Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

BÀI TẬP BÁO CÁO MÔN KINH TẾ LƯỢNG ĐH KINH TẾ LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.36 KB, 35 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Là một nước Á Đông, ở Việt Nam việc học luôn được đưa lên hàng đầu, nó làm
cho hàng triệu người đua vào đại học mỗi năm. Việc vào đại học theo phong trào như
thế này làm cho người học thiếu định hướng rõ ràng khi bước vào giảng đường đại học,
không tự trang bị các hành trang, kĩ năng cần thiết cho môi trường đại học. Đồng thời,
do sự khác biệt rất rõ nét giữa chương trình phổ thông và chương trình đại học mà sinh
viên phải tiếp xúc với một cách học khác biệt hoàn toàn mang tính tự nghiên cứu, tìm
tòi nhiều hơn. Nghĩa là, quỹ thời gian cho việc học tưởng chừng hẹp lại chung thực
chất là mở rộng ra rất nhiều, đòi hỏi các sinh viên phải biết cách quản trị thời gian một
cách hợp lí.
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, chúng tôi nhận thấy
một thực trạng phần lớn sinh viên đang mắc phải là đầu vào rất tốt nhưng kết quả học
tập có xu hướng giảm do thiếu phương pháp học tập đúng đắn, dẫn đến kết quả học tập
không tốt. Chính điều này làm hạn chế chất lượng đầu ra của sinh viên, góp phần vào
con số 178.000 cử nhân – thạc sĩ đang thất nghiệp. 1 Đó là lí do thôi thúc nhóm thực
hiện đề tài này.
Là một tiểu luận sinh viên, nên nghiên cứu không thể không chưa một vài thiếu
sót. Nhóm rất mong được nhận sự đóng góp nhiệt tình từ giảng viên bộ môn, TS. Phạm
Văn Chững và mọi người. Xin cảm ơn.
Thay mặt nhóm nghiên cứu
Nguyễn Hữu Cường

1 Thanh Hoà, 2015, Gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, VnExpress, truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2016 <
/>
1


MỤC LỤC
Lời nói đầu..................................................................................................................... 1
Mục lục.......................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................5


1.1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................6
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................6
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................6
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................6
1.4.2. Khách thể nghiên cứu.....................................................................6
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................6
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu......................................................................................6
1.6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7
1.6.1. Phương pháp chung........................................................................7
1.6.2. Phương pháp cụ thể........................................................................7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU.........................................................................8
2.1. Lí thuyết về quản trị thời gian......................................................................8
2.1.1. Khái niệm.......................................................................................8
2.1.2. Lợi ích của việc quản trị thời gian..................................................8
2.1.3.Tác động của quản trị thời gian đến việc học tập.............................9
2.2. Lí thuyết về học tập tự định hướng...............................................................9
2.2.1. Khái niệm.......................................................................................9
2.2.2. Mô hình học tập tự định hướng......................................................9
2.2.3. Ý nghĩa.........................................................................................10
2.3. Lí thuyết về phương pháp học đại học........................................................11
2


2.3.1. Khái niệm.....................................................................................11
2.3.2. Phương pháp học đại học..............................................................11
2.3.3. Sự khác biệt trong cách dạy giữa phổ thông và đại học................12
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................13
3.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................13
3.2. Số liệu thu thập...........................................................................................13

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................13
3.2.2. Kết quả thu thập số liệu................................................................14
3.3. Nguồn thông tin..........................................................................................14
3.4. Quy trình nghiên cứu..................................................................................14
CHƯƠNG 4. THIẾT LẬP MÔ HÌNH HỒI QUY....................................................15
4.1. Mô hình tổng quát......................................................................................15
4.2. Mô hình hồi quy gốc..................................................................................15
4.2.1. Phương trình hồi quy gốc.............................................................15
4.2.2. Kết luận........................................................................................17
4.3. Mô hình hồi quy sửa đổi.............................................................................17
4.3.1. Phương trình hồi quy sửa đổi........................................................17
4.3.2. Phân tích.......................................................................................18
4.4. Kiểm định dạng hàm sai.............................................................................18
4.5. Kiểm định và khắc phục đa cộng tuyến......................................................19
4.5. Kiểm định và khắc phục phương sai thay đổi.............................................19
4.6. Kiểm định và khắc phục tự tương quan......................................................19
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................21
5.1. Kết luận......................................................................................................21
5.2. Hạn chế của nghiên cứu.............................................................................22
5.3. Giải pháp đề xuất........................................................................................22
3


PHỤ LỤC 1. Danh sách các biến được sử dụng..........................................................24
PHỤ LỤC 2. Kết quả thống kê đã được xử lí..............................................................26
PHỤ LỤC 3. Mô hình hồi quy gốc..............................................................................28
PHỤ LỤC 4. Mô hình hồi quy sửa đổi........................................................................30
PHỤ LỤC 5. Mô hình kiểm tra dạng hàm sai..............................................................31
PHỤ LỤC 6. Mô hình kiểm tra phương sai thay đổi...................................................33
PHỤ LỤC 7. Mô hình kiểm tra tự tương quan............................................................35


4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện này nước ta đang rất tụt hậu so với các nước khác, thậm chí là thua cả

những nước đã từng kém hơn ta. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước nhằm đưa nước ta đi lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên khắp thể
giới vì thế trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết. Điều đó đòi hỏi một lực
lượng trí thức trẻ có chuyên môn và năng lực làm việc cao. Và sinh viên không ngừng
nỗ lực học tập, trau dồi vốn kiến thức để có thể chủ động trong việc lựa chọn nghề
nghiệp và hướng đi phù hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp, góp phần xây dựng đất
nước lớn mạnh.
Thực tế cho thấy sinh viên muốn tìm một công việc đúng chuyên ngành, thu
nhập ổn định để phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội mà kết quả học tập và thái
độ học trên giảng đường không tốt thì điều này là không khả thi. Nói cách khác, bằng
tốt nghiệp đóng một vai trò quan trọng vào công việc tương lai của mỗi sinh viên.
Nhưng như chúng ta đã biết, môi trường học tập trong đại học đòi hỏi phải có sự tự
giác, nỗ lực cá nhân rất lớn, kết hợp với quản trị thời gian hợp lí giữa việc học và các
công việc khác, đặc biệt là đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ. Theo số liệu thực tế,
hiện nay số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp hiện nay lên tới 178.000 cử nhân –
thạc sĩ, tăng 16.000 so với cùng kì năm 2014. 2 Vì thế, việc xác định được các yếu tố tác
động đến điểm trung bình là một việc rất quan trọng mà qua đó sinh viên xác định
được những nhân tố cần thiết để tạo cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn.
Đó là lí do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến điểm

trung bình của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật”.
2 Thanh Hoà, 2015, Gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, VnExpress, truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2016 <
/>
5


1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đưa ra mô hình những nhân tố tác động đến điểm trung bình của sinh viên.
- Nhìn nhận và đánh giá thực trạng quản lí thời gian học tập của sinh viên
-

Trường Đại học Kinh tế - Luật.
Đưa ra sự khác biệt về thái độ và cách quản lí thời gian của sinh viên có
điểm trung bình cao và thấp.

1.3.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xác định các yêu tố và mức độ tác động đến điểm trung bình.
- Tìm hiểu thông tin về thực trạng sinh viên Kinh tế - Luật học tập và quản lí
-

thời gian học đại học.
Tìm hiểu, so sánh các yếu tố của sinh viên điểm trung bình cao và thấp.

1.4.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu


Các yếu tố tác động đến điểm trung bình của sinh viên Kinh tế - Luật.
1.4.2. Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên ngoại trú;
- Sinh viên nội trú.
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Số lượng sinh viên tham gia điền bảng hỏi: 100
- Số liệu được thu thập từ tháng 01 tới tháng 04 năm 2016 từ sinh viên Trường

Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.

1.6.

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
- Đưa ra giải pháp hỗ trợ sinh viên xác định các học tập và quản trị thời gian
-

một cách đúng đắn.
Đưa ra mô hình để nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố lên điểm

-

trung bình của sinh viên.
Phạm vi áp dụng của mô hình có thể được mở rộng thêm.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6



1.6.1. Phương pháp chung
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp thực nghiệm và phi thực nghiệm.
1.6.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, logic.
- Phương pháp thống kê, khảo sát bằng bảng hỏi.

7


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
2.1.
LÍ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ THỜI GIAN
2.1.1. Khái niệm

Quản trị thời gian là kiểm soát tốt hơn cách chúng ta sử dụng thời gian và đưa ra
những quyết định sáng suốt về cách bạn sử đụng nó. Quản trị thời gian hay nói cụ thể
hơn là việc đưa ra những sự lựa chọn. Vì có nhiều hoạt động trong một quỹ thời gian
nhất định, nên việc lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại kết quả cao hơn, và ngược lại, lựa
chọn sai lầm khiến bạn vừa mất thời gian vừa mất công sức. Trở thành một nhà quản trị
thời gian giỏi sẽ khiến chúng ta dễ dàng hơn nhiều khi ta biết sử dụng hệ thống được
thiết kế cẩn thận, giúp chúng ta sắp xếp và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, hiệu
quả hơn.
2.1.2. Lợi ích của việc quản trị thời gian

Quản trị thời gian bao gồm các nguyên tắc, thói quen, kĩ năng, công cụ và hệ
thống kết hợp cùng nhau nhằm giúp bạn thu lại nhiều hơn lượng thời gian mà bạn đã
bỏ ra nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thời gian luôn là thứ chúng ta cần để thực hiện công việc, đạt mục tiêu đặt ra,

dành thời gian cho những người ta yêu thương, tận hưởng những điều cuộc sống đã
mang lại cho mỗi người. “Bạn có yêu cuộc sống không? Nếu có thì đừng lãng phí thời
gian, vì thời gian chính là những viên gạch xây nên cuộc sống này.” 3 Thời gian là một
nguồn tài nguyên có một không hai, bởi ai cũng nhận được một khoảng thời gian như
nhau. Một khi đã trôi qua thì không ai có thể lấy lại và bạn sẽ mất đi nó mãi mãi.
Một điều mà bản thân ta có thể làm với thời gian là hãy thay đổi cách sử dụng
nó, hãy quản trị thời gian một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Khi bạn là một người
3 Benjamin Franklin

8


quản trị thời gian tốt bạn sẽ làm được những điều bạn muốn, cải thiện hiệu suất làm
việc và đạt được nhiều điều hơn mà ít tốn công sức hơn, dành thời gian cho những điều
bạn muốn và coi trọng, tìm được sự cân bằng, hoàn thiện và hài lòng hơn, tập trung
thời gian và sức lực với nhựng việc mà bạn coi là quan trọng, tránh được cạm bẫy của
thời gian, thấy trước được các cơ hội, tự chủ trong công việc, tránh xung đột thời gian,
thoải mãi trong cuộc sống, nắm bắt được tiến độ công việc, thoải mái trong cuộc sống
trở thành một nhà quản trị thời gian giỏi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
2.1.3.

Tác động của quản trị thời gian đến việc học tập
Bước vào đại học là điều mà bất cứ học sinh nào cũng mong muốn, thế nhưng

dẫu đã biết rằng thời gian là thứ luôn luôn tuần hoàn và công bằng với tất cả mọi
người, nhưng việc quản lí và phân bổ thời gian ở các cấp học là khác nhau. Vì vậy, ta
phải hiểu được tầm quan trọng của thời gian, hiểu được cách quản lí thời gian, những
vướng mắc khi thực hành quản lí thời gian và lập kế hoạch về thời gian. Phải như vậy,
ta mới có được hành trang vững chắc để tiếp tục học tập tại giảng đường đại học, tiếp
tục học tập những môn học mới, và tiếp tục làm việc dẫu cho áp lực công việc, áp lực

học tập có lớn đến đâu đi chăng nữa. Nhờ việc quản lí thời gian tốt ta có thể lấy được
kết quả tốt hơn trong việc học tập mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của ta.
Tóm lại việc quản trị thời gian tốt ảnh hưởng tới tất cả mọi thứ trong đó bao
gồm cả kết quả học tập của sinh viên. Nếu bạn là một người nắm bắt được thời gian và
sử dụng hiệu quả nó thì tôi dám đảm bảo bạn sẽ là một sinh viên giỏi, có được một kết
quả tốt mà vẫn có được thời gian để thư giãn, giải trí. Ngược lại, nếu bạn không nắm
bắt được thời gian và không biết cách sử dụng nó thì chắc bạn sẽ không có được một
kết quả tốt đâu bởi vì các deadline sẽ chồng chất chờ bạn giải quyết đấy.
2.2.
LÍ THUYẾT VỀ HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG
2.2.1. Khái niệm

9


Theo Knowles4, học tập tự định hướng là một quá trình cá nhân chủ động (có hoặc
không có sự trợ giúp của người khác) phán đoán nhu cầu học tập, thiết lập mục tiêu
học tập, xác định các nguồn tư liệu học tập hoặc người hỗ trợ, chọn chiến lược học tập
thích hợp và đánh giá được kết quả học tập.
Theo Chi và các cộng sự (Chi et al., 1989)5, các sinh viên mới hầu như không lập
kế hoạch, lãng phí nhiều thời gian vì không biết bắt đầu việc học từ đâu, dẫn đến thực
hiện các bước không hiệu quả.
2.2.2. Mô hình học tập tự định hướng

2.2.3.

Ý nghĩa
Có thể thấy hoạt động tự định hướng học tập không những thể hiện được những

đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực mà còn yêu cầu tính chủ động của


4 Malcolm Shepherd Knowles, 1975, Self-directed Learning: A Guide for Learners and Teachers, Association Press
5 Chi et al., 1989, Self – explanations: How students study and use examples in learning to solve problems ,
Cognitive Science.

10


người học phải được thể hiện cao hơn so với các phương pháp dạy học tích cực theo
định hướng của giảng viên.6
Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay ở một số trường đại học đã
làm cho mỗi sinh viên có thêm nhiều cơ hội lựa chọn những điều kiện khác nhau khi
bắt đầu học tập một học phần. Sự lựa chọn đó cho thấy sự khác nhau về kinh nghiệm,
năng lực, nguyện vọng học tập của mỗi sinh viên. Sử dụng phương pháp tự định hướng
học tập thì sinh viên được chủ động chọn hoạt động học phù hợp với mình về nội dung
học tập, hình thức học tập, thời gian và phương pháp học tập.7
2.3.
2.3.1.

LÍ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC
Khái niệm

Phương pháp học đại học là tổng hợp các cách thức, các kĩ năng cần thiết ở bậc đại
học phù hợp môi trường mới với cách dạy mới và cách học mới, đem lại hiệu quả đối
tối ưu cho sinh viên mà mỗi sinh viên đều phải tự trang bị và xác định.
2.3.2.

Phương pháp học đại học
Vì chương trình học ở bậc đại học là rộng và mang tính quyết định con người


mà chúng ta sẽ trở thành trong tương lai nên việc đầu tiên đòi hỏi chúng ta phải có đam
mê. Đam mê là động lực, là thứ sẽ thúc giục ta cố gắng, là thứ thôi thúc ta tiếp tục khi
gục ngã và là thứ giúp ta học tập hiệu quả nhất.
Khối lượng kiến thức ta học lúc này là tương đối nhiều mà dễ dàng thấy là qua
bề dày của những quyển sách. Bây giờ thì giảng viên không thể nào chỉ dạy từng li
từng tí cho ta học như trước mà chỉ đóng vai trò hướng dẫn ta cách học, giải đáp thắc
mắc, là những con người đi trước truyền đạt lại kiến thức kinh nghiệm, vì vậy lúc này
6 Nguyễn Thị Cẩm Vân, 2011, Phát huy tích cực, chủ động của sinh viên qua hoạt động tự định hướng học tập,
Tạp chí Đại học Sài Gòn, Quyển số 06 – tháng 6/2011.
7 Nguyễn Thị Cẩm Vân, 2011, Phát huy tích cực, chủ động của sinh viên qua hoạt động tự định hướng học tập,
Tạp chí Đại học Sài Gòn, Quyển số 06 – tháng 6/2011.

11


đòi hỏi chúng ta kỹ năng tự nghiên cứu, tự học, tự tìm tòi. Tuy nhiên khối lượng sách
hiện nay là quá lớn khiến sinh viên khó lòng tìm được quyển sách phù hợp cho việc
học của mình, lúc này một lần nữa lại cần đến sự tư vấn của thầy cô.
Trong bậc đại học, sinh viên không chỉ học một môn mà là rất nhiều môn, việc
phân bổ thời gian là vô cùng quan trọng, bên cạnh đó còn phải rèn luyện các kỹ năng
nghe giảng, ghi chép, làm bài và thực tập. Nghe giảng chăm chú có thể giúp ta nắm
đến 50% lượng kiến thức mà giảng viên muốn truyền đạt. Ghi chép giúp ta có cơ sở
xem lại những gì đã được dạy cũng như giúp ta nhanh nhớ bài hơn, nhưng phải ghi một
cách thông minh chứ không phải chép lia chép lịa. Tự học và làm bài tập ở nhà giúp ta
hiểu thêm những gì được giảng, nhớ lâu hơn và nắm sau hơn, đồng thời rèn luyện tính
tỉ mỉ, chính xác mà k thể có nếu chỉ học thuộc bài. Nếu như một mình mà không thể
hiểu được bài học thì việc học nhóm sẽ là lựa chọn thông minh giúp giải quyết vấn đề.
Nhờ học nhóm chúng ta có thể học thêm được những kiến thức đã được hiểu từ bạn bè,
rèn dũa kỹ năng làm việc nhóm, khả năng nghe, tiếp thu, phản biện rất có ích sau này.
2.3.3.


Sư khác biệt trong cách dạy giữa phổ thông và đại học
Về phương pháp giảng dạy và học tập ở bậc phổ thông, khi còn học ở bậc phổ

thông thì phương pháp giảng dạy chủ yếu của thầy cô là đọc cho học sinh chép, ít có
thời gian trao đổi, thảo luận. Việc dạy mang nặng tính lý thuyết ít có thực hành nên
kiến thức dường được học rất mơ hồ đối với học sinh. Và thầy cô bậc phổ thông luôn
dùng nhiều hình thức từ nhẹ nhàng đến răn đe để bảo đảm các học sinh của mình về
nhà phải học bài và làm bài.
Lên đến bậc đại học giảng viên chỉ nắm vai trò là người hướng dẫn sinh viên
trong việc tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về những kiến
thức cần biết, còn muốn giỏi và hiểu sâu hơn thì đòi hỏi khả năng tự tìm tòi, xử lý và
nỗ lực mà mỗi sinh viên tự bỏ ra. Đối với giảng viên, sinh viên là những con người đã
trưởng thành, phải biết tự ý thức về việc học của chính mình nên hầu như chẳng có
giảng viên nào bắt buộc các bạn sinh viên phải học bài và làm bài cả. Chính vì sự khác
12


biệt quá lớn này đã làm nhiều bạn sinh viên rất bỡ ngỡ khi vừa bước vào cửa đại học
và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp học cho phù hợp và hiệu quả.

13


14


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sau khi thu thập số liệu thứ cấp, từ 100 bạn sinh viên, chúng tôi thiết lập mô

hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Điểm trung bình học tập
là một yếu tố định lượng có được sau mỗi kì học của sinh viên. Thực tế cho thấy, trong
quá trình học tập của sinh viên thì điểm trung bình học tập bị chi phối bởi rất nhiều các
yếu tố, trong đó có một số các yếu tố quan trọng đó là sự nỗ lực trong học tập của bản
thân sinh viên thể hiện qua thời gian đi học, tự học, tham gia các câu lạc bộ học tập,
thời gian đến thư viện để học và nghiên cứu thêm tài liệu…
Bên cạnh đó thì các yếu tố khác như là thời gian phân bố cho thời gian truy cập
internet, đi chơi, tham gia hoạt động ngoại khóa, số giờ ngủ, có người yêu hay chưa…
cũng khá ảnh hưởng đến điểm học tập của sinh viên. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi đã
tiến hành lập hàm hồi quy để nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến điểm
trung bình học tập của sinh viên.
3.2.
3.2.1.

SỐ LIỆU THU THẬP
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thống kê được thực hiện ở đây là lập bảng khảo sát, tiến hành trên

nguồn dữ liệu sơ cấp đã được lựa chọn qua phương pháp lấy mẫu như sau:
-

Với mẫu 110 bảng khảo sát được phân bổ: 75 bản khảo sát với đối tượng là
sinh viên nội trú và 35 bản với đối tượng là sinh viên ngoại trú.
Lý do có sự lựa chọn này là vì :
o Đối tượng nghiên cứu trong phạm vi nhỏ, dễ thực hiện.
o Theo thống kê của trường, sinh viên ngoại tỉnh chiếm tỉ lệ hơn ¾ sinh


viên nên việc chia tỉ lệ như trên là hợp lí.
3.2.2. Kết quả thu thập số liệu
- Số phiếu phát ra là 110, số phiếu thu về là 107, số phiếu hợp lệ là 100.

15


-

Nhóm đã tiến hành chọn lọc thông tin, tiến hành hồi quy, kiểm định đa cộng
tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi dựa trên 100 mẫu quan sát thu

-

thập được.
Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng kiến thức của
môn kinh tế lượng cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm như: Word, Excel,
Eviews để hoàn thành đề tài.

NGUỒN THÔNG TIN

3.3.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ sách, internet, và các nguồn cơ sở dữ liệu trong
và ngoài nước có liên quan đến chủ đề: “Các nhân tố ảnh hưởng đến điểm trung bình
của sinh viên”.
Dữ liệu sơ cấp thông qua bảng hỏi như sau: 75 bản khảo sát với đối tượng là
sinh viên nội trú và 35 bản với đối tượng là sinh viên ngoại trú.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU


3.4.

Các bước tiến hành nghiên cứu:
1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, cụ thể là các nhân tố ảnh hưởng đến điểm
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

trung bình của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật;
Viết cơ sở lý thuyết cho đề tài;
Xác định phương pháp nghiên cứu;
Thu thập dữ liệu;
Thiết lập mô hình hồi quy gốc;
Kiểm định lại mô hình và đưa ra mô hình hồi quy đã sửa đổi;
Kiểm tra đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi;
Phân tích kết quả nghiên cứu và xác định hạn chế của mô hình;
Đưa ra giải pháp kiến nghị.

CHƯƠNG 4
THIẾT LẬP MÔ HÌNH HỒI QUY
4.1.

MÔ HÌNH TỔNG QUÁT


16


Y = B1 + B2.X1 + B3.X2 + B4.X3 + B5.X4
+ B6.D1 + B7.D2 + B8.D3 + B9.D4 + B10.D5 + B11.D6 + B12.D7 + Ui
4.2.

MÔ HÌNH HỒI QUY GỐC

(xem phụ lục 3)
4.2.1. Phương trình hồi quy gốc

Y = 5.6295 + 0,4162 X1 + 0,0037 X2 – 0,003 X3 – 0,1823 X4 – 0,3468 D1
+ 0,0067 D2 + 0,3009 D3 – 0,2067 D4 + 0,3722 D5 – 0,015 D6 – 0,0998 D7
Kiểm định độ chặt chẽ của mô hình

4.2.1.1.

H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (R2 = 0).
H1: Tồn tại mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (R2 ≠ 0).
Theo kết quả báo cáo 1, ta có P-value(Fc) = 0,0000 < 0,05
=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, mô hình là có ý nghĩa.
4.2.1.2.
-

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số
Kiểm định B2

H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X1 (B2 = 0).
H1: Biến X1 có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (B2 ≠ 0).

Theo kết quả hồi qui, ta có P-value của biến X1 = 0,0000 < 0,05
=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, biến X1 có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
-

Kiểm định B3

H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X2 (B3 = 0).
H1: Biến X2 có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (B3 ≠ 0).
Theo kết quả hồi qui, ta có P-value của biến X2 = 0,9673 > 0,05
=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Vậy, biến X2 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
-

Kiểm định B4

H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X3 (B4 = 0).
H1: Biến X3 có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (B4 ≠ 0).

17


Theo kết quả hồi qui, ta có P-value của biến X3 = 0,9767 > 0,05
=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Vậy, biến X3 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
-

Kiểm định B5

H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X4 (B5= 0).
H1: Biến X4 có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (B5 ≠ 0).
Theo kết quả hồi qui, ta có P-value của biến X4 = 0,0459 < 0,05
=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, biến X4 có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

-

Kiểm định B6

H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến D1 (B6 = 0).
H1: Biến D1 có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (B6 ≠ 0).
Theo kết quả hồi qui, ta có P-value của biến D1 = 0,0345 < 0,05
=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, biến D1 có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
-

Kiểm định B7

H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến D2 (B7 = 0).
H1: Biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (B7 ≠ 0).
Theo kết quả hồi qui, ta có P-value của biến D2 = 0,9703 > 0,05
=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Vậy, biến D2 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình
-

Kiểm định B8

H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến D3 (B8 = 0).
H1: Biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (B8 ≠ 0).
Theo kết quả hồi qui, ta có P-value của biến D3 = 0,0685 > 0,05
=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Vậy, biến D3 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
-

Kiểm định B9

H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến D4 (B9 = 0).
H1: Biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (B9 ≠ 0).

Theo kết quả hồi qui, ta có P-value của biến D4 = 0,2186 > 0,05
=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Vậy, biến D4 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
18


-

Kiểm định B10

H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến D5 (B10 = 0).
H1: Biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (B10 ≠ 0).
Theo kết quả hồi qui, ta có P-value của biến D5 = 0,0249 < 0,05
=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, biến D5 có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
-

Kiểm định B11

H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến D6 (B11 = 0).
H1: Biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (B11 ≠ 0).
Theo kết quả hồi qui, ta có P-value của biến D6 = 0,9436 > 0,05
=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Vậy, biến D6 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
-

Kiểm định B12

H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến D7 (B12 = 0).
H1: Biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (B12 ≠ 0).
Theo kết quả hồi qui, ta có P-value của biến D7 = 0.6189 > 0,05
=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Vậy, biến D7 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
4.2.2. Kết luận


Các biến có ý nghĩa thống kê là X1, X4, D1, D5.
4.3.

MÔ HÌNH HỒI QUY SỬA ĐỔI

(xem phụ lục 4)
4.3.1.

Phương trình hồi quy sửa đổi
Y = 5,7507 + 0,3825 X1 – 0,1778 X4 – 0,3270 D1 + 0,357 D5

4.3.2.

Phân tích
- Ý nghĩa của các tham số trong mô hình

+ B2 = 0,3825 cho biết với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi số giờ tự học tăng
thêm 1 giờ thì điểm trung bình sẽ tăng trung bình là 0,3825.

19


+ B5 = - 0,1778 cho biết với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thời gian dành
cho bạn bè tăng thêm 1 giờ thì điểm trung bình sẽ giảm trung bình là 0,1778.
+ B6 = - 0,3270 cho biết với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì điểm trung bình
học tập của nam sẽ thấp hơn 0,3270 so với nữ.
+ B10 = 0,3574 cho biết với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu là sinh viên có
người yêu thì điểm trung bình học tập sẽ tăng 0,3574 so với sinh viên chưa có người
yêu.

-

Ý nghĩa của R2

R2 = 0,5106 cho biết rằng mức độ phù hợp của mô hình là tương đối chặt chẽ,
các yếu tố: số giờ tự học, thời gian dành cho bạn bè, giới tính, người yêu đã giải thích
được 51,06% sự thay đổi của điểm trung bình học tập của sinh viên.
4.4.

KIỂM ĐỊNH DẠNG HÀM SAI

Thực hiện kiểm định Ramsey RESET
-

Giả thiết

H0 : Mô hình đủ biến độc lập
H1 : Mô hình thiếu biến độc lập
-

Mô hình kiểm tra dạng hàm sai

(xem phụ lục 5)
-

Kiểm tra dạng hàm sai

Vì P-value = 0,0652 > 0,05
=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Không có vấn đề về dạng hàm sai.


4.5.

KIỂM ĐỊNH VÀ KHẮC PHỤC ĐA CỘNG TUYẾN
- Giả thiết
H0 : Không có hiện tượng đa cộng tuyến.
20


H1 : Có hiện tượng đa cộng tuyến.
-

Ma trận tương quan giữa các biến
Y

X1

X4

D1

D5

Y

1.0000

0.6700

- 0.2982


- 0.1916

0.1599

X1

0.6700

1.0000

- 0.2752

- 0.0672

0.0754

X4

- 0.2982

- 0.2752

1.0000

0.0519

0.2851

D1


- 0.1916

- 0.0672

0.0519

1.0000

0.0676

D5
0.1599
0.0754
0.2851
0.0676
1.0000
=> Vì mức tương quan giữa các biến là không cao (hệ số tương quan giữa các biến đều
nhỏ hơn 0,7) nên không có hiện tượng đa cộng tuyến.
4.6.

KIỂM ĐỊNH VÀ KHẮC PHỤC PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI

Dùng kiểm định White
-

Giả thiết

H0 : Không có hiện tượng phương sai thay đổi.
H1 : Có hiện tượng phương sai thay đổi.
-


Mô hình kiểm tra phương sai thay đổi

(xem phụ lục 6)
-

Kiểm tra phương sai thay đổi

Vì P-value = 0,2888 > 0,05
=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
4.7.

KIỂM ĐỊNH VÀ KHẮC PHỤC TỰ TƯƠNG QUAN
- Giả thiết
H0 : Không có hiện tượng tự tương quan.
H1 : Có hiện tượng tự tương quan.
-

Mô hình kiểm tra tự tương quan

Thực hiện kiểm định nhân tử Larrange (LM)_Kiểm định BG:
21


(xem phụ lục 7)
-

Kiểm tra tự tương quan

P-value= 0,2308 > 0,05

=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

22


CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1.

KẾT LUẬN
Sự tự giác, cố gắng trong quá trình học tập có tác động lớn đến kết quả học tập

của sinh viên, nhưng tác động lớn nhất đến điểm trung bình học tập là việc sinh viên có
thường xuyên chịu khó lên thư viện để học và nghiên cứu thêm tài liệu hay không.
Điều này hoàn toàn hợp lý vì hiện nay đa số sinh viên học đại học vẫn còn bị động
trong việc tiếp cận với kiến thức, phần lớn kiến thức có được là do quá trình nghe
giảng ở trên lớp và chỉ một số ít các sinh viên có ý thức tự học, hay tự nghiên cứu ở
nhà. Nguyên nhân chính nằm ở bản thân của sinh viên do chưa có cố gắng, phương
pháp học tập chưa hiệu quả. Mặt khác do chương trình giảng dạy cho sinh viên đôi lúc
còn quá nặng về mặt lý thuyết và chưa tạo hết điều kiện cho sinh viên tự nghiên cứu và
tìm hiểu thực tế.
Giải trí lành mạnh như các hoạt động ngoại khóa, chơi thể thao, văn nghệ… đôi
khi có thể bị hiểu lầm là thời gian chơi bời vô ích. Nhưng thực tế không phải như vậy,
trong quá trình giải trí ta có thể xả streess rất tốt sau nhiều giờ làm việc, học tập căng
thẳng và nó còn trang bị cho ta những kiến thức xã hội-điều đó là rất cần thiết cho sinh
viên đại học. Một số hình thức giải trí khác như đọc báo, đọc truyện, xem tivi, lướt web
và ngay cả đến việc chơi game hợp lý cũng mang lại nhiều lợi ích. Những hoạt động
trên giúp ta hưng phấn, làm mới lại tinh thần… giúp cho việc tiếp thu kiến thức sau đó
tốt hơn. Do đó, nếu dành ra một thời gian hợp lý cho giải trí thì không những sẽ không
ảnh hưởng xấu đến việc học, mà còn có thể cải thiện kết quả học tập của chúng ta.

Nghỉ học là một thói quen xấu của nhiều sinh viên và đương nhiên, việc nghỉ
học sẽ làm giảm kết quả học tập cả kỳ của họ vì lượng kiến thức tiếp thu không liên
tục, đầy đủ và có thể bỏ qua những kiến thức quan trọng trong buổi học đó.

23


Đầu tư cho học tập qua việc mua thêm tài liệu cũng làm tăng kết quả học tập
nhưng với điểu kiện là sinh viên phải bỏ thời gian để nghiên cứu nó.
Theo kết quả nghiên cứu trên thì việc có người yêu hay chưa không có mối liên
hệ gì với kết quả học tập. Có thể lý giải điều này là do ngoài thời gian dành cho nhau
thì họ vẫn dành thời gian để học tập, làm việc và có thể còn động viên nhau cố gắng
học tập vì tương lai của họ…
5.2.

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
- Đối tượng khảo sát giới hạn.
- Phạm vi khảo sát nhỏ.
- Việc chọn các biến độc lập để đưa vào mô hình có thể còn thiếu sót và chủ
-

yếu dựa trên ý kiến chủ quan của nhóm.
Số lượng biến định tính khá nhiều tác động đến kết quả thống kê.
Khó khăn trong việc thu thập kết quả khảo sát, do tâm lý các bạn còn e ngại
với vấn đề kết quả học tập của mình, và có cả trường hợp các bạn không trả
lời đúng theo thực tế nên dẫn đến số liệu chưa chính xác.

5.3.

GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Qua những đánh giá, kết luận trên, chúng tôi có một số đề xuất để sinh viên có

thể cải thiện và nâng cao kết quả học tập:
-

Môi trường đại học khác xa với môi trường phổ thông, sinh viên đa số đi học
xa nhà, không còn được bố mẹ kèm cặp trong khi ngoài xã hội còn bao nhiêu
cám dỗ, lớp học quá đông, công tác quản lý còn nhiều hạn chế… Những
điều trên cho thấy muốn có kết quả học tập tốt, quan trọng nhất là sinh viên
phải tự giác học là chính. Phải xác định rõ mục tiêu trong học tập để cố
gắng…Và hãy bắt đầu bằng những việc như tăng thời gian tự học ở nhà, đầu
tư nhiều hơn cho học tập, cố gắng tập trung nghe giảng trên lớp và không
nên nghỉ học.

24


-

Phương pháp học tập cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến việc học và
kết quả học tập của sinh viên. Nếu có phương pháp học đúng đắn thì sinh
viên sẽ đạt được kết quả cao hơn và có hứng thú hơn với việc học. Ví dụ
sinh viên nên lên thư viện những lúc rảnh rỗi để học, nghiên cứu thêm tài
liệu vì ở đây có nhiều điều kiện tốt cho việc học tập và ở đó có ‘‘không khí
học tập’’ rất tốt. Mặt khác, cần phải cân đối giữa học tập, làm việc với giải trí
để quá trình làm việc đạt hiệu quả cao hơn.

-

Ngoài ra, nhà trường nên nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở hạ tầng tạo điều

kiện tốt nhất cho sinh viên học tập, nghiên cứu. Giảng viên nên cố gắng tạo
cho các bài giảng không quá khô khan, quá nặng lý thuyết dễ gây nhàm chán
cho sinh viên và từ đó xuất hiện tâm lý không muốn học…

25


×