Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Hình tượng bác sĩ zhivago và vấn đề người trí thức với cách mạng trong tiểu thuyết bác sĩ zhivago của boris pasternak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.98 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................4
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu...............................................5
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................5
5. Cấu trúc bài viết........................................................................................5
NỘI DUNG..................................................................................................7
Chương 1. Khái quát về hình tượng người trí thức trong văn học cổ điển
Nga................................................................................................................7
1. “Con người thừa” trong sáng tác của Puskin............................................7
2. “Con người nhỏ bé” trong sáng tác của Gôgôn........................................9
3. Người trí thức trong sáng tác của L. Tônxtôi..........................................11
4. Tiếp nối hình tượng “con người nhỏ bé” trong sáng tác của Sêkhôp.....13
Chương 2. Hình tượng bác sĩ Zhivago và vấn đề người trí thức với cách
mạng trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của Boris Pasternak......................15
1. Vị trí của nhân vật bác sĩ Zhivago trong tác phẩm...........................15
1.1 Lý thuyết về nhân vật...........................................................................15
1.2 Vai trò của nhân vật bác sĩ Zhivago trong tác phẩm.............................18
2. Diễn biến cuộc đời nhân vật bác sĩ Zhivago.......................................21
2.1 Bác sĩ Zhivago một thanh niên đầy nhiệt huyết và lý tưởng sống........21
2.2 Bác sĩ Zhivago, một người tình nồng hậu.............................................24
2.3 Bác sĩ Zhivago, một triết gia, một nhà thơ dạt dào cảm xúc................30
3. Vấn đề người trí thức cách mạng .......................................................35
3.1 Tư tưởng của Zhivago về cách mạng....................................................35

1


3.2 Tư tưởng của Zhivago trong mối tương quan với hệ tư tưởng của trí thức
Nga đương thời...........................................................................................38


KẾT LUẬN................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................44

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Boris Pasternak(1890-1960) là một hiện tượng của văn học Nga thế kỉ
XX. Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Nga và của thế giới.
Nhiều nhà văn, nhà thơ khi đọc những vần thơ của ông đều phải thán phục.
Thơ ông mang đến một nguồn cảm xúc mới mẻ cho người đọc. Bên cạnh
cương vị một nhà thơ, ông còn là một dịch giả lỗi lạc. Ông đã dịch sang
tiếng Nga những vở kịch tiêu biểu nhất cuả Shakespeare, Goethe và thơ của
một số nhà thơ Gruzia.
Boris Pasternak không chỉ là một nhà thơ lớn mà trong lĩnh vực văn xuôi,
ông cũng có những truyện ngắn được xếp vào loại hay nhất thế giới. Chính
vì thế, Boris Pasternak là cả một kho tàng vô giá để nghiên cứu và khám phá
thêm những đặc trưng con người xã hội cũng như con người thi ca trong
ông.
Một điểm đặc biệt đáng chú ý đó là cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago. Số
phận của ông long đong lận đận vì cuốn tiểu thuyết này. Được hoàn thành
năm 1955 nhưng không được in ngay do bị ngăn cản bởi những thế lực bảo
thủ. Năm 1958 cuốn tiểu thuyết được trao giải Nobel về văn chương vì “sự
đóng góp lớn lao cả vào nền thi ca trữ tình hiện đại của thế giới cũng như
vào lĩnh vực các truyền thống vĩ đại của các nhà văn xuôi Nga. Không chỉ là
những vấn đề về văn học mà cuốn tiểu thuyết còn đề cập đến nhiều vấn đề
phức tạp của xã hội. Chính vì thế khi nghiên cứu tác phẩm này chúng tôi
muốn khám phá thêm không chỉ nghệ thuật, tài năng tác giả mà còn là những
giá trị mới mẻ mà nó mang đến, những lý do làm cho tác giả trở thành một

hiện tượng của văn học Nga.

3


Ngoài ra, vấn đề người trí thức từ lâu đã trở thành một vấn được quan
tâm, một vấn đề mang tính thời đại. Đó cũng là đề tài sáng tác của không ít
các nhà văn trước và sau tác giả Boris Pasternak. Người trí thức trong văn
học biến đổi qua nhiều, thời kì, nhiều giai đoạn tùy thuộc vào những đổi
thay trong xã hội. Khi đi sâu tìm hiểu vấn đề này ta cũng thấy rõ hơn về tình
hình xã hội nước Nga đương thời.
2. Lịch sử vấn đề.
Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago đã phải trải qua không ít sóng gió từ khi ra
đời cho đến khi được tiếp nhận và trở thành một tác phẩm có giá trị lớn
mang tầm thế giới. Tác phẩm cũng trở thành một đề tài rộng lớn, một mảnh
đất màu mỡ cho các học giả bắt tay vào khai thác, nghiên cứu. Được xuất
bản tại Ý và được viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng giải thưởng Nobel về
văn chương năm 1958, tác phẩm đã trở thành một tiêu điểm mà dựa vào đó,
những phần tử xấu đã lợi dụng nhằm chống đối chính quyền Liên Xô. Đó
cũng là lý do khiến tác giả bị khai trừ khỏi Hội nhà văn Liên Xô.
Trong trào lưu cải tổ và dân chủ hóa, danh dự và tác phẩm của Pasternak
được phục hồi. Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago nguyên tác đã ra mắt bạn đọc trên
tạp chí văn học, Thế giới mới đầu năm 1988. Kể từ đây, tên tuổi của nhà văn
trở nên nổi tiếng, tác phẩm của ông cũng được đánh giá cao. Nhiều công
trình nghiên cứu đã xuất hiện như Cuốn tiểu thuyết bay tới đoạn kết của Ala
Alova đăng trên tạp chí Ngọn lửa nhỏ tháng 9 năm 1988. Tác giả
D.S.Likhachov đã bày tỏ sự mến mộ đến với Pasternak và cuốn tiểu thuyết
trong bài Suy ngẫm về cuốn tiểu thuyết bác sĩ Zhivago.
Vấn đề người trí thức trong văn học Nga đã được thể hiện khá rõ
trong văn học Nga từ các sáng tác của Puskin sang đến Pasternak, hình

tượng người trí thức đã trở nên hoàn thiện và trở thành một hình tượng đẹp.
Ở Việt Nam, việc tiếp cận với tác phẩm chưa được rộng rãi. Vì thế nghiên
4


cứu về tác phẩm không nhiều, chủ yếu là những nghiên cứu bước đầu trong
lĩnh vực văn học ở các trường đại học.
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi một bài báo cáo, với đề tài này, chúng tôi đi vào đối tương
nghiên cứu chính là hình tượng nhân vật trung tâm trong tác phẩm Bác sĩ
Zhivago của Boris Pasternak.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi trong báo cáo này là tác phẩm
Bác sĩ Zhivago của Boris Pasternak.
3.3 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu thêm về nhân
vật Zhivago để tìm ra những nét đặc sắc của hình tượng nhân vật, bên cạnh
đó, chúng tôi muốn qua tác phẩm, tìm hiểu về vấn đề nguời trí thức với cách
mạng trong tác phẩm và đặt nó trong mói tương quan với thực tế xã hội để
hiểu thêm cuộc sống Nga trong giai đoạn đương thời.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong phạm vi một bài báo cáo, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp
phân tích cấu trúc tác phẩm. Bên cạnh đó chúng tôi sử dụng phưong pháp so
sánh đối chiếu để có được cái nhín khái quát nhất về tác phẩm.
5. Cấu trúc bài viết.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu
5. Cấu trúc niên luận
5


NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về hình tượng người trí thức trong văn học Nga cổ
điển.
1. “Con người thừa” trong sáng tác của Puskin.
2. “Con người nhỏ bé” trong sáng tác của Gôgôn.
3. Người trí thức trong sáng tác của Tônxtôi.
4. Tiếp nối hình ảnh “con người nhỏ bé” trong sáng tác của Sêkhôp.
Chương 2: Hình tượng bác sĩ Zhivago và vấn đề người trí thức trong tiểu
thuyết Bác sĩ Zhivago của Boris Pasternak.
1. Vị trí của nhân vật bác sĩ Zhivago trong tác phẩm.
1.1 Lý thuyết về nhân vật.
1.2 Vai trò của nhân vật Zhivago trong tác phẩm
2. Diễn biến cuộc đời nhân vật.
Bác sĩ Zhivago, một thanh niên đầy nhiệt huyết, lý tưởng.
Bác sĩ Zhivago, một người tình nồng hậu.
Bác sĩ Zhivago, một triết gia, một nhà thơ dạt dào cảm xúc.
3. Vấn đề người trí thức với cách mạng.
Tư tưởng của Zhivago về cách mạng
Tư tưởng của Zhivago trong mối tương quan với hệ tư tưởng của trí thức
Nga đương thời.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6



NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về hình tượng người trí thức trong văn
học cổ điển Nga
“Trong tiếng Latinh¸ thuật ngữ trí thức (intrlliagentia) chỉ những
người có hiểu biết, có tri thức. Tầng lớp xã hội này bao gồm những người
chuyên lao động trí óc (có trình độ chuyên môn cao). Theo Lênin, bao hàm
trong trí thức là: “...tất cả những người có học thức, đại diện cho những
người có học thức, đại diện cho những nghề tự do nói chung¸đại diện cho lao
động trí óc khác với những đại diện cho lao động chân tay” [1, 15].
Trí thức là những người sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần như
những phát minh khoa học, những tác phẩm văn học, những tác phẩm nghệ
thuật... từ đó tạo nên diện mạo tinh thần của xã hội, góp phần mang đến cho
xã hội một diện mạo mới. Xã hội càng phát triển thì đội ngũ trí thức càng
đông đảo và vai trò của trí thức càng trở nên quan trọng, trở thành cơ sở nền
tảng tạo nên một xã hội hiện đại, văn minh, giúp cho hệ tư tưởng của con
người trở nên rộng mở. Tầng lớp trí thức giúp thúc đẩy xã hội tiến tới những
bước phát triển cao hơn.
Nhân vật trí thức trong văn học rất phong phú, đa dạng, đại diện cho
nhiều thành phần trí thức. Văn học phản ánh cuộc sống con người mà trí
thức là một bộ phận đông đảo không thể thiếu. Chính vì thế, nhân vật trí
thức là loại nhân vật không thể thiếu trong hệ thống nhân vật văn học. Sự ra
đời và phát triển của nhân vật trí thức góp phần hoàn thiện diện mạo văn
học.
1. Con người thừa trong sáng tác của A. X. Puskin (1799-1873)
Puskin (1799-1873) là đại thi hào của nước Nga, là niềm tự hào của mỗi
người dân Nga, là đại diện một cách xứng đáng và toàn diện nhất cho văn
7



học Nga. Ông là tổng kết sự phát triển của quá khứ, mở ra một giai đoạn mới
cao hơn, chuẩn bị cho tương lai huy hoàng . Từ lâu Puskin đã đặt cho mình
nhiệm vụ xây dựng điển hình của thanh niên Nga thế kỉ XIX. Trong tác
phẩm Người tử tù Capcadơ, tác giả đã khắc họa hình tượng người tù như
con người của thời đại, Puskin viết: “Tôi muốn thể hiện ở anh ta sự dửng
dưng đối với cuộc sống và những niềm vui thú ở đời, thể hiện cái già đi
trước tuổi của tâm hồn, đó là những nét khác biệt của thanh niên thế kỉ
XIX”.
Có thể nói, tác phẩm Epghênhi Ônhêghin đã thể hiện tư tưởng, tình cảm
và nghệ thuật Puskin. Bằng khối óc quan sát tinh tế và trái tim rung động
thiết tha của nhà thơ trong những tháng năm sôi nổi, bồn chồn, buồn bã, lo
âu, Puskin đã mang đến không chỉ cho văn học hay lịch sử mà còn cho cả
nhân dân Nga “Bộ bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga” (Bêlinxki). Với
tác phẩm này, Puskin đã ghi lại những đặc điểm nổi bật của thanh niên Nga
thế kỉ XIX, ghi lại những gì của thế hệ Puskin, của bản thân tác giả.
Sống trong giới quý tộc thượng lưu Pêtecbua, sinh hoạt xa hoa, phù
phiếm, sớm tiệc tùng, tối vũ hội, Ônhêghin đã có được những nét tính cách
thông minh, sắc sảo. Bên cạnh đó, mặt trái của cuộc sống đó là làm cho nhân
vật buồn nản, chán chường, cảm thấy phiền muộn, không bằng lòng với
xung quang và không bằng lòng với chính mình. Chàng không cam tâm
khúm núm nô lệ hay hám danh ti tiện Chính vì thế, chàng không có tham
vọng, không theo đuổi danh vọng như những kẻ khác. Chàng không yên
tâm, thanh thản hưởng thụ cuộc sống xa hoa của giới quý tộc thượng lưu mà
chàng đang có, cũng không tận tâm. Tận lực phục vụ giai cấp quý tộc và nhà
nước. Có thể nói, đây là một bi kịch tinh thần với chàng thanh niên
Ônhêghin. Tuy không đau đớn, dằn vặt nhưng nó làm cho tâm hồn của con
người trở nên buồn chán. Ônhêghin thông minh, trong sạch, thẳng thắn
8



nhưng chàng chưa giác ngộ được lí tưởng cách mạng, chưa vươn tới tầm cao
của những người tiên tiến, những người tháng Chạp. Tuổi trẻ, tài năng, trí
tuệ, tâm hồn của chàng không phục vụ cho Nga Hoàng nhưng cũng không
phục vụ cho nhân dân. Chàng chưa nhận thức được tình trạng bi đát, khốn
cùng của nhân dân và ách áp bức nặng nề của quý tộc để tiến lên con đường
đấu tranh xóa bỏ chế độ nông dân chuyên chế. Chính vì thế, Ônhêghin trở
nên xa rời nhân dân, lúng túng chưa biết đi đâu, làm gì, sống vô dụng và vô
nghĩa. Không đi theo phục vụ tầng lớp quý tộc, cũng không cùng nhân dân
đứng lên chiến đấu, chàng trở thành “con người thừa” trong xã hội bấy giờ.
Chàng ích kỉ, chỉ biết bản thân mình, không bận tâm đến người khác, nhiều
khi vô trách nhiệm ngay cả với những người bạn như Lenxki, Tachiana và
chàng càng không quan tâm đến nhân dân. Hình ảnh Ônhêghin là đại diện
cho một lớp trí thức của xã hội Nga đương thời. Từ thực tại, những “con
người thừa” ấy qua nghệ thuật khắc họa nhân vật của Puskin, đã đi vào tác
phẩm, ghi dấu lại một đặc điểm lịch sử Nga đương thời. Với Ônhêghin, hình
tượng “con người thừa” lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Nga mặc dù hai
nhăm năm sau mới có tên gọi là “con người thừa” khi Tuôcghênhep viết
Nhật kí của con người thừa (1850). Hình tượng này là một khái quát sâu sắc,
những đặc điểm của thanh niên Nga nửa sau thế kỉ XIX. Từ sáng tác của
Puskin, hình tượng “con người thừa” đã trở thành hình mẫu chung trong các
sáng tác sau này của các tác giả khác.
2. Con người nhỏ bé trong những sáng tác của Gôgôn (1809-1852)
“Cùng với Puskin, Gôgôn là người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực
trong văn học Nga. Qua tiếng cười châm biếm, khi nhẹ nhàng, đôn hậu, lúc
cay đắng phẫn nộ của ngòi bút Gôgôn, khuynh hướng phê phán đã dần dần
trở thành khuynh hướng chủ đạo trong văn học Nga từ những năm 30 của
thế kỉ trước”[3, 144].
9



Tiếp nối hướng sáng tác của Puskin, Gôgôn đã đặt ra cho mình, trong
những sáng tác của mình nhiệm vụ thể hiện tư tưởng của con người đương
thời. Ông lấy Puskin làm hình tượng mẫu mực để noi theo. Ông viết: “ Khi
tôi sáng tác, tôi chỉ nhìn thấy Puskin trước mặt mình...tôi không làm gì,
không viết gì mà không có lời khuyên của ông. Tất cả những điều tốt đẹp ở
tôi, tôi đều chịu ơn ông”[3, 149]. Gôgôn được tôn làm chủ soái của “trường
phái tự nhiên” được hiểu là chủ nghĩa hiện thực. Thế giới quan của ông phức
tạp không chỉ đơn thuần với một cụm từ “chủ nghĩa hiện thực”. Bằng ngòi
bút của mình, ông đã tố cáo những bộ mặt giả dối của những nguời đứng đầu
xã hội, những kẻ “trí thức dởm” qua hài kịch Quan thanh tra. Đến tập truyện
Pêtecbua, hình tượng “con nguời nhỏ bé” được khắc họa rõ nét.
“Con người nhỏ bé” là những số phận nhỏ nhoi, thấp kém, sống trong
một cuộc sống tù túng, cùng quẫn trong xã hội. Họ cứ theo đuổi một mục
đích sống, một lí tưởng sống, cố gắng níu giữ những giá trị tốt đẹp nhưng
cuối cùng, họ phải chấp nhận một kết cục bi thảm . Đó là kết cục của người
họa sĩ Piscarev trong Đại lộ Nhepski vì sự trăn trở về cái đẹp, và muốn lưu
giữ cái đẹp, muốn cứu vớt cái đẹp nhưng thất bại, người họa sĩ đã không còn
thấy ý nghĩa của cuộc sống và đi đến tự tử. Đó là số phận của Tsacôp trong
Bức chân dung. Anh họa sĩ Tsacôp bị ám ảnh bởi ánh mắt của ông già trong
bức tranh. Anh đã mua tất cả những bức tranh đẹp và hủy hoại chúng. Sự ích
kỉ và ảo tưởng của anh đã dẫn đến một hậu quả xấu. Khi không vươn tới
được cái đẹp, anh tìm cách hủy hoại cái đẹp. Ngoài số phận của chàng họa sĩ
Tsacôp, câu chuyện còn vẽ lên số phận của ông họa sĩ già – nguời đã vẽ lên
bức tranh bí hiểm đó. Ông bất đắc dĩ phải vẽ bức chân dung cho một lão già
độc ác. Khi vẽ đến đôi mắt, ông không kiểm soát được bản thân mình. Khi
vẽ xong, ông như trở thành một con người hoàn toàn khác. Ông trở nên ích
kỉ và tự giải thoát bằng cách đi tu. Bên cạnh những “con người nhỏ bé” ấy,
10



truyện ngắn Chiếc áo khoác cũng đóng góp vào kho tàng nhân vật “con
người nhỏ bé”, một số phận hẩm hiu khác. Ở đây, nhân vật Akaki
Akakiêvich Basmatrkin thể hiện ý đồ tác giả ngay từ cái tên. Việc lặp lại âm
“k” cho thấy sự nhàm chán của cuộc đời, thụ động của tính cách nhân vật.
Sự lặp lại nhàm chán ấy cứ đeo bám cuộc sống của nhân vật cho đến khi ông
có chiếc áo khoác mới. Công việc của ông ta cũng thị động, nhàm chán
không kém và bị ấn định với công việc ấy. Bi kịch xảy ra khi cuộc đời anh ta
thay đổi. Chiếc áo khoác đuợc coi là nguyên nhân chính dẫn tới bi kịch ấy.
Có chiếc áo khoác mới nhưng để rồi sau đó cái mà anh ta nhận được là cái
chết cay đắng trong giá lạnh.
Như vậy, qua các sáng tác của Gôgôn, người trí thức hiện lên thường là
những “con người nhỏ bé”, những số phận hẩm hiu, trớ trêu. Những bi kịch
xảy ra với họ đã đẩy họ đến bên bờ vực thẳm của cuộc đời. Mặc dù vẫn là sự
tiếp nối hình tượng “con người nhỏ bé” nhưng trong các sáng tác của
Gôgôn, sự cảm thông của tác giả gần như không có hoặc có rất muộn. Con
người nhỏ bé được đưa ra với một cự ly trào tiếu. Ghersen đã nói: “Sáng tác
của Gôgôn là tiếng kêu khiếp sợ mà con người phát ra khi bị đè bẹp bởi cuộc
đời hèn hạ, khi anh ta chợt nhìn thấy trong gương bộ mặt thú vật của mình.
Nhưng để tiếng kêu đó có thể phát ra từ lồng ngực thì nhất thiết nơi đó phải
còn lại chút gì khỏe khoắn, một sức mạnh hồi sinh.”
3. Người trí thức với cách mạng trong sáng tác của L. Tônxtôi.
Tônxtôi (1828-1910) là tấm gương phản chiếu cách mạng Nga. Ông đã
sống qua hầu hết các cuộc cách mạng và chứng kiến nhiều biến động lớn.
Nếu như ở Puskin, ta bắt gặp hình ảnh những “con người thừa” bất mãn với
chế độ nhưng không đứng lên chiến đấu cho nhân dân hay hình ảnh “con
người nhỏ bé” trong sáng tác của Gôgôn thì đến Tônxtôi, tác giả đã tái hiện
lại quá trình, con đường tìm đến lý tưởng cao cả của lớp trí thức đương thời.
11



Con đường tìm đến với nhân dân, với lý tưởng là cả một quá trình gian nan
mà không phải người trí thức nào cũng nhận ra được. Trong tiểu thuyết
Chiến tranh và hòa bình, con đường về với nhân dân của hai nhân vật trung
tâm Anđrây và Pie chằng chịt những chông gai thử thách đôi khi phải đối
mặt với cả cái chết. Họ chỉ có thể tìm được con đường ấy khi họ thực sự
cùng với nhân dân trực tiếp chiến đấu tiêu diệt kẻ thù xâm lược.
Anđrây thuộc lớp người ưu tú nhất trong xã hội bấy giờ. Chàng muốn trở
thành một nhân vật nổi tiếng của thời đại, muốn góp phần cống hiến vào sự
nghiệp của quân đội và tổ quốc. Song chính niềm ảo tưởng tìm cái vĩ đại, cái
đẹp chân chính trên mảnh đất hiện thực tầm thường giả dối dưới triều đại
Nga hoàng đã tạo nên nét xung đột trong tính cách Anđrây. Đối lập với
Anđrây, một người có nghị lực, ý chí, sắc sảo vững vàng, Pie lại là người
sống theo cảm tính, trung hậu, hiền lành, thẳng thắn và chân thành. Chàng
yếu đuối, mơ mộng và thụ động đến nhu nhược. Tuy thế nhhưng cả hai đều
muốn thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn, bế tắc nên cả hai đều đi tìm “một tâm
hồn cao cả hơn người” kiểu Napôlêông. Họ muốn trở thành những con
người siêu nhân, đứng trên mọi con người. Họ đều mang trong minhf giấc
mộng Tulông. Cả Anđrây và Pie đều rơi vào bế tắc, chán chường. Để thoát
khỏi tình trạng này, thời đại anh hùng đã đốt trong lòng họ niềm tin yêu
mãnh liệt.
Anđrây ra trận và nhận rõ ý nghĩa thiêng liêng của sự nghiệp cứu nước,
chàng nhìn thấy được mối liên hệ giữa cái riêng của mình và cái chung của
cả dân tộc. Không chỉ căm giận và chiến đấu chống quân thù xâm lược,
Anđrây còn lên án quyết liệt bọn thống trị xấu xa, bất lực chỉ ru rú náu mìh
nơi an nhàn để hưởng lạc.phó mặc số phận mất còn của đất nước cho quần
chúng và binh sĩ. Chàng đã vạch cho Pie thấy rõ điều đó. Anđrây là hình
tượng điển hình của các nhà cách mạng Tháng Chạp sau này. Tuy vậy, trước
12



lúc từ giã cõi đời, Anđrây cũng đã mang nhiều suy nghĩ nhuộm màu sắc duy
tâm về tình yêu thương, về cuộc sống và cái chết. Đó là điểm hạn chế của
nhân vật và cũng là mặt hạn chế trong thế giới quan của tác giả.
Trên chiến truờng Bôrôđinô, Pie đã vượt qua một thử thách quyết liệt về
tinh thần. Vì tổ quốc, nhân dân,nghĩa vụ thiêng liêng và tình cảm đẹp đẽ,
chân thành đã thôi thúc chàng lao vào cuộc chiến đấu chung. Chàng hiểu rõ
tội ác tàn bạo của kẻ thù xâm lược và nhận rõ sức mạnh tinh thần tiềm tàng
một cách vô tận của nhân dân Nga và hơn nữa, chàng thấy được mối quan hệ
giữa người với người. Hòa mình vào cuộc sống cùng lớp bạn tù một cách tự
nhiên, Pie thực sự được nâng cao sức mạnh tinh thần. Cuộc hành trình mà
Pie đã trải qua từ sa đọa, thừa thãi trong thế giới quí tộc cung đình đến bế tắc
trong hoạt động tôn giáo, rồi băng mình trên chiến trường máu lửa, qua bị
bắt làm tù binh và cuối cùng được đội du kích cứu thoát từ tay quân thù là
qua trình khẳng định giai đoạn chuẩn bị bước vào thời kì hoạt động cách
mạng từ tự phát đến tự giác.
Như vậy, Pie cũng như Anđrây là hai tính cách điển hình cho tầng lớp quí
tộc tiến bộ trong một giai đoạn lịch sử đầy biến cố từ 1805 đến 1825. Điều
chủ yếu trong họ là ở chỗ, tuy mang đậm màu sắc quí tộc nhưng họ luôn
luôn muốn vươn lên, muốn thoát khỏi thế giới thượng lưu của giai cấp thống
trị. Vừa thể hiện được bản chất giai cấp, vừa biểu hiện được sắc thái dân tộc
Nga, cả Anđrây và Pie đều là những thanh niên ưu tú được nhân dân tiếp sức
trong cuộc chiến đấu vĩ đại và trở thành những người anh hùng của nhân
dân, trở thành nhân vật trung tâm của tiểu thuyết anh hùng ca.
4. Tiếp nối hình tượng “con người nhỏ bé” trong những sáng tác của
Sêkhôp
Ta đã thấy dấu ấn của những khiếp sống thừa, những cảnh đời thừa trong
văn học Nga qua hình tượng con nguời thừa như Ônhêghin trong “Epghênhi
13



Ônhêghin” của Puskin. Đó là những con người thuộc tầng lớp trên trong
cuộc sống xa hoa phú quý. Bi kịch của họ là không tìm thấy mục đích sống,
ý nghĩa sống trong xã hội Nga Hoàng. Đến Sêkhôp, ta không còn thấy
những con người thừa nhưng lại tràn ngập cuộc sống thừa, những cảnh đời
thừa vô vị, nhàm tẻ, đơn điệu, trống rỗng, tự huyễn hoặc mình và đầu độ bầu
không khí xung quanh.
Trong những tác phẩm của mình, Sêkhôp luôn khuyến khích con người
dứt ra khỏi cuộc sống tủn mủn, trống rỗng để đấu tranh cho hạnh phúc chân
chính. Ông không khoan nhượng, không phê phán, buồn rầu mà tiếc thươn
cho con người. Ông tha thiết mong con người mơ ước, hy vọng đấu tranh.
Nước Nga trong truyện Sêkhôp là “một đất nước ngột ngạt, khồng sao chịu
đựng nổi. Trong cuộc đời cũ ấy, những “con người nhỏ bé” gặp biết bao điều
bất hạnh thảm thương. Sêkhôp miêu tả những gì làm cho con người trở
thành “nhỏ bé” ví như nỗi sợ, nỗi hám hư danh, sự thỏa mãn hợm hĩnh...
Ông phê phán cái khả năng trở thành “con người nhỏ bé”, cái tinh thần sẵn
sàng trở thành “con người nhỏ bé”, cái lòng mong muốn trở thành “con
người nhỏ bé”.
Trong Người vợ chưa cưới, nhân vật Xaxa nói với Nađia sự ngạc nhiên
khi thấy những người xung quanh chẳng chịu làm việc gì. “Nếu nhu má cô,
bà nội cô không làm gì chẳng hạn thì phải có một người nào đó làm việc
thay các vị, các vị đã cướp mất cuộc sống của người khác, lẽ nào cái đó laị là
trong sach, lại không nhơ nhuốc”.
Kết thúc truyện Thảo nguyên là một câu hỏi: “Cuộc sống rồi sẽ ra sao?”.
Bên cạnh những “con người thừa”, “con người nhỏ bé”, Sêkhôp xây dựng
những nhân vật tích cực, không ồn ào, không khoa trương, cứ lặng lẽ làm
việc cống hiến cho đất nước. Hình tượng Đumop, một con người bình
thường mà vĩ đại trong cuộc sỗng Nga hiện ra mà nhiều người không hay.
14



Ônga cứ theo đuổi những con người vĩ đại giả mà quên một con người vĩ đại
thật , một con người trí thức chân chính, đầy đủ tài năng và triển vọng. Cần
mơ ước một cuộc đời mới, những đổi thay mới, Nađia vứt bỏ quá khứ, chia
tay với ngôi nhà cũ, thành phố cũ để ra đi, làm víệc, học tập, thay đổi cuộc
sống.
Trong kịch Sêkhôp, trong sinh hoạt tưởng chừng như đơn điệu, lặp đi lặp
lại, con người vẫn đang lo âu, day dứt, đang mòn mỏi bất hanh, đang mơ
ước chờ đợi. Ngày lại ngày nối tiếp nhau, cảm giác nặng nề, thất vọng đè
nặng lên moi người. Cuộc đời cứ lặng lẽ trôi qua uổng phí , các nhân vật
không làm gì để đổi thay được nhưng vẫn không chịu đầu hàng, vẫn mong
ước thay đổi.
Như vậy, một nền văn học đã là biểu tượng cho những giá trị dân chủ và
nhân văn vô cùng quý giá chống lại sự ngược đãi con người, chống lại sự trì
đọng của trí tuệ, chống lại sự bạc nhược của giới trí thức và bao trùm là khát
vọng tự do cao hơn mọi kìm kẹp, trói buộc, đè nén, áp bức. Người trí thức là
nhân vật chính, là đại diện tiêu biểu được văn học lựa chọn để thể hiện rõ bộ
mặt của xã hội đương thời. Hình tượng người trí thức co thể biến đổi nhưng
không ngoài mục đích phản ánh thực tại khách quan của xã hội đó.

Chương 2: Hình tượng bác sĩ Zhivago và vấn đề người trí
thức với cách mạng trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago.
1. Vị trí của nhân vật bác sĩ Zhivago trong hệ thống nhân vật
1.1 Lí thuyết về nhân vật
“Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước
lệ. Đó không phải là sựu sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con
người mà chỉ là sự thể hiện con ngừời qua những đặc điểm điển hình về tiểu
sử, nghề nghiệp, tính cách... Nhân vật không chỉ là con người mà còn có thể

15



là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người,
được dùng cho những phương thức khác nhau để biểu hiện con người”[5,
159]
Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện
trong văn học bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học có thể có tên
hoặc không có tên, có thể là những nhân vật đuợc miêu tả đầy đặn cả ngoại
hình lẫn nội , có tính cách, tiểu sử hoặc co thể là những người thiếu hẳn
những nét tính cách đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân
vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận hư
nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó
là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng.
Bản chất văn học là một quan hệ với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống
qua những chủ thể nhất định , đóng vai trò như những tấm gương của cuộc
đời.
“Chức năng của nhân vật là khái quát nhhững qui luật của cuộc sống
con người thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người.
Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và
quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác nhân vật là phương tiện khái
quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng.” [13; 279]
Thuật ngữ “nhân vật” thường đi liền với thuật ngữ “tính cách”. Tính
cách trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất, là sự thể hiện các phẩm chất xã
hội, lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền vời phẩm chất
tâm sinh lý của họ. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính
và cái chung xã hội lịch sử. Tính cách thường được hiểu như là đặc điểm của
nhân vật, khuynh hướng xã hội và là qui luật hành động cảu nhân vật. Vì
tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, xuất hiện trong hiện thực khách
16



quan, do đó chức năng khái quát của nhân vật cũng mang tính chất lịch sử.
Mỗi tính cách là một kết tinh của một môi trường, cho nên ý nghĩa của nhân
vật không chỉ là thể hiện tính cách mà còn là người dẫn dắt ta vào một thế
giới đời sống. Nhân vật là một công cụ cho nên việc tìm ra nhân vật mới bao
giờ cũng là chìa khóa để mở rộng các mảng đề tài mới. Nội dung khái quát
của nhân vật không chỉ là cái tính cách xã hội lịch sử và ảng đời sống gắn
liền với nó mà còn là quan niệm về tính cách và cái tư tưởng mà tác giả
muốn thể hiện. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện một tư tưởng về
cuộc đời.
• Các phương tiện loại hình nhân vật thường hết sức đa dạng.
- Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm ta có: Nhân vật chính, nhân vật
trung tâm và nhân vật phụ.
+ Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuật hiện nhiều, giữ
vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên
can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai
đề tài cơ bản của mình.
+ Nhân vật trung tâm xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Đó là nơi
quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm
của tác phẩm.
+ Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ.
- Xét về phương diện hệ tư tưởng có: Nhân vật chính diện, nhân vật
phản diện.
+ Nhân vật chính diện mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng đạo đức tốt
đẹp của tác giả và của thời đại.
+ Nhân vật phản diện mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý, lý
tưởng, đáng lên án và phủ định.

17



- Xét về phươg diện cấu trúc có: Nhân vật chức năng, nhân vật loại
hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng.
+ Nhân vật chức năng là loại nhân vật không có đời sống nội tâm, các
phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối,
hơn nữa sự hoạt động, tồn tại của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức
năng nhất định, đóng một số vai trò nhất định.
+ Nhân vật loại hình là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã
hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân vật
nhằm khái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy mà được
gọi là nhân vật điển hình.
+ Nhân vật tính cách thường có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch
lý, những chuyển hóa và chính vì vậy tính cách thường có một quá trình
tự phát triển và nhân vật không giản đơn vào chính nó.
+ Nhân vật tư tưởng là các nhân vật cũng thể hiện một cá tính, một nhân
cách nhưng cái chính là một hiện tượng tự nhiên diễn ra trong đời sống
thường được nhà văn sáng tạo để minh họa cho một quan điểm, tư tưởng
của mình hoặc để thể hiện một tư tưởng nào đó của thời đại.
1.2 Vai trò của nhân vật bác sĩ Zhivago trong tác phẩm,
Trước tiên, hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết này bao gồm:
- Iuri Anđrêvich Zhivago, con của ông Anđrây Zhivgo, một kĩ nghệ gia
triệu phú và bà Maria Nicônaepna. Là bác sĩ, người tình của Lara, kết
hôn với Tônia, có con trai Xasa và con gái Maria với nàng.
- Epgrap Anđrêvich Zhivago, em cùng cha khác mẹ của Iuri Zhivago,
sau ttrở thành thiếu tướng Hồng quân, nhiều lần cứu giúp bác sĩ
Zhivago.
- Nicôlai Nicôlaiêvich Vêđeniapin, linh mục, triết gia, cậu ruột của Iuri
Zhivago.
18



- Tônia Alêchxăngđrôpna Grômêcô, con gái giáo sư Alêchxăng
Grômêcô và bà Anna Ivanôpna, cháu ngoại của cụ Ivan Cruyghe –
một điền chủ lớn có khu trang trại Varưkinô.
- Lara Phêđôrôpna Ghisa, nữ giáo viên trung học, con gái bà Amêlia
Caclôpna. Nàng kết hôn với Pasa Antipôp, sinh được một con gái là
Catenca. Là người tình của Iuri Zhivago.
- Pasa Paplôvich Antipôp, con của một công nhân đường sắt tên là
Paven Antipôp. Anh là giáo viên trung học, sau trở thành chỉ huy cao
cấp của Hồng quân, đổi tên thành Stơrennicôp, đối nghịch với tường
Bạch vệ Gliulin vốn là bạn cũ của chàng.
- Iuxupca Ghimadetdin Galiulin, con bác lao công Ghimadetdin và bà
Phatima, là thợ máy, sau đó là trung úy, cuối cùng là tướng Bạch vệ.
- Vichto Ippôlitôvich Cômarôpski, luật sư của cha Iuri Zhivago, là nhân
tình của mẹ Lara, hủy hoại đời thiếu nữ của nàng, sau trở thành bộ
trưởng trong chính phủ phản cách mạng ở Sibia.
- Misa Goocđôn, bạn học của Iuri Zhivago, sau là giáo sư.
- Nica Đuđôrôp, bạn học của Iuri Zhivago, sau là giáo sư.
- Lavrenti Mikhailôvich Côlôgrivôp, nhà doanh nghiệp giàu sang, hào
phóng, có vợ là bà Sêraphima Philipôpna và hai con gái là Nađia (bạn
học của Lara) và Lipa.
- Aveckia Maculisưn, quản lý của cụ Cruyghe ở trang trại Varưkinô, có
con trai là Liveri(Lesnưc) là chỉ huy đoàn quân du kích trong rừng.
- Macken Sapôp, gia nhân của gia đình giáo sư Grômêcô, có con gái
Marina sau này thành vợ không chính thức của Iuri Zhivago, sinh với
chàng hai con gái (Capa và Clara).
Trong toàn bộ tiểu thuyết, căn cứ vào cách xây dựng nhân vật và sự thể
hiện tính cách nhân vật trong cấu trúc tác phẩm, chúng tôi phân định hệ
19



thống nhân vật dựa trên phương diện vai trò của nhân vật trong tác phẩm.
Trong tác phẩm này có nhân vật tốt, nhân vật xấu nhưng nếu xét trên phương
diên hệ tư tưởng thì nhân vật có hệ tư tưởng sai lệch lại không hẳn là nhân
vật xấu. Chính vì thế mà ta không nên phân định nhân vật theo phương diện
hệ tư tưởng. Nếu xét về phương diện cấu trúc thì không thể thấy rõ vai trò
của các nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật thể hiện lý tưởng của tác giả song
nếu chỉ xét trên khía cạnh này thì ta đã mặc nhiên tước bỏ những nét tính
cách độc đáo, những phẩm chất tốt đẹp của riêng nhân vật đó. Đó chính là lý
do vì sao chúng tôi chọn phân định nhân vật theo vai trò của nhân vật trong
việc thể hiện tư tưởng của tác giả.
Toàn bộ các tình tiết, sự kiện của cuốn tiểu thuyết xoay quanh cuộc cách
mạng Nga và tầng lớp trí thức với vấn đề nhận thức cách mạng. Trong hệ
thống nhân vật, người mà có ảnh hưởng nhiều nhất đến các nhân vật khác
chính là Iuri Zhivago. Khi khắc họa nhân vật này, tác giả đã tạo nên một
hình tượng hết sức đặc biệt,khác với những nhân vật khác. Iuri Zhivago nói
lên tư tưởng, quan điểm của tác giả về cách mạng, về xã hội và những triết
lý nhân sinh trong cuộc sống. Có thể nói, nhân vật này qui tụ toàn bộ năng
lực, tài hoa của tác giả trong việc xây dựng nhân vật. Không phải ngẫu nhiên
mà tác giả lại lấy tên nhân vật Zhivago để đặt tên cho tác phẩm. Chính vì sự
quan trọng ấy của nhân vật Zhivago, ta có thể khẳng định đây chính là nhân
vật trung tâm trong tác phẩm.
Bên cạnh nhân vật trung tâm Iuri Zhivago, các nhân vật khác cũng góp
phần không nhỏ vào việc tạo nên cốt truyện và những xung đột diễn ra trong
câu truyện đặc biệt là các nhân vật chính như Lara, Pasa, Tônia, Galiulin,
Misa, Nica, Cômarôpski, Epgrap... Những nhân vật này bên cạnh vai trò làm
nền cho nhân vật trung tâm, tạo ra các mối quan hệ trong tác phẩm còn có

20



những tính cách khá độc đáo. Mỗi nhân vật có một đời sống riêng về vật
chất cũng như tinh thần.
Ngoài ra, ta không thể phủ nhận vai trò của những nhân vật phụ trong
việc tạo nên cấu trúc tác phẩm, góp phần làm nổi bật tư tưởng, phẩm chất
của nhân vật trung tâm. Các nhân vật này thường xuất hiện mờ nhạt hoặc chỉ
xuất hiện trong một giai đoạn nhất định trong hành trình cuộc đời Zhivago.
những nhân vật ấy như một phương tiện hữu ích của tác giả trong việc thể
hiện ý đồ sáng tác của mình.
2. Diễn biến cuộc đời nhân vật bác sĩ Zhivago
Mỗi trang tiểu thuyết là một trang về cuộc đời bác sĩ Zhivago. Từ trang
đầu đến trang cuối là những bước phát triển trong con người cũng như tư
duy của chàng. Ở mỗi thời điểm khác nhau, con nguời ấy lại hiện lên với
những nét thay đổi nhất định. Từ một cậu bé thông minh hóm hỉnh trở thành
một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết và sức sống. Những trải nghiệm qua
sóng gió cuộc đời, qua những mối tình, con người ấy trưởng thành hơn, hoàn
thiện bản thân hơn và để rồi cuối cùng còn đọng lại là những triết lý nhân
sinh cao quý về cuộc sống được đúc kết trong suy tư nhân vật.
2.1 Bác sĩ Zhivago, một thanh niên đầy nhiệt huyết và lý tưởng sống.
Iuri Zhivago ngay từ nhỏ đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, tư duy
sắc sảo. cậu bé có một tâm hồn trong sáng và một tình yêu tha thiết đối với
người mẹ. Lớn lên, những đức tính ấy vẫn không hề thay đổi trong con
người cậu. Dưới ngòi bút tác giả, Iuri đã mang những nét tính cách hết sức
độc đáo và có tầm trí tuệ cao. “Trong tâm trí Iuri, mọi thứ đều xê dịch, lẫn
lộn và vô cùng độc đáo, từ các quan điểm, thói quen đến các năng khiếu bẩm
sinh. Chàng có tính mẫn cảm lạ lùng và có lối cảm thụ, tri giác hết sức mới
mẻ” [8; 325]. Tài năng của Iuri khá toàn diện và sâu sắc. Với mỗi lĩnh vực
khác nhau, chàng lại có những khả năng nhất định. Quan niệm của chàng về
21



việc xác định phương hướng cho bản thân là hết sức rõ ràng. ở đây ta thấy
được sự uyên thâm cũng như sự chín chắn khá cao đối với một thanh niên
mới bước vào đời. “Tuy rất thiên về nghệ thuật va sử học,chàng đã chọn
nghề y một cách dễ dàng. Chàng cho rằng nghệ thuật không phải là một
nghề,giống như tính vui vẻ bẩm sinh hoặc chất đa sầu đa cảm không thể tao
nên nghề nghiệp. Chàng mê môn vật lý và vạn vật học và phát hiện ra rằng
trong đời sống thực tế phải làm một nghề giúp ích cho xã hội. Vì lễ đó,
chàng đã chọn ngành y” [8; 325]. Từ cách xác định nghề nghiệp của Iuri, ta
có thể thấy được phẩm chất đáng quý của con người này .Chàng không tự
phụ, vì bản thân mà những việc chàng làm luôn hướng đến mục đích phục vị
xã hội. Những sở trường của bản thân chàng tạm gác sang một bên để
nhường chỗ cho một mục đích cao cả là cứu giúp con người. Nghệ thuật đối
với chàng là những gì thuộc về thế giờ tinh thần và trong thực tế bấy giờ, nó
không trực tiếp giúp ích cho xã hội. Tuy vậy đó vẫn là niềm say mê.yêu
thích, là một sở thích đặc biệt của chàng. “Iuri biết suy tưởng và viết văn, từ
dạo còn học trung học chàng đã mơ ước viết văn xuôi, một cuốn “ tiểu sử “
trong đó chàng có thể gửi gắm như nhét vào đó những gói thuốc nổ được
ngụy trang kĩ, những gì kỳ thú nhất tất cả mọi điều chàng từng được chứng
kiến và suy xét. Nhưng chàng còn quá trẻ để viết một tác phẩm như thế.
Chàng bèn làm thơ thay vì viết văn xuôi, tương tự một họa sĩ suốt đời vẽ
phác thảo để chuẩn bị tiến tới bức họa lớn hằng ôm ấp “. [8; 327]. Từ những
nét trên, ta thấy Iuri là một con người có ý tưởng sống rất ý trí và đầy lòng
nhân ái. Chàng biết khả năng, năng lực của bản thân và cao hơn nữa, chàng
biết đem cái năng lực ấy vào phục vụ cho xã hội, cho đời sống thực tế. Từ
đây có thể khẳng định Iuri zhivago, là một chàng trai sôi nổi,đầy nhiệt huyết
và lý tưởng, sẵn sàng đem hết khả năng phục vụ cuộc sống.

22



Thời gian trôi qua, Iuri đã sống hết mình, học hết mình và yêu cũng
hết mình. Tốt nghiệp đại học, chàng đi đúng con đường mà mình đã chọn-trở
thành một bác sĩ.Chàng cưới Tônia như một định mệnh và không chút gì
phải hối tiếc. Chiến tranh nổ ra ,trên cương vị một bác sĩ giỏi, chàng không
ngần ngại cống hiến tài năng và sức trẻ của mình để phục vụ đất nước. Vốn
sống ở thành phố, trong một hoàn cảnh hết sức đầy đủ và sung túc nhưng
khi tham gia vào cách mạng, chàng đã cố gắng làm quen được với cuộc sống
mới, quen với chiến tranh và sự chết chóc. “Iuri kể rằng chàng đã phải cố
gắng lắm mới quen dần với thứ logic đẫm máu của sự tiêu diệt lẫn nhau, với
hình dạng của các thương binh nhất là một số vết thương ghê sợ do tiến bộ
kỹ thuật quân sự thời nay gây ra, làm cho những người sống sót bị tàn phế
hoặc trở thành một đóng thịt bầy nhầy.[8; 407]. Và cuối cùng chàng cũng
tìm thấy sự đồng điệu và gắn bố với cuộc sống ấy : “:cảnh sống của bọn tôi
ngoài mặt trận đúng là cảnh sống lang thang của dân du mục. Tôi tưởng
chừng đã sống ở đây cả thế kỉ, khi ngắm cái ánh nắng và cái bóng cây ngoài
dường đang đùa giỡn trên các hòn đá lát ở góc bếp lò kia”, [8; 419]
Có thể khẳng định rằng, quãng thời gian không dài kể từ khi còn là
một cậu bé đến khi trưởng thành, Iuri Zhivago đã suy nghĩ và hành động
theo tiếng gọi của lý trí. Mục đích sống và quan niệm sống tù lâu đã hình
thành một cách rõ nét trong con người chàng. Chàng sống và làm theo đúng
quan niệm sống ấy, không đánh mất mình, luôn giữ vững lập trường quan
điểm. Chàng có niềm tin và lạc quan. Trong mối quan hệ bạn bè và xã hội,
Iuri luôn tỏ ra là một con người hòa đồng, luôn tôn trọng người khác và cư
xử đúng chừng mực. Chính vì thế mà chàng rất được mọi người quý mến
đặc biệt là bà Anna Ivanôpna-mẹ của Tônia đã đứng ra chủ hôn cho hai
người. Hình tượng bác sĩ Zhi vago được khắc họa đậm nét. Những năm
tháng đầu đời, chàng là một con người đầy nhiệt huyết và sống lý tưởng.
23



Qua hình tượng nhân vật Zhivago ta như thấy phần nào nét tính cách cũng
như một số quan niệm của tác giả.
2.2 Bác sĩ Zhivago, một người tình nồng hậu.
Iuri là một người có trí tuệ cao, lý trí vững vàng song chàng lại “có
tính mẫn cảm lạ lùng và có lối cảm thụ tri giác hết sức mới mẻ”. Đây cũng
chính là nét đa diện trong con người chàng tạo nên một tính cách phức tạp
đôi khi khó hiểu. Sự gần gũi với một người mẹ nhân hậu, giàu lòng thương
con và một người cậu vừa là triết gia, vừa là linh mục đã tạo nên những nét
tính cách chính trong con người Iuri. “Iuri hiểu rằng cậu ruột đã có ảnh hưởg
đến mức tới việc hình thành các nét tính cách chính của chàng”. [8; 327].
Iuri suy nghĩ một cách logic và hợp lý, hiểu cặn kẽ những hiện tượng xã hội
song bên cạnh đó chàng lại là một người giàu tình cảm. Chàng yêu thương
con người, yêu hết thảy những thứ thuộc về thế giới thiên nhiên. Ta có thể
khảo sát nét tính cách độc đáo này qua hành trình tìm kiếm hạnh phúc của
chàng và tình yêu tha thiết.
Chàng sớm mất đi người mẹ, người gần gũi, yêu thương nhất. Chàng
cùng cậu ruột đi đây đó nhiều nơi và cuối cúng đến sống ở nhà giáo sư
Grômêcô .Chàng quen Tônia con gái giáo sư và Misa, họ đã trở thành bộ ba
rất thân thiết. Vì thông minh học giỏi lại biết lễ độ nên Iuri Zhivago rất được
yêu quý. Chàng và Tônia sớm nảy sinh tình cảm, một thứ tình cảm hết sức
trong sáng và vô tư.”Hai người đã trải qua sáu năm bên nhau từ cuối thời thơ
ấu sang tuôiir thanh niên. Họ biết nhau tưng ly từng tí. Họ có những thói
quen chung, có lối chao đổi riêng những câu ý vị ngắn ngủi và cách trả lời
nhau bằng tiếng khịt mũi nhẹ”.[8;349]. Cái thứ tình cảm ấy giữa Iuri và
Tônia chỉ trở thành một thứ tình cảm đặc biệt, thiêng liêng khi bà Anna
Ivanôpna trước khi qua đời gọi hai người tới và tác hợp cho họ. Kể từ đó,
tình cảm cứ lớn dần lên trong mỗi con người. Không còn là thứ tình bạn
24



ngây thơ trẻ con nữa nó khiến hai người đã tưởng chừng đã hiểu thấu về
nhau lại cảm thấy người kia còn nhiều điều khác lạ. “Tônia, người bạn cố
giao, người mà Iuri vẫn tưởng chừng mình đã hiểu vô cùng tường tận ấy,hóa
ra lại là một đối tượng khó hiểu và phức tạp nhất trong số hết thảy những gì
chàng có thể hình dung- Tônia là phụ nữ “ [8;350]. Và đối với Tônia cũng
vậy, Iuri là cả một thế giới lạ lẫm đối với nàng. Một lẽ dĩ nhiên tưởng chừng
tất yếu sẽ xảy ra đó là lễ cưới của Iuri và Tônia. Chàng yêu Tônia lo lắng
cho nàng và quan trong hơn cả đó là tính mạng của nàng. Khi Tônia đến
ngày sinh nở, “chàng đâm bổ tới bệnh viên phụ sản”. Khi nàng đã mẹ tròn
con vuông chàng sung sướng như reo nên : “Nàng thoát chết rồi ! nàng thoát
chết rôi !” đối với chàng tính mạng của nàng là quan trọng hơn bất cứ điều
gì, quan trọng hơn cả đứa con vừa mới trào đời. Trong chàng ý thức làm cha
vẫn còn xa vời và dường như chàng không quan tâm đến điều đó. Mối quan
tâm duy nhất của chàng là Tônia.”Tình phụ tử vừa từ trên trời rơi xuống. Tất
cả những cái đó ở ngoài ý thức của chàng. Điều chủ yếu là Tônia, Tônia bị
lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, song đã may mắn thoát nạn.”
[8;379]. Khi chàng phải theo phục vụ quân đội không núc nào chàng không
muốn về nhà, trở về với Tônia, với bé xasa. “Tônia, bé Xasa, ta nhớ mẹ con
em lắm, ta muốn trở về nhà ta, về với công việc của ta biết mấy [8; 424]. Sau
ba năm trong chiến trận, Iuri được trở về nhà. Cái cảm giác ấy làm chàng
sung sướng và hứng khởi khiến chàng phải thốt lên : “ Đấy ! cuộc sống là ở
đó, xúc cảm là ở đó, mục tiêu săn đuổi của những kẻ tìm truyện phiêu lưu là
ở đó, cái mà nghệ thuật muốn nói tới cũng là ở đó ; trở về với người thân trở
về với chính mình, hồi phục sự tồn tại”. [8;480].
Nhưng chàng đã lầm, cái mà chàng trông đợi không tươi đẹp như
chàng nghĩ. Cuộc sống đã thay đổi, con người đã thay đổi, cả Tônnia đã
thay đổi. Chàng thấy tất cả điều đó nhưng những con người ấy thi không
25



×