Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thảo luận Thể loại:Giao tiếp y khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.63 KB, 6 trang )

Thảo luận Thể loại:Giao tiếp y khoa
 [Có nhiều điều trái ngược trong cách tiếp cận mang tính
truyền thống của chúng ta trong công tác giáo dục người
thầy thuốc. Có một sự tương phản rõ rệt giữa mức độ cần
thiết của các kỹ năng giao tiếp so với quỹ thời gian được
dành cho việc phát triển và tăng cường những kỹ năng này
đối với những người làm công tác giáo dục và người thầy
thuốc thực hành]
 [Bạn có thể nghĩ ra được điều gì cơ bản hơn, cần thiết một
cách phổ biến hơn trong việc đào tạo một giáo viên hoặc
một thầy thuốc bằng các kỹ năng giao tiếp hoàn thiện của
họ hay không?
Mặc dù một số khoa học cơ bản và các khoa huấn luyện lâm
sàng có những thế mạnh riêng của họ, nhưng không có một huấn
luyện bài bản nào là cần thiết một cách thường quy cho tất cả
các thầy thuốc bằng một khả năng giao tiếp tốt, cho dù là chuyên
ngành gì đi nữa].
 [Sự giao tiếp dĩ nhiên không đơn thuần là chỉ là sự lựa chọn
từ ngữ đúng và dùng các câu có cấu trúc ngữ pháp thật
chuẩn xác. Mà nó đòi hỏi phải tạo được một mối liên kết có
ý nghĩa với một hoặc nhiều người trong quá trình trao đổi
các ý tưởng, thông tin, cảm xúc, hay tạo được hiệu quả tác
động. Một quá trình giao tiếp tối ưu sẽ phản ánh được
những gì người ta hiểu biết và suy nghĩ, phản ánh sự thoải
mái nội tại mà đối tượng cảm nhận được, cũng như những
kỹ năng mà họ có, và tóm lại trong một từ: Họ là “AI” ? ]
 [Sự giao tiếp trọn vẹn cần phải tranh thủ và duy trì được
lòng tin của đối tượng, đó là điều cơ bản quan trọng nhất
trong cuộc giao tiếp. Ngoài ra phải biết chủ động lắng
nghe, làm chủ được yếu tố thời gian, tạo cảm giác được
quan tâm chăm sóc một cách chân thành, đưa ra các ý


tưởng rõ ràng và xúc tích, thể hiện sự thông cảm đồng cảm
nếu cần thiết, và nhiều hơn thế nữa.
Thực tế, rất ít những bậc thầy trong các trường đào tạo y khoa
có sự quan tâm đúng mực tới việc đầu tư và phát triển các kỹ
năng này cho sinh viên, và cũng là những thầy thuốc tương lai
của họ. Chúng ta lo ngại kết quả là, những thầy thuốc này trong
thực hành lâm sàng sẽ dễ dàng thất bại trong giao tiếp với người
bệnh]
 [Mặt khác, là một giảng viên nhưng kỹ năng giao tiếp lại
yếu kém thì dễ thất bại trong quá trình thực hiện vai trò của
mình, và có thể vô tình làm tổn hại đến học viên bằng
những tình huống giao tiếp ứng xử tiêu cực (negative role
patterns). Không còn nghi ngờ gì nữa, người giảng viên
phải là những người giao tiếp tốt].
 [Sự thờ ơ nghiêm trọng của chúng ta đối với giao tiếp thể
hiện ở cơ cấu tổ chức và chương trình giảng dạy trong hầu
hết các trường đào tạo y khoa. Ơ đây, thời gian và chương
trình học giao tiếp được xếp đặt theo cảm nghĩ cá nhân,
mang tính chủ quan của người thầy và người quản lý. Vì
thế đã làm hạn chế rất nhiều cả về thời gian và phương thức
học tập của sinh viên về các kỹ năng này. Thật ra chúng ta
cần xác định rõ khoảng thời gian thực sự và vị trí rõ ràng
của việc dạy học các kỹ năng giao tiếp trong toàn bộ
chương trình giảng dạy. Cần phải có dự trù cho sự đánh giá
kịp thời hiệu quả giao tiếp của học viên, nhằm tăng cường
các kỹ năng có hiệu quả, hoặc để hiệu chỉnh khi cần thiết].
 [Các chuyên gia (Pauli và các cộng sự) mong muốn chúng
ta bắt đầu nhìn nhận công việc đào tạo y khoa như là một
đào tạo “phẩm chất đạo đức” (moral), đó là một biến
chuyển lớn lao xuất phát từ những đường lối khách quan và

cơ động hơn mà nhiều chương trình đào tạo y khoa đang áp
dụng. Họ nói : “Với quan điểm này, chúng tôi muốn dành
sự quan tâm tới sự phát triển cho cá nhân mỗi sinh viên về
ý thức đạo đức, thông qua sự trao dồi những tình cảm thực
sự, thói quen phản xạ, trí tưởng tượng, óc tò mò và các khả
năng tự cảm (introspection)”. Họ mong muốn và đưa ra
những lý lẽ khẩn thiết trong việc hỗ trợ và quan tâm hơn
nữa đối với nhiều yếu tố cá thể, làm cơ sở cho các mẫu giao
tiếp của chúng ta].
 [Kèm theo tạp chí kỳ này (Jason, 2000) người ta đã cho
phát hành một đĩa CD–ROM giúp chúng ta có thể học hỏi

×