Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN CÁC LOẠI VẮC XIN VÀ CÁC VẮC XIN HIỆN ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.68 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN HÓA DƯỢC

TIỂU LUẬN
CÁC LOẠI VẮC XIN VÀ CÁC VẮC XIN HIỆN
ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH
HỌC VIÊN

: Lê Anh Tuấn

MSHV

: 1211099

Lớp

: Cao học 17

Hà Nội - 2013


LỜI MỞ ĐẦU
Vắc xin là loại vũ khí hữu hiệu bảo vệ con người trước các căn bệnh nguy hiểm.
Trung bình mỗi năm, thế giới có khoảng 3 triệu người được cứu sống nhờ trước đó đã tiêm
chủng.
Trong 2 thế kỷ qua, vắc xin là loại dược phẩm đặc biệt góp phần rất lớn vào việc đẩy
lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong cho con người. Trước khi bị khai tử bởi vắc xin,
bệnh đậu mùa từng là nỗi kinh hoàng của cả châu Âu trong thế kỷ 18, đã cướp đi sinh mạng
của hàng triệu người. Vắc xin cũng là vũ khí hữu hiệu chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm như bại liệt, sởi, viêm não.
Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận tiêm vắc xin là phương cách bảo vệ hiệu quả,


giúp nhân loại tránh được các bệnh truyền nhiễm.
Hiện nay, sự phát triển các ngành vi sinh, miễn dịch, sinh học phân tử, di truyền, hóa,
lý, tin học và công nghệ nano... đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc tìm kiếm những vắc xin an
toàn, công hiệu hơn. Vắc xin học đã tiến sang nhiều lĩnh vực mới như bệnh dị ứng, bệnh xã
hội, các bệnh nan y (ung thư, HIV/AIDS), bệnh ký sinh trùng (sốt rét) và đạt nhiều thành
quả đáng kể.
Tuy nhiên, nhiều bệnh vẫn còn đang thách thức con người, chưa có vắc-xin nào đủ
hiệu quả để ngăn ngừa. Trong đó phải kể nhiều bệnh do ký sinh trùng (thí dụ sốt
rét, giun, sán), vi khuẩn (lao), virus (cúm, sốt xuất huyết, AIDS v.v.). Một số lý do có thể là
các tác nhân gây bệnh biến đổi thường xuyên khiến cho miễn dịch không còn hữu hiệu hoặc
thậm chí tấn công ngay vào hệ miễn dịch như trường hợp của HIV v.v. (Đã có lúc bệnh
lao được đẩy lùi bằng nhiều biện pháp phối hợp (thuốc, vắc-xin và các biện pháp phòng
ngừa khác), nhưng sự xuất hiện của AIDS đã làm cho dịch lao có dịp bùng phát, nhất là tại
các nước đang phát triển.)
Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm hai phần:
Phần I : Các loại vắc xin
Phần II: Các vắc xin hiện đang được lưu hành

1


NỘI DUNG
PHẦN I
CÁC LOẠI VẮC XIN
I. Khái niệm cơ bản về vắc xin
1. Định nghĩa vắc xin
"Văc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên (KN) tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng
miễn dịch được dùng với mục đích phòng bệnh".
Thuật ngữ vắc xin có nguồn gốc lịch sử từ chữ “vacca” liên quan tới vẩy đậu của con
bò mà Edward Jenner (1749-1823) đã lần đầu tiên sử dụng như một vắc xin phòng bệnh đậu

mùa cho con người.
Kháng nguyên (KN) (antigen) có trong vắc xin là các thành phần tự nhiên của vi sinh
gây bệnh (KN toàn thân, tách chiết một phần hay giải độc tố của chúng), hoặc được sản xuất
bằng công nghệ di truyền hay tổng hợp nhân tạo (KN tái tổ hợp gen, KN DNA).
Đáp ứng miễn dịch do vắc xin kích thích tạo ra bao gồm miễn dịch thể dịch (humoral
immunity) và miễn dịch trung gian tế bào (cell mediated immunity). Miễn dịch thu được sau
khi dùng vắc xin có bản chất là miễn dịch chủ động, đặc hiệu, có tác dụng bất hoạt KN gây
bệnh của vi sinh khi chúng xâm nhập, góp phần bảo vệ cơ thể khỏi mắc bệnh hay có mắc
bệnh nhưng với triệu chứng nhẹ hơn.
Vắc xin được sử dụng ngày càng phổ biến không chỉ như một loại “thuốc” để dự
phòng bệnh do vi sinh vật gây ra mà còn cho một số loại bệnh không lây như bệnh tự miễn,
bệnh ung thư. Các thử nghiệm sử dụng vắc xin hiện nay với mục đích điều trị cũng đang
được tiến hành có kết quả.
2. Lịch sử phát triển của vắc xin
Louis Pasteur, người Pháp, nhà khoa học hàng đầu thế giới ở thế kỷ 19 đặt ra từ vắc
xin năm 1885 để gọi những chế phẩm phòng dịch, nhằm tỏ lòng tôn kính Edward Jenner,
thầy thuốc người Anh (1749 -1823) đã dùng vẩy đậu con bò để phòng bệnh đậu mùa ở
người. Từ vắc xin (tiếng Anh: vaccine, tiếng Pháp: vaccin) có nguồn gốc từ tiếng latinh
"vacca" (cow) vẫn được dùng đến ngày nay.
Với cách hiểu kinh điển, vắc xin là chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật, được làm mất
khả năng gây bệnh, giữ lại khả năng kích thích cơ thể sinh miễn dịch, được dùng để phòng bệnh
do vi sinh vật gây nên. Cách hiểu này được hình thành trên cơ sở thực tế sản xuất vắc xin. Vắc
xin tả được làm từ vi khuẩn tả bị giết chết. Vắc xin uốn ván được làm từ ngoại độc tố của vi
khuẩn uốn ván đã qua xử lý để mất độc. Vắc xin lao (BCG) được làm từ vi khuẩn lao đã biến dị
không còn khả năng gây bệnh. Vắc xin viêm não Nhật Bản được làm từ vi rút (virus) viêm não
bị bất hoạt.
Ngày nay, khái niệm về vắc xin đã có sự thay đổi. Nó không chỉ duy nhất là chế phẩm từ
vi sinh vật và được dùng để phòng bệnh nữa, mà nó còn được làm từ vật liệu sinh học không vi
2



sinh vật và được dùng cả với mục đích khác. Ví dụ: vắc xin chống khối u được làm từ tế bào sinh
khối u, dùng để chống lại tế bào ác tính. Vắc xin chống thụ thai được làm từ thụ thể (receptor)
của trứng dùng để ngăn cản điều kiện thụ thai v.v…
Dù là vắc xin chế tạo từ nguyên vật liệu nào, được dùng với mục đích phòng bệnh hay
mục đích nào khác, thì thành phần của nó phải chứa KN. Một chất gọi là có tính KN khi chất
đó có tính năng đặc thù về cấu trúc, có trọng lượng phân tử đủ lớn và có tính lạ đối với cơ
thể, có khả năng kích thích cơ thể tạo miễn dịch: miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung
gian tế bào. Nhờ có hoạt động phong phú của nhiều yếu tố miễn dịch, mà mục đích dùng vắc
xin đạt được hiệu quả.
Điều kiện tiên quyết của vắc xin là tính không hại và khả năng tạo đáp ứng miễn dịch
của nó. Dĩ nhiên khả năng tạo đáp ứng miễn dịch là do thành phần kháng nguyên của vắc
xin.
Vắc xin Hib, vắc xin thương hàn Vi, vắc xin cầu khuẩn màng não và cầu khuẩn phổi
được sản xuất từ thành phần polysaccharid của vỏ vi khuẩn tương ứng. Để tăng khả năng
kích thích cơ thể sinh kháng thể bảo vệ, người ta cộng hợp thành phần polysaccharid với một
protein tải. Có nhiều loại protein tải, nhưng việc lựa chọn loại nào là tùy thuộc vào mỗi nhà
sản xuất.
Vắc xin hóa học có một số ưu việt mà vắc xin sản xuất theo cách cổ điển không có.
Do vậy, vắc xin hóa học đang dần dần chiếm vị trí xứng đáng của nó. Ngày nay trên cơ sở
hiểu biết cấu trúc và chức năng của các phần quyết định KN, các nhà khoa học có thể tổng
hợp trên phòng thí nghiệm những quyết định nguyên để sản xuất vắc xin mà không cần phải
chiết tách từ vi sinh vật. Vắc xin hóa học kiểu như vậy đã làm thay đổi khái niệm “vắc xin là
một chế phẩm sinh học".
II. Các loại vắc xin sử dụng cho người
1. Vắc xin vi rút
Mục đích của các loại vắc xin vi rút là dùng đáp ứng miễn dịch của ký chủ để ngừa
bệnh vi rút. Một số vắc xin đã chứng tỏ có hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm tỷ lệ mắc
bệnh hàng năm (ví dụ: vắc xin bại liệt, đậu mùa, sởi, quai bị, rubella). Tiêm chủng là biện
pháp hữu hiệu nhất để ngừa các trường hợp nhiễm vi rút trầm trọng. Tính miễn dịch đối với

vi rút dựa trên đáp ứng miễn dịch với những KN chuyên biệt có trên bề mặt của vi rút hoặc
tế bào đã nhiễm vi rút. Đối với những vi rút có màng bọc, những KN quan trọng là các
glucoprotein bề mặt. Mặc dù ở động vật bị nhiễm có thể phát triển các KT chống protein lõi
hay protein không cấu trúc (non-structural protein) liên quan đến việc vi rút nhân lên, nhưng
sự đáp ứng này có vai trò rất ít hoặc không có vai trò tạo sự đề kháng chống nhiễm khuẩn.
Hiện nay, đã có nhiều vắc xin vi rút ngừa một số bệnh nghiêm trọng ở người. Sinh bệnh
học do nhiễm vi rút có ảnh hưởng đến mục tiêu của miễn dịch phòng ngừa. Miễn dịch ở niêm
mạc (IgA tại chỗ) đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các vi rút nhân lên ở các niêm
mạc (vi rút rhino, vi rút cúm, vi rút rota); các vi rút có phương thức lan truyền qua đường máu
(vi rút polio, viêm gan, sởi…) được kiểm soát bởi KT trong huyết thanh miễn dịch qua trung
gian tế bào có vai trò trong việc chống nhiễm khuẩn toàn thân (vi rút sởi, herpes).
3


Không phải tiêm chủng hay tình trạng hồi phục sau nhiễm luôn luôn tạo được bảo vệ
chống lại sự tái nhiễm của cùng loại vi rút, ngay cả khi đã có các biện pháp kiểm soát bệnh
có hiệu quả như các vi rút bại liệt, đậu mùa, cúm, sởi, quai bị. Việc kiểm soát có thể đạt
được bằng cách hạn chế sự nhân lên của vi rút độc hại sau khi lây nhiễm và ngăn vi rút lan
truyền đến các cơ quan đích để gây tổn thương cho các cơ quan này (như vi rút polio, sởi
đến não và tủy sống, vi rút rubella đến bào thai). Gần đây, bệnh Marek do vi rút herpes ở gà
tạo nên khối u lymphô tăng sinh lan rộng đã được kiểm soát bằng vắc xin vi rút sống giảm
độc lực. Vắc xin đã tạo được tình trạng miễn dịch chủ động lâu dài đối với gà. Vắc xin này
không ngăn ngừa được sự bội nhiễm của vi rút độc hại ở động vật được tiêm chủng nhưng
ngăn ngừa được việc xuất hiện khối u. Đây là vắc xin phòng ung thư đầu tiên được sản xuất.
Một loại vắc xin phòng ung thư thứ 2, đó là viêm gan B để ngừa ung thư tế bào gan tiên
phát.
Một số đặc điểm của vi rút hay của một bệnh do vi rút gây nên có thể làm phức tạp
việc tạo ra một vắc xin có hiệu quả. Việc có nhiều typ như vi rút Rhino và có nhiều ổ chứa
trên động vật như vi rút cúm, khiến việc sản xuất vắc xin trở nên khó khăn. Ngoài ra, còn
những trở ngại khác như sự tích hợp DNA virus với DNA nhiễm sắc thể của ký chủ (vi rút

Retro), việc lây nhiễm do những tế bào không biểu hiện KN (HIV) và việc nhiễm khuẩn của
các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch của ký chủ (HIV)
Có 3 cách sản xuất vắc xin virút truyền thống:
- Làm giảm độc lực các chủng hoang dại để làm giảm khả năng gây bệnh.
Vắc xin chứa vi rút sống, sử dụng các biến chủng vi rút có typ KN chéo với typ hoang
dại. Có nhiều phương pháp sản xuất vắc xin sống giảm độc lực.
Đột biến tế bào túc chủ cảm nhiễm được thực hiện bằng cách cấy chuyền nhiều lần vi
rút typ hoang dại trong các túc chủ khác nhau hoặc trong các tổ chức nuôi cấy khác nhau.
Việc này được tiến hành nhiều lần qua nhiều năm để có được sản phẩm cuối cùng.
- Bất hoạt toàn bộ vi rút để làm mất khả năng gây bệnh.
Các loại vắc xin bất hoạt toàn thân vi rút như IPV (inactivated poliovirus), vắc xin
dại, vắc xin viêm não Nhật Bản đã được sản xuất rộng rãi trên toàn thế giới. Các tác nhân bất
hoạt thường được sử dụng như formaldehyd, ethylenimin và β-probiolacton. Vắc xin bất
hoạt an toàn hơn vắc xin sống giảm độc lực, nhưng để đạt được miễn dịch lâu dài và bền
vững thì cần một lượng KN lớn hơn và nhiều liều sử dụng hơn. Mặc dù vắc xin bại liệt uống
(OPV) được sử dụng rộng rãi trên thế giới và là vắc xin sử dụng cho chương trình TCMR do
WHO khuyến cáo, song có một vài nước ở châu Âu dùng vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV).
- Vắc xin thứ đơn vị (subunit) gồm 1 hoặc một ít KN của vi rút.
Nhờ những tiến bộ của công nghệ sinh học trong những thập niên cuối thế kỷ 20,
người ta đã đạt được những thành tựu lớn trong việc chiết tách KN (HA) và KN (NA) ra
khỏi các virion cúm và sử dụng các loại KN này để làm vắc xin phòng cúm. Có nhiều nghiên
cứu ứng dụng tin sinh học trong dự đoán các quyết định tố KN (epitope) để phục vụ cho việc
phát triển vắc xin thế hệ mới đối với vi rút cúm A/H5N1.

4


Ưu điểm chính của vắc xin dựa trên quyết định tố KN là khả năng gây đáp ứng miễn
dịch với cấu trúc KN tối thiểu
2. Vắc xin vi khuẩn dùng cho người

Vắc xin vi khuẩn sản xuất bằng kỹ thuật truyền thống được lưu hành hiện nay cho
thấy có nhiều loại khác nhau. Cho đến nay, vắc xin vi khuẩn sống, giảm độc lực được sử
dụng rất ít, duy nhất chỉ còn vắc xin BCG.
- Vắc xin vi khuẩn sống giảm độc lực: Vắc xin BCG, Vắc xin Salmonella typhi.
- Vắc xin bất hoạt toàn thân vi khuẩn : Có 3 loại vắc xin bất hoạt toàn thân vi khuẩn:
vắc xin ho gà (Bordetella pertussis), vắc xin tả (Vibrio cholerea), vắc xin thương hàn
(Salmonella typhi, para A và para B). Các vi khuẩn này sau khi nuôi cấy được bất
hoạt bằng formalin.
- Vắc xin giải độc tố : Vắc xin Bạch Hầu, vắc xin Uốn ván
- Vắc xin thứ đơn vị : Vắc xin Ho gà vô bào, Vắc xin cộng hợp Hib, Vắc xin cầu
khuẩn phổi (Streptococcus pneumoniae)
3. Tá chất của Vắc xin
Từ hơn 70 năm qua, tá chất được sử dụng để làm tăng đáp ứng miễn dịch đối với KN.
Ramon (1926) lần đầu tiên đã chứng minh tá chất (bánh mỳ, thạch agar, tapioca, dầu tinh
bột, lecithin hoặc saponin) có khả năng kích thích KN làm tăng mức độ tạo KT kháng độc
tố.
Tá chất sử dụng cho vắc xin đang phát triển rất nhanh, vì:
- Nhiều loại vắc xin dự tuyển đã được nghiên cứu phát triển để chống lại tác nhân nhiễm
khuẩn, ung thư, bệnh tự miễn, và dị ứng. Trong số đó có nhiều vắc xin cần tá chất.
- Vì sức khỏe cộng đồng, năm 1990 CVI đã tăng cường trợ giúp và xây dựng mục tiêu
với khát vọng là tăng sự có mặt của nhiều loại vắc xin và nghiên cứu phát triển vắc xin mới.
- Những tiến bộ trong lĩnh vực sinh hóa phân tích, tinh sạch đại phân tử, kỹ thuật tái
tổ hợp và việc nâng cao những hiểu biết về cơ chế miễn dịch học và sinh bệnh học giúp hoàn
thiện cơ sở kỹ thuật để phát triển ứng dụng tá chất.
Tá chất bao gồm:
- Muối nhôm hoặc calci.
- Các sản phẩm từ vi khuẩn và thảo mộc.
- Các tác nhân hoạt hóa bề mặt (surface active agents).
- Polyanion.
- Polyacrylic.

- Vitamin.
- Cytokin.
- Các hormon.
- Stearyl tyrosin.
5


- Các cấu trúc KN tổng hợp thống nhất (unique synthetic antigen constructs).
Chất mang bao gồm:
- Giải độc tố vi khuẩn.
- Protein màng ngoài não mô cầu OMP.
- Acid béo.
- Độc tố tả.
- Các hạt giống vi rút Tyvirus (Tyvirus like particles).
- Nucleic acid vắc xin.
- Các vector sống.
Chất chuyển tải bao gồm:
- Nhũ tương dầu khoáng.
- Nhũ tương dầu thực vật.
- Nhũ tương squalen và squalan.
- Nang chứa lipid.
- Các vi cầu polyme có thể phân giải sinh học.
- Protein coclet.
- Các thảo mộc ăn được.
Cơ chế hoạt động của tá chất
Cho đến nay, phần lớn các vắc xin thứ đơn vị là những KN yếu, dù chúng là những sản
phẩm tự nhiên, sản phẩm tái tổ hợp, hoặc những peptid tổng hợp. Các KN thứ đơn vị có đáp
ứng miễn dịch kém vì nhiều lý do như xử lý không chính xác của hệ thống miễn dịch, thải
trừ nhanh, kích thích sinh miễn dịch không thích đáng và thiếu các quyết định tố KN tế bào
T hoặc B chủ yếu. Những trở ngại này có thể khắc phục bằng cách gắn KN thứ đơn vị với tá

chất. Ngược lại với vắc xin thứ đơn vị, những vắc xin sống truyền thống hoặc những vắc xin
bất hoạt toàn thân tế bào vi sinh vật là những vắc xin có tính KN mạnh. So với vắc xin thứ
đơn vị, vắc xin truyền thống phức tạp hơn về cấu trúc và chứa đựng nhiều quyết định tố KN
dư thừa (không cần thiết) nên tạo được nhiều cơ hội để tránh sự ngăn cản di truyền của
người tiêm vắc xin. Chúng cung cấp một khối lượng KN lớn hơn, đặc biệt nếu chúng phát
triển trong cơ thể. Những KN của chúng có phân tử lượng lớn, số phận của chúng được xem
như một protein tải và chức năng như 1 tá chất làm tăng cường tính sinh miễn dịch bằng việc
cung cấp tế bào T hỗ trợ (Th).
Những lợi thế của tá chất
Tá chất của vắc xin ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch bằng một hoặc nhiều cách.
Giải phóng quyết định tố KN tế bào T đối với MHC lớp II bằng con đường của các tế
bào trình diện KN giành cho đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào T-CD4 và tạo KT.
6


PHẦN II
CÁC VẮC XIN HIỆN ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH
I. Tại Việt Nam

STT

Tên sản phẩm

Dạng bào chế

VTVAXIM (vắc xin viêm
1

gan A bất hoạt hấp phụ + vắc


Đóng gói

Đơn vị tính

(tháng)
Hộp 1 bơm tiêm 2 buồng nạp sẵn

dung dịch + hỗn dịch

Hộp

Bôt đông 'khô

Hộp

Dung dịch treo

Lọ

Hạn dùng

36

lml

xin thương hàn)
2

3


ROUVAX (vắc xin sởi giảm
hoạt lực) - Đăng ký lại
sa-B-VAC 5fig/0.5ml (vắc
xin viên gan B) - Đãng ký
lai
SCI-B-VAC 10jig/lml (vắc

4

xin viên gan B) - Đãng ký

Hộp 10 lọ bột đông khô X lơ liều vắc

36

xin kèm 10 lọ X 5ml dung môi
Hộp 1 lọ 5jxg/0.5ĩĩìl

36

Hộp 1 lọ 10[ig/lml

36

Lọ

Dung dịch treo

lại
MMR (Vắc xin virus sống

5

phòng sởi, quai bị, rubella)

Hộp 5 lọ, 10 lọ kèm dung dịch pha
Lọ

Bột đông khô

24

tiêm đơn liều

Đăng ký lại

6

Twinrix™ (Vắc xin viêm gan

Hộp 1 xyianh đóng sẵn lễ0ml,

A bất hoạt và viêm gan B tái

hôp 1 lo i.Oml

tổ hợp) - Đăng ký lại

Hỗn dịch pha tiêm

Liều l.Oml


Vắc xin bạch hầu - ho gà7

uốn ván hấp phụ (DPT) -

36

Nước

Hôp 10 lo lQmi (20 liều)

30

Hộp 201ọ lml, Hôp 20 lọ 0.5rĩil

36

Liều

Đãng ký lại
8
9

r-HBvax (Vắc xin viêm B tái
tổ hợp) - Đãng ký lại
Okavax
(Vắc xin thuỷ đậu điều chế từ
virus sống làm giảm độc lực)

mcg


Dung dịch tiêm
dung dịch tiêm, có được

Liều 0,5ml Hộp 1 lọ bôt đông khô + 1 lọ dung

khi hồi chính bột đông

môi 0,7ml

khô với dung môi kèm

7

24


theo
Varicella
10

Vaccine-GCC

Lọ 0,7ml Sầu
Đông khô

khi hoàn

Shanvac®-B (Vắc xin viêm
gan B)


Lọ 0,5ml

dung dịch tiêm

JEVAX®
12

(Vắc xin viêm não Nhật Bản)

24

nước pha

nguyên

(Vắc xin Varicella sống)
11

Hộp 1 lọ vắc xin đông khô+ 1 lọ

Lọ 0,5ml

Hộp lO lọ xlml/lọ, hộp 10 lọ X
dung dịch tiêm

lml/liều

dung dịch uống


l,5ml/liều

36

24

5ml/lọ

- Đăng ký lại)
13

ORCVAX® (Vắc xin Tả
uống) - Đăng ký lại

Hộp lO lọ x7,5ml/lọ (5 liều)

24

36

Liều

Hộp 1 lọ 1 liều bột đông khô + 1
ampul 0.5ml dung môi, Hộp 5 lọ 1
liều + 5ampul 0,5mal, Hộp 350 lọ 1
liều + 570 ampul 0,5ml
Hộp chứa 20 ống 0,5ml, mỗi ống
chứa 1 liều

36


Hộp 10 lọ 10ml, mỗi lọ chứa 20 liều

36

14

Verorab (vắc xin dại từ tế bào
Huyền dịch tiêm (khi hoàn
vero) - Đăng ký lại
nguyên vắc xin dạng bột
đông khô với dung môi)

15

Vắc xin uốn ván hấp phụ
(TT) - Đăng ký lại

Dung dịch tiêm

1 liều/ống

16

Vắc xin uốn ván hấp phụ
(TT) - Đăng ký lại

Dung dịch tiêm

20 liều/lọ


Dung dịch uống

Liều 1,5ml

Hộp/10lọ 7,5ml-05 liều; Hộp/10Lọ
1,5ml – 01 liều

24

Dung dịch tiêm

liều

Lọ chứa 0,5ml, lọ chứa 1ml, lọ chứa
2,5ml, lọ chứa 10ml

36

lọ

Hộp chứa 10lọ10ml vắc xinđông
khô, kèm hộp chứa 10 lọ nước pha
tiêm 6ml

24

đông khô

17

18

19

Morcvax - vắc xin tả uống
Vắc xin thương hàn vi
Polysaccharide -Đăng ký lại
Vắc xin sởi sống giảm độc
lực đông khô

20

Vắc xin uốn ván bạch hầu
hấp phụ (Td)

Dung dịch

ống

Hộp 20 ống vắc xin 0.5ml (1 liều)

30

21

Vắc xin uốn ván bạch hầu
hấp phụ (Td)

Dung dịch


Lọ

Hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 0.5ml (10
liều)

30

22

Purified Diphtheria Toxoid
Bulk (Bán thành phẩm vắc
xin bạch hầu tinh chế)

Huyền dịch

Nồng độ 1800
– 2200Lf/ml

Lọ (thể tích khác nhau)

36

23

Bulk of Pertussis (Bán thành
phẩm vắc xin ho gà)

Huyền dịch

Độ cản quang

192OU/ml

Lọ (thể tích khác nhau)

36

24

Quinvaxem Final Bulk (Bán
thành phẩm vắc xin phối hợp
5 thành phần DPT-HepBHib)

Hỗn dịch

Lọ

Lọ 10 lít, 20 lít, 30 lít, 50 lít

12

8


- Hộp 1 lọ 1 liều vắc xin dạng bột +
1 bơm tiêm nạp 0,5ml vắc xin dạng
hỗn dịch có gắn sẵn kim tiêm.

25

Bột đông khô vắc xin Hib

Pentaxim (Vắc xin bạch hầu,
+ hỗn dịch vắc xin bạch
Liều 0.5 ml - Hộp 1 lọ 1 liều vắc xin dạng bột +
uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib)
hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt
1 bơm tiêm nạp 0,5ml vắc xin dạng
hỗn dịch không gắn kim tiêm + 2
kim để riêng

36

- Hộp 1 lọ 1 liều vắc xin dạng bột +
1 bơm tiêm chứa 0,5ml dung môi.
- Hộp 5 lọ 1 liều vắc xin dạng bột +
5 ống chứa 0,5ml dung môi.
26

Verorab (vắc xin dại)

Bột + dung môi hoàn
nguyên thành hỗn dịch

- Hộp 350 lọ 1 liều vắc xin dạng bột
Liều 0.5 ml + hộp 570 ống chứa 0,5ml dung
môi.

36

- Hộp 1 lọ 1 liều vắc xin dạng bột +
1 ống chứa 0,5 ml dung môi

- Hộp 5 lọ vắc xin dạng bột 1 liều +
5 ống 0,5 ml dung môi
28

Typhim Vi (Vắc xin thương
hàn)

Dung dịch tiêm

Liều 0.5 ml

Hộp 1 bơm nạp sẵn 1 liều vắc xin
(0.5ml)

36

29

Typhim Vi (Vắc xin thương
hàn)

Dung dịch tiêm

Liều 0.5 ml

Hộp 10 lọ, lọ 20 liều vắc xin (10ml)

36

30


Tetavax (giải độc tố uốn ván)

Hỗn dịch tiêm

Liều 0.5 ml

Hộp 20 ống 1 liều vắc xin (0,5ml);
Hộp 1 bơm tiêm nạp sẵn 1 liều vắc
xin (0.5ml)

36

24

31

Trimovax Merieux (R.O.R) Bột và dung môi hợp thành
(vắc xin sởi, quai bị, rubella)
hỗn dịch tiêm

Liều 0.5 ml

Hộp 1 lọ 1 liều vắc xin dạng bột và
1 bơm tiêm chứa 0.5ml dung môi;
Hộp 10 lọ 1 liều vắc xin dạng bột và
hộp 10 bơm tiêm, mỗi bơm tiêm
chứa 0.5ml dung môi

32


Trimovax Merieux (R.O.R) Bột và dung môi hợp thành
(vắc xin sởi, quai bị, rubella)
hỗn dịch tiêm

Liều 0.5 ml

Hộp 10 lọ 10 liều vắc xin dạng bột
và hộp 10 lọ, lọ chứa 10 liều (5ml)
dung môi

24

33

Polysaccharide
meningococcal A+C (Vắc xin Bột và dung môi hợp thành
phòng bệnh do não mô cầu
hỗn dịch tiêm
typ A & C)

Liều 0.5 ml

Hộp 1 lọ 1 liều vắc xin dạng bột và
1 bơm tiêm chứa 0.5ml dung môi

36

Vắc xin đông khô


24 tháng (vắc
xin đông
khô); 6 giờ (ở
10 lọ liều, liều Hộp 10 lọ 10 liều vắc xin + Hộp 10
2 – 80C): vắc
0.5ml
lọ nước hồi chỉnh 6ml
xin sau khi đã
được hồi
chỉnh

34

Vắc xin sởi MVVAC

35

Vắc xin Rubella sống giảm
độc lực (đông khô) – 1 liều

Đông khô

Liều 0.5ml

36

Bán thành phẩm cuối cùng
vắc xin Quimi-Hib

Dung dịch


Chai

9

Hộp 50 lọ vắc xin 1 liều (0.5ml) +
Hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 ống nước hồi
chỉnh 0.5ml/ống

24

Chai 20 lít

12


18 tháng (vắc
xin đông khô)
24 tháng
Hộp 1 lọ vắc xin đông khô 1 liều +
Lọ 0.7ml (1
(dung môi); 5
hộp 1 lọ dung môi; Hộp 5 lọ vắc xin
liều)
giờ (vắc xin
đông khô 1 liều + hộp 5 lọ dung môi
sau khi đã
được hoàn
nguyên)


38

Trivivac (Vắc xin sởi, quai
bị, rubella)

Vắc xin đông khô

39

VIVAXIM (vắc xin viêm gan
A bất hoạt hấp phụ + vắc xin
thương hàn)

Dung dịch + hỗn hợp

Hộp

40

ROUVAX (vắc xin sởi giảm
hoạt lực) - Đăng ký lại

Bộ đông khô

Hộp

41

SCI-VAC 5μg/0.5ml (vắc xin
viêm gan B) - Đăng ký lại


Dung dịch treo

Lọ

42

SCI-VAC 10μg/1ml (vắc xin
viêm gan B) - Đăng ký lại

Dung dịch treo

Lọ

Hộp 1 lọ 10μg/1ml

43

MMR (Vắc xin virus sống
phòng sởi, quai bị, rubella) Đăng ký lại

Bột đông khô

Lọ

Hộp 5 lọ, 10 lọ kèm dung dịch pha
tiêm đơn liều

44


TwinrixTM (Vắc xin viêm gan
A bất hoạt và viêm gan B tái
tổ hợp) - Đăng ký lại

Hỗn dịch pha tiêm

Liều 1.0 ml

Hộp 1 xylanh đóng sẵn 1.0ml, hộp 1
lọ 1.0ml

45

Vắc xin bạch hầu - ho gà uốn ván hấp phụ (DPT) Đăng ký lại

Nước

Liều

46

r-HBvax (Vắc xin viêm B tái
tổ hợp) - Đăng ký lại

Dung dịch tiêm

mcg

47


Trivivac (Vắc xin sởi, quai
bị, rubella) (Vi rút Sởi giảm
độc lực (Schwarz) ≥ 1.103; Vi
rút quai bị giảm độc lực
(Jeryl Lynn) ≥ 5.103-; Vi rút
Rubella giảm độc lực (Wistar
RA 27/3) ≥ 1.103

Bột đông khô

Liều

48

CervarixTM (vắc xin phòng
Human Papillomavirus type
16 và 18)

Hỗn dịch tiêm

Liều

49

VARILRIX™(vắc xin phòng Đông khô. Mỗi liều vắc xin
thủy đậu sống, giảm độc lực) 0,5ml sau khi hoàn nguyên
chứa không dưới 103,3PFU
virus varicella- zoster giảm
độc lực


50

Hộp 1 bơm tiêm 2 buồng nạp sẵn
1ml

36

Hộp 10 lọ bột đông khô x 10 liều
vắc xin kèm 10 lọ x 5ml dung môi

36

Hộp 1 lọ 5μg/0.5ml

36
36

24
36

Hộp 10 lọ 10 ml (20 liều)
30
Hộp 20 lọ 1ml, Hộ 20 lọ 0.5ml

36

Hộp 1 ống x 2 liều kèm 1 ống dung
môi hoàn nguyên 1,4ml. Hộp 5 ống
x 2 liều kèm 5 ống dung môi hoàn
nguyên 1,4ml


8

Hộp 1 liều 0,5ml x 1 xy lanh được
làm đầy. Hộp 1 liều 0,5ml x 10 xy
lanh được làm đầy.

48

Hộp 1 lọ vắc xin đông khô và 1 ống
nước hồi chỉnh, liều 0,5m

24

Hộp 1 lọ vắc xin đông khô và 1 ống
nước hồi chỉnh, liều 0,5ml

24

Hộp

PRIORIX™(vắc xin phòng Đông khô. Mỗi liều vắc xin
sởi, quai bị và rubella (sống, 0,5ml sau khi hoàn nguyên
giảm độc lực))
chứa không
dưới 103.0CCID50
củavirus sởi chủng

Hộp


10


Schwarz, không
dưới103.7CCID50 của virus
quai bị chủng 4385 RIT và
không dưới103.0CCID50
của virus rubella chủng
Wistar RA 27/3.

51

ROTARIX™ (vắc xin phòng Đông khô. Mỗi liều vắc xin
Rotavirus)
1,0 ml sau khi hoàn nguyên
chứa Rotavirus người sống,
giảm độc lực chủng RIX
4414 không dưới
106.0CCID50.

Hộp

Hộp 1 lọ vắc xin đơn liều và 1 ống
nước hồi chỉnh1,0ml; Hộp 10 lọ vắc
xin đơn liều và 10ống nước hồi
chỉnh1,0ml.

36

II.Trên thế giới

Product Name

Trade Name

Sponsor

Adenovirus Type 4 and Type 7 Vaccine, Live, Oral

No Trade Name

Barr Labs, Inc.

Anthrax Vaccine Adsorbed

Biothrax

Emergent BioDefense Operations Lansing Inc.

BCG Live

BCG Vaccine

Organon Teknika Corp LLC

BCG Live

TICE BCG

Organon Teknika Corp LLC


Diphtheria & Tetanus Toxoids Adsorbed

No Trade Name

Sanofi Pasteur, Inc

Diphtheria & Tetanus Toxoids Adsorbed

No Trade Name

Sanofi Pasteur, Ltd

Diphtheria & Tetanus Toxoids & Acellular Pertussis
Vaccine Adsorbed

Tripedia

Sanofi Pasteur, Inc

Diphtheria & Tetanus Toxoids & Acellular Pertussis
Vaccine Adsorbed

Infanrix

GlaxoSmithKline Biologicals

Diphtheria & Tetanus Toxoids & Acellular Pertussis
Vaccine Adsorbed

DAPTACEL


Sanofi Pasteur, Ltd

Diphtheria & Tetanus Toxoids & Acellular Pertussis
Vaccine Adsorbed, Hepatitis B (recombinant) and
Inactivated Poliovirus Vaccine Combined

Pediarix

GlaxoSmithKline Biologicals

Diphtheria and Tetanus Toxoids and Acellular
KINRIX
Pertussis Adsorbed and Inactivated Poliovirus Vaccine

GlaxoSmithKline Biologicals

Diphtheria and Tetanus Toxoids and Acellular
Pentacel
Pertussis Adsorbed, Inactivated Poliovirus and
Haemophilus b Conjugate (Tetanus Toxoid Conjugate)
Vaccine

Sanofi Pasteur Limited

11


Haemophilus b Conjugate Vaccine (Meningococcal
Protein Conjugate)


PedvaxHIB

Merck & Co, Inc

Haemophilus b Conjugate Vaccine (Tetanus Toxoid
Conjugate)

ActHIB

Sanofi Pasteur, SA

Hiberix

GlaxoSmithKline Biologicals, S.A.

Haemophilus b Conjugate Vaccine (Meningococcal
Protein Conjugate) & Hepatitis B Vaccine
(Recombinant)

Comvax

Merck & Co, Inc

Hepatitis A Vaccine, Inactivated

Havrix

GlaxoSmithKline Biologicals


Hepatitis A Vaccine, Inactivated

VAQTA

Merck & Co, Inc

Hepatitis A Inactivated and Hepatitis B
(Recombinant) Vaccine

Twinrix

GlaxoSmithKline Biologicals

Hepatitis B Vaccine (Recombinant)

Recombivax HB

Merck & Co, Inc

Hepatitis B Vaccine (Recombinant)

Engerix-B

GlaxoSmithKline Biologicals

Haemophilus b Conjugate Vaccine (Tetanus Toxoid
Conjugate)

Human Papillomavirus Quadrivalent (Types 6, 11, 16, Gardasil
18) Vaccine, Recombinant


Merck and Co, Inc.

Human Papillomavirus Bivalent (Types 16, 18)
Vaccine, Recombinant

Cervarix

GlaxoSmithKline Biologicals

Influenza A (H1N1) 2009 Monovalent Vaccine

No Trade Name

CSL Limited

Influenza A (H1N1) 2009 Monovalent Vaccine

No Trade Name

MedImmune LLC

Influenza A (H1N1) 2009 Monovalent Vaccine

No Trade Name

ID Biomedical Corporation of Quebec

Influenza A (H1N1) 2009 Monovalent Vaccine


No Trade Name

Novartis Vaccines and Diagnostics Limited

Influenza A (H1N1) 2009 Monovalent Vaccine

No Trade Name

Sanofi Pasteur, Inc.

Influenza Virus Vaccine, H5N1 (for National
Stockpile)

No Trade Name

Sanofi Pasteur, Inc.

Influenza Virus Vaccine (Trivalent, Types A and B)

Afluria

CSL Limited

Influenza Virus Vaccine (Trivalent, Types A and B)

FluLaval

ID Biomedical Corp of Quebec

Influenza Vaccine, Live, Intranasal (Trivalent, Types A FluMist

and B)

MedImmune, LLC

Influenza Virus Vaccine (Trivalent, Types A and B)

Fluarix

GlaxoSmithKline Biologicals

Influenza Virus Vaccine (Trivalent, Types A and )

Fluvirin

Novartis Vaccines and Diagnostics Ltd

12


Influenza Virus Vaccine (Trivalent, Types A and B)

Agriflu

Novartis Vaccines and Diagnostics S.r.l.

Influenza Virus Vaccine (Trivalent, Types A and B)

Fluzone, Fluzone High-Dose Sanofi Pasteur, Inc
and Fluzone Intradermal


Influenza Virus Vaccine (Trivalent, Types A and B)

Flucelvax

Novartis Vaccines and Diagnostics, Inc.

Influenza Vaccine (Trivalent)

Flublok

Protein Sciences Corporation

Influenza Vaccine,Live, Intranasal(Quadrivalent,
Types A and Types B)

FluMist Quadrivalent

MedImmune, LLC

Influenza Virus Vaccine (Quadrivalent, Types A and Fluarix Quadrivalent
Types B)

GlaxoSmithKline Biologicals

Japanese Encephalitis Virus Vaccine, Inactivated,
Adsorbed

Ixiaro

Intercell Biomedical


Japanese Encephalitis Virus Vaccine Inactivated

JE-Vax

Research Foundation for Microbial Diseases of
Osaka University

Measles Virus Vaccine, Live

Attenuvax

Merck & Co, Inc

Measles and Mumps Virus Vaccine, Live

M-M-Vax

Merck & Co, Inc (not available)

Measles, Mumps, and Rubella Virus Vaccine, Live

M-M-R II

Merck & Co, Inc

Measles, Mumps, Rubella and Varicella Virus Vaccine ProQuad
Live

Merck & Co, Inc


Meningococcal (Groups A, C, Y, and W-135)
Oligosaccharide Diphtheria CRM197 Conjugate
Vaccine

Menveo

Novartis Vaccines and Diagnostics, Inc.

Meningococcal Groups C and Y and Haemophilus b
Tetanus Toxoid Conjugate Vaccine

MenHibrix

GlaxoSmithKline Biologicals

Meningococcal Polysaccharide (Serogroups A, C, Y
and W-135) Diphtheria Toxoid Conjugate Vaccine

Menactra

Sanofi Pasteur, Inc

Meningococcal Polysaccharide Vaccine, Groups A, C, Menomune-A/C/Y/W-135
Y and W-135 Combined

Sanofi Pasteur, Inc

Mumps Virus Vaccine Live


Mumpsvax

Merck & Co, Inc

Plague Vaccine

No trade name

Greer Laboratories Inc. (not available)

Pneumococcal Vaccine, Polyvalent

Pneumovax 23

Merck & Co, Inc

13


Pneumococcal 7-valent Conjugate Vaccine

Prevnar

Wyeth Pharmaceuticals Inc

Prevnar 13

Wyeth Pharmaceuticals Inc

(Diphtheria CRM197 Protein)

Pneumococcal 13-valent Conjugate Vaccine
(Diphtheria CRM197 Protein)
Poliovirus Vaccine Inactivated (Human Diploid Cell) Poliovax

Sanofi Pasteur, Ltd (not available)

Poliovirus Vaccine Inactivated (Monkey Kidney Cell) IPOL

Sanofi Pasteur, SA

Rabies Vaccine

Imovax

Sanofi Pasteur, SA

Rabies Vaccine

RabAvert

Novartis Vaccines and Diagnostics

Rabies Vaccine Adsorbed

No Trade Name

BioPort Corp(not available)

Rotavirus Vaccine, Live, Oral


ROTARIX

GlaxoSmithKline Biologicals

Rotavirus Vaccine, Live, Oral, Pentavalent

RotaTeq

Merck & Co., Inc.

Rubella Virus Vaccine Live

Meruvax II

Merck & Co, Inc

Smallpox (Vaccinia) Vaccine, Live

ACAM2000

Sanofi Pasteur Biologics Co.

Tetanus & Diphtheria Toxoids Adsorbed for Adult Use No Trade Name

MassBiologics

Tetanus & Diphtheria Toxoids Adsorbed for Adult Use DECAVAC

Sanofi Pasteur, Inc


Tetanus & Diphtheria Toxoids Adsorbed for Adult Use TENIVAC

Sanofi Pasteur, Ltd

Tetanus Toxoid

No Trade Name

Sanofi Pasteur, Inc

Tetanus Toxoid Adsorbed

No Trade Name

Sanofi Pasteur, Inc

Tetanus Toxoid, Reduced Diphtheria Toxoid and
Acellular Pertussis Vaccine, Adsorbed

Adacel

Sanofi Pasteur, Ltd

Tetanus Toxoid, Reduced Diphtheria Toxoid and
Acellular Pertussis Vaccine, Adsorbed

Boostrix

GlaxoSmithKline Biologicals


Typhoid Vaccine Live Oral Ty21a

Vivotif

Berna Biotech, Ltd

Typhoid Vi Polysaccharide Vaccine

TYPHIM Vi

Sanofi Pasteur, SA

Varicella Virus Vaccine Live

Varivax

Merck & Co, Inc

Yellow Fever Vaccine

YF-Vax

Sanofi Pasteur, Inc

Zoster Vaccine, Live, (Oka/Merck)

Zostavax

Merck & Co., Inc.


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Kim Tiến (2011): “Thử nghiệm lâm sàng Vắc xin tại Việt Nam” NXB
Y học.
2. Nguyễn Đình Bảng và Nguyễn Thị Kim Hương: “Vắc xin và các chế phẩm miễn
dịch trong phòng và điều trị” NXB Y học.
3. Nguyễn Thanh Bảo và cộng sự (2009): “Bệnh sinh và kiểm soát các bệnh do
nhiễm vi rút. Vi rút học 2009”

15



×