Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của các kỹ THUẬT ĐỊNH TUYẾN lên HOẠT ĐỘNG của hệ THỐNG vô TUYẾN NHẬN THỨC đa CHẶNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 72 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
KỸ THUẬT ĐỊNH TUYẾN LÊN HOẠT
ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG VÔ TUYẾN
NHẬN THỨC ĐA CHẶNG


MỤC LỤC




CR

Cognitive Radio

PU

Primary User

SU

Secondary User

BTS

Base Transceiver Station

RF


Radio Frequency

ADC

Analog Digital Converter

UWB

Ultra-WideBand

LNA

Low Noise Amplifier

IFA

Intermedate Frequency Amplifier

OP

Outage Probability

PSTN

Public Switched Telephone Network

DORP

Delay Motivated On-demand Routing Protocol


FC

Frequency Based Classifier

PC

Packet Classifier

FS

Frequency Based Scheduler

PS

Packet Scheduler

NAM

Node Analytical Model

AODV

Ad-hoc On-demand Distance Vector Routing

FCC

Federal Communication Commission

SEARCH


Spectrum Aware Routing Protocol For Cognitive Ad-hocNetworks

RREQ

Route Request

RRED

Route Reply

CCC

Common Control Channel

SOP

Spectrum Opportunities

CRAHN

Cognitive Radio Ad-hoc Network

STOD-RP

Spectrum-Tree Based OnDemand Routing Protocol

LAUNCH

Location Aided Routing Protocol for Cognitive Radio Networks



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 6/68

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ VÔ TUYẾN NHẬN THỨC

1.1 Giới thiệu chung
1.1.1 Khái niệm vô tuyến nhận thức
Công nghệ vô tuyến nhận thức CR (Cognitive Radio) là một công nghệ thông minh,
có khả năng nhận thức, được lập trình và cấu hình tự động [1]. Vô tuyến nhận thức
có thể cảm biến, hiểu biết và sử dụng phổ tần sẵn có một cách linh hoạt. Công nghệ
này chứa đầy hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả trong việc tối đa hóa việc sử dụng băng
thông vô tuyến đang càng ngày bị hạn chế, khi mà số lượng nhu cầu và các ứng
dụng trong mạng vô tuyến ngày càng tăng lên. Như vậy, vô tuyến nhận thức không
chỉ là một công nghệ mới, mà nó còn là một sự thay đổi mang tính cách mạng
trong việc sử dụng phổ tần vô tuyến.
Một mạng vô tuyến nhận thức có khả năng thích ứng với môi trường hoạt động và
các thông số vô tuyến có nhiệm vụ làm tối đa hóa việc sử dụng các nguồn tài
nguyên vô tuyến hạn chế trong khi cung cấp sự linh hoạt trong truy cập vô tuyến.
Mục đích của mạng vô tuyến nhận thức là sử dụng hiệu quả quang phổ đang đóng
một vài trò ngày càng quan trọng trong các hệ thống vô tuyến, vì trong tương lai sẽ
càng có nhiều người dùng hơn và họ dùng với các dịch vụ cao hơn. Công nghệ vô
tuyến nhận thức có thể được sử dụng trong các hệ thống có mức ưu tiên thấp hơn để
cải thiện hiệu quả quang phổ bằng cách cảm nhận môi trường phổ và sau đó phát
hiện các khoảng phổ còn trống để cấp phép sử dụng. Tần số không sử dụng có thể
được coi như một hố phổ tần số mà từ đó có thể được giao cho người sử dụng thứ
cấp SU (Secondary User). Ngoài ra, công nghệ vô tuyến nhận thức có thể được sử
dụng trong mạng lưới được cấp phép để nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần.

Để có thể tận dụng tối đa tài nguyên phổ tần như trong các phân tích đề cập ở trên,
vô tuyến nhận thức phải có những tính năng cơ bản như là: điều chỉnh tần số hoạt
động của hệ thống một cách linh hoạt từ một băng tần này đến một băng tần còn
trống khác trên dải tần cho phép; thiết lập mạng thông tin và hoạt động trên một
phần hoặc toàn bộ băng tần được cấp phát; chia sẻ kênh tần số và điều khiển công
suất thích ứng theo điều kiện cụ thể của môi trường vô tuyến, mà ở đó tồn tại nhiều
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 7/68

loại hình dịch vụ vô tuyến cùng chiếm dụng; thực hiện thích ứng độ rộng băng tần,
tốc độ truyền tốt nhất có thể; và tạo búp sóng và điều khiển búp sóng thích ứng theo
đối tượng truyền thông nhằm giảm thiểu nhiễu đồng kênh.
1.1.2 Điều kiện ra đời vô tuyến nhận thức
Theo thống kê cho thấy đến cuối năm 2016, dân số 2/3 thế giới đã đăng ký mạng
điện thoại di động. Có gần 4,8 tỷ thuê bao, cho thấy số lượng người dùng và nhu
cầu sử dụng các dịch cao ngày càng tăng mà tài nguyên phổ tần thì lại có giới hạn
[2]. Mặc dù các mạng vô tuyến hiện tại đang áp dụng nhiều công nghệ hiện đại để
tối ưu chất lượng dịch vụ cũng như khai thác một cách hiệu quả băng tần được cấp
phép. Tuy nhiên, phổ tần của các mạng vô tuyến hiện nay vẫn chưa được khai thác
một cách triệt để, vẫn còn những hố phổ được mô tả như trong Hình 1-1.
Do vậy, để giải quyết được vấn đề này người ta đã tìm ra được một công nghệ có
thể làm được điều đó. Công nghệ này là vô tuyến nhận thức, công nghệ được thiết
kế nhằm mục đích như đã được nếu ở phần khái niệm trên, nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng phổ tần. Như trong Hình 1-1, vô tuyến nhận thức cho phép sử dụng những
vùng phổ trống (hố phổ) theo từng thời điểm.


Hình 1-1: Minh họa hố phổ [1]

1.2 Mô hình hệ thống của vô tuyến nhận thức
1.1.3 Mô hình tổng thể của vô tuyến nhận thức
Mạng vô tuyến hiện nay đang tồn tại sử dụng hỗn hợp nhiều chuẩn phổ và công
nghệ truyền thông khác nhau. Hơn nữa, có một số phần phổ vô tuyến đã được cấp
phép cho các mục đích khác nhau nhưng vẫn còn một số băng tần vẫn chưa được cấp
phép. Như trong Hình 1-2, các mạng phụ có thể cùng tồn tại với các mạng chính ở
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 8/68

trên cùng một băng phổ cấp phép. Do trong mạng vô tuyến các phổ tần vẫn còn chưa
được khai thác triệt để, còn có những hố phổ được miêu tả như trong Hình 1-1 không
được sử dụng trong băng phổ được cấp phép. Vì vậy, sử dụng thêm các mạng phụ để
khai thác và sử dụng các hố phổ này. Trong các mạng chính, trạm gốc chính (hay còn
gọi là trạm được cấp phép) chỉ cho phép những người dùng chính (người dùng được
cấp phép) truy cập. Còn những người dùng phụ (người dùng không được cấp phép)
muốn truy nhập thì chỉ có thể trung gian qua các nút sẽ được trình bày ở Phần 1.2.2
hoặc có thể thông qua các trạm gốc phụ (hay còn gọi là trạm không được cấp phép)
nhờ bộ phân chia phổ thì có thể truy nhập được.

Hình 1-2: Mô hình tổng thể của vô tuyến nhận thức [1]

Các thành phần kiến trúc của mạng vô tuyến nhận thức được mô tả trong Hình 1-2
có thể phân thành hai nhóm là mạng chính và mạng phụ. Các thành phần cơ bản
trong hai nhóm này được liệt kê ở phần tiếp theo.

Mạng chính: mạng chính có quyền truy nhập tới một vài băng phổ nhất định, các
thành phần của mạng chính gồm: người dùng chính, trạm gốc chính.
Người dùng chính: người dùng chính (hay người dùng được cấp phép) có giấy
phép hoạt động trong một băng phổ nhất định. Truy nhập này chỉ được giám sát

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 9/68

bởi trạm gốc chính và không bị ảnh hưởng bởi những hoạt động của bất kì người
dùng không được cấp phép khác.
Trạm gốc chính: trạm gốc chính (hay trạm gốc được cấp phép) là thành phần cơ sở
hạ tầng mạng được cố định, có giấy phép phổ, như trạm BTS trong mạng tổ ong. Về
nguyên tắc, trạm gốc chính không có khả năng chia sẻ phổ với những người dùng
Vô tuyến nhận thức. Tuy nhiên, trạm gốc chính này có thể yêu cầu để có được khả
năng này.
Mạng phụ: mạng phụ (hay mạng thứ cấp, mạng không được cấp phép) không có
giấy phép để hoạt động trong một băng mong muốn.
Người dùng phụ: người dùng không được cấp phép, không có giấy phép sử dụng
phổ. Do đó, cần có các chức năng cộng thêm để chia sẻ băng phổ cấp phép.
Trạm gốc phụ: trạm gốc phụ (hay trạm gốc không được cấp phép, trạm thứ cấp) là
thành phần cơ sở hạ tầng cố định. Trạm gốc phụ cung cấp kết nối đơn chặng tới
những người dụng phụ mà không cần giấy phép truy nhập phổ. Thông qua kết nối
này, người dụng phụ có thể truy nhập đến các mạng khác.
Bộ phân chia phổ: bộ phận chia phổ là một bộ phận mạng trung tâm đóng vai trò
trong việc chia sẻ các tài nguyên phổ tần giữa các người dùng phụ. Bộ phân chia
phổ có thể kết nối với từng mạng phụ và có thể phục vụ với tư cách là bộ phận quản

lý thông tin phổ, nhằm cho phép các mạng phụ cùng tồn tại.Mạng Vô tuyến nhận
thức bao gồm nhiều loại mạng khác nhau: mạng chính, mạng phụ dựa trên cơ sở
hạ tầng, và mạng ad hoc. Mạng Vô tuyến nhận thức hoạt động dưới môi trường
phổ hỗn hợp, bao gồm cả các băng cấp phép và không cấp phép. Do đó, trong
mạng Vô tuyến nhận thức, có ba loại truy nhập khác nhau, đó là:
Truy cập mạng chính: Người dùng chính truy nhập trên băng tần được cấp phép.
Truy cập mạng phụ: Người dùng phụ có thể truy nhập tới chính trạm gốc của
mạng chính ở cả băng cấp phép và không cấp phép.
Truy cập mạng vô tuyến nhận thức ad hoc: Người dùng Vô tuyến nhận thức có
thể truyền thông tin với những người dùng Vô tuyến nhận thức khác thông qua kết
nối ad hoc ở cả băng cấp phép và không cấp phép.
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 10/68

1.1.4 Mô hình nút của vô tuyến nhận thức
Nút là một thiết bị điểm được ghép nối lại, cùng nhiều thiết bị khác tạo nên một
mạng lưới truyền thông. Các nút này có thể là máy tính, các máy thiết bị kỹ thuật,
các điện thoại di động hoặc những thiết bị mạng khác như là các bộ định tuyến
(routers), các thiết bị chuyển mạch (switches). Trong Hình 1-3, mô hình nút trong
mạng vô tuyến nhận thức bao gồm người sử dụng chính, người sử dụng phụ và một
trạm trung gian được chọn là nút đóng vai trò phối hợp phổ trong mạng. Nét đứt
tượng trưng là không nhận tín hiệu trực tiếp, nét liền tương trưng là nhận tín hiệu
trực tiếp. Khi mạng lưới bắt đầu hoạt động, nút sẽ được nhận tín hiệu từ người dùng
chính (PU). Sau đó nút sẽ gửi một tín hiệu đến kênh điều khiển chung được kết hợp
trong nút để thông báo cho các nút khác (SU) có khả năng tham gia mạng và sẽ hoạt
động liên tục đến khi mạng bị ngắt. Vai trò của nút khác với điểm truy cập thông

thường là nó có khả năng nhận thức được thông tin hiện tại và truyền thông tin liên
lạc giữa các nút.

Hình 1-3: Mô hình nút trong mạng vô tuyến nhận thức [1]

Trong mạng vô tuyến nhận thức người dùng chính không cần quan tâm về các thiết
bị mạng và không cần phải sửa đổi hệ thống mạng hiện có, đây có thể là một điều
tiện lợi trong hệ thống vô tuyến nhận thức. Điều quan trọng là những người dùng
chính kế thừa các thiết bị của mạng sẵn có vẫn có thể hoạt động theo cách thông
thường ngay cả khi áp dụng cho hệ thống mạng vô tuyến nhận thức.
Sơ đồ khối của nút trong mạng vô tuyến nhận thức được trình bày trong Hình 1-4.

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 11/68

Hình 1-4: Sơ đồ khối của nút trong vô tuyến nhận thức [1]

Trong hình 1-4, nhiệm vụ của nút trong vô tuyến nhận thức gồm cảm biến phổ ở
người dùng khác, sau đó truyền tải thông tin cảm biến thông qua các liên kết thông
tin phản hồi và điều khiển kênh, điều khiển công suất và tần số ở máy phát dựa trên
thông tin được phản hồi từ người nhận và có sự kiểm soát thông tin từ các nút. Các
thông tin phổ được cảm biến tại vị trí của các nút sẽ được gửi tới kênh điều khiển
chung, và sẽ phát sóng đến thiết bị đầu cuối trong mạng vô tuyến nhận thức. Ví dụ
như người A đăng ký sử dụng mạng 3G, lúc này người A đóng vai trò như là PU.
Sau đó, người dùng A chia sẻ cho máy tính của người B cùng sử dụng chung mạng
3G, người dùng B đang đóng vai trò là nút và là SU. Nếu lúc này người dùng C xuất

hiện muốn tham gia sử dụng mạng 3G thì người dùng B sẽ tiếp nhận thông tin của
người dùng C, gửi đến kệnh điều khiển chung và sẽ phát sóng đến thiết bị của
người dùng C. Về bản chất, giao tiếp giữa các nút có thể được chia thành các bước
sau:
– Cảm biến phổ tại mỗi nút và truyền tải thông tin cảm biến đến kênh chung.
– Kết hợp các thông tin cảm biến trong các nút và truyền các thông tin kết hợp
này tới tất cả các nút khác và cho phép các nút sẵn sàng giao tiếp với nhau.
– Bắt đầu việc truyền tải giữa các nút.
1.3 Cấu trúc và hoạt động của vô tuyến nhận thức
1.1.5 Cấu trúc của vô tuyến nhận thức

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 12/68

Hình 1-5: Cấu trúc của vô tuyến nhận thức: a) Bộ thu phát của vô tuyến nhận
thức, b) Mô hình đầu cuối RF [1]

Kiến trúc tổng quan của bộ thu phát vô tuyến nhận thức được chỉ ra ở Hình 1-5a.
Thành phần chính của bộ thu phát vô tuyến nhận thức là đầu cuối RF và khối xử lý
băng gốc. Mỗi thành phần có thể tự cấu hình thông qua một bus điều khiển để
thích ứng với môi trường RF biến đổi theo thời gian. Trong đầu cuối RF, tín hiệu
thu được khuếch đại, trộn và chuyển đổi A/D. Trong khối xử lí băng gốc, tín hiệu
được điều chế/giải điều chế, được mã hóa/giải mã. Khối xử lí băng gốc của vô tuyến
nhận thức về bản chất cũng tương tự như bộ thu phát đang tồn tại. Tuy nhiên, điểm
mới ở vô tuyến nhận thức nằm ở đầu cuối RF. Vì vậy, ta sẽ tập trung vào đầu cuối
RF của Vô tuyến nhận thức.

Điểm mới của bộ thu phát vô tuyến nhận thức là khả năng cảm nhận băng rộng
của đầu cuối RF. Chức năng này liên quan tới các công nghệ phần cứng RF như
anten băng rộng, khuếch đại công suất, và bộ lọc thích ứng. Phần cứng RF cho
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 13/68

vô tuyến nhận thức có khả năng điều chỉnh tới bất kì phần nào của dải phổ tần rộng
lớn. Cảm nhận phổ cũng cho phép việc đo lường trong thời gian thực các thông tin
phổ từ môi trường vô tuyến.
Trong mô hình đầu cuối RF của vô tuyến nhận thức được mô tả ở Hình 1-5b bao
gồm có những thành phần được trình bày ở dưới đây.
Bộ lọc RF: bộ lọc RF lựa chọn băng tần mong muốn bằng cách lọc thông dải tín
hiệu RF nhận được.
Bộ khuếch đại tạp âm nhỏ: khuếch đại tín hiệu mong muốn và đồng thời giảm
thiểu các thành phần tạp âm.
Bộ trộn: tại bộ trộn, tín hiệu nhận được sẽ được trộn với tần số RF nội, và được
chuyển thành tần số băng gốc.
Bộ dao động điều khiển bằng điện áp: tạo ra tín hiệu tại một tần số nhất định với
điện áp cho trước để trộn với tín hiệu tới. Quá trình này chuyển đổi tín hiệu tới
thành tần số băng gốc.
Vòng khóa pha: đảm bảo rằng tín hiệu được khóa ở một tần số nhất định và có thể
được sử dụng để tạo ra các tần số chính xác.
Bộ lọc lựa chọn kênh: Bộ lọc lựa chọn kênh được sử dụng để lựa chọn kênh
mong muốn và loại bỏ các kênh lân cận.
Điều khiển độ lợi tự động: duy trì độ lợi hoặc mức công suất đầu ra của bộ
khuếch đại không đổi.

Trong kiến trúc này, tín hiệu băng rộng được nhận thông qua thiết bị đầu cuối RF,
được lấy mẫu bởi bộ chuyển đổi tương tự - số (ADC) tốc độ cao, và việc đo đạc
được thực hiện để phát hiện ra tín hiệu của người dùng chính.
Anten RF nhận các tín hiệu từ các máy phát khác nhau hoạt động tại các mức công
suất, các băng thông và các vị trí khác nhau. Vì vậy, đầu cuồi RF có khả năng phát
hiện ra tín hiệu yếu trong một dải tần số rộng lớn. Tuy nhiên, muốn thực hiện được
điều này đòi hỏi bộ chuyển đổi ADC có tốc độ vài GHz với độ phân giải cao.
Trước khi thực hiện chuyển đổi, bộ chuyển đổi ADC tốc độ vài GHz cần phải
giảm bớt dải động của tín hiệu. Điều này có thể đạt được bằng cách lọc các tín
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 14/68

hiệu mạnh. Vì các tín hiệu mạnh có thể nằm ở bất cứ đâu trong dải phổ rộng lớn,
nên cần phải có các bộ lọc. Thách thức chủ yếu trong kiến trúc vật lí của Vô tuyến
nhận thức là phát hiện chính xác các tín hiệu yếu của những người dùng chính qua
một dải phổ tần rộng. Do vậy, việc thực hiện đầu cuối RF băng rộng và bộ chuyển
đổi ADC là vấn đề hàng đầu trong các mạng vô tuyến nhận thức.
1.1.6 Hoạt động của vô tuyến nhận thức
Trong mạng vô tuyến nhận thức, mạng phụ có thể hoạt động trong cả băng tần được
cấp phép và không được cấp phép. Do đó, các chức năng yêu cầu cho mạng phụ sẽ
khác nhau tùy theo phổ đó được cấp phép hay không.
Trên băng tần cấp phép được trình bày trong Hình 1-6. Như đã được trình bày ở
Phần 1.2.1 Mô hình tổng thể của vô tuyến nhận thức, ta đã biết trong mạng vô tuyến
các phổ tần vẫn còn chưa được khai thác triết để, còn có những hố phổ không sử
dụng trong băng phổ được cấp phép. Do đó, sử dụng mạng phụ để khai thác và sử
dụng các hố phổ này thông qua các công nghệ thông minh. Các mạng phụ này có

thể tồn tại với các mạng chính tại cùng một vị trí và trên cùng một băng phổ. Mặc
dù, mục đích chính của mạng vô tuyến nhận thức là khai thác triệt để tài nguyên
trong phổ tần sẵn có tốt nhất. Nhưng có nhiều thử thách khác nhau để các mạng phụ
hoạt động trên băng cấp phép song song với sự tồn tại của những người dùng chính,
cũng như việc tránh nhiễu cho những người dùng chính cũng là vấn đề quan trọng
nhất trong kiến trúc này. Hơn nữa, nếu người dùng chính xuất hiện trong băng phổ
mà đang bị người dùng phụ chiếm, thì người dùng phụ ngay lập tức phải bỏ lại phổ
hiện tại và chuyển tới phổ mới sẵn có khác.

Hình 1-6: Mạng vô tuyến nhận thức hoạt động trên băng tần cấp phép [1]
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 15/68

Trên băng tần không cấp phép được trình bày trong Hình 1-7. Các mạng phụ có thể
được thiết kế để hoạt động trên các băng không cấp phép để cải thiện hiệu quả sử
dụng phổ trong phần phổ này. Tất cả các người dùng phụ trong mạng có quyền
như nhau khi truy nhập tới các băng phổ. Nhiều mạng phụ cùng tồn tại trong một
vùng giống nhau và truyền thông sử dụng cũng một phần phổ như nhau.
Trong kiến trúc này, những người dùng phụ tập trung vào phát hiện việc truyền của
những người dùng phụ khác. Khác với hoạt động trên băng cấp phép,việc chuyển
giao không bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của những người dùng chính khác. Tuy
nhiên, vì tất cả những người dùng phụ có quyền truy nhập phổ như nhau, nên họ
phải cạnh tranh với nhau trong cùng băng không cấp phép. Do đó, kiến trúc này
đòi hỏi các phương pháp chia sẻ phổ phức tạp giữa những người dùng trong mạng
phụ. Nếu nhiều mạng phụ nằm trong cùng một băng không cấp phép thì phải có
phương pháp chia sẻ phổ phù hợp giữa các mạng này.


Hình 1-7: Mạng vô tuyến nhận thức hoạt động trên băng tần không cấp phép [1]

1.4 Chức năng của công nghệ vô tuyến nhận thức
Để công nghệ vô tuyến nhận thức có thể phát hiện những khoảng trống phổ và tận
dụng chúng, thì công nghệ vô tuyến nhận thức có những chức năng gồm cảm biến
phổ, quản lý phổ, linh động phổ và chia sẻ phổ.
1.1.7 Cảm biến phổ
Một trong những yêu cầu chính trong mạng vô tuyến nhận thức là khả năng quét
các dải quang phổ và xác định các kênh truyền còn trống có sẵn để sử dụng. Vô
tuyến nhận thức giám sát các băng phổ có sẵn, nắm bắt các thông tin của chúng và

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 16/68

sau đó phát hiện ra các hố phổ. Chức năng cảm biến phổ cho phép vô tuyến nhận
thức thích ứng với môi trường xung quanh bởi việc phát hiện các hố phổ.
Cách hiệu quả nhất để phát hiện các hố phổ là phát hiện các người dùng chính
đang truyền nhận dữ liệu trong vùng hoạt động của nó. Tuy nhiên, trên thực tế rất
khó cho một mạng vô tuyến nhận thức để có thể đo trực tiếp các thông số kênh
đang sử dụng giữa máy phát và máy thu của người dùng chính. Do vậy, phương
pháp khả thi đầu tiên là tập trung vào việc phát hiện máy phát chính dựa trên các
quan sát cục bộ của các người dùng vô tuyến nhận thức. Các kỹ thuật cảm biến
phổ có thể được phân loại thành: cảm biến phát hiện máy phát, cảm biến dựa trên
bộ lọc kết hợp và cảm biến theo cơ chế hớp tác.
1.1.1.1 Cảm biến phát hiện máy phát

Cảm biến phát hiện máy phát là vô tuyến nhận thức phải phân biệt được băng tần
nào chưa sử dụng và băng tần nào đã được sử dụng. Vì vậy, vô tuyến nhận thức cần
có khả năng xác định xem tín hiệu từ máy phát người dùng chính có đang tồn tại
trong một băng tần cụ thể hay không. Phương pháp phát hiện máy phát là dựa trên
việc phát hiện tín hiệu từ một máy phát chính thông qua các quan sát cục bộ của
các người dùng vô tuyến.
1.1.1.2 Cảm biến dựa trên bộ lọc kết hợp
Cảm biến dựa trên bộ lọc kết hợp là khi đã biết được thông tin tín hiệu của người
dùng chính, thì phương pháp tiếp theo có thể phát hiện tốt trong môi trường nhiễu
Gauss không đổi là bộ lọc kết hợp, vì nó cho tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SNR) tối đa.
Ưu điểm chính của bộ lọc kết hợp là cần ít thời gian để đạt được độ lợi xử lý cao,
muốn được vậy thì nó đòi hỏi phải biết trước được thông tin về tín hiệu của người
dùng chính. Bởi vậy, nếu các thông tin này không chính xác thì bộ lọc kết hợp
tỏ ra không hiệu quả.
1.1.1.3 Cảm biến theo cơ chế hợp tác
Cảm biến theo cơ chế hợp tác là phương pháp cảm nhận phổ tần, mà các thông tin từ
nhiều người dùng vô tuyến nhận thức được liên kết lại để phát hiện người dùng
chính. Cảm biến hợp tác có thể được thực hiện theo hai phương án là tập trung và
phân tán. Về phương pháp tập trung, trạm gốc đóng vai trò thu thập các thông tin từ
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 17/68

người dùng vô tuyến thông minh và phát hiện hố phổ. Còn theo phương pháp phân
tán, nó yêu cầu trao đổi thông tin giữa các người dùng trong mạng với nhau.
1.1.8 Quản lý phổ
Trong mạng Vô tuyến nhận thức, các băng tần phổ chưa sử dụng sẽ được trải ra

trên một vùng tần số rộng bao gồm cả băng tần cấp phép và không cấp phép.
Các băng tần phổ chưa sử dụng này được phát hiện thông qua cảm biến phổ cho
thấy các đặc điểm khác nhau không chỉ thay đổi theo thời gian mà còn theo các
thông tin băng tần phổ như tần số và băng thông hoạt động. Vì mạng vô tuyến nhận
thức phải chọn được băng tần phổ tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng
dịch vụ trên toàn bộ các băng tần có sẵn, nên việc quản lý phổ không kém phần
quan trọng. Quản lý phổ gồm có hai nhiệm vụ chính: Phân tích phổ và quyết định
phổ.
Phân tích phổ: Phân tích phổ cho phép phân loại các băng tần phổ khác nhau, từ đó
có thể lựa chọn được băng tần phù hợp với yêu cầu của người dùng. Để thấy được
chất lượng của băng tần phổ cụ thể thì phải phân tích được các thông số như mức
nhiễu, suy hao đường truyền, lỗi liên kết vô tuyến, trễ lớp liên kết, thời gian chiếm
giữ băng tần.
Nhiễu: Các băng tần phổ khác nhau thường có các mức nhiễu khác nhau, do đó
cần xác định các đặc điểm nhiễu của kênh.
Suy hao đường truyền: Khi tần số hoạt động tăng thì suy hao đường truyền cũng
tăng. Do đó, nếu công suất phát của người dùng vẫn giữ nguyên thì phạm vi truyền
dẫn sẽ giảm tại các tần số cao hơn. Nếu tăng công suất phát để bù lại suy hao thì lại
làm tăng nhiễu đối với các người dùng khác.
Lỗi liên kết vô tuyến: Dựa vào mức nhiễu của băng tần phổ, tỷ lệ lỗi của kênh
được thay đổi.
Trễ lớp liên kết: Để xác định suy hao đường truyền, lỗi liên kết vô tuyến, và
nhiễu thì yêu cầu các giao thức lớp liên kết dữ liệu là khác nhau tại các băng tần
khác nhau. Điều này dẫn tới trễ truyền dẫn gói lớp liên kết dữ liệu khác nhau.
Thời gian chiếm giữ băng tần: Các hoạt động của người dùng chính có thể ảnh
hưởng tới chất lượng kênh trong các mạng vô tuyến nhận thức. Thời gian nắm
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 18/68

giữ là thời gian mà người dùng vô tuyến nhận thức chiếm giữ một băng tần được
cấp phép trước khi bị ngắt. Hiển nhiên là thời gian nắm giữ càng lâu thì chất lượng
càng tốt.
Quyết định phổ: Khi tất cả các băng tần phổ đã sẵn có, thì cẩn phải lựa chọn được
bằng tần phù hợp với các yêu cầu về chất lượng dịch vụ và đặc tính của phổ. Vì vậy,
quản lý phổ cần phải biết được yêu cầu chất lượng dịch vụ của người dùng. Dựa
trên đó mà tốc độ dữ liệu, tỷ lệ lỗi chấp nhận được, mô hình truyền dẫn và băng
tần truyền sẽ được xác định. Sau đó dựa vào các quy tắc quyết định mà sẽ chọn lựa
các băng tần phù hợp.
1.1.9 Linh động phổ
Mục đích của hệ thống CR là sử dụng phổ theo cách thức động, có nghĩa là CR sẽ
tìm kiếm và hoạt động tại băng phổ tốt nhất. Để tìm được những khoảng trống phổ
tốt nhất thì hệ thống CR phải thu thập các khoảng trống này. Vì thế, sử dụng phổ
linh động được định nghĩa như một cách thức mà người dùng trong hệ thống CR
có thể thay đổi tần số hoạt động được mô tả trong Hình 1-8. Trong hình này, cho
thấy linh động phổ xảy ra khi các điều kiện kênh hiện thời có biểu hiện xấu đi
hoặc có sự trở lại của người dùng chính, nó sẽ tự phát hiện và tận dụng những hố
phổ còn trống tốt nhất. Các giao thức đối với các tầng khác nhau của ngăn xếp
mạng phải phù hợp với các tham số kênh. Mục đích của việc linh động phổ trong
vô tuyến nhận thức là để đảm bảo quá trình truyền dẫn xảy ra liên tục và chất
lượng.

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang 19/68

Hình 1-8: Quá trình linh động phổ [1]

Chống lấn phổ: trong hệ thống vô tuyến nhận thức, linh động phổ được thực hiện
khi các điều kiện của kênh truyền trở nên xấu hoặc có sự xuất hiện của tín hiệu
người dùng chính. Sự linh động phổ sẽ làm tăng thêm các loại chống lấn phổ
trong hệ thống vô tuyến nhận thức. Các giao thức từ nhiều lớp khác nhau trong hệ
thống mạng cần phải được thích nghi với các hệ số kênh truyền của tần số đang
hoạt động. Do đó, ngay tại thời điểm bắt đầu của quá trình này, hệ thống CR cần
phải thích nghi với tần số hoạt động. Mỗi lần một máy trong CR mà thay đổi tần
số hoạt động của nó thì các giao thức mạng cũng phải thay đổi theo, chuyển sang
một chế độ hoạt động khác. Mục đích của sự linh động phổ trong hệ thống CR là
chắc chắn rằng sự chuyển đổi tần số được thực hiện một cách suôn sẽ để cho các
ứng dụng đang chạy có thể hoạt động với chất lượng tốt nhất có thể trong suốt quá
trình chống phổ.
1.1.10 Chia sẻ phổ
Trong mạng vô tuyến nhận thức, một trong những thách thức chính khi sử dụng phổ
tần là việc chia sẻ phổ tần. Không giống như cảm biến phổ liên quan chính tới lớp
vật lý, hay quản lý phổ liên quan tới các dịch vụ lớp cao hơn. Mà vấn đề chính trong
việc chia sẻ phổ là sự cùng tồn tại của các người dùng vô tuyến nhận thức và người
dùng chính và quản lý các băng thông không liên tục có sẵn. Dựa trên các tiêu
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 20/68

chuẩn khác nhau, các kỹ thuật chia sẻ phổ có thể được phân loại theo nhiều cách

khác nhau.
1.1.1.4 Chia sẻ phổ theo cấu trúc mạng
Chia sẻ phổ theo cấu trúc mạng là có thể phân thành chia sẻ phổ tập trung và không
tập trung (phân tán), chia sẻ phổ tập trung nghĩa là toàn bộ các nút trong mạng
gửi thông tin cảm biến phổ của chúng tới đơn vị điều khiển trung tâm, sau đó
đơn vị điều khiển trung tâm sẽ thiết lập lược đồ phân bổ phổ, trong khi đó chia sẻ
phổ phân tán nghĩa là toàn bộ các nút tự quyết định truy nhập phổ theo cách riêng.
1.1.1.5 Chia sẻ phổ theo cách thức cấp phát phổ tần
Chia sẻ phổ theo cách thức cấp phát tần số là có thể phân loại thành chia sẻ phổ
hợp tác và không hợp tác. Trong chia sẻ phổ hợp tác tại mỗi nút chia sẻ kết quả
cảm biến phổ của nó với các nút khác, sau đó thuật toán phân bố phổ sẽ quyết định
dựa trên các thông tin này, ngược lại chia sẻ phổ không hợp tác có nghĩa là các nút
tự nó quyết định chia sẻ phổ mà không cần các thông tin về cảm biến phổ.
1.1.1.6 Chia sẻ phổ theo công nghệ truy cập
Chia sẻ phổ theo công nghệ truy cập là có thể phân thành chia sẻ phổ Overlay và
chia sẻ phổ Underlay.
Chia sẻ phổ Overlay: trong chia sẻ phổ Overlay, máy thu phát vô tuyến nhận thức sẽ
chỉ có thể truy cập vào phần phổ tần được cấp phép khi người dùng chính (người
dùng được cấp phép) không sử dụng phần phổ tần đó được trình bày như Hình 1-9.
Có nghĩa là người dùng vô tuyến nhận thức truy nhập mạng thông qua hố phổ khi
không được sử dụng. Trong hình này, cho thấy người dùng mạng vô tuyến nhận
thức và người dùng chính đều riêng biệt nhau và không bị tác động lẫn nhau. Do đó,
nhiễu tới người dùng chính là rất nhỏ.

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 21/68


Hình 1-9: Chia sẻ phổ Overlay [1]

Chia sẻ phổ Underlay: trong chia sẻ phổ Underlay, người sử dùng vô tuyến nhận
thức sẽ sử dụng các công nghệ trải phổ như CDMA (đa truy nhập phân chia theo
mã) hay UWB (siêu băng rộng) để chia sẻ băng tần với người dùng chính. Việc sử
dụng các công nghệ trải phổ sẽ giúp cho người dùng vô tuyến nhận thức có thể
dùng cùng băng tần với người dùng chính bất kể cả người dùng chính có sử dụng
phổ tần hay không được trình bay như trong Hình 1-10. Trong trường hợp này,
người dùng chính sẽ coi người dùng phụ là nhiễu. Một vấn đề đặt ra trong phương
pháp này là người sử dụng vô tuyến thông minh phải kiểm soát được công suất phát
của mình để tránh gây nhiễu lên người sử dụng được cấp phép.

Hình 1-10: Chia sẻ phổ Underlay [1]

Hiển nhiên, khi người dùng vô tuyến nhận thức biết toàn bộ thông tin về hệ thống
cấp phép thì overlay thể hiện tốt hơn underlay.
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 22/68

1.5 Lợi ích của vô tuyến nhận thức
Lợi ích chính của vô tuyến nhận thức nâng cao chất lượng dịch vụ người dùng trong
hai lĩnh vực cá nhân và lĩnh vực chính phủ.
1.1.11 Lĩnh vực cá nhân
Môi trường gia đình và nhà: công nghệ là một phần thiết yếu của cuộc sống hiện
đại. Tận hưởng thời gian một cách chất lượng với gia đình là điều quan trong. Kết

quả là không còn ranh giới giữa nhà và công sở. Một người có thể ngồi tại nhà và
họp với các đối tác thông qua mạng WLAN. Trong khi đó người hàng xóm có thể
truy cập mạng cho nhu cầu giải trí. Hệ thống thông tin không dây truyền thống khó
có thể hoạt động thông suốt trong giờ truy cập cao điểm. Tuy nhiên, hệ thống vô
tuyến nhận thức sẽ dò tìm và sử dụng những khoảng phổ trống để tránh tắc nghẽn
trong giờ truy cập cao điểm và thỏa mãn nhu cầu của người dùng.
Môi trường trường học: khi đứa trẻ đến trường thì yếu tố an toàn cũng được quan
tâm. Một thiết bị gắn vào người học sinh để truyền thông tin về cho bộ điều khiển
trung tâm đặt tại nhà hay trường học giúp giáo viên và phụ huynh quản lí con em.
Bất cứ khi nào đứa trẻ không tuân theo các qui định đã được thiết lập thì báo cáo sẽ
gửi về trung tâm. Việc truyền thông tin này cần có kênh truyền thông suốt để bộ
phân điều khiển có thể cập nhật mọi báo cáo. Do vậy mà cần ứng dụng hệ thống vô
tuyến nhận thức.
Môi trường công sở: vô tuyến nhận thức có thể ưu tiên kết nối mạng dựa vào trạng
thái ưu tiên. Ví dụ khi có cuộc họp quan trong thì nó sẽ dành kết nối mạng với ưu
tiên cao nhất và khoảng phổ sẵn có để sử dụng. Vô tuyến nhận thức cũng sẽ liên tục
cập trạng thái của bảng ưu tiên để dựa vào đó có thể quản lí và chia sẻ phổ một cách
hợp lí.
Giao tiếp người – máy: một trong những đặc điểm chính của vô tuyến nhận thức là
khả năng tương tác tự động giữa thiết bị thông tin với người dùng nó. Ta có một số
ứng dụng dựa trên khả năng tương tác ấy:
Xác thực người dùng: Vô tuyến nhận thức có thể nhận thức được các đặc điểm riêng
để xác định người dùng như giọng nói, DNA, dấu vân tay rồi từ đó giúp trung tâm
điều khiển xác định được người dùng.
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 23/68


Trạng thái người dùng: Vô tuyến nhận thức có thể xác định trạng thái người dùng
như : vui buồn, sợ hãi. Dựa vào mức âm lượng của giọng nói và hành động. Chẳng
hạn người dùng sợ hãi, vô tuyến nhận thức có thể phát hiện và tự động gọi cho
trung tâm để giúp đỡ.
Thói quen người dùng: Vô tuyến nhận thức có thể học về thói quen người dùng như
số điện thoại hay gọi nhất, trang web hay truy cập nhật. Từ kiến thức đó nó đưa ra
quyết định phù hợp tùy hoành cảnh. Hình 1-11 sẽ minh họa ứng dụng vô tuyến nhận
thức, trong đó môi trường xung quanh đường đi của người dùng hàng ngày kết hợp
với hệ thống thông tin để cung cấp chất lượng tín hiệu mong muốn.

Hình 1-11: Ứng dụng vô tuyến nhận thức trong thói quen người dùng [1]

1.1.12 Lĩnh vực chính phủ (công cộng: bảo vệ, an ninh, an toàn, và tình
huống thảm họa)
Vô tuyến thông minh được ứng dụng trong an toàn công cộng và ứng phó với
trường hợp khẩn cấp như thảm họa. Vì các mạng khẩn cấp liên quan tới thông tin
khẩn nên cần đảm bảo truyền thông tin cậy với trễ nhỏ nhất. Thêm vào đó, truyền
thông khẩn cấp yêu cầu một lượng phổ đáng kể để xử lí lượng lưu lượng rất lớn,
bao gồm thoại, video, và dữ liệu. Các mạng vô tuyến nhận thức có thể cho phép sử
dụng phổ sẵn có bằng cách duy trì ưu tiên truyền thông và thời gian đáp ứng
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 24/68

Một số trường hợp điển hình ứng dụng vô tuyến nhận thức để giải quyết vấn đề của
chính phủ trong bảo vệ, an ninh, an toàn, và tình huống thảm họa.

Quản lý và cứu hộ trong tình huống thảm họa: trong trường hợp thảm họa xảy ra,
mạng không dây cá nhân như mạng điện thoại có thể không hoạt động và khoảng
phổ dùng cho an ninh công cộng có thể quá tải bởi số lượng các kết nối khẩn cấp.
Lúc này vô tuyến nhận thức có thể sử dụng những khoảng phổ trống cả có phép
hoặc không phép và các thiết bị mạng không đồng nhất để thiết lập và duy trì kết
nối khẩn cấp tạm thời. Ví dụ nó có thể thiết lập kết nối trên băng GSM sử dụng
điểm truy cập WLAN.
Cứu hỏa: cứu hỏa đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thảm họa: cháy
nhà, cháy rừng. Nói chung lính cứu hỏa phải làm việc trong môi trường thay đổi
liên tục do đó thông tin phải được cập nhật liên tục. Chẳng hạn như trong thảm họa
cháy rừng thì các thông tin cần thiết là nhiệt độ, tốc độ gió và hướng gió, số lượng
lính cứu hỏa. Vô tuyến nhận thức sẽ thiết lập kết nối hiệu quả nhất tùy vào điều kiên
kênh truyền (sức gió, độ nóng, độ ẩm) nhằm duy trì việc trao đổi thông tin giữa lính
cứu hỏa và bộ phận chỉ huy.
Chống tội phạm: các thông tin liên quan đến tội phạm rất quan trọng trong quá trình
điều tra và phải mang tính bảo mật. Vô tuyến nhận thức giúp việc trao đổi các thông
tin đó một cách nhanh chóng và mang tính bảo mật cao, ngăn chặn người dùng
không xác thực đánh cắp thông tin.
Điều khiển giao thông: giao thông là một vấn đề lớn đặc biệt là vào giờ cao điểm.
Trung tâm quản lí giao thông sẽ truyền các thông tin về vị trí giao thông tắc nghẽn,
dự đoán và đưa ra con đường thay thế cho người đang tham gia giao thông nhờ vào
hệ thống vô tuyến nhận thức. Tại các cột đèn báo hiệu giao thông, dựa vào thông tin
nhận được về lưu lượng người trên các hướng để quyết định đèn xanh và đỏ sẽ sáng
trong bao lâu.
Y tế: Trong tình huống cấp cứu: các xe cấp cứu được trang bị hệ thống liên lạc
không dây để truyền các thông tin về bệnh nhân về trung tâm điều khiển. Những
thông tin này cần băng thông rộng để truyền cả tín hiệu thoại và video về tình trạng
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 25/68

bệnh nhân để có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Do vậy vô
tuyến nhận thức được ứng dụng nhằm đảo bảo sự nhanh chóng, thông suốt và tin
cậy của thông tin.
Công nghệ y sinh: Công nghệ này gắn các thiết bị điện tử vào cơ thể con người để
thay thế một số bộ phận và báo cáo các thông tin khi cần thiết. Vô tuyến nhận thức
có khả năg phát hiện các mô bất thường hay tế bào máu trong cơ thể con người và
báo cáo cho bác sĩ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cứu người.
Trợ giúp cho người mù: Vô tuyến nhận thức đóng vai trò như đôi mắt của người
mù. Nó có thể nhận các thông tin về khu vực an toàn để đi, thời gian an toàn để
băng qua đường và con đường đi từ nhà đến công sở hay các nơi khác.Từ đó nó sẽ
đưa ra chỉ dẫn về đường đi cho người mù.
Môi trường: Dự báo thời tiết: mạng lưới cảm biến dược dùng để phát hiện các thông
số thời tiết như nhiệt độ, tốc độ gió, áp suất không khí, độ ẩm trong thời gian dài.
Nếu chúng được trang bị khả năng nhận thức, chúng có thể liên lạc qua lại mà
không cần sự can thiệp của con người. Bằng cách này các cảm biến sẽ phát hiện,
thu thập, và chia sẻ thông tin để tối ưu hóa hoạt động. Sau khi được thu thập đầy đủ,
dữ liệu được gửi về trung tâm điều khiển bởi cảm biến gần nhất để tối ưu công suất
sử dụng, mạng sử dụng và thời gian trễ.
Kiểm soát ô nhiễm không khí: phát hiện tạp chất trong không khí là ưu tiên chính để
bảo vệ sức khỏe con người. Vô tuyến nhận thức có thể ước lượng thông minh tạp
chất trong không khí, truy xuất dữ liệu liên quan đến ô nhiễm và báo động khi mức
độ ô nhiễm vượt qua giới hạn cho phép. Mức ngưỡng đó cũng có thể được vô tuyến
nhận thức điều chỉnh phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu: đây là đề tài nóng trong thế giới hiện đại nơi mà môi
trường bị ô nhiễm bởi sự phát triển công nghiệp, giao thông. Kết quả là trái đất ngày
càng nóng lên và làm tan băng ở hai cực làm tăng mực nước biển và đe dọa cuộc

sống của nhiều sinh vật. Để tính toán tình huống thảm khốc này và thiết lập biện
pháp phòng ngừa. Do vậy cần theo dõi đường đi của sự thay đổi địa lí và thời tiết

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Kỹ Thuật Định Tuyến Lên Hoạt Động Của Hệ
Thống Vô Tuyến Nhận Thức Đa Chặng


×