Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Chuyên đề. Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.01 KB, 7 trang )

Nguyễn Mạnh Việt – Trường THPT Gia Lộc II

CHUYÊN ĐỀ. OXIT AXIT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM
Một số chú ý:
1. Khi cho khí CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch NaOH (hoặc KOH)
Đặt T = nNaOH/nCO2, có 3 trường hợp xảy ra.
2. Khi cho khí CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 (hoặc Ba(OH)2)
Đặt T = 2.nCa(OH)2/nCO2, có 3 TH xảy ra.
3. Khi cho CO2 (hoặc SO2) hấp thụ hết vào dung dịch kiềm. Bài yêu cầu tính lượng kiềm tối thiểu thì phản ứng
chỉ tạo muối axit.
4. Cho a mol khí CO2 (hoặc SO2) hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (hoặc Ba(OH)2) thu được b mol kết tủa.
- Nếu a = b thì phản ứng chỉ tạo kết tủa.
- Nếu a > b thì phản ứng tạo 2 muối.
5. Hấp thụ hết V lít khí CO2 (hoặc SO2) vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 (hoặc Ba(OH)2) thu được b mol kết
tủa.
- Nếu a = b thì phản ứng chỉ tạo kết tủa và V chỉ có 1 giá trị.
- Nếu a > b thì có 2 TH: V có 2 giá trị.
+ Chỉ tạo kết tủa: nCO2 = n↓.
+ Phản ứng tạo 2 muối.
6. Khi cho khí CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 (hoặc Ba(OH)2)
- Ban đầu thu được kết tủa, sau đó đun nóng dung dịch thu được hoặc thêm dung dịch bazơ OH - vào lại thu
được kết tủa thì phản ứng tạo 2 muối.
7. Khi cho khí CO2 (hoặc SO2) tác dụng với hỗn hợp dung dịch NaOH, Ca(OH)2, hoặc NaOH, Ba(OH)2
- Giải bài toán bằng cách viết phương trình ion rút gọn:
CO2 + OH- →HCO3CO2 + 2OH- →CO32- + H2O
Đặt T = nOH-/nCO2,có 3 TH xảy ra.
Câu 1: Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaOH, phản ứng kết thúc thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa
A. NaHCO3.
B. Na2CO3.
C. NaOH.
D. Na2CO3 và NaHCO3.


Câu 2: Dẫn khí CO2 vào dung dịch NaOH dư, phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa
A. Na2CO3 và NaOH dư.
B. NaHCO3.
C. Na2CO3.
D. Na2CO3 và NaHCO3.
Câu 3: Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng hoá học xảy ra là
A. có kết tủa trắng, kết tủa không tan trong CO2 dư.
B. có kết tủa trắng, kết tủa tan trong CO2 dư.
C. không có kết tủa.
D. không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 0,1 mol khí CO2 vào dung dịch có chứa 0,25 mol NaOH, thu được dung dịch X. Cô
cạn dung dịch X thu thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A.12,6.
B. 10,6.
C. 10.
D. 16,2.
Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít (đktc) khí CO2 vào 150 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Khối
lượng chất tan có trong dung dịch Y là
A. 9,5 gam.
B. 5,3 gam.
C. 4,2 gam.
D. 10,6 gam.
Câu 6: Sục từ từ 560 ml khí CO2 (đktc) qua 0,2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Hiện tượng thí nghiệm xảy ra là
A. Có kết tủa trắng.
B. Không có hiện tượng gì.
C. Có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan một phần.
D. Có kết tủa, sau đó kết tủa không tan.
Câu 7: Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH) 2, sau đó thêm vào dung dịch vài giọt dung dịch NaOH.
Hiện tượng quan sát được là
A. Xuất hiện kết tủa.

B. Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó tan hết.
C. Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan hết, rồi kết tủa lại xuất hiện.
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 8: Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2 thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa
A. Ca(HCO3)2.
B. CaCO3
C. Ca(HCO3)2, CaCO3.
D. Ca(HCO3)2 và CO2 dư.
Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí SO2 vào dung dịch chứa 8 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng
muối trong dung dịch X là
A. 9,45 gam.
B. 12,6 gam.
C. 11,5 gam.
D. 10,4 gam.
Câu 10: Cho 16,8 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X.
Nếu cho 1 lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thì thu được lượng kết tủa là
Tài liệu ôn thi THPTQG


Nguyễn Mạnh Việt – Trường THPT Gia Lộc II
A. 19,7 gam.
B. 88,65 gam.
C. 118,2 gam.
D. 147,75 gam.
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 15 gam CaCO3 bằng dung dịch HCl, cho khí thoát ra hấp thụ hết vào 500 ml dung
dịch NaOH 0,4 M được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch BaCl 2 vào dung dịch X thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 7,25 gam.
B. 17,49 gam.
C. 29,55 gam.

D. 9,85 gam.
Câu 12: Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa 8,46 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe 3O4 và Fe2O3 nung nóng. Sau
phản ứng, thu được m gam chất rắn. Khí thoát ra sau phản ứng được hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong
dư, tạo thành 12 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 6,54.
B. 4,36.
C. 8,72.
D. 2,18.
Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 10,00.
B. 5,00.
C. 1,97.
D. 19,70.
Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết
tủa. Giá trị của m là
A. 29,55.
B. 19,70.
C. 9,85.
D. 39,40.
Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch
chứa 33,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là
A. 0,4.
B. 0,3.
C. 0,5.
D. 0,6.
Câu 16: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 10 gam kết tủa. Giá trị
của V là
A. 2,24.
B. 4,48.

C. 3,36.
D. 1,12.
Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch
X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là
A. 0,4M.
B. 0,6M.
C. 0,1M.
D. 0,2M.
Câu 18: Dẫn V lít đktc khí CO2 qua 100 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M thu được 6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy
dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 3,136 lít.
B. 1,344 lít.
C. 1,344 lít hoặc 3,136 lít.
D. 3,36 lít hoặc 1,12 lít.
Câu 19: Cho 3,36 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 575ml dung dịch Ba(OH) 2 aM thu được 15,76 gam kết tủa. Giá
trị của a là
A. 0,18 M.
B. 0,2 M.
C. 0,25 M.
D. 0,3 M.
Câu 20: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được
15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là (cho C = 12, O = 16, Ba = 137)
A. 0,032.
B. 0,04.
C. 0,048.
D. 0,06.
Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x
mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung
dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,6.

B. 1,2.
C. 1,0.
D. 1,4.
Câu 22: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và
Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70.
B. 17,73.
C. 9,85.
D. 11,82.
Câu 2 3 : Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M
và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,940.
B. 1,182.
C. 2,364.
D. 1,970.
Câu 24: Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M thấy xuất hiện 25 gam kết tủa. Giá
trị của V là
A. 5,6.
B. 16,8.
C. 11,2.
D. 5,6 hoặc 16,8.
Câu 25: Hấp thụ hết V lít khí CO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,5 M, thấy xuất hiện 3,94 gam kết
tủa. Giá trị của V là
A. 0,448.
B. 1,792.
C. 0,75.
D. 0,448 hoặc 1,792.
Câu 26: Dẫn V lít (đktc) khí CO 2 qua 100 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M thu được 6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa,
lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 3,136.

B. 1,344.
C. 1,344 hoặc 3,136. D. 3,36 hoặc 1,12.
Câu 27: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,1M và
Ca(OH)2 0,2M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Tài liệu ôn thi THPTQG


Nguyễn Mạnh Việt – Trường THPT Gia Lộc II
A. 3,75.
B. 11,25.
C. 7,5.
D. 15.
Câu 28: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào bình đựng 500 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M. Sau phản ứng thu
được 59,1 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 6,72 lít.
B. 11,2 lít.
C. 15,68 lít.
D. 6,72 lít hoặc 15,68 lít.
Câu 29: Hấp thụ hết 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào bình chứa 200 ml dung dịch NaOH aM, dung dịch thu được có
khả năng tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của a là
A. 2.
B. 0,75.
C. 2,5.
D. 1,5.
Câu 30: Dung dịch X chứa dung dịch NaOH 0,2M và dung dịch Ca(OH) 2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc)
vào 1 lít dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là
A. 15 gam.
B. 5 gam.
C. 10 gam.
D. 0 gam.

Câu 31: Hòa tan hết 0,2 mol FeO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy
nhất). Hấp thụ hoàn toàn khí SO2 sinh ra ở trên vào dung dịch chứa 0,07 mol KOH và 0,06 mol NaOH, thu được
dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 12,18.
B. 19,71.
C. 15,32.
D. 22,34.
Câu 32: Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M
thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 2,58 gam.
B. 2,22 gam.
C. 2,31 gam.
D. 2,44 gam.
Câu 33: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70.
B. 23,64.
C. 7,88.
D. 13,79.
Câu 34: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol
Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,775.
B. 9,850.
C. 29,550.
D. 19,700.
Câu 35: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và
Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,85.
B. 8,865.
C. 4,925.

D. 5,91.
Câu 36: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M
và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,940.
B. 1,182.
C. 2,364.
D. 1,970.
Câu 37: Nhiệt phân 30 g hỗn hợp X gồm CaCO 3 và MgCO3 một thời gian, thu được 25,6 g hỗn hợp chất rắn Y.
Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO 2 tạo thành vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,3M; KOH 0,1M và
Ba(OH)2 0,5M. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa thu được tối đa là
A. 7,88 gam.
B. 9,85 gam.
C. 19,7 gam.
D. 5,91 gam.
Câu 38: Thổi từ từ a mol CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH) 2 thấy xuất hiện kết tủa tăng dần, sau đó kết
tủa tan đi một phần, lọc dung dịch thu được m gam kết tủa. Mối quan hệ giữa m và a, b là
A. m = 100 (2b-a).
B. m = 100 (a-2b).
C. m = 100b.
D. m = 100a.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại Ba vào nước thu được dung dịch A. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO 2
(đktc) vào dung dịch A thu được b gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng dung dịch A giảm 7,42 gam so với
ban đầu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của a và b lần lư ợt là
A. 10,96 và 11,82.
B. 10,96 và 15,76.
C. 8,22 và 11,82.
D. 8,22 và 17,76.
Câu 40: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,02M và Ba(OH) 0,02M. Sau khi
phản ứng hoàn toàn thu được 1,97 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch KOH vào dung dịch X lại thu
được kết tủa. Giá trị của V là

A. 1,12.
B. 0,224.
C. 1,344 hoặc 0,224. D. 1,12 hoặc 0,224.
Câu 41: Dung dịch A chứa x mol Ca(OH)2. Hấp thụ hết 0,06 mol CO2 vào dung dịch A được 2a mol kết tủa.
Mặt khác, hấp thụ hết 0,08 mol CO2 vào dung dịch A thì thu được a mol kết tủa. Giá trị của x và a lần lượt là
A. 0,08 và 0,04.
B. 0,05 và 0,02.
C. 0,06 và 0,02.
D. 0,08 và 0,05.
Câu 42: Cho V lít (đktc) khí CO2 hấp thụ hết vào bình đựng 500 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Khi kết thúc phản
ứng, thu được 59,1 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 6,72.
B. 11,2.
C. 15,68.
D. 17,92.

Tài liệu ôn thi THPTQG


Nguyễn Mạnh Việt – Trường THPT Gia Lộc II
Câu 43: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thì thu được 0,5 gam kết
tủa. Giá trị tối thiểu của V là
A. 0,336.
B. 0,112.
C. 0,224.
D. 0,448.
Câu 44: Cho a mol khí CO2 hấp thụ hết vào V lít dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc bỏ
kết tủa, thêm vào dung dịch nước lọc một lượng dư dung dịch NaOH lại thu được 19,7 gam kết tủa nữa. Giá trị
của a và V tương ứng là
A. 0,3 và 1,5.

B. 0,2 và 1,5.
C. 0,3 và 2.
D. 0,4 và 1,5.
Câu 45: Hấp thụ hết V lít khí CO 2 vào dung dịch chứa 0,42 mol Ca(OH)2 thu được a gam kết tủa. Tách
lấy kết tủa, sau đó thêm tiếp 0,6V lít khí CO 2 nữa lại thu được thêm 0,2a gam kết tủa nữa. Thể tích khí đo ở
đktc. Giá trị của V là
A. 7,84.
B. 5,60.
C. 6,72.
D. 8,40.
Câu 46: Sục từ từ đến hết V lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M, thu được a gam kết
tủa. Nếu sục từ từ đến hết 2,2V lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M thì cũng thu được a
gam kết tủa. Giá trị V, a lần lượt là
A. 4,48 và 39,4.
B. 2,24 và 39,4.
C. 4,48 và 15,68.
D. 6,72 và 15,68.
Câu 47: Hòa tan hoàn toàn 30 gam muối CaCO3 bằng dung dịch HCl. Hấp thụ hết lượng khí sinh ra vào 100
ml dung dịch Ba(OH)2 aM, thu được 14,95 gam muối axit Ba(HCO3)2. Giá trị lớn nhất của a là
A. 0,5.
B. 2,5.
C. 1.
D. 1,5.
Câu 48: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch A chứa KOH 0,1M và Ca(OH)2 0,05M thì
thu được 8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 7,168.
B. 4,928.
C. 3,584.
D. 2,688.
Câu 49: Phân huỷ hoàn toàn a gam CaCO3, rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ hết vào dung dịch chứa b gam

NaOH, thu được dung dịch Y. Biết Y vừa tác dụng được với dung dịch KOH, vừa tác dụng được với dung dịch
BaCl2. Quan hệ giữa a và b là
A. 0,4a < b < 0,8a.
B. a < b < 2a.
C. a < 2b < 2a.
D. 0,3a < b < 0,6a.
Câu 50: Một hỗn hợp khí X chứa đồng thời N2, CO và H2. Đốt cháy 4,48 lít hỗn hợp khí X bằng lượng O2 vừa
đủ rồi dẫn sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy tách ra 10 gam kết tủa, thu được dung dịch X và có 0,56
lít khí thoát ra. Biết các khí đo ở đktc, khối lượng dung dịch nước vôi trong tăng hay giảm bao nhiêu gam?
A. tăng 6 gam.
B. giảm 4,25 gam.
C. giảm 8,65 gam.
D. tăng 5,75 gam.
Câu 51: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít (đktc) CO2 vào 240 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M được kết tủa A và dung
dịch B. Khối lượng dung dịch B so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu sẽ
A. tăng 8,8 gam.
B. giảm 8,8 gam.
C. tăng 4,8 gam.
D. giảm 4,8 gam.
Câu 52: Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng
thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn
hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 76,755.
B. 73,875.
C. 147,750.
D. 78,875.
Câu 53: Lên men 15 gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch
nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng so với khối lượng dung dịch
nước vôi trong ban đầu sẽ
A. tăng 3,4 gam.

B. giảm 3,4 gam.
C. tăng 16,6.
D. giảm 16,6.
Câu 54: Nung 13,4 gam hỗn hợp gồm MgCO3, BaCO3 và CaCO3 thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng
khí X sinh ra hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 5,8.
B. 6,5.
C. 4,2.
D. 6,3.
Tài liệu ôn thi THPTQG


Nguyễn Mạnh Việt – Trường THPT Gia Lộc II
Câu 55: Sục từ từ 0,6 mol CO2 vào V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M thu được 2x mol kết tủa. Mặt khác khi
sục 0,8 mol CO2 cũng vào V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M thì thu được x mol kết tủa. Giá trị của V và x lần
lượt là
A. 1,0 và 0,2.
B. 1,2 và 0,3.
C. 1,5 và 0,5.
D. 1,0 và 0,4.
Câu 56: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M và Ba(OH)2 0,375M thu được 11,82
gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 1,344.
B. 4,256.
C. 2,576.
D. 6,944.
Câu 57: Dẫn từ từ 4,928 lít CO2 (đktc) vào bình đựng 500 ml dung dịch X gồm Ca(OH)2 xM và NaOH yM thu
được 20 gam kết tủa. Mặt khác, dẫn từ từ 8,96 lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch X trên thì thu được 10 gam
kết tủa. Giá trị của x và y tương ứng là
A. 0,2 và 0,4.

B. 0,4 và 0,2.
C. 0,2 và 0,2.
D. 0,4 và 0,4.
Câu 58: Hoà tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2
(đktc). Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 49,25.
B. 39,40.
C. 19,70.
D. 78,80.
Câu 59: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí
H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu
được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,92.
B. 23,64.
C. 39,40.
D. 15,76.
Câu 60: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm được thể hiện trên đồ thị sau:

Giá trị của a và x lần lượt là
A. 2 và 4.
B. 1,8 và 3,6.

C. 1,6 và 3,2.

D. 1,7 và 3,4.

Câu 61: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến khi phản ứng kết thúc. Kết quả thí nghiệm được thể
hiện trên đồ thị sau:

Giá trị của x là

A. 0,2.

B. 0,3.

C. 0,4.
Tài liệu ôn thi THPTQG

D. 0,5.


Nguyễn Mạnh Việt – Trường THPT Gia Lộc II
Câu 62: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (đơn
vị các chất tính theo mol):

Tỉ lệ a : b là
A. 2 : 1.

B. 5 : 2.

C. 8 : 5.

D. 3 : 1.

CHUYÊN ĐỀ: OXIT P2O5, AXIT H3PO4 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM
Một số chú ý:
* Khi cho H3PO4 tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2):
Đặt T =

nOH nH3PO4
-


→Xét tỉ lệ: có 5 trường hợp xảy ra.
-

OH
OH
OH
→ HPO42- 
→ H2PO4- 
→ PO43H3PO4 
-

* Khi cho P2O5 tác dụng với dung dich kiềm coi như bài toán H3PO4 tác dụng với dung dịch kiềm.
P2O5 + 3 H2O →2H3PO4
H3PO4 + dung dịch kiềm →
Câu 1: Cho 12 gam dung dịch NaOH 10% tác dụng với 5,88 gam dung dịch H3PO4 20% thu được dung dịch
X. Dung dịch X chứa các muối sau:
A. Na3PO4.
B. NaH2PO4 và Na2HPO4.
C. NaH2PO4.
D. Na2HPO4 và Na3PO4.
Câu 2: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối
A. KH2PO4 và K2HPO4.
B. KH2PO4 và K3PO4.
C. K2HPO4 và K3PO4.
D. KH2PO4 K2HPO4 và K3PO4.
Câu 3: Thêm 300 ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch H3PO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung
dịch X, cô cạn dung dịch X thu được các chất là
A. NaH2PO4.
B. NaH2PO4 và Na2HPO4.

C. Na3PO4.
D. Na2HPO4 và Na3PO4.
Câu 4: Cho 2 mol axit H3PO4 tác dụng với dung dịch chứa 5 mol NaOH thì sau phản ứng thu được các muối
A. NaH2PO4, Na2HPO4.
B. Na2HPO4, Na3PO4.
C. NaH2PO4, Na3PO4.
D. Na2HPO4, NaH2PO4, Na3PO4.
Câu 5: Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với 120 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu
được m gam muối. Giá trị của m là
A. 5,22.
B. 9,46.
C. 8,7.
D. 3,48.
Câu 6: Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với V ml dung dịch KOH 1M thu được muối photphat trung hòa. Giá
trị của V là
A. 200.
B. 170.
C. 150.
D. 300.
Câu 7: Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn
dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là
A. K3PO4 và KOH.
B. KH2PO4 và K2HPO4.
C. KH2PO4 và H3PO4.
D. KH2PO4 và K3PO4.
Câu 8: Cho 1,42 gam P2O5 tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn
dung dịch X thu được chất rắn khan gồm
A. K3PO4 và KOH.
B. K2HPO4 và K3PO4.
C. KH2PO4 và K2HPO4.

D. H3PO4 và KH2PO4.
Tài liệu ôn thi THPTQG


Nguyễn Mạnh Việt – Trường THPT Gia Lộc II
Câu 9: Trộn 21,84 gam KOH với 10,65 gam P2O5 thu được dung dịch X chứa các muối sau
A. K3PO4.
B. KH2PO4 và K2HPO4.
C. KH2PO4.
D. K2HPO4 và K3PO4.
Câu 10: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất:
A. H3PO4, KH2PO4.
B. K3PO4, K2HPO4.
C. K3PO4, KOH.
D. K2HPO4, KH2PO4.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 150 ml
dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng, trong dung dịch thu được
A. NaH2PO4, Na2HPO4.
B. Na2HPO4, Na3PO4.
C. NaH2PO4, Na3PO4.
D. Na3PO4.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 4,65 gam P trong O2 dư. Cho toàn bộ sản phẩm tạo thành tác dụng với 200 ml
dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Khối lượng chất tan có trong dung dịch X là
A. 10,65 gam.
B. 18 gam.
C. 19,1 gam.
D. 2,4 gam.
Câu 13: Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch
NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X là
A. 16,4 gam.

B. 14,2 gam.
C. 12,0 gam.
D. 11,1 gam.
Câu 14: Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 8,52.
B. 12,78.
C. 21,30.
D. 7,81.
Câu 15: Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với V ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu
được 9,46 gam muối. Giá trị của V là
A. 120.
B. 100.
C. 60.
D. 240.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 4,65 gam P trong O2 dư. Cho toàn bộ sản phẩm tạo thành tác dụng với 200 ml
dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Khối lượng chất tan có trong dung dịch X là
A. 10,65 gam.
B. 18 gam.
C. 19,1 gam.
D. 2,4 gam.
Câu 17: Cho 500 ml dung dịch H3PO4 0,5M phản ứng hoàn toàn với 400 ml dung dịch chứa NaOH 0,625M và
Ba(OH)2 0,5M, tổng khối lượng muối tạo thành là:
A. 42,75
B. 57,00
C. 53,73
D. 47,40
Câu 18: Cho m gam P2O5 vào 1 lít dung dịch NaOH 0,2M và KOH 0,3M đến phản ứng hoàn toàn thu được
dung dịch X. Cô cạn dung dịch X cẩn thận thu được 35,4 g hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là:
A. 28,4 gam.

B. 7,1 gam.
C. 14,2 gam.
D. 21,3 gam.
Câu 19: Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch
X. Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 1,76.
B. 2,13.
C. 4,46.
D. 2,84.

Tài liệu ôn thi THPTQG



×