Tải bản đầy đủ (.ppt) (186 trang)

CHƯƠNG 4 các THIẾT bị CHẨN đoán hệ THỐNG gầm ôtô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.83 MB, 186 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
“ CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT ÔTÔ”

Thái soạn:
nguyên,
2/2018
Người biên
Ths.
Vũ Thế Truyền

1


CHƯƠNG 4 - CÁC THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN HỆ
THỐNG GẦM ÔTÔ (28t)

4.1 Phân loại các thiết bị chẩn đoán
4.2 Các thiết bị chẩn đoán kỹ thuật HTTL
4.3. Các thiết bị chẩn đoán kỹ thuật cầu dẫn hướng
4.4. Thiết bị chẩn đoán sự trượt bên của bánh xe
4.5. Thiết bị chẩn đoán các góc lệch của bánh xe
4.6. Thiết bị chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh
4.7. Thiết bị chẩn đoán kỹ thuật hệ thống lái
4.8. Thiết bị kiểm tra hệ thống treo


4.1 Phân loại các thiết bị chẩn đoán
Thiết bị chẩn đoán xách tay – máy chẩn đoán


a. Nguyên lý của tự chẩn đoán(OBD) trên xe ôtô
Dựạ vào các tín hiệu (dạng điện
áp) nhận được từ các cảm biến mà
phát hiện ra tình trạng của xe,
ECU truyền các tín hiệu đến các
bộ chấp hành một cách tối ưu cho
tình trạng hiện tại
ECU thường xuyên kiểm tra các tín hiệu (điện áp) đầu vào rồi so
sánh chúng với các giá trị chuẩn đã được lưu trữ trong bộ nhớ của
ECU và xác định ra bất cứ tình trạng bất thường nào
Nếu ECU xác định các tín hiệu đầu vào là bất thường thì sẽ bật
sáng đèn báo hư hỏng (MIL) để thông báo cho lái xe biết và lưu
lại mã chẩn đoán hư hỏng(DTC) trong bộ nhớ


4.1 Phân loại các thiết bị chẩn đoán
Thiết bị chẩn đoán xách tay – máy chẩn đoán
b. Máy chẩn đoán
Các DTC(mã chẩn đoán hư hỏng)được lưu trong ECU có thể hiển
thị trên máy chẩn đoán bằng cách nối trực tiếp với ECU. Hơn nữa,
máy chẩn đoán có thể xoá các DTC khỏi bộ nhớ của ECU.
Ngoài ra máy chẩn đoán còn có các chức năng khác như hiển thị
các dữ liệu thông tin bằng cách liên lạc với ECU qua các cảm biến
khác nhau, hoặc dùng như một Vôn kế hoặc máy do hiện sóng.
- Máy chẩn đoán cũng có các tên khác như Dụng cụ chẩn đoán
cầm tay hoặc Bộ dụng cụ chẩn đoán OBD-II.
- Hộp cho thiết bị vào/ra, hoặc ở loại hình ống hoặc kiểu khay chứa
các cáp OBD-II.



4.1 Phân loại các thiết bị chẩn đoán
Thiết bị chẩn đoán xách tay – máy chẩn đoán
c. Các đọc mã lỗi (DTC)
Các DTC có thể hiển thị trên màn hình máy chẩn đoán dưới dạng
mã có 5 chữ số bằng cách nối máy chẩn đoán với giắc DLC3(giắc
nối truyền giữ liệu No.3).
Các mã 2 con số sẽ phát ra qua sự nhấp nháy của đèn MIL bằng
cách nối tắt các cực TE1 và E1 (hoặc TC và CG) của DLC1,2,
hoặc 3.
Trên 1 số xe có hệ thống phun nhiên liệu điện tử của Đc Diezel chỉ
hiện thị mã DTC 2 chữ số
Ví dụ
DTC 22: Hư hỏng mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát
DTC 24(1): Hư hỏng mạch cảm biến nhiệt độ khí náp
DTC 24(2): Hư hỏng mạch cảm biến nhiệt độ khí quyển


4.1 Phân loại các thiết bị chẩn đoán
Thiết bị chẩn đoán xách tay – máy chẩn đoán
c. Các đọc mã lỗi (DTC)


4.1 Phân loại các thiết bị chẩn đoán
Thiết bị chẩn đoán xách tay – máy chẩn đoán

Máy chẩn đoán loại
Máy chẩn đoán thông thường

màn hình cảm ứng



4.2 Các thiết bị chẩn đoán kỹ thuật HTTL
4.2.1. Chẩn đoán cụm ly hợp ma sát khô
4.2.1.1. Đặc điểm kết cấu và hư hỏng
a. Chức năng nhiệm vụ
 Ngắt dứt khoát và nối êm dịu mạch truyền động từ động cơ tới hệ thống truyền lực
 Là cơ cấu an toàn, tránh quá tải cho động cơ và hệ thống truyền lực
 Dập tắt các rung động lớn nhằm nâng cao chất lượng truyền lực

b. Phân loại ly hợp ma sát khô
 Theo số lượng đĩa bị động có: một đĩa, hai đĩa
 Theo kết cấu tạo lực ép có: lò xo trụ, lò xo đĩa
 Theo dẫn động điều khiển có: cơ khí, thủy lực, có trợ lực và không có trợ lực


Ly hợp ma sát khô với lò xo ép dạng đĩa


Ly hợp ma sát có dẫn động điều khiển thủy lực


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
c. Đặc điểm làm việc và hư hỏng
 Đĩa bị động bị mòn bề mặt ma sát do trượt giữa các bề mặt làm việc của ly hợp. Hậu
quả là:
- giảm hành trình tự do bàn đạp ly hợp
- tăng trượt giữa các bề mặt làm việc của ly hợp làm nóng các chi tiết và có thể cháy
tấm ma sát
- dẫn đến va chạm giữa đinh tán với bề mặt bánh đà và đĩa ép làm hỏng bề mặt làm
việc và tăng sự trượt của ly hợp

- giảm lực ép của lò xo ép dẫn đển giảm mô men truyền và không đi được ở số cao

 Đĩa bị động bị cong vênh do bị nung nóng, va chạm mạnh (đóng mở ly hợp đột ngột),
sai sót khi lắp ráp, đòn mở không đồng phẳng, hay nhiệt luyện không đều. Hậu quả
là:
- ly hợp bị dính khi mở
- va chạm nhẹ khi vê côn
- nhiệt độ tăng lên
- khó chuyển số hoặc gây va chạm ở các đầu răng


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
 Đĩa bị động bị dính dầu do nung nóng các ổ bi, hỏng các phớt chắn dầu trong hộp số.
Hậu quả là:
- giảm hệ số ma sát của ly hợp dẫn đến giảm mô men truyền
- cháy bề mặt ma sát nếu lượng dầu lớn

 Lò xo ép bị yếu hoặc gãy do giảm độ cứng vì bị nung nóng và biến dạng đàn hồi trễ
của lò xo. Hậu quả là:
- ly hợp bị trượt ở chế độ làm việc nặng nhọc
- giảm mô men truyền
- gây tiếng ồn khi xe đóng ngắt ly hợp

 Sai khe hở bạc mở, đòn mở do hỏng bạc mở, lắp ráp điều chỉnh các đòn ở ngoài sau
khi sửa chữa bị sai. Hậu quả là:
- sai hành trình tự do
- mòn đĩa bị động

 Các hư hỏng khác như hỏng ổ bi, bi T, mòn then hoa, hỏng trợ lực



Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
8.2.2 Các thông số chẩn đoán
 Giảm hành trình tự do bàn đạp
 Ly hợp bị trượt ở tải lớn
 Ly hợp trượt thường xuyên
 Dính ly hợp khi mở
 Nhiệt độ ly hợp tăng và có mùi khét đặc trưng
 Giảm vận tốc lớn nhất Vmax
 Có tiếng kêu, gõ ồn khi đóng mở ly hợp

8.2.3 Phương pháp chẩn đoán và thiết bị
8.2.3.1 Kiểm tra hành trình bàn đạp ly hợp
 Hành trình bàn đạp ly hợp gồm có:
- hành trình tự do
- hành trình toàn bộ

 Cách xác định hành trình bàn đạp ly hợp giống như xác định hành trình bàn đạp
phanh

 Hành trình bàn đạp ly hợp khác nhau theo từng loại xe


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
8.2.3.2 Xác định trạng thái trượt ly hợp
a. Gài số cao, đóng ly hợp
 Cho xe đứng yên trên đường bằng
 Gài số cao, đạp và giữ phanh chân
 Cho động cơ làm việc ở chế độ toàn tải
 Từ từ nhả ly hợp nếu:

- xe chết máy chứng tỏ ly hợp không bị trượt
- xe không chết máy thì ly hợp bị trượt

b. Giữ xe trên dốc
 Cho xe đứng trên dốc khoảng 8-10 độ bằng phanh chân
 Gài số thấp, tắt động cơ
 Từ từ nhả phanh chân nếu:
- xe bánh xe và xe không bị lăn xuống dốc thì ly hợp tốt
- bánh xe lăn xuống dốc thì ly hợp bị trượt


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
c. Đẩy xe
 Cho xe đứng trên đường bằng
 Không nổ máy, gài số thấp nhất
 Đẩy xe nếu:
- xe không chuyển động thì ly hợp tốt
- xe chuyển động thì ly hợp bị trượt

d. Xác định ly hợp bị trượt qua mùi khét
 Khi ly hợp bị trượt nhiều sẽ phất sinh nhiệt đốt nóng tấm ma sát gây ra mùi khét đặc
trưng

 Cần phải thay đĩa bị động và điều chỉnh lại toàn bộ các khâu khớp


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
8.2.3.3 Xác định trạng thái dính ly hợp
a. Gài số thấp, mở ly hợp
 Cho xe đứng yên trên đường phẳng

 Nổ máy và đạp ly hợp hết hành trình rồi giữ ở vị trí đó
 Gài số thấp, tăng ga, nếu:
- xe chuyển động chứng tỏ ly hợp bị dính
- xe không chuyển động chứng tỏ ly hợp ngắt hoàn toàn

b. Nghe tiếng va chạm đầu răng trong hộp số khi chuyển số
 Cho xe chuyển động và tiến hành gài số, nếu:
- không gài được số hoặc có tiếng va chạm mạnh đầu răng trong hộp số ở tất cả các
số truyền thì ly hợp bị dính


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
8.2.3.4 Xác định qua âm thanh phát ra khi đóng ly hợp
 Tiếng gõ lớn: rơ lỏng bánh đà, đĩa ép, hỏng bi đầu trục
 Tiếng va chạm kim loại mạnh khi thay đổi đột ngột tốc độ động cơ: then hoa bị mòn,
khe hở lớn

 Tiếng trượt mạnh theo chu kỳ: đĩa bị động cong vênh
 Tiếng va chạm nhẹ khi ly hợp đóng hoàn toàn: va chạm bi T và đầu đòn mở

8.2.3.5 Xác định khả năng đạt vận tốc lớn nhất của ô tô
 Cho ô tô chở đầy tải trên đường phẳng ở tay số cao
 Tăng ga đến mức tối đa
 Theo dõi tốc độ tối đa của ô tô trên đồng hồ tốc độ, nếu:
- xe không đạt vận tốc max thì ly hợp bị trượt
- xe đạt vận tốc max thì ly hợp hoạt động tốt


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
8.2.3.6 Xác đinh lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp với cơ cấu điều khiển

thủy lực
 Lực bàn đạp quá nhẹ: thiếu dầu, rò rỉ dầu
 Lực bàn đạp quá lớn: tắc đường dầu, hỏng xy lanh chính, xy lanh công tác
 Lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp có trợ lực thủy lực, khí nén và chân không

8.3 Chẩn đoán cụm hộp số chính thông thường, hộp phân phối
8.3.1 Đặc điểm kết cấu và hư hỏng
8.3.1.1 Đặc điểm kết cấu và hư hỏng của hộp số chính
a. Chức năng và nhiệm vụ của hộp số chính
 Tạo nên sự thay đổi mô men và số vòng quay của động cơ ở giới hạn rộng phù hợp
với sự thay đổi lực cản trên đường

 Tạo nên chuyển động lùi cho ô tô
 Có thể ngắt dòng truyền lực trong thời gian dài


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
b. Phân loại
• Theo tỷ số truyền chung của hộp số chính
- loại 4 số truyền được xác định bằng 4 số tiến và 1 số
lùi
- loại 5 số truyền được xác định bằng 5 số tiến và 1 số
lùi
- Loại nhiều số tiến và một số lùi
• Theo dạng cơ cấu điều khiển có:
- Điều khiển trực tiếp
- Điều khiển thông qua cần nối
• Theo kết cấu cụm có:
- Kết cấu riêng biệt
- Kêt cấu chung vỏ với cầu xe

- Kết cấu chung vỏ với hộp phân phối


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
c. Cơ cấu gài số
• Cơ cấu bảo hiểm gài số lùi:
- giúp nhận biết vị trí gài số lùi, tránh gài nhầm
vào số tiến
- Các kết cấu sử dụng lò xo chịu kéo hay nén nên
tạo cảm giác khó gài sang số khác
- Khi cơ cấu bảo hiểm bị hỏng như gãy lò xo sẽ khó
gài số lùi
• Cơ cấu định vị khóa hãm và hiện tượng tự nhảy số:
- giữ cho hộp số ở vị trí làm việc đã gài
- tránh gài hai số cùng một lúc
- tránh hiện tượng nhảy số
- cơ cấu này thường là kiểu chốt với lò xo hay bi với
lò xo, cốc ép hay chốt khóa


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
Cơ cấu chống tự nhảy số



Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
• Cơ cấu đồng tốc:

- Dùng để gài số êm khi thay đổi tỷ số truyền trong
hộp số
- Đó là cơ cấu đồng tốc quán tính đảm bảo cho việc
gài số chỉ được thực hiện khi phần gài và bị gài có
cùng tốc độ
- Các chi tiết quan trọng và hay hư hỏng trong cơ
cấu gài số là:
+ vành ma sát chịu mài mòn do phải truyền
năng lượng quán tính của ô tô từ phần bị gài sang
phần gài và ngược lại
+ các chốt khóa (cứng và mềm) bị mòn, đặc biệt
là lò xo của khớp nối mềm bị yếu do cac khớp nối
thường xuyên làm việc trong điều kiện truyền tải
nặng nề và di trượt


Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô
• Cơ cấu đồng tốc
1Trục hộp số
2BR được gài
3Vành răng thẳng và vành ma sát của BR
4Vành ma sát ống gài
5Moay ơ đồng tốc
6Chốt mềm
7Chốt cứng

2


3

4

5

6

4

3
1

7
a)

2

b)

Hình 10.21: Cấu tạo bộ đồng tốc quán tính có chốt dọc trục


×