Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

chuyên đề phương pháp STEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.87 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC STEM
VÀO THỰC HIỆN DỰ ÁN “RAU MẦM”
BỘ MÔN SINH HỌC
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục STEM với nhiệm vụ cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần
thiết cho học sinh thế kỷ 21 sẽ là mô hình giáo dục diện rộng trong tương lai
gần của thế giới. Phương pháp giáo dục STEM còn khá mới mẻ và có phương
pháp tiếp cận khác trong giảng dạy và học tập nên cần được sự quan tâm và
nhận thức của toàn xã hội. Những người hoạch định chính sách cần có
phương pháp nâng cao nhận thức của các tầng lớp xã hội về giáo dục STEM,
từ các bậc cha mẹ, giáo viên, nhà trường, đến nhữngnhà giáo dục các cấp. Cải
cách giáo dục là điều tất yếu, triển khai giáo dục STEM để đón đầu xu hướng
phát triển giáo dục sẽ đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển cuả đất nước
trong tương lai
Thực hiện theo công văn Số: 2998/GDĐT-GDTrH Về hướng dẫn thực
hiện chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong trường Trung học
năm học 2017-2018, Với định hướng đổi mới trở thành mô hình trường học nơi tư duy sáng tạo, thắp sáng niềm say mê học tập suốt đời của học sinh, tổ
sinh học chúng tôi chọn chuyên đề: Vận dụng phương pháp dạy học STEM
vào thực hiện dự án “Rau mầm” trong tiết học ngoại khóa ở trường nhằm thực
hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong
giai đoạn hiện nay
Phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
1.1 STEM là gì?
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học).
1.2 Giáo dục STEM là gì?
Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những
kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công

GV: Nguyễn Văn Tú



-1-

NH: 2017-2018


nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp,
lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý
mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống
hằng ngày. Giáo dục STEM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn,
tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường có
tính sáng tạo cao và sử dụng trí óc có tính chất công việc ít lặp lại trong thế kỷ
21.
1.3 Môn học STEM là gì?
STEM là môn học mà học sinh được học các kiến thức về khoa học,
công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách tích hợp. Thông thường, các môn
học STEM được thiết kế ở dạng chủ đề và học sinh được học kiến thức tích
hợp dựa trên các chủ đề này.
1.4 Các kỹ năng STEM được hiểu như thế nào?
Giáo dục STEM không phải là để học sinh trở thành những nhà toán
học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà là phát triển cho học
sinh các kỹ năng có thể được sử dụng để làm việc và phát triển trong thế giới
công nghệ hiện đại ngày nay.
STEM. Kỹ năng STEM được hiểu là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa từ
bốn nhóm kỹ năng là: Kỹ năng khoa học, kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ
thuật và kỹ năng toán học.
Kỹ năng khoa học: là khả năng liên kết các khái niệm, nguyên lý, định
luật và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học để thực hành và sử dụng
kiến thức này để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
Kỹ năng công nghệ: Là khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và truy

cập được công nghệ. Công nghệ là từ những vật dụng hằng ngày đơn giản
nhất như quạt mo, bút chì đến những hệ thống sử dụng phức tạp như mạng
internet, mạng lưới điện quốc gia, vệ tinh… Tất cả những thay đổi của thế
giới tự nhiên mà phục vụ nhu cầu của con người thì được coi là công nghệ.
Kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn diễn ra
trong cuộc sống bằng cách thiết kế các đối tượng, hệ thống và xây dựng các
quy trình sản xuất để tạo ra đối tượng. Hiểu một cách đơn giản, học sinh được

GV: Nguyễn Văn Tú

-2-

NH: 2017-2018


trang bị kỹ năng kỹ thuật là có khả năng sản xuất ra đối tượng và hiểu được
quy trình để làm ra nó. Học sinh phải có khả năng phân tích, tổng hợp và kết
hợp để biết cách làm thế nào cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học
nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) để có được một giải pháp tốt nhất trong thiết
kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra, học sinh còn có khả năng nhìn nhận ra
nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
Kỹ năng toán học: Là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của
toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. Học sinh có kỹ năng toán
học sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, áp dụng các khái
niệm và kĩ năng toán học vào cuộc sống hằng ngày.
Ngoài những kỹ năng về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học,
giáo dục STEM còn cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết giúp học
sinh phát triển tốt trong thế kỷ 21 như: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản
biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp…
2. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề

Một trong những phương pháp dạy và học mang lại hiệu quả cao nhất
cho giáo dục STEM là phương pháp “Học qua hành” -“Learning by doing”.
Phương pháp ”Học qua hành” giúp học sinh có được kiến thức từ kinh
nghiệm thực hành chứ không phải chỉ từ lý thuyết. Bằng cách xây dựng các
bài giảng theo chủ đề và dựa trên thực hành, học sinh sẽ được hiểu sâu về lý
thuyết, nguyên lý thông qua các hoạt động thực tế. Chính các hoạt động thực
tế này sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn. Học sinh sẽ được làm
việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các
hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác.
Với cách học này, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà
sẽ là người hướng dẫn để học sinh tự xây dựng kiến thức cho chính mình.
Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận liên ngành tạo ra sự kết hợp
hài hòa giữa các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học nhằm
mang đến cho học sinh những trải nghiệm thực tế thật sự có ý nghĩa. Việc dạy
và học STEM tăng tính hấp dẫn với học sinh, giúp học sinh hiểu sâu hơn vấn
đề, đạt hiệu quả học tập cao hơn .

GV: Nguyễn Văn Tú

-3-

NH: 2017-2018


Mỗi dự án STEM không chỉ tập trung vào mục tiêu học tập của một
môn khoa học nào đó mà phải tích hợp nhiều môn học khác nhau, tạo ra một
môi trường ứng dụng kiến thức phức hợp, giúp học sinh phát huy được hết
năng lực tư duy và sáng tạo của mình.
Tất cả các quá trình học tập kể trên đều diễn ra theo nhóm, tạo ra không
gian và cơ hội để học sinh cọ xát , tranh luận, bảo vệ ý kiến của bản thân cũng

như tạo thói quen hợp tác với các thành viên trong nhóm. Quá trình học được
thiết kế theo nhiều giai đoạn, tương ứng với mỗi giai đoạn học sinh đều phải
trình bày ý tưởng, thiết kế và sản phẩm cuối cùng của mình. Vào giai đoạn
cuối của dự án, các nhóm sẽ có cơ hội trình bày tư duy, ý tưởng và giải pháp
đến toàn thể các học sinh của STEM.
Trong giáo dục STEM, điểm mấu chốt là sự hứng thú trong học tập.
Nhiệm vụ giao cho học sinh phải đủ hấp dẫn để kích thích trí sáng tạo và tò
mò. Để đạt được điều này, ngoài thiết kế bài giảng thì giáo viên STEM đóng
vai trò vô cùng quan trọng để giúp duy trì sự hứng thú học tập của học sinh
trong quá trình học tập. Vì vậy, cách thức truyền tải kiến thức và hướng dẫn
học sinh trên lớp của giáo viên phải được đào tạo thật bài bản.
3. Điểm mạnh
Thứ nhất: Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực
tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường
làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21.
Thứ hai: Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng
lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM,
học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên
quan đến các kiến thức khoa học.
Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến
thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học
liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết
vấn đề đặt ra.

GV: Nguyễn Văn Tú

-4-

NH: 2017-2018



Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ
cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực
hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Thứ ba: Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người
học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà
phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị;
phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng
cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.
PHẦN III: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC STEM VÀO
THỰC HIỆN DỰ ÁN RAU MẦM
Môn sinh học
I. Thiết kế chuẩn kiến thức:
-Tìm hiểu về rau mầm, dinh dưỡng rau mầm, cách chế biến món ăn từ
rau mầm.
-Trải nghiệm nghiên cứu quy trình trồng rau mầm.
- Phân tích các điều kiện thích hợp trồng rau mầm.
- Tính được lợi nhận khi trồng rau mầm.
- Tự chế tạo ra hệ thống tưới nước phù hợp với trồng Rau mầm.
II. Thiết kế các vấn đế, ý tưởng của dự án:
Vận dụng kiến thức các môn Sinh học, Toán, Lý, Hóa, Công Nghệ, Văn
học, Tin học,… cụ thể:
+ Sinh học: Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì, điều kiện thích hợp
cho sự phát triển rau mầm, quy trình trồng rau mầm, những kĩ năng gieo trồng
đạt hiệu quả.
+ Hóa: Đo PH, xác đinh độ PH trong giá thể thích hợp nhất cho sự phát
triển rau mầm.
+ Lý: Đo nhiệt độ, xác định nhiệt độ thích hợp cho trồng rau mầm, sử
dụng kiến thực áp suất chất lỏng nguyên tắc bình thông nhau tạo hệ thống
tưới nước


GV: Nguyễn Văn Tú

-5-

NH: 2017-2018


+Văn học: Biết cách hành văn, câu từ.
+Toán học: Tính lợi nhuận, tính kích thước dụng cụ để tạo hệ thống
tưới nước.
+ Công nghệ: Biết cân đối lựa chọn thực phẩm chế biến thức ăn từ rau
mầm,
+Tin học; Tìm tư liệu thông tin, thu thập số liệu trên các trang web, làm
PowePoin trình chiếu
Học sinh vận dụng các kiến thức và kỹ năng liên môn được tích hợp và
lồng ghép để thực hiện dự án nhỏ của mỗi nhóm:
Nhóm Maketing: Giới thiệu về rau mầm, lợi ích của rau mầm, quảng bá
thương hiệu rau mầm
Nhóm chế biến: Chế biến món ăn có giá trị dinh dưỡng cao từ rau mầm
nhanh và gọn
Nhóm trải nghiệm trồng : Hoạt động trải nghiệm trồng rau mầm
Nhóm nghiên cứu: Tìm hiểu độ PH, nhiệt độ, nghiên cứu và kết luận
các điều kiện thích hợp trồng rau mầm, hướng cải tiến khắc phục
Nhóm kinh doanh: Tính tỉ lệ % hạt nảy mầm, tính chi phí sản xuất, tính
giá thành sản phẩm so với giá thành thị trường, kết luận.
III. Thiết kế mục tiêu dự án:
Sau khi hoàn thành dự án, học sinh sẽ đạt được các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu:
- Giúp học sinh được trải nghiệm thực tế, biết cách vận dụng các kiến

thức và kỹ năng thực hiện được cách trồng rau mầm tại nhà đem lại năng suất
và hiệu quả cao.
- Nâng cao nhận thức và hoài bảo về sự nghiệp
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng khoa học: Khả năng liên kết các khái niệm, nguyên lý, định
luật và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học để thực hành và sử dụng
kiến thức để thực hiện các dự án nhỏ trong dự án rau mầm.

GV: Nguyễn Văn Tú

-6-

NH: 2017-2018


- Kỹ năng công nghệ: Là khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và truy
cập được công nghệ. Công nghệ là từ những vật dụng như khay trồng, cưa,
máy đo PH, nhiệt độ đo, ống nghiệm, cốc thí nghiệm, cân, ống nước..mạng
interne..
- Kỹ năng kỹ thuật: Thiết kế các các quy trình, hệ thống và xây dựng
các quy trình sản xuất rau mầm để tạo ra rau mầm. đưa ra giải pháp tốt nhất
trong thiết kế và xây dựng quy trình.
- Kỹ năng toán học: Khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của
toán học trong thiết kế, chọn vật liệu thiết kế hệ thống tưới nước, tính được
lợi nhuận khi trồng.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy phản biện
- Kỹ năng cộng tác.
- Kỹ năng giao tiếp.
3. Thái độ:

- Hứng thú trong quá trình thực hiện dự án.
- Độc lập, tự giác tự chịu trách nhiệm trước nhóm, lớp.
- Yêu thích thực nghiệm.
IV. Thiết kế bộ câu hỏi định hướng:
1. Câu hỏi khái quát:
Làm thế nào để trồng rau mầm đạt năng suất cao.
2. Câu hỏi bài học:
Để trồng rau mầm tốt đạt năng suất cao cần phải lưu ý những điều kiện
thích hợp nào?
Câu hỏi nội dung:
Giới thiệu về rau mầm, lợi ích của rau mầm, quảng bá thương hiệu rau
mầm?
Chế biến món ăn có giá trị dinh dưỡng cao từ rau mầm nhanh và gọn?

GV: Nguyễn Văn Tú

-7-

NH: 2017-2018


Hoạt động trải nghiệm trồng rau mầm?
Tìm hiểu độ PH, nhiệt độ, nghiên cứu và kết luận các điều kiện thích
hợp trồng rau mầm, hướng cải tiến khắc phục
Tính tỉ lệ % hạt nảy mầm, tính chi phí sàn xuất, tính giá thành sản
phẩm so với giá thành thị trường , kết luận
V. Thiết kế tài liệu hỗ trợ học sinh:
Các nguồn tài liệu, các website để tham khảo.
Địa chỉ mail để trao đổi chia sẻ thông tin giữa giáo viên và học sinh,
giữa các học sinh với nhau.

VI. Thiết kế kế hoạch thực hiện dự án cho học sinh:
1. Tổ chức học tập:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm cử 01 nhóm trưởng và
thư ký).
- Hướng dẫn thực hiện dự án.
- Giáo viên phân công các tổ thực hiện dự án.
- Nhóm trưởng nghiên cứu, trao đổi, phân công công việc cho các thành
viên.
- Thư ký có nhiệm vụ cập nhật và tổng hợp kết quả thực hiện theo kế
hoạch.
- Địa điểm thực hiện: phòng thí nghiệm, vườn sinh học, trong lớp học,
ở nhà.
2. Nội dung dự án:
Mỗi nhóm thực hiện 01 dự án nhỏ dưới sự hướng dẫn của giáo
viên:
Nhóm Maketing: Giới thiệu về rau mầm, lợi ích của rau mầm, quảng bá
thương hiệu rau mầm
Nhóm chế biến: Chế biến món ăn có giá trị dinh dưỡng cao từ rau mầm
nhanh và gọn

GV: Nguyễn Văn Tú

-8-

NH: 2017-2018


Nhóm trải nghiệm trồng : Hoạt động trải nghiệm trồng rau mầm
Nhóm nghiên cứu: Tìm hiểu độ PH, nhiệt độ, nghiên cứu và kết luận
các điều kiện thích hợp trồng rau mầm, hướng cải tiến khắc phục

Nhóm kinh doanh: Tính tỉ lệ % hạt nảy mầm, tính chi phí sản xuất, tính
giá thành sản phẩm so với giá thành thị trường, kết luận
VII. Thiết kế các tiêu chí đánh giá:
1. Bộ tiêu chí đánh giá:
- Phiếu đánh giá bài trình diễn (thang điểm 5).
- Phiếu đánh giá quá trình hoạt động của nhóm (thang điểm 5).
2. Cách tính điểm cho học sinh: tính 1 cột điểm thực hành
VIII. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Tiến độ thực hiện:
Thời gian

Địa điểm

Nội dung

10/1113/12

- Xây dựng kế hoạch dựa trên chuẩn kiến thức,
Phòng họp tham khảo ý kiến các giáo viên trong tổ. Báo cáo
ý tưởng thực hiện dự án.
GV
- Chọn lớp tham gia thực hiện dự án (9A3)

16/11

- Giáo viên phổ biến dự án cho lớp 9A3

Lớp

+ Chia nhóm, giao dự án và định hướng cho

từng nhóm lên kế hoạch thực hiện dự án.
+ Học sinh họp nhóm, phân công công việc, tìm
tư liệu, đưa ra ý tưởng lên kế hoạch thực hiện dự
án.

5/1-9/1
12/1-16/1

Lớp

- Giáo viên duyệt kế hoạch dự án của các tổ
- Chỉnh sửa kế hoạch dự án của các tổ.

Nhà+ phòng - Các nhóm thực hiện theo kế hoạch dự án.
thực hành+ - Giáo viên hướng dẫn học sinh thu thập hình
vườn
sinh ảnh, quay phim, lấy tư liệu.
học

GV: Nguyễn Văn Tú

-9-

NH: 2017-2018


- Thư ký nhóm viết nhật ký quá trình thực hiện
dự án.
19/1-23/1
Phòng

hành

- Giáo viên hướng dẫn cách viết báo cáo dự án
thực nhỏ của nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn 01 số thao tác: tạo clip,
powpoint…

20-24/11

Nhà+ trường

25-27/11

Nhà+ trường, Các nhóm tiếp tục hoàn thiện dự án của mình
nhà
dưới sự hỗ trợ của giáo viên.

28/11

Phòng
hành

1/12

- Các nhóm tiến hành viết báo cáo dự án.

thực Giáo viên tổng dợt dự án của mỗi nhóm. Duyệt
nhật ký của dự án của các nhóm

Hội trường


- Báo cáo dự án.
- Nhận xét, đánh giá, tổng kết, trao giải thưởng.

2. Kịch bản buổi báo cáo dự án:



TG

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của trò

1

5 phút

Giáo viên giới thiệu dự án

Học sinh tiếp thu

2

5 phút

Giáo viên tóm tắt lại quá trình Học sinh tiếp thu
thực hiện dự án.

3


50phút

Giáo viên yêu cầu các nhóm lên - Các nhóm lên báo cáo
báo cáo về nội dung dự án của các tham luận về dự án của
nhóm:
nhóm mình, trả lời câu
- Nhóm Maketing: Giới thiệu hỏi.
về rau mầm, lợi ích của rau - Các nhóm khác lắng
mầm, quảng bá thương hiệu rau nghe ghi nhận, phản
mầm
biện.
- Nhóm trải nghiệm trồng :
Hoạt động trải nghiệm trồng
rau mầm
- Nhóm nghiên cứu: Tìm
hiểu độ PH, nhiệt độ, nghiên
cứu và kết luận các điều kiện

GV: Nguyễn Văn Tú

- 10 -

NH: 2017-2018


thích hợp trồng rau mầm,
hướng cải tiến khắc phục
- Nhóm kinh doanh: Tính tỉ
lệ % hạt nảy mầm, tính chi phí

sản xuất, tính giá thành sản
phẩm so với giá thành thị
trường , kết luận
- Nhóm chế biến: Chế biến
món ăn có giá trị dinh dưỡng
cao từ rau mầm nhanh và gọn
5

5 phút

Giáo viên đánh giá báo cáo của
các nhóm, cho điểm.

6

2 phút

Giáo viên giới thiệu sản phẩm dự
án của lớp

Phần IV. KẾT LUẬN
Với STEM đã mở ra ý tưởng sáng tạo cho các thầy cô đó là lồng ghép
các kỹ năng của các môn. Từ đó cho phép học sinh có thể tiếp cận những
phương pháp, nền tảng để thiết kế và xây dựng các thiết bị từ đơn giản đến
phức tạp mà xã hội cần – đã và đang sử dụng.
Chúng ta đang sống trong thời đại hòa nhập cao giữa các quốc gia có
văn hóa khác nhau. Nhu cầu trao đổi công việc và nhân lực cũng ngày một
cao. Trong bối cảnh như vậy đòi hỏi ngành giáo dục cũng cần chuẩn bị cho
học sinh những kỹ năng và kiến thức theo chuẩn toàn cầu.
Giáo dục STEM với nhiệm vụ cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần

thiết cho thế kỷ XXI đang và sẽ là mô hình giáo dục diện rộng trong tương lai
gần của thế giới. Phương pháp giáo dục STEM là phương pháp giáo dục mới
và có phương pháp tiếp cận khác trong giảng dạy và học tập, nên cần được sự
quan tâm và nhận thức của toàn xã hội. Học STEM để đón đầu được xu
hướng phát triển giáo dục tiên tiến, là bước đặt nền móng vững chắc cho sự
phát triển đất nước trong tương lai.

GV: Nguyễn Văn Tú

- 11 -

NH: 2017-2018


Bằng những trải nghiệm thú vị với phương pháp giáo dục STEM, cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 đã trở nên gần gũi với các thầy cô giáo.
Từ đây, tầm quan trọng của việc đổi mới tư duy giáo dục, mạnh dạn
thực hiện cách phương pháp giáo dục mới, hiện đại trong quá trình giảng dạy
tích hợp một lần nữa được nhấn mạnh. Với những kết quả đã gặt hái được sau
buổi thực hiện chuyên đề này, chúng tôi hy vọng phương pháp giáo dục
STEM sẽ trở thành phương pháp giáo dục lý tưởng được thầy cô và học sinh
trường yêu thích, đam mê và chinh phục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ GDĐT, Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra , đánh giá
kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh – Môn
Sinh học THCS.

GV: Nguyễn Văn Tú

- 12 -


NH: 2017-2018



×