Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

VN lào, Lào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 25 trang )

BÀI DỰ THI
“TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM – LÀO, LÀO – VIỆT NAM NĂM 2017”
Chủ đề 9:
“Những cảm nhận về nền văn hóa, về đất nước và con người Lào”
Được sinh ra và lớn lên trong thời bình, cho đến nay tôi vẫn chưa một lần được
đến thăm nước bạn… Lào! anh em ta. Nhưng những gì được học, được nghe, được
biết về đất nước Triệu Voi này vẫn luôn in đậm trong tâm trí tôi. Ngay cả đến những
câu thơ thuộc lòng từ khi còn là một học sinh, đến giờ tôi vẫn chưa quên:
“ Việt - Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long ”
Tuy không nhiều nhưng trong tôi cũng có những cảm nhận thật là đặc biệt về nền văn
hóa, về đất nước và con người Lào.

1. Cảm nhận về Đất nước và Con người Lào
Nước Lào, trước đây gọi là Vương quốc Lạn Xạng, hay còn gọi là đất nước Triệu
Voi, có tổng diện tích 236.800 km2, có đường biên giới giáp 5 nước. Lào có 17 tỉnh và
thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có 10 tỉnh chung đường biên giới với Việt
Nam với chiều dài 2067 km. Dân số của Lào hiện nay có khoảng 7 triệu người, bao
gồm ba bộ tộc chính là Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Sủng, ngoài ra còn có khoảng gần
5% là người Việt, người Hoa, người Thái cùng chung sống, chủ yếu tập trung ở các
thành phố. Đất nước Lào có nhiều công trình lịch sử văn hoá, có thiên nhiên tươi đẹp,
có nhiều cảnh quan nổi tiếng như: Cánh Đồng Chum huyền bí ở Xiêng Khoảng gắn
liền với nhiều huyền thoại kỳ thú. Tháp That Luang ở Thạt Luổng - biểu tượng của
văn hóa Phật giáo và hiện được coi là biểu tượng của nước Lào. Tháp Patuxay - biểu
tượng chiến thắng của người Lào được xây dựng vào năm 1962 để vinh danh những
chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào. Đến với đất nước Lào
là đến với xứ sở của hoa Chăm- pa xinh đẹp. Nếu hoa sen được xem là quốc hoa của
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 1




đất nước Việt Nam thì hoa Chăm- pa được xem là biểu tượng của đất nước và con
người Lào. Hoa mang một vẻ đẹp giản dị, trắng trong, tinh khiết, thanh cao và ngạt
ngào hương sắc; phản ảnh rõ tính cácch, tâm hồn của dân tộc Lào. Hoa Chăm- pa có 5
cánh hoa xoè ra còn thể hiện sự đoàn kết muốn hợp tác vươn tới 5 nước láng giềng. Vẻ
đẹp của sắc màu hoa Chăm-pa còn được người dân Lào ví như mối tình sáng trong của
những đôi trai gái, đằm thắm như tình anh em Việt – Lào. Lào không xa lạ nhưng đủ
khác biệt để hấp dẫn du khách Việt Nam. Những cung đường còn vắng sẽ đưa bạn
khám phá từng thắng cảnh nổi bật của đất nước Triệu Voi, để cảm nhận không gian
sống mới mẻ ở một quốc gia khác, để thấy đất nước Lào còn nghèo nhưng thật yên
bình và mến khách.
Thủ
đô

Vientiane
Rừng núi chiếm 3/4 diện tích, có nhiều lâm sản, động vật và khoáng sản quý hiếm.
Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Có dòng Mê-công chảy từ bắc xuống nam dài 1865 km.
Có núi Phu-bia cao 2820m so với mặt nước biển, là đỉnh cao nhất nước Lào. Có cố đô
Luông-pha-ra-băng là di sản văn hoá thế giới, hàng năm thu hút rất nhiều khách du
lịch.
Dù ở Pakse, Vientiane, Luang Prabang hay bất kỳ nơi nào trên đất Lào gần như
không có bạo lực và trộm cắp. Dân Lào coi ăn trộm là một tội ác, ai bị bắt sẽ phạt rất
nặng. Cuộc sống tại Lào chậm rãi, bình yên. Kể cả tại thủ đô Vientiane, người ta cũng
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 2



có cảm giác đây là một thị trấn yên ả nằm bên sông nhiều hơn là thủ đô của một quốc
gia. Lào cũng đang tiến lên nhưng có vẻ như ở đất nước này những lề thói, giá trị
truyền thống hàng ngày vẫn được người dân và chính quyền nâng niu gìn giữ. Đã quen
với tiếng ồn của xe cộ, tiếng còi vội vã ở các thành phố Việt Nam, bạn sẽ bất ngờ đôi
chút trước sự im lặng gần như tuyệt đối của giao thông Lào. Ngay tại Vientiane, dù
dòng phương tiện tham gia trên đường cũng khá đông đúc nhưng tuyệt nhiên không
một tiếng còi. Các phương tiện nghiêm chỉnh đi đúng làn đường, chấp hành luật giao
thông và nhường nhịn nhau. Đường phố ở Vientiane cũng không quá thênh thang
nhưng sự phân luồng rất tốt, xe ôtô không bao giờ lấn sang phần đường của xe cơ giới
cũng như chiếm chỗ của xe được phép rẽ phải. Thậm chí người dân ở đây xem chiếc
còi… là chi tiết thừa nhất trên một cái xe.

Pakse và vô số khung cảnh đẹp đến khó cưỡng

Bia Lào rất lạ miệng và ngon, uống lúc đầu thì nhẹ lắm nhưng uống tới đâu thấm
tới đó. Bia Lào từng được tạp chí Asia Magazine bình chọn là loại bia ngon nhất châu
Á. Ở Lào có mún cá sông Mekong rất đặc biệt, ngọt, thịt chắc nịch, nướng lên đem
nhấm với bia Lào thì thật tuyệt vời.
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 3


Nếu ai đó một lần du lịch đến Lào để tâm hồn giao hòa với vẻ đẹp thiên nhiên kì
thú, hòa cùng không khí của lễ hội rộn ràng tiếng chiêng, tiếng khèn, như mời gọi tha
thiết, đắm mình trong những điệu múa lăm vông mềm mại, uyển chuyển và thưởng
thức những món ăn đậm đà văn hóa ẩm thực Lào chắc chắn du khách chân bước ra
về mà lòng vẫn còn bao lưu luyến, vấn vương.

Điệu múa lam vông Lào


Nếu bạn muốn tìm đến có một xứ sở để tìm thấy sự tĩnh lặng, bình yên trong tâm
hồn và có thể làm vơi đi bao tất bật, lo toan trong cuộc sống hiện đại thì hãy đến với
nước Lào thân yêu. Nước Lào được phủ bởi màu xanh của các cao nguyên và những
cánh đồng bao la, không hấp dẫn bởi vẻ đẹp náo nhiệt, hiện đại, hào nhoáng, tráng lệ
nhưng vẫn đầy quyến rũ bởi một vẻ đẹp huyền bí, cổ kính, thanh bình và thơ mộng.
Nền văn hóa Lào là nền văn hóa Phật giáo. Hiện nay, Lào có tới 1.400 ngôi chùa
lớn nhỏ. Vì vậy, xứ sở Triệu Voi sẽ là một điểm đến đầy hấp dẫn, lí thú đối với những
ai muốn tìm hiểu kiến trúc chùa chiền và Phật giáo. Cố đô Luông Phra-băng đã được
UNESCO công nhận là di tích lịch sử và văn hóa của thế giới năm 1995, với nhiều di
tích lịch sử, tôn giáo, chùa và làng cổ kính với những kiến trúc và chạm trổ độc đáo;
đặc biệt, thác nước Tát Khoang-xi, được ca ngợi như "viên ngọc xanh giữa rừng nhiệt
đới.

TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 4


Tháp That Luang - di sản văn hóa thế giới, biểu tượng văn hóa Phật giáo và hiện được coi là biểu
tượng của nước Lào. That Luang được xây dựng năm 1566 trên nền phế tích của một ngôi đền
Khmer thế kỷ XIII. Sau đó, tháp Thạt Luổng bị tàn phá và đổ nát sau cuộc xâm lược của người
Thái ở thế kỷ XIX. Năm 1930, tháp được khôi phục lại theo kiến trúc nguyên bản với độ cao
45m. Tháp That Luang được coi là rất linh thiêng nên có nhiều người đến đây cầu khấn các
nguyện vọng.

Vị trí chiến lược của Lào đều rất quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung
Quốc. Trong một thời gian dài, dự là quốc gia kộm phỏt triển nằm ở biờn giới giữa khu
vực và thế giới, song do vị trí chiến lược quan trọng đó khiến Lào trở thành một vựng
đệm quan trọng trong chiến lược ngoại giao của các nước láng giềng.

Quan hệ đặc biệt Việt-Lào bắt nguồn từ mối quan hệ giữa Việt Minh và Pathet
trong cuộc chiến tranh trên bán đảo Đông Dương lần thứ nhất. Trong thời kỳ Chiến
tranh Việt Nam, do các vụ ném bom điên cuồng của Mỹ, miền Bắc Việt Nam đó phải
mở một đường chi viện cho miền Nam qua lãnh thổ các nước láng giềng, trong đó Lào
là điểm khởi đầu của con đường này và giữ vị trí hết sức quan trọng. Miền Bắc Việt
Nam đã đặt Lào vào vị trí chiến lược của mình, trong thời đại phát triển hòa bình ngày
nay, Lào vẫn còn giữ vị trí an ninh chiến lược vô cùng quan trọng đối với Việt Nam.
Đối với một nước Lào có địa lý giáp ranh, việc viện trợ cho Lào không chỉ thể
hiện tinh thần đạo nghĩa mà còn bảo đảm vấn đề an ninh của Trung Quốc. Để đẩy
nhanh tốc độ phát triển đất nước, Lào đã đề ra một chiến lược to lớn, cố gắng trở thành
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 5


"nguồn cung cấp điện của Đông Nam Á" khi có kế hoạch ngăn dòng chảy ở sông
Mekong với sự trợ giúp của Trung Quốc. Lào là lựa chọn tốt nhất để đi vào Đông Nam
Á bằng đường bộ. Là một đoạn trong tuyến đường sắt nối liền Trung Quốc với
Singapore trong tương lai, tuyến đường sắt Trung-Lào cũng nằm trong mạng lưới
đường sắt nối các khu vực trong nước của Trung Quốc với các nước bên ngoài đã đưa
Lào từ một nước bị phong tỏa trở thành quốc gia kết nối của khu vực. Trong bối cảnh
tình hình Biển Đông ngày càng nóng, vai trò quan trọng của Lào sẽ không ngừng được
nâng lên. Lào sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, Trung Quốc có lý
do để coi trọng quan hệ “cộng đồng vận mệnh chung cùng có lợi” Trung-Lào.
Lào là một đất nước thanh bình, thiên nhiên hùng vĩ, giàu tài nguyên. Đất nước
Lào có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Đông Dương và Đông Nam Á. Đất
nước Lào có truyền thống lịch sử lâu đời, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại
xâm anh dũng kiên cường.
Lịch sử nước Lào trước thế kỷ XIV gắn liền với sự thống trị của Vương quốc
Nam Chiếu. Vào thế kỷ thứ XIV, vua Phà Ngừm lên ngôi đổi tên nước thành Lạn Xạng

(Triệu Voi). Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm
lược của Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ XVIII, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên
một số tiểu vương quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của
Pháp trong thế kỷ XIX và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương năm 1893. Trong
thế chiến thứ 2, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân
Đồng minh ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946,

TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 6


Pháp ký hiệp định Giơnevơ tháng 7/1954

Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949, quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo
của Vua SisavangVong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký
hiệp định Giơnevơ công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
Từ năm 1955 đến năm 1975, Vương quốc Lào lệ thuộc mạnh mẽ vào Hoa Kỳ trong
cuộc chiến chống Cộng sản tại Đông Dương, tình hình đó đã lôi kéo Lào vào
cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, là yếu tố dẫn đến nội chiến Lào và xảy
ra một vài cuộc đảo chính.
Thi hành Nghị Quyết Đại hội II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02/1951),
ngày 22/3/1955, Đại hội thành lập Đảng Nhân Dân Lào khai mạc tại một khu rừng
thuộc tỉnh Hưa phen (Sầm Nưa). Đảng Nhân Dân Lào lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm
kim chỉ nam cho hành động, xác định kẻ thù của cách mạng Lào là đế quốc Mỹ, phái
thực dân Pháp phá hoại hiệp định đình chiến và bè lũ tay sai của chúng. Đảng đề ra
nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn mới là: “đoàn kết, lãnh đạo toàn dân, phấn đấu
hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thực hiện một nước Lào hòa bình, độc lập,
dân chủ, thống nhất và thịnh vượng”.
Từ năm 1968, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã hỗ trợ các

đơn vị tham chiến cùng quân Pathét chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Sức mạnh
tổng hợp của cách mạng Lào trong khối liên minh đoàn kết chiến đấu với các nước
Đông Dương đã dồn đế quốc Mỹ và tay sai ở Lào vào thế bị động, khốn quẩn chưa
từng thấy. Mỹ thấy không thể thắng được Pathét Lào bằng sức mạnh quân sự do đó
phải chấp nhận phương sách “hòa hoãn” với các lực lượng cách mạng Lào.

TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 7


Liên quân Việt Nam – Lào trước giờ kháng chiến

Trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân các bộ tộc Lào
đang ở giai đoạn bước ngoặt, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Nhân Dân Lào lần thứ
II được khai mạc từ ngày 03/02/1972 - 06/02/1972 tại ViêngXay (Sầm Nưa) với 125
đại biểu, thay mặt cho hàng vạn đảng viên của Đảng đến dự Đại hội. Đại hội thông qua
bản sửa đổi Điều lệ Đảng và đổi tên Đảng nhân dân Lào thành Đảng nhân dân cách
mạng Lào. Đại hội bầu đồng chí Cayxỏn phômvihẳn làm Tổng Bí thư Đảng nhân dân
cách mạng Lào.

Đại hội II Đảng Nhân dân Lào, tháng 2/1972

Năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, phong trào
cộng sản Pathét Lào đã lật đổ chính quyền hoàng tộc. Ngày 29/11/1975, nhà vua Lào
phải tuyên bố thoái vị, chấm dứt chế độ quân chủ Lào. Ngày 02/12/1975, Đại hội đại
biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Đồng chí Suphanuvong được cử giữ chức Chủ tịch Nước,
đồng chí Cayxỏnphômvihẳn Tổng Bí Thư được cử làm Thủ tướng. Từ đó, ngày 02
tháng 12 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Sau hơn 30 năm ròng rã đấu tranh, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, cuộc cách
mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân Lào đã kết thúc thắng lợi trọn vẹn. Việc khai
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 8


sinh nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (02/12/1975) đã kết thúc vẻ vang
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các bộ tộc Lào kéo dài suốt 197
năm kể từ khi phong kiến Xiêm đặt ách thống trị Lào vào năm 1778. Đây là một
thắng lợi oanh liệt nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước hàng nghìn năm của nhân dân các bộ tộc Lào. Với thắng lợi này, nhân dân

các bộ tộc Lào bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, hòa bình và tiến bộ.
Hình ảnh cảm động khi bộ đội tình nguyện Việt Nam chia tay các bạn Lào trước lúc trở về nước,
năm 1961.

Nếu hỏi cảm nhận của những người đã từng đi Lào, câu trả lời ít khi thiếu nhận
xét rằng: Người Lào rất hiền lành thuần phác. Họ luôn thân thiện và để lại ấn tượng tốt
với du khách Việt. Sang đến nước Lào anh em, bạn sẽ không cảm thấy lạc lõng như du
lịch ở bất kỳ quốc gia nào khác. Người dân Lào đã hấp thụ những phong tục và tín
ngưỡng của hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa để hình thành nên một nền văn hóa
đặc sắc của riêng mình hết sức độc đáo. Văn hoá Lào như một dòng chảy ngọt ngào
đời này qua đời khác, hun đúc nên tâm hồn, cốt cách của con người Lào. Không hiểu
lý do vì sao, dù Lào còn nghèo nhưng trên cung đường đi phượt của mình, bạn sẽ bắt
gặp rất nhiều người biết và giỏi tiếng Anh. Từ các bác lái xe tuk tuk đến những viên

TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 9



chức Lào đều có thể sử dụng ngoại ngữ có khi còn thành thạo hơn chính bạn. Ngoài ra,
người Lào biết tiếng Việt cũng rất nhiều.
Người Lào thật thà, chất phác, hiền hòa, dễ mến, trọng danh dự. Tính cách ấy
biểu hiện rõ trên ánh mắt, nụ cười, cử chỉ và dáng điệu của mỗi con người. Người Lào
gặp nhau, người dưới chắp tay chào người trên; trẻ em chắp tay chào người lớn, họ
không lớn tiếng cãi nhau. Đặc biệt họ rất quý trọng tình bạn, quý trọng chữ tín. Đây
cũng là nét văn hóa, phong tục đặc sắc của người Lào.

Hoa Chămpa, Quốc hoa của Lào

Chămpa (hoa đại) là một loài hoa biểu tượng của đất nước và con người
Lào. Đối với người dân Lào, hoa Chămpa đại diện cho sự chân thành và niềm vui
trong cuộc sống. Loài hoa này thường được sử dụng để trang trí các nghi lễ. Hoa
Chămpa được trồng phổ biến trên toàn lãnh thổ Lào, đặc biệt là gần khu vực các đền,
chùa.
Lào nằm ở nơi giao hội của hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, người dân
Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh ấy để hình thành
nên một nền văn hóa đặc sắc, độc đáo của riêng mình. Nền văn hóa Lào cũng chịu ảnh
hưởng đáng kể của Phật giáo. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ, nghệ
thuật, văn học, âm nhạc… Tuy có những nét chung của văn hóa Đông Nam Á nhưng
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 10


văn hóa Lào có rất nhiều nét riêng biệt. Văn hóa Lào gắn với Phật giáo, với dân số
khoảng 7 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, đền tháp.


Trang phục người Lào. Từ lâu trong
mỗi bản mường, nhân dân có khả
năng tự túc được các loại chăn, vải.
Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào
dùng các loại quả rừng, củ rừng. Các
cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có
màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây
hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la
trùng điệp của quê hương mình.
Thanh niên Lào thường cắt tóc ngắn,

TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 11


mặc áo cổ tròn tay ngắn, quần đùi,
bên ngoài quấn chiếc khăn. Lúc còn
nhỏ, phụ nữ Lào để tóc hoặc hớt tóc.
Trên mười tuổi thường búi tóc, một số
địa phương như ở Luổng-pha-bang có
tục búi tóc lệch hoặc thẳng để phân
biệt giữa các cô gái có chồng và chưa
có chồng.

Sự đoàn kết keo sơn, tình cảm gắn bó của quân đội và nhân dân Việt Nam – Lào
qua từng chiến dịch, trận đánh, hoạt động của cả hai nước, bảo vệ, chia sẻ, giúp đỡ
nhau trong suốt mấy chục năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tình
cảm đùm bọc, thương yêu của các bà mẹ Lào trong vùng sau lưng địch dành cho quân
tình nguyện Việt Nam là vô cùng sâu sắc; chiến sĩ của ta được gọi bằng một cái tên

chung là “Con cháu Bác Hồ”, những người mẹ Lào bất chấp hiểm nguy quyết tâm bảo
vệ; nuôi dưỡng, yêu quý bộ đội ta như người thân của mình. Đó là tình cảm đặc biệt
son sắc của nhân dân Lào dành cho bộ đội ta, rất nhiều người lính Việt đó coi Lào là
quê hương thứ hai của mình, quyết tâm chiến đấu, xây dựng cơ sở cách mạng, không
màng gian khổ, hy sinh vì cách mạng Lào và nghĩa vụ đối với Tổ quốc mình.

TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 12


Cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam trong các thời kỳ chiến tranh ở Lào
đã chẳng màng máu xương, kề vai, sát cánh cùng bộ đội Lào chiến đấu đến hơi thở
cuối cùng. Máu của Bộ đội Việt Nam và Lào đó hòa quyện vào nhau trong cùng một
chiến hào chống lại kẻ thù chung. Tinh thần đồng cam cộng khổ, “hạt gạo chia đôi,
cọng rau bẻ nửa” giữa Việt Nam - Lào được bồi đắp từ trong bom đạn, chiến tranh.
Chính sự phối hợp, giúp đỡ vô tư, chí tình giữa hai nước, hai dân tộc là nhân tố quan
trọng làm nên thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Vì độc lập tự do, vì tình hữu nghị
giữa hai nước, đến năm 1975 cả hai nước sát cánh bên nhau bước sang kỷ nguyên của
độc lập, tự do. Hiện nay, tiếp nối tình đoàn kết đặc biệt thủy chung, sự hợp tác toàn
diện Việt Nam - Lào đang tiếp tục được củng cố, đổi mới và phát triển sâu rộng hơn,
góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển của mỗi
nước.

Chuyên gia quân sự Việt Nam huấn luyện kỹ thuật sử dụng pháo 12 nòng
cho đơn vị nữ pháo binh của bộ đội Phathet (Lào) chống Mỹ, năm 1972.
Tá Lâm (ảnh chụp lại từ triển lãm)

TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN


Trang 13


Quân tình nguyện Việt Nam - Khi máu xương hoà quyện trên mảnh đất Lào

Quân tình nguyện giúp nhân dân Lào gặt lúa, tại khu II, thượng Lào năm 1949

Có thể nói, nhân dân Lào cần cù, chăm chỉ và ham học hỏi; có tinh thần vươn
lên khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất cũng như chống giặc ngoại xâm;có
tinh thần cố kết dân tộc cao và tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, đặc biệt với
nhân dân Việt Nam.
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 14


2. Cảm nhận về nền văn hóa Lào:
Nước Lào, trước đây còn gọi là Vương quốc Lạn Xạng, “Lạn” tiếng Lào là triệu,
“xạng” là voi. Lạn Xạng có nghĩa là “Triệu Voi”. Được mệnh danh là “Miền đất Triệu
voi”- Lào nằm ở nơi giao hội của hai nền văn minh vĩ đại và hùng mạnh nhất châu Á là
Ấn Độ và Trung Hoa, người dân Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của
hai nền văn minh ấy để hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc của riêng mình hết sức
độc đáo.

Đất nước Triệu Voi - Lào

Nền văn hóa Lào được hình thành từ lâu đời, không ngừng bồi tụ, phát triển theo
thời gian, rất phong phú và đa dạng. Nền văn hóa Lào đặc sắc, gắn liền với quá trình
đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt hàng ngàn đời của nhân dân các bộ tộc Lào.
Văn hóa Lào nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nên mang những đặc trưng

chung của văn hóa Đông Nam Á.
Văn hóa Lào cũng chịu ảnh hưởng chung của văn hóa Ấn Độ giống các nước
trong khu vực… song tiếp thu có chọn lọc, Lào xây dựng được nền văn hóa riêng đậm
đà bản sắc dân tộc. Chữ viết của người Lào được sáng tạo ra trên cơ sở chữ viết của
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 15


Cam-pu-chia và Mianma. Đời sống văn hóa Lào rất phong phú, hồn nhiên… thích ca
nhạc và ưa múa hát.
Nền văn hóa Lào là nền văn hóa Phật giáo. Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của
người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một
dân tộc Lào rất riêng.

Lào – xứ sở Phật giáo

Văn hóa Lào là xứ sở của Phật giáo tiểu thừa, 90% dân số theo đạo Phật. Đạo
Phật được truyền vào xứ Lào trong triều vua Dvaravati vào thế kỷ thứ 7, và từ thế kỷ
14 Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Người dân Lào đã thấm nhuần trong mình những
lời Phật dạy, một mực kính trọng các bậc tăng ni, những vị sư sãi trong chùa. Với dân
số khoảng 7 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa so
với dân cao nhất thế giới, chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó cả đời với người Lào,
cũng là chất keo cộng đồng gắn kết các bộ tộc Lào lại với nhau - chất keo văn hoá Phật
giáo. Chùa chiền với những mái ngói uốn cong nhiều dáng vẻ còn là biểu hiện sự phát
triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào. Lễ hội gắn với
chùa chiền, chùa chiền gắn liền với làng bản, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi, ăn
diện và múa hát. Lễ hội cũng là biểu hiện của văn hoá tâm linh phật giáo từ, bi, hỉ, xả
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN


Trang 16


đã ăn sâu vào máu thịt bao đời người dân các bộ tộc Lào, góp phần tạo nên bản sắc văn
hoá Lào trường tồn, lung linh mà quyến rũ.

TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 17


Chính những giá trị văn hóa nói chung, những giá trị văn hóa truyền thống Lào
nói riêng là vũ khí để nhân dân Lào thực hiện các cuộc đấu tranh chống những âm
mưu xâm lược, đồng hóa của các thế lực ngoại bang. Cũng như ở các quốc gia khác
trên thế giới, văn hóa Lào không chỉ là yếu tố rất quan trọng đối với đời sống chính trị,
mà còn góp phần quyết định đối với đời sống xã hội của nhân dân các bộ tộc Lào.
Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân
các bộ tộc Lào đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế
- xã hội. Cùng với quá trình dân chủ hóa xã hội, trình độ dân trí nói chung, trình độ
văn hóa núi riêng của các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao. Mỗi người dân
Lào hiểu rõ hơn về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây
dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường xuất
hiện nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến đời sống; đạo đức xã hội và những giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc bị coi nhẹ; cản trở sự phát triển của đất nước Lào. Tuy nhiên,
Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn, lưu
giữ và phát triển nền văn hóa đặc sắc của dân tộc. Mang những nét chung của văn hóa
Đông Nam Á nhưng văn hóa Lào vẫn có những nét riêng biệt, đó là bản sắc văn hóa
của dân tộc Lào.
* Về văn hóa vật chất của người Lào:
- Nền văn hóa độc đáo của người Lào thể hiện trong văn hóa ẩm thực:

Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và
Thái Lan: cay, chua và ngọt. Tuy nhiên, ẩm thực Lào lại mang những phong cách
đặc trưng rất riêng.

Văn hóa ẩm thực Lào
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 18


Cây lương thực chủ yếu của Lào là lúa nếp và lúa tẻ. Bữa ăn của họ thường có
đồ nướng (cá, thịt) và gỏi cùng những quả đắng, chua, chát như chuối xanh, me. Thức
ăn được người Lào ưa thích là cá, ốc, ếch, tôm, tép và thịt các loại thú rừng nhưng loại
thịt được xếp hàng thứ nhất là thịt trâu, thịt bò. các món ăn có đặc điểm là dùng những
gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay. Ớt là loại gia vị không thể
thiếu trong bữa ăn. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt
sa tế, ớt hầm, ớt luộc … Món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và
ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc. Mắm cỏ (pa dek) và mắm Cheo gồm da trâu, ớt
nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn hoặc mắm
Muok gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành… hầu như nhà nào cũng có và nước mắm (nám
pla) được người Lào sử dụng hết sức phổ biến. Pà-đẹc (mắm cá) được dùng nêm vào
các món ăn. Món lạp được dùng trong các bữa cơm lễ hội và tiếp khách.Trong bữa
cơm, dù thức ăn nhiều hay ít thì khách đều phải ăn mỗi thứ một ít cho hài lòng gia chủ
nhưng cũng phải để lại một ít cơm, xôi để tượng trưng cho sự no đủ, thừa thãi cơm
gạo.
- Văn hóa vật chất của người Lào còn thể hiện qua trang phục:
Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân có khả năng tự túc được các loại chăn,
vải. Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng. Các cô gái
thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong
rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình. Thanh niên Lào thường cắt tóc ngắn,

mặc áo cổ tròn tay ngắn, quần đùi, bên ngoài quấn chiếc khăn gọi là “phạ-xà-rông”
màu, kẻ ô vuông. Khi đi lao động ngoài ruộng rẫy, nam giới mặc quần đùi hoặc quần
dài nhuộm chàm. Văn hóa trang phục độc đáo của người Lào còn được thể hiện trong
những ngày lễ hội trang trọng, nam giới mặc y phục dân tộc. Đó là chiếc áo sơ mi cổ
tròn, khuy vải, cài về phía tay trái. Bên ngoài chiếc quần đùi giản dị, các chàng trai
Lào quấn chiếc khăn dài rộng gọi là “phạ nhạo nếp tiêu” màu sắc sặc sỡ (rộng hơn
phạ-xạ-rông, khi mặc cuốn qua hông rồi nhét vào cạp sau). Lúc còn nhỏ, phụ nữ Lào
để tóc hoặc hớt tóc.Trên mười tuổi thường búi tóc, một số địa phương như ở
Luổng-pha-bang có tục búi tóc lệch hoặc thẳng để phân biệt giữa các cô gái có
chồng và chưa có chồng.
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 19


Trang phục truyền thống của người Lào

Trang phục truyền thống Lào

- Nhà ở cũng thể hiện văn hóa vật chất của người Lào:
Nhà ở của người Lào thường là nhà sàn gỗ. Để dựng được một ngôi nhà sàn,
người ta thường sử dụng sức mạnh tập thể của bản, mường và làm đúng qui trình với
các lễ nghi qui định. Nhà sàn của người Lào thường quay về hướng Bắc, lưng tựa
hướng Nam. Nhà có ba gian, tám cột. Khi đào và chôn cột phải đào hố, chôn cột phía
Nam (xảu hẹc) trước, sau đó là phía Đông (xảu khoẳn). Ngôi nhà thường được chia
làm hai phần chính. Phía ngoài là nơi ăn uống, bếp núc. Phía trong là một dãy buồng
riêng dựng để thờ cúng và nghỉ ngơi.

Nhà ở của người Lào


TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 20


- Văn hóa giao thông Lào tuyệt vời và đáng học hỏi:

Lào là một quốc gia đang phát triển với các phương tiện giao thông công cộng
chưa được hoàn chỉnh, thiếu tiện nghi và không có nhiều lựa chọn. Chủ yếu là những
dòng ô tô thuộc các hãng tầm trung của Hàn Quốc như Kia hay Huyndai, đường phố
Lào ngập tràn những chiếc xe mô tô, xe tự chế và những chiếc xe khách có tuổi đời đã
cao. Ở Việt Nam chúng ta hiếm khi gặp người ngồi trên thùng xe tải hoặc xe bán tải
khi tham gia giao thông, nhưng ở giữa thủ đô Viên Chăn các bạn sẽ bắt gặp thường
xuyên những cảnh tượng đó.Trên hình là Songthaew - có nghĩa là "hai hàng" với 2
băng ghế sau cho khách du lịch. Các phương tiện công cộng tại đất nước Lào cũng đủ
loại, từ xe khách, xe buýt, … taxi thì rất hiếm, trong khi đó, xe tuk tuk tự chế được ưa
chuộng hơn
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 21


Một chiếc Pavlovsky Avtobusny Zavod, PAZ-672 cũ đó 35 tuổi đời đang được chất những
đống hàng cuối cùng lên trước khi vận chuyển đến Việt Nam

* Về văn hóa tinh thần của người Lào:
- Văn hóa lễ hội:
Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 4 lần tết: Tết
Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào
tháng 4) và Tết H'mong (tháng 12). Vì đạo phật ở Lào có tự lâu đời phát triển mạnh trở

thành quốc đạo, các nhà chiêm tinh học tính ngày tháng theo phật lịch, nên năm mới
hàng năm bắt đầu vào tháng tư dương lịch. Người Lào gọi tết là vui tết chứ không gọi
là ăn tết, tất cả các cuộc vui được chuẩn bị theo truyền thống tôn giáo, phù hợp với
phong tục tập quán của người Lào. Nền văn hóa độc đáo của người Lào được thể hiện
trong những ngày lễ hội vui chơi là chủ yếu, tuy nhiên họ cũng chuẩn bị đồ ăn, thức
uống thịnh trọng hơn ngày thường, đặc biệt là không thể thiếu rượu. Ngày tết từ sáng
sớm dân làng diện những bộ đồ đẹp nhất, nhất là các chàng trai, cô gái với đủ áo váy
màu sắc sặc sỡ, tập trung tại sân chùa để dự lễ tắm phật.

TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 22


+ Lễ hội Thạt Luổng: là lễ hội truyền thống đặc sắc, đậm nét văn hoá Lào
nhất. Lễ hội Thạt Luổng diễn ra vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, kéo dài
một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm.
+ Lễ hội truyền thống đặc sắc của Lào là lễ rước Phạ Sạt Phơng (lễ rước tháp)
từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng. Phạ Sạt Phơng là một mô hình kiến trúc đền
thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực
rỡ. Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc
tiền bạc cú ý nghĩa giống như tập tục đốt nhà cửa, tiền bạc… cho người đã khuất của
người Việt Nam. Khi đến Thạt Luổng, những người rước sẽ khiêng Phạ Sạt Phơng đi
vòng quanh Thạt Luổng ba vòng trước khi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy
tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng, nghiêm cẩn, thành kính. Theo tục lệ, mỗi gia
đình, bản hoặc một nhóm người… đều có thể chung nhau cúng một Phạ Sạt Phơng.

TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 23



Lễ rước tháp
+ Lễ hội té nước Bunpimay: thường diễn ra từ 13 đến 15/4 hàng năm theo Phật
lịch. Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc,
thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Ngày Tết, mọi người thường té nước vào
nhau để cầu may cho cả năm. Tết Bunpimay thường diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu
tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ,
chuẩn bị nước thơm và hoa. Vào buổi chiều, người dân trong làng tập trung ở chùa để
làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo. Người ta lên chùa để cầu
mong sức khoẻ và hạnh phúc cho cả năm. Sau đó, người ta rước tượng Phật ra một
gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau
khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để sức vào người làm phước.

Lễ hội té nước Bunpimay
+ Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai: được tổ chức vào tháng 5. Lễ hội được tổ chức
vào những ngày khác nhau ở các làng khác nhau trên cả nước và rải rác trong suốt cả
tháng. Lễ hội bắn pháo cầu mưa ở làng Naxone quận Pakngum, Vientiane (Lào) được
xem là lễ hội lớn so với những làng khác do làng Naxone khá gần thủ đô Vientiane nên
thu hút số lượng đông đảo nhân dân Vientiane và khu vực lân cận tham gia.

TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 24


+ Lễ hội món chay Okphansa: Một trong những lễ hội lớn nhất của Lào diễn ra
hàng năm vào dịp rằm tháng 11 theo lịch Phật Lào. Lễ hội Phăn xả là lễ hội lớn nhất
trong năm, diễn ra trong ba tháng gọi là mùa chay. Lễ hội bắt đầu từ ngày rằm tháng 8
gọi là Khậu phăn xả (vào mùa chay) và kết thúc bằng lễ hội Okphansa nghĩa là món

chay. Trong ba tháng mùa chay, các nhà sư chăm việc thiền định, nghiên cứu Phật pháp
hoặc giảng dạy, còn người thường ai nấy đều không cất nhà, không cưới hỏi và có thể
tạm thời bỏ rượu, bỏ hút thuốc...Tuy có các tháng kiêng kỵ, nhưng các họat động của
xã hội Lào vẫn diễn ra bình thường. Tất cả mọi người, từ nông thôn đến thành thị đều
trọng lễ này và sắm lễ vật lên chùa. Mục đích của lễ hội này là cầu may, cầu an và sức
khỏe, đất nước thanh bình mùa màng tốt tươi.
+ Lễ hội đua thuyền: Theo quan điểm của người Lào sau ba tháng ăn chay, mọi
người đã xua hết những ưu phiền để bắt đầu với những ngày mới của cuộc đời, đây là
thời điểm diễn ra lễ hội đua thuyền - lễ hội truyền thống đặc sắc của người Lào. Lễ
mặn chay gồm có 3 hoạt động chính đó là: hành lễ (trong đó có cúng thực và rước nến
xung quanh chùa), thả thuyền đèn nhưng quan trọng và sôi nổi nhất là hội đua thuyền.
Trước ngày lễ người dân đến các ngôi chùa trong thành phố để làm lễ “Tắc bạt” (lễ
khấn phật, xá tội). Đêm trước của ngày hội đua thuyền họ tập trung ở bờ sông Mê
Kông để thả đèn và thuyền xuống dòng sông cầu mong hạnh phúc và những điều tốt
đẹp. Lễ hội đua thuyền truyền thống của Lào được xem như là một mốc khởi động cho
sự vui vẻ.
- Văn hóa nghệ thuật ở Lào: Nhân dân các dân tộc Lào rất thích ca múa, đặc biệt
là các làn điệu dân ca truyền thống. Không chỉ trong những ngày lễ hội, vui chơi hợp
quần… người Lào còn hay ca hát trong sản xuất ngoài ruộng nương, đi hái lượm trong
rừng, xuôi ngược trên các dòng sông. Dân ca Lào rất phong phú, giàu âm điệu, mang
đậm bản sắc dân tộc được phổ biến rộng rãi trong nhân dân từ nông thôn đến thành thị.
Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn nẳng-xử… Mỗi loại lại
mang sắc thái riêng của từng miền, từng dân tộc, từng địa phương. “Lăm” sử dụng
nhiều thể loại thơ nhất được quần chúng ưa thích nhất và phổ biến trong cả nước. Văn
hóa nghệ thuật độc đáo của Lào còn thể hiện trong cỏc điệu múa phổ biến rộng rói, từ
TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN

Trang 25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×