Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh trà vinh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.06 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................ i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ................................................................................... vi
Danh mục các bảng ................................................................................................... vii
Danh mục các hình ................................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5
4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 5
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
KINH DOANH MẶT HÀNG RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH................ 7
1.1. KHÁI NIỆM,VAI TRÒ, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ QLNN ĐỐI VỚI
KINH DOANH MẶT HÀNG RƯỢU ..................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm QLNN đối với kinh doanh mặt hàng rượu .................................. 7
1.1.1.1. Kinh doanh mặt hàng rượu .................................................................. 7
1.1.1.2. QLNN đối với kinh doanh mặt hàng rượu............................................. 8
1.1.2. Vai trò QLNN đối với kinh doanh mặt hàng rượu ........................................ 8
1.1.3. Phương pháp QLNN đối với kinh doanh mặt hàng rượu ............................ 10
1.1.4. Công cụ quản lý Nhà nước đối với kinh doanh rượu .................................. 11
1.2. NỘI DUNG QLNN ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG RƯỢU ........... 12
1.2.1. Xây dựng, ban hành các văn bản ............................................................... 12
1.2.2. Tổ chức, quản lý hoạt động của các cơ quan QLNN .................................. 13
1.2.3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật ............................................. 13
1.2.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật ....................... 14
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QLNN ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT
HÀNG RƯỢU........................................................................................................ 15


iii


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH
MẶT HÀNG RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH .................................... 18
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH MẶT HÀNG RƯỢU TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH TRÀ VINH ......................................................................................... 18
2.1.1. Tổng sản lượng và chủng loại tiêu thụ sản phẩm rượu ............................... 18
2.1.2. Số lượng cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu ................................................ 19
2.1.2.1. Cơ sở bán buôn .................................................................................. 19
2.1.2.2. Cơ sở bán lẻ ....................................................................................... 19
2.2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN QLNN ĐỐI VỚI
KINH DOANH MẶT HÀNG RƯỢU TRÊN DẠI BÀN TỈNH TRÀ VINH
HIỆN NAY ............................................................................................................ 21
2.2.1. Yếu tố về tổ chức bộ máy quản lý; trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức
của cán bộ quản lý ..................................................................................................... 21
2.2.2. Yếu tố về môi trường kinh tế ..................................................................... 21
2.2.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế ............................................................ 21
2.2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ............................................. 23
2.2.3. Yếu tố về môi trường văn hóa – xã hội ...................................................... 28
2.2.4. Yếu tố về môi trường quốc tế .................................................................... 28
2.2.5. Yếu tố về ý thức thực hiện của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng rượu
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh .......................................................................................... 29
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG
RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY .................................... 29
2.3.1. Về sử dụng các phương pháp QLNN đối với kinh doanh mặt hàng rượu.......... 29
2.3.2. Về xây dựng, ban hành các văn bản, các chính sách, quy định về QLNN .. 31
2.3.2.1. Các văn bản pháp lý, chủ trương chính sách của Nhà nước về kinh doanh
sản phẩm rượu ................................................................................................ 31
2.3.2.2. Thực trạng quản lý kinh doanh sản phẩm rượu .................................. 39

2.3.3. Về tổ chức quản lý hoạt động của cơ quan QLNN ..................................... 40
2.3.4. Về kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật ......................................... 44
2.3.5. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật .................. 47
2.4. XU HƯỚNG KINH DOANH, TIÊU DÙNG SẢN PHẨM RƯỢU TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ............................................................................................................. 48
iv


2.4.1. Xu hướng chung về nhu cầu tiêu dùng rượu .............................................. 48
2.4.2. Dự báo sản lượng tiêu thụ và cơ cấu tiêu dùng sản phẩm rượu ................. 48
2.4.3. Dự báo xu hướng phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu ........... 50
2.4.4. Kết quả điều tra nhà quản trị doanh nghiệp kinh doanh rượu .................... 50
2.4.5. Kết quả điều tra các cán bộ QLNN đối với kinh doanh rượu...................... 57
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI KINH DOANH
RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY .................................... 62
2.5.1 Về mặt đạt được ......................................................................................... 62
2.5.2. Về nguyên nhân hạn chế ............................................................................ 62
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI KINH DOANH RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ....................... 64
3.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 64
3.2 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................ 65
3.2.1. Giải pháp về phía cơ quan nhà nước .......................................................... 65
3.2.2. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh rượu ............................................... 70
3.2.3. Về địa phương ........................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 74
PHỤ LỤC

v



DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP:

An toàn vệ sinh thực phẩm

CTCP:

Công ty cổ phần.

KH - CN:

Khoa học - Công nghệ..

KTXH:

Kinh tế - Xã hội.

QLNN:

Quản lý nhà nước.

QLTT:

Quản lý thị trường

.TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn.

TNHH MTV:


Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

TNHH MTV TM:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại.

TMBLHH&DTDVTD:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

TPP:

Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương.

VSATTP:

Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1


Sản lượng rượu tiêu thụ tại tỉnh Trà Vinh

19

Bảng 2.2

Hiện trạng cơ sở bán lẻ sản phẩm rượu tỉnh Trà Vinh

20

Bảng 2.3

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Trà Vinh

22

Bảng 2.4

Giá trị tăng thêm của ngành thương mại tỉnh Trà Vinh

24

Bảng 2.5

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tỉnh Trà Vinh

26

Bảng 2.6


Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Trà Vinh

27

Bảng 2.7

Dự báo sản lượng rượu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

49

Bảng 2.8

Thông tin của doanh nghiệp kinh doanh rượu

50

Bảng 2.9

Đánh giá nhu cầu sử dụng rượu hiện nay của người tiêu dùng

51

Bảng 2.10

Bảng 2.11

Nhà nước có quản lý chặt chẽ các cơ sở, doanh nghiệp kinh
doanh rượu
Tác động của các tổ chức quản lý đến QLNN đối với kinh

doanh rượu

51

52

Bảng 2.12

Ảnh hưởng của các yếu tố đến QLNN đối với kinh doanh rượu

53

Bảng 2.13

Hiệu quả của phương pháp QLNN đối với kinh doanh rượu

54

Bảng 2.14

Đánh giá chính sách

54

Bảng 2.15

Đánh giá ảnh hưởng yếu tố pháp luật

55


Bảng 2.16

Tăng cường quản lý nhà nước

55

Bảng 2.17

Giải pháp để hoàn thiện QLNN đối với kinh doanh mặt hàng rượu

56

Bảng 2.18

Quy định pháp luật về kinh doanh mặt hàng rượu hiện nay

57

Bảng 2.19

Tầm quan trọng của các văn bản QLNN đối với kinh doanh rượu

57

Bảng 2.20

Sự phù hợp của các chính sách đối với mặt hàng rượu

58


Bảng 2.21

Đánh giá đội ngũ cán bộ và các chính sách quản lý của nhà nước

58

Bảng 2.22

Những sai phạm trong kinh doanh rượu

59

Bảng 2.23
Bảng 2.24

Những vấn đề cốt lỗi Quản lý Nhà nước ảnh hưởng đến doanh
nghiệp kinh doanh rượu
Các tiêu chuẩn để đánh giá lựa chọn phương án

vii

59
61


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3


Tên hình
Hệ thống quản lý mặt hàng rượu theo chiều dọc
Cơ cấu tổ chức quá trình quản lý kinh doanh thực phẩm
nhập khẩu
Các sai phạm trong kinh doanh rượu

viii

Trang
41
42
46


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sản phẩm rượu là đồ uống có cồn thực phẩm. Sản phẩm rượu được sản xuất
từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc,
dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm (Ethanol).
Rượu đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, những nghiên cứu về khảo cổ
cho thấy rượu đã được con người làm ra khoảng 6000 năm trước Công Nguyên; ở
nước ta tập quán uống rượu cũng đã rất lâu đời và phổ biến, đặc biệt được sử dụng
rất nhiều trong các dịp lễ, tết, hội hè... Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các cơ quan
quản lý, người tiêu dùng nên chọn loại rượu có chất lượng đạt tiêu chuẩn và sử
dụng điều độ để đảm bảo sức khỏe. Việc lạm dụng rượu, tiêu thụ sản phẩm không
đảm bảo chất lượng sẽ đem đến nhiều hậu quả tiêu cực, liên quan trực tiếp đến sức
khỏe, tính mạng của người tiêu dùng và cả xã hội, đặt biệt là ảnh hưởng đến nền
kinh tế của Quốc gia.
Rượu thuộc nhóm hàng hóa hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất,

kinh doanh sản phẩm rượu phải có giấy phép (hoặc giấy xác nhận trong trường hợp
sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để
chế biến lại). Nhà nước thống nhất quản lý đối với hoạt động đầu tư, sản xuất, xuất
khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, ghi nhãn, quảng cáo, chất lượng, an toàn thực phẩm, môi
trường, phòng chống cháy nổ trong sản xuất, kinh doanh rượu và các hoạt động khác
liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu.
Hiện nay, các sản phẩm rượu lưu thông trên thị trường phong phú và đa dạng, từ
nhiều nguồn như: rượu nhập khẩu, rượu sản xuất từ các nhà máy công nghiệp, bán công
nghiệp và rượu từ các cơ sở thủ công sản xuất. Trong đó, khối lượng rượu không nhãn mác
do các cơ sở sản xuất thủ công sản xuất chiếm tỉ lệ rất lớn. Đồng thời, việc kinh doanh sản
phẩm rượu trên thị trường còn nhiều bất cập như: cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy
phép, kinh doanh sản phẩm rượu không nhãn mác, không đảm bảo chất lượng, làm thất thu
ngân sách, ảnh hưởng đến các thương nhân kinh doanh đúng pháp luật và gây tác hại xấu
đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng rượu từ ngày Việt Nam ký
kết Hiệp định TPP, các doanh nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh từ hàng nhập
1


khẩu. Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều rượu nhập khẩu, vì vậy việc quản lý
kinh doanh rượu trên thị trường cũng gặp phải những khó khăn nhất định như: (1) việc
đưa các văn bản pháp quy của Chính phủ vào thực tiễn vẫn còn có khoảng cách. Có
những văn bản pháp luật đưa ra thực hiện lại không hiệu quả, còn nhiều vấn đề bất cập,
cũng có những chính sách thể hiện chưa đầy đủ rõ ràng và đồng bộ. (2) các chính sách
QLNN về phát triển thương mại sản phẩm rượu chưa đầy đủ và chưa thay đổi kịp được
với sự thay đổi của KT - XH. Quá trình thực thi các chính sách cũng còn nhiều điều bất
cập, yếu kém. (3) công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị
trường còn chưa hiệu quả. Do tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở
hữu trí tuệ, buôn lậu gian lận thương mại vẫn còn diễn ra. Trong khi đó quá trình xử lý
vi phạm cũng chưa thật sự được quan tâm, mới chỉ dừng lại ở thu giữ hàng hóa và phạt

hành chính không thỏa đáng. (4) việc phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương với
nhau trong việc quản lý kinh doanh rượu tuy đã có tăng cường nhưng còn chưa có sự
kết hợp chặt chẽ, các văn bản pháp luật cũng còn chưa hoàn chỉnh và chồng chéo. Đơn
vị quản lý trực tiếp sản phẩm rượu cũng chưa có các chính sách quản lý phù hợp. Ngoài
ra còn tác động bởi các yếu tố như: hàng giả, hàng nhái ngày càng tăng, mẫu mã, tính
năng,… không được kiểm soát tốt đã ảnh hưởng tiêu cực tới việc quản lý kinh doanh
mặt hàng này.
Việc QLNN đối với kinh doanh mặt hàng rượu là rất quan trọng. Việc tuân thủ
theo quy định về kinh doanh mặt hàng rượu sẽ có lợi ích với người tiêu dùng, doanh
nghiệp và cơ quan QLNN. Điều này được thể hiện ở ba khía cạnh: thể hiện chất lượng
của hàng hóa, thể hiện trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm rượu là
cơ sở để cho các cơ quan quản lý khi có khiếu nại, tố cáo.
Pháp luật nước ta quy định rất nghiêm ngặt về hoạt động sản xuất và kinh doanh
đối với mặt hàng rượu. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc
hội [8]; Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết
Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh
doanh có điều kiện [10], trong đó rượu là mặt hàng hạn chế kinh doanh; Nghị định số
94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất kinh doanh rượu [11];
Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết
một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/ 2012 của Chính phủ về sản
xuất, kinh doanh rượu [20].
2


Để hoạt động kinh doanh sản phẩm rượu thực hiện tốt chính sách, pháp luật của
Nhà nước; góp phần chống các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đối với mặt
hàng này; hạn chế tác hại của rượu đối với sức khỏe cộng đồng, với nền kinh tế; để hệ
thống kinh doanh sản phẩm rượu hướng đến văn minh, hiện đại… Tôi chọn nghiên cứu
đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với kinh doanh rượu
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” để làm luận văn tốt nghiệp.

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Thị trường rượu hiện nay có thể nói là đang diễn ra khá sôi nổi và thường
xuyên. Rượu đã phần nào thỏa mãn được các nhu cầu khác của giới tiêu dùng, từ
nhu đơn giản là để kích thích tiêu hóa đến nhu cầu khó tính nhất của những người
rượu là để thưởng thức. Các mặt hàng rượu trên thị trường ngày nay rất đa dạng về
chủng loại, mẫu mã và rất khác nhau về cả chất lượng. Tuy nhiên, nhu cầu và thị
hiếu tiêu dùng của mỗi vùng khác nhau thì khác nhau thậm chí mỗi cá nhân cũng
đều có thói quen tiêu dùng rượu riêng của mình.
Tuy nhiên, rượu lại có mặt trái của nó nếu như ta qúa lạm dụng khi sử dụng,
đã gây nên những tổn hại về sức khỏe cũng như những sai lầm do không kiểm soát
được hành vi, chính vỡ lẽ đó thị trường rượu là dạng thị trường được điều tiết rất
chặt chẽ bởi Nhà nước.
Nước ta đã từng có thời kỳ cấm tư nhân nấu rượu, bán rượu hoặc đã có chính
sách hạn chế quảng cáo rượu bia, cấm lái xe khi say rượu, cấm lực lượng vũ trang uống
rượu, bia trong giờ làm việc, cấm say rượu, bia nơi công cộng và cấm bán rượu cho trẻ
em. Chính phủ còn có Nghị định số 53/CP ngày 26/6/1994 quy định biện pháp xử lý
hành chính đối với cán bộ, viên chức nhà nước và người có hành vi liên quan đến say
rượu, bê tha. Năm 1998, Chính phủ đã đưa ra luật áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng
rượu, bia. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định số 35/2001/QĐ – TTg
ngày 19/3/2001 phê duyệt. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn
2001-2010, trong đó có mục tiêu phòng, chống nghiện rượu (Trích theo Tạp chí Dân
tộc học số 6/2006:3). Ngày 07 tháng 04 năm 2008 Chính phủ có Nghị định số
40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu... Quy định về việc cấm sử dụng rượu,
bia khi tham gia giao thông từ 2007 và luật Giao thông đường bộ có hiệu lực từ
01/07/2009 cấm người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà
trong máu và hơi thở có nồng độ cồn; cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà
3


trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở. Hiện nay,

Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế làm đầu mối xây dựng dự án Luật Phòng, chống tác hại
của lạm dụng rượu, bia. Theo lộ trình, trong năm 2010, Bộ Y tế sẽ chủ trì xây dựng hoàn
thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách quốc gia phòng chống tác hại
của lạm dụng rượu, bia. Trong dự thảo đề cương Chính sách quốc gia phòng chống tác
hại lạm dụng rượu, bia giai đoạn 2010 - 2020, một trong những nội dung cơ bản là cấm
quảng cáo, khuyến mãi rượu, bia dưới mọi hình thức.
Nói về vấn đề trên đã có không ít bài viết về quản lý của Nhà nước đối với việc
kinh doanh rượu như hiện nay: “Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý sản phẩm

rượu” nguồn Chinhphu.vn; “Bộ Công thương đốc thúc quản chặt việc sản xuất, kinh
doanh rượu” của Khánh Kim; “Quản lý sản xuất, kinh doanh rượu: Vẫn còn hiều bất
cập” của Hữu Nghị; “Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
rượu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” của Nguyễn Văn Phương; “Siết chặt quản lý sản
xuất, kinh doanh rượu” của Thanh Tùng; “Tăng cường kiểm soát hoạt động sản xuất,
kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của Ngọc Thắng; “Tăng cường quản lý
nhà nước đối với rượu bia và đồ uống có cồn” của Nguyễn Bích Thủy;
Ngoài ra, vấn đề quản lý Nhà nước đối với kinh doanh rượu cũng được đề cập
trong các luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học như: “Thực trạng và giải pháp
nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm tại
Quảng Bình” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, luận án tiến sĩ dinh dưỡng, năm
2012; “Quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu trên thị trường nội địa” của tác giả
Bùi Thị Thanh Huyền, luận văn thac sĩ , năm 2013; “Quản lý nhà nước về hoạt động
sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam” của tác giả Vũ Thái Linh, luận
văn thạc sĩ, năm 2016; “Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong việc bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của người tiêu dùng Việt Nam giai đoạn hiện nay” của tác giả Phan Thế
Công và Ninh Thị Hoàng Lan, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2009.
Việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với kinh doanh rượu trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh là rất quan trọng. Việc tuân thủ theo quy định về kinh doanh mặt
hàng rượu sẽ có lợi ích với người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan QLNN. Điều này
được thể hiện ở ba khía cạnh: thể hiện chất lượng của hàng hóa, thể hiện trách nhiệm

của các doanh nghiệp kinh doanh là cơ sở để cho các cơ quan quản lý khi có khiếu nại,
tố cáo.
4


Chính vì vậy, việc nghiên cứu QLNN về kinh doanh mặt hàng rượu trên địa bàn
tỉnh là hết sức cần thiết. Đó là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý Nhà nước đối với kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”
làm luận văn thạc sĩ.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về QLNN đối với việc kinh doanh
rượu. Tuy nhiên, các công trình có những ưu điểm, hạn chế nhất định. Đến nay, chưa có
công trình khoa học nào nói về giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với
kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đề tài này là một hướng đi mới và không
trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào được công bố trước đó.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với kinh doanh rượu
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận QLNN đối với kinh
doanh rượu.
- Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với kinh doanh rượu.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm, nâng cao hiệu quả QLNN đối với
kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu QLNN đối với kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
4.2. Đối tượng khảo sát
Các cán bộ quản lý nhà nước; các doanh nghiệp, hộ kinh rượu trên địa bàn tỉnh

Trà Vinh.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài thực hiện khảo sát và nghiên cứu tình hình QLNN đối với kinh doanh rượu
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
5.2. Phạm vi về không gian
Thị trường được đề cập tới trong luận văn là thị trường tỉnh Trà Vinh.
5


5.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp trong thời gian
5 năm (từ năm 2012 đến 2016) và dữ liệu sơ cấp sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc vào
năm 2017.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu sơ cấp được thu thập từ một cuộc điều tra
bằng bảng câu hỏi. Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 1/2017 trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh. Trong đó, phỏng vấn số cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh có giấy phép là 100 phiếu
khảo sát (chiếm 81,97%) và số cơ sở không có giấy phép kinh doanh là 22 phiếu (chiếm
18,03%) và 20 phiếu khảo sát dành cho cán bộ tại cơ quan QLNN.
6.2 Thu thập thông tin thứ cấp
Nguồn thông tin thứ cấp của nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tổng kết,
đề án phát triển của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, các thông
tin cập nhật từ mạng Internet, tạp chí, báo cáo khoa học và nguồn số liệu quan trọng từ
Niên giám Thống kê của Tỉnh, Sở Công thương tỉnh Trà Vinh.
6.3 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng công tác
QLNN đối với kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở số liệu sơ cấp
thu thập được từ cuộc điều tra. Thống kê mô tả là việc mô tả dữ liệu bằng các phép

tính và chỉ số thống kê thông thường như số trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất, độ lệch
chuẩn, bảng tần số.
Để đề xuất các giải pháp, dựa trên kết quả khảo sát đối với các cơ sở kinh
doanh nêu trên, tác giả kết hợp với việc tham khảo ý kiến từ những người am hiểu
KIP (Key Informant Panel) để đánh giá các giải pháp và lựa chọn các phương án
khả thi.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1.

Luật Doanh nghiệp 2005 (Luật số: 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014.

2.

Luật Thương mại 2005 (Luật số: 36/2005/QH11) ngày 14/06/2005.

3.

Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết
Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh
và kinh doanh có điều kiện.

4.

Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh
doanh rượu.


5.

Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6.

Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020.

7.

Quyết định số 2435/QĐ-BCT ngày 21/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt
Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.

8.

Quyết định số 1169/QĐ-UBND ngày 17/7/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà
Vinh về việc phê duyệt chủ trương lập “Quy hoạch hệ thống kinh doanh bán
buôn, bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2025”.

9.

Quyết định số 2219/QĐ-BCT ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
phê duyệt Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm
rượu trên phạm vi toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.


10. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014
của Liên bộ Y tế - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Công Thương
hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong cơ quan quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm.
11. Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/ 2014 của Bộ Công Thương quy định chi
tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm
2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
74


Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
12. Ngô Xuân Bình (2003), Tập bài giảng kinh tế thương mại Việt Nam, Trường đại
học Thương Mại, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
13. Tô Thành Chung (2013), QLNN đối với hoạt động kinh doanh thuốc tân dược trên
địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại.
14. Phan Thế Công, Ninh Thị Hoàng Lan (2009), Tăng cường hiệu lực quản lý nhà
nước trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng Việt Nam
giai đoạn hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học
Thương mại.
15. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực
quản lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm tại Quảng
Bình, Luận án tiến sĩ ,Viện dinh dưỡng, Bộ Y tế.
16. Bùi Thị Thanh Huyền (2013), Quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu trên thị
trường nội địa, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại.
17. Vũ Thái Linh (2016), Quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ
uống có cồn tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
tỉnh Trà Vinh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Trà Vinh

đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
19. Nguyễn Minh Quang (2012), Quản lý chất lượng mặt hàng sữa nhập khẩu trên địa
bàn Hà Nội, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại, Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
20. Hà Văn Sự, Thân Danh Phúc (2002), Bài giảng quản lý nhà nước về thương mại,
trường Đại học Thương Mại, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
.

75



×