Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

Chương 3 kỹ THUẬT AN TOÀN điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.46 KB, 11 trang )

Chương 3 - KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
3.1. Khái niệm chung
3.1.1. Điện trở của người
Lớp da có điện trở lớn nhất mà điện trở của da lại do điện trở của lớp sừng trên da (dày khoảng 0,05÷0,2mm) quyết định, xương và da có điện trở tương đối lớn còn
thịt và máu có điện trở bé

3.1.2. Tác dụng của dòng điện với cơ thể người

- Khi con người tiếp xúc với mạng điện, sẽ có dòng điện chạy qua người và tác dụng vào cơ thể.
- Dòng điện là yếu tố vật lý trực tiếp gây ra tổn thương khi bị điện giật.
- Điện trở của thân người, điện áp đặt vào người là những đại lượng làm biến đổi trị số dòng điện.
- Tuỳ theo trị số dòng điện, hoàn cảnh xảy ra tai nạn, sức khỏe và phản xạ của nạn nhân mà xác
định mức độ nguy hiểm của điện giật.


Chương 3 - KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
3.2. Các dạng tai nạn điện và nguyên nhân
3.2.1. Các dạng tai nạn điện

a. Các chấn thương do điện
Là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do
dòng điện hoặc hồ quang điện.
b. Điện giật
• Bỏng điện: do dòng điện qua cơ thể con người
hoặc do tác động của hồ quang điện, một phần
do bột kim loại nóng bắn vào.
• Các cơ bị co giật, người mien man bất tỉnh, tim

Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm
theo co giật cơ ở các mức độ khác nhau:
• Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được



phổi, hệ hô hấp, hệ thần kinh bị tê liệt, .

hô hấp và tuần hoàn.

• Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím.

• Bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn.
• Chết lâm sàng (không thở, hệ t/hoàn không h/động).


Chương 3 - KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
3.2. Các dạng tai nạn điện và nguyên nhân
3.2.2. Nguyên nhân gây tai nạn điện

a. Các hình thức tai nạn điện:
- Do tiếp xúc trực tiệp với dây dẫn hoặc bộ phận thiết bị có dòng điện đi qua.
- Tiếp xúc bộ phận kết cấu kim loại của thiết bị điện hoặc thân của máy có chất cách điện bị hỏng
- Điện áp ở chỗ dòng điện rò trong đất
- Sai lầm của người sửa chữa (bất ngờ đóng điện vào thiết bị đang có người sử dụng)
b. Nguyên nhân làm cho người bị tai nạn điện:
- Hư hỏng của thiết bị, dây dẫn điện và các thiết bị mở máy.
- Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong phòng bị ẩm ướt
- Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu
- Tiếp xúc các vật dẫn điện không có nối đất, tay quay hoặc các phần khác của thiết bị điện
- Bố trí không đầy đủ rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất ngờ với bộ phận dẫn điện
- Thiết bị dùng không phù hợp đ/kiện s/xuất, thiếu hoặc sử dụng không đúng các dụng cụ bảo vệ cá nhân


Chương 3 - KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN

3.2. Các dạng tai nạn điện và nguyên nhân

3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ trầm trọng khi bị điện giật

- Cường độ dòng điện đi qua cơ thể: Ing = U/Rng

- Thời gian tác dụng của dòng điện lên cơ thể

- Con đường dòng điện qua người

- Tần số của dòng điện

- Điện trở của người

- Đặc điểm riêng của từng người

- Môi trường xung quanh


Chương 3 - KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
3.2. Các dạng tai nạn điện và nguyên nhân

3.2.4. Một số trường hợp tiếp xúc với mạng điện

-Chạm đồng thời vào 2 pha khác nhau của mạng điện 3 pha:

Ing = U/Rng

- Chạm vào một pha của mạng điện 3 pha có
dây trung tính nối đất: Ing = UP/Rng = Ud/√3.Rng


- Chạm vào một pha của mạng điện với dây trung
tính cách điện không nối đất: Ing=Ud/(√3.Rng+Rc/√3) =
√3.Ud/(3.Rng+Rc)


Chương 3 - KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
3.3. Các biện pháp phòng chống tai nạn điện
3.3.1. Các biện pháp tổ chức

• Nhân viên phục vụ điện phải hiểu biết về k/thuật điện, hiểu rõ các th/bị, sơ đồ và các bộ phận có thể
gây ra ng/hiểm, biết và có khả năng ứ/dụng các quy phạm về KTAT điện, biết cấp cứu người bị điện giật.
• Khi tiếp xúc với mạng điện, cần trèo cao, trong phòng kín ít nhất phải có 2 người, một người thực
hiện công việc còn một người theo dõi và kiểm tra và là người lãnh đạo chỉ huy toàn bộ công việc.
• Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật
dẫn điện.
• Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện cũng
như thắp sáng theo đúng quy chuẩn.
• Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc.
• Tổ chức kiểm tra vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.
• Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị cũng như của hệ thống điện.


Chương 3 - KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
3.3. Các biện pháp phòng chống tai nạn điện
3.3.2. Các biện pháp kỹ thuật

a. Làm bộ phận che chắn và cách điện dây dẫn:
- Để bảo vệ dòng điện ta đặt bộ phận che chắn ở gần các thiết bị nguy hiểm. Bộ
phận che chắn đặc, lưới hay lỗ có thể được sử dụng thiết bị với điện thế 1000 V.

- Cách điện dây dẫn:
+ Phải bọc nhựa, cao su, không được dùng dây trần.
+ Dây cao thế tại chỗ người qua lại phải có lưới giăng trên không.
+ Phải rào chắn khu vực máy biến thế hoặc máy phát.
b. Làm tiếp đất bảo vệ:
- Các bộ phận của vỏ máy, thiết bị bình thường không có điện nhưng nếu cách điện hỏng, bị chạm mát
thì trên các bộ phận này xuất hiện điện áp và khi đó tiếp xúc vào có thể bị giật nguy hiểm
- Để đề phòng trường hợp nguy hiểm này, người ta dùng dây dẫn nối vỏ của thiết bị với đất hoặc với dây
trung tính hay dùng bộ phận cắt điện bảo vệ.
- Nối đất an toàn, nối đất trung tính và nối đất chống sét.


Chương 3 - KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
3.3. Các biện pháp phòng chống tai nạn điện
3.3.2. Các biện pháp kỹ thuật

c. Dùng các dụng cụ phòng hộ:
- Sử dụng ủng, giáy cách điện, găng tay cách điện, thảm cách điện và bục cách điện. Giày cách điện dùng
với điện áp dưới 1000V, ủng – trên 1000V.
- Các dụng cụ bảo vệ dưới điện thế:
+ Sào cách điện: dùng đóng mở cầu dao cách ly và đặt thiết bị nối đất.
+ Kìm cách điện: tháo lắp cầu chì, có tay cầm cách điện dài hơn 10cm.
- Dụng cụ kiểm tra xem có điện hay không:


Chương 3 - KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
3.3. Các biện pháp phòng chống tai nạn điện
3.3.2. Các biện pháp kỹ thuật

d, Cách xử lý sự cố cháy điện:


e) Các biển báo phòng ngừa:

1. Cắt nguồn điện: cắt cầu dao, cắt dây dẫn, gậy gạt dây điện.

Biển báo ngăn ngừa

2. Cứu người: nhấc khỏi mặt đất; nếu bất tỉnh -> đưa

Biển báo cấm

đến nơi thoáng -> cởi quần áo -> xoa bóp -> hô hấp

Biển báo cho phép

nhân tạo -> bệnh viện.

Biển báo nhắc nhở

3. Chữa cháy: dùng bình bọt chữa cháy, cát.
4. Call 114


Chương 3 - KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
3.3. Các biện pháp phòng chống tai nạn điện
3.3.3. Các biện pháp y tế

1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ người lao động
2. Tiến hành sơ cứu tại chỗ người bị điện giật: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện; làm hô hấp nhân tạo;
xoa bóp tim ngoài lồng ngực

* Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện:
- Nếu bị chạm vào điện hạ áp:
+ Cắt cầu dao điện, rút cầu chì, Dùng vật cách điện: sào, que khô,… gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân
+ Gỡ nạn nhân ra khỏi dây điện: găng, ủng cách điện,…
+ Dùng dao, rìu, kìm cán gỗ để cắt đứt dây điện
- Nếu bị chạm vào nguòn cao áp thì không cứu trực tiếp được mà phải:
+ Sử dựng sào cách điện, có ủng, găng tay cách điện
+ Báo cho người quản lí cắt điện
+ Làm ngắn mạch điện


Chương 3 - KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
3.3. Các biện pháp phòng chống tai nạn điện
3.3.3. Các biện pháp y tế

* Làm hô hấp nhân tạo:
- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, lau sạch máu,…
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê bằng đệm mềm để ngửa đầu về phía sau (chú ý không để lưỡi lấp
thanh quản), mở miệng và bịt mũi nạn nhân
- Thổi mạnh vào miệng nạn nhân ( lót vải). Hoặc bịt kín miệng nạn nhân rồi thổi vào mũi; Lặp lại
các thao tác trên: Người lớn: 10 ~ 12 lần/phút; Trẻ em: 20 lần/phút
* Xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
- Đặt hai tay chồng lên nhau, đặt ở 1/3 dưới xương ức: ấn khoảng 4~6 lần, ép sâu 4~6 cm; sau đó
giữ tay lại khoảng 1/3s -> thả lỏng
- Sau 2~3 lần thổi ngạt (làm hô hấp nhân tạo), ấn lồng ngực như trên
Chú ý: Phải làm liên tục cho đến khi thở được




×