Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

mot so bien phap day tre nhan biet tap noi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.99 KB, 43 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Một số biện pháp nhận biết tập nói trẻ24–36 tháng.
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội.

1


Năm học: 2016 - 2017.
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nhận biết tập nói trẻ 24 – 36 tháng.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
trường Mầm non Vạn Phúc.
3. Tác giả:
Họ và tên: Phùng Thị Mai

Nam (nữ): Nữ.

Ngày/ tháng/ năm: 21-6-1995.
Trình độ chuyên: Trung cấp.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Mầm non Vạn Phúc.
Điện thoại: 01658 251 452.
4. Đồng tác giả ( nếu có).
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Vạn Phúc.
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Lớp nhà trẻ B.
Tên đơn vị: Trường Mầm non Vạn Phúc.
Địa chỉ: Vạn Phúc – Ninh Giang – Hải Dương.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Về cơ sở vật chất và trang thiết


bị dạy học của lớp, đồ dùng đồ chơi tự tạo, số trẻ tại lớp nhà trẻ B.
8.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 9/ 2016 – 5/ 2017.
TÁC GIẢ
(ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Phùng Thị Mai
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD & ĐT

2


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Như chúng ta đã biết con người từ khi sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp để hiểu
về nhau và những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Với người lớn ngôn ngữ
như cơm ăn, áo mặc thì đối với trẻ còn hơn thế nữa. Ngôn ngữ như một công cụ
hữu hiệu để bầy tỏ nguyện vọng của mình cho lên ngay từ khi còn nhỏ chúng ta
phải dạy trẻ: học ăn, học nói để từ đó hình thành ở trẻ kỹ năng và những kiến
thức đầu tiên của con người. Vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Việc phát triển ngôn
ngữ đối với trẻ 25 - 36 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước
kia đã thực hiện thì sẽ không đưa lại hiệu quả cao, tính chủ động tích cực sẽ
không phát huy được khả năng sáng tạo, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ
sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một cách thụ động. Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ
chức thì mới tạo ra được môi trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt cho
trẻ phát huy khả năng sáng tạo một cách toàn diện. Trẻ mầm non nói chung và
trẻ nhà trẻ nói riêng đặc biệt là trẻ 25 - 36 tháng tuổi. Nếu cô tạo điều kiện cho

trẻ hoạt động dưới hình thức thông qua hoạt động hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi
thì việc phát triển ngôn ngữ lời nói cho trẻ sẽ được kết quả cao hơn. Bên cạnh đó
trẻ còn dùng ngôn ngữ để thể hiện tình cảm, khát vọng mong muốn của mình để
người khác hiểu được. Đồng thời ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục tình
cảm, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Nếu ngôn ngữ của trẻ phát
triển chậm, sẽ kìm hãm sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên trong thực tế
của lứa tuổi 25 - 36 tháng mọi bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đặc
điểm phát triển ngôn ngữ còn rất hạn chế do kinh nghiệm sống của trẻ chưa có
nhiều và phạm vi tiếp xúc còn hạn hẹp, vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, nhưng nhu
cầu tiếp xúc, giao tiếp và khám phá thế giới xung quanh của trẻ thì rất cao. Vì
vậy mà nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng.
Lúc này trẻ đã có một vốn hiểu biết và trẻ muốn sử dụng vốn hiểu biết để nói
cho mọi người, nhưng vốn hiểu biết ý còn quá nhỏ bé và non nớt đôi khi sai lệch
3


cho lên chúng ta phải dạy và uốn nắn cho trẻ để trẻ hiểu đúng, nói đúng. Để xây
dựng cho trẻ một nền móng vứng chắc về kiến thức ngay từ khi còn bé, là một
cô giáo mầm non lại được phân công nhóm lớp 24 - 36 tháng tuổi tôi càng thấy
rõ nhiệm vụ quan trọng của việc dạy dỗ trẻ đặc biệt là dạy trẻ nhận biết tập nói
cho lên tôi chọn đề tài “ Một số biện phát giúp trẻ nhận biết tập nói” để nghiên
cứu, tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra được một số biện phát cụ thể nâng cao
chất lượng của bộ môn.
2. Điều kiện, thời gian áp dụng sáng kiến.
- Điều kiện: Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Ban giám hiệu đến việc đầu
tư cơ sở vật chất (đồ dùng, đồ chơi) tạo điều kiện giúp đỡ tôi tìm những nguyên
vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi của các cháu, bản thân giáo viên có
tinh thần trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, 2 giáo viên có trình độ chuyên môn
vững vàng (Một trình độ đại học, một trình độ trung cấp) Có phòng học sạch sẽ
thoáng mát, cô và trẻ cũng tạo được một số đồ dùng, đồ chơi, tranh truyện để

phục vụ cho môn học. Trong đó còn có sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ
huynh trong việc tạo điều kiện cho trẻ đến lớp để tôi có điều kiện áp dụng sáng
kiến vào dạy trẻ.
- Thời gian: Áp dụng sáng kiến từ tháng 9/ 2016 đến tháng 5/ 2017.
3. Nội dung sáng kiến.
- Khi thực hiện đề tài “ Một số biện pháp nhận biết tập nói trẻ 24 – 36 tháng ” để
áp dụng vào dạy trẻ tại lớp tôi thấy gây được sự chú ý của trẻ có hiệu quả cao
khi áp dụng một số giải pháp mới vào để đưa vào thực hành dạy trẻ như: Cho trẻ
được tiếp xúc với các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Cô phải sử dụng đồ dùng
trực quan( vật thật) đồ chơi, đồ dùng tranh mẫu hấp dẫn để thu hút sự chú ý của
trẻ. Thực hiện giờ dạy cô cần sử dụng các thủ thuật linh hoạt và lồng ghép các
môn học khác như: bài thơ, câu đố….Trong quá trình dạy trẻ cô phải linh hoạt
sáng tạo và thay đổi hình thức nhằm phát huy tính tích cực của trẻ.Cô chú ý
quan tâm bồi dưỡng từng đối tượng trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tạo môi trường phát
triển lời nói cho trẻ. Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong
công tác giáo dục phát triển lời nói cho trẻ.
4


4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Hoạt động này nhằm dẫn dắt hướng dẫn trẻ làm quen với các sự vật hiện tượng
xung quanh trẻ, trẻ phát âm chuẩn các vốn từ về các sự vật hiện tượng xung
quanh trẻ , trẻ được làm quen và hình thành những khả năng tư duy tưởng tượng
mà hàng ngày cô giáo và cha mẹ vẫn thường cho trẻ thấy qua các góc chơi ở lớp,
qua các giờ học,… và trẻ được tiếp xúc với bên ngoài, với những sự vật hiện
tượng. Đề tài nghiên cứu này sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc học tập của trẻ
những năm tiếp theo.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến.
Khi thực hiện đề tài “ Một số biện pháp nhận biết tập nói trẻ 24 – 36 tháng” .
Tôi mới áp dụng và thực hiện tại lớp nhà trẻ B tôi đang chủ nhiệm. Tôi muốn

sáng kiến của mình được áp dụng cho tất cả các lớp 24 – 36 tháng tuổi trong
toàn trường, trong khi họp hội đồng nhà trường, tổ chuyên môm tôi đề xuất và
kiến nghị trước hội đồng để cùng thực hiện và áp dụng sáng kiến vào dạy trẻ để
đạt được kết quả mong đợi. Với những phương pháp mà tôi đã áp dụng khá
thành công, tôi mong muốn rằng những phương pháp này sẽ được bạn bè , đồng
nghiệp tham khảo, vận dụng và áp dụng vào thực tế của mình góp phần vào việc
hướng dẫn trẻ hoạt động một cách tích cực hơn và đạt được hiệu quả hơn.





5


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Như chúng ta biết việc hướng dẫn và dậy cho trẻ ở lứa tuổi (24 – 36 tháng)
làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói, nói chung và ở lứa tuổi nhà trẻ nói
riêng là việc vô cùng quan trong và cần thiết vì ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ con non
nớt, vụng về, trẻ cần được chăm sóc về mọi mặt: cả về tinh thần lẫn thể chất.
Nhất là trong giai đoạn trẻ đang còn tập nói và nói chưa đủ câu.
Cô giáo có một trọng trách rất quan trọng đối với trẻ là người chịu trách
nhiệm hướng dẫn bảo ban trẻ, chỉ bảo cho trẻ mọi điều và việc quan trọng hơn
cả là cô giáo phải chú ý và quan tâm đến trẻ hơn về mặt câu từ trẻ có nói đúng
ngữ pháp không? có đủ câu chưa? đã tròn âm chữ khi phát âm ra chưa? không
những vậy là người giáo viên chúng ta còn dậy trẻ thêm những vốn kiến thức sơ
khai, những chào hỏi lễ phép tưởng như đơn giản những không kém phần khó
khăn vất vả ở đây.
2. Cơ sở thực tiễn.

- Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ thì tư duy trực quan,
trẻ tiếp thu các kiến thức được một cách dễ dàng nhất là thông qua các hình ảnh,
trò chơi, mọi vật xung quanh trẻ …Muốn việc tiếp thu các kiến thức mà cô cần
cung cấp cho trẻ được dễ dàng thì hình thức truyền đạt gây sự chú ý của trẻ là vô
cùng quan trọng, chính vì nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn này nên
tôi đã mạnh dạn đưa ra một số hình thức, trò chơi để đưa vào thực hiện trong các
tiết học Nhận biết tập nói theo từng chủ đề.
- Đáp ứng với yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 nên tôi đã chọn
đề tài nghiên cứu: " Một số biện pháp nhận biết tập nói trẻ 24 – 36 tháng trường
Mầm Non Vạn Phúc". Đề tài này đối với lớp tôi chủ nhiệm là rất cần thiết vì các
cháu ở đây hay nói tự do, phát âm chưa chính xác trẻ còn nói ngọng, còn rụt rè
hay khóc.
- Qua việc thực hiện hàng ngày, qua một số tài liệu nghiên cứu bản thân tôi đã
đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm dạy trẻ nhận biết tập nói và thấy được việc nâng
6


cao chất lượng cho trẻ nhận biết tập nhằm mục đích:
+ Đạt được một số nhiệm vụ giáo dục cụ thế.
+ Trẻ được làm quen với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.
+ Trẻ phát âm chuẩn các vốn từ về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.
+ Trẻ được làm quen và hình thành những khả năng tư duy tưởng tượng mà
hàng ngày cô giáo và cha mẹ vẫn thường cho trẻ thấy qua các góc chơi ở lớp,
qua các giờ học,…
3. Điều tra thực trạng.
3.1. Hạn chế trong công tác thực hiện đề tài.
- Đồ chơi tự tạo của trẻ chưa nhiều, chưa được đa dạng và phong phú còn
hạn chế để trẻ hoạt động cũng như gần gũi khám phá tổ chức các hoạt động
trong bộ môn Nhận biết tập nóichưa đạt kết quả cao.
- Việc trang trí, tổ chức các hoạt động của trẻ còn sơ sài chưa có chiều sâu.

- Là một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn cũng
như nghệ thuật lên lớp ở lứa tuổi nhà trẻ còn nhiều hạn chế.
- Phụ huynh coi nhẹ tầm quan trọng của việc cung cấp kiến thức cho trẻ
nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ. Vì các bậc phụ huynh chỉ coi trọng việc chăm sóc trẻ
là chính còn việc học nhiều phụ huynh còn phó mặc hoặc không quan trọng
nhiều tới trẻ khi còn đang ở lứa tuổi nhà trẻ.
3.2. Khảo sát chất lượng trẻ đầu năm.
Nhận biết tập nói là một trong những nội dung mà chương trình đã có từ trước
nó quyết định một phần lớn đến chất lượng của các môn học khác. Do vậy ngay
từ đầu năm học khi sĩ số lớp đã ổn định tôi tiến hành khảo sát khả năng của từng
trẻ để tìm ra biện pháp nhận biết tập nói đạt kết quả.

Tổng số trẻ

Tốt
Số trẻ

18

4

Khá

Tỷ lệ %
22

Số trẻ
10

Trung bình


Tỷ lệ % Số trẻ
56

4

Tỷ lệ %
22
7


Với kết quả khảo sát như trên tôi nhận thấy phát triển lời nói cho trẻ là
một trong những vấn mà người giáo viên phải chú trọng. Vì thế tôi luôn trăn trở
làm thế nào ra những biện pháp hữu hiệu để giờ học của trẻ đạt kết quả tốt.
Để áp dụng với chương trình giáo dục mầm non hiện nay, trước những khó khăn
về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và kết quả trên trẻ ở lớp tôi còn nhiều
hạn chế, bằng vốn hiểu biết của mình, tôi tự học hỏi kinh nghiệm để tìm ra sáng
kiến hay nhằm khắc phục khó khăn đó cho lớp, tôi tìm ra những biện pháp sau:
4. Các giải pháp.
4.1. Tìm hiểu đối tượng.
Đối với tuổi mầm non trẻ rất hiếu động tư duy của trẻ là tư duy cụ thể việc “
Học bằng chơi – chơi mà học” bởi vì thế giới xung quanh trẻ cái gì cũng mới lạ,
trẻ thích tìm tòi, khám phá những sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ thường hỏi
các câu hỏi : Tại sao ? Như thế nào ? Nhưng cũng còn một số cháu nhút nhát, ít
nói, sợ hãi khi lên trả lời câu hỏi.
Ví dụ : Cháu Đam, cháu Yến Nhi…
Vì vậy phải chú ý đến từng đặc điểm cá nhân của trẻ, năm bắt được đặc điểm
cá nhân của từng cháu, để có những biện pháp giáo dục tốt hơn.
4.2. Chuẩn bị trên tiết học .
Việc chuẩn bị cho tiết học đóng vai trò hết sức quan trọng giúp năng cao kết

quả học. Vì vậy tôi phải xác định được mục đích, yêu cầu của bài dạy là một
việc bắt buộc đối với mỗi giáo viên, tôi luôn nghiên cứu kĩ giáo án thì mới vận
dụng các phương pháp, biện pháp giảng dạy một cách linh hoạt, logics.
Ngoài việc tôi phải chuẩn bị giáo án kĩ càng ra tôi còn cần phải chuẩn bị đồ
dùng, tranh ảnh vật thật, mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ.
Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết “ Quả cam, quả chuối ”.
Tôi chuẩn bị quả thật, quả có màu sắc rõ ràng, tranh quả, tranh lô tô. Điều
quan trọng nữa để giờ học đạt kết quả cao đó là phải rèn luyện cho trẻ có nề nếp
thói quen trong học tập.
Ngoài sự chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp trong tiết dạy cô cần áp dụng linh
hoạt, sáng tạo thay đổi hình thức dạy, lồng ghép các hoạt động để thu hút trẻ tập
8


trung chú ý.
Với cách tổ chức như vậy tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia học tập, tư
duy của trẻ phát triển tốt đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển có hiệu quả
hơn, trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình, ý nghĩa của mình một cách mạch lạc
hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng rõ rệt.
4.3. Sử dụng đồ dùng trực quan.
- Như chúng ta đã biết trẻ học thông qua chơi cho nên một tiết học được đánh
giá là tốt hay không tốt thì điều đầu tiên nói đến là đồ dùng, đồ chơi trực quan
trong tiết dạy đó. Tôi rất chú ý đến đồ dùng, đồ chơi để dạy trẻ vì qua đó dùng
đồ chơi trẻ tiếp thu kiến thức. Nếu đồ dùng, đồ chơi đẹp, đúng, hấp dẫn sẽ kích
thích trẻ hứng thú quan sát để nhận biết đúng đối tượng để rồi trẻ sẽ nói chính
sác tên đối tượng đó. Còn nếu như đồ dùng, đồ chơi không đẹp mắt lại thiếu
chính xác thì sẽ không gây được hứng thú cho trẻ quan sát. Từ đó trẻ không
thích học, trẻ không nói hoặc nói không chính xác. Trẻ trong lứa tuổi nhà trẻ tư
duy trực quan hành động chiếm ưu thế cho nên đồ dùng, đồ chơi trực quan là vô
cùng quan trọng, nó quyết dịnh khá lớn tới sự thành công trong tiết học.

4.4. Luyện cho trẻ nói đúng.
- Với trẻ 5 tuổi luyện cho trẻ nói đã khó nhưng với trẻ 24 - 36 tháng tuổi luyện
cho trẻ lại càng khóa hơn, do đó cần luyện cho trẻ nói đúng, nói nhiều lần và
luyện cho trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi. Trẻ ở gia đình nhiều ki cha mẹ cưng chiều
hay nói nựng, trẻ dễ hiểu sai câu nói hay ý nghĩ của từ cho nên muốn trẻ nói
đúng thì người lớn cũng phải nói đúng và chính xác để dạy trẻ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết tập nói bài “ Hoa hồng, hoa cúc”, có nhiều trẻ nói
“ Hoa Hồng” thành “ Hoa Khồng” hay “ Hoa Cúc” thành “ Hoa Túc”. Cô phải
luyện cho trẻ nói nhiều lần bằng các hình thức: cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân; cô nói
đúng và dạy cho trẻ nói: hoa Hồng, hoa Cúc.
Trẻ nhỏ vốn thông minh và tiếp thu nhanh nếu được sử chữa và uốn nắn đúng
cách, lại được động viên kịp thời trẻ sẽ nói rõ và đúng, chính xác. Nhiệm vụ
quan trọng ở trẻ 24 - 36 tháng tuổi là nói rõ và chính xác, cho nên luyện cho trẻ
nói rõ và đúng là nhiệm vụ chung của chúng ta, những người sống xung quanh
9


trẻ.
4.5. Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
Tạo điều kiện môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Như chúng ta đã biết
mỗi trẻ đều có khả năng tiếp thu lĩnh hội kiến thức khác nhau, có trẻ tiếp thu rất
chậm. Vì thế không những trong các tiết học, trong các hoạt động chung, hoạt
động góc. Hoạt động ngoài trời, chơi tự do…Tôi thường đưa ra các câu hỏi để
bồi dưỡng thêm cho từng trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tôi luôn chú ý đến đặc điểm cá
nhân của từng cháu, đặc biệt là những trẻ tiếp thu còn chậm, chưa mạnh dạn, rụt
rè, ít nói, nói ngọng, nói lắp. Khi dạo chơi ngoài trời lúc ôn luyện buổi chiều
hoặc trong các giờ đón trẻ trả trẻ tôi thường xuyên đặt ra các câu hỏi để khuyến
khích trẻ trả lời.
Ví dụ: + Đây là cái gì?
+ Được làm bằng gì?

+ Có đẹp không?
+ Các con có thích không?
Khi trẻ trả lời tôi uốn nắn sửa sai cho trẻ từng từ, từng câu hoặc nhắc lại
để trẻ nhớ. Từ đó trẻ có thể mạnh dạn hơn, biết trả lời các câu hỏi của cô, biết sử
dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình. Từ đó đã giúp cho ngôn ngữ của trẻ
phát triển tốt.
Tạo môi trường để phát triển lời nói: Mỗi nhóm lớp đều có trang trí xắp
xếp các góc hoạt riêng, các biểu bảng được treo trong lớp, không trang trí cố
định mà trang trí theo chủ điểm.
4.6. Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh.
Ngoài việc củng cố kiến thức thông qua các môn học “ Nhận biết tập nói ” thì
việc trao đổi với phụ huynh để thống nhất chương trình, phương pháp dạy trẻ là
việc làm cần thiết và quan trọng. Phối kết hợp với phụ huynh có ý nghĩa quan
trọng và có nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm lớp trong trường mầm non góp
phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế vào đầu năm học tôi
có kế hoạch họp phụ huynh để thông báo về nội dung chương trình của bộ môn
và trao đổi về tình hình học tập ở lớp và tính cách của từng trẻ.
10


Ví dụ : Cháu Nguyệt Ánh tham gia vào các hoạt động rất tích cực và nhanh
nhẹn, mạnh dạn trong giờ học.
Những giờ phụ huynh đón trẻ, hay qua bảng tuyên truyền những điều
phụ huynh cần biết tôi tuyên truyền cho phụ huynh biết những nội dung cần phát
triển ngôn ngữ cho trẻ trong tuần, trong tháng.
Tôi hướng dẫn phụ huynh biết cách dạy trẻ nhận biết tập nói, phụ huynh
có thể dạy trẻ nhận biết tập nói bất cứ ở lúc nào ở đâu.
Khi dạy trẻ nhận biết tập nói phụ huynh cần lưu ý. Nên dạy trẻ nhận biết
tất cả các sự vật xung quanh trẻ gần gũi phù hợp với trẻ.
Khi nhận biết tập nói thì phải tiến hành từ tổng quát đến chi tiết, nhận

biết tên gọi trước rồi đến các đặc điểm nổi bật của các sự vật hiện tượng đó.
Ngoài ra bố mẹ có thể hát các làn điệu dân ca đọc thơ, kể chuyện, đọc
chuyện cho trẻ nghe. Điều đó cũng tăng thêm các biểu tượng về thế xung quanh
và làm giàu vốn từ cho trẻ.
Từ đây tôi thấy rằng nếu công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà
trường tốt thì vấn đề giáo dục trẻ sẽ đạt kết quả cao từ công tác này nhà trường
và gia đình cũng có thể bổ sung cho nhau những mặt mạnh mặt yếu của trẻ để
cùng nhau có biện pháp giáo dục tốt hơn.
5. Kết quả đạt được.
Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp nhận biết tập nói trẻ 24 –
36 tháng”. Sau gần một năm áp dụng một số biện pháp trên để dạy trẻ tôi thấy
trẻ hứng thú học, nhận biết được đặc điểm của từng sự vật, trả lời đủ câu rõ ràng
các câu hỏi, nhận biết môi trường sống, một số đồ vật gần gũi xung quanh trẻ nó
thể hiện qua quá trình khảo sát đánh giá khả năng học môn “ Nhận biết tập nói ”
của trẻ chất lượng giờ học đã được nâng lên rõ rệt, so với kết quả ban đầu trẻ
mới đến lớp, ngôn ngữ của trẻ chưa rõ ràng nói còn ngọng có trẻ nói được một
từ nhưng đến nay trẻ đã nói được nhiều từ, nói rõ ràng mạch lạc và vốn từ của
trẻ phong phú hơn.
Sau khi tôi áp dụng một số biện pháp mới thay đổi hình thức dạy cho trẻ ở lớp
11


tôi phụ trách tôi thấy trẻ hứng thú tham gia, tích cực vào các giờ học, đặc biệt là
giờ “ Nhận biết tập nói ” Dự tính kết quả khảo sát cuối năm cho thấy :
Tổng số trẻ

Tốt
Số trẻ

20


12

Khá

Tỷ lệ %
60

Số trẻ

Trung bình

Tỷ lệ % Số trẻ

7

35

1

Tỷ lệ %
5

6. Điều kiện để được sáng kiến nhân rộng.
- Nghiên cứu kĩ bài soạn: Ở độ tuổi này trẻ đang ở thời kì phát triển thao tác.
Nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ đòi hỏi trong giờ học phải được tích hợp các
nội dung vào bài dạy.
- Luôn linh hoạt sáng tạo sử dụng nhiều hình thức dạy học để thu hút trẻ vào giờ
học cũng như vui chơi.
- Sử dụng đồ dùng, hệ thống câu hỏi phù hợp gần gũi với trẻ chuẩn bị đồ dùng

đồ chơi phải đẹp đa dạng có tính hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
- Phối hợp với gia đình nhà trường và xã hội, có kế hoạch và biện pháp luyện tập
giúp trẻ phát triển toàn diện.

12


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
- Qua quá trình thực hiện đề tài " Một số biện pháp nhận biết tập nói trẻ 24 – 36
tháng " bản thân tôi đã rút ra kết luận: Khi áp dụng những kinh nghiệm trên kết
quả học tập của trẻ khả quan rõ rệt:
+ Phần lớn khả năng tập trung chú ý, nhận xét và diễn đạt ý của trẻ tiến bộ rõ rệt
so với đàu năm.
+ Trẻ mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều khi tham gia học tập và hoạt động như nói
đủ câu, nói to, rõ ràng, giảm số trẻ nói ngọng.
+ Trẻ yêu thích các trò chơi rong các tiết học, các trò chơi ở các góc cảu trẻ chơi
với bạn đoàn kết không còn tranh dành nhau đồ chơi và đánh bạn như trước.
+ Số trẻ nói ngọng đã giảm nhiều so với đầu năm.
+ Ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng mạnh lạc hơn cụ thể trong các tiết học phát triển
ngôn ngữ và phát triển nhận thức.
- Vì vậy với đề tài này tôi thấy với bất cứ giáo viên mầm non nào cũng áp dụng
được trong quá trình nhận biết tập nói cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.
2. Khuyến nghị.
- Ban giám hiệu phải chủ động trong nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo
viên để giáo viên luôn được tiếp cận với chương trình giáo dục đổi mới hiện nay
- Bản thân không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để
đem những kiến thức mới nhất,sáng tạo nhất ra dạy trẻ
- Sử dụng nhiệt tình linh hoạt một số biện phát dạy trẻ nhận biết tập nói
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh kết hợp với nhà trường để cùng nhau phát

triển ngôn ngữ ,lời nói của trẻ
Tôi tin rằng đề tài nhỏ của mình sẽ góp phần nhỏ vào việc hoàn thành tốt
nhiệm vụ nâng cao chất lượng chuyên đề nhận biết tập nói cho trẻ Mầm Non.
Vì vậy tôi rất mong được sự trao đổi chỉ đạo tham gia góp ý kiến bổ xung
của đồng nghiệp, để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh và ngày
càng có nhiều tiết dạy hay hơn.
Kính mong sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

13


MỤC LỤC
PHẦN I: TÓM TẮT SÁNG KIẾN.
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến ……………………………………………….3
2. Điều kiện, thời gian áp dụng sáng kiến…………………………………......4
3. Nội dung sáng kiến…………………………………………………………..4
PHẦN II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN.
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến…………………………………………..…….6
2. Cơ sở lý luận của vấn đề………………………………………………..…….6
3. Thực trạng của vấn đề………………………………………………...………7
4. Các giải pháp……………………..………………………………..………….8
5. Kết quả đạt được……………………………………………………..……....11
6. Điều kiện để được sáng kiến nhân rộng…………………………..…………12
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1.Kết luận………………………………………………………………………13
2. Khuyến nghị………………………………………………..…………….….13

14



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi
với trường lớp mầm non.
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội.
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm
non..
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ 24 –
36 tháng tuổi trường Mầm non Vạn Phúc.
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Mơ
Nam (nữ): Nữ.
Ngày/ tháng/ năm: 15 – 12 - 1971.
Trình độ chuyên: Đại học.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Mầm non Vạn Phúc.
Điện thoại: 01668812136.
4. Đồng tác giả ( nếu có).
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Vạn Phúc.
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến.
Tên đơn vị: Trường Mầm non Vạn Phúc. Lớp nhà trẻ B.
Địa chỉ: Vạn Phúc – Ninh Giang – Hải Dương.
15


6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Về cơ sở vật chất và trang thiết

bị dạy học của lớp, đồ dùng đồ chơi tự tạo, số trẻ tại lớp nhà trẻ B.
7.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 5/ 2016 – 9/ 2017.
TÁC GIẢ
(ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Mơ

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD & ĐT

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Trẻ em hôm nay,Thế giới ngày mai. Đúng vậy Thế giới ngày mai có được tươi
sáng hơn hay không phần lớn là nhờ nền tảng vững chắc của thế hệ hôm nay.Bởi
vì lẽ đógiáo dục trẻ em luôn là một trọng trách lớn lao, cao cảcủa toàn cầu nói
chung đối với Đảng và nhà nước ta nói riêng. Đặc biệt mang trên mình sứ mạng
cao cả của một người giáo viên là mang trọng trách cao cả của dân tộc. Đặc biệt
hơn nữa là đối với những người giáo viên mầm non chúng ta, những người có
nhiệm vụ gieo hạt, uốn nắn những mầm xanh ngay từ những ngày đầu đến
trường. Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả ấy người giáo viên luôn phải tìm tòi
học hỏi, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm tận lực cho
16


công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ trên hết là người giáo viên phải có cả
tâm lẫn đức.
Đối với trẻ mầm non, việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những ngày đầu đến
trường phải thật nhẹ nhàng phải mang đến cho trẻ một tâm thế thật thoải mái,

học mà chơi, chơi mà học, trẻ phải thật yêu thích trường lớp, từ đó tạo tiền đề
cho trẻ phát triển ở những bậc học tiếp theo. Khi đã mang lại kết quả như mong
đợi thì việc chăm sóc giáo dục trẻ sẽ đạt được những thành công nhất định.
Việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp, với các cô là một vấn đề vô cùng
quan trọng. Mỗi năm đối tượng các trẻ khác nhau và cách làm quen với trẻ cũng
phải khác nhau. Phụ huynh thì thường hay so sánh giữa lớp nhỏ và lớp lớn, giữa
cháu cũ với cháu mới và lo lắng không biết cô đối xử với các con có tốt không?
Làm sao để trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm non? Vấn đề giúp trẻ sớm
hoà nhập vào môi trường mới luôn làm tôi trăn trở và tôi luôn tìm mọi cách giúp
các bé thích nghi thật sớm với trường lớp Mầm Non. Vì vậy tôi muốn chia sẻ đề
tài “Một số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp Mầm non’’nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
2. Điều kiện, thời gian áp dụng sáng kiến.
* Điều kiện
+ Phòng học an toàn, thoáng mát về mà hè, ấm áp về mùa đông.
+ Đồ dùng, đồ chơi phong phú,an toàn, bắt mắt trẻ.
+ Đội ngũ giáo viên tâm huyết, yêu nghề.
+ Các cấp lãnh đạo nhà trường kết hợp với phụ huynh tạo mọi điều kiện để các
giáo viên thực hiện tốt đề tài trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ Mầm non
* Thời gian áp dụng sáng kiến từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.
3. Nội dung sáng kiến.
- Khi đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp Mầm non”
đưa vào áp dụng tại lớp tôi thấy đạt hiệu quả rất cao. Khi áp dụng một số biện
pháp mới để đưa vào thực hiện trong việc đón trẻ như: Tạo niềm tin với trẻ và
phụ huynh cô phải có những lời lẽ nhẹ nhàng, tế nhị, lô rich tràn đầy sự thuyết
phục nhưng phải khách quan.trong quá trình đó cô còn thể hiện rõ sự thông
17


minh sáng tạo của một nhà sư phạm mầm non…hoặc chuẩn bị môi trường,đồ

chơi cũng phải phù hợp bắt mắt trẻ; màu sắc đẹp phong phú, nhiều đồ chơi khác
nhau đúng tâm lí,sở trường của trẻ. Môi trường thoải mái tạo ra nhiều chí tưởng
tượng cho trẻ…
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
- Hoạt động giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp Mầm non. Khi tạo sự gần gũi
thân thiện với trẻ thì cô luôn cố gắng là người bạn, người chị, người mẹ hiền
của trẻ chủ động thay đổi tình cảm với từng trẻ…Từ đó có các cách chăm sóc
giá dục trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nhờ đó mà đề tài có thể chia sẻ cùng đồng nghiệp ,phụ huynh cộng tác cùng
chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng khoa học.
- Hoạt động này nhằm giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường hoàn toàn mới,
trẻ thích đi học tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh tạo điều kiện tốt
cho các lĩnh vực phát triển của trẻ một cách tối đa nhất.
5. Đề xuất kiến nghị.
- Khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp
Mầm non”. Tôi mới thực hiện tại nhóm lớp nhà trẻ B của mình đang chủ
nhiệm.Tôi muốn đề tài của mình được áp dụng cho tất cả các độ tuổi trong
trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nhằm nâng cao kết quả mông đợi.
- Với những phương pháp mà tôi áp dụng rất thành công và mong muốn rằng
những phương pháp này sẽ được đồng nghiệp tham khảo vận dụng và đưa vào
thực tế của mình góp phần vào việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp Mầm
non. Đây cũng là trọng trách lớn lao của việc trồng Người một thế hệ tương lai
của dất nước.

18


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Đối với trẻ mầm non việc chăm sóc, giáo dục trẻ ngay từ những ngày đầu đến

trường quả thật là một điều vô cùng khó khan. Khi đó cô giáo phải thật nhẹ
nhàng,mang đến cho trẻ một tâm thế an toàn, thoải mái,tin cậy.Trẻ phải được
học mà chơi,chơi mà học, trẻ phải thật yêu thích trường,lớp.Từ đó tạo tiền đề
cho trẻ phát triển toàn diện nhân cách theo lứa tuổi mầm non cũng như ở những
bậc học tiếp theo.Khi đã được kết quả như mong đợi thì việc chăm sóc giáo dục
trẻ sẽ đạt được những thành công nhất định.
Việc giúp trẻ thích nghi với trường lớp với các cô giáo mầm non là một vấn
đề vô cùng quan trọng.Mỗi năm đối tượng trẻ khác nhau và cách làm quen với
trẻ cũng phải khác nhau.Phụ huynh thì luôn lo lắng vì sót con đã không ít những
suy nghĩ không biết cô đối xử với con có tốt không?Làm thế nào để cho phụ
19


huynh tin tưởng cô đây?Làm thế nào cho trẻ sớm thích nghi với trường ,lớp
nhanh đây? Vì vậy tôi mạnh dạn chia sẻ đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ sớm
thích nghi với trường lớp mầm non”nhằm giúp trẻ sớm hòa nhập với môi trường
mới và phát triển toàn diện một cách tối đa nhất
2. Cơ sở lý luận.
Trong năm học 2016-2017 tôi được lãnh đạo trường Mầm non Vạn Phúc phân
công dạy nhóm lớp nhà trẻ nơi tôi đang công tácvì ở độ tuổi nhà trẻ nên đa số trẻ
đều lần đầu tiên đi học, lần đầu tiên phải xa rời vòng tay gia đình để đến với một
môi trường mới không quen thuộc với biết bao điều xa lạ nên không tránh khỏi
những bỡ ngỡ cho trẻ, khiến đa số trẻ đều nhõng nhẽo khi phụ huynh đưa đến
lớp, do trẻ lần đầu tiên đến trường, bất ngờ bị tách xa mẹ ,.xa người thân, phải
thay đổi môi trường sống đột ngột nên trẻ rất sợ hãi và khóc nhiều điều đó làm
ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của trẻ.
Khi mới vào lớp trẻ cảm thấy thật bỡ ngỡ, bao nhiêu người xa lạ trẻ cảm thấy
rất cô đơn và sợ hãi. Mặc dù có những trẻ rất tự tin,rất bạo dạnnhưng vẫn không
chịu vào lớp học không chịu theo cô, khóc và ôm bố,mẹ,người thân không rời,
ngày hôm sau không dám đến trường vì lạ bạn, lạ cô, vì nhõng nhẽo với bố mẹ

người thân. Về phần phụ huynh thì chưa dám tin tưởng bỏ con lại một mình ở
lớp, đắn đo băn khoăn không biết con mình có đi học được hay không , sợ con
sẽ không quen với chế độ ăn uống sinh hoạt ở trường, lo sợ con sẽ khóc nhiều
khi xa người thân, ba, mẹ rồi sẽ đổ bệnh và ốm.
Làm sao để phụ huynh yên tâm, vui vẻ khi trao con cho các cô? Làm thế nào để
trẻ thích học, thích đến trường? Làm sao để trẻ thích nghi với trường lớp mầm
non cách sớm nhất? Và làm thế nào để với trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày
vui? Tôi đã thực hiện áp dụng vài biện pháp nhỏ để có thể làm phụ huynh yên
lòng và để trẻ đến lớp mà không sợ sệt, dễ dàng thích nghi với trường lớp mầm
non, qua vài ngày sau sẽ ham thích đi học, tôi xin chia sẻ những gì tôi đã làm
được, đã rút ra được trong suốt thời gian giảng dạy vừa qua của mình xin được
chia sẽ cùng các đồng nghiệp đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi
với trường lớp Mầm Non”.
20


3. Thực trạng của vấn đề.
* Khó khăn trong công tác thực hiên đề tài.
Trường chưa về khu tập trung,phòng học chưa đủ diện tích đẻ trẻ có không gian
vui chơi và trải nghiệm.
Việc nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều.
Lĩnh vực phát triển nhận thức của lứa tuổi nhà trẻ còn rất hạn chế.
* Khảo sát số lượng và chất lượng đầu năm.
- Số lượng :
Tổng số trẻ điều tra độ tuổi nhà trẻ của nhóm tôi quản lý là 60 trẻđạt100 %
Tổng số trẻ nhà trường giao là 30 trẻ đạt 50%
Tổng số trẻ ra lớp đầu năm là 11 trẻ đạt 18,4%
Như vậy còn thiếu 19 trẻ đạt 31.6%
- Chất lượng:
Trẻ ngoan 2 cháu đạt 18,1%.

Trẻ nhút nhát 3 cháu đạt 27,2% .
Trẻ chưa ngoan 6 cháu đạt 54,7%.
4. Các biện pháp thực hiện:
Quả thật lúc đầu tôi thật chán nản khi trẻ khóc nhiều, tôi thấy rất khó khăn khi
hướng trẻ hoà nhập vào môi trường mới, nhưng vì lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã
cố gắng tìm mọi cách đưa trẻ của lớp tôi hoà nhập thật nhanh vào môi trường
hoàn toàn mới.
Khi mới đi học trẻ khóc rất nhiều, hay đòi chạy,chỉ ra cổng đòi về nhà, điều này
gây khó khăn rất lớn trong việc dạy trẻ và giáo dục đối với các trẻ khác, những
trẻ không khóc cũng sẽ dễ bắt chước khóc theo khi thấy bạn khóc. Từ tình hình
đó tôi đã nghĩ ra nhiều cách để khắc phục tình trạng này , dưới đây là các biện
pháp nhỏ của tôi đã thực hiện trong việc dạy dỗ các trẻ mới đến lớp lần đầu mà
tôi đã thực hiện trong thời gian vừa qua.
* Biện pháp 1: Tạo được niềm tin với trẻ và phụ huynh.
Những ngày đầu tiên đến trường cô giáo phải là người bạn đáng tin cậy của trẻ.
Khi được người thân hoặc bố,mẹ đưa đến lớp những ngày đầu tiên trẻ thường
21


ôm chặt lấy người thân hoặc bố, mẹ không muốn rời xa và nhìn xung quanh một
cách dò xét. Nếu lúc đó cô giáo đến ôm chầm và tách rời trẻ ra khỏi tay mẹ thì
tôi nghĩ trẻ sẽ rất ghét và rất sợ cô, sợ đi học. Chính vì thế khi tiếp xúc lần đầu
tiên với trẻ tôi chỉ chào hỏi, cười và làm quen bằng những câu hỏi cử chỉ đơn
giản thân mật như: “Con tên gì?”, ”Con mẹ gì…?”, “Con có muốn vào lớp chơi
cùng cô và các bạn không?”. Sau đó trò chuyện với phụ huynh về sở trường
cũng như tính cách của trẻ khi ở nhà và từ từ vuốt ve trẻ, kế đến là nắm tay trẻ
thật nhẹ nhàng, đó là bước khởi đầu để trẻ cảm thấy an lòng.
Đầu năm trẻ của tôi khóc rất nhiều, khi đón trẻ tôi thường an ủi phụ huynh
trước tiên vì họ rất thương con lo lắng cho con, sợ con sẽ khóc nhiều làm ảnh
hưởng không tốt đến sức khoẻ. Những lời động viên sẽ giúp họ an tâm hơn và

khi nhận trẻ từ tay người thân,bố, mẹ trẻ, tôi nắm tay trẻ, luôn ở gần bên trẻ và
nói chuyện thật nhẹ nhàng, lúc nào cũng giữ vai trò mình là người mẹ thứ hai
của trẻ.
Đối với các cháu lần đầu tiên đến trường thường ôm chặt lấy bố mẹ người thân
không chịu rời, tôi không vội vàng tách cháu ra khỏi vòng tay phụ huynh ngay
mà chỉ đến chào hỏi phụ huynh, trò chuyện, mỉm cười với trẻ để làm quen trẻ
tránh cho trẻ bị hụt hẫng và có cảm giác bị bỏ rơi.
Tuy nhiên nhiều trẻ vẫn chỉ ngồi trong lòng bố mẹ mà không chịu chơi cùng
bạn .Tôi vẫn tiếp tục cùng phụ huynh trò chuyện về thói quen, tập quán, sở thích
của trẻ để dễ dàng tìm kiếm biện pháp thích nghi với trẻ, cho đến khi trẻ cảm
thấy sự gần gũi giữa mẹ và cô, từ đó trẻ sẽ chơi với cô và các bạn trong lớp.
* Biện pháp 2: Chuẩn bị nhiều đồ chơi hấp dẫn cho trẻ chơi.
Tôi tổ chức cho cả lớp cùng chơi một trò chơi nhỏ nào đó nhằm gây hứng thú
cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ mới vào lớp.
Trưng bày ở các góc chơi nhiều đồ chơi hấp dẫn kích thích trẻ chú ý và thích
chơi.
Tôi nhập vai cùng chơi với trẻ để tạo sự thân thiện gần gũi.
* Biện pháp 3: Tạo ra môi trường đẹp thu hút sự chú ý trẻ.
22


Yếu tố trường lớp cũng là yếu tố cần thiết cho sự ham thích đi học của trẻ.
Trường Mầm Non Vạn Phúc vẫn còn ở các khu lẻ chưa có không gian rộng rãi
nhưng cũng đủ, thoáng mát, khu vực chơi ngoài trời sạch sẽ, đồ chơi phong phú
thu hút được trẻ.
Các bé lớp nhà trẻ B
Tôi sẽ dắt trẻ ra sân chơi, tổ chức nhiều trò chơi dân gian như mèo đuổi chuột,
dung dăng dung dẻ, hoặc chơi các trò chơi vận động đơn giản như ném bóng, đá
bóng.., hay chỉ cần trò chuyện hoặc cho trẻ xem cảnh vật xung quanh sân
trường, cho trẻ chơi đu quay, chơi bập bênh, kể chuyện cho bé nghe, việc này sẽ

gây hứng thú và chiếm được nhiều cảm tình của trẻ.
Khi dắt trẻ trở vào lớp, tôi cùng trẻ dạo quanh lớp, gợi hỏi trẻ những đồ vật, đồ
chơi này tên là gì để trẻ trả lời, nếu trẻ trả lời không được hoặc không thích trả
lời, tôi sẽ gợi ý và giúp trẻ trả lời.
Trong lớp tôi luôn tìm tòi sáng tạo thêm nhiều góc chơi: góc thiên nhiên, góc
vận động ,góc hoạt động với đồ vật hay góc âm nhạc có nhiều đồ dùng đẹp mắt
để lôi cuốn trẻ.
* Biện pháp 4: Tập cho trẻ quen với nề nếp mới bắt đầu từ những thói quen
cũ của trẻ.
Có thể vài ngày đầu, tôi vẫn sẽ chiều theo nhiều thói quen không tốt của trẻ
như : ôm cặp bên mình, không chịu bỏ cặp lên kệ, ôm gối ôm, không uống sữa,
hay ăn rất ít cháo…Tôi sẽ từ từ tập dần thói quen nề nếp của trường lớp cho trẻ
đến khi trẻ quen dần và hiểu chuyện tôi sẽ đưa trẻ vào nề nếp ăn ngủ, vệ sinh.
Đến giờ ăn tôi thường để các bé khóc nhiều ngồi gần khuyến khích trẻ ăn hết
suất ăn chứ không ép buộc hay doạ trẻ, tạo một bầu không khí không có áp lực
khi ăn, hay khen trẻ con ăn giỏi quá, khuyến khích trẻ thi đua nhau ăn nếu trẻ
vẫn không ăn thì tôi không ép trẻ ăn, tôi sẽ cho trẻ uống sữa, ăn bánh và dặn phụ
huynh cho trẻ ăn nhiều hơn khi về nhà.
Nếu trẻ không muốn ăn nữa hoặc muốn ói tôi sẽ ngưng cho trẻ ăn vì nếu trẻ ói
thức ăn, trẻ sẽ rất sợ thức ăn ở trường. Khi đó tôi sẽ cho trẻ uống sữa nhằm bù
lại phần ăn cho trẻ. Vài ngày sau cho trẻ ăn tăng dần lên vài muỗng cháo…trẻ sẽ
23


dễ thích nghi với thức ăn ở trường, sau đó sẽ ăn nhanh gọn và hết suất ăn của
mình.
Không cho trẻ ăn quà vặt trước giờ ăn để tạo sự thèm ăn cho trẻ.
* Biện pháp 5: Tạo sự gần gũi thân thiện với trẻ.
Tôi luôn cố gắng trở thành người bạn tin cậy của trẻ khi đến lớp, luôn thu hút
trẻ vào những trò chơi nhỏ, hay vào những bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng

dao nhằm tạo sự quen thuộc như trẻ đang ở nhà với mẹ . Giờ ngủ nếu trẻ chưa
chịu ngủ, tôi cũng không ép trẻ vào nằm chung với các bạn, tôi sẽ để trẻ tự do
ngồi đâu trẻ thích, khi đó tôi sẽ đến nói với trẻ lại đây nằm chơi với cô, con chỉ
cần nằm chơi tí xíu khi nào các bạn ngủ dậy cô sẽ cho con về. Hoặc tôi sẽ ngồi
thuyết phục trẻ đến khi trẻ thấy buồn ngủ thì lúc đó tôi sẽ để trẻ vào gối nằm.
Đối với trẻ quá nhát và lâu quen nhất cô có thể ẵm trẻ vào lòng âu yếm và truyện
trò cùng trẻ để trẻ tin tưởng và quên đi khoảnh khắc bên người thân của trẻ.
Khi đón trẻ tôi cũng thường dặn phụ huynh đốn trẻ sớm hơn để trẻ tập quen dần
với môi trường mới và sẽ không có cảm giác bị ba mẹ bỏ lại trường.
* Biện pháp 6: Hết lòng mến trẻ yêu nghề.
Ngoài những biện pháp giúp trẻ thích nghi sớm với trường lớp Mầm non từ
những kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm học hỏi từ đồng nghiệp tôi đã áp
dụng trong những năm học qua, tôi còn đến với trẻ của bằng chính tình thương
của mình, bằng lòng yêu nghề, yêu trẻ như chính con đẻ của mình, luôn hoà
mình vào thế giới của trẻ, luôn đáp ứng kịp thời những nhu cầu của trẻ nhưng
không vượt qua giới hạn, chăm sóc, yêu thương trò chuyện để mỗi ngày trẻ đến
lớp càng có thêm nhiều niềm vui, trẻ yêu thích đến lớp và ngày càng ngoan
ngoãn lễ phép hơn.
Sau khi các trẻ mới đã quen trường, quen lớp, quen bạn , tôi bắt đầu dạy trẻ cách
chào hỏi cô khi đến lớp, chào mẹ con đi học và thưa bố mẹ khi đi học về, biết
nói cảm ơn khi cô và mẹ cho quà, sữa, bánh .
5. Kết quả đạt được.
Từ những cơ sở thực tiễn trên, tôi nhận ra rằng giữa giáo viên, nhà trường, và
gia đình trẻ phải có sự thống nhất, kết hợp trong toàn bộ quá trình chăm sóc, bảo
24


vệ và giáo dục trẻ. Trẻ mầm non còn rất non nớt, không thể tự phát triển mà
không có vai trò dẫn dắt của người lớn .Vì vậy việc giáo dục mầm non phải thể
hiện được vai trò chủ đạo của giáo viên, đưa ra những yêu cầu phù hợp với đặc

điểm cá nhân, vốn sống của trẻ.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng cho nhóm lớp của mình trong thời
gian qua. Từ những trẻ cá biệt có thể xem là rất khó hòa nhập với môi trường
mới tôi cũng đã dần dần tạo được sự thân thiện, gần gũi, hướng trẻ hòa nhập vào
trường lớp một cách tốt nhất. Tôi đã tạo được môi trường học thân thiện, cô giáo
như người mẹ người bạn đôi khi là người chị của trẻ và đã gặt hái được những
thành công nhất định. Số trẻ ra lớp tăng lên đáng kể. Phụ huynh đã tin tương
tuyệt đối vào cô và yên tâm cho con đến trường học theo đúng đọ tuổi cụ thể
như sau:
Số trẻ đến lớp 30 trẻ đạt 50% đạt chỉ tiêu nhà trường giao.
100% trẻ thích trò chuyện cùng với tôi.
100% trẻ đi học không còn khóc, nhõng nhẽo.
Giờ đây phụ huynh tin tưởng giao con cho tôi, các bé thích nghi với môi trường
rất nhanh, không còn khóc nhè, các bé thường đùa giỡn với tôi rất thân mật, ăn
giỏi, mạnh dạn, có khả năng tự phục tự nói với cô những yêu cầu mà mình
muốn. Lúc nào cũng yêu thương gọi cô ơi một cách trìu mến, luôn kể cho tôi
nghe những chuyện trẻ thấy, trẻ đã được làm, được đi những đâu, thỉnh thoảng
ôm hôn tôi một cách trìu mến.
Qua thời gian dạy trẻ, tôi đã đạt một số hiệu quả trong việc thu nhận trẻ mới và
rất mong sẽ có nhiều phụ huynh tin yêu gửi con và luôn an tâm về cách chăm
sóc, giáo dục trẻ theo các hướng đã đề ra.
100% trẻ lớp tôi đều thích được đi học.
100% trẻ đã sớm thích nghi với trường lớp mầm non.
Thật không có gì vui sướng hơn khi nhìn những nụ cười tươi hồn nhiên của các
bé và tôi cảm thấy mình đã đúng khi đến với trẻ bằng cả tấm lòng và nhận lại ở
trẻ những niềm hạnh phúc lớn nhất với nghề giáo viên Mầm Non mà tôi đã
chọn. Mặc dù còn có những thiếu sót nhưng tôi cảm thấy mình đã gặt hái được
25



×