Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực trạng quy chế thi đua khen thưởng tại công ty đường sắt vĩnh phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.21 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ THI ĐUA KHEN THƯỞNG. 1
1.1. Một số khái niệm.........................................................................................1
1.1.1. Khái niệm thi đua..................................................................................1
1.1.2. Khái niệm khen thưởng.........................................................................1
1.1.3. Khái niệm quy chế thi đua khen thưởng...............................................1
1.1.4. Nguyên tắc thi đua khen thưởng...........................................................1
1.2. Vai trò của thi đua- khen thưởng trong tổ chức...........................................2
1.3. Những quy định chung khi xây dựng quy chế thi đua khen thưởng...........2
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thi đua khen thưởng.........................................3
1.4.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong...............................................3
1.4.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài...............................................3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHƯƠNG TRÌNH THI ĐUA KHEN
THƯỞNG TẠI CÔNG ĐƯỜNG SẮT VĨNH PHÚ..............................................4
2.1 Tổng quan về công ty đường sắt Vĩnh Phú..................................................4
2.2. Quy trình xây dựng quy chế thi đua khen thưởng.......................................5
2.3 Thực trạng tổ chức chương trình thi đua khen thưởng tại công ty đường sắt
Vĩnh Phú.............................................................................................................6
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới trương trình thi đua khen thưởng tại công ty
đường sắt Vĩnh Phú.........................................................................................6
2.3.2 Các trương trình thi đua khen thưởng tại công ty đường sắt Vĩnh Phú. 7
2.4 Ưu nhược điểm của quy chế thi đua khen thưởng tại công ty đường sắt
Vĩnh Phú...........................................................................................................13
2.4.1 Ưu điểm................................................................................................13
2.4.2 Nhược điểm..........................................................................................14
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG
NGÃI...................................................................................................................16
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................




LỜI MỞ ĐẦU
Các chính sách nhân sự trong một tổ chức, doanh nghiệp nói chung cũng
như chính sách thi đua khen thưởng nói riêng phần nào thể hiện quan điểm của
lãnh đạo công ty, văn hóa công ty, góp phần quan trọng trong việc tuyển dụng,
tuyển mộ nhân tài cho tổ chức. Quy chế Thi đua khen thưởng là văn bản đảm
bảo cho sự hoạt động của công tác thi đua khen thưởng, các chương trình, hoạt
động thi đua khen thưởng diễn ra theo những nguyên tắc, mục tiêu nhất định và
đem lại hiệu quả cao cho tổ chức.
Hiện nay việc xây dựng và ban hành các quy chế thi đua khen thưởng trong
các tổ chức là rất quan trọng từ đó làm kích thích động lực người lao động
hơn.Tuy nhiên có rất nhiều quy chế còn gặp nhiều bấp cập khi đưa vào thực hiện
tại các doanh nghiệp, đó là lý do em chọn đề tài : “Thực Trạng quy chế thi đua
khen thưởng tại công ty đường sắt Vĩnh Phú” làm đề tài nghiên cứu.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ THI ĐUA
KHEN THƯỞNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm thi đua
Thi đua: là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập
thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Theo C.Mác, “thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt
động chung và kế hoạch của con người với sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và
sự nâng cao theo lối đặc biệt, nghị lực sinh động làm tăng thêm nghị lực riêng
của từng người”. Như vậy, thi đua là cơ sở của khen thưởng, nếu tổ chức tốt
phong trào thi đua thì kết quả khen thưởng cao. Ngược lại, khen thưởng đúng
người, đúng việc, kịp thời sẽ có tác dụng động viên, cỗ vũ cho thi đua

1.1.2. Khái niệm khen thưởng
Khen thưởng: là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến
khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng vừa là kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy phong trào thi đua. Tuy
nhiên, thi đua và khen thưởng cũng độc lập và không phụ thuộc vào nhau.
Không phải tất cả hình thức khen thưởng đều xuất phát từ thi đua và khi tham
gia phong trào thi đua, mục tiêu cuối cùng hướng tới là kết quả thực hiện công
việc, chứ không phải để được khen thưởng, tôn vinh.
1.1.3. Khái niệm quy chế thi đua khen thưởng
Quy chế thi đua khen thưởng(QCTĐKT): là bộ khái niệm, quy tắc, quy
trình thực hiện và các biểu mẫu của tổ chức nhằm quản lý các chương trình thi
đua khen thưởng của người lao động theo nguyên tắc, trình tự giúp tổ chức đạt
được mục tiêu của nhân viên cũng như của các bộ phận thuộc tổ chức đó.
1.1.4. Nguyên tắc thi đua khen thưởng.
Để công tác Thi đua khen thưởng (TĐKT) có thể hoạt động theo một chỉnh
thể và bộ quy tắc nhất định, nhằm đảm bảo sự chính xác, công bằng và kịp thời
trong công tác tổ chức thi đua khen thưởng. Đồng thời để cho cán bộ làm công
tác thi đua khen thưởng có thể dễ dàng trong việc lập kế hoạch, tổ chức cũng
như trao thưởng… cho người lao động cũng như để cho người lao động có một
văn bản để soi chiếu sự cố gắng, nỗ lực của bản thân trong công tác TĐKT,
nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của mình thì Quy chế thi đua khen thưởng ra
đời.

1


1.2. Vai trò của thi đua- khen thưởng trong tổ chức
Vai trò của thi đua:
Thi đua sẽ khiến nhân viên trong doanh nghiệp ganh đua với nhau sẽ thúc

đẩy các nhiệm vụ được giao sẽ được hoàn thành tốt . Cảnh tranh sẽ khiến người
lao động luôn tìm tòi sáng tạo hoàn thiện các phương án kinh doanh thúc đẩy sự
phát triển củadoanh nghiệp.
Vai trò của khen thưởng:
Việc khen thưởng chính xác, kịp thời có tác dụng rất lớn, động viên và cổ
vũ người lao động trong doanh nghiệp cống hiến hết sức lực của họ thúc đẩy sự
phát triển của doanh nghiệp
1.3. Những quy định chung khi xây dựng quy chế thi đua khen thưởng
-Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
-Mục đích của việc ban hành
- Giải thích từ ngữ: Giải thích rõ ràng, dễ hiểu các thuật ngữ chuyên ngành.
- Các nguyên tắc và căn cứ thực hiện: Trong phần này, tổ chức cần trình
bày những nguyên tắc cơ bản giúp xác lập cách thức tiến hành thi đua khen
thưởng.
Những quy định cụ thể
- Quy trình tổ chức thi đua khen thưởng : Quy trình thi đua khen thưởng
mỗi tổ chức cần ban hành rõ ràng cách thức áp dụng và thực hiện quy chế trên
cơ sở phù hợp với mục tiêu và đặc điểm tổ chức.
- Trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân liên quan.
- Các hình thức thi đua, khen thưởng
- Các danh hiệu thi đua
- Các mức thưởng
Các mức thưởng cần có quy định cụ thể và đảm bảo tính công bằng, hợp lý
và hiệu quả.
- Kết quả và cách thức sử dụng kết quả
Kết quả của công tác thi đua khen thưởng cần có phương pháp lưu trữ để sử
dụng cho các mục đích về sau như: sử dụng cho khen thưởng theo quý, năm, các
mục tiêu dài hạn hay để làm căn cứ cho việc thay đổi, bổ sung, tổ chức các
chương trình TĐKT ngày một hiệu quả hơn,…
- Hệ thống các biểu mẫu

Việc ban hành các biểu mẫu giúp tổ chức quản lý và thực hiện công tác
quản trị thực hiện công việc một cách đồng bộ, chuyên nghiệp. Ngoài ra, các

2


biểu mẫu cũng được coi như những bản cẩm nang giúp người có trách nhiệm
trong hoạt động thi đua khen thưởng như các biểu mẫu thống kê báo cáo.
- Hướng dẫn và một số lưu ý
 Điều khoản thi hành
Điều khoản thi hành có thể bao gồm:
Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy chế
- Hiệu lực và trách nhiệm thi hành quy chế
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thi đua khen thưởng
1.4.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong
Quan điểm của lãnh đạo trong việc xây dựng quy chế
Trình độ của đội ngũ làm công tác xây dựng quy chế
Quan hệ lao động trong tổ chức
Khả năng tài chính
1.4.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
Quy định của pháp luật và các chính sách của Nhà nước
Quy chế thi đua khen thưởng của các tổ chức khác

3


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHƯƠNG TRÌNH THI ĐUA KHEN
THƯỞNG TẠI CÔNG ĐƯỜNG SẮT VĨNH PHÚ
2.1 Tổng quan về công ty đường sắt Vĩnh Phú
Tên pháp định: Công ty Cổ Phần Đường sắt Vĩnh Phú

Tên quốc tế : Vinh Phu Railway Joint Stock Company
Tên viết tắt : CTCP Đường sắt Vĩnh Phú
Trụ sở chính : Phố Kiến Thiết, phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ
Điện thoại : 0210 3910217
Fax: 0210 3910249
Website : www.duongsatvinhphu.com
Lịch sử hình thành : Tiền thân của Công ty Cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú là
Công vụ đoạn Việt Trì
- 20/3/2003 : Bộ GTVT ban hành quyết định đổi tên thành công ty QLĐS
Vĩnh Phú
- 6/2010 : Chuyển thành công ty TNHH MTV QLĐS Vĩnh Phú
- 30/10/2015 :Bộ GTVT ban hành quyết định cổ phần hóa công ty thành
công ty cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú
- 7/12/2015 : Công ty tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài : 61.479
cổ phiếu, giá 10.000 đ/cp
- 31/12/2015 :Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp giấy chứng nhận
ĐKKD thay đổi lần 2 với vốn điều lệ 12.295.790.000 đồng.
Lĩnh vực kinh doanh :
- Quản lí, duy tu , sửa chữa theo từng cấp kỹ thuật hệ thống cầu đường sắt,
đảm bảo an toàn thông suốt trong mọi tình huống.
- Thi công, lắp đặt, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp mở rộng và xây dựng mới
các công trình quy mô vừa và nhỏ thuộc đường sắt, đường bộ, đường thủy; Xây
dựng công nghiệp, dân dụng và các công trình giao cắt với đường sắt; San lấp
mặt bằng;
- Sản xuất vật liệu xây dựng, kết cấu thép chuyên ngành bao gồm: Tà vẹt
bê tông đường sắt, các kết cấu thép, phụ kiện đường sắt và các sản phẩm cơ khí.

4



Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty đường sắt Vĩnh Phú

2.2. Quy trình xây dựng quy chế thi đua khen thưởng
Bước 1: Công tác chuẩn bị:
- Thành lập Hội đồng (Ban) xây dựng Quy chế thi đua khen thưởng
- Nghiên cứu các căn cứ, quy định hiện hành về việc xây dựng Quy chế thi
đua khen thưởng
- Khảo sát, nghiên cứu Quy chế thi đua khen thưởng của các đơn vị khác
- Lập kế hoạch chi tiết các hoạt động cần tiến hành
- Chuẩn bị các biểu mẫu cần thiết cho quá trình xây dựng quy chế thi đua
khen thưởng
Bước 2: Thu thập thông tin và xác định các nội dung cơ bạn của quy chế
thi đua khen thưởng
5


Bước 3: Xây dựng bản thảo Quy chế thi đua khen thưởng và lấy ý kiến dân
chủ
Bước 4: Hoàn thiện Quy chế thi đua khen thưởng sau khi lấy ý kiến
Bước 5: Xét duyệt và ban hành Quy chế thi đua khen thưởng
Bước 6: Tổ chức thực hiện Quy chế
2.3 Thực trạng tổ chức chương trình thi đua khen thưởng tại công ty đường
sắt Vĩnh Phú
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới trương trình thi đua khen thưởng tại công ty
đường sắt Vĩnh Phú.
1.3.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong
Quan điểm của lãnh đạo trong việc xây dựng quy chế:
Quan điểm của lãnh đạo trong việc xây dựng quy chế : về vấn đề thi đua
khen thưởng ảnh hưởng đến việc xây dựng và áp dụng thực hiện quy chế này.

Nội dung của quy chế càng cụ thể, chi tiết thể hiện mức độ quan tâm đến vấn đề
thi đua khen thưởng của ban lãnh đạo. Lãnh đạo trong công ty đường sắt Vĩnh
Phú đưa ra những quan điểm hay định hướng có thể mang lại kết quả tốt hay
xấu. Chính vì thế mà quan điểm của ban lãnh đạo trong các trương trình thi đua
khen thưởng luôn là điểm nhấn để kết quả quả các trương trình có thành công
hay là thất bại.
Trình độ của đội ngũ làm công tác xây dựng quy chế:
Chất lượng của Quy chế Thi đua khen thưởng về nội dung, hình thức, tính
khả thi… phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của đội ngũ làm công tác xây dựng
quy chế. Nếu họ là những người không có năng lực sẽ rất dễ lạm dụng quy chế
của tổ chức, doanh nghiệp khác dẫn đến sự khập khiễng, không phù hợp khi áp
dụng tại tổ chức. Ngược lại, đội ngũ này có năng lực và tính sáng tạo sẽ xây
dựng được một bản quy chế thi đua khen thưởng đáp ứng được những yêu cầu
thiết thực xuất phát từ nhu cầu của tổ chức.
Quan hệ lao động trong tổ chức:
Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động có hài hòa, ổn
định hay không cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng quy chế thi
đua khen thưởng và chi phối nội dung các điều, khoản trong quy chế.
Khả năng tài chính:
Khoản tài chính mà ban lãnh đạo đầu tư cho công tác TĐKT (CTTĐKT)
nói chung và việc xây dựng quy chế thi đua khen thưởng cũng sẽ ảnh hưởng đến
quy trình xây dựng, chất lượng, nội dung quy chế và thể hiện mức độ quan tâm
của họ về vấn đề TĐKT.

6


1.3.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
Quy định của pháp luật và các chính sách của Nhà nước:
Những quy định, chính sách của Nhà nước về thi đua khen thưởng là cơ sở

pháp lý để xây dựng quy chế trả lương của tổ chức, đơn vị. Do đó, việc xây
dựng quy chế thi đua khen thưởng cần phải dựa trên những quy định của Nhà
nước, đồng thời có thể vận dụng linh hoạt để phù hợp với tính chất của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, cần có sự cập nhật kịp thời những thay đổi trong chính
sách của Nhà nước theo từng giai
đoạn vào quy chế thi đua khen thưởng để đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật.
Quy chế thi đua khen thưởng của các tổ chức khác:
Nội dung, hình thức quy chế TĐKT của các tổ chức, doanh nghiệp khác
cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng quy chế. Nếu quy
chế thi đua khen thưởng của tổ chức mà xây dựng không đáp ứng được các điều
khoản mà quy chế thi đua khen thưởng của các cơ quan khác cùng ngành có về
cacshh thức tổ chức và chất lượng các chương trình thi đua, sự công bằng trong
đánh giá, sự phù hợp về giá trị của các phần thưởng thì các cơ quan khác sẽ có
lợi thế hơn nhờ điều khoản đó. Từ đó, họ sẽ có lợi thế hơn trong việc thu hút lao
động có trình độ và biến nó thành một lợi thế riêng cho mình. Tuy nhiên, không
có nghĩa là chúng ta phải có điều khoản như họ có. Cần có sự chọn lọc nhất định
và có những cải tiến, sáng tạo cho phù hợp với công ty và mang lại hiệu quả cao
hơn.
2.3.2 Các trương trình thi đua khen thưởng tại công ty đường sắt Vĩnh Phú
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh 1. Quy chế này quy định về công tác
thi đua, khen thưởng của Công ty Cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú. 2. Các phòng,
ban, đơn vị và cán bộ, công nhân viên chức lao động, hợp đồng lao động thuộc
Công ty chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Nguyên tắc thi đua Thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự
giác, công khai; đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét
tặng các danh hiệu thi đua căn cứ vào kết quả phong trào thi đua, mọi cá nhân,
tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục
tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không xem xét, công nhận các
danh hiệu thi đua theo quy định. Trừ trường hợp đặc biệt có những thành tích

xuất sắc được phát hiện.
Điều 3. Nguyên tắc khen thưởng
1. Thực hiện khen thưởng trên nguyên tắc: chính xác, công khai, công

7


bằng, kịp thời. Khen thưởng đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó,
không nhất thiết phải trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được
khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có
phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức
cao hơn; khen thưởng cho các tập thể nhỏ và cá nhân là chính.
2. Mỗi hình thức khen thưởng có thể được xét tặng nhiều lần cho một đối
tượng, không nhất thiết hình thức khen thưởng lần sau phải cao hơn hình thức
khen thưởng lần trước. Chú ý khen thưởng ở cấp cơ sở nhiều hơn cấp trên,
người lao động trực tiếp nhiều hơn cán bộ quản lý.
3. Mỗi năm Công ty khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen
thưởng một lần đối với cá nhân, tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trong
năm (trừ khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề và khen thưởng
theo niên hạn).
Điều 4. Các loại hình khen thưởng
1. Khen thưởng thường xuyên: Kết thúc một năm công tác, cá nhân, tập thể
lập được thành tích xuất sắc trong năm được Công ty, đơn vị lựa chọn, đề nghị
cấp có thẩm quyền khen thưởng.
2. Khen thưởng đột xuất: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tập
thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất; có các sáng kiến, cải tiến, đề xuất
mang lại hiệu quả thiết thức; có tác dụng nêu gương trong phạm vi đơn vị, hay
toàn Công ty sẽ được Giám đốc khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng
ngay sau khi lập được thành tích.
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua Hội đồng Thi đua khen

thưởng Công ty phối hợp với các tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên
để tổ chức phong trào thi đua, phát động phong trào thi đua trong toàn Công ty
và chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để
đề nghị khen thưởng.
Chương II: HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA
Điều 6. Hình thức phong trào thi đua
1. Thi đua thường xuyên nhằm thực hiện tốt nhất công việc hàng ngày,
hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Công ty.
2. Thi đua theo đợt nhằm giải quyết tốt những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất
trong thời gian nhất định hoặc giải quyết những công việc khó khăn trước mắt
nhất.
Điều 7. Nội dung phong trào thi đua
1. Căn cứ kế hoạch thi đua của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; tình

8


hình thực tế đơn vị có hình thức tổ chức phát động thi đua phù hợp, coi trọng
việc tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức
tự giác của từng cán bộ CNVC và người lao động. Theo dõi quá trình thi đua, tổ
chức chỉ đạo để rút kinh nghiệm và phổ biến các kinh nghiệm tốt tới các đối
tượng tham gia thi đua.
2. Hội đồng thi đua khen thưởng Công ty phải tổ chức sơ kết, tổng kết,
đánh giá kết quả công tác thi đua; Lựa chọn công khai những cá nhân, tập thể
tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên
khen thưởng.
Điều 8. Đăng ký thi đua Thi đua thường xuyên cần thực hiện đăng ký thi
đua giữa cá nhân với đơn vị công tác (phòng, cung, đội sản xuất), giữa các tập
thể đơn vị với Công ty (bao gồm hoàn thành số lượng và chất lượng các công
việc được giao đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả) để căn cứ xét công nhận

danh hiệu Lao động tiên tiến, tập thể Lao động tiên tiến; kết thúc năm tiến hành
tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
Điều 9. Phát động thi đua
1. Giám đốc phối hợp với Công đoàn Công ty phát động, tổ chức, chỉ đạo
phong trào thi đua. Hội đồng thi đua khen thưởng Công ty có trách nhiệm tham
mưu cho Giám đốc về nội dung thi đua và tổ chức phong trào thi đua.
2. Căn cứ kế hoạch thi đua của Công ty, lãnh đạo các đơn vị phối hợp chặt
chẽ với Công đoàn bộ phận phát động, tổ chức phong trào thi đua đảm bảo cho
phong trào thi đua đạt hiệu quả cao.
Chương: III DANH HIỆU VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI
ĐUA CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 10. Danh hiệu thi đua Danh hiệu thi đua được xét tặng hàng năm đối
với các danh hiệu sau:
1. Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân:
a) Lao động tiên tiến;
b) Chiến sỹ thi đua cơ sở;
c) Chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải;
d) Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
2. Các danh hiệu thi đua đối với tập thể:
a) Tập thể lao động tiên tiến;
b) Tập thể lao động xuất sắc;
c) Cờ thi đua và các giải thưởng khác của Tổng công ty ĐSVN;
d) Cờ thi đua xuất sắc của Bộ giao thông vận tải;

9


e) Cờ thi đua của Chính phủ.
Điều 11. Tiêu chuẩn thi đua đối với cá nhân
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hàng năm cho các cá nhân

đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất, chất lượng cao;
- Chấp hành tốt các quy chế, quy định của Công ty và pháp luật của Nhà
nước; có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các
phong trào thi đua;
- Tích cực học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; - Có đạo đức, lối
sống lành mạnh.
2. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét công nhận mỗi năm một
lần vào thời điểm kết thúc năm cho các cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
- Là cá nhân tiêu biểu trong số các cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên
tiến”;
- Có sáng kiến, cải tiến, đề xuất hoặc áp dụng công nghệ mới mang lại
hiệu quả thiết thực như tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân công hoặc nâng cao
được chất lượng, hiệu quả công việc;
- Cá nhân có sáng kiến, cải tiến, đề xuất hoặc áp dụng công nghệ mới phải
được Hội đồng khoa học hoặc Hội đồng sáng kiến Công ty công nhận.
3. Danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp ngành Giao thông vận tải" và "Chiến sỹ
thi đua toàn quốc", thực hiện theo Quy chế Thi đua khen thưởng của Tổng công
ty Đường sắt Việt Nam
. 4. Các trường hợp xét thi đua đối với cá nhân:
- Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm,
chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được
tính vào thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao
động tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01
năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học
tập từ loại khá trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
- Thời gian nghỉ thai sản theo chế độ quy định có hành động dũng cảm cứu
người, cứu tài sản do bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của
cơ quan y tế, thì thời gian nghỉ vẫn được tính để bình xét danh hiệu “Lao động
tiên tiến”.

- Đối với cá nhân chuyển công tác đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình
bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, (trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị
cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ).

10


* Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, đối với một trong các
trường hợp: Mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên, bị
kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Điều 12. Danh hiệu thi đua đối với tập thể 1. Danh hiệu “Tập thể lao động
tiên tiến” được Công ty xét tặng mỗi năm một lần vào dịp tổng kết năm của đơn
vị đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao, có lợi nhuận;
- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
- Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và
không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; bị kỷ luật hình thức
kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức trở lên;
- Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt các quy chế, quy định của Công ty và pháp
luật của Nhà nước.
2. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” do Công ty đề nghị Tổng công ty
Đường sắt Việt Nam xét duyệt, công nhận theo quy định và phải đạt các tiêu
chuẩn sau:
- Là tập thể tiêu biểu được lựa chọn trong số các tập thể đạt tiêu chuần danh
hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.
- Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa
vụ đối với Nhà nước;
- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả, lợi nhuận cao;
- 100 % cá nhân trong tập thể hoàn thành tốt công việc được giao, trong đó
ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

- Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” không có cá nhân bị kỷ
luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; bị kỷ luật hình thức kéo dài thời hạn nâng
lương hoặc cách chức trở lên;
- Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt các quy chế, quy định của
Công ty và pháp luật của Nhà nước;
3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Tổng công ty”; "Cờ thi đua cấp ngành Giao
thông vận tải" và danh hiệu "Cờ thi đua của Chính phủ" được thực hiện theo
Quy chế Thi đua khen thưởng của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Luật thi
đua khen thưởng. Điều 13. Giải thưởng “Đơn vị dẫn đầu thi đua”
1. Công ty xét tặng danh hiệu “Đơn vị dẫn đầu thi đua” mỗi năm một lần
vào dịp tổng kết năm của đơn vị đạt các tiêu chuẩn sau:
- Là tập thể tiêu biểu được lựa chọn trong số các tập thể đạt tiêu chuần danh
hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.

11


- Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có phong trào thi đua
thường xuyên, thiết thực, hiệu quả, lợi nhuận cao;
- 100 % cá nhân trong tập thể hoàn thành tốt công việc được giao, trong đó
ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
- Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” không có cá nhân bị
kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; bị kỷ luật hình thức kéo dài thời hạn nâng
lương hoặc cách chức trở lên;
- Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt các quy chế, quy định của
Công ty và pháp luật của Nhà nước;
2. Hàng năm tùy theo tình hình thực tế của Công ty, cơ cấu giải thưởng sẽ
được công bố, phát động vào đầu năm và tổng kết, trao thưởng vào dịp tổng kết
cuối năm.
Điều 14. Giấy khen của Công ty Cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú.

1. Giấy khen được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (trên cơ sở đánh giá về số lượng, chất
lượng công việc và tiến độ hoàn thành).
- Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức tốt các
phong trào thi đua.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể, nghiêm túc thực hiện
phòng chống tham nhũng, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập
thể. 2. Giấy khen được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và nghĩa vụ công dân;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan,
đơn vị.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tặng Giấy khen hoặc Bộ
Giao thông vận tải tặng Bằng khen.
- Thực hiện theo Quy chế Thi đua khen thưởng của Tổng công ty Đường
sắt Việt Nam và Luật thi đua khen thưởng.
Điều 15. Ngoài các hình thức khen thưởng trên, tập thể, cá nhân có các
hình thức khen thưởng cao hơn thì tuỳ cấp độ thành tích đạt được, Hội đồng Thi
đua khen thưởng Công ty họp xem xét đề nghị cấp trên khen thưởng theo quy
định.

12


2.4 Ưu nhược điểm của quy chế thi đua khen thưởng tại công ty đường sắt
Vĩnh Phú
2.4.1 Ưu điểm
Công ty đã đánh giá đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của quy chế thi đua

khen thưởng trong chính sách nhân sự của Công ty nên đã xây dựng, cập nhật để
đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các căn cứ Pháp luật cũng như các nội
dung trong quy chế.
Quy chế được xây dựng rất kỹ, các mục và điều khoản được chia ra một
từng tận, dễ hiểu, giúp người lao động dễ dàng hiểu và thực hiện
Đối tượng và phạm vi điều chỉnh : Công ty đã liệt kê đầy đủ các đối tượng
và xác định rõ phạm vi tác động của quy chế. Việc cung cấp đầy đủ các thông tin
đối tượng và phạm vi giúp cá nhân trong tổ chức biết và hiểu rõ trách nhiệm và
mức độ liên quan của mình với quy chế.
- Quy chế thi đua khen thưởng ban hành, kèm theo các nghị định, thông tư
hướng dẫn, các tiêu chí thi đua, danh hiệu thi đua, nội dung phù hợp với luật của
nhà nước đưa ra, đã được cụ thể hóa làm cơ sở cho việc thực hiện phong trào thi
đua, khen thưởng đã tạo chuyển biến tích cực cho các đơn vị thực hiện phong
trào trong những năm qua.
Quy trình tổ chức thi đua khen thưởng : Đã ban hành rõ ràng cách thức áp
dụng và thực hiện quy chế dựa trên mục tiêu của tổ chức
Các hình thức thi đua khen thưởng : Các danh hiệu thi đua ngoài việc dựa
theo Luật thi đua khen thưởng, công ty còn thêm nhiều hình thức phong phú đa
dạng khác, phù hợp với mục tiêu và tinh hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong mọi hoạt động thi đua cũng
như khen thưởng giúp người lao động tin tưởng, nỗ lực để được ghi nhận và đạt
được thành tích cao.
Quy chế nêu rõ các quyền, nghĩa vụ của mỗi cá nhân hay tập thể người
lao động trong công tác thi đua khen thưởng
Có nhiều nội dung khen thưởng hay, phù hợp với tâm lí và nhu cầu của
người lao động
Danh hiệu thi đua.
- Các danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn khen thưởng và hình thức, phân cấp
khen thưởng phù hợp với đối tượng, phạm vi và nguyên tắc của quy chế.Hơn
nữa các danh hiệu còn mang bản sắc văn hóa của công ty, nó thể hiện được tư

duy, sáng tạo của người xây dựng quy chế.

13


Nguyên tắc
-Quy chế đã đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó; không nhất
thiết phải theo trình tự khen thưởng ở mức thấp rồi mới được khen thưởng mức
cao hơn. Thành tích đạt được trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn và có phạm
vi ảnh hưởng rộng thì được xem xét đề nghị khen thưởng ở mức cao hơn; chú
trọng khen thưởng cá nhân, tập thể và những người trực tiếp thừa hành nhiệm vụ
Khen thưởng
- Quy chế đã đảm bảo thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng
khen thưởng: Hệ thống khen thưởng được các cán bộ chuyên trách quản lý chặt
chẽ và hiệu quả trên cơ sở hệ thống tiêu chí đánh giá khen thưởng hợp lý, chính
xác; Gắn chặt các mức khen thưởng với hiệu quả thực hiện công việc.
Về hình thức, Quy chế được trình bày với bố cục rõ ràng, chi tiết từng điều
khoản, quy chế có bìa, logo công ty cũng như phụ lục kèm theo đầy đủ.
2.4.2 Nhược điểm
Nội dung quy chế
Nội dung quy chế thi đua khen thưởng còn thiếu sót về một số nội dung
như: Chưa có phần giải thích từ ngữ, thẩm quyền quyết định và trao tặng
- Công tác khen thưởng cấp cao thời gian qua phần lớn dành cho các cấp
lãnh đạo hoặc cán bộ gián tiếp. Còn đối với CNLĐ trực tiếp sản xuất được khen
thưởng hàng năm rất hạn chế. Quy trình xét, thủ tục và đề nghị, làm chưa chặt
chẽ thiếu tính đồng bộ. Còn có quan niệm chỉ coi trọng đến giá trị của thưởng
mà xem nhẹ việc khen. Đây là hạn chế và thiếu sót lớn nhất do cán bộ làm công
tác thi đua khen thưởng cơ sở yếu và thiếu.
Thủ tục hành chính về xét khen thưởng còn nhiều rắc rối gây tâm lý chán
nản, của nhân viên, từ đó không khích lệ họ tham gia các phong trào thi đua dẫn

đến động lực làm việc chưa cao.
Công ty chưa nói đến số lượng hồ sơ đề nghị khen thưởng ,thời gian đề
nghị khen thưởng, từ đó dẫn đến sự không rõ ràng cho quy chế của công ty, làm
cho người thực hiện quy chế cũng như người triển khai quy chế không nắm rõ
để thực hiện tốt.
Công ty chưa đưa ra được mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua
và hình thức khen thưởng.
Công ty chưa nêu rõ được các hình thức khen thưởng tại công ty, cách tính
tiền thưởng như thế nào.
Công ty chưa nêu rõ hội đồng thi đua khen thưởng gồm những ai và quyền
hạn trách nhiệm của họ như thế nào.

14


Công ty chưa đưa điều lệ thanh tra, kiểm tra vào quy chế
Về nội dung, Quy chế TĐKT của công ty đường sắt Vĩnh Phú vẫn còn
những thiếu sót, nếu bổ sung sẽ hoàn
thiện hơn. Ví dụ như chưa có mục: “Các hành vi bị cấm” chỉ ra các hành vi
mà người làm công tác tổ chức cũng như tham gia công tác thi đua khen thưởng
không được phép làm. Khi có lỗi hay vi phạm xảy ra sẽ không có quy định để
soi chiếu và xử lý một cách nhanh chóng, hợp lý. Nguyên nhân của sự thiếu sót
này có thể do quan điểm chủ quan của người xây dựng quy chế cho rằng vấn đề
này không quá quan trọng và không nhất thiết phải đưa vào quy chế.
Các danh hiệu thi đua tập thể được mô tả và có tiêu chuẩn dựa vào Luật thi
đua khen thưởng cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Song,
các danh hiệu thi đua cá nhân, các hình thức khen thưởng mang tính chất còn
mới của công ty lại chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá có tính
“lượng hóa” để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả công việc để hạn chế tính
chủ quan khi xét thi đua. Điều này cũng có thể được giải thích do Công ty có rất

nhiều đơn vị, nhà máy, phòng ban trực thuộc mà việc đánh giá năng lực nhân
viên nhằm mục đích khen thưởng lại phụ thuộc vào từng vị trí việc làm, từng
loại lao động nên rất khó để xây dựng tất cả các bộ tiêu chí đánh giá đó.
Tuy nhiên cũng không nên xem nhẹ nhược điểm này, việc tiến hành bình
xét thi đua, trao thưởng thông qua bình bầu dựa trên một tỉ lệ bắt buộc không
được vượt quá sẽ làm giảm hiệu quả tạo động lực mà công tác thi đua khen
thưởng đem lại.(2) Việc xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá phục vụ cho công tác
TĐKT vẫn cần được xây dựng kịp thời, đảm bảo sự công bằng, hiệu quả.
Quy chế có đề cập đến song không nhiều và chưa hiệu quả cách thức tuyên
truyền, vận động người lao động tham gia vào các chương trình thi đua.
Về hình thức, một hạn chế còn tồn tại đó là bản quy chế vẫn mắc phải một
số lỗi soạn thảo nhỏ do quá trình xây dựng và rà soát trược khi ban hành.
Nguyên ngân này có thể do sự thiếu tỉ mỉ, chỉn chu của người làm công tác này.

15


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua
Công ty có thể đưa ra các hình thức khen thưởng :
Nhà quản lý giỏi tiêu biểu (thường niên);
2. Doanh nghiệp Vinh Phu Railway Joint Stock Company tiêu biểu
(thường niên);
3. Đơn vị Vinh Phu Railway Joint Stock Company tiêu biểu (thường
niên);
4. Người Lao động Vinh Phu Railway Joint Stock Company tiêu biểu;
5. Giấy khen của Tổng công ty;
6. Huy hiệu Vì sự nghiệp Vinh Phu Railway Joint Stock Company

Mức khen thưởng với các danh hiệu thi đua
- Đối với cá nhân:
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được tặng Bằng khen, Huy hiệu và
tiền thưởng.
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành giao thông đường tải ” được tặng giấy
chứng nhận, huy hiệu và tiền thưởng.
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được tặng giấy chứng nhận và tiền
thưởng.
Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được tặng Giấy khen và tiền thưởng.
- Đối với tập thể:
Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” được tặng Giấy chứng nhận của Bộ
Giao thông vận tải và tiền thưởng.
Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” được tặng Giấy chứng nhận của
Tổng công ty và tiền thưởng.
Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng Cờ và tiền thưởng.
Danh hiệu “Cờ thi đua của ngành giao thông vận tải ” được tặng Cờ và tiền
thưởng.
Danh hiệu “Cờ truyền thống của Tổng công ty” được tặng Cờ và tiền
thưởng.
Mức khen thưởng đối với Huy chương, Kỷ niệm chương.
Cá nhân được tặng Huy chương các loại: Được tặng Bằng khen, Huy
chương và tiền thưởng.

16


Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung
ương: Được tặng giấy chứng nhận, Kỷ niệm chương và tiền thưởng.
Cá nhân được tặng Huy hiệu vì sự nghiệp Vinaconex: Được tặng giấy
chứng nhận, Huy hiệu vì sự nghiệp Vinaconex và tiền thưởng.

Hồ sơ các hình thức khen thưởng
Đối với Khen thưởng đột xuất, hồ sơ gồm:
a)Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm theo danh sách cá nhân, tập
thể được đề nghị khen thưởng;
b) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng do
đơn vị quản lý trực tiếp lập, ghi rõ hành động, thành tích, công trạng lập được để
đề nghị khen thưởng;
c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ (bản chính).
Đối với Khen thưởng theo chuyên đề, hồ sơ gồm:
a)Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm theo danh sách cá nhân,
tập thể được đề nghị khen thưởng;
b) Biên bản họp của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng đơn vị;
c) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng ký và
ghi rõ họ tên có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu);
) Số lượng hồ sơ: 02 bộ (bản chính).
Thành phần Hội đồng thi đua, khen thưởng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng
c)Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Tổng công ty
d)Thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Tổng công ty:
Quyền hạn trách nhiệm của hội đồng thi đua khen thưởng
Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thi đua Khen thưởng
Tổng công ty:
Thay mặt Hội đồng thi đua khen thưởng ký các quyết định khen thưởng,
hủy khen thưởng, các quyết định và các tài liệu khác thuộc thẩm quyền của Hội
đồng thi đua khen thưởng;
Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng thi đua khen thưởng để xem
xét các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thi đua khen thưởng;
Trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền cho các thành viên khác của Hội đồng
trao tặng các hình thức khen thưởng cho các cá nhân và tổ chức được khen

thưởng phù hợp với quy định của Quy chế này;
Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng khi không tổ chức

17


họp toàn thể Hội đồng (chịu trách nhiệm trước Hội đồng về quyết định của
mình);
Các quyền hạn và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy
định của Tổng công ty.
Quyền hạn và trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua Khen thưởng
Tổng công ty:
Được ký các quyết định khen thưởng, hủy khen thưởng, các quyết định và
các tài liệu khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng thi đua khen thưởng trong thời
gian Chủ tịch Hội đồng thi đua Khen thưởng Tổng công ty vắng mặt hoặc ủy
quyền;
Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng thi đua khen thưởng để xem
xét các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thi đua khen thưởng trong thời gian
Chủ tịch Hội đồng thi đua Khen thưởng Tổng công ty vắng mặt hoặc ủy quyền;
Trao tặng các hình thức khen thưởng cho các cá nhân và tổ chức được khen
thưởng phù hợp với quy định của Quy chế này trong thời gian Chủ tịch Hội
đồng thi đua Khen thưởng Tổng công ty vắng mặt hoặc ủy quyền;
Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng khi không tổ chức
họp toàn thể Hội đồng và trong thời gian Chủ tịch Hội đồng thi đua Khen
thưởng Tổng công ty vắng mặt hoặc ủy quyền (chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
Hội đồng về quyết định của mình);
Các quyền hạn và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy
định của Tổng công ty.
Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Tổng công ty:
Đầu mối tiếp nhận xử lý các vấn đề có liên quan đến công tác thi đua khen

thưởng của Tổng công ty phù hợp với quy định của Quy chế này;
Thừa ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng công bố các quyết định khen thưởng
của Tổng công ty tại các sự kiện có diễn ra các nghi lễ trao tặng các hình thức
khen thưởng;
Thực hiện các công việc theo chỉ đạo của Hội đồng, Chủ tịch, Phó chủ tịch
Hội đồng phù hợp với quy định của Quy chế này.
Các quyền hạn và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy
định của Tổng công ty.
Thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Tổng công ty:
Đề xuất các hình thức khen thưởng theo quy định của Quy chế này;
Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng theo triệu tập của người có
thẩm quyền;

18


Tham gia đóng góp ý kiến, biểu quyết về các hình thức khen thưởng, hủy
khen thưởng, xử lý các khiếu nại tố cáo đối với các tổ chức cá nhân có liên quan
tại các cuộc họp của Hội đồng thi đua khen thưởng;
Theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định của quy chế này;
Thực hiện các công việc theo chỉ đạo của Hội đồng, Chủ tịch, Phó chủ tịch
Hội đồng phù hợp với quy định của Quy chế này.
Các quyền hạn và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy
định của Tổng công ty.
Công ty nên đưa thêm điều đào tạo bồi dưỡng, thanh tra kiểm tra vào quy chế.
Đào tạo bồi dưỡng
1. Ban Thi đua - Khen thưởng công ty có trách nhiệm:
a) Xây dựng nội dung, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên
chức làm công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước;
2. Cơ quan chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp xây

dựng kế hoạch hàng năm để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
cho đội ngũ cán bộ làm thi đua, khen thưởng.
Thanh tra, kiểm tra
Ban Thi đua - Khen thưởng tham mưu xây dựng kế hoạch thanh tra việc
thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng theo quy định.
Tham mưu với Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng kiểm tra, giám sát
công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời bổ sung biện pháp nâng cao chất lượng
công tác thi đua, khen thưởng
.Bộ phận chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp tham
mưu cho Hội đồng thi đua, khen thưởng xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức
kiểm tra việc tổ chức phong trào thi đua và thực hiện chính sách pháp luật về thi
đua, khen thưởng.
Lãnh đạo cần quan tâm hơn đến việc tập huấn, không ngừng nâng cao năng
lực cho cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng nói chung, cán bộ làm công tác
xây dựng Quy chế TĐKT nói riêng kiến thức như Pháp luật về lao động, về
TĐKT, về nhân sự, tạo động lực, quan hệ lao động… để họ có những sản phẩm
đầu ra ngày một hiệu quả hơn cũng như có thể làm tốt công tác tham mưu cho
lãnh đạo trong việc phát động phong trào thi đua, bình xét khen thưởng,…
Cán bộ làm công tác xây dựng Quy chế thi đua khen thưởng cần tham
khảo, cập nhật nhiều hơn các bộ quy chế TĐKT của các tổ chức, doanh nghiệp
khác để mở mang và trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng giúp xây dựng và ngày
một hoàn thiện hơn quy chế của công ty.

19


PHẦN KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, dưới cái nhìn còn chủ quan và có nhiều thiếu sót của tác
giả, bài tiểu luận đã nêu ra được những ưu điểm cũng như hạn chế và nguyên
nhân của Quy chế Thi đua khen thưởng Công ty đường sắt Vĩnh Phú, đồng thời

đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Hội đồng xây dựng quy chế có thể sửa đổi,
bổ sung, không ngừng hoàn thiện quy chế ngày một chất lượng và đem lại hiệu
quả cao hơn. Công tác thi đua khen thưởng hoạt động có hiệu quả sẽ giúp tạo
động lực cho người lao động, nâng cao năng suất lao động, nâng tầm vị thế của
công ty cũng như giúp công ty có thể phát triển trên nhiều phương diện.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, TS. Lê Thanh Hà (2011), Giáo trình Quản trị nhân lực II, Nhà xuất bản Lao
động – xã hội, Hà Nội.
2, Brain E. Becker – Mark A. Huselid (2004), Sổ tay người quản lý – quản lý
nhân sự, Nhà xuất bản thành phổ Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh
3, Tổng công ty đường sắt Vĩnh Phú
4, Trang link: />5, Bài giảng “Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng” (2016), Đại học Lao động
– xã hội
6, trang />


×