Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.98 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG THỊ LY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG BỐ
THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG THỊ LY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG BỐ
THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN

Đà Nẵng – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đặng Thị Ly


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
5. Bố cục đề tài .................................................................................................. 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP ................ 8
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG BỐ THÔNG
TIN .................................................................................................................... 8
1.1.1 Khái Niệm ................................................................................................ 8
1.1.2 Phân Loại.................................................................................................. 9
1.1.3 Vai trò của công bố thông tin ................................................................. 10
1.2 ĐO LƯỜNG CÔNG BỐ THÔNG TIN .................................................... 11
1.2.1 Đo lường không trọng số ....................................................................... 12
1.2.2 Đo lường có trọng số .............................................................................. 13
1.3 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG .................................................................... 14
1.3.1 Các lý thuyết liên quan đến công bố thông tin....................................... 14

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin ...................................... 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 27
CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................... 28
2.1 YÊU CẦU THỰC HIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM ........................................................ 28
2.2 MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................................... 29


2.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN...... 34
2.3.1 Đo lường mức độ công bố thông tin của DNNN ................................... 34
2.3.2 Đo lường các biến độc lập...................................................................... 36
2.4 CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH......... 37
2.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................... 37
2.4.2. Phương pháp phân tích .......................................................................... 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 40
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................ 41
3.1 ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC .................................................................................................... 41
3.1.1 Thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin ............................................... 41
3.1.2 Đánh giá mức độ công bố thông tin ....................................................... 57
3.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG
BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ............................. 58
3.2.2 Phân tích liên hệ giữa mức độ công bố thông tin với các biến đặc trưng
của doanh nghiệp............................................................................................. 59
3.2.3 Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình ............................... 62
3.2.4 Kết quả hồi quy và kiểm định mô hình .................................................. 64
3.2.5 Đánh giá và bàn luận kết quả nghiên cứu .............................................. 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 73
CHƯƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................................ 74
4.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ........................................................... 74
4.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................................................ 75
4.2.1 Chế tài xử phạt nghiêm khắc.................................................................. 75
4.2.2 Nâng cao ý thức trách của các doanh nghiệp Nhà nước về công bố thông
tin ..................................................................................................................... 76


4.2.3 Tăng cường quản lý việc công bố thông tin của các doanh nghiệp Nhà
nước ................................................................................................................. 77
4.2.4 Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp .......................................... 78
4.2.5 Hoàn tất các báo cáo cần công bố .......................................................... 79
4.2.6 Nâng cao vai trò của truyền thông trong việc đẩy mạnh công bố thông
tin của doanh nghiệp Nhà nước....................................................................... 79
4.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................ 82
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 83
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DN

Doanh nghiệp


BCTC

Báo cáo tài chính

CBTT

Công bố thông tin

SXKD

Sản xuất kinh doanh

ĐTPT

Đầu tư phát triển

TB

Trung bình



Cổ đông


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


bảng
1.1

Tổng hợp kết quả tác động của các nhân tố đến mức
độ CBTT qua các nghiên cứu trước

Trang

24

2.1

Các thông tin được chọn để đánh giá mức độ CBTT

34

2.2

Bảng tóm tắt đo lường các biến độc lập

36

3.1

Thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin chung

42

3.2


3.3

Thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin theo loại
DNNN
Kết quả phân tích phương sai một yếu tố One-Way
Anova của biến loại DNNN

43

43

3.4

Phân tích Post-Hoc One-Way Anova

44

3.5

Tổng hợp mức độ công bố của các nhóm thông tin

45

3.6

3.7

3.8


Thống kê mô tả nhóm thông tin về chiến lược phát
triển của DN
Thống kê mô tả nhóm thông tin về Kế hoạch SXKD
và ĐTPT 5 năm của DN
Thống kê mô tả nhóm thông tin về Kế hoạch SXKD
và ĐTPT hàng năm của DN

47

48

49

Thống kê mô tả nhóm thông tin về Báo cáo đánh giá
3.9

về kết quả thực hiện kế hoạch SXKD hàng năm và 3

50

năm gần nhất tính đến năm báo cáo
Thống kê mô tả nhóm thông tin về Báo cáo kết quả
3.10

thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã
hội khác

51



3.11

3.12

3.13

3.14

Thống kê mô tả nhóm thông tin về báo cáo tình hình
thực hiện sắp xếp, đổi mới DN hàng năm
Thống kê mô tả nhóm thông tin về Báo cáo thực
trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của DN
Thống kê mô tả nhóm thông tin về BCTC 6 tháng và
BCTC năm của DN
Thống kê mô tả nhóm thông tin về báo cáo chế độ
tiền lương, tiền thưởng của DN

52

52

54

56

3.15

Thống kê mô tả thông tin bất thường của DN

57


3.16

Thống kê mô tả biến độc lập định lượng

59

3.17

3.18

Kiểm định Independent Sample T-Test của biến
ngành
Kiểm định Independent Sample T-Test của biến chủ
thể kiểm toán

60

61

3.19

Phân tích tương quan giữa các biến

63

3.20a

Tóm tắt mô hình lần 1


64

3.20b

Hệ số hồi quy lần 1

65

3.21
3.22
3.23

Kết quả hồi quy của các mô hình theo phương pháp
Backward
Kết quả hồi quy của mô hình tối ưu
Tóm tắt kết quả kiểm tra giả thuyết phương sai sai số
thay đổi

66
67
68


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình

hình


Trang

2.1

Mô hình nghiên cứu

30

2.2

Các nhóm đối tượng của DNNN

38

2.3
2.4
3.1
3.2

DNNN hoạt động trong ngành sản xuất công nghiệp và
trong ngành khác
DNNN được kiểm toán bởi Big4 và ngoài Big4
Mức độ CBTT giữa DNNN trong ngành sản xuất công
nghiệp và các ngành khác
Mức độ CBTT và các DNNN

38
39
69
71



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đóng vai trò quan trọng và là nòng
cốt của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong khu vực DNNN lại diễn ra tình
trạng thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin (CBTT). Do đó, dẫn đến
hoạt động của các DNNN trong thời gian qua còn tồn tại khá nhiều vấn đề bất
cập, xuất hiện hàng loạt những sai phạm tại nhiều Tổng công ty, tập đoàn
kinh tế như: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than
– Khoáng sản Việt nam, Vinashin …. Nguyên nhân của sự không minh bạch
trong việc CBTT cơ bản là do khung pháp lý về CBTT của DNNN chưa thực
sự đồng bộ. Các yêu cầu CBTT về hoạt động SXKD của DNNN chưa tạo
thành một khuôn khổ thống nhất. Đồng thời, trách nhiệm, trình tự, thủ tục
CBTT của DN và các bên liên quan cũng chưa được quy định đầy đủ, thống
nhất. Vì vậy, để bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động, bảo
đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan
Nhà nước và của xã hội đối với DNNN, ngày 18/6/2014 Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 36/2014/QĐ-TTg về quy chế CBTT của công ty
TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm
tháng 10/2015 (hơn 1 năm sau khi Quyết định số 36/2014/QĐ-TTg được ban
hành), thì chỉ mới có 82/478 DN cung cấp thông tin, chiếm tỷ lệ khoảng
16,8% và chưa có DN nào thực hiện công bố đầy đủ các nội dung theo đúng
quy định, nội dung thông tin công bố còn sơ sài, chưa đầy đủ; quy trình công
bố cũng chưa được đảm bảo theo quy định (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015).
Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời nhằm hướng dẫn các nội dung CBTT
của DNNN, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số
81/2015/NĐ-CP vào ngày 18/9/2015. Song đến 31/12/2016, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư cho biết mới nhận được báo cáo của 241 DN, chiếm tỷ lệ 38,87% (Bộ


2

Kế hoạch và Đầu tư, 2016). Ngoài ra, không ít DNNN công bố không đúng
thời gian và thiếu thông tin theo quy định.
Về phía các cá nhân, tổ chức cũng như người dân thì họ luôn có nhu
cầu được biết đầy đủ các thông tin để giám sát tình hình hoạt động của
DNNN. Bởi lẽ họ có thể được xem như là những người có quyền lợi gián tiếp
ở các DNNN khi đã thực hiện nghĩa vụ công dân vào ngân sách Nhà Nước
thông qua các khoản thuế, phục vụ cho hoạt động của Nhà nước và trong đó
có cả việc đầu tư cho DNNN. Trong khi phần lớn các DN này lại lơ là trong
việc cung cấp thông tin của mình. Câu hỏi đặt ra là mức độ CBTT của các
DNNN hiện nay như thế nào? Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến CBTT của
DNNN 2 năm sau khi Nghị định 81/2015/NĐ-CP được áp dụng.
Xuất phát từ thực tiễn và vấn đề nêu trên, đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam” được
lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung vào các mục tiêu sau:
 Đánh giá mức độ CBTT của các DNNN ở Việt Nam.
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của DNNN ở Việt
Nam.
 Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh CBTT của DNNN ở Việt
Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: việc CBTT của các DNNN ở Việt Nam thông qua
các báo cáo và bảng kế hoạch của các DN này.
 Phạm vi nghiên cứu: Các DNNN trong nghiên cứu này là các DN Nhà

nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Các công ty cổ phần có tỷ lệ sở hữu Nhà
nước không thuộc phạm vi của nghiên cứu này. Ngoài ra, nghiên cứu được


3

tiến hành chỉ trong năm 2016, do năm 2015 NĐ 81/2015 mới đi vào thực
hiện nên việc CBTT ở giai đoạn đầu quá ít.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp là các báo cáo và các bảng
kế hoạch năm 2016 của 90 DNNN được công bố trên cổng thông tin DN của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thông qua việc xây dựng các chỉ mục CBTT từ các
báo cáo và các bảng kế hoạch trên, tiến hành tính chỉ số CBTT. Phương pháp
phân tích hồi quy bội được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ CBTT của các DNNN tại Việt Nam.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 4 chương:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông
tin của doanh nghiệp
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách
Kết luận
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các nghiên cứu trong nước
Vấn đề CBTT nói chung trong DN luôn nhận được sự quan tâm từ nhiều
đối tượng khác nhau. Vì thế không ít các nghiên cứu đã được thực hiện. Các
nghiên cứu này được thực hiện ở các DN trong các ngành khác nhau. Tuy
nhiên cách thức và phương pháp thực hiện tương tự nhau từ khâu thu thập, xử

lý số liệu đến phân tích kết quả. Kết quả của các nghiên cứu cũng có sự tương
đồng nhau về nhân tố tác động đến CBTT. Cụ thể, trong nghiên cứu của
Phạm Thị Thu Đông (2013) về “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức


4

độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết
trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”. Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ CBTT gồm: khả năng sinh lời và tài sản cố định. Còn
trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2013) “Nghiên cứu mức độ công bố
thông tin kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng yết giá tại sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội”, chỉ có nhân tố quy mô DN có ảnh hưởng đến mức
độ CBTT. Trong đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành
vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Phan Tôn Nữ
Nguyên Hồng (2014), kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT bao gồm: quy mô DN, khả năng thanh toán, chủ thể kiểm toán. Một
nghiên cứu khác thực hiện trong ngành lương thực thực phẩm của Nguyễn
Thị Thủy Hưởng (2014) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chế biến
lương thực thực phẩm niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh”, kết quả cho thấy chỉ có nhân tố khả năng thanh toán tác động đến
mức độ CBTT của DN. Thực hiện trong phạm vi rộng hơn, Nguyễn Thị Thu
Hảo (2015) đã nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố
thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE”. Kết quả
phân tích cho thấy 3 nhân tố: quy mô, loại hình sở hữu có yếu tố nước ngoài,
và lợi nhuận có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các DN niêm yết
trên HOSE.
Các nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về CBTT được thực hiện với
các mục tiêu khác nhau nhưng đa số đều xoay quanh vấn đề chất lượng thông
tin công bố, sử dụng thông tin và các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT. Liên
quan đến chất lượng và sử dụng thông tin công bố thì có nghiên cứu của


5

Byard về “Chất lượng công bố thông tin doanh nghiệp và tính chất của môi
trường thông tin trong phân tích”(Byard, 2002). Bài báo xem xét các mối
quan hệ giữa chất lượng thông tin mà DN công bố và tính chính xác của thông
tin từ các nhà phân tích để hiểu rõ hơn cách mà các nhà phân tích sử dụng
thông tin công bố trong dự báo thu nhập. Kết quả cho thấy rằng chất lượng
thông tin công bố cao sẽ làm tăng độ chính xác của thông tin từ các nhà phân
tích. Ngoài ra, các nhà phân tích dựa nhiều vào dữ liệu tài chính được công bố
sẵn hơn là lấy thông tin từ việc trao đổi với quản lý để đưa ra dự báo lợi
nhuận hàng năm.
Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện thì có
nghiên cứu của Ismail (2002) “Điều tra thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng
đến công bố thông tin tài chính tự nguyện trên Internet tại các nước thuộc Hội
đồng hợp tác vùng vịnh (GCC)”. Kết quả cho thấy việc CBTT tài chính của
DN trên internet không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm mà còn phụ thuộc vào ảnh
hưởng của sự tương tác giữa đặc điểm của DN (quy mô, đòn bẩy và lợi
nhuận), ngành công nghiệp và quốc gia. Mở rộng đối tượng nghiên cứu sang
các công ty đa quốc gia ở Mỹ, Anh và châu Âu, Meek (1995) thực hiện đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo hàng
năm của các công ty đa quốc gia ở Mỹ, Anh và châu Âu”. Kết quả chung cho
thấy các công ty đa quốc gia ở châu Âu công bố nhiều thông tin tự nguyện
hơn các công ty đa quốc gia ở Mỹ và Anh. Việc CBTT tự nguyện tùy vào loại
thông tin. Các công ty đa quốc gia nằm ở vùng châu Âu và Anh công bố

nhiều thông tin tự nguyện phi tài chính hơn ở Mỹ. Các nhóm ngành: dầu, hóa
chất và khai thác mỏ công bố nhiều thông tin hơn các ngành khác. Các công
ty có quy mô càng lớn thì có xu hướng công bố nhiều thông tin tài chính và
phi tài chính hơn. Ngoài ra, các công ty đa quốc gia nằm ở Anh sẽ cung cấp
nhiều thông tin tài chính hơn. Các công ty niêm yết quốc tế sẽ cung cấp nhiều


6

thông tin tài chính hơn là chỉ niêm yết trong nước. Chuyển đối tượng nghiên
cứu sang nước đang phát triển, Barako (2006) đã thực hiện nghiên cứu “Các
nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện của các công ty ở
Kenyan”. Nghiên cứu này kiểm tra việc CBTT tự nguyện trong các báo cáo
hàng năm của các công ty niêm yết ở Kenya từ năm 1992 đến năm 2001. Kết
quả cho thấy mức độ công bố tự nguyện bị ảnh hưởng bởi: quản trị DN, cấu
trúc quyền sở hữu và đặc điểm của công ty. Ủy ban kiểm toán là yếu tố quan
trọng tác động đến mức độ CBTT tự nguyện, và tỷ lệ các thành viên không
điều hành trong hội đồng quản trị được coi là có tác động tương quan nghịch
đến mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ sở hữu là
các tổ chức và sở hữu nước ngoài có tác động tích cực đáng kể đến việc
CBTT tự nguyện. Các công ty lớn và các công ty có đòn bẩy tài chính cao thì
mức độ CBTT tự nguyện cao hơn. Đi sang một nhánh khác của CBTT, Celik
(2006) đã nghiên cứu về CBTT tương lai với đề tài “Công bố thông tin tương
lai: bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Istanbul
(ISE)” nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các công ty
niêm yết ISE cung cấp các thông tin tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng việc công bố các thông tin chung về tương lai có mối tương quan thuận
với quy mô, đầu tư nước ngoài và có tương quan nghịch với cơ cấu sở hữu,
khả năng sinh lời, mức đầu tư từ nước ngoài và thành phần của tổ chức đầu
tư. Ngoài ra, các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và tài chính công

bố nhiều thông tin tương lai hơn so với các công ty sản xuất. Cơ cấu sở hữu
và hiệu quả tài chính là những yếu tố ảnh hưởng đến việc CBTT tài chính.
CBTT trách nhiệm xã hội có liên quan đến yếu tố sở hữu của Chính phủ
thì có nghiên cứu của Mohd Ghazali về “Cơ cấu sở hữu và công bố trách
nhiệm xã hội của công ty: một số bằng chứng ở Malaysia”(Mohd Ghazali,
2007). Kết quả cho thấy hai biến số: sở hữu của giám đốc điều hành và sở hữu


7

của chính phủ (là các cổ đông lớn), là những thuộc tính kinh doanh chung của
Malaysia, có ảnh hưởng đáng kể đến việc CBTT trách nhiệm xã hội trong các
báo cáo hàng năm. Những kết quả này làm nổi bật rằng việc phân loại các
quyền sở hữu khác nhau rất quan trọng trong việc xác định tác động của cơ
cấu quyền sở hữu đối với CBTT trách nhiệm xã hội. Cũng liên quan đến sở
hữu của Chính phủ (Nhà nước) thì Eng (2003) đã thực hiện nghiên cứu “Quản
trị doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin”. Trong đó tác giả có xem xét
đến yếu tố sở hữu Nhà nước (các công ty có sở hữu Nhà nước từ 20% trở lên).
Nghiên cứu kiểm tra tác động của cấu trúc quyền sở hữu và thành phần hội
đồng quản trị đến CBTT của công ty. Tác giả đã mở rộng so với các nghiên
cứu trước đây về giới hạn của việc CBTT theo hai cách. Thứ nhất, xem xét
tác động của ba thuộc tính về cơ cấu quyền sở hữu đối với CBTT - quyền sở
hữu quản lý, quyền sở hữu khối và quyền sở hữu của Chính phủ. Thứ hai,
kiểm tra tác động của thành phần hội đồng quản trị tác động đến CBTT. Tác
giả cũng xem xét tác động của các yếu tố: cơ hội tăng trưởng, quy mô, nợ,
ngành, chủ thể kiểm toán, chuyên gia phân tích, giá cổ phiếu và khả năng sinh
lời tác động lên CBTT. Dựa trên một mẫu gồm 158 DN niêm yết ở Singapore,
cho thấy rằng ở các công ty này sở hữu quản lý thấp và quyền sở hữu Nhà
nước có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng mức độ CBTT tự nguyện. Sự gia
tăng các giám đốc bên ngoài làm giảm việc CBTT tự nguyện. Các DN lớn

CBTT càng nhiều, trong khi đó những công ty có nợ thấp thì CBTT nhiều
hơn.
Có thể thấy rằng có khá nhiều nghiên cứu về CBTT trong nước cũng như
trên thế giới. Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào đối tượng
là các DN thuộc các loại hình: công ty đa quốc gia, công ty cổ phần, tập đoàn
niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cho đến nay có ít nghiên cứu thực hiện
trên đối tượng là DNNN (DN có 100% sở hữu của Nhà nước). Tại Việt Nam,
hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá về mức độ CBTT của DNNN
cũng như tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT của DN này.


8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG BỐ THÔNG
TIN
1.1.1 Khái Niệm
Công bố thông tin là một nội dung liên quan đến quản trị công ty và
được định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau. Trong sổ tay CBTT dành cho các
công ty niêm yết cho rằng CBTT được hiểu là phương thức để thực hiện quy
trình minh bạch của DN nhằm đảm bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có
thể tiếp cận thông tin một cách công bằng. Còn theo Trương Đông Lộc (2016)
thì CBTT là quá trình cung cấp tài liệu và những bằng chứng có liên quan một
cách rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Và CBTT
thường bị nhầm lẫn với minh bạch thông tin. Minh bạch là một khái niệm trừu
tượng và phức tạp hơn CBTT. Các công ty cung cấp thông tin công khai
thông qua các báo cáo được kiểm soát, bao gồm các báo cáo tài chính, thuyết

minh, thảo luận và phân tích quản trị, và các quy định khác (Healy, 2001).
Vậy thì có thể hiểu rằng CBTT là việc cung cấp các loại thông tin liên
quan đến hoạt động của DN cho các đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Tùy thuộc vào mục đích, đối tượng sử dụng mà nội dung thông tin cần
công bố theo quy định có sự khác nhau. Đối với các công ty niêm yết thì đối
tượng sử dụng thông tin phần lớn là nhà đầu tư. Do đó, nội dung cần công bố
chủ yếu là các thông tin tài chính và phi tài chính phục vụ cho việc ra quyết
định kinh doanh và đầu tư. Còn đối với loại hình DNNN thì có thể hiểu rằng
đây là DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nên việc CBTT nhằm


9

mục đích chính là đáp ứng nhu cầu quản lý của Nhà nước. Do đó nội dung
CBTT thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế, đáp ứng các yêu cầu của
Nhà nước. Mức độ công khai cũng có những khác biệt nhất định đối với từng
loại DN.
1.1.2 Phân Loại
a. Phân loại theo thời điểm công bố
- Công bố định kỳ: là thông tin được công bố có tính chất định kỳ. Các
báo cáo có tính chất định kỳ cần được công bố như: BCTC năm, BCTC bán
niên. Việc lập và cung cấp các thông tin định kỳ phải theo đúng quy định.
- Công bố bất thường: là thông tin công bố có tính chất bất thường. Các
thông tin có tính chất bất thường bao gồm: Tài khoản của công ty tại ngân
hàng; Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; Bổ sung hoặc
rút bớt một hoặc một số ngành nghề đầu tư, kinh doanh; Bị đình chỉ hoặc thu
hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động
hoặc Giấy phép hoạt động … Việc công bố loại thông tin này cũng phải theo
đúng quy định.

- Công bố theo yêu cầu: CBTT theo yêu cầu được thực hiện khi xảy ra
sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; Có
thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần
phải xác nhận thông tin đó.
b. Phân loại theo tính chất bắt buộc hay tự nguyện
- Công bố bắt buộc: là những thông tin bắt buộc phải công bố theo quy
định. Các thông tin này phải được trình bày đúng theo quy định về nội dung
và thời gian công bố.
- Công bố tự nguyện: là thông tin không bắt buộc phải công bố theo quy
định mà các đơn vị sẽ chủ động và tự nguyện công bố nhằm mục đích nâng


10

cao uy tín công ty, củng cố và tăng cường quan hệ với các nhà đầu tư và tránh
rủi ro phát sinh.
c. Phân loại theo tính chất của thông tin
- Thông tin tài chính: bao gồm thông tin về kế toán (Thông tin từ BCTC
và thông tin từ sổ sách kế toán), về lãi suất, về tỷ giá, về chính sách thuế và
thuế suất, và về kế hoạch SXKD.
- Thông tin phi tài chính: bao gồm thông tin về thị trường, về chiến lược,
về trách nhiệm xã hội, về bảo vệ môi trường, về cơ cấu tổ chức…
1.1.3 Vai trò của công bố thông tin
Chất lượng CBTT của công ty trong báo cáo thường niên có ảnh hưởng
đáng kể đến phạm vi và chất lượng các quyết định của nhà đầu tư. Ngoài ra,
CBTT còn là một công cụ chiến lược, làm tăng khả năng huy động vốn của
công ty với chi phí thấp nhất có thể (Healy, 1993). Các công ty cải thiện việc
CBTT của họ thì kết quả sẽ làm tăng lợi nhuận chứng khoán, quyền sở hữu
của tổ chức và khả năng phân tích (Healy, 1999).
Healy đã đưa ra 3 hiệu quả kinh tế của CBTT, bao gồm: cải thiện giá

chứng khoán; Giảm chi phí vốn; Và gia tăng trung gian thông tin. Từ đó ông
đã đưa ra một số nghiên cứu minh chứng cho những hiệu quả đó (Healy,
2001).
- Cải thiện giá chứng khoán
BCTC và thông tin công bố là các phương tiện quan trọng để người quản
lý truyền đạt hiệu quả hoạt động và quản trị đến các nhà đầu tư bên ngoài.
CBTT DN là yếu tố then chốt đối với hoạt động trong một thị trường vốn có
tính linh hoạt (Healy, 2001). Trong nghiên cứu của mình Diamond cho rằng
việc CBTT tự nguyện làm giảm sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà đầu tư
có hiểu biết và không có sự hiểu biết về thông tin. Do đó, đối với các DN có
mức độ CBTT cao, các nhà đầu tư có thể tin rằng các giao dịch cổ phiếu xảy


11

ra ở mức giá “hợp lý”, tăng tính thanh khoản trong cổ phiếu của công ty
(Diamond, 1991). Gelb (2000) phát hiện ra rằng các công ty có tỷ lệ CBTT
gắn liền với giá cổ phiếu cao, với thu nhập trong cùng lúc và trong tương lai
so với các DN công bố thấp. Những kết luận này cho thấy chiến lược CBTT
của một công ty về tốc độ thông tin được đưa vào giá cả (Healy, 2001).
- Giảm chi phí vốn
Barry cho rằng khi CBTT là không hoàn hảo, các nhà đầu tư sẽ phải chịu
rủi ro trong việc dự báo lợi nhuận trong tương lai từ khoản đầu tư của họ. Nếu
rủi ro này không thay đổi theo toàn cầu, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu tăng lợi
nhuận của họ cho phần rủi ro thông tin. Do đó, các DN với mức độ CBTT
cao, rủi ro thông tin thấp, có thể chi phí vốn thấp hơn so với mức độ công bố
thấp và nguy cơ thông tin cao (Barry, 1986). Botosan (1997) đã cung cấp một
số bằng chứng phù hợp với giả thuyết về chi phí vốn. Bà cho rằng đối với các
DN có mức độ phân tích thấp, thì sẽ có một mối quan hệ tiêu cực giữa chi phí
vốn và mức độ CBTT tự nguyện của họ. Trong khi đó Plumlee (2000) đã tìm

thấy mối quan hệ tiêu cực giữa chi phí vốn và mức độ phân tích liên quan đến
việc CBTT hàng năm.
- Gia tăng trung gian thông tin
Lang (1993) nhận định rằng những công ty công bố nhiều thông tin hơn
thì khả năng phân tích thông tin sẽ cao hơn, dự báo của các nhà phân tích ít
phân tán và ít có biến động hơn.
1.2 ĐO LƯỜNG CÔNG BỐ THÔNG TIN
Đo lường CBTT được xem là bước quy đổi lượng thông tin được công
bố sang một con số cụ thể để biết được mức độ cung cấp thông tin của DN.
Đây là giai đoạn giúp người nghiên cứu có thể đánh giá, phân tích về CBTT
và tiến hành các bước nghiên cứu định lượng tiếp theo. Các nghiên cứu trước
cho thấy rằng có 2 phương pháp để đo lường CBTT: đo lường không trọng số


12

và đo lường có trọng số. Tùy vào loại thông tin và quan điểm của người
nghiên cứu mà lựa chọn phương pháp đo lường phù hợp.
1.2.1 Đo lường không trọng số
Phương pháp đo lường không trọng số được Cooke (1989) khởi xướng
và áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu của mình về “Công bố thông tin trong
báo cáo thường niên của các công ty tại Thụy Điển” nhằm xem xét mức độ
CBTT và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT của các công ty ở Thụy
Điển. Cơ sở của cách tiếp cận này được biết đến như là một hệ nhị phân, nếu
mục thông tin được công bố thì được cho điểm là 1, còn nếu thông tin có phát
sinh nhưng không được công bố thì sẽ được cho điểm 0. Trong phương pháp
này các mục thông tin công bố đều có vai trò như nhau. Ngoài ra, để giải
quyết một số thiếu sót trong quá trình chấm điểm các mục thông tin, nghiên
cứu của Cooke (1989) và Meek (1995) đã mở rộng hệ nhị phân bằng cách sử
dụng thêm giá trị “NA” áp dụng trong trường hợp các mục thông tin không

được áp dụng tại đơn vị. Theo đó thang đo 0/1/NA sẽ được sử dụng để đánh
giá các mục thông tin. Phương pháp đo lường không trọng số này cũng đã
được áp dụng trong các nghiên cứu về CBTT tin như: Abdelsalam (2007),
Meek (1995).
Phương pháp này có hạn chế là một số chỉ mục thông tin ít quan trọng
đối với người sử dụng có thể chiếm ưu thế trong kết quả chỉ số CBTT, điều
này có thể làm giảm chất lượng công bố. Ngoài ra, chất lượng và nội dung
thông tin chưa được quan tâm thay vào đó là chỉ quan tâm đến việc chỉ mục
thông tin đó “có” hay là “không” được công bố. Tuy nhiên, phương pháp này
được đánh giá là thích hợp để đánh giá mức độ CBTT bắt buộc, nhấn mạnh
đến mức độ tuân thủ quy định về CBTT (Abdelsalam, 2007). Hơn nữa, cách
tiếp cận này có thể tránh được tính chủ quan và thiên vị trong việc tính chỉ số
CBTT (Cooke, 1989).


13

Công thức tính cho phương pháp đo lường không trọng số như sau:
nj

Ij 

d

ij

1

nj


Công thức (1.1)

Trong đó:
Ij: là chỉ số CBTT của DN j; 0 < Ij < 1.
dij nhận giá trị 1 nếu mục thông tin i được công bố, 0 nếu thông
tin i không được công bố.
nj: số lượng mục thông tin có thể công bố bởi DN j.
1.2.2 Đo lường có trọng số
Khác với phương pháp đo lường không trọng số thì trong phương pháp
đo lường có trọng số, các mục thông tin sẽ được phân tích và chọn lọc để xem
xét tầm quan trọng. Theo đó, mục thông tin nào quan trọng hơn thì sẽ được
cho điểm cao hơn. Tầm quan trọng của các mục thông tin được đánh giá bởi
người nghiên cứu hoặc người sử dụng thông tin. Phương pháp này được sử
dụng để nắm bắt một cách toàn diện về số lượng và chất lượng thông tin công
bố. Wallace (1994) cho rằng phương pháp đo lường có trọng số có thể nắm
bắt được chiều sâu của các thông tin trong báo cáo thường niên của các công
ty ở Tây Ban Nha.
Trong nghiên cứu về “Ảnh hưởng của đặc điểm công ty và quy định kế
toán lên thông tin do các công ty ở Tây Ban Nha công bố”, để chấm điểm các
mục thông tin công bố, Inchausti (1997) sử dụng các mức: “0”, “0.5” và “1”
để đánh giá mức độ CBTT trong các báo cáo hàng năm. Còn Gallery (2008)
đã xây dựng một hệ thống 9 điểm, từ không công bố đến mô tả chi tiết, để thu
thập một cách toàn diện các mức thông tin công bố khác nhau. Hạn chế của
phương pháp này là có thể dẫn đến sự thiên vị trong quá trình chấm điểm các


14

mục thông tin công bố vì trọng số (mức độ quan trọng) dựa trên sự nhận thức
chủ quan của người sử dụng thông tin (Cooke, 1989).

Công thức tính chỉ số CBTT trong phương pháp đo lường có trọng số
như sau:
nj

Ij 

X

ij

1

mj

Công thức (1.2)

Trong đó:
Ij: là chỉ số CBTT của DN j; 0 < Ij < 1.
Xij: Số điểm mà công ty j đạt được
mj: số điểm tối đa mà công ty j có thể đạt được.
1.3 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.3.1 Các lý thuyết liên quan đến công bố thông tin
a. Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một
công bố năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa người sở hữu
(nhà đầu tư) và người quản lý. Người chủ sở hữu sẽ ủy thác việc ra quyết
định, chiến lược và điều hành cho người quản lý, còn người quản lý sẽ điều
hành và ra quyết định để tối đa hóa giá trị của cổ đông. Tuy nhiên, lý thuyết
đại diện cũng cho rằng các nhà quản lý có khả năng sử dụng vị trí và quyền

lực của họ để đảm bảo lợi ích riêng của mình, và có thể người quản lý không
phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích của chủ sở hữu. Do sự tách bạch giữa
quyền sở hữu và quyền kiểm soát công ty nên xảy ra sự bất cân xứng thông
tin giữa người quản lý và các nhà đầu tư. Điều này có thể gây ra sự lựa chọn
bất lợi và các vấn đề ở khía cạnh đạo đức bởi vì người chủ sở hữu hoài nghi
rằng liệu các nhà quản lý đang có hành động vì lợi ích của công ty hay không.


15

Khi phát sinh mâu thuẫn về lợi ích thì chi phí đại diện sẽ xuất hiện. Để đảm
bảo các hành động và quyết định của người quản lý không gây hại đến công
ty thì người chủ sở hữu phải trả chi phí giám sát để theo dõi các hoạt động của
người quản lý nhằm đảm bảo lợi ích của mình.
Lý thuyết đại diện cho rằng sự xung đột sẽ tăng lên khi thông tin không
đầy đủ và không cân xứng giữa người sở hữu và người đại diện. Vấn đề này
có thể được hạn chế bằng cách CBTT chi tiết và minh bạch. Một số các yếu tố
ảnh hưởng đến CBTT có liên quan đến lý thuyết đại diện: quy mô DN, khả
năng sinh lời, chủ thể kiểm toán, thành phần Hội đồng quản trị, sở hữu cổ
đông nước ngoài. Chi phí đại diện phụ thuộc vào kích cỡ của DN vì vậy các
DN lớn thường công bố nhiều thông tin để giảm chi phí này. Khi thông tin
không đầy đủ có thể xảy ra sự xung đột về lợi ích, do đó khi lợi nhuận cao,
khả năng sinh lời cao thì cần CBTT nhiều hơn để hạn chế vấn đề trên. Kiểm
toán độc lập bên ngoài cũng giúp làm giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa
chủ sở hữu và người quản lý. Ngoài ra, khi số lượng thành viên Hội đồng
quản trị không tham gia vào quản lý, điều hành công ty nhiều thì chi phí đại
diện càng cao. Nên để hạn chế chi phí này, người chủ sở hữu thường yêu cầu
nhà quản lý cung cấp nhiều thông tin. Đặc biệt, khi có tự tách biệt về địa lý
giữa người quản lý và chủ sở hữu thì yêu cầu CBTT càng nhiều.
b. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)

Lý thuyết tín hiệu về cơ bản liên quan đến làm giảm bất cân xứng thông
tin giữa nhà đầu tư và người quản lý công ty. Người đầu tiên đưa ra lý thuyết
này là Spence vào năm 1973.
Lý thuyết tín hiệu chỉ ra rằng thông tin không cân xứng giữa người quản
lý công ty và nhà đầu tư dẫn đến sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư. Để tránh
điều này, các công ty tự nguyện CBTT và đưa ra các tín hiệu tích cực ra thị
trường. Theo lý thuyết này, các nhà quản lý công ty là những người mong đợi


×