Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế thành phố lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.35 KB, 134 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................ii
Mục lục ................................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt..........................................................................................................vi
Danh mục bảng...................................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, hình..........................................................................................................ix
Trích yếu luận văn.................................................................................................................x
Thesis abstract....................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Sự cần thiết của đề tài..........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung....................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thê....................................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2

1.3.1.



Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể............3
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý thuế và hộ kinh doanh cá thê.......................................3

2.1.1.

Khái niệm về thuế và quản lý thuế......................................................................3

2.1.2.

Đặc điêm và vai trò của hộ kinh doanh cá thê.....................................................9

2.1.3.

Thuế đối với hộ kinh doanh cá thê....................................................................10

2.1.4.

Sự cần thết phải quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thê..............................13

2.2.


Nội dung công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thê..........................15

2.2.1.

Công tác hỗ trợ người nộp thuế.........................................................................15

2.2.2.

Quản lý hoạt động và khai thuế hộ KDCT........................................................18

2.2.3.

Thu nộp và chấm bộ thuế..................................................................................27

2.2.4.

Xử lý miễn, giảm thuế đối với hộ kinh doanh...................................................29

2.2.5.

uản lý đối với hộ ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh...................................................32

2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thê............33

2.3.1.

Các nhân tố thuộc về ngành Thuế....................................................................33


i


2.3.2.

Các nhân tố bên ngoài.......................................................................................34

2.4.

Cơ sở thực tiễn về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thê..........................35

2.4.1.

Khái quát thực tiễn phát triên của pháp luật về thuế đối với hộ kinh
doanh.................................................................................................................35

2.4.2.

Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ KDCT của một số địa phương...............37

2.4.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn.............................................................40

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu..................................................41
3.1.

Đặc điêm địa bàn nghiên cứu............................................................................41

3.1.1.


Điều kiện tự nhiên.............................................................................................41

3.1.2.

Thực trạng phát triên kinh tế xã hội..................................................................41

3.2.

Giới thiệu về chi cục thuế thành phố Lào Cai...................................................43

3.2.1.

Chức năng, nhiệm vụ.........................................................................................43

3.2.2.

Cơ cấu tổ chức...................................................................................................46

3.3.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................49

3.3.1.

Xây dựng khung phân tích................................................................................49

3.3.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................50


3.3.3.

Phương pháp phân tích thông tin.......................................................................52

3.3.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích...............................................................................53

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.........................................................................54
4.1.

Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thê tại chi cục
thuế thành phố Lào Cai.....................................................................................54

4.1.1.

Khái quát về hộ kinh doanh cá thê trên địa bàn thành phố Lào Cai..................54

4.1.2.

Quy trình quản lý thu thuế đang thực hiện đối với hộ KDCT trên địa bàn
thành phố Lào Cai.............................................................................................56

4.1.3

Tình hình quản lý thu thuế đối với các hộ KDCT trên địa bàn thành phố
Lào Cai..............................................................................................................60

4.2.


Đánh giá công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thê qua nghiên
cứu điều tra tại địa bàn thành phố Lào Cai........................................................81

4.2.1.

Đánh giá về công tác đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế..................................81

4.2.2.

Đánh giá về công tác quản lý thuế....................................................................84

4.2.3.

Công tác điều tra doanh thu...............................................................................87

4.2.4.

Đánh giá về tính hợp lý trong công tác quản lý thuế của hộ kinh doanh..........89

ii


4.3.

Đánh giá kết quả đạt được qua công tác quản lý thu thuế đối với hộ
KDCT tại chi cục thuế thành phố Lào Cai........................................................90

4.3.1.


Nhận xét chung..................................................................................................90

4.3.2.

Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................91

4.4.

Định hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ
KDCT tại thành phố Lào Cai............................................................................96

4.4.1.

Định hướng các mục tiêu trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thê
...........................................................................................................................96

4.4.2.

Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ
kinh doanh cá thê tại Chi cục Thuế thành phố Lào Cai....................................97

Phần 5. Kết luận................................................................................................................105
5.1.

Kết luận...........................................................................................................105

5.2.

Kiến nghị.........................................................................................................106


Tài liệu tham khảo............................................................................................................108

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CCT
CQT
CSDL
DN
GTGT
HC-NS-TV-AC
HTX
HĐND
HĐTVT
KDCT
KK-KKT
LXP
MTTQ
NLD
NNT
NSNN
QLAC
QLN
SXKD
TMS
TNCN
TNDN
TTHT NNT

TTĐB
TH-KK,KKT&TH
THNVDT
UBND
XNK

Diễn giải
Chi cục Thuế
Cơ quan thuế
Cơ sở dữ liệu
Doanh nghiệp
Giá trị gia tăng
Hành chính- Nhân sự - Tài Vụ-Ấn chỉ
Hợp tác xã
Hội đồng nhân dân
Hội đồng Tư vấn thuế
Kinh doanh cá thê
Kê khai – Kế toán thuế
Liên xã phường
Mặt trận tổ quốc
Người lao động
Người nộp thuế
Ngân sách nhà nước
Quản lý ấn chỉ
Quản lý nợ
Sản xuất kinh doanh
Hệ thống quản lý thuế tập trung
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Tiêu thụ đặc biệt
Tổng hợp – Kê khai, kế toán thuế và Tin học
Tổng hợp nhiệp vụ dự toán
Ủy ban nhân dân
Xuất nhập khẩu

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Lịch sử tên gọi các sắc thuế thu chính đối với hộ KDCT..........................36

Bảng 3.1.

Cơ cấu kinh tế của thành phố Lào Cai giai đoạn 2014-2016.....................42

Bảng 3.3.

Cơ cấu, phân loại cán bộ, công chức Chi cục Thuế thành phố Lào
Cai qua 3 năm (2014-2016)........................................................................48

Bảng 3.4.

Tổ chức nhân sự theo các Đội quản lý năm 2016......................................49

Bảng 3.6.

Số lượng mẫu điều tra hộ KDCT theo ngành nghề năm 2016...................51


Bảng 4.1.

Số lượng hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn năm 2016........................55

Bảng 4.2.

Thống kê tình hình cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh
doanh trên địa bàn thành phố Lào Cai........................................................61

Bảng 4.3.

Thống kê trạng thái hoạt động của hộ KDCT tại Chi cục Thuế thành
phố Lào Cai................................................................................................63

Bảng 4.4.

Tình hình quản lý hộ KDCT nộp thuế khoán hoạt động trong năm...........64

Bảng 4.5.

Kết quả kiêm tra việc ngừng nghỉ kinh doanh của HKD nộp thuế
khoán 2014-2016........................................................................................65

Bảng 4.6.

Kết quả xử lý hộ kinh doanh ngừng, nghỉ không thông báo với CQT
tại Chi cục Thuế thành phố Lào Cai...........................................................67

Bảng 4.7.


Doanh thu và mức thuế khoán bình quân của hộ KDCT năm 2016..........70

Bảng 4.8.

Tình hình hộ KDCT báo cáo sử dụng hóa đơn và kê khai thuế đối
với doanh thu sử dụng hóa đơn tại Chi cục Thuế thành phố Lào Cai
....................................................................................................................72

Bảng 4.9.

Dự toán thu ngân sách từ hộ KDCT tại thành phố Lào Cai giai đoạn
2014 - 2016.................................................................................................73

Bảng 4.10. Tổng hợp thuế thu từ hộ KDCT, thuế thu bình quân hộ giai đoạn
2014-2016...................................................................................................76
Bảng 4.11.

Kết quả thu Ngân sách từ hộ KDCT năm 2016.........................................77

Bảng 4.12. Phân loại nợ thuế theo tuổi nợ tại thời điêm 31/12/2016...........................78
Bảng 4.13. Kết quả đôn đốc thu nợ, xử lý nợ của HKD năm 2016..............................79
Bảng 4.14. Kết quả kiêm tra thuế đối với Hộ KDCT năm 2016..................................80
Bảng 4.15. Tình hình Đăng ký kinh doanh của HKD trên địa bàn thành phố Lào
Cai năm 2016.............................................................................................83

v


Bảng 4.16. Đánh giá của hộ KDCT về công tác quản lý thuế năm 2016.....................85

Bảng 4.17. Kết quả điều tra doanh thu khoán thuế đối với Hộ KD năm 2016.............88
Bảng 4.18. Đánh giá của HKD về tính hợp lý trong công tác QLT năm 2016 trên
địa bàn thành phố Lào Cai..........................................................................89

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Quản lý hộ KDCT khai thuế, lập sổ bộ thuế khoán............................22
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy Chi cục Thuế thành phố Lào Cai.............................46
Sơ đồ 3.2. Khung phân tích.................................................................................50
Sơ đồ 4.1. Quy trình quản lý thu thuế đối với HKD............................................58

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngô Ngọc Nam
Tên luận văn: “Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thành phố
Lào Cai”.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh cá thê.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ KDCT tại Chi cục Thuế
thành phố Lào Cai.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hộ KDCT trên
địa bàn.
Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng khung phân tích
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp
Phương pháp phân tích thông tin
Hệ thống chỉ tiêu phân tích
Kết quả chính và kết luận
- Công tác quản lý thuế trên địa bàn thành phố Lào Cai cơ bản đã được cập nhật
công nghệ quản lý thuế hiện đại, đồng bộ cùng toàn ngành thống nhất thực thi trên toàn
quốc nhưng vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế, cả về cơ chế chính sách, cơ chế quản lý, tổ
chức bộ máy và đội ngũ công chức. Nguyên nhân của các tồn tại này có yếu tố khách
quan và chủ quan, việc cần thiết là ngành thuế luôn phải nhìn nhận kịp thời các tồn tại đê
nâng cao chất lượng quản lý thuế.
- Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với hộ KDCT theo các
quy định pháp luật hiện hành và kinh nghiệm thực tiễn tại một số địa phương, thực trạng
thực hiện tại Chi cục Thuế thành phố Lào Cai. Trên địa bàn thành phố Lào Cai qua các
năm 2014-2016 công tác quản lý thuế đối với hộ KDCT về cơ bản đạt được những kết
quả tốt, tuy nhiên còn bộc lộ những hạn chế.
- Tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu giúp cho Chi cục Thuế thành phố Lào

viii


Cai tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với hộ KDCT được chặt chẽ, hiệu quả hơn, bao
gồm: Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý thuế cho công chức thuế thuộc Chi cục; Nâng cao
hiệu quả giám sát thu nộp thuế ; Tăng cường quản lý địa bàn, quản lý đối tượng NNT; Nâng
cao trách nhiệm của chính quyền phường xã và Hội đồng tư vấn thuế; Phối hợp với các
cơ quan chức năng thực hiện tốt việc thu nộp tiền thuế vào NSNN; Đẩy mạnh việc phát triên
công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế HKD

.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ngo Ngoc Nam
Thesis title: Tax administration for individual business households at Taxation
Department of Lao Cai City".
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
- To systematize theoretical issues on taxes and tax administration for individual
business households.
- To assess the situation tax administration for individual business households at
Taxation Department of Lao Cai City.
- To propose some solutions to strengthen tax administration for individual
business households on the locality.
Materials and Methods
-

Build an analytical framework;

-

Method of collecting primary and secondary information.


-

Method of information analysis.

-

Systematize analytical targets.

Main findings and conclusions
The tax administration in Lao Cai city fundamentally updated with modern tax
administration technology, in sync with the whole industry, unified implementation
across the country, but there were still many drawbacks, both mechanism of policy,
management mechanism, organizational structure and staff. The cause of these
shortcomings had objective and subjective factors, it was necessary that the taxation
industry always saw in time the shortcomings to improve the quality of tax
administration.
- The thesis has systematized theoretical issues on taxes and tax administration for
individual business households according to the current legislation and practical
experience in some localities, the actual situation at Lao Cai Taxation Department. In
Lao Cai city through 2014-2016, the tax administration fundamentally had achieved
good results, however, there were some limitations.

x


- The author proposed some major solutions to help Tax Department of Lao Cai
City performing the tax administration for individual business households at Taxation
Department of Lao Cai City to be tight, more effective, included: Improve the capacity
and efficiency of tax administration for tax officers of the Sub-department; Improve
monitoring efficiency of tax collection; Strengthen the management of the site, manage

the tax collectors; Increased responsibility of commune authorities and tax advisory
board; Collaborate with the authorities implement well the collection of tax payments
into the state budget; Promote the development of information technology, serving for
tax administration for business households.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự hình thành và phát triên của ngành thuế có quan hệ mật thiết với sự
hình thành và phát triên của Nhà nước, thuế là công cụ chủ yếu trong việc thu
ngân sách quốc gia, nó góp phần duy trì sự tồn tại chính quyền nhà nước, thực
hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ở nước ta thu từ thuế hàng năm chiếm tỷ trọng
gần 80% trong tổng thu của Ngân sách Nhà nước (NSNN). Số thuế thu được từ
khu vực kinh tế cá thê tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu ngân sách nhưng đối
tượng quản lý lại phổ biến, có tính phức tạp cao. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý
thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thê (KDCT) sẽ có tác dụng động viên, tăng
nguồn lực tài chính cho đất nước.
Chi cục Thuế thành phố Lào Cai là cơ quan chuyên môn nằm trong hệ
thống thuế Nhà nước, được giao nhiệm vụ thu thuế và các khoản thu khác trên
địa bàn thành phố Lào Cai. Số thu từ các hộ KDCT trên địa bàn chiếm tỷ trọng
không lớn nhưng cũng đóng góp không nhỏ trong việc đảm bảo hoàn thành chỉ
tiêu thu theo dự toán được giao, đặc biệt là đảm bảo bình đẳng, công bằng xã hội.
Là thành phố biên giới nằm trong tỉnh Lào Cai có lợi thế trong phát triên thương
mại, buôn bán nên số đối tượng quản lý của Chi cục Thuế thành phố Lào Cai là
rất lớn so với các huyện khác trong tỉnh. Trong những năm qua cùng với xu thế
phát triên kinh tế - xã hội toàn thành phố có hơn 5.000 hộ KDCT, với quy mô,
hình thức kinh doanh đa dạng, nhưng ý thức chấp hành pháp luật thuế của người
nộp thuế (NNT) lại chưa cao. Đây là khu vực có vai trò quan trọng trong tạo việc

làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư, song cũng là lĩnh vực quản lý phức
tạp, chịu tác động của yếu tố: số lượng hộ kinh doanh thường xuyên thay đổi;
nguồn thu luôn trong trạng thái biến động; tình trạng thất thu, nợ đọng, bỏ sót hộ
chưa quản lý vẫn tồn tại; doanh thu tính thuế chưa sát thực tế…Do đó, việc tăng
cường công tác quản lý thuế, nhằm thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ cho
NSNN từ khu vực hộ KDCT là nhiệm vụ của ngành thuế nói chung và Chi cục
Thuế thành phố Lào Cai nói riêng.
Chi cục Thuế thành phố Lào Cai là đơn vị được giao thu NSNN cao nhất
trong 9 Chi cục Thuế địa phương của tỉnh. Do vậy, quản lý tốt nguồn thu, hạn chế
thất thu thuế là nhiệm vụ cấp thiết.

1


Xuất phát từ thực tế cũng như tính cấp thiết của việc kiêm soát nguồn thu
từ các hộ KDCT trên địa bàn, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể tại Chi cục Thuế thành phố Lào Cai” làm đề tài này đê làm luận
văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thê
tại Chi cục Thuế thành phố Lào Cai, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp góp
phần tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ KDCT tại địa bàn thành phố
Lào Cai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thuế và quản lý thuế
đối với hộ kinh doanh cá thê.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ KDCT tại Chi cục
Thuế thành phố Lào Cai.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hộ KDCT

trên địa bàn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý thuế đối với các hộ KDCT trên địa bàn thành phố Lào Cai.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tìm hiêu về thực trạng công tác quản lý thuế đối
với các hộ KDCT, các yếu tố ảnh hưởng, các mối quan hệ tác động đến hiệu quả
của công tác quản lý thuế đối với các hộ KDCT, và các giải pháp nhằm tăng
cường quản lý thuế đối với các hộ KDCT trên địa bàn.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế
đối với hộ KDCT trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Phạm vi thời gian: Thời gian thu thập số liệu trong 3 năm 2014, 2015
và 2016. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2017.

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2


VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ HỘ KINH DOANH CÁ
THỂ
2.1.1 . Khái niệm về thuế và quản lý thuế
Khái niệm thuế
Thuế là một phạm trù kinh tế - tài chính mang tính khách quan, đồng thời
cũng là một phạm trù lịch sử: thuế ra đời, tồn tại, phát triên cùng với sự ra đời,
tồn tại và phát triên của nhà nước. Trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, khi điều
kiện lao động của con người còn thô sơ, con người lao động chỉ đủ đê duy trì sự
sống của mình, chưa có nhà nước lúc đó chưa cần có thuế, khái niệm về thuế
chưa xác định. Khi xã hội có sự phân công lao động, nền sản xuất phát triên đạt

đến mức độ cao hơn, xã hội loài người có sự phân chia thành giai cấp và xuất
hiện đấu tranh giữa các giai cấp, nhà nước ra đời. Đê duy trì bộ máy nhà nước,
củng cố quốc phòng – an ninh, phát triên sự nghiệp giáo dục, y tế, đòi hỏi nhà
nước phải có nguồn tài chính đê chi tiêu.
Đê có nguồn tài chính đáp ứng các nhu cầu chi tiêu chung, Nhà nước
thường sử dụng ba hình thức động viên đó là: quyên góp của nhân dân; vay của
dân và dùng quyền lực của Nhà nước đê bắt buộc nhân dân phải đóng góp. Trong
đó, hình thức quyên góp và vay của nhân dân là những hình thức tự nguyện
không mang tính ổn định, lâu dài. Do đó đê đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên,
Nhà nước dùng quyền lực chính trị buộc người dân phải đóng góp một phần thu
nhập của mình cho ngân sách. Đây là hình thức cơ bản nhất đê huy động tập
trung nguồn tài chính cho Nhà nước.
Hình thức Nhà nước dùng quyền lực chính trị buộc người dân phải đóng
góp đê đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình đó chính là thuế. Như vậy thuế luôn gắn
liền với sự hình thành và tồn tại của hệ thống Nhà nước.
Theo Nguyễn Thị Liên (2009) tổng hợp quan điêm của các nhà kinh tế
trên các giác độ khác nhau đã đưa ra các khái niệm cơ bản về thuế như sau:
- Trên giác độ kinh tế học: “Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó Nhà
nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang
khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước.”
- Trên giác độ phân phối thu nhập: “Thuế là hình thức phân phối và phân
phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ

3


tiền tệ tập trung của Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực
hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.”
- Trên giác độ Người nộp thuế thì: “Thuế được coi là khoản đóng góp bắt
buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo

luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước”.
Đến nay, tuy chưa có một định nghĩa thống nhất về thuế, nhưng các nhà
kinh tế đều thống nhất cho rằng, đê làm rõ được bản chất của thuế thì định nghĩa
về thuế phải nêu bật được các khía cạnh sau đây:
- Nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữa
Nhà nước với các pháp nhân và thê nhân, không mang tính hoàn trả trực tiếp;
- Những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách
quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt – việc chuyên giao thu nhập có tính chất bắt
buộc theo mệnh lệnh của Nhà nước;
- Các pháp nhân và thê nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã
được pháp luật quy định.
- Và việc sử dụng tiền thuế phải dành cho mục đích chung.
Trải qua nhiều giai đoạn và được nhận định trên nhiều giác độ khác nhau,
ta có thê đưa ra một khái niệm tổng quát về thuế phù hợp với giai đoạn hiện nay
như sau: “Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có
nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nước; không mang tính
chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho NNT và dùng để trang trải cho các
nhu cầu chi tiêu công cộng”.
Đặc điểm của thuế:
Trên thực tế có rất nhiều các quan điêm khác nhau, nhưng có thê rút ra
một số đặc điêm chung của thuế như sau:
Thứ nhất: Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính quyền
lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao nhưng sự bắt buộc này là phi hình sự.
Thứ hai: Thuế tuy là biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính bắt
buộc, song sự bắt buộc đó luôn được xác lập trên nền tảng kinh tế-xã hội của
người có nghĩa vụ đóng thuế, do đó thuế bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố kinh
tế xã hội.

4



Thứ ba: Thuế là một khoản đóng góp không mang tính chất hoàn trả trực
tiếp. Nghĩa là khoản đóng góp của tổ chức, công dân bằng hình thức thuế không
được hoàn trả đúng bằng số lượng, giá trị khoản thu mà nhà nước thu từ công
dân đó như là một khoản vay mượn. Nó sẽ được hoàn trả lại cho NNT thông
qua cơ chế đầu tư công từ nguồn vốn NSNN và cung cấp hàng hoá công cộng.
Thứ tư: Thuế có phạm vi áp dụng rộng, so với phí, lệ phí thì thuế có phạm
vi áp dụng rộng hơn. Phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, chỉ có sự khác
biệt trong quy định và thực thi giữa các địa phương, vùng lãnh thổ. Hầu như mọi
đối tượng hàng hóa dịch vụ (được phép lưu thông và hợp pháp), mọi tổ chức, cá
nhân (có tư cách chủ thê) đều chịu sự điều chỉnh của thuế. Bởi vì thuế là khoản
thu có tính chất bắt buộc đối với tất cả các tổ chức, cá nhân khi có đủ những điều
kiện nhất định.
Chức năng của thuế:
Thuế là công cụ huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước, là nguồn
thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
Đây là chức năng cơ bản của thuế - đặc trưng cho tất cả các dạng nhà
nước. Nhờ chức năng huy động nguồn lực tài chính mà ngân sách của nhà nước
được hình thành, qua đó đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của
nhà nước. Về mặt lịch sử, chức năng huy động nguồn lực tài chính là chức năng
đầu tiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế. Chức năng huy động nguồn
lực tài chính tạo ra những tiền đề khách quan cho sự điều tiết của nhà nước đối
với nền kinh tế.
Chính chức năng này đã tạo ra những tiền đề đê nhà nước tiến hành phân
phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội
thông qua chi tiêu, đầu tư công và các chính sách xã hội.
Thuế là công cụ để nhà nước điều tiết kinh tế
Chức năng điều tiết kinh tế của thuế mặc dù có cơ sở nảy sinh từ chức
năng huy động tập trung nguồn lực, việc tăng cường chức năng kinh tế - xã hội

của nhà nước dẫn đến mức độ chi tiêu công ngày càng lớn và hậu quả tất yếu đòi
hỏi nhà nước phải tăng cường nguồn lực tài chính, mà nguồn lực này được hình
thành chủ yếu từ thuế.
Chức năng điều tiết kinh tế của thuế được thực hiện thông qua việc quy
định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định hợp lý NNT, đối tượng đánh

5


thuế, thuế xuất, chế độ miễn giảm, phương pháp quản lý thu thuế. Thuế điều tiết
đối với thu nhập của các tầng lớp xã hội, được thê hiện trên hai mặt đó là khuyến
khích, thúc đẩy những hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao; đồng thời thu hẹp,
kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng hạn chế tiêu dùng, hạn chế sản xuất, thúc
đẩy mở rộng thị trường cạnh tranh lành mạnh. Như vậy, bằng cách điều tiết và
kích thích, chức năng điều tiết kinh tế của thuế đã được thực hiện.
Giữa chức năng huy động nguồn lực tài chính và chức năng điều tiết kinh
tế có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau: chức năng huy động nguồn lực tài
chính nảy sinh đồng thời với sự ra đời của thuế được coi là chức năng cơ sở, qua
đó quy định sự tác động và sự phát triên của chức năng điều tiết; ngược lại, nhờ
sự vận dụng đúng đắn chức năng điều tiết kinh tế đã làm cho chức năng huy động
nguồn lực tài chính của thuế có điều kiện phát triên.
Sắc thuế
Theo Lê Xuân Trường (2010). Sắc thuế là “một hình thức thuế cụ thể
được quy định bằng một văn bản pháp luật, dưới hình thức luật, pháp lệnh hoặc
các chế độ thuế”.
Một số sắc thuế phổ biến nhất ở nước ta hiện nay:
- Thuế Giá trị gia tăng (GTGT);
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN);
- Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN);
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB);
- Thuế Tài nguyên (TN);
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Thuế bảo vệ môi trường...
Sổ bộ thuế
Sổ bộ thuế: “Là hệ thống sổ của cơ quan thuế ghi chép thông tin, số liệu
về doanh thu và số thuế phải nộp trong kỳ của người nộp thuế theo yêu cầu quản
lý của cơ quan thuế”. (Vương Thị Thu Hiền, 2007)
Sổ bộ thuế theo sắc thuế gồm: Sổ bộ Lệ phí Môn bài, Sổ bộ thuế GTGT,
sổ bộ thuế TNCN, sổ bộ thuế Tài nguyên...

6


Sổ bộ thuế theo kỳ thuế gồm: Sổ bộ thuế năm (sổ bộ Lệ phí Môn bài); Sổ
bộ thuế tháng, quý; Sổ bộ thuế theo từng lần phát sinh...
Hiện tại sổ bộ thuế theo từng sắc thuế, kỳ thuế và đối tượng được quy định
mẫu biêu tại các thông tư về thuế.
Khái niệm quản lý thuế
Quản lý: Trong lịch sử phát triên của khoa học về quản lý thì có nhiều
khái niệm, quan điêm khác nhau về quản lý. Quản lý có thê phân ra theo cách
tiếp cận, phân ra qua vai trò, chia ra theo kiêu kinh nghiệm... nhưng tổng kết
chung nhất theo cách tiếp cận hệ thống đảm bảo đầy đủ nhất thì “Quản lý là sự
tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thê quản lý lên đối tượng và khách
thê quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ
chức đê đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”.
Quản lý thuế: Đê đảm bảo mục tiêu thu đúng, đủ thuế nhằm phát huy đầy
đủ vai trò của thuế trong phát triên kinh tế xã hội. Nhà nước phải lập pháp, đưa ra
những quy định, quy tắc tạo một hành lang thống nhất, buộc mọi tổ chức, cá
nhân kinh doanh phải thực hiện theo đồng thời vận hành, giám sát, kiêm tra hành

lang pháp luật đó.
Do bản chất của thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp nên việc yêu cầu
NNT tự giác nộp khi không có hệ thống luật pháp bắt buộc là điều không thê
thực hiện và kê cả khi có hệ thống luật pháp về thuế, nhiều tổ chức, cá nhân nộp
thuế vẫn cố tình không thực hiện. Vì vậy, vai trò quản lý thuế của nhà nước mang
tính áp đặt và là một tất yếu khách quan trong quá trình quản lý. Qua đó quản lý
thuế có thê được định nghĩa một cách khái quát như sau:
“Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan
thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo
quy định của pháp luật” (Tổng cục Thuế, 2007)
Quản lý thuế là việc nhà nước sử dụng các phương tiện, cách thức, biện
pháp nhằm thực hiện việc thu thuế sao cho đạt hiệu quả, đúng mục tiêu, mục đích
đề ra trong từng thời kỳ xây dựng và phát triên kinh tế - xã hội của đất nước.
Như vậy Quản lý nhà nước về thuế là thuật ngữ dùng đê chỉ tổng thê các
khâu lập pháp, hành pháp và tư pháp về thuế, còn quản lý thuế chỉ gồm các hoạt
động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp về
thuế của CQT các cấp.

7


Vai trò của quản lý thuế
Quản lý thuế thực hiện một trong những chức năng quan trọng của nhà
nước về quản lý tài chính, đó là huy động số thu cho NSNN: Nó thê hiện quyền
lực tối cao và sự độc quyền của nhà nước trong việc quản lý và điều hành tài
chính đất nước, tạo lập ngân sách và quản lý tài sản công. Bên cạnh đó thực hiện
điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm
đảm bảo phát huy tối đa chức năng, vai trò của thuế trong phát triên đất nước.
Giúp nhà nước kiêm soát việc nộp thuế của NNT: Thu thuế, nộp thuế là
hoạt động trọng tâm, quyết định hiệu quả của quản lý thuế nên chức năng nhiệm

vụ trọng yếu của ngành thuế là kiêm tra, giám sát NNT thực hiện khai thuế và
cuối cùng là nộp thuế vào NSNN. Từ thực tiễn có những định hướng cho việc sửa
chữa những sai sót trong quá trình lập pháp về thuế, chấn chỉnh công tác hành
pháp về thuế.
Giúp nhà nước quản lý được bộ máy thu thuế: Một mặt, đảm bảo bộ máy
quản lý thuế vận hành trơn tru đúng định hướng. Mặt khác, xuất phát từ lợi ích cá
nhân của những con người trong bộ máy quản lý thu thuế của nhà nước hám lợi
sẵn sàng bắt tay với NNT nhằm giúp họ trốn thuế và thu những lợi ích bất chính
làm thất thu cho ngân sách, hoặc cố tình gây khó dễ, sách nhiễu đê vòi vĩnh.
Nâng cao ý thức người dân trong việc chấp hành các luật thuế: Thông qua
công tác tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn NNT, sẽ đảm bảo việc thực hiện các
luật thuế được nghiêm chỉnh.
Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về thuế: Thông qua việc xử lý các
sai phạm đảm bảo triệt đê, đúng người, đúng việc một mặt răn đe những đối tượng
vi phạm, đồng thời làm gương cho các đối tượng khác qua đó thê hiện tính nghiêm
minh, thống nhất và bình đẳng trong việc chấp hành pháp luật nói chung và pháp
luật về thuế nói riêng.
Nội dung của Quản lý thuế: Quản lý thuế gồm nhiều nội dung, công việc,
các nội dung chính được quy định tại Điều 3 Luật Quản lý thuế, bao gồm:
- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế;
- Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;
- Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt;
- Quản lý thông tin về NNT;

8


- Kiêm tra thuế, thanh tra thuế;
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
2.1.2 . Đặc điểm và vai trò của hộ kinh doanh cá thể
Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
Hộ KDCT là một thành phần kinh tế của nền kinh tế có các đặc điêm sau:
Là thành phần kinh tế hoạt dộng sản xuất, kinh doanh dựa vào vốn và sức
lao động của bản thân mình là chính. Cùng với sự phát triên của nền kinh tế, kinh
tế cá thê phát triên rất nhanh trong cả nước, hoạt dộng trong hầu hết mọi ngành
sản xuất, giao thông vận tải, thương mại, ăn uống, dịch vụ.
Đặc điêm của thành phần kinh tế cá thê là dựa trên sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất, người chủ kinh doanh tự quyết định từ quá trình sản xuất kinh
doanh đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động kinh tế cá thê mang tính tự chủ cao: tự tìm kiếm nguồn lực;
vốn; sức lao động... Thành phần kinh tế này rất nhạy bén trong kinh doanh, dễ
dàng chuyên đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của
thị trường và nền kinh tế.
Là thành phần kinh tế có phạm vi phân bố rất lớn và phổ biến, phát triên ở
hầu hết các ngành nghề, không hạn chế qui mô kinh doanh. Nó có thê tồn tại độc
lập hay tham gia vào các loại hình hợp tác xã, chuyên đổi thành các loại hình
doanh nghiệp.
Kinh tế cá thê rất linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh, tuy nhiên nó cũng
bộc lộ nhiều hạn chế gây lộn xộn cho thị trường như: Kinh doanh trái phép, làm
hàng giả, buôn lậu, trốn thuế nhằm thu lợi nhuận cao.
Vai trò của hộ kinh doanh cá thể đối với nền kinh tế
Hộ KDCT là một kênh phân phối hàng hoá quan trọng và nhanh nhất đến
người tiêu dùng trong toàn xã hội.
Giải quyết công ăn, việc làm, tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống
cho người lao động.
Phương pháp, hình thức kinh doanh của hộ KDCT cũng rất phong phú và

9



đa dạng, thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia, do đó trình độ chuyên môn,
tay nghề của họ cũng rất đa dạng.
Kinh tế cá thê đã tận dụng được nhiều nguồn lực và góp phần vào ổn định an
ninh trật tự; giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động dư thừa, tạo thu
nhập và từng bước góp phần nâng cao đời sống, dân trí.
Hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và hoạt động của thành
phần hộ KDCT nói riêng là hoạt động tồn tại khách quan do đòi hỏi của sản xuất
và đời sống xã hội. Với quan điêm đó hoạt động của thành phần kinh tế này ngày
càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cả trong hiện tại và trong
tương lai.
Theo quan điêm của Đảng và Nhà nước, thành phần kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thì kinh tế cá thê cũng giữ vai trò hết sức quan
trọng và chiếm một vị trí nhất định trong kinh tế đất nước. Nó đóng vai trò quan
trọng trong sản xuất hàng hoá và cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất và đời
sống, đồng thời sự hoạt động của thành phần kinh tế này đã tạo ra một khối
lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Sự phát triên ngày càng cao của
thành phần kinh tế cá thê trong nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh vòng quay
vốn trong nền kinh tế và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triên.
2.1.3. Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Thuế Môn bài
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào
giấy phép kinh doanh (môn bài) của doanh nghiệp và hộ KDCT. Thuế môn bài
được tính và thu vào đầu năm đối với các thê nhân, pháp nhân có hoạt động sản
xuất kinh doanh. Mức thu được phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc
doanh thu của năm kinh doanh kế trước.
Cách tính thuế Môn bài dựa theo thu nhập hàng tháng của hộ KDCT. Quy
định có 6 mức thu (theo Phụ lục 01).
Kê từ năm 2017, thuế môn bài được đổi thành lệ phí Môn bài áp dụng

theo Luật Phí và Lệ phí được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 302/2016/TTBTC của Bộ Tài chính (2016). Thời gian nộp lệ phí môn bài cơ bản vẫn như cũ
nhưng bậc môn bài và căn cứ xác định lệ phí môn bài có thay đổi. Lệ phí môn bài
đối với hộ KDCT có 3 mức thu căn cứ theo thu nhập của hộ KDCT/năm (theo
Phụ lục 02)

10


Doanh thu đê làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với hộ
KDCT là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định của
pháp luật về thuế TNCN.
Thuế Giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, thuế tính trên giá trị tăng
thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến
tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế GTGT là tất cả hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng là hàng hóa, dịch vụ
không chịu thuế GTGT quy định tại Luật thuế GTGT, Luật sửa đổi bổ sung Luật
thuế GTGT. Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa
chịu thuế GTGT.
Cách tính thuế GTGT:

- Đối với HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai (áp dụng giai
đoạn từ niên độ 2014 trở về trước):
Thuế GTGT
phải nộp

=


Doanh thu

x

Tỷ lệ (%) trên
doanh thu

- Đối với HKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán:
Thuế GTGT
phải nộp

=

Doanh thu khoán

x

Tỷ lệ (%) trên
doanh thu

Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu
hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC (Phụ lục 03).
Doanh thu khoán được xác định dựa vào các căn cứ tại tài liệu, số liệu
khai thuế của hộ KDCT, cơ sở dữ liệu của CQT, kết quả điều tra doanh thu thực
tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.
Bước sang năm 2015 các đối tượng là hộ KDCT đang nộp thuế theo phương
pháp kê khai trước đây sẽ chuyên sang nộp thuế theo phương pháp khoán (100% hộ
KDCT nộp thuế theo phương pháp khoán).
Thuế Thu nhập cá nhân
Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận được của


11


các cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định thường một năm hoặc từng lần phát
sinh theo luật quy định, không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập.
Thuế TNCN của Việt Nam dần được hoàn thiện theo thời gian. Từ năm
1991 đến trước năm 2009, đê phù hợp hơn với tình hình thực tế, thuế TNCN ở
Việt Nam được quy định dưới hình thức Thuế thu nhập với người có thu nhập
cao. Từ 01/01/2009, Luật thuế TNCN chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước phát
triên quan trọng của sắc thuế này. Theo đó, khái niệm thuế TNCN ở Việt Nam
cũng dần được bổ sung đầy đủ hơn.
Cách tính:
Số thuế TNCN phải nộp = Tổng thuế TNCN tính theo từng bậc
Trong đó:
Số thuế TNCN
từng bậc

=

Thu nhập tính thuế
từng bậc

X

Thuế suất bậc
tương ứng

Biêu thuế suất thuế TNCN lũy tiến từng phần (Phụ lục 04).
Từ ngày 01/01/2015, thực hiện Luật số 71/2014/QH13 Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của các Luật thuế thì hộ KDCT nộp thuế TNCN theo tỷ lệ trên
doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Cụ thê:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh Thu

X

Tỷ lệ (%) trên doanh thu

Bảng danh mục ngành nghề tính thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu
(Phụ lục 05).
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa và dịch
vụ, nhằm điều tiết, hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của mỗi quốc gia trong từng
thời kỳ.
Thuế TTĐB được sử dụng phổ biến trên thế giới với các tên gọi khác nhau:
thuế tiêu dùng đặc biệt ở Pháp, thuế đặc biệt ở Thụy Điên, hay thuế hàng hóa ở các
nước Đông Nam Á. Ngoài ý nghĩa là một sắc thuế thu vào các hàng hóa, dịch vụ “xa
xỉ” thì thuế TTĐB còn là công cụ quan trọng đê tạo nguồn thu mà không ảnh hưởng
đến hoạt động kinh tế là công cụ đê bảo vệ môi trường và điều tiết thu nhập. Ở Việt
Nam, Luật thuế TTĐB ban hành lần đầu tiên vào năm 1990.

12


Cách tính:
Thuế TTĐB
phải nộp

=


Giá tính
thuế TTĐB

X

Thuế suất thuế TTĐB

Ngoài những loại thuế phải nộp như trên thì từ ngày 01/01/2015 đến nay
có một số bổ sung về xác định thuế GTGT và TNCN đối với hộ KDCT nộp thuế
theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn quyên của cơ quan thuế, cụ thê:
- Kê từ 01/01/2015 nếu trong quý doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh
thu khoán thì ngoài việc nộp thuế theo doanh thu khoán NNT còn phải nộp bổ
sung thuế GTGT và TNCN đối với phần doanh thu trên hoá đơn vượt cao hơn
doanh thu khoán.
- Kê từ 01/01/2016, bên cạnh việc nộp thuế khoán thì hàng quý HKD phải
kê khai nộp bổ sung đối với phần doanh thu ghi trong hóa đơn xuất ra.
2.1.4. Sự cần thết phải quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Vai trò của quản lý thuế hộ KDCT
Quản lý thuế đối với hộ KDCT thê hiện được tầm quan trọng của thành
phần kinh tế này đối với quốc gia, ghi nhận sự đóng góp của hộ KDCT đối với
NSNN. Tuy nghĩa vụ thuế của NNT không lớn nhưng với lực lượng hùng hậu
thì tổng thuế thu từ hộ KDCT đang có vai trò rất lớn với NSNN và ngân sách
các địa phương.
Thê hiện sự quyết tâm của nhà nước trong thực thi chính sách, pháp luật
về thuế: Dù khó khăn phức tạp, số thu nhỏ... nhưng không bỏ qua nhằm đảm bảo
sự công bằng trong nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế đối với ngân sách,
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về thuế.
Thông qua thông tin quản lý thuế, chính quyền các cấp kịp thời nắm bắt
tình hình thu ngân sách địa phương, đồng thời có những quyết sách hợp lý hỗ trợ
về vốn, pháp lý và triên khai hỗ trợ ngành nghề …tạo các điều kiện thuận lợi đê

hộ KDCT phát triên bền vững, ngày một lớn mạnh.
Yêu cầu trong công tác quản lý thuế đối với hộ KDCT
Các yêu cầu của công tác quản lý thuế đối với hộ KDCT cũng thống nhất
với các yêu cầu của công tác quản lý thuế nói chung, bao gồm:

13


Quản lý thuế đạt hiệu quả: Cần phân biệt hiệu quả quản lý và hiệu năng
trong quản lý. Hiệu năng có thê đạt được mà không tính đến chi phí. Hiệu quả
tức là số chi phí bỏ ra phải nhỏ hơn so với lợi nhuận thu về. Trong quản lý thuế
thì hiệu quả tức là số thu từ thuế đạt được lớn nhất nhưng chi phí lại tiết kiệm
nhất. Muốn chi phí tiết kiệm thì cần phải có một cơ chế quản lý tốt, một bộ máy
gọn nhẹ đê giảm thiêu những thủ tục rườm rà. Có như vậy mới có thê có được
nguồn thu từ thuế lớn nhất và chi phí là ít nhất.
Quản lý thuế đúng mục tiêu: Đảm bảo thực hiện tốt nhất dự toán thu
NSNN từ đối tượng NNT. Dự toán thuế do chính những cơ quan quản lý trực
tiếp ngân sách nhà nước lập, được lập cùng thời điêm lập dự toán Ngân sách
Nhà nước và được thực hiện cùng thời điêm năm ngân sách. Quản lý thu thuế
phải đảm bảo thi hành nghiêm pháp luật về thuế và phát huy được vai trò tích
cực của thuế.
Quản lý thuế đúng mục đích: Tức là phải thu đúng, thu đủ thu kịp thời vào
NSNN. Xóa bỏ các thủ tục phiền hà, gây cản trở và tốn kém cho hộ KDCT trong
việc thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận
lợi cho NNT phát triên sản xuất, kinh doanh; thực hiện công khai dân chủ đảm
bảo tính công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Từng bước ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế, hiện đại hóa công tác
quản lý thuế.
Quản lý thuế đối với hộ KDCT cơ bản tuân theo các nội dung về quản lý
thuế nói chung, do đối tượng chịu sự quản lý là các hộ kinh doanh có những đặc

thù riêng nên ngành thuế đã xây dựng quy trình nghiệp vụ quản lý thuế đối với
hộ KDCT nhằm thực hiện hiệu quả, nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
NNT thực hiện nghĩa vụ thuế.
Quy trình quản lý thuế đối với HKD nhằm hướng dẫn các bộ phận tại Chi
cục Thuế thực hiện và phối hợp thực hiện các công việc quản lý thu thuế đối với
hộ KDCT; đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình quản lý, lập sổ bộ, tính
thuế theo đúng các quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, các văn bản
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.
Việc quản lý thuế đối với hộ KDCT thực hiện theo các quy trình quản lý kê
khai, nộp thuế và kế toán thuế được ban hành kèm theo Quyết định số 1864/QĐ-

14


×