Tiêm chủng
Imovax Polio
phổ thông
Tiêm chủng
Tetracoq

phổ thông
11

Phòng bệnh
Bạch hầu, ho gà, uốn ván

Bạch hầu, ho gà, uốn
ván, bại liệt, viêm gan B
& Haemophilus typ B
Bạch hầu, ho gà, uốn
ván, bại liệt, viêm gan B
& Haemophilus typ B
Bạch hầu, uốn ván
Bạch hầu, uốn ván
Bại liệt
Bại liệt
Bại liệt, bạch hầu, ho gà,
uốn ván


11

Pentaxim

Tiêm chủng
phổ thông

Bại liệt, bạch hầu, ho gà,
uốn ván & Haemophilus
typ B


Vacxin BCG đông
khô
Vacxin BCG đông
khô
LIVE CULTURAL
MEASLES
VACCINE.

Tiêm chủng
phổ thông
Tiêm chủng
phổ thông
Tiêm chủng
phổ thông

Sởi

15

TRIMOVAX
(R.O.R)

Tiêm chủng
phổ thông

Sởi

16


Rouvax

Tiêm chủng
phổ thông

Sởi

12
13
14

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Huyết thanh
Tiêm chủng
khángđộc tố uốn
phổ thông
ván tinh chế (SAT)
Tiêm chủng
TETAVAX
phổ thông

Tetanea
Tiêm chủng
phổ thông
Tiêm chủng
ENGERIX -B
phổ thông
Tiêm chủng
HBVACCINE
phổ thông
SCI-B-VAC (BIO- Tiêm chủng
HEP-B) BULK
phổ thông
Tiêm chủng
RECOMBVAX
phổ thông
Hepa-B-Vac lọ
Tiêm chủng
10mcg/0,5ml; lọ
phổ thông
20mcg/1ml
Tiêm chủng
Hepavax - Gene
phổ thông
H-B-VAX II
Tiêm chủng
12

BCG
BCG


Uốn ván
Uốn ván
Uốn ván
Viêm gan B
Viêm gan B
Viêm gan B
Viêm gan B
Viêm gan B
Viêm gan B
Viêm gan B


phổ thông
27

Hepavax-Gene
bulk

Tiêm chủng
phổ thông
Tiêm chủng
phổ thông

28

r-Hbvax

29

HBVaxPRO


Tiêm chủng
phổ thông

Viêm gan B

30

Comvax

Tiêm chủng
phổ thông

Viêm gan B,
Haemophilus typ B

31

Inflexal V

Đặc biệt

Cúm

32

RABIVAC-II

Đặc biệt


Dại

33

VERORAB

Đặc biệt

Dại

34

Rabipur.

Đặc biệt

Dại

35

Rabies vaccine
cultural
concentrated
purified
inactivated freedried

Đặc biệt

Dại


36

ACT-HIB

Đặc biệt

Haemophilus typ B

37

HIBERIXTM

Đặc biệt

Haemophilus typ B

38

FAVIRAB

Đặc biệt

Huyết thanh phòng bệnh
dại

39

MENINGOCOCC
AL
POLYSACCHARI Đặc biệt

DE VACCINE A +
C
13

Viêm gan B
Viêm gan B

Não mô cầu


40

41

LIVE DRY
CULTURAL
MUMPS
VACCINE.
Pavivac bán thành
phẩm

Đặc biệt

Quai bị

Đặc biệt

Quai bị

42


M-M-Rđ II

Đặc biệt

Sởi, quai bị, rubella

43

Trivivac

Đặc biệt

Sởi, quai bị, rubella

44

Vacxin Tả uống

Đặc biệt

Tả

45

Vacxin Tả uống

Đặc biệt

Tả


46

47

Vacxin Thương
Hàn Vi
Đặc biệt
POLYSACCHARI
DE
TYPHIM VI liều
Đặc biệt
0,5ml

Thương hàn

Thương hàn

48

VARILRIXTM

Đặc biệt

Thủy đậu

49

OKAVAX


Đặc biệt

Thủy đậu

50

HAVAX

Đặc biệt

Viêm gan A

51

HAVRIXTM

Đặc biệt

Viêm gan A

52

Epaxal

Đặc biệt

Viêm gan A

53


Avaxim 80U,
Pediatric

Đặc biệt

Viêm gan A

54

TwinrixTM

Đặc biệt

Viêm gan A, Viêm gan B

55

Quimi-Hib

Đặc biệt

Viêm màng não mủ do
Haemophilus influenza

56

Vacxin viêm não
Nhật Bản

Đặc biệt


Viêm não Nhật Bản

14


57

Japanese
Encephalitis
Vaccine

Đặc biệt

Viêm não Nhật Bản

58

FluarixTM

Đặc biệt

Cúm

59

Pavivac

Đặc biệt


Quai bị

15



×