Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phong cách giao tiếp của người Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.33 KB, 6 trang )

Phong cách giao tiếp của người Nhật
Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi
mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan
hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên
trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức
chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình
và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan
hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào
“người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên
của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên
(không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người
Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu
hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các
đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên
Hoàng.

+ Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ
nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai
tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp
cách sàn nhà 10-15cm.

+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai
tay để bên hông.

Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải
chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng
thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại
trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận


ngày nay.

+ Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối
thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn
sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu
khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một
người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

+ Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan
tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao
tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương
thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra
là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng
người khác.

+ Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám
chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói
“không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất
đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói
“điều này khó”.

Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối
cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý
thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng
mực, khiếm nhã khi giao tiếp.

Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu.
Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng
của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi
giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.


+ Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị
chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu
hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong
không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì
sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi
đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến
chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn
sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.

Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này,
nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và
kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn.
Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó
để gọi chính mình. Tên người Nhật có họ để phía trước nhưng họ cũng
thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương trong giao tiếp.

Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối
hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui.

Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận
được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa
giáp năm là lỗi trong giao tiếp.

Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại
quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.

Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng
xuống, sau đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay
trong không khí là cử chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay

trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên trên
như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.

Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu,
trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng
quên. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức
Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu
khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm
hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.

Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà
thường không mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất
thành văn, họ tặng quà nhau trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui,
thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên
nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà
có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng
trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.

Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người
khách phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa
nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ,
sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền
ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người
khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi

×