Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

BÀI DỰ THI VDKTLM CỦA HỌC SINH ĐẠT GIẢI NHẤT THỊ XÃ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.09 MB, 36 trang )

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG
THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
------------------------KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
I. Tên tình huống: HÚT CÁT, CHÌM THUYỀN TRONG ĐÊM
- Cứu! Cứu!...... Cứu tôi với!!!........
Tiếng kêu thất thanh vọng lên từ giữa dòng sông tối tăm mênh mông nước. Đã 2 giờ
sáng rồi.
- Ba ơi! Ai kêu cứu trên sông ba ơi….
Em chợt tỉnh giấc hốt hoảng gọi ba dậy. Ba vơ vội cái áo mưa chạy ra bờ sông. Lấp
ló ánh đèn từ giữa dòng pha trộn cả những âm thanh hỗn độn khó tả. Mưa nặng hạt hơn
từ bao giờ.
Loay hoay tìm tay quay máy cuối cùng cũng thấy nó. Ba lên thuyền băng ra giữa
dòng. Một lát sau ba trở lại với 3 người đàn ông ướt lóp ngóp như chuột lột.
Hỏi ra mới biết họ đến từ làng bên kia sông Gianh, họ hút cát trộm để bán nên
chuyên hoạt động vào ban đêm. Cũng vì khai thác trộm nên chất đầy thuyền, quá tải,
thuyền chìm. Cũng may không có ai mất mạng.
Như chúng ta đã biết, ngày nay con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Những dấu hiệu cho thấy sự suy thoái, cạn
kiệt tài nguyên môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đang phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề do chính mình gây ra. Vậy nguyên nhân do đâu, thực trạng ấy
như thế nào, những hậu quả cụ thể là gì?
II. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Thứ nhất : Để những chủ thuyền khai thác cát vừa gặp nạn và những gia đình xung
quanh hiểu rõ nguồn tài nguyên sông, biển là có hạn, cách khai thác như vậy là không
1


hợp lý, không tuân thủ luật pháp, nguy hiểm đến tính mạng, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
- Thứ hai: Thông qua đây để chúng em tuyên truyền pháp luật của nhà nước về khai thác


sử dụng tài nguyên sông, biển của quốc gia. Nhằm nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ tài
nguyên đất nước của mỗi người dân. Từ đó nâng cao tình yêu thiên nhiên yêu đất nước,
yêu cuộc sống từ những việc làm hành động nhỏ nhất.
- Thứ ba: Rèn kĩ năng sống cho tất cả các bạn học sinh trong đó có việc sử dụng nguồn
tài nguyên hợp lí góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên đất nước là vấn đề
quan trọng, thiết thực. Xuất phát là học sinh chúng em sẽ trở thành những tuyên truyền
viên tích cực tạo những ảnh hưởng tốt đến tất cả bà con lối xóm, đến tất cả những người
thân trong gia đình, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng xã
hội….để cùng nhau bảo vệ nguồn tài nguyên hiện có và biết cách sử dụng một cách hợp
lí nhất để hạn chế cạn kiện tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sông, biển.
- Thứ tư: Với riêng chúng em, khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ tìm hiểu được
sâu hơn về kiến thức các môn học: Môi trường, Sinh học, Hóa học, Vật lý, Tin học, Ngữ
văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc….Và từ đó chúng em tăng thêm kiến
thức của mình và biết vận dụng các hiểu biểt đó vào cuộc sống hằng ngày của mình và
cộng đồng xung quanh .
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
a. Thành lập nhóm: Nhóm chúng em gồm 2 thành viên của lớp 9A
- Nguyễn Thị Thùy Linh.
- Nguyễn Thị Lệ Hằng.
b. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua sách báo,
mạng xã hội.
- Thống kê: thống kê con số gia đình làm nghề hút cát để bán trên sông, biển.
- Tích hợp: những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn vào thực tế đời sống.
2


- Phân tích, đánh giá: phân tích cụ thể các mặt tác hại, bày tỏ quan điểm đối với vấn
đề.
c. Vận dụng kiến thức liên môn để nghiên cứu và giải quyết tình huống:

- Môn Ngữ văn: Chúng em dùng các kĩ năng văn kể chuyện, thuyết minh, nghị luận
để viết bài đặc biệt là kỹ năng viết bài văn thuyết minh. Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch
lạc, trôi chảy, lập luận chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng tiêu biểu…
- Môn Địa lý: Biết được vị trí sông, biển Việt Nam; tài nguyên sông, biển; môi
trường sông, biển; biến đổi dòng chảy trên sông, biển.
- Môn Toán: Thống kê và tính tỉ lệ hộ gia đình sử dụng phương pháp khai thác cát
không hợp lý. Số liệu về nạn hút cát trên sông, biển ở các địa phương khác…
- Môn Hóa học: Tính chất hóa học của nước, khoáng sản.
- Môn Vật lý: Phần công suất, áp suất.
- Môn Sinh học: Sự đa dạng của tài nguyên sông, biển, vai trò của tài nguyên cát, sỏi
trong đời sống con người, với môi trường tự nhiên.
- Môn Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức trong khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi
trường sông biển; lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
- Môn Mĩ thuật, môn Âm nhạc: vẽ một bức tranh, hát một bài hát, biểu diễn một tiết
mục văn nghệ, một vở kịch ngắn, một tiết mục thời trang…cũng góp phần tuyên truyền:
lên án, phê phán những hành động sai trái trong khai thác tài nguyên sông, biển; kêu gọi
mọi người có ý thức trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên biển nói riêng và tài
nguyên quốc gia nói chung.
- Môn Tin học: Sử dụng mạng, máy tính, soạn bài tuyên truyền bằng phần mềm
Powerpoint.
Để giải quyết tình huống, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có nhiều kiến thức
trong nhiều môn học khác nhau, chúng em phân công ra công việc cụ thể cho mỗi bạn
và cùng nhau tìm hiểu mỗi vấn đề liên quan, sau đó họp và trao đổi với nhau các kiến
thức liên quan để giải quyết tình huống.
3


IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống trên cần có nhiều biện pháp sâu rộng và toàn diện. Nhóm
chúng em xin được đề nghị một số giải pháp sau:

* Đối với xã hội: Chúng em sẽ:
- Thông qua các cơ quan truyền thông như đài phát thanh của thôn, xóm, xã, phường;
báo chí địa phương…để tăng cường tuyên truyền, năng cao nhận thức về tác hại của việc
khai thác tài nguyên bừa bãi đối với đời sống con người và đối với môi trường.
- Đưa vấn đề nguy hại của lối khai cát sỏi bừa bãi trên sông, biển vào các buổi họp
thuộc mọi tổ chức, nghành nghề khác nhau ở địa phương.
- Vận động các hộ dân khai thác cát sỏi tự do trên sông biển tuân thủ pháp luật, đặc
biệt vận dụng những gia đình có uy tín đã từng làm nghề này mà từ bỏ, có sức ảnh
hưởng lớn để có sức lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng.
Chính quyền địa phương nên:
- Nên tập huấn các điều luật liên quan cho các chủ thuyền, hộ dân.
- Buộc các chủ tàu thuyền, doanh nghiệp, khai thác cát, sỏi trên sông, cửa biển phải kí
cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Các tỉnh, thành ven sông, biển lập một đường dây nóng để khi có hiện tượng vi phạm
người dân có thể cấp báo.
- Các nghành chức năng có liên quan cần xử lý thật nghiêm minh hơn nữa những đối
tượng vi phạm để làm gương cho những đối tượng có ý định thực hiện các hoạt động
khai thác như trên.
- Tăng cường nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
sông, biển cho tất cả mọi người.
- Mọi người dân tham gia tuyên truyền, phổ biến nâng cao trách nhiệm của từng người
trong việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên vì: tài nguyên sông, biển vô giá nhưng
không vô tận.
4


* Với nhà trường:
- Đưa vấn đề này vào trong hoạt động ngoài giờ, trong các cuộc thi tìm hiểu nhận thức
để nâng cao ý thức cho mỗi học sinh.
- Tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên nhỏ tuổi tới các địa bàn ven sông, ven biển nơi

mình sinh sống để tuyên truyền cho mọi người cùng biết tác hại của việc khai thác tài
nguyên bừa bãi.
- Phát động cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền khai thác và bảo vệ tài nguyên sông, biển.
* Với gia đình:
- Chúng em hầu hết ở gần vùng sông nước nên trước hết chúng em tự ý thức không
dùng lối khai thác như vậy. Sau nữa thuyết phục người trong gia đình tuyệt đối nói
không với lối khai thác tài nguyên như vậy.
V. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống :
- Nhóm chúng em đã sử dụng các tư liệu tham khảo:
+ Sách giáo khoa các môn cấp THCS: Văn, Sử, Địa, Toán, Hóa, Sinh, Vật lý, Giáo
dục, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tin học, Môi trường….
+ Các trang mạng xã hội.
- Các phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp đề nghị: Đề nghị các cấp có thẩm quyền, nhà trường, gia đình.
+ Phương pháp tuyên truyền: tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng,
tuyên truyền tại địa phương, tại trường.
+ Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: soạn nội dung tuyên truyền, sử dụng
Internet để tuyên truyền.
+ Phương pháp hợp tác: cùng nhau hoạt động, cùng nhau nghiên cứu, đoàn kết hợp
tác và chia sẽ.

5


- Tiến trình thực hiện: Nhóm chúng em dựa trên quá trình nghiên cứu tìm tòi với khả
năng kiến thức phù hợp với lứa tuổi và điều kiện hiện tại chúng em xây dựng nên bài
thuyết trình như sau:
Học trong môn Địa lý chắc các bạn đã biết: Ở Việt nam do điều kiện mưa nhiều đã
tạo ra một số lượng sông suối rất lớn, tới khoảng 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ. Dọc
bờ biển, khoảng 23 km có một cửa sông và theo thống kê có 112 cửa sông ra biển. Các

sông lớn ở Việt Nam thường bắt nguồn từ bên ngoài, phần trung du và hạ du chảy trên
đất Việt Nam. Hầu hết các sông ở Việt Nam chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và
đổ ra biển đông. Ngoại lệ có sông Kỳ Cùng và Bằng Giang. Chảy theo hướng Đông
Nam - Tây Bắc.

Lược đồ sông ngòi Việt Nam
6


Vì sông ngòi nước ta có trữ lượng nước lớn: 853 tỉ m3 chính đó là nguồn nước tưới rất
cần thiết với phát triển nông nghiệp, đặc biệt nền nông nghiệp nước ta là nền nông
nghiệp lúa nước: 1 ha lúa nước cần từ 15000 60000 m3/năm. Sông ngòi cung cấp một
lượng nước tưới không hề nhỏ. Hơn nữa sông ngòi còn cung cấp nước cho sinh hoạt.

Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp
Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn chính đó là nguồn phân bón tự nhiên rất
tốt bồi đắp cho đồng bằng càng thêm màu mỡ: nếu có 1 lớp phù sa dày khoảng 5 cm phủ
trên mặt ruộng thì có thể làm tăng năng suất lúa liên tục 400 kg thóc/vụ/ha. Đồng thời
phù sa sông ngòi còn có giá trị bồi đắp cho đồng bằng làm cho đồng bằng ngày càng mở
rộng thêm về phía biển. Nhờ vậy mà nhân dân ta có thể tiến hành quai đê lấn biển mở
rộng thêm diện tích trồng trọt.

7


Phù sa bồi đắp
Sông ngòi còn là địa bàn rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ: tôm, cá
và trồng rong câu, là nguồn cung cấp thức ăn, thủy sản cho công nghiệp, phát triển ngư
nghiệp....


Khai thác nguồn thức ăn cho đời sống
Cung cấp nước cho nhiều nhà máy thuỷ điện cỡ lớn trong nước hoạt động tạo ra
nguồn điện cho tiêu dùng, sản suất…

8


Cung cấp nước cho thủy điện
Hầu hết các sông của ta đều đổ ra biển Đông tạo thành nhiều cửa sông lớn, có độ
sâu lớn điển hình. Nhờ vậy mà cho phép xây dựng được nhiều cảng sông, biển có
công suất lớn. Thuận lợi cho giao thông đường thủy là bến đỗ, nơi đi lại cho tàu
bè... Vì vậy bằng đường sông ta có thể phát triển giao thông quốc tế rất thuận lợi.
Với môi trường thì sông ngòi được coi là một hợp phần quan trọng của môi trường
tự nhiên có chức năng điều tiết đồng hoá môi trường tạo ra cảnh quan thiên nhiên
trong sáng có lợi cho đời sống con người, là môi trường sinh sống cho nhiều loài sinh
vật giúp cân bằng sinh thái, là nơi du lịch lý tưởng cho con người.

9


Du lịch trên sông
Trong những năm vừa qua, ước tính kinh tế biển đóng góp khoảng 48% GDP, trong
đó các ngành kinh tế sông biển có đóng góp lớn là dầu khí 64%, đánh bắt và chế biến hải
sản 14%, vận tải sông biển và dịch vụ bến sông cảng biển 11%, du lịch sông biển
khoảng 9%...Song áp lực của phát triển ngày càng gia tăng đối với môi trường và tài
nguyên thiên nhiên, cũng như các giá trị khác của vùng sông biển luôn là vấn đề bức xúc
với chính phủ ta hiện nay.
Một thực tế rằng: sông ngòi Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn tài
nguyên sông, biển đang bị khai thác một cách bừa bãi, tận diệt. Trong đó nạn khai thác
cát, sỏi đang ngày càng hoành hành rộng khắp cả nước.

Theo thống kê, cả nước có hơn 500 giấy phép bến bãi, kinh doanh, tập kết, trung
chuyển cát sỏi do cơ quan chức năng cấp. Tuy nhiên, có hàng trăm bến bãi khác hoạt
động không phép, nằm sát đê, cạnh bờ sông, cửa biển ảnh hưởng đến dòng chảy và an
toàn đê điều trong mùa lũ. Ấy là chưa kể đến việc khai thác cát đơn lẽ để bán của các hộ
gia đình.

10


Nhu cầu cát sỏi tăng cao khiến tình trạng khai thác bừa bãi ngày càng thêm nóng,
diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi. Nạn khai thác cát sỏi trái phép diễn ra vào ban đêm
hoặc gần sáng, có tổ chức cảnh giới thông báo cho nhau khi lực lượng chức năng đi tuần
tra. Doanh nghiệp khai thác cát sỏi thường lánh mặt, giao hẳn sự vụ cho người làm công
để tránh né ký vào biên bản khi cơ quan chức năng phát hiện. Hầu hết phương tiện được
thuê chở cát sỏi trái phép đều không có biển kiểm soát hoặc biển kiểm soát đã bị xóa bỏ.
Các doanh nghiệp khai thác cát sỏi trái phép thường xuyên thay đổi vị trí khai thác,
nhiều khi móc ngoặc với chính quyền địa phương để tránh né trách nhiệm.

Hút cát trái phép

11


Khai thác sỏi trái phép
Qua thống kê cho thấy hầu hết các tỉnh ven sông, biển đều sử dụng lối khai thác tận
diệt, bất hợp pháp để khai thác tài nguyên nhằm thu lợi nhuận cao cho gia đình. Ở đây
nhóm chúng em chỉ điều tra cơ bản 50 hộ gia đình ở địa phương thì có đến 9 hộ đã làm
nghề khai thác cát sỏi bất hợp pháp. Một con số không hề nhỏ chút nào!
Hằng ngày xem trên báo chí, thời sự chúng ta có thể bắt gặp những trường hợp tàu
thuyền khai thác cát sỏi trên sông, cửa biển bất hợp pháp này đã được nghành chức năng

phát hiện và xử lý. Điều đáng quan tâm là những vụ như thế vẫn diễn ra mà không hề có
dấu hiệu giảm đi, lại còn được hoạt động rất tinh vi.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát môi trường(CSMTr) thì lén lút khai thác là thủ đoạn
phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 90% số vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận
chuyển, mua bán cát, sỏi trên sông, cửa biển. Để lén lút bơm hút cát, sỏi, các đối tượng
thường tổ chức thành từng nhóm khoảng 3 đến 5 người, sử dụng phương tiện chủ yếu là
ghe đóng hoán cải bằng gỗ (ghe bầu) có tải trọng dưới 20 tấn, có trang bị máy bơm, ống
dẫn. Khi đến địa điểm bơm hút, 2 hoặc 3 đối tượng lặn xuống nước điều khiển đầu ống
hút vào những nơi có cát, sỏi dưới lòng sông, cửa biển. Đặc biệt, một số đối tượng liều
12


lĩnh cắm đầu ống hút vào khu vực gần bờ sông, bờ biển để hút cát, sỏi gây sạt lỡ đất, đê
điều và các công trình thuỷ lợi. Các đối tượng còn lại điều khiển ghe, vận hành máy
bơm và cảnh giới. Tuỳ vào trữ lượng cát, sỏi và công suất của máy bơm, khoảng từ 30
phút đến 60 phút, các đối tượng sẽ hút đầy một ghe cát (từ 10 đến 15 m 3); mỗi đêm hút
được khoảng 5 đến 7 ghe cát (khoảng 70 m3). Sau khi hút đầy ghe, các đối tượng nhanh
chóng chở cát, sỏi bán cho các vựa hoặc xà lan đậu ở địa phận giáp ranh với tỉnh, thành
phố khác.
Có thể kể đến một số ví dụ sau: Theo số liệu thống kê của tỉnh Tiền Giang, trên địa
bàn hiện có 162 tổ chức, cá nhân hành nghề bơm hút cát trên sông, với 185 phương tiện.
Trong đó, các cơ quan chức năng đã sàng lọc nghi vấn 55 đối tượng lén lút khai thác cát
lòng sông trái phép. Ngoài ra, có khoảng 10 phương tiện bơm hút cát ngoài tỉnh đến hoạt
động. Các đối tượng thường sử dụng phương tiện khai thác nhỏ, hoạt động lén lút, hoặc
trang bị máy hút công suất lớn, nhưng thực hiện trong thời gian ngắn, khai thác vào ban
đêm, dựa vào đường ranh giới hành chính giữa các tỉnh để di chuyển qua lại… Mánh lới
khai thác tinh vi của các đối tượng đã gây không ít khó khăn đối với cơ quan chức năng
trong công tác kiểm tra, xử lý. Có trường hợp, khi lực lượng chức năng kiểm tra, không
có chủ phương tiện quản lý, người làm công không xuất trình được giấy tờ; các đối
tượng vi phạm manh động, không hợp tác, không ký tên vào biên bản kiểm tra, thậm

chí, còn có hành vi chống người thi hành công vụ.
Vào lúc 21h đêm 15/03/2016, lực lượng của đơn vị đã mật phục bắt quả tang một
phà sắt của ông Trần Văn Danh (30 tuổi), trú tại xã Liên Minh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh
đang neo đậu giữa sông Ngàn Sâu và sử dụng phương tiện máy móc hút cát trái phép.

13


CSGT đường thủy bắt giữ tàu khai thác cát trái phép trên sông Ngàn Sâu
Trước đó lực lượng Công an Hà Tĩnh cũng đã liên tục phát hiện bắt giữ nhiều phà
sắt, nhiều đối tượng khai thác cát trái phép phá sông Ngàn Sâu như Hồ Quang Trung, trú
xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An; Phạm Quang Chính, trú xã Tùng Ảnh,
huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh; Trần Văn Cường, trú xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ…
Trong đêm mùng 9 rạng sáng 10/5, Phòng Cảnh sát chống tội phạm về môi trường
(PC49)-Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Công an huyện Phúc Thọ phát hiện, bắt
giữ 5 tàu đang thực hiện hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng, đoạn qua địa
bàn xã Vân Phúc, Xuân Phú, huyện Ba Vì.

14


Khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Rạng sáng 29/06/2016 trong lúc tuần tra trên sông Đồng Nai, đoạn qua cù lao Ba Xê
(thuộc xã Long Hưng, TP Biên Hòa) thì phát hiện 3 đối tượng trên một chiếc ghe đang
hút cát trái phép. Lập tức, lực lương công an triển khai bao vây. Tuy nhiên, các đối
tượng đã bỏ lại ghe, lao xuống sông bơi vào bờ tẩu thoát.Tại hiện trường, lực lượng
công an tạm giữ chiếc ghe cùng máy móc, dụng cụ hút cát; trên ghe có khoảng 4m3 cát
vừa được hút lên.

Thuyền khai thác cát trái phép bị xử phạt

15


Vào hồi 14 giờ 30 ngày 31/8/2016, Công an huyện Ba Chẽ đã tiến hành bắt giữ 2 vụ
khai thác cát trái phép tại khu vực lòng Sông Cổng, thôn Lang Cang, xã Đồn Đạc do Tô
Cao Văn, sinh năm 1965, trú tại thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc và Đặng A Tài, sinh năm
1993, trú tại thôn Lang Cang, xã Đồn Đạc, khai thác. Tại thời điểm kiểm tra, các đối
tượng này đã không xuất trình được giấy tờ liên quan đến việc cấp phép hoạt động khai
thác. Công an huyện đã tiến hành lập biên bản tạm giữ 2 máy hút cát và khoảng 21m3
cát thành phẩm. Hiện Công an huyện Ba Chẽ đang hoàn chỉnh hồ sơ, xử lý vụ việc theo
quy định.
Trước đó, lực lượng chức năng đã bắt và khởi tố nhiều vụ khai thác cát lậu trên sông,
cửa biển.
Cụ thể: Ngày 04/6/2013, Công an tỉnh Đồng Tháp đã khởi tố vụ án hình sự, khởi
tố bị can về tội Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên (cát) theo Điều 172 Bộ
luật Hình sự, trong đó có ba bị can nguyên là Bí thư Huyện ủy, Phó Bí thư Huyện ủy,
Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự. Nằm trong Ban chỉ đạo phòng chống khai thác cát,
sỏi trái phép của huyện Hồng Ngự, các đối tượng trên cấu kết với Giám đốc, Phó Giám
đốc, kế toán trưởng, nhân viên Công ty TNHH Ngự Bình tổ chức khai thác cát, sỏi trái
phép trên sông Tiền đoạn qua huyện Hồng Ngự gây thiệt hại trên 11 tỷ đồng.

Đối tượng bị khởi tố do khai thác cát trái phép
16


Sáng 2- 9, Đại tá Trần Đình Nhị, trưởng Công an huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh cho
biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 tháng đối với
Nguyễn Đình Sơn (30 tuổi, trú tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), Lê Quốc Khánh
(27 tuổi, trú tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi "chống người thi hành công
vụ".

Trước đó rạng sáng 4/4/2016, hơn 50 cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu đã bắt quả tang chín ghe bầu hút cát và sáu xà lan chứa cát đang bơm hút cát
trộm trên sông Mỏ Nhát. Thời điểm bị phát hiện, các ghe trên đã hút, chứa được khoảng
2.000m3 cát. Ngày 13-5, đại tá Trần Công Hiểu, chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, đã ký quyết định khởi tố vụ án khai thác cát trái phép trên sông Mỏ
Nhát.

Phương tiện khai thác cát trái phép bị bắt giữ
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chúng ta, hiện tượng khai thác cát sỏi lậu như trên
cũng không hiếm chút nào:
Hiện nay, trên khu vực sông Long Đại, thuộc xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh)
có 3 đơn vị được cấp phép khai thác cát, sỏi gồm Công ty TNHH XD Lương Ninh (được
17


cấp 2 mỏ có diện tích 10ha, công suất khai thác mỗi mỏ 5.000m 3/năm); Công ty TNHH
Thương mại vận tải Hiền Ninh (diện tích được cấp 3ha, công suất khai thác
4.000m3/năm); Công ty TNHH XD Ngô Anh Tuấn (diện tích được cấp 2ha, công suất
khai thác 4.000m3/năm).
Với số lượng khoảng 30 đò lớn nhỏ khai thác cả trong và ngoài khu vực cấp phép trên
sông Long Đại thì trung bình mỗi ngày có tới gần 1000 khối cát sỏi được khai thác trong
khi công suất các điểm mỏ được cấp phép trên chỉ khoảng 13.000 khối/năm.
Thực trạng khai thác cát sỏi tràn lan trên sông Long Đại vẫn diễn ra công khai hàng
ngày, lượng thuyền (đò) khai thác trái phép là không nhỏ nhưng lực lượng chức năng sở
tại lại bàng quan, không hề có động thái can thiệp nào? Chưa hết, một số công ty được
cấp phép khai thác cát sạn trên khu vực sông Long Đại lập “chốt thu phí" khai thác cát
sạn một cách mập mờ tại khu vực xã Trường Xuân. ( Theo Báo Pháp luật)

Lợi dụng cấp phép để khai thác cát sỏi lậu trên sông Long Đại


18


Lập chốt thu phí “cát tặc” trên sông Long Đại
Ngày 15/03/2016 Công an huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình bắt quả tang đối
tượng Võ Huy Cảm (42 tuổi) ở thôn Phú Cát, xã Lương Ninh khi đang khai thác cát trái
phép tại khu vực cồn Nổi trên sông Nhật Lệ, Quảng Bình. Các đối tượng Nguyễn Hữu
Xuân (39 tuổi), trú thôn Xuân Dục 1, xã Xuân Ninh; Nguyễn Đức Thiện (25 tuổi) và
Trần Văn Nam (21 tuổi), đều ở thôn Phúc Lộc, xã Gia Ninh đang khai thác cát trái phép
trên sông Long Đại, Quảng Bình.
Dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác cát
trái phép tại xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhưng hiện nay
tình khai thác và tập kết cát trái phép vẫn “hiên ngang” tồn tại. Tuyến đường từ
Quốc lộ 12A vào điểm khai thác trái phép này chừng 500m, đây là điểm khai thác
rầm rộ nhất, lượng các phương tiện đến đây chở cát đi tiêu thụ thường xuyên.
Ngoài điểm khai thác cát trái phép ở thôn Cấp Sơn, tại thôn Kinh Châu có 2 mỏ cát
trái phép hoạt động công khai ngay sát đường QL 12A, cách trụ sở UBND xã Cảnh
Hóa chỉ vài trăm mét. Ai từng đi qua đây theo đường lộ 12 có lẽ không quá khó để
thấy những cảnh này!

19


Khai thác cát lậu xã Cảnh Hóa- Tuyên Hóa
Từ QL 12A đi vào chỉ khoảng 200m, tại lùm tre bãi Đuồi 27, xã Mai Hóa xuất hiện
cả chục tàu thuyền đang hì hục hút cát lên thuyền, cảnh tượng như một đại công trường
tấp nập. Chỉ theo dõi khoảng 15 phút có đến hàng chục lượt tàu, thuyền lên xuống lấy
cát ở đây mà không gặp bất cứ sự trở ngại nào. Hầu hết những thuyền này đều cắm vòi
hút ngay sát bờ sông Gianh chừng 2 bước chân.


Khai thác cát lậu tại lùm tre bãi Đuồi - Mai Hóa
20


Đây chỉ là những ví dụ nhỏ về nạn khai thác cát trái phép mà nhóm chúng em sưu
tầm được. Còn nhiều, rất nhiều những hoạt động như thế mà các nghành chức năng chưa
thể kiểm soát được nữa.
Vậy nguyên nhân do đâu mà nạn “cát tặc” trên xảy ra tràn lan khắp nơi trên sông,
biển bất chấp luật pháp như thế ?
Nguyên nhân chính đầu tiên phải kể đến đó là vì lợi nhuận thu được từ việc khai thác
lậu. Sản lượng thu về nhiều thì lợi nhuận chắc chắn sẽ cao lên đó là lẽ tất nhiên. Người
lao động mà thu về lợi nhuận cao thì ai chẳng mong muốn. Nhưng có lẽ cũng vì thế mà
họ quên đi hoặc cố tình quên tác hại nghiêm trọng từ hành động thiếu trách nhiệm của
họ đưa đến.
Thứ hai, do người dân thiếu ý thức trách nhiệm với chính cuộc sống, tính mạng, của
cải, môi trường của mình mà rộng hơn là của cộng đồng, của cả đất nước.
Một nguyên nhân không thể phủ nhận đó là công tác kiểm tra xử lý của các nghành
chức năng liên quan chưa được nghiêm khắc, chưa mang tính thường xuyên đã tiếp tay
cho những kẻ thiếu trách nhiệm với cộng đồng có thêm cơ hội để hoạt động, để làm càn.
Nhưng quan trọng nhất là do chính quyền địa phương chưa làm hết trách nhiệm. Thực tế
cho thấy nhiều nơi làm ngơ trước tình trạng khai thác trái phép, thậm chí có quan hệ mờ
ám với chủ thuyền và chủ cơ sở khai thác. Có một số nơi có giấy phép khai thác, nhưng
khâu kiểm tra giám sát rất yếu hoặc thả lỏng cho doanh nghiệp khai thác muốn làm gì thì
làm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp lợi dụng cơ hội này hút cát, sỏi cạn kiệt đến tận đáy
sông.
Tuy nhiên nạn khai thác cát trái phép đưa đến hậu quả khôn lường mà có lẽ không
phải ai cũng nhận thức được. Bằng hiểu biết và sự tìm tòi khám phá nhóm chúng em sẽ
cung cấp cho mọi người biết để giảm thiểu tối đa, dần đi đến từ bỏ hoạt động khai thác
trái phép bừa bãi như đã nói trên. Đó cũng chính là mong muốn tha thiết của nhóm cũng
như cả cộng đồng.

Mọi người biết không để có khối lượng cát, sỏi lớn mà không phải bỏ ra sức người là
các chủ ghe tàu, chủ bến bãi khai thác kinh doanh cát, sỏi lậu chỉ cần trang bị cho mình
21


chiếc ghe, tàu hoặc thậm chí xà lan, một máy bơm công suất lớn chuyên dùng để hút bùn
cát. Cắm điện vào, máy bơm hoạt động hút theo nước trộn lẫn cát, sỏi. Khoảng năm phút
sau, số lượng cát chiếm phần lớn từ lòng sông qua ống hút thế là khoang thuyền, xà lan
no cát chỉ sau vài giờ đồng hồ.( Kiến thức Vật lý)
Thế nhưng, hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ở nước ta đã và đang gây nhiều tác
động xấu đến môi trường xung quanh. Biểu hiện rõ nét nhất là việc khai thác sử dụng
thiếu hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên, gây nên thảm họa cạn kiệt tài nguyên quốc
gia( Kiến thức Tài nguyên, Môi trường). Đây là vấn đề đang làm đau đầu các nhà chức
trách.
Khai thác cát, sỏi tràn lan bất hợp pháp là một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến sạt lở bờ sông. Điều đó không có gì phải tranh cãi. Các bạn biết không, khi lấy cát,
sỏi vượt quá lượng cát, sỏi từ thượng du chuyển về, xuất hiện xói lòng sông hoặc lỡ bờ,
hay cả hai hiện tượng xảy ra cùng lúc. Nếu bờ tương đối ổn định, được kè giữ hoặc che
phủ cây cỏ, dòng sông bị xói và hạ thấp trước. Lòng sông hạ thấp đến mức nào đó, mái
bờ sông sẽ bị mất chân sẽ sụp đỗ, mặt cắt lòng sông mở rộng ra. Thường khai thác cát,
sỏi không rãi đều mà tập trung vào một số điểm thuận tiện để vận chuyển, do đó một vài
nơi trên sông sẽ gây sạt lỡ mạnh. Bạn có thể hiểu như thế này: Khi lòng sông bị xói sâu
ở điểm A, sẽ dẫn tới bị xói tiếp ở phía trên điểm A vì hố xói A đã làm tăng độ dốc mặt
nước phía trên điểm A, tăng sức tải cát sỏi của dòng chảy, dẫn đến xói lỡ ở trên điểm A.
Hố xói A dẫn đến xói lở ở phía dưới điểm A: dòng cát sỏi đáy chuyển từ thượng lưu về
đọng lại hố xói A, lượng cát chuyển về hạ du giảm, dòng chảy sẽ lấy cát từ lòng sông
phía dưới điểm A để bổ sung và gây xói. Cứ thế này nếu xảy ra lũ lớn, chắc chắn sẽ sạt
lỡ nghiêm trọng hơn. Và nghiêm trọng hơn nữa việc sạt lỡ ấy ảnh hưởng đến cảnh quan
môi trường, uy hiếp tính mạng, của cải cũng như sự bình yên của người dân.


22


Sạt lỡ gây sập nhà ven sông
Sông, biển trong tự nhiên luôn có các hệ sinh thái của nó như thảm thực vật ven bờ,
thủy sinh động và thực vật lơ lửng trong dòng sông, hệ sinh vật đáy sông, hệ sinh thái
các cù lao và cồn cát...Ngay cả những mỏm đá ngầm giữa dòng sông cũng sống động
với sự phong phú của các sinh vật sống bám trên đó. Các hệ sinh thái sông này quyết
định chất lượng nước và môi trường sông. Và việc khai thác cát, sỏi bừa bãi, tràn lan sẽ
dẫn đến việc giết chết hệ sinh thái này. Hậu quả nghiêm trọng khi hệ sinh thái bị giết
chết ấy là việc ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên. ( Kiến thức
Sinh học)
Hơn nữa, khi lòng sông bị hạ thấp xuống do hút cát sỏi tạo ra, mức nước sông mùa
khô sẽ bị hạ thấp theo, các kênh dẫn tưới ven sông sẽ thiếu nước. Lượng nước ngầm và
độ ẩm của đất ven sông cũng bị giảm, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, gây mất mùa.
( Kiến thức Địa Lý)

23


Khan hiếm nước tưới ngay cả khi ở ven sông
Bên cạnh đó không thể không kể đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do
khai thác cát sỏi mà ra. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Khi thực hiện hoạt động khai
thác cát sỏi từ lòng sông sẽ làm khuấy động nguồn nước, bới bùn từ sâu lên làm đục
nước, nước nhiễm bẩn. ( Kiến thức Địa lý)

24


Nước sông chuyển màu khi hàng chục tàu khai thác cát sỏi hoạt động

Một tác hại không nhỏ nữa của việc khai thác cát sỏi bừa bãi là làm thay đổi tính ổn
định của dòng chảy: Bùn cát trong sông là sản vật của dòng chảy lũ, đá lộ thiên qua năm
tháng của nắng, gió ,mưa… do ác động phong hóa đẫ biến thành những hạt nhỏ. Qua
dòng chảy mặt, dòng chảy lũ mang vào trong sông – theo sự biến đổi của lu tốc dòng
chảy lũ, đá cuội loại hạt thô, hạt trung, hạt mịn… bồi đắp trong sông, cấu thành yếu tố
chủ yếu của lòng sông. Với sự xói rửa của dòng và sự bổ sung của các phối hạt bùn cát
khác nhau, dòng sông đã giữ được tính ổn định cân bằng. Tuy nhiên, sau khi khai thác
quá mức, do sự bổ sung không kịp thời sẽ làm thay đổi địa mạo lòng sông và điều kiên
của dòng chảy. Từ đó làm thay đổi lu tốc, hướng dòng chảy và dịch chuyển tuyến lạch
sâu theo hướng ngang, làm cho thế sông không ổn định.( Kiến thức Vật lý, Địa lý)
Khai thác cát sỏi còn gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề giao thông vận tải đường thủy.
Trong quá trình khai thác làm thay đổi, dịch chuyển tuyến luồng, làm thay đổi chiều sâu
vận tải thủy, làm thay đổi vị trí các hố, xói và bãi bồi ( vực sâu, ghềnh cạn). Rồi nhiều
thuyền cùng tập trung khai thác vào một khu vực đã cản trở đến thuyền bè qua lại, gây
sự cố va chạm, hư hỏng, chìm tàu thuyền trên sông. Hơn nữa, khai thác và đổ cát, sỏi
trên sông không có quy hoạch tạo nên các bãi ngầm cũng cản trở không nhỏ việc lưu
thông của tàu thuyền và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy. (Kiến thức Địa
lý, Môi trường)
Chưa hết, ngay từ tình huống mà mình chứng kiến trong đêm như đã đưa ra ở đầu
bài thì các bạn biết đấy. Để khai thác cát, sỏi mà lọt qua lực lượng chức năng thường các
chủ tàu thuyền hoạt động khai thác trong đêm. Trời tối, tàu thuyền qua lại không nhìn rõ
gây ra không ít tai nạn đáng tiếc. Hơn nữa để có khối lượng lớn cát sỏi cùng một lúc mà
họ không ngại chất lên tàu thuyền khối lượng lớn quá mức có thể, gây ra tai nạn chìm
tàu thuyền khiến không ít người mất mạng vì thế.

25


×