Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Mỹ Phát (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG

-------------------------------

ISO 9001:2008

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Sinh viên
: Lê Minh Ngọc
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Mai Linh

HẢI PHÕNG - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG
----------------------------------------------------------

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG HÓA TẠI
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT& THƢƠNG MẠI MỸ PHÁT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Sinhviên
: Lê Minh Ngọc
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Mai Linh


HẢI PHÕNG - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG
--------------------------------------

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Lê Minh Ngọc
Lớp:QT1807K
Tên đề tài:

Mã SV:1412401358
Ngành: Kế toán – Kiểmtoán

Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH
Sản xuất & Thƣơng mại Mỹ Phát


NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
( Về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và cácbản vẽ)
 Tìm hiểu lý luận về công tác kế toán hàng hóa trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
 Tìm hiểu thực tế công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH Sản
xuất& Thƣơng mại Mỹ Phát.
 Đánh giá ƣu, khuyết điểm cơ bản trong tổ chức công tác kế toán nói
chung cũng nhƣ công tác kế toán hàng nói riêng làm cơ sở để đề xuất các
biện pháp giúp đơn vị thực tập làm tốt hơn công tác hạch toán kế toán.

2. Các số liệu cần thiết để thiết kế,tínhtoán.
 Sử dụng số liệu năm 2015
3. Địa điểm thực tậptốtnghiệp.
Công ty TNHH Sản xuất&Thƣơng mại Mỹ Phát.


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất:
Họ và tên: Nguyễn Thị Mai
Linh
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Cơ quan công tác:Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng
Nội dung hƣớng dẫn:Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty
TNHH Sản xuất&Thƣơng mại Mỹ Phát

Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai:
Họ và tên: ...........................................................................................................
Học hàm, học vị: ................................................................................................
Cơ quan công tác:...............................................................................................
Nội dung hƣớng dẫn:..........................................................................................
Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày tháng năm 2016
Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày tháng năm 2016
Đã nhận nhiệmvụĐTTN
Sinhviên

Lê Minh Ngọc

Đã giao nhiệm vụĐTTN
Người hướngdẫn


ThS. Nguyễn Thị Mai Linh

Hải Phòng, ngày ...... tháng ...... năm 2016
Hiệu trƣởng

GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị


PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
1.
-

Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp:
Chăm chỉ học hỏi, chịu khó sƣu tầm số liệu, tài liệu phục vụ cho bài viết.
Nghiêm túc, có ý thức tốt trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Luôn thực hiện tốt mọi yêu cầu đƣợc giáo viên hƣớng dẫn giao.
Đảm bảo đúng tiến độ của đề tài theo thời gian đã quy định.

2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong
nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…):
Kết cấu của khóa luận đƣợc tác giả sắp xếp tƣơng đối hợp lý, khoa học bao
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1, Hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế
toán hàng hoá trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chƣơng 2, Sau khi giới thiệu khái quát về công ty, tác giả đã mô tả và phân
tích thực trạng công tác kế toán hàng hoá tại Công ty TNHH Sản xuất &
Thƣơng mại Mỹ Phát, có số liệu minh họa cụ thể (năm 2015). Số liệu minh
họa từ chứng từ vào các sổ sách kế toán logic và hợp lý.
Chƣơng 3, Tác giả đã đánh giá đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của công tác kế
toán hàng hoá tại Công ty TNHH Sản xuất & Thƣơng mại Mỹ Phát, trên cơ

sở đó tác giả đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế
toán tại Công ty. Các giải pháp đƣa ra có tính khả thi và tƣơng đối phù hợp
với tình hình thực tế tại công ty.
3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
Bằng số: …………….
Bằng chữ:…………………………………………………
Hải Phòng, ngày … tháng … năm 2016
Cán bộ hƣớng dẫn

Ths. Nguyễn Thị Mai Linh


MỤC LỤC
LỜI MỞĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG
HÓATRONGDOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ............................................ 2
1.1. Những vấn đề chung về kế toán hàng hóa trongdoanh nghiệp.................... 2
1.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán hàng hóa trong doanhnghiệp
.................................................................................................................. 2
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm hàng hóa trongdoanh nghiệp ............................. 2
1.1.2.1. Kháiniệm................................................................................................ 2
1.1.2.2. Đặc điểm ................................................................................................ 3
1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán hàng hóa trongdoanh nghiệp ........ 4
1.1.3.1. Yêu cầuquảnlý ....................................................................................... 4
1.1.3.2. Nhiệm vụ kế toán hàng hóa trongdoanh nghiệp ................................... 4
1.1.4. Phân loại và tính giá hàng hóa trongdoanh nghiệp ................................. 5
1.1.4.1. Phân loạihàng hóa ................................................................................ 5
1.1.4.2. Tính giáhànghóa .................................................................................... 6
1.2. Tổ chức kế toán chi tiết hàng hóa trongdoanhnghiệp ................................ 10
1.2.1. Kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp thẻsongsong .................... 10

1.2.2. Kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp đối chiếuluânchuyển ....... 12
1.2.3. Kế toán chi tiết hàng hóa theo phương phápsốdư ................................. 13
1.3. Tổ chức kế toán tổng hợp hàng hóa trongdoanhnghiệp ............................ 15
1.3.1. Kế toán hàng hóa theo phương pháp kê khaithường xuyên ................... 15
1.3.1.1. Tài khoảnsử dụng ................................................................................ 15
1.3.2. Kế toán tổng hợp hàng hóa theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ ............. 17
1.3.2.1. Tài khoảnsử dụng ................................................................................ 18
1.4. Kiểm kê hàng hóatồnkho ........................................................................... 20
1.4.1. Kháiniệm ................................................................................................. 20
1.4.2. Phương pháp hạch toán khikiểmkê ........................................................ 20
1.4.3. Xử lý kết quả kiểm kê và đánh giá lạihànghóa....................................... 21
1.5. Kế toán dự phòng giảm giá hàngtồnkho .................................................... 22
1.6. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán vào công tác kế toán hàng hóa
trongdoanh nghiệp ............................................................................................... 24
1.6.1. Hình thức kế toán nhậtkýchung .............................................................. 24
1.6.1.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhậtkýchung ....................... 24
1.6.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhậtkýchung ............. 24


1.6.2. Hình thức kế toán Nhật ký-Sổcái ............................................................. 26
1.6.2.1.Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Sổcái ......................... 26
1.6.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký-Sổcái.............. 26
1.6.3. Hình thức kế toán Chứng từghisổ .............................................................. 28
1.6.3.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từghisổ ....................... 28
1.6.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từghi sổ ............ 29
1.6.4. Hình thức kế toán trên máyvitính .............................................................. 31
1.6.4.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máyvitính ....................... 31
1.6.4.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máyvi tính ............. 31
CHƢƠNG 2THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG HÓA
TẠICÔNG TY TNHH SẢN XUẤT& THƢƠNG MẠI MỸ PHÁT ............. 33

2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Sản xuất& Thƣơng mại Mỹ Phát ........ 33
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh của
côngty TNHH Sản xuất& Thương mại Mỹ Phát ................................................. 33
2.1.2. Đặc điểm của bộ máy quản lý tại công ty TNHH Sản xuất& Thương mại
Mỹ Phát ............................................................................................................... 36
2.1.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Sản xuất&Thương mại Mỹ
Phát………………………………………………………………………...……………39
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán củacông ty ....................................................... 39
2.1.3.2. Các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng tạicôngty ................. 40
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại công ty TNHH Sản
xuất&Thƣơngmại Mỹ Phát ................................................................................. 42
2.2.1. Đặc điểm và tính giá hàng hóa củacôngty ................................................ 42
2.2.1.1. Đặc điểmhànghóa .................................................................................. 42
2.2.1.2. Tính giá hàng hóa tại côngty ................................................................. 43
2.2.3. Kế toán chi tiết hàng hóa tạicông ty ......................................................... 45
2.2.4. Kế toán tổng hợp hàng hóa tại công ty TNHH Sản xuất&Thương mại Mỹ
Phát ........................................................................................................... 61
2.2.4.1. Chứng từ kế toánsử dụng: ...................................................................... 61
2.2.4.2. Tài khoản kế toánsửdụng ....................................................................... 61
2.2.4.3. Quy trìnhhạchtoán ................................................................................. 61
2.2.4.4. Ví dụminhhọa ......................................................................................... 63
CHƢƠNG 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾTOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT&THƢƠNG
MẠI MỸ PHÁT ................................................................................................. 67


3.1. Đánh giá chung về công tác quản lý hàng hóa tạicôngty............................. 67
3.1.1. Ưuđiểm ...................................................................................................... 67
3.1.2. Nhược điểm ............................................................................................... 69
3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa tại công

tyTNHH Sản xuất&Thƣơng mại Mỹ Phát .......................................................... 70
3.2.1. Hoàn thiện về việc hiện đại hóa công táckếtoán ...................................... 71
3.2.2. Hoàn thiện việc lập sổ danh điểmhàng hóa .............................................. 75
3.2.3. Hoàn thiện về việc trích lập dự phòng giảm giá hàngtồnkho ................... 78
3.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm kê hàng hóatồn kho ......................................... 80
3.2.5. Hoàn thiện công tác luân chuyểnchứng từ ............................................... 82
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 83


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

LỜI MỞ ĐẦU
Hàng hóa là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình kinh doanh
của doanhnghiệp, đặc biệt là trong doanh nghiệp thƣơng mại.Hàng hóa là công
cụ để vận hành các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.Chất lƣợng hàng
hóa ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp
trên thị trƣờng.Vì thế việc sử dụng hiệu quả hàng hóa là vô cùng quan
trọng.Hàng hóa trong doanh nghiệp rất đa dạng về chủng loại nên yêu cầu phải
có điều kiện bảo quản tốt và thậntrọng.
Chính vì những lý do trên mà công tác quản lý và hạch toán hàng hóa là
cần thiết trong mỗi công ty. Khi hàng hóa đƣợc quản lý tốt sẽ góp phần xác định
đƣợc chiến lƣợc kinh doanh cho công ty làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho
công ty. Vì vậy quá trình thu mua, bảo quản, sử dụng , hạch toán hàng hóa có ý
nghĩa rất quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên, với những kiến thức đã học ở trƣờng và
thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản xuất&Thƣơng mại Mỹ Phát, em đi sâu
nghiên cứu đề tài:“ Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty TNHH
Sản xuất& Thƣơng mại Mỹ Phát”.

Kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận chung về công tác kế toán hàng hóa trong doanh
nghiệp.
Chƣơng 2:Thực trạng công tác kế toán hàng hóa tại công ty TNHH
Sản xuất& Thƣơng mại Mỹ Phát.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng
hóa tại công ty TNHH Sản xuất& Thƣơng mại Mỹ Phát.
Do trình độ và thời gian thực tập có hạn nên bài viết chắc chắn còn nhiều
thiếu sót, em mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo để khóa luận của
em đƣợc hoàn thiện hơn.

LÊ MINH NGỌC – QT1807K

1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG HÓA TRONG
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1.

Những vấn đề chung về kế toán hàng hóa trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán hàng hóa trong doanh
nghiệp vừa và nhỏ
Có thể nói, hàng hóa vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những doanh nghiệp thƣơng
mại.Hàng hóa là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong công ty và chiếm tỷ
trọng khá lớn trong tổng tài sản lƣu động của công ty.Việc quản lý và sử dụng
có hiệu quả hàng hóa có ảnh hƣởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh.Hàng hóa có đảm bảo quy cách, chủng loại thì hoạt động
kinh doanh mới đạt yêu cầu, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thịtrƣờng.
Kế toán là công cụ phục vụ cho việc quản lý hàng hóa. Nó góp phần kiểm
soát, tránh thất thoát, lãng phí hàng hóa ở tất cả các khâu dự trữ, sử dụng, thu
hồi ….. ngoài ra còn đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời, đồng bộ cho hoạt động
kinh doanh. Kế toán hàng hóa giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm đƣợc tình
hình hàng hóa tồn kho để chỉ đạo tiến độ sản xuất, kinh doanh. Hạch toán hàng
hóa phải đảm bảo chính xác, kịp thời và đầy đủ tình hình thu mua, nhập xuất dự
trữ hànghóa.
Vì vậy, cần thiết phải tổ chức hạch toán hàng hóa trong doanh nghiệp và
có làm tốt điều này mới tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm hàng hóa trong doanhnghiệp vừa và nhỏ
1.1.2.1. Kháiniệm
Theo chuẩn mực kế toán số 02 (Ban hành và công bố theo quyếtđịnh
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính)
hàng tồn kho là những tài sản:
 Đƣợc giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bìnhthƣờng

LÊ MINH NGỌC – QT1807K

2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG


 Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dởdang
 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ đƣợc sử dụng trong quá trình sản
xuất kinh doanh hặc cung cấp dịchvụ
 Hàng tồn kho baogồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đƣờng,
hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chếbiến
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đibán
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chƣa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chƣa
làm thủ tục nhập kho thànhphẩm
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã
mua đang đi trênđƣờng
- Chi phí dịch vụ dởdang.
Nhƣ vậy, hàng hóa là một bộ phận của hàng tồn kho, là một yếu tố quan
trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn chủ yếu nhất và nghiệp vụ kinh
doanh hàng hóa là nghiệp vụ phát sinh thƣờng xuyên, chiếm một phần công việc
rất lớn.
1.1.2.2. Đặc điểm
- Hàng hóa là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và
chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lƣu động của doanhnghiệp.
- Hàng hóa trong doanh nghiệp đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau,
với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng hóa khácnhau.
- Hàng hóa trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với đặc điểm
về tính chất thƣơng phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau. Do vậy, hàng
hóa thƣờng đƣợc bảo quản, cất trữ nhiều địa điểm, có điều kiện tự nhiên
nhân hay nhân tạo không đồngnhất
- Việc xác định chất lƣợng, tình trạng và giá trị hàng hóa là công việc khó khăn
phức tạp. Có rất nhiều loại hàng hóa khó phân loại và xác định giá trị nhƣ tác
phẩmnghệthuật,cácloạilinhkiệnđiệntử,đồcổ,kimkhíquý…


LÊ MINH NGỌC – QT1807K

3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán hàng hóa trong doanhnghiệp
1.1.3.1. Yêu cầu quảnlý
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh
doanh, việc quản lý hàng hóa đòi hỏi phải chặt chẽ, khoa học ở tất cả các khâu
thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng.
1.1.3.2. Nhiệm vụ kế toán hàng hóa trong doanhnghiệp
Hàng hóa là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong công ty và chiếm tỷ
trọng khá lớn trong tổng tài sản lƣu động của công ty nên yêu cầu quản lý hàng
hóa và công tác tổ chức hàng hóa là hai điều kiện cơ bản luôn song hành cùng
nhau.Hạch toán hàng hóa chính xác, kịp thời, đầy đủ thì lãnh đạo mới nắm đƣợc
chính xác tình hình thu mua, dự trữ, sản xuất và sử dụng hàng hóa cả về kế
hoạch và thực hiện, từ đó có những biện pháp thích hợp trong quản lý. Xuất phát
từ yêu cầu quản lý hàng hóa, công tác hạch toán có những nhiệm vụsau:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lƣợng
chủng loại và tình hình thực tế của hàng hóa nhậpkho.
- Tập hợp và phản ánh chính xác, đầy đủ số lƣợng và giá trị hàng hóa xuất kho.
- Tính toán và phản ánh chính xác số lƣợng hàng hóa tồn kho, phát hiện kịp
thời hàng hóa thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có
biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa có thể xảyra.
- Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lƣu chuyển của hàng hóa
ở doanh nghiệp về mặt giá trị và hiệnvật.

- Kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về
quá trình mua hàng và bán hàng. Xác định đúng đắn kết quả kinh doanh
hàng hóa đồng thời chấp hành đúng các chế độ tài chính về chứng từ, sổ
sách nhập, xuất kho, bán hàng hóa và tínhthuế.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hóa, giảm giá hàng hóa,….Tổ chức
kiểmkêhànghóađúngtheoquyđịnh,báocáokịpthờihànghóatồnkho.

LÊ MINH NGỌC – QT1807K

4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

1.1.4. Phân loại và tính giá hàng hóa trong doanhnghiệp
1.1.4.1. Phân loại hànghóa
Trong các doanh nghiệp, hàng hóa rất đa dạng và phong phú, mỗi loại có
một vai trò, công dụng và tính năng lý hóa khác nhau.Vì vậy để quản lý hàng
hóa một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp tiến hành phân loại hàng hóa. Tùy
theo yêu cầu quản lý mà từng doanh nghiệp thực hiện phân loại theo các cách
khác nhau:
*Phân loại theo các ngành hàng gồm có:
+ Hàng vật tƣ thiết bị.
+ Hàng công nghệ phẩm tiêu dung.
+ Hàng lƣơng thực thực phẩm.
+ Hàng kim khí điện máy.
+ Hàng hóa chất mỏ.
+ Hàng xăng dầu.

+ Hàng dệt may, bông vải sợi.
………………………………………
*Phân loại hàng hóa theo nguồn gốc hình thành
+ Hàng mua từ bên ngoài: là hàng hóa đƣợc doanh nghiệp mua từ các nhà cung
cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Hàng mua nội bộ: là hàng hóa đƣợc doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp
thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ mua hàng giữa các
đơn vị trực thuộc cùng một Công ty,Tổng côngty…..
+ Hàng hóa tự sản xuất, gia công: là hàng hóa đƣợc gia công sản xuất tạo thành.
+ Hàng hóa đƣợc nhập từ các nguồn khác: nhƣ hàng hóa đƣợc nhập từ liên
doanh, liên kết, hàng hóa đƣợc biếu tặng.
*Phân loại theo yêu cầu sử dụng
+ Hàng hóa sử dụng cho kinh doanh: phản ánh giá trị hàng hóa đƣợc dự trữ hợp
lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc tiến hành bình thƣờng.

LÊ MINH NGỌC – QT1807K

5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

+ Hàng hóa chƣa cần sử dụng: phản ánh hàng hóa đƣợc dự trữ ở mức cao hơn.
+ Hàng tồn kho không cần sử dụng: phản ánh giá trị hàng hóa kém hoặc mất
phẩm chất không đƣợc doanh nghiệp sử dụng cho mục đích kinh doanh.
*Phân loại hàng hóa theo địa điểm bảo quản
+ Hàng hóa tồn kho trong doanh nghiệp: phản ánh hàng hóa đang đƣợc bảo quản
tại doanh nghiệp nhƣ trong kho, trong quầy.

+ Hàng hóa tồn kho bên ngoài doanh nghiệp: phản ánh hàng hóa tồn kho đƣợc
bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp nhƣ hàng gửi đi
bán, hàng đang đi đƣờng.
Ngoài các cách phân loại hàng hóa nhƣ trên, đê phục vụ cho việc quản lý
hàng hóa một cách tỷ mỷ, chặt chẽ, đặc biệt trong điều kiện ứng dụng tin học
vào công tác kế toán cần phải lập danh điểm hàng hóa. Lập danh điểm hàng hóa
là quy định cho mỗi thứ hàng hóa một ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ số (kết
hợp với chữ cái) thay thế tên gọi, quy cách, kích cỡ của chúng.Tùy theo từng
nghiệp vụ hệ thống danh điểm hàng hóa có thể đƣợc xây dựng theo nhiều
phƣơngthức khác nhau nhƣng phải đảm bảo đơn giản, dễ nhớ, không trùng lặp, có
sựthống nhấtvềtêngọi,mãhiệuquycách,đơnvị,giáhạchtoáncủahànghóa.
1.1.4.2. Tính giá hànghóa
 Tính giá thực tế hàng hóa nhậpkho
Tính giá hàng hóa là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch
toán hàng hóa. Tính giá hàng hóa là việc dùng thƣớc đo tiền tệ để biểu hiện giá
trị của hàng hóatheo những nguyên tắc nhất định. Áp dụng theo chuẩn mực kế
toán số 02 hàng tồn kho( Ban hành và công bố theo quyếtđịnh 149/2001/QĐBTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính) thì hàng tồn kho
đƣợc tính theo giá gốc. Trƣờng hợp giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc thấp hơn
giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc”. Trongđó:
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các
chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm
và trạng thái hiệntại.
LÊ MINH NGỌC – QT1807K

6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG


- Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc: là giá bán ƣớc tính của hàng tồn kho
trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thƣờng trừ (-) chi phí ƣớc tính để hoàn
thành sản phẩm và chi phí ƣớc tính cần thiết cho việc tiêu thụchúng.
Nhƣ vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán
hàng hóa ở các doanh nghiệp, hàng hóa đƣợc tính theo giá thực tế.
Cụ thể:
+ Chi phí mua hàng của hàng hóa bao gồm giá mua, các loại thuế không
đƣợc hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trính mua
hàng và các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng hóa. Các khoản
chiết khấu thƣơng mại và gảm giá hành mua do hàng mua không đúng quy
cách, phẩm chất đƣợc trừ khỏi chi phímua.
+ Chi phí chế biến hàng hóa bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp
đến sản phẩm sản xuất nhƣ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình
chuyển hóa nguyên vật liệu thành thànhphẩm.
+ Chi phí liên quan trực tiếp tính vào giá gốc hàng hóa bao gồm các khoản
chi phí khác ngoài chi phí thu mua và chi phí chế biến hànghóa.
Chi phí không đƣợc tính vào giá gốc hàng hóa bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh
doanh phát sinh trên mức bình thƣờng.
+ Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn
kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong quá
trình mua hàng.
+Chi phí bán hàng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Hàng hóa nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn
nhập khác nhau. Tùy theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của hàng hóa nhập
kho đƣợc xác định khác nhau.


LÊ MINH NGỌC – QT1807K

7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

*Đối với hàng hóa mua ngoài
Các
Giá trị
hàng

khoản

Giá mua
=

hoáthực

ghi trên

+

hóa đơn

Chi phí
thu mua


+

thuế
không

CKTM,
-

đƣợc

tế nhập

Giảm
giá hàng
mua

hoàn lại

kho
Trong đó:

- Giá mua ghi trên hoáđơn: là giá chƣa có VAT nếu doanh nghiệp tính VAT
theo phƣơng pháp khấu trừ.
- Giá mua ghi trên hoáđơn: là giá có VAT nếu doanh nghiệp tính VAT theo
phƣơng pháp trực tiếp.
Nếu hàng hóa đƣợc mua từ nƣớc ngoài , thì thuế nhập khẩu đƣợc tính vào
giá nhập kho. Khoản thuế GTGT phải nộp khi mua hàng hóa cũng đƣợc tính vào
giá nhập nếu doanh nghiệp không thuộc diện nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp
khấu trừ.
*Đối với hàng hóa tự chế biến

Giá thực tế của

Giá trị
hàng
hoáthực tế

=

nhập kho

hàng hóa xuất
thuê ngoài gia
công chế biến

Chi phí

Chi phí thuê
+ ngoài gia công
chế biến

+

vận
chuyển
(nếu có)

*Đối với hàng hóa nhận góp vốn liên doanh, cổ phần
Giá trị hàng hoá
thực tế nhập


=

Giá trị vốn góp do

hội đồng đánh giá
kho
 Tính giá thực tế hàng hóa xuấtkho

+

Chi phí liên quan
đến tiếp nhận

Việc lựa chọn phƣơng pháp tính giá thực tế hàng hóa xuất kho phải căn cứ
vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lƣợng danh điểm, số lần nhập xuất
hàng hóa, trình đọ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho hàng của doanh
LÊ MINH NGỌC – QT1807K

8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

nghiệp. Quyết định số 149 nêu ra 04 phƣơng pháp tính giá xuất của hàng tồn kho,
doanh nghiệp lựa chọn phƣơng pháp tính giá nào phải đảm bảo tính nhất quán
trong cả niên độ kế toán.
Phƣơng pháp giá thực tế đích danh:Theo phƣơng pháp này, hàng hóa
xuất thuộc lô hàng nào theo giá nào thì đƣợc tính theo đơn giá đó. Áp dụng

chodoanh nghiệp có chủng loại hàng hóa ít và nhận diện từng lô hàng. Phƣơng
pháp này có ƣu điểm: Xác định đƣợc chính xác giá hàng hóa xuất làm cho chi
phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại. Nhƣng trong trƣờng hợp đơn vị
nhiều loại mặt hàng nhập- xuất thƣờng xuyên thì khó theo dõi và công việc của
kế toán chi tiết hàng hóa sẽ rất phứctạp.
Phƣơng pháp bình quân gia quyền: Theo phƣơng pháp này, giá trị
của từng loại hàng tồn kho đƣợc tính theo giá trị trung bình của từng loại
hàng tồn kho tƣơng tự đầu kì và giá trị từng loại hàng tồn kho đƣợc mua
sắm hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể đƣợc tính theo thời kỳ
hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh
nghiệp.
+ Đơn giá bình quân cả kỳ
Đơn giá bình quân =
cả kỳ

Trị giá HH tồn ĐK+ Trị giá HH tồn CK
Số lƣợng HH tồn ĐK+ Số lƣợng HH nhập trong kỳ

+Đơn giá bình quân liên hoàn( đơn giá bình quân di động): Phƣơng pháp này
cho biết giá hàng hóa xuất kho chính xác, phản ánh đƣợc kịp thời sự biến động
của giá cả hàng tồn kho, công việc tính giá đƣợc tiến hành đều đặn.
Đơn giá
bình quân

Trị giá HH tồn trƣớc lần nhập i+ Trị giá HH nhập lần i
=

liên hoàn

Số lƣợng HH tồn trƣớc lần nhập i+ Số lƣợng HH nhập

lần i

Phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc (FIFO): Theo phƣơng pháp
này, hàng hóa đƣợc tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định hàng hóa nào
LÊ MINH NGỌC – QT1807K

9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

nhập

trƣớc

thìđƣợcxuấttrƣớcvàđơngiáxuấttínhtheođơngiácủanhữnglầnnhậptrƣớc.Trịgiá hàng
hóa tồn kho cuối kỳ đƣợc tính theo những lần nhập sau cùng. Phƣơng pháp này
thíchhợptrongtrƣờnghợpgiácảổnđịnhhoặccóxuhƣớnggiảm.
Phƣơng pháp giá bán lẻ:
Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị
của hàng tồn kho với số lƣợng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có
lợi nhuận biên tƣơng tự mà không thể sử dụng các phƣơng pháp tính giá gốc
khác.
Đối với các ngành hàng bán lẻ, mỗi khi xuất hàng ra, chúng ta làm bút
toán xác định giá vốn thì không thể kịp đƣợc, ngày Tết vào siêu thị, các bạn
thấy siêu thị mặc dù đã bố trí rất nhiều quầy thanh toán nhƣng do số lƣợng
quá đông nên chúng ta vẫn phải xếp hàng tiếp tục chờ đợi thanh toán nửa
tiếng đến cả tiếng đồng hồ, khi thanh toán chúng ta thấy tờ hóa đơn rất dài,

nếu siêu thị mỗi lần xuất hàng và làm bút toán xác định giá vốn thì rất nhiều
và không thể ghi kịp các bút toán này. Chính vì thế đối với các ngành hàng
kinh doanh bán lẻ nhƣ siêu thị, các công ty xăng dầu bán lẻ cho từng khách
hàng thì họ không thể áp dụng kỹ thuật tính giá bình thƣờng mà phải áp
dụng kỹ thuật mới gọi là “Phƣơng pháp giá bán lẻ” để xác định tồn kho cuối kỳ
và tồn kho xuất trong kỳ.
1.2.

Tổ chức kế toán chi tiết hàng hóa trong doanhnghiệp
Hàng hóa là một trong những đối tƣợng kế toán cần phải tổ chức hạch toán

chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả về số lƣợng, không chỉ theo từng kho mà
còn chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ hàng hóa. Kế toán chi tiết hàng hóa là việc
theo dõi, ghi chép sự biến động nhập xuất tồn kho của từng thứ hàng hóa sử dụng
trong sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin chi tiết để quản trị từng danh
điểm hàng hóa. Tùy vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, tùy theo trình độ của
nhân viên kế toán và thủ kho, để tổ chức hạch toán chi tiết hàng hóa, doanh
nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phƣơng pháp dƣớiđây.

LÊ MINH NGỌC – QT1807K

10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

1.2.1. Kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp thẻ songsong
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn

kho của từng thứ hàng hóa ở từng kho theo chỉ tiêu số lƣợng. Thẻ kho đƣợc mở
cho từng danh điểm hàng hóa.
Hàng ngày khi nhận đƣợc chứng từ nhập, xuất hàng hóa, thủ kho tiến hành
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi sổ số thực nhập, thực xuất vào
thẻ kho trên cơ sở các chứng từđó.
Cuối tháng, thủ kho tính ra tổng số nhập xuất và số tồn cuối kỳ của từng
loại hàng hóa trên thẻ kho và đối chiếu số liệu với kế toán chi tiết hàng hóa.
Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết hàng hóa ghi chép sự
biến động nhập, xuất, tồn của từng loại hàng hóa cả về hiện vật và giá trị. Hàng
ngày hoặc định kỳ sau khi nhận đƣợc các chứng từ nhập, xuất kho hàng hóa do
thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ và
vào sổ chi tiết hàng hóa.
Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại hàng
hóa, đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết hàng hóa với thẻ kho
tƣơng ứng. Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết hàng hóa, kế toán lấy số liệu để ghivào
bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hóa. Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng
hợp và chi tiết, kế toán phải căn cứ vào thẻ (sổ) kế toán chi tiết để lập bảng tổng
hợp nhập- xuất- tồn kho của từng loại hàng hóa. Số liệu của bảng này đƣợc đối
chiếu với số liệu của phần kế toán tổng hợp.
Phƣơng pháp này có ƣu điểm ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu.
nhƣng có nhƣợc điểm là việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ
tiêu số lƣợng, khối lƣợng ghi chép còn nhiều.
Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán chi tiết hàng hóa theophƣơng pháp thẻ song song

LÊ MINH NGỌC – QT1807K

11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

Phiếu nhập
kho

Sổ kế toán
chi tiết hàng
hoá

Thẻ
kho

Bảng tổng hợp
xuất - nhập tồn

Sổ kế toán
tổng hợp

Phiếu xuất kho

Ghichú:

Ghihàngngày
Ghi cuối kỳ
Đốichiếu

LÊ MINH NGỌC – QT1807K

12



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

1.2.2. Kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp đối chiếu luânchuyển
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép giống nhƣ phƣơng pháp
thẻ songsong.
Tại phòng kế toán:Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển hàng hóa theo
từng kho, cuối tháng trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất hàng hóa theo
từng danh điểm và theo từng kho, kế toán lập bảng kê nhập hàng hóa, bảng kê
xuất hàng hóa,rồi ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển. Cuối kỳ đối chiếu số tiền
với kế toán tổnghợp.
Phƣơng pháp này có ƣu điểm là khối lƣợng ghi chép của kế toán đƣợc
giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng nhƣng có nhƣợc điểm là ghi sổ trùng
lặp gữa kho và kế toán về chỉ tiêu số lƣợng, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và
phòng kế toán chỉ tiến hành đƣợc vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra
của kế toán.
Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán chi tiết hàng hóa theo phƣơng pháp sổ đối
chiếu luân chuyển
Phiếu nhập kho

Thẻ kho, thẻ quầy

Phiếu xuất kho

Ghichú:

Bảng kê nhập

hàng hóa

Sổ đối chiếu luân
chuyển

Sổ kế toán tổng
hợp

Bảng kê xuất
hàng hóa
Ghihàngngày
Ghi cuối kỳ
Đốichiếu

LÊ MINH NGỌC – QT1807K

13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

1.2.3. Kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp sốdư
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép số lƣợng hàng hóa nhập xuất
kho.Địnhkỳ,saukhighithẻkho,thủkhophảitậphợptoànbộ chứng từnhập,xuất kho phát
sinh theo từng hàng hóa quy định. Sau đó, lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp
cho kếtoán kèm theocác chứng nhận nhập, xuất hàng hóa.
Ngoài ra, thủ kho còn phải ghi số lƣợng hàng hóa tồn kho cuối tháng theo
từng danh điểm hàng hóa vào sổ số dƣ. Sổ số dƣ đƣợc kế toán mở cho từng kho

và dùng cho cả năm, trƣớc ngày kế toán giao cho thủ kho để ghi vào sổ.Ghi
xong thủ kho phải gửi về phòng kế toán để kiểm tra và tính thànhtiền.
Tại phòng kế toán:Định kỳ, nhân viên kế toán phải xuống kho để hƣớng
dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ. Khi
nhận đƣợc chứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ tổng cộng
số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Đồng thời, ghi số
tiền vừa tính đƣợc của từng nhóm hàng hóa( nhập riêng, xuất riêng) vào bảng
lũy kế nhập- xuất- tồn kho hàng hóa. Bảng này đƣợc mở cho từng kho, mỗi kho
một tờ đƣợc ghi trên cơ sở các phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất hànghóa.
Tiếp theo, cộng số tiền nhập xuất trong tháng và số dƣ đầu tháng để tính
ra số dƣ cuối tháng của từng nhóm hàng hóa. Số dƣ này đƣợc dùng để đối chiếu
với cột “ số tiền” trên sổ sốdƣ.
Phƣơng pháp này có ƣu điểm là hạn chế việc ghi chép trùng lặp giữa kho
và phòng kế toán, cho phép kiểm tra thƣờng xuyên công việc ghi chép ở kho,
đảm bảo số liệu kế toán chính xác, kịp thời.Nhƣng lại có nhƣợc điểm là không
biết đƣợc sự biến động của từng thứ hàng hóa, việc kiểm tra, phát hiện sai sót,
nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán rất phức tạp.

LÊ MINH NGỌC – QT1807K

14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

Sơ đồ 1.3: Quy trình hạch toán chi tiết hàng hóa theo phƣơng pháp sổ số dƣ

Phiếu nhập

kho

Thẻ
kho

Phiếu xuất
kho

Ghichú:

Phiếu giao
nhận chứng từ

Sổ số


Bảng lũy kế
nhập-xuất-tồn

Sổ kế toán tổng
hợp

Phiếu giao
nhận chứng từ

Ghihàngngày
Ghi cuối kỳ
Đốichiếu

LÊ MINH NGỌC – QT1807K


15


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.3.

TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG

Tổ chức kế toán tổng hợp hàng hóa trong doanhnghiệp vừa và nhỏ

1.3.1. Kế toán hàng hóa theo phương pháp kê khai thườngxuyên
Kế toán tổng hợp hàng hóa theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên là
phƣơng pháp theo dõi thƣờng xuyên, liên tục sự biến động nhập, xuất, tồn hàng
hóa trên sổ sách kế toán. Sử dụng phƣơng pháp này có thể tính đƣợc giá trị hàng
hóa nhập, xuất, tồn tại bất kỳ thời điểm nào trên sổ tổng hợp. Trong phƣơng
pháp này, tài khoản hàng hóa đƣợc phản ánh theo đúng nội dung tài sản. Phƣơng
pháp này thƣờng đƣợc áp ở các doanh nghiệp có giá trị hàng hóalớn.
1.3.1.1. Chứng từ sử dụng
Hóa đơn bán hàng
Hóa đơn cƣớc vận chuyển
Phiếu nhập vât tƣ
Biên bản kiểm kê vật tƣ hàng hóa
Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ
Bảng phân bổ vật liệu
1.3.1.2. Tài khoản sửdụng
Tài khoản 156-hàng hóa
Tài khoản này dùng dể theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của
các loại hàng hóa theo giá thực tế. Kết cấu tài khoản 156:

- Bênnợ:
+ Trị giá thực tế của hàng hóa nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài
gia công chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác.
+ Trị giá hàng hóa thừa khi phát hiện kiểm kê.
- Bêncó
+ Trị giá thực tế hàng hóa xuất kho dùng để kinh doanh , bán, thuê ngoài
gia công chế biến hoặc đƣa đi góp vốn.
+ Trị giá hàng hóa trả lại cho ngƣời bán hoặc giảm giá hàng mua.
+Chiết khấu thƣơng mại hàng hóa khi mua đƣợc hƣởng.
+Trị giá hàng hóa hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê.
- Số dƣ bên nợ: Trị giá thực tế của hàng hóa tồn kho cuốikỳ.
LÊ MINH NGỌC – QT1807K

16


×