Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THIẾT kế THÙNG PHÂN LOẠI (có code và sơ đồ mạch)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 36 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ THÙNG PHÂN LOẠI
VỎ CHAI

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................................IX
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................X
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...................................................................................1
1.1

GIỚI THIỆU CHUNG......................................................................................................1

1.2

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA...............................................................................................2

1.3

YÊU CẦU KỸ THUẬT....................................................................................................2

1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................2

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ PHẦN CỨNG............................................................................3
2.1


SƠ ĐỒ KHỐI.................................................................................................................3

2.2

KHỐI POWER LM2596..................................................................................................3

2.3

KHỐI USER INTERFACE................................................................................................4

2.3.1

Khối LCD............................................................................................................4

2.3.2

Module ghi âm giọng nói ISD1820.....................................................................5

2.3.3

Servo RC.............................................................................................................5

2.4

CẢM BIẾN....................................................................................................................6

2.4.1

Cảm biến tiệm cận hồng ngoại...........................................................................6


2.4.2

Cảm biến thu phát hồng ngoại V1......................................................................7

2.4.3

Cảm biến phát hiện kim loại tiệm cận................................................................7

2.5

WEMOS........................................................................................................................8

2.6

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG...........................................................................................10

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ MÔ HÌNH................................................................................11
3.1

LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT..................................................................................................11

3.2

THIẾT KẾ PHÂN LOẠI VỎ CHAI..................................................................................12

3.2.1

Code mô phỏng.................................................................................................12

3.2.2


Thực tế..............................................................................................................13

3.3

THIẾT KẾ WEB TRUYỀN DỮ LIỆU LÊN........................................................................14

2


3.3.1

Code mô phỏng.................................................................................................14

3.3.2

Kết quả mô phỏng.............................................................................................15

3.4

THIẾT KẾ TRẢ PHIẾU TỪNG THUỘC VÀO LOẠI VỎ CHAI............................................16

3.4.1

Code mô phỏng.................................................................................................16

3.4.2

Kết quả mô phỏng.............................................................................................17


CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ...............................................................................18
4.1

NHẬN XÉT.................................................................................................................18

4.2

ƯU ĐIỂM....................................................................................................................18

4.3

NHƯỢC ĐIỂM.............................................................................................................18

4.4

KẾT QUẢ THIẾT KẾ....................................................................................................19

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN..................................................................................................20
5.1

KẾT LUẬN.................................................................................................................20

5.2

HƯỚNG PHÁT TRIỂN..................................................................................................20

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................21
PHỤ LỤC A 22

3



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 1-1: VỎ CHAI ĐƯỢC VỨT RA BIỂN...................................................................1
HÌNH 2-2: SƠ ĐỒ CỦA HỆ THỐNG................................................................................3
HÌNH 2-3: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA MẠCH NGUỒN LM2596................................3
HÌNH 2-4: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA KHỐI USER INTERFACE.............................4
HÌNH 2-5: ARDUINO KẾT NỐI LCD VÀ I2C................................................................4
HÌNH 2-6: MODULE GHI ÂM GIỌNG NÓI...................................................................5
HÌNH 2-7: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA KHỐI SENSOR................................................6
HÌNH 2-8: CẢM BIẾN TIỆM CẬN HỒNG NGOẠI.......................................................7
HÌNH 2-9: CẢM BIẾN PHÁT HIỆN KIM LOẠI TIỆM CẬN......................................8
HÌNH 2-10: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA WEMOS...........................................................8
HÌNH 2-11: WEMOS D1 MINI...........................................................................................9
HÌNH 2-12: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG............................................................10
HÌNH 3-13: LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT................................................................................11
HÌNH 3-14: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG PHÂN LOẠI VỎ CHAI....................................13
HÌNH 3-15: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG WEB....................................................................15
HÌNH 3-16: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG NHẢ PHIẾU.......................................................17
HÌNH 4-17: MÔ HÌNH THIẾT KẾ..................................................................................19
HÌNH 4-18: BÊN TRONG MÔ HÌNH.............................................................................19

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

4


HTML

HyperText Markup Language


HTTP

HyperText Transfer Protocol

I2C

Inter-Intergrated Circuit

LCD

Liquid crystal display

LED

Light Emitting Diode

MCU

Microcontrollers

PWM

Pulse Width Modulation

TCP/IP

Transfer Control Protocol/Internet Protocol

5



Trang 1/31

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Giới thiệu chung
Hiện nay môi trường sống đang ngày một bị đe dọa bởi chất thải công nghiệp, sinh
hoạt, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt, rác thải từ bao nilon, các loại
vỏ chai cực kì nguy hiểm. Mỗi năm có đến hàng trăm tỷ chai nhựa được tiêu thụ.
Những chai nhựa mất nhiều thời gian để phân hủy đến mức nếu bạn muốn bảo vệ
môi trường thì nên dừng ngay việc tiêu thụ chúng. Hiện tại có khoảng hơn 100 tỷ đồ
uống sử dụng chai nhựa được bán ra chỉ tính riêng nước Mỹ. Theo trang Guardian,
hàng triệu chai nhựa được sản xuất ra mỗi phút, với khoảng 20.000 chai được bán ra
mỗi giây mất. Khoảng 70 cho đến 450 năm, tùy vào loại nhựa. Bên cạnh đó, trong
quá trình phân hủy chai, vi khuẩn tạo ra khí CO 2 làm gây hại cho môi trường. Vậy
ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta đang ngày một bị đe dọa. Đề
tài đồ án tốt nghiệp “Thiết kế thùng phân loại vỏ chai” sẽ là một trong những giải
pháp để giải quyết tạm thời vấn đề trên.

Hình 1-1: Vỏ chai được vứt ra biển [nguồn internet]

1.2 Mục đích và ý nghĩa

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 2/31


Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet toàn cầu, thiết kế thùng
phân loại vỏ chai có khả năng hiển thị lên Web bằng WiFi giúp mọi người có thể
truy cập và xem được số lượng của vỏ chai được bỏ vào trước đó. Đề tài được
nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao nhận thức và tác hại của rác thải đối với môi
trường đồng thời khuyến khích mọi người ý thức bỏ rác đúng nơi quy định cũng
như phân loại rác thải hợp lý.
1.3 Yêu cầu kỹ thuật
Để thực hiện được đề tài ta cần làm các bước như sau:
-

Thiết kế hệ thống có khả năng ghi nhận rác thải dạng vỏ chai và phân thành
các loại khác nhau: chai nhựa, vỏ kim loại, thủy tinh. Hệ thống có chức năng
trả cho người sử dụng phiếu ghi nhận tùy thuộc giá trị của vỏ chai đã bỏ vào
cho hệ thống.

-

Thông báo lên Web về số lượng vỏ chai mỗi loại (sử dụng giao tiếp WiFi) và
thông báo nếu thùng chứa bị đầy.

-

Thi công phần cứng dựa theo nền tảng của ESP8266, hỗ trợ code bằng
Arduino.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Thời buổi công nghệ phát triển mạnh mẽ WiFi có mặt ở khác mọi nơi thì vấn đề ứng
dụng việc sử dụng WiFi vào cuộc sống sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng. WeMos là
một sự lựa chọn hợp lý bởi nó tích hợp khối MCU và module giao tiếp WiFi.

WeMos sẽ nhận tín hiệu của cảm biến truyền về để xử lý và truyền về theo giao
thức Web server. Để phân loại chai nhôm, nhựa, thủy tinh ta cần dùng cảm biến kim
loại và công tắc hành trình. Trả phiếu ta dùng servo, phần mềm hỗ trợ lập trình cho
toàn dự án chủ yếu là phần mềm Arduino.

CHƯƠNG 2.
2.1 Sơ đồ khối

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai

THIẾT KẾ PHẦN CỨNG


Trang 3/31

Hình 2-2: Sơ đồ của hệ thống

Khối nguồn LM2596 sẽ cấp nguồn 5V cho toàn hệ thống. WeMos sẽ là trung tâm
điều khiển nhận dữ liệu từ các cảm biến để truyền cho LCD, module ghi âm giọng
nói, servo, Web thông qua WiFi.
1.1 Khối Power LM2596
Sơ đồ nguyên lý

Hình 2-3: Sơ đồ nguyên lý của mạch nguồn LM2596

Module LM2596
Mạch giảm áp LM2596-5V có khả năng ổn định điện áp đầu ra khi đầu vào thay đổi
giúp mạch nguồn LM2596 giúp ổn định điện áp 5V cho các khối module WeMos,
Sensor,… Hoạt động ổn định điện áp 5V bảo vệ các thiết bị khỏi quá áp.


Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 4/31

2.2 Khối user interface
Sơ đồ nguyên lý

Hình 2-4: Sơ đồ nguyên lý của khối user interface

1.1.1 Khối LCD
LCD20x4 là màn hình hiện thị ký tự, kết hợp mạch chuyển I2C nhằm rút ngắn số
chân kết nối với Arduino từ 12 chân xuống còn 4 chân. Trong đề tài này LCD được
dùng để hiện thị số lượng từng loại vỏ chai được bỏ vào cũng như tổng số lượng của
tất cả các vỏ chai, hiển thị trạng thái đầy chứa bị đầy hay không đầy để người sử
dụng biết.

Hình 2-5: Arduino kết nối LCD và I2C [nguồn www.arduino.cc]

2.2.1 Module ghi âm giọng nói ISD1820
Module ghi âm giọng nói ISD1820 hoạt động ở điện áp 3-5V. Dùng để ghi âm, ghi
điều khiển với nút điều khiển hoặc vi điều khiển, kiểm soát tín hiệu vào ra.
ISD1820 trong đề tài này dùng để ghi âm giọng nói có sẵn sau đó lập trình vi điều
khiển để phát ra vào đúng thời điểm mà mình mong muốn tức là khi có người xuất
hiện.

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 5/31


Hình 2-6: Module ghi âm giọng nói [nguồn internet]

1.1.2 Servo RC
RC servo là thiết bị có gắn động cơ mini và các hệ bánh răng giảm tốc, mục đích
giúp trục quay đến góc mong muốn mà vẫn giữ được góc chính xác và không bị trôi
lệch. Ngoài ra, RC servo còn có khả năng chịu tải lớn hơn rất nhiều lần so với trọng
lượng của nó. RC servo thường được ứng dụng trong robot, đồ chơi mô hình RC.
Hoạt động của RC servo dựa trên nguyên lý nhận xung PWM và cho ra góc quay.
RC servo chỉ có thể xoay ở góc cố định có nghĩa là không thể xoay quanh trục như
những loại động cơ bình thường. Tùy loại RC servo mà góc quay hoạt động được
90o hay 180o, đa phần thì 90o. Servo trong đề tài này được sử dụng để nhả thẻ tương
ứng với loại vỏ chai mà người dùng bỏ vào thùng.
2.3 Cảm biến
Sơ đồ nguyên lý

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 6/31

Hình 2-7: Sơ đồ nguyên lý của khối sensor

Đề tài này sử dụng một số cảm biến như sau: cảm biến tiệm cận hồng ngoại, cảm
biến thu phát hồng ngoại V1, cảm biến phát hiện kim loại, cảm biến công tắc hành
trình.
2.3.1 Cảm biến tiệm cận hồng ngoại
Đây là bộ truyền và nhận bằng cảm biến quang điện. Khoảng cách phát hiện có thể
tự điều chỉnh dao động từ 3 đến 80cm. Cảm biến ứng dụng nhiều trong việc dò tìm
đường đi cho robot, phát hiện vật cản. Trong đề tài này cảm biến tiệm cận hồng

ngoại được ứng dụng để phát hiện người và phát hiện thùng chứa có bị đầy hay
không nhờ vào cảm biến quang điện.

Hình 2-8: Cảm biến tiệm cận hồng ngoại [nguồn internet]

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 7/31

2.3.2 Cảm biến thu phát hồng ngoại V1
Sử dụng cặp thu phát hồng ngoại 5mm. Khoảng cách phát hiện vật cản trong điều
kiện tối ưu từ 2 - 30cm. Khoảng cách cho kết quả tốt trong điều kiện thực tế là 2-10
cm. Điều chỉnh khoảng cách bằng cách thay đổi giá trị của biến trở tinh chỉnh.
Ta dùng cảm biến thu phát hồng ngoại V1 để phát hiện vỏ chai có được bỏ vào hay
chưa. Nếu bỏ vào thì qua các cảm biến khác để xử lý còn chưa thì ở trạng thái chờ.
2.3.3 Cảm biến phát hiện kim loại tiệm cận
Nhờ vào trường điện từ để phát hiện sự suy giảm từ tính khi phát hiện được vật kim
loại thì phát tín hiệu đèn LED sáng. Khoảng cách phát hiện kim loại có thể tự điều
chỉnh bằng biến trở ở trên đầu của cảm biến.
Cảm biến phát hiện kim loại tiệm cận được dùng để phát hiện trong số vỏ chai được
bỏ vào có phải là nhôm không. Chủ yếu được ứng dụng với hình thức phân loại vỏ
chai.

Hình 2-9: Cảm biến phát hiện kim loại tiệm cận [nguồn Internet]

2.4 WeMos
Sơ đồ nguyên lý

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai



Trang 8/31

Hình 2-10: Sơ đồ nguyên lý của WeMos

Module WeMos D1 MINI
-

Hỗ trợ chuẩn 802.11 b/g/n.

-

WiFi 2.4 GHz, hỗ trợ WPA/WPA2.

-

Chuẩn điện áp hoạt động: 3.3V.

-

Kit Arduino WiFi ESP8266 WeMos D1 R2 là phiên bản mới nhất từ WeMos,
kit được thiết kế với hình dáng tương tự Arduino Uno nhưng trung tâm lại là
module WiFi SoC ESP8266 được build lại firmware để có thể chạy với
chương trình Arduino.

-

Kit Arduino WiFi ESP8266 WeMos D1 R2 thích hợp và dễ dàng thực hiện
các ứng dụng thu thập dữ liệu và điều khiển qua WiFi.


-

HTTP là chữ viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol (giao thức truyền tải
siêu văn bản). Đây là một giao thức ứng dụng trong bộ các giao thức TCP/IP
(gồm một nhóm các giao thức nền tảng cho internet).

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 9/31

Hình 2-11: Wemos D1 MINI [nguồn internet]

2.5 Nguyên lý hoạt động

Hình 2-12: Sơ đồ nguyên lý hệ thống

Hệ thống tự động phân loại vỏ chai được hoạt động như sau: khi cảm biến tiệm cận
hồng ngoại phát hiện ra vật cản tức là khi có người xuất hiện thì hệ thống phát âm
thanh chào và nhắc nhở người đứng bỏ vỏ chai vào thùng. Khi vỏ được bỏ vào
thùng sẽ đi qua cảm biến thu phát hồng ngoại để phát hiện vỏ chai đã được bỏ vào

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 10/31

hay chưa nếu chưa thì chờ, còn nếu rồi thì tiếp tục đi qua cảm biến phát hiện kim
loại để nhận biết được đó có phải là lon, kim loại. Nếu không phải kim loại, vỏ chai

đi qua cảm biến công tắc hành trình để phát hiện nó có phải là thủy tinh hay không.
Cuối cùng, trường hợp còn lại thì đó là nhựa. Sau khi người dùng hoàn tất việc bỏ
vỏ chai vào thùng thì bấm vào nút nhấn hệ thống sẽ tự động xuất ra phiếu tùy thuộc
vào giá trị của vỏ chai: nhôm, nhựa, thủy tinh. Đồng thời khi vỏ chai vào thùng hệ
thống sẽ truyền lên Web số lượng từng loại và số lượng tổng cứ 10s hệ thống sẽ tự
động cập nhật dữ liệu lại một lần để đảm bảo số lượng luôn được thông báo một
cách nhanh nhất. Khi thùng chứa bị đầy, hệ thống sẽ truyền thẳng thông tin lên Web
để cảnh báo và LCD cũng hiển thị để người dùng không bỏ vỏ chai vào thùng nữa.

CHƯƠNG 3.
3.1 Lưu đồ giải thuật

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai

THIẾT KẾ MÔ HÌNH


Trang 11/31

Hình 3-13: Lưu đồ giải thuật

Giải thích lưu đồ:
Khi phát hiện người tức dectect = 0 thì module ghi âm phát ra âm thanh đã được lập
trình sẵn. Sau đó chờ đến khi cảm biến hồng ngoại và kim loại phát hiện tức = 0 nếu
đúng thì LCD hiển thị số lượng chai nhôm. Nếu sai tức cảm biến hồng ngoại = 0 và

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 12/31


công tắc hành trình gạt xuống thì LCD hiển thị số lượng chai thủy tinh. Nếu không
phải hai trường trên thì là chai nhựa. Hệ thống sẽ xuất ra phiếu sau mỗi lần có vỏ
chai được bỏ vào thùng bằng cách nhấn nút nhấn. Đồng thời, tất cả số lượng của
mỗi loại vỏ chai sẽ được truyền Web và hệ thống sẽ thông báo lên Web khi thùng
chứa bị đầy.
3.2 Thiết kế phân loại vỏ chai
Nếu cảm biến tiệm cận hồng ngoại = 0 và cảm biến thu phát hồng ngoại V1 = 0 và
cảm biến phát hiện kim loại = 0 thì tăng lên 1, LCD hiển thị số lượng vỏ chai nhôm
được bỏ vào thùng.
Nếu cảm biến tiệm cận hồng ngoại = 0 và cảm biến thu phát hồng ngoại V1 = 0 và
cảm biến công tắc hành trình = 0 thì tăng lên 1, LCD hiển thị số lượng vỏ chai thủy
tinh được bỏ vào thùng.
Ngược lại, LCD sẽ hiển thị số lượng vỏ chai nhựa được bỏ vào thùng.
3.2.1 Code mô phỏng
if(detect_people == 0 && detect_bottle==0 && detect_metal == 0 &&
f_metal == 0){
total_bottle_metal ++ ; // tang tong so chai len mot don vi
f_metal = 1; // chi tang so chai len mot don vi
f_people = 1;
f_play = 0;
}
if(detect_people == 0 && detect_bottle == 0 && detect_metal ==1 &&
f_bottle == 0) {
total_bottle_plastic ++ ;
f_bottle = 1;

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai



Trang 13/31

f_people = 1;
f_play = 0;
}
if(detect_people == 1 && detect_bottle == 1 && detect_metal == 1){
total_bottle_metal = 0;
total_bottle_plastic = 0;
//sb = 1;
}
3.2.2 Thực tế

Hình 3-14: Kết quả mô phỏng phân loại vỏ chai

3.3 Thiết kế Web truyền dữ liệu lên
Thiết kế một trang Web HTML đơn giản thông qua giao thức HTTP. Truyền số liệu
lên Web bằng WiFi. Việc đầu tiên ta cần cấu hình mạng cho module WiFi chọn địa
chỉ IP thích hợp, giao thức với người dùng thông qua mạng LAN cục bộ. Thiết lập
thời gian thực truyền dữ liệu lên Web, đảm bảo dữ liệu được truyền lên liên tục
bằng lệnh milles.
Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 14/31

3.3.1 Code mô phỏng
String getPage(){
String

page


=

"
lang=fr-FR><head>
http-equiv='refresh'

content='10'/>";
page += "<title>thung phan loai vo chai - www.projetsdiy.fr</title>";
page += "<style> body { background-color: #fffff; font-family: Arial, Helvetica,
Sans-Serif; Color: #000088; }</style>";
page += "</head><body>

THUNG PHAN LOAI VO CHAI

";
page += "

Tong so chai

";
page += "<ul><li>tong so chai : ";
page += total_bottle;
page += " chai</li></ul>

tong so chai nhua

";
page += "<ul><li>Tong so chai nhua : ";
page += total_bottle_plastic;
page += " chai</li></ul>";
page += "

tong so chai nhom

";
page += "<ul><li>Tong so chai nhom : ";
page += total_bottle_metal;
page += " chai</li></ul>

THUNG CHUA BI DAY

";
page += "<form action='/' method='POST'>";
page += "<ul><li>Trang thai thung chua (: ";
page += etatLed;
page += ")";
page += "<INPUT type='radio' name='LED' value='1'>Empty";

page += "<INPUT type='radio' name='LED' value='0'>Full</li></ul>";
//page += "<INPUT type='submit' value='Actualiser'>";
// page += "

<a hrf=''>diyprojects.io

";
// page += "</body></html>";
return page;
}
Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 15/31

void handleRoot(){
if ( server.hasArg("LED") ) {
handleSubmit();
} else {
server.send ( 200, "text/html", getPage() );
}
}
3.3.2 Kết quả mô phỏng

Hình 3-15: Kết quả mô phỏng Web

3.4 Thiết kế trả phiếu từng thuộc vào loại vỏ chai
Servo xoay một góc 90o sẽ đẩy phiếu ra. Khi người dùng hoàn tất việc bỏ vỏ chai
vào thùng và hệ thống tự động phân loại, người dùng nhấn nút ở chỗ nhả phiếu thì
hệ thống sẽ tự động nhả ra số phiếu tương ứng mà máy đã được lập trình sẵn.
3.4.1 Code mô phỏng
if(digitalRead(7) == 0 && sb == 0){
card_count++;
Serial.println(card_count);


Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 16/31

sb = 1;
}
if(digitalRead(7) == 1){
sb = 0;
}
if(digitalRead(8)==0){
servonhaphieu.write(140);
delay(1000);
Serial.println(1);
delay(1000);
card_count -- ;
}
else {
servonhaphieu.write(0);
}
3.4.2 Kết quả mô phỏng

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 17/31

Hình 3-16: Kết quả mô phỏng nhả phiếu


Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 18/31

CHƯƠNG 4.

-

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

4.1 Nhận xét
Trong quá trình thực hiện đề tài gặp không ít những khó khăn:
o Khi bỏ chai vào thùng chai số lượng tăng liên tục, các cảm biến không
nhận đồng thời, khắc phục bằng cách đặt thêm biến để duy trì trạng
thái và thêm thời gian để các cảm biến nhận được.
o Phân loại thủy tinh ban đầu sử dụng cảm biến cân nặng để quan sát
xem vỏ chai nào nặng hơn sẽ là thủy tinh nhưng cảm biến cân nặng
cần một khoảng thời gian delay khá lâu mới thông báo được số cân
mong muốn. Khắc phục vấn đề này bằng cách thay bằng công tắc
hành trình tức khi nào có vật đủ nặng thì tác động vào công tắc báo là
chai thủy tinh.

-

4.2 Ưu điểm
Mạch nhỏ gọn, giá thành hợp lý phù hợp để sản xuất số lượng lớn đặt ở
nhiều nơi.

-


Mô hình giúp người dùng giám sát số vỏ chai thu gom được ở bất kỳ đâu trên
thế giới thông qua giao diện Web.

-

Nâng cao tính tự giác của mọi người việc bỏ rác đúng nơi quy định, bằng
cách trả thưởng bằng phiếu và hiển thị Web giúp mọi người có thể xem thành
quả của mình.

-

4.3 Nhược điểm
Còn hạn chế về phân loại vỏ chai bằng chất liệu thủy tinh.

-

Khi mất điện dữ liệu sẽ không phục hồi được dữ liệu trước đó.

-

Thỉnh thoảng sẽ bị nhiễu do ánh sáng quá mạnh.

-

Tính bảo mật thấp.

4.4 Kết quả thiết kế

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai



Trang 19/31

Hình 4-17: Mô hình thiết kế

Hình 4-18: Bên trong mô hình

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai


Trang 20/31

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

-

5.1 Kết luận
Mô hình có khả năng tự động phân loại và đếm số kượng vỏ chai được bỏ
vào.

-

Hệ thống tự động trả phiếu tùy thuộc số lượng và loại vỏ chai được bỏ vào
để quy đổi ra một giá trị nào đó chẳng hạn như nước hay đồ vật gì đó.

-

Mô hình hoạt động ổn định, dễ sử dụng, ít bị nhiễu do ánh sáng tác động.


-

Truyền dữ liệu lên Web giúp mọi người truy cập dễ dàng để biết số lượng vỏ
chai được bỏ vào thùng cũng như kiểm soát được trạng thái của thùng chứa.

-

5.2 Hướng phát triển
Giao diện Web thiết kế đa dạng hơn chẳng hạn như thêm ngày, giờ, tên tài
khoản truy cập.

-

Thiết kế mô hình bên trong thùng để tự phân loại vỏ chai và sắp xếp vào
những vị trí thích hợp.

-

Nhận dạng vỏ chai thủy tinh bằng xử lý ảnh.

-

Xuất phiếu ghi nhận bằng cách tự động in phiếu và cập nhật tài khoản cá
nhân của người dùng.

-

Lắp đặt Camera để giám sát thuận tiện hơn.

Thiết Kế Thùng Phân Loại Vỏ Chai



×