Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận: CÁC LOẠI VACXIN VÀ CÁC VACXIN HIỆN ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.71 KB, 17 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Tiểu luận:

CÁC LOẠI VACXIN VÀ
CÁC VACXIN HIỆN ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH

Họ tên: Trần Thị Thanh Vân
Mã học viên: 1211104
Lớp: Cao học 17

Hà Nội – 04/2013
1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là tài nguyên vô giá của con người. Khái niệm về sức khỏe theo Tổ chức
Y tế thế giới WHO là tình trạng tốt về thể chất- tinh thần- và xã hội. Không bệnh tật
không phải luôn đồng nghĩa với sức khỏe tốt nếu như bị bất ổn về tinh thần và bất
hạnh trong xã hội. Nhưng không bệnh tật là yếu tố hàng đầu của sức khỏe. Cuộc chiến
giữa con người và bệnh tật đã trải qua nhiều giai đoạn. Trong xã hội nguyên thủy, bệnh
tật được coi là biểu hiện của sức mạnh thần thánh để trừng phạt con người; và người ta
chữa bệnh thông qua các thầy phù thủy, thầy cúng làm phép để cầu xin thần thánh tha
tội. Khi xã hội phát triển, con người dần hiểu biết hơn về cơ chế gây bệnh và phân biệt
các triệu chứng bệnh. Giai đoạn này bắt đầu từ thế kỷ V trước công nguyên với những
đóng góp to lớn mang tính chất khai phá của cha đẻ y học- Hypocrat. Đến thế kỷ XIXXX, những tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học đã được ứng dụng để phát hiện và
điều trị bệnh.
Hơn thế nữa, y học của hiện tại và tương lai không chỉ điều trị khỏi bệnh mà còn
hướng đến phòng bệnh. Tất nhiên “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Phòng bệnh giúp con
người chủ động tránh được bệnh tật, ốm đau nên con người sẽ có cơ hội hưởng thụ


những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống. Vacxin- một trong những công cụ tiềm lực và
hiệu quả nhất của y học sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong y học hiện đại- y học dự
phòng.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn chủ đề tiểu luận là “Các loại vacxin và các vacxin
hiện đang được lưu hành”. Nhằm cập nhật những hiểu biết về vacxin- một thành tựu
to lớn của y học để đảm bảo sức khỏe cho con người hiện tại và tương lai.

2


NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ VACXIN
1. Khái niệm:
Louis Pasteur, một nhà khoa học người Pháp hàng đầu thế giới ở thế kỷ XIX đặt ra
từ “vacxin” năm 1885 để gọi những chế phẩm phòng bệnh, nhằm tỏ lòng tôn kính
Edward Jenner, thầy thuốc người Anh (1749- 1823) đã dùng vẩy đậu con bò để phòng
bệnh đậu mùa ở người. Từ vacxin (tiếng Anh: vaccine, tiếng Pháp: vaccin ) có nguồn
gốc từ chữ vacca (tiếng Latin nghĩa là con bò cái) vẫn được dùng đến ngày nay.
Với cách hiểu kinh điển, vacxin là chế phẩm có nguồn gốc từ VSV, được làm mất
khả năng gây bệnh, giữ lại khả năng kích thích cơ thể sinh miễn dịch, được dùng để
phòng bệnh do VSV gây nên. Cách hiểu này được hình thành trên cơ sở thực tế sản
xuất vacxin. Vacxin tả được làm từ vi khuẩn tả bị giết chết, vacxin uốn ván được làm
từ ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván đã qua xử lý để mất độc…
Ngày nay, khái niệm về vacxin đã có sự thay đổi. Nó không chỉ là chế phẩm từ
VSV và được dùng để phòng bệnh mà còn được làm từ vật liệu sinh học không VSV
và được dùng với nhiều mục đích khác nhau. VD: vacxin chống khối u được làm từ tế
bào sinh khối u, dùng để chống lại tế bào ác tính; vacxin chống thụ thai được làm từ
thụ thể (receptor) của trứng, dùng để ngăn cản điều kiện thụ thai…
Dù là vacxin chế tạo từ vật liệu nào và được dùng với các mục đích khác nhau thì
thành phần phải có trong vacxin là kháng nguyên (KN). Một chất có tính KN khi chất

đó có tính năng đặc biệt về cấu trúc, trọng lượng phân tử đủ lớn và tính lạ đối với cơ
thể. Dưới tác động của KN có trong vacxin sẽ xuất hiện đáp ứng miễn dịch: Miễn dịch
dịch thể và miễn dịch trung gian tế bào. Nhờ có hoạt động phong phú của nhiều yếu tố
miễn dịch mà mục đích dùng vacxin đạt được hiệu quả.
Do đó: vacxin còn được hiểu với khái niệm rộng hơn: Vacxin là chế phẩm sinh học
chứa KN có khả năng tạo cho cơ thể đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích
phòng bệnh hoặc với mục đích khác. Dĩ nhiên, khả năng tạo đáp ứng miễn dịch là do
thành phần kháng nguyên của vacxin. Vacxin bao gồm KN nhưng đó phải là KN đã
được bỏ hoặc giảm tính độc của nó.
Các giai đoạn phát triển của vacxin: 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sự ra đời của vacxin đậu mùa năm 1796. Trong giai đoạn này, đã xuất
hiện một số vacxin được điều chế từ VSV bị giết chết như vacxin dại, v.x tả.
- Giai đoạn 2: Sự ra đời của vacxin giải độc tố. Sau những phát minh của Ramon năm
1940 về phương pháp xử lý ngoại độc tố vi khuẩn, các vacxin giải độc tố như vacxin
bạch hầu, vacxin uốn ván đã đem lại hiệu quả phòng bệnh cao.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn phát minh ra vacxin sống, kể từ khi Endesr và một số
nhà nghiên cứu khác thành công kỹ thuật nuôi cấy virus trên tế bào nuôi. Từ đó, tạo ra
được các vacxin bại liệt Sabin, vacxin sởi, vacxin quai bị…
- Giai đoạn 4: Là giai đoạn công nghệ di truyền và hóa sinh. Các kỹ thuật cắt bỏ gen
gây bệnh, kỹ thuật ghép gen điều hành sinh miễn dịch đã góp phần tạo ra nhiều loại
KN tinh khiết để làm vacxin. Vacxin tái tổ hợp ADN, vacxin ADN trần, vacxin lai
ghép đã ra đời từ công nghệ di truyền. Bằng kỹ thuật hóa sinh, người ta đã có thể tạo
ra các hapten hoặc tổng hợp các peptid để làm vacxin. Vacxin viêm gan B tái tổ hợp

3


ADN. Vacxin Hib, vacxin thương hàn Vi, vacxin cầu khuẩn màng não và cầu khuẩn
phổi được sản xuất từ chất polysaccharide của vi khuẩn.
Nhiều vacxin được dùng với mục đích khác mục đích phòng bệnh cũng hứa hẹn

thành công. VD: vacxin chống khối u được làm từ tế bào sinh khối u; vacxin chống thụ
thai được làm từ thụ thể (receptor) của trứng …
2. Cơ chế hoạt động của vacxin
Hệ miễn dịch nhận diện vacxin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" chúng. Về
sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng
để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn (bằng cách huy động
nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh thức các tế bào lympho nhớ). Đây
chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
Nguyên lý dùng vacxin:
Dùng vacxin là đưa vào cơ thể KN có nguồn gốc từ VSV gây bệnh hoặc VSV có
cấu trúc KN giống VSV gây bệnh đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm
cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Cơ thể có được miễn dịch sau khi dùng vacxin là kết quả của sự đáp ứng miễn dịch
đối với các thành phần KN có trong vacxin. Tùy từng loại vacxin mà cơ thể có miễn
dịch thể dịch hay miễn dịch qua trung gian tế bào hoặc phối hợp cả hai.
3. Phân loại vacxin
3.1. Theo nguồn gốc:
- Vaccin VSV chết: Nuôi cấy VSV gây bệnh có độc lực mạnh trong môi trường thích
hợp để lấy khuẩn lạc. Dùng các tác nhân lý hóa để giết chết VSV nhưng vẫn còn tính
KN. VD: vacxin phòng bệnh tả.
- Vaccin VSV sống: Là những VSV đã được làm mất độc lực nhưng vẫn còn tính KN.
Có thể nuôi cấy VSV trong những điều kiện nhất định hoặc cấy chuyển nhiều lần ở
môi trường như nuôi cấy vi khuẩn lao trong môi trường mật bò. Cũng có thể tiêm
truyền qua động vật nhiều lần như chủng virus đậu mùa qua bò để có vacxin phòng
bệnh đậu mùa. Các vacxin VSV sống phải đảm bảo thuần khiết về mặt di truyền, nghĩa
là những VSV đó không bao giờ có thể trở lại dạng gây bệnh ban đầu. VD: vacxin
BCG phòng lao, vacxin Sabin phòng bại liệt.
3.2. Theo thành phần VSV:
- Vaccin giải độc tố: Là vaccin được sản xuất từ ngoại độc tố của VSV, được làm mất
độc lực bằng các tác nhân lý hóa nhưng vẫn giữ được tính KN.

VD: vacxin giải độc tố bạch hầu, uốn ván…
- Vaccin vỏ polysaccharide:VD: vacxin phế cầu, haemophyllus influenza tuýp B…
- Vaccin KN bề mặt
- Vaccin viêm gan B sản xuất từ huyết tương
- Vaccin ADN tái tổ hợp
- Vaccin viêm gan B sản xuất từ nấm men.
3.3. Theo hiệu lực miễn dịch:
- Vaccin đơn giá: Vaccin được sản xuất từ một chủng VSV, do đó chỉ có tác dụng
phòng ngừa một bệnh. VD: vacxin phòng bệnh lao, bại liệt.

4


- Vaccin đa giá: Vaccin gồm nhiều loại KN cùng một lúc được đưa vào cơ thể để
phòng nhiều bệnh với điều kiện các KN này không ức chế lẫn nhau. VD: vacxin bạch
hầu, ho gà, uốn ván.
4. Các nguyên tắc sử dụng vacxin
4.1. Phạm vi tiêm chủng rộng, đạt tỉ lệ cao:
- Phạm vi tiêm chủng được qui định tùy theo tình hình dịch tễ của từng bệnh. Nói
chung dùng vacxin càng rộng rãi càng tốt nhưng cần chú ý đến khả năng kinh phí, chú
ý những vùng đông dân cư, vùng trọng điểm thường có dịch xảy ra.
- Tỉ lệ tiêm chủng: Những khu vực có bệnh truyền nhiễm lưu hành thì tiêm chủng phải
đạt trên 80% đối tượng cảm thụ mới có khả năng ngăn ngừa được dịch. Tiêm chủng
50-80% thì nguy cơ dịch vẫn xảy ra, dưới 50% thì không ngăn ngừa được dịch.
4.2. Đối tượng dùng vacxin:
Những người có nguy cơ tiếp xúc với VSV gây bệnh mà chưa có miễn dịch đều
được dùng vacxin. Riêng trẻ em sau khi hết miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho thì
nguy cơ mắc bệnh rất cao, cần được tiêm chủng một cách triệt để bởi vì trẻ em càng
nhỏ, bệnh nhiễm VSV càng nặng và tỉ lệ tử vong càng cao.
Đối với người lớn, đối tượng tiêm chủng ít hơn, thường chỉ cho những người có

nguy cơ cao.
4.3. Điều kiện sức khỏe:
Để đảm bảo vacxin có đủ điều kiện gây được miễn dịch, nói chung nên dùng cho
những người khỏe mạnh. Với mỗi loại vacxin có diện chống chỉ định riêng. Ngoài ra,
không được dùng cho các đối tượng sau:
- Những người đang sốt cao, tuy nhiên một số trường hợp sốt nhẹ vẫn dùng được
vacxin.
- Những người đang bị bệnh dị ứng, người có cơ địa dị ứng hoặc gia đình có tiền sử dị
ứng, khi dùng vacxin cần được theo dõi cẩn thận.
- Vaccin VSV sống giảm độc lực không được dùng cho những người suy giảm miễn
dịch, người đang dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch, những người mắc bệnh ác tính
hoặc phụ nữ có thai.
4.4. Thời gian dùng vacxin:
- Miễn dịch do vacxin đòi hỏi phải có thời gian nhất định, thường thì phải 7- 10 ngày
mới gây được miễn dịch. Vì vậy, muốn phòng được dịch phải dùng vacxin trước mùa
dịch thường xảy ra. Hiệu giá kháng thể đạt cao nhất sau khoảng 2 tuần, đó là đáp ứng
miễn dịch tiên phát.
- Khoảng cách giữa các lần dùng vacxin: tùy theo từng loại vacxin mà có thể dùng một
lần hay nhiều lần. Đối với những vacxin dùng nhiều lần thì khoảng cách tốt nhất giữa
các lần là một tháng. Nếu khoảng cách này ngắn hơn thì mặc dù dùng lần sau nhưng
kết quả đáp ứng miễn dịch vẫn chỉ như tiên phát. Nhưng nếu dùng lần 2 sau lần 1 hơn
1 tháng thì hiệu quả miễn dịch vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên: không nên kéo dài thời
gian giữa các lần tiêm chủng vì có thể bị mắc bệnh trước khi vacxin được dùng đầy đủ.
- Thời gian dùng nhắc lại: Khi dùng nhắc lại vacxin, thời gian để có miễn dịch sẽ ngắn
lại, hiệu giá kháng thể sẽ đạt cao nhất chỉ sau một số ngày nhờ những tế bào lympho

5


có trí nhớ miễn dịch. Đó là kết quả của đáp ứng miễn dịch thứ phát. Thời gian dùng

nhắc lại tùy theo từng loại vacxin, phụ thuộc vào thời gian duy trì được tình trạng miễn
dịch có đủ hiệu lực bảo vệ của mỗi loại vacxin. VD: đậu mùa 5 năm, bại liệt 3 năm,
thương hàn 1 năm, tả 6 tháng. Sau thời gian tồn tại miễn dịch, cần được dùng nhắc lại
vacxin một lần. Với lần này, cơ thể sẽ đáp ứng miễn dịch nhanh hơn và mạnh hơn mặc
dù kháng thể của lần trước chỉ còn rất ít.
4.5. Liều lượng:
Tùy theo từng loại vacxin và đường đưa vacxin vào cơ thể mà dùng liều thích hợp.
Liều quá thấp sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch. Ngược lại:
liều quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt miễn dịch đặc hiệu đối với những lần tiêm
chủng tiếp theo (hệ thống miễn dịch bình thường của cơ thể không có phản ứng chống
lại các KN).
4.6. Đường dùng vacxin:
- Tiêm dưới da: Đa số các loại vacxin đưa vào cơ thể bằng đường này, phương pháp
này có hiệu quả chắc chắn hơn nhưng dễ gây phản ứng hơn, liều vacxin nhiều (0,5ml)
so với tiêm trong da.
- Tiêm trong da: Phương pháp này chỉ cần lượng vacxin nhỏ (0,1ml), ít gây phản ứng
nhưng phải tiêm đúng kỹ thuật, nếu không sẽ gây tác dụng miễn dịch kém.
- Tiêm bắp: Hiện nay, có một số vacxin phải tiêm bắp mới ít bị biến chứng và hiệu lực
miễn dịch cao như vacxin tam liên bạch hầu, ho gà, uốn ván hoặc vacxin giải độc tố
uốn ván.
- Đường chủng: Đó là hình thức rạch da đưa vacxin vào như chủng vacxin phòng bệnh
đậu mùa. Đây là phương pháp thô sơ và cổ điển nhất.
- Đường uống: là đường đưa vacxin vào cơ thể dễ dàng và tiện lợi nhất, không gây
phản ứng. Tuy nhiên: chỉ thực hiện được với những vacxin không bị đường tiêu hóa
phá hủy. Đường uống kích thích miễn dịch tiết tại chỗ mạnh hơn nhiều so với đường
tiêm. VD: vacxin Sabin phòng bại liệt.
4.7. Các phản ứng phụ do dùng vacxin:
Khi dùng vacxin, ở một số người có thể xảy ra phản ứng phụ như:
- Tại chỗ: có thể đau, hơi sung hoặc nổi cục đỏ, hiện tượng này mất đi sau một vài
ngày. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô khuẩn, có thể gặp viêm nhiễm có mủ, loét

chỗ tiêm.
- Toàn thân: Thường gặp nhiều nhất là sốt (10-20%), sốt thường hết sau vài ngày. Có
thể gặp tỉ lệ rất thấp bị co giật, sốc phản vệ. Tuy nhiên: mức độ nguy hiểm do vacxin
gây ra nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ nguy hiểm do bệnh nhiễm trùng gây ra. Vì
vậy: rất cần thiết phải dùng vacxin để phòng bệnh. Nếu sau khi dùng vacxin 2- 3 ngày
mà các phản ứng vẫn còn, phải đến y tế kiểm tra.
4.8. Bảo quản vacxin :
Vacxin là một sinh phẩm nên dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng. Mỗi loại
vacxin có yêu cầu bảo quản riêng nhưng nói chung phải bảo quản ở điều kiện khô, tối
và lạnh. Nhiệt độ cao, ánh sáng và đông lạnh phá hủy nhiều vacxin. Nhiệt độ bảo quản
tốt từ 2- 8 0C. Mỗi loại vacxin có thời hạn sử dụng nhất định đã được ghi trên nhãn nên
cần được kiểm tra trước khi sử dụng.

6


II. CÁC LOẠI VACXIN- CÁC VACXIN HIỆN ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH
1. Các loại vacxin
1.1. Vacxin phòng bệnh lây qua đường hô hấp:
- Vacxin lao. Vacxin bạch hầu. Vacxin ho gà. Vacxin cầu khuẩn phổi. Vacxin cầu khuẩn
màng não. Vacxin Haemophilus influenza. Vacxin sởi. Vacxin quai bị. Vacxin thủy
đậu. Vacxin cúm.
1.2. Vacxin phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa:
- Vacxin tả. Vacxin thương hàn. Vacxin lỵ. Vacxin vi khuẩn gây loét dạ dày, tá tràng.
Vacxin bại liệt. Vacxin viêm gan A. Vacxin virus Rota.
1.3. Vacxin phòng bệnh lây qua da và máu:
- Vacxin uốn ván. Vacxin vi khuẩn mủ xanh. Vacxin vi khuẩn tụ cầu. Vacxin viêm não
Nhật Bản. Vacxin sốt xuất huyết. Vacxin sốt rét. Vacxin dại. Vacxin VG B.
1.4. Vacxin phòng bệnh lây qua đường sinh dục: - Vacxin HIV. Vacxin lậu.
1.5. Các vacxin khác:

- Vacxin phòng sâu răng. Vacxin tránh thai. Vacxin chống khối u.
2. Sản xuất vacxin tại Việt Nam
Đối với vacxin dùng cho người hiện nay ở Việt Nam đã sản xuất được 9/10 loại
vacxin dùng cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Đó là các loại vacxin phòng bệnh:
Viêm gan B. Viêm não Nhật Bản B. Lao (BCG). Bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTP).
Bại liệt (Sabin hay OPV). Tả uống. Thương hàn.
Ngoài ra còn có vacxin chống các bệnh: viêm gan A, dại, vacxin phòng bệnh viêm
não Nhật Bản B (bất hoạt) do Công ty Vacxin và Sinh phẩm số 1 - Viện Vệ sinh Dịch
tễ Trung ương sản xuất, vacxin Sởi.
3. Một số vacxin đang được lưu hành phổ biến
3.1. VACXIN PHÒNG LAO (BCG)
a. Vacxin lao là gì?
Vacxin lao là vacxin sống, được sản xuất từ chủng vi khuẩn của Calmette- Guérin
(Bacille de Calmette- Guérin) nên vacxin lao còn có tên gọi vacxin BCG. Chủng vi
khuẩn của Calmette- Guérin có nguồn gốc từ vi khuẩn lao bò (Mycobacterium
tuberculosis bovis) đã được làm biến dị thành vi khuẩn không gây bệnh qua 231 lần
cấy chuyển trên môi trường nghèo dinh dưỡng trong suốt 13 năm tại Viện PasteurPháp.
Vacxin BCG kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Đáp ứng
này được thể hiện bằng sự chuyển đổi bằng phản ứng tuberculin trong da từ âm tính
sang dương tính ở những trẻ được tiêm vacxin.
b. Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?
Phần lớn trẻ em đều có phản ứng tại chỗ tiêm. Thông thường, ngay sau khi tiêm
vacxin BCG, thường xuất hiện nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Sau
khoảng 2 tuần, xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó 2
tuần, vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm. Điều đó chứng tỏ trẻ đã
có miễn dịch.
Những phản ứng khác:
- Sưng hoặc áp-xe. Có thể nổi hạch ở nách hoặc khuỷu tay, một số trường hợp dẫn đến

7



áp-xe. Nổi hạch hoặc áp-xe thường xảy ra do sử dụng bơm kim tiêm không vô trùng
hoặc tiêm quá nhiều vacxin, phổ biến nhất là thay vì tiêm trong da thì lại tiêm dưới da.
- Có rất ít phản ứng nặng sau tiêm BCG. Có khoảng 1/1.000.000 trường hợp bị nhiễm
lao sau tiêm BCG, hay xảy ra ở những trường hợp nhiễm HIV hoặc những trường hợp
thiếu hụt miễn dịch nặng.
c.
TÓM TẮT TIÊM CHỦNG VACXIN BCG
Loại vacxin
Sống giảm độc lực
Số liều
1 liều
Lịch tiêm
Ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt
Liều nhắc lại
Không
Chống chỉ định
Có dấu hiệu và triệu chứng của AIDS
Phản ứng sau tiêm Áp-xe tại chỗ, nổi hạch, hiếm gặp hơn là viêm tủy, nhiễm bệnh
lao
Chú ý đặc biệt
Tiêm trong da chính xác. Sử dụng bơm kim tiêm riêng
Liều lượng
0,1ml
Vị trí tiêm
Mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc vai trái
Đường tiêm
Trong da
Bảo quản

Ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C (vacxin không bị hỏng bởi đông
băng nhưng dung môi không được để đông băng)
3.2. VACXIN DPT-VGB +Hib
a. Vacxin DPT-VGB+Hib còn được gọi là vacxin ngũ liên phòng được các bệnh: bạch
hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Haemophilus influenzae type b. Không sử dụng
vacxin này cho liều sơ sinh mà chỉ sử dụng cho những lần tiêm sau. Vacxin được đóng
gói thành 2 lọ đi cùng nhau, lọ Hib đông khô và DPT-VG B dạng dung dịch. Thành
phần DPT-VG B đóng vai trò như dung môi để hòa tan thành phần Hib và phải thực
hiện pha hồi chỉnh trước khi sử dụng. Sau khi đã pha hồi chỉnh, nếu không được sử
dụng hết sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ phải hủy bỏ.
b. Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?
- Phản ứng sau tiêm của vacxin DPT-VG B + Hib giống những vacxin có chứa thành phần
DPT khác. Không tiêm cho trẻ nếu có phản ứng nặng với lần tiêm trước. Những phản ứng
nhẹ có thể gặp: Đau tại chỗ tiêm. Một vài trẻ có thể bị đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm
nhưng những biểu hiện này mất đi sau 1 đến 3 ngày. Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau tiêm.
c.
TÓM TẮT VỀ TIÊM CHỦNG DPT - VG B+Hib
Loại vacxin
Vacxin phối hợp
Số liều
3
Lịch tiêm
2, 3, 4 tháng tuổi
Liều nhắc lại
Không
Chống chỉ định
Không sử dụng để tiêm liều sơ sinh. Phản ứng quá mẫn ở lần
tiêm trước
Phản ứng sau tiêm Thường gặp phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân nhẹ
Chú ý đặc biệt

không sử dụng cho lần tiêm sơ sinh. Không tiêm cho trẻ trên 6
tuổi
Liều lượng
0,5ml
Vị trí tiêm
Mặt ngoài giữa đùi

8


Đường tiêm
Bắp
Bảo quản
Ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C. Không được để đông băng vacxin
3.3. VACXIN BẠI LIỆT UỐNG (OPV)
a. Vacxin OPV là gì?
Để phòng bệnh bại liệt trẻ em do virus bại liệt (Polyomyelitis virus). Có 2 loại
vacxin bại liệt:
- Vacxin bại liệt bất hoạt: Do Salk tìm ra ở Mỹ, dùng theo cách tiêm bắp thịt. Virus bại
liệt bị bất hoạt bằng formalin nên vacxin này an toàn về phương diện hồi độc của
virus.
- Vacxin bại liệt sống: Được điều chế từ virus Sabin. Sabin đã làm biến dị virus bại liệt
gây bệnh thành không gây bệnh nhưng vẫn giữ cấu trúc kháng nguyên. Sau khi uống
vacxin bại liệt sống, virus Sabin nhân lên ở tế bào niêm mạc ruột, tạo miễn dịch tại
ruột và miễn dịch dịch thể.
- So sánh đặc tính của vacxin bất hoạt và vacxin sống:
Các đặc tính
Vacxin bất hoạt
Vacxin sống
Kích thích sinh kháng thể máu



Kích thích sinh miễn dịch tại ruột
Không

Ngăn chặn virus gây bệnh vào tế bào ruột
Không

Tốc độ giảm kháng thể máu
Nhanh
Chậm
Có thể dùng cho trẻ bị suy giảm miễn dịch

Không
Đào thải virus theo phân
Không

Sử dụng
Khó
Dễ
0
Bảo quản
Dễ (4-8 C)
Khó (-20 0C)
Giá thành
Cao
Thấp
b. Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?
OPV rất ít có phản ứng phụ. Chỉ có khoảng dưới 1% tổng số người uống vacxin có
biểu hiện đau đầu, tiêu chảy hoặc đau cơ. Nguy cơ về liệt do vacxin (VAPP) là rất nhỏ,

với tỷ lệ khoảng 2 đến 4 trường hợp/ 1.000.000 trẻ được uống vacxin.
c.
TÓM TẮT VỀ TIÊM CHỦNG: OPV
Loại vacxin
Vacxin sống giảm độc lực
Số liều
3 liều
Lịch tiêm
2, 3, 4 tháng tuổi
Liều nhắc lại
Trong các hoạt động thanh toán bại liệt
Chống chỉ định
Không
Phản ứng phụ sau Liệt do vacxin (VAPP) xảy ra rất hiếm (khoảng 2 đến 4 trường
tiêm
hợp/1 triệu trẻ được uống vacxin)
Chú ý đặc biệt
Trẻ em bị thiếu hụt miễn dịch nên được sử dụng vacxin IPV hơn
OPV.
Liều lượng
2 giọt
Đường dùng
Uống
Bảo quản
Nhiệt độ từ 2°C đến 8°C (vacxin không bị hỏng bởi đông băng)
d. Uống OPV bổ sung.
Chiến lược quan trọng để thanh toán bệnh bại liệt là tổ chức uống OPV bổ sung và
thường được tổ chức bằng những chiến dịch quy mô lớn. Những Ngày Tiêm Chủng

9



Toàn Quốc – NIDs cho những trẻ dưới 5 tuổi uống 2 lần vacxin bại liệt cách nhau 1
tháng mà không cần quan tâm đến tiền sử uống OPV trước đó. Có thể thực hiện nhiều
chiến dịch NIDs mà không gây nguy hiểm do uống nhiều liều vacxin OPV.
3.4. VACXIN SỞI
a. Vacxin sởi là gì?
Để phòng bệnh do virus sởi (Measle virus) gây ra. Vacxin sởi được sản xuất đầu
tiên là vacxin bất hoạt làm từ virus sởi đã bị giết chết. Khả năng sinh miễn dịch thấp
của vacxin sởi bất hoạt đã thúc đẩy sự ra đời của vacxin sởi sống từ một số biến chủng
virus không gây bệnh nhưng vẫn giữ được đặc tính kháng nguyên. Vacxin sởi sống có
khả năng sinh kháng thể bảo vệ trong khoảng thời gian 5- 7 năm, sau đó kháng thể
giảm dần. Do vậy cần tiêm lại vacxin sởi cho trẻ ở tuổi vào trường tiểu học.
Vacxin sởi được sản xuất dưới dạng đơn thuần hoặc kết hợp với vacxin quai bị và
vacxin rubion với tên gọi vacxin MMR.
b. Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?
Những phản ứng nhẹ do vacxin thường ít gặp, có thể là:
- Đau nhức. Một vài trẻ có thể cảm thấy đau tại nơi tiêm trong 24 giờ sau tiêm. Phần
lớn phản ứng này sẽ mất đi trong vòng 2 đến 3 ngày mà không cần điều trị gì.
- Sốt. Khoảng 5% trẻ có biểu hiện sốt sau khi tiêm 5 đến 12 ngày và sốt kéo dài 1 đến
2 ngày.
- Ban. Khoảng 1/20 trẻ có biểu hiện ban nhẹ trong khoảng 5 đến 12 ngày sau tiêm. Ban
cũng thường kéo dài khoảng 2 ngày.
Những phản ứng nặng hiếm gặp; ước tính có khoảng 1 trường hợp bị quá mẫn với
vacxin / 1.000.000 liều vacxin; 1 trường hợp dị ứng / 100.000 liều vacxin và 1 trường
hợp giảm tiểu cầu / 30.000 liều vacxin được tiêm. Viêm não cũng đã được ghi nhận là
có khoảng 1 / 1.000.000 liều vacxin được tiêm.
Tuy nhiên trong những trường hợp đó, không có chứng cứ chứng tỏ nguyên
nhân là do vacxin.
c. “Cơ hội lần 2” đối với tiêm vacxin sởi là gì?

Trẻ em phải có cơ hội được tiêm vacxin sởi lần 2. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ trẻ
được nhận ít nhất 1 liều vacxin sởi để củng cố miễn dịch sởi ở những trẻ không
đáp ứng miễn dịch ở lần tiêm trước. Tiêm vacxin sởi lần 2 có thể được thực hiện
trong tiêm chủng thường xuyên hoặc thông qua những chiến dịch tiêm chủng.
d.
TÓM TẮT VỀ TIÊM VACXIN SỞI
Loại vacxin
Vacxin sống giảm độc lực
Số liều
Một liều. Nếu tiêm liều thứ 2 thì phải cách liều 1 tối thiểu 1 tháng.
Lịch tiêm
Từ 9 đến 11 tháng tuổi ở những nước mà sởi còn lưu hành cao,
muộn hơn ở những nước kiểm soát sởi ở mức độ cao hoặc có tỷ lệ
mắc sởi thấp
Liều tiêm nhắc
Liều thứ 2 đang được khuyến nghị (trong tiêm chủng thường
xuyên hoặc chiến dịch)
Chống chỉ định
Có phản ứng nặng trong lần tiêm trước; phụ nữ có thai; thiếu hụt
miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (không kể nhiễm HIV)
Phản ứng sau tiêm Khó chịu, sốt, ban sau khi tiêm 5 đến 12 ngày; xuất huyết giảm
tiểu cầu tự phát; hiếm gặp viêm não, dị ứng.

10


Chú ý đặc biệt
Liều lượng
Vị trí tiêm
Đường tiêm

Bảo quản

Không
0,5ml
Mặt ngoài giữa đùi/ mặt ngoài trên cánh tay tùy thuộc vào tuổi
Dưới da
Từ 2°C đến 8°C (vacxin không bị hỏng bởi đông băng, dung môi
pha hồi chỉnh không được để đông băng)

3.5. VACXIN UỐN VÁN
(Cho phụ nữ có thai. Trẻ sơ sinh dùng vacxin DPT phòng bệnh kết hợp bạch
hầu- ho gà- uốn ván).
a. Vacxin uốn ván là gì?
Vacxin Td (vacxin uốn ván - bạch hầu cho người lớn) cũng giống như DT nhưng
thành phần bạch hầu thấp hơn. Loại vacxin này phù hợp với những trẻ trên 6 tuổi và
người lớn kể cả phụ nữ có thai. Sự xuất hiện của Td càng tăng thêm khả năng phòng
bệnh bạch hầu và uốn ván.
Vacxin UV hoặc Td khi tiêm cho phụ nữ có thai không chỉ bảo vệ bệnh uốn ván cho
mẹ mà còn phòng uốn ván sơ sinh cho con. Sau khi tiêm vacxin UV hoặc Td, kháng
thể hình thành sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ trong khi sinh và sau đó 1 vài
tháng. Đồng thời chúng cũng phòng uốn ván cho bà mẹ. 3 liều vacxin UV hoặc Td có
khả năng phòng uốn ván cho bà mẹ và uốn ván sơ sinh ít nhất 5 năm. Nếu tiêm 5 liều
có thể phòng uốn ván trong suốt thời kỳ sinh đẻ.
b. Tính an toàn của vacxin UV, Td, DT và những phản ứng sau tiêm.
Những vacxin có chứa thành phần uốn ván thường là phản ứng nhẹ, ít gây phản
ứng nặng, gồm:
- Có khoảng 1/10 trường hợp sau tiêm 1 – 3 ngày có biểu hiện đau nhẹ, nổi mẩn, nóng
và sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm. Những phản ứng nhẹ này trở nên phổ biến hơn ở những
lần tiêm sau và có thể gặp ở 50 đến 80% những người tiêm nhắc.
Khoảng 1/10 trường hợp được tiêm có biểu hiện sốt nhẹ sau tiêm.

c.
TÓM TẮT VỀ TIÊM CHỦNG VACXIN UỐN VÁN
Loại vacxin
Giải độc tố
Số liều
Tối thiểu 2 liều cơ bản
Lịch tiêm
Thường tháng thứ 5 và 6 của thai kỳ
Chống chỉ định
Phản ứng quá mẫn với lần tiêm trước
Phản ứng sau tiêm
Thường gặp phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân nhẹ và tăng hơn ở
những lần tiêm tiếp theo
Liều lượng
0,5ml
Nơi tiêm
Mặt ngoài phần trên cánh tay
Đường tiêm
Bắp
Bảo quản
Ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C. Không được để đông băng vacxin.
3.6. VACXIN VIÊM GAN B
a. Vacxin viêm gan B là gì?
Vacxin viêm gan B chỉ chứa duy nhất 1 loại KN nên người ta còn gọi nó là vacxin
đơn giá. Ngoài ra nó cũng có thể được kết hợp với các vacxin khác để tạo thành vacxin
phối hợp như DPT-VGB (viêm gan B kết hợp với DPT), DPT-VG B+Hib (vacxin viêm

11



gan B kết hợp với DPT và vacxin Hib). Tuy nhiên chỉ có loại vacxin viêm gan B đơn
giá mới được sử dụng tiêm cho trẻ ngay sau khi sinh. Những loại vacxin phối hợp chỉ
sử dụng cho những liều sau.
b. Tính an toàn và những phản ứng sau khi tiêm?
Vacxin viêm gan B là một trong những vacxin an toàn nhất.
Những phản ứng nhẹ có thể gặp:
- Có khoảng 15% người lớn và 5% trẻ nhỏ cảm thấy đau, đỏ, sưng nhẹ tại chỗ tiêm
- Sốt. Khoảng 1% đến 6% có biểu hiện sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày sau tiêm.
- Dị ứng cũng như những biến chứng do vacxin này là rất hiếm phản ứng dị ứng như
nổi ban, khó thở chiếm tỷ lệ khoảng 1/600.000 liều. Không có trường hợp tử vong nào
được báo cáo.
c.
TÓM TẮT TIÊM CHỦNG VACXIN VIÊM GAN B
Loại vacxin
Vacxin tái tổ hợp hoặc huyết tương
Số liều
3 liều
Lịch tiêm
Xem ở bảng trên
Liều nhắc lại
Không
Chống chỉ định
Phản ứng quá mẫn với liều tiêm trước
Phản ứng sau tiêm Đau, đỏ nhẹ tại chỗ tiêm. Hiếm gặp phản ứng quá mẫn
Chú ý đặc biệt
Phải tiêm liều sơ sinh ở những đối tượng nguy cơ cao
Liều lượng
0,5ml
Vị trí tiêm
Mặt ngoài giữa đùi (trẻ nhỏ) hoặc mặt ngoài trên cánh tay trẻ

lớn
Đường tiêm
Bắp
Bảo quản
Ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C. Không được để đông băng
3.7. VACXIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN (JEV)
a. Vacxin là gì?
Là vacxin để phòng bệnh viêm não Nhật Bản do virus viêm não Nhật Bản
( Japanese encephalitis virus= JEV) gây nên. Bệnh có tên viêm não Nhật Bản do được
phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản năm 1934 bởi Hayashi.
Vacxin bất hoạt được sản xuất đầu tiên vào năm 1954 tại Nhật Bản, làm từ hỗn dịch
5% não chuột nhiễm virus được bất hoạt bằng formalin. Vacxin bất hoạt có độ an toàn
cao và sinh miễn dịch bảo vệ trên 90% trẻ được tiêm vacxin.
Bên cạnh vacxin bất hoạt, có vacxin viêm não sống, đã được chứng tỏ là an toàn,
tạo được đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
b. Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?
Phản ứng nhẹ có thể gặp:
- Đau nhức. Một số ít trường hợp có thể đau, sưng nhẹ tại chỗ tiêm
- Sốt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ thường ít gặp
3.8. VACXIN DẠI
Bệnh dại do virus dại thuộc họ Rhabroviridae gây nên, là virus ADN. Bệnh dại xảy
ra ở người là do virus dại truyền từ động vật sang. Nguồn truyền nhiễm chủ yếu và
nguy hiểm nhất đối với người là từ chó, mèo sang. Virus dại có ái tính với tế bào thần
kinh, sau khi xâm nhập qua da hoặc niêm mạc người, virus nhanh chóng vào dây thần
kinh ngoại biên và di chuyển lên não với tốc độ 0,3 mm/ giờ. Vì vậy, khi bệnh dại xuất

12


hiện, vấn đề quan trọng là ngăn chặn sự di chuyển của virus dại lên não bằng cách

tiêm vacxin dại.
Vacxin dại đầu tiên trên thế giới do Louis Pasteur chế tạo năm 1885 từ não thỏ. Để
có được vacxin này, trước hết Pasteur tạo ra một chủng virus dại biến dị, có thời gian
nung bệnh ngắn và cố định đối với thỏ, gọi là “chủng virus dại cố định”. Tiêm chủng
này vào não thỏ, thu hoạch, nghiền não, bất hoạt virus bằng nhiệt và làm khô với KOH
tinh thể để trở thành vacxin.
Hai loại vacxin dại đang lưu hành sử dụng tại nhiều nước hiện nay là vacxin
Verorab của Aventis Pasteur được sản xuất từ tế bào vero và vacxin Rabipur của
Chiron Behring được sản xuất từ tế bào phôi gà. Những vacxin này có độ an toàn cao
và sinh đáp ứng miễn dịch tốt.
3.9. VACXIN TẢ
a. Vacxin tả uống là gì?
Để phòng bệnh tả do vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây nên. Vacxin tả Việt Nam
hiện nay là vacxin tả bất hoạt, uống gồm vi khuẩn tả cổ điển, vi khuẩn tả Eltor và
chủng mới O139 và có thêm kháng nguyên đồng điệu độc tố. Vacxin dạng dung dịch
được sử dụng theo đường uống. Vacxin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2ºC đến 8°C,
không được để đông băng vacxin.
b. Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?
Sau uống vacxin tả thường không có phản ứng phụ, hay gặp là cảm giác buồn nôn.
Không có bằng chứng nào cho thấy vacxin tả uống có thể gây bệnh tả.
3.10. VACXIN THƯƠNG HÀN
a. Vacxin thương hàn là gì?
Để phòng bệnh thương hàn do vi khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) gây nên.
Vacxin thương hàn được sư dụng hiện nay được làm từ polysaccharide của vỏ vi khuẩn
thương hàn Salmonella typhi. Các hãng Aventis Pasteur, Smithkline Beecham đã sản
xuất loại vacxin này.
Vacxin dạng dung dịch đóng lọ 20 liều. Vacxin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2ºC
đến 8°C, không được để đông băng vacxin.
b. Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?
Những phản ứng nhẹ có thể gặp:

- Tại nơi tiêm có sưng nề nhẹ và hết trong vòng 24 giờ đầu.
- Một số trường hợp có sốt nhẹ, hiếm có trường hợp sốt cao trên 39ºC. Triệu chứng sốt
nhẹ thường hết sau 24 giờ kể từ khi tiêm vacxin.

III. MỘT SỐ LOẠI VACXIN MỚI ĐANG ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
1. Hướng nghiên cứu:
Các vacxin này còn được xem là vacxin của tương lai, có 6 hướng phát triển chính
hiện nay:
- Sử dụng các phụ gia (adjuvant) mới, nhằm gây ra loại đáp ứng miễn dịch mong
muốn. Thí dụ, chất nhôm phosphate và các oligonucleotide chứa CpG demethyl hóa

13


đưa vào vacxin khiến đáp ứng miễn dịch phát triển theo hướng dịch thể (tạo kháng thể)
thay vì tế bào.
- Vacxin khảm: sử dụng một sinh thể quen biết để hạn chế hiện tượng "phản tác dụng".
VD: dùng virus vaccinia mang một số yếu tố của virus VG B hay virus dại.
- Vacxinpolypeptidique: tăng cường tính sinh miễn dịch nhờ liên kết tốt hơn với các
phân tử MHC: peptide nhân tạo 1/2 giống virus, 1/2 kia gắn MHC; đoạn peptide mô
phỏng 1 quyết định kháng nguyên (epitope).
- Anti-idiotype: idiotype là cấu trúc không gian của kháng thể tại vị trí gắn KN, đặc
hiệu với KN tương ứng. Anti-idiotype là các kháng thể đặc hiệu đối với idiotype, do đó
anti-idiotype xét về mặt đặc hiệu lại tương tự với KN. Vậy, thay vì dùng kháng nguyên
X làm vacxin, người ta dùng idiotype anti-anti-X.
- Vacxin ADN: ADN của tác nhân gây bệnh sẽ được biểu hiện bởi tế bào người được
chủng ngừa. Lợi thế của ADN là rẻ, bền, dễ sản xuất ra số lượng lớn nên thích hợp cho
những chương trình tiêm chủng rộng rãi. Ngoài ra, vacxin ADN còn giúp định hướng
đáp ứng miễn dịch: tác nhân gây bệnh ngoại bào được trình diện qua MHC loại II, dẫn
đến đáp ứng CD4 (dịch thể và tế bào). Khi KN của tác nhân đó được chính cơ thể

người biểu hiện, nó sẽ được trình diện qua MHC loại I, lúc này đáp ứng miễn dịch tế
bào qua CD8 được kích thích. Tuy nhiên phương pháp này là con dao hai lưỡi bởi lẽ tế
bào mang ADN lạ có nguy cơ bị nhận diện là "không ta", sinh ra bệnh tự miễn.
- Sử dụng véc-tơ tái tổ hợp – dùng các vi khuẩn thuần tính hoặc các tế bào trình diện
kháng nguyên như tế bào tua được chuyển gen để biểu hiện kháng nguyên mong
muốn.
2. Vacxin dùng để điều trị
Một trong những hướng nghiên cứu mới là miễn dịch liệu pháp, bao gồm miễn dịch
liệu pháp thụ động và chủ động (tức vacxinliệu pháp). Người ta hy vọng là phương
pháp này sẽ chữa được những bệnh như ung thư, AIDS và bệnh Alzheimer.
2.1. Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Canada đã mang đến tin vui
cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư.
Loại vacxin mới được gọi là DPX-0907 có khả năng điều trị an toàn cho các căn
bệnh như ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tiền liệt, hiện đang được
thử nghiệm và phát triển tại một bệnh viện ở miền Bắc Italia.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, DPX-0907 là một phần trong phương pháp tiếp
cận mới được gọi là vacxin điều trị ung thư. Loại vacxin này có tác dụng giúp các
bệnh nhân chống lại bệnh tật chứ không phải để ngăn ngừa việc mắc bệnh.
DPX-0907 có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với việc tìm
kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư ở bệnh nhân mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung
thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. "Loại thuốc chủng ngừa này chỉ lưu lại trong cơ thể
khoảng 2 tuần, nhưng có khả năng đáp ứng miễn dịch lâu dài và có thể duy trì được
trong nhiều năm. Việc kết hợp 7 loại kháng nguyên, DPX-0907 có khả năng tấn công
tiêu hủy các tế bào ung thư thông qua nhiều con đường, giảm thiểu khả năng các tế
bào này thoát khỏi tác động của một kháng nguyên duy nhất". Đây là một tiến bộ quan
trọng. Việc tạo ra một hệ thống miễn dịch nhắm mục tiêu vào các tế bào cụ thể có thể
là một cách tiếp cận tốt hơn các phương pháp điều trị ung thư truyền thống, giết chết

14



các tế bào ung thư nhiều hơn mức cần thiết. Giai đoạn thử nghiệm đầu tiên của vacxin
DPX-0907 đã được thực hiện ở những bệnh nhân ung thư vú, ung thư buồng trứng và
ung thư tuyến tiền liệt. Các kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Y
học Translational cho thấy DPX-0907 là an toàn và dung nạp tốt. Giai đoạn tiếp theo
của nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Italia, với dự kiến kéo dài khoảng 1 năm, có thể
sẽ xác định chính xác loại vacxin này có tác động như thế nào trong hệ thống miễn
dịch của cơ thể đối với các loại ung thư khác.
<TTXVN/ Tin tức>
2.2.Thử nghiệm vacxin mới điều trị HIV-AIDS
Việc nhân rộng các thử nghiệm vacxin phòng chống HIV-AIDS đang mang lại cho
hàng triệu bệnh nhân niềm hy vọng về khả năng tạm dừng các đợt điều trị mà
không gây rủi ro.
Một vacxin mới điều trị AIDS, được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ của Phòng
thí nghiệm Sinh học Timone (CNRS Marseille) thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học
quốc gia Pháp, đang được thử nghiệm trên 48 tình nguyện viên nhiễm HIV. Vacxin
điều trị chỉ có tác dụng khi được hỗ trợ sớm cho bệnh nhân đang được kiểm soát tốt
bởi một trị liệu chọn lọc và trước khi toàn bộ hệ thống miễn dịch của họ bị phá hủy bởi
HIV.
Cơ quan nghiên cứu AIDS của Pháp (ANRS) đã tổ chức khẩn cấp một cuộc họp hội
nghị quốc gia qua điện thoại để đánh giá về vacxin mới này. Một khi thu được các
bằng chứng đáng tin cậy về tính an toàn của vaccin mới này, giai đoạn thứ hai sẽ được
tiến hành (dự kiến vào năm 2014) trên hai nhóm bệnh đang được kiểm soát điều trị tốt:
một nhóm nhận được vacxin và nhóm khác dùng giả dược. Sau đó, điều trị được tạm
ngừng và để đánh giá hiệu quả thuốc, các nhà nghiên cứu sẽ quan sát xem liệu vacxin
có làm chậm quá trình nhân đôi của virus HIV ở nhóm tiêm phòng hơn nhóm kia
không.
Hy vọng rằng ít nhất 1/12 ứng viên đang được thử nghiệm sẽ tạo ra một bước tiến
đáng kể trong phòng chống HIV-AIDS. Nói cách khác, chúng ta hy vọng có một sản
phẩm sẽ giúp bệnh nhân tăng cường hệ thống miễn dịch đủ để ngăn chặn sự nhân lên

của virus trong cơ thể (nếu không thể tiêu diệt chúng).
Vacxin mới này đã được báo cáo tại Đại hội quốc tế 19 về AIDS ở Washington hồi
tháng 7/2012.
<Hà Nhiên-Theo Lepoint>

KẾT LUẬN
Sử dụng vacxin đã đem lại hiệu quả to lớn cho nhân loại: Loại trừ khỏi trái đất
bệnh đậu mùa, sắp thanh toán bệnh bại liệt, đẩy lùi các bệnh sởi, bạch hầu, uốn ván.

15


Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia với việc sử dụng các vacxin phòng bệnh
lao, bạch hầu- ho gà- uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib, sởi cho trẻ nhỏ
và đưa các chương trình tiêm vacxin phòng bệnh quai bị, thủy đậu, Rubella, viêm não
Nhật Bản… vào học đường đã tạo cơ hội cho thế hệ tương lai tiếp cận với thành tựu
của nền y học dự phòng để tăng cường khả năng miễn dịch, tránh được nhiều bệnh tật
nguy hiểm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy vậy: vẫn tồn tại một thực tế là có nhiều bệnh vẫn chưa có vacxin để phòng
chống. Đại dịch AIDS đã lan rộng khắp toàn cầu mà không dễ dàng để có được một
vacxin hiệu quả. Bệnh sốt rét với nhiều triệu người mắc hằng năm mà vẫn chưa thể
ngăn chặn được bằng vacxin. Một số vacxin cổ điển phòng bệnh đường ruột như
vacxin tả, lỵ, thương hàn tỏ ra kém tác dụng đã giải thích tại sao khoa học đang phải
nỗ lực trong việc hoàn thiện các vacxin này. Chưa kể nhu cầu vacxin đối với các bệnh
nội khoa như tiểu đường, ung thư, chỉ với bệnh do vi sinh vật gây ra đã có đến hàng
chục bệnh khẩn cấp mà vacxin học chưa giải quyết được.
Nhưng chúng ta có niềm tin vào sự tiến bộ của y học hiện đại sẽ ngày càng hoàn
thiện các vacxin hiện có để khẳng định hiệu quả tác dụng và với sự phát triển không
ngừng của khoa học thì sẽ sớm tìm ra được các vacxin để phòng, chữa các bệnh nan y
phổ biến. Thành tựu của y học tương lai là sự phát triển của y học dự phòng trong đó

vacxin đóng vai trò to lớn.

16


Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Cao Văn Thu. Giáo trình Vi sinh vật học. NXB Giáo dục, 2008.
2. GS.TS. Nguyễn Đình Bảng, TS. Nguyễn Thị Kim Hương. Vacxin và chế phẩm
miễn dịch trong phòng và điều trị. NXB: Y học, 2003.
3. Nguyễn Trung Thành. Vacxin và huyết thanh. NXB Y học, 1976.
4. Phạm Văn Ty. Virut học. NXB: Giáo Dục, 2005.
5. V.M. ZĐanôp, S.I. Gaiđamôvich. Đoàn Xuân Mượu (dịch). Virut học (phần đại
cương). Tập 1. NXB: Y học, 1972.
6. Hoàng Thủy Long (chủ biên). Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học. NXB: Văn
hoá, 1991.
7. BS. Nguyễn Đức Khởi, BS. Ninh Đức Dự, BS. Phạm Sinh, BS. Hạ Bá Khiêm,
BS: Nguyễn Hữu Hồng, BS. Đặng Đức Trạch, BS. Hoàng Thủy Nguyên. Vi
sinh vật y học. NXB: Y học và thể dục thể thao, 1966.

17



×