Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

ĐE THI đe XUAT TRAI HE HUNG VUONG 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.68 KB, 40 trang )

ĐỀ 1:
Câu 1: (8 điểm)
Quan sát những hình ảnh dưới đây, lấy ý tưởng để viết một bài luận về mạng xã
hội trong thời đại chúng ta.

(Ảnh: internet)
Câu 2: (12 điểm)
Bày tỏ quan điểm về thơ, nhà thơ Trần Dần cho rằng: “Thơ nay hầu như vẫn đặt
nghĩa. Tôi đặt thơ là chữ. Con chữ nó làm nghĩa”.
Ở bài tiểu luận Sự đồng cảm trong phê bình thơ, nhà thơ Thanh Thảo lại viết:
“Thơ là chữ nghĩa mà cũng không là chữ nghĩa... Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận
cùng của nhà thơ”.
(Ngón thứ sáu của bàn tay, NXB Đà Nẵng, 1995, trang 66)
Bằng trải nghiệm về những tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 11, anh/chị
hãy bình luận những ý kiến trên.
Đáp án
Câu 1:
“Đọc” được các ý tưởng từ hai bức ảnh để xác định vấn đề nghị luận
- Facebook được hình tượng hóa như chiếc kính viễn vọng mà con người qua đó quan
sát về cuộc sống.
- Facebook được hình tượng hóa như cái loa phát ngôn mà qua đó cong người bày tỏ
quan điểm.
- Rộng ra,hai bức ảnh phản ánh hiện tượng con người lệ thuộc vào mạng xã hội, con
người dần dần bước vào thế giới ảo nhìn cuộc sống qua màn hình mạng xã hội, nghe và
nói qua mạng xã hội.
Bàn luận mở rộng vấn đề được gợi ra từ hai bức ảnh
- Tác dụng, tính tiện lợi của Facebook, mạng xã hội với đời sống con người
- Mặt trái, tác hại của Facebook, mạng xã hội:
+ Khiến con người lệ thuộc vào những gì mạng xã hội phản ánh, dễ bị dẫn dắt bởi đám
đông, mất dần chính kiến cá nhân.
1




+ Mối quan hệ trực tiếp con người – cuộc sống và con người – con người dần bị thay
thế bởi mối quan hệ gián tiếp con người – mạng xã hội – cuộc sống/con người.
+ Bỏ lỡ vẻ đẹp, giá trị của đời sống thực.
- Biết cách sử dụng Facebook và mạng xã hội cho hiệu quả và an toàn.
CÂu 2:
Giải thích ý nghĩa của hai nhận định và mối quan hệ giữa chúng
- Hai nhận định bàn về đặc trưng của thơ:
+ Trần Dần cho rằng bản chất của thơ nằm ở ngôn từ, sự công phu, chắt lọc, gọt giũa
ngôn từ; yếu tố đầu tiên người làm thơ cần quan tâm là tổ chức sắp xếp ngôn từ, ngôn từ
tự nó sẽ tạo ra nghĩa cho thơ.
+ Thanh Thảo không phủ nhận vai trò của ngôn từ thi ca, nhưng nhấn mạnh bản chất
tình cảm của thơ: tiếng nói mãnh liệt của cái tôi tác giả. Thơ chân chính là phải bộc lộ
tiếng nói sâu thẳm, phẩn bản ngã sâu xa, ý nghĩ thầm kín trong trong tâm hồn nhà thơ.
- Hai nhận định không mâu thuẫn, mà bổ sung làm rõ đặc trưng thơ trên hai phương
diện: nội dung trữ tình và ngôn ngữ nghệ thuật.
Bàn luận về hai nhận định
- Học sinh cần sử dụng kiến thức lý luận để bàn luận về sự đúng đắn của hai nhận định:
+ So với tác phẩm tự sự, thơ có đặc trưng riêng, đòi hỏi riêng về ngôn từ: phải chắt lọc,
“tiết kiệm” nên chữ nghĩa trong thơ bao giờ cũng tinh, sắc, đa nghĩa. Tính thể nghiệm
về ngôn từ của thơ cũng cao hơn các thể loại khác.
+ Bản chất của thơ là cảm xúc. Vì thế cái tôi của nhà thơ càng chân thành, mãnh liệt đến
tận cùng thì thơ càng hay, càng ám ảnh.
+ Thơ chân chính phải là sự tổng hòa của cả hai yếu tố trong trạng huống sáng tác thăng
hoa. Nếu chỉ thiên về ngôn từ xác chữ mà khồn truyền được rung cảm thì thơ sáo, nếu
chỉ thiên về cảm xúc suy nghĩ mà ngôn từ không tinh sắc ám ảnh thì không đọng lại dư
âm trong người đọc.
- Học sinh bàn luận về mối quan hệ giữa hai nhận định: chúng không mâu thuẫn mà bổ
sung, trong đó có thể lựa chọn quan điểm của riêng mình để chỉ ra nhận định nào quan

trọng hơn.
Lấy dẫn chứng tiêu biểu để làm rõ cho phần bình luận
- Học sinh cần lựa chọn được những dẫn chứng thơ tiêu biểu về hai phương diện: ngôn
từ độc đáo giầu tính tạo hình giàu sức gợi và thể hiện cái tôi chân thành mãnh liệt
của tác giả.
- Có thể chọn một số tác giả như: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,...
- Việc phân tích dẫn chứng cần tập trung vào hai phương diện được nhắc đến trong đề
bài, tránh bình tán chung chung.
- Học sinh nên sử dụng thao tác so sánh để chỉ ra nét riêng làm nên giá trị của bài thơ,
phong cách của nhà thơ.
ĐỀ 2:
Câu 1 (8.0 điểm)
Hoài nghi và tin tưởng, theo anh/chị cái nào làm cuộc sống của chúng ta trở nên
tốt đẹp hơn?
Câu 2 (12.0 điểm)
Bàn về tác phẩm văn học, nhà văn Vô-rô-nin cho rằng: Câu đầu là một thứ âm
chuẩn, giúp cho việc tạo nên âm hưởng chung của toàn bộ tác phẩm; tác giả Phuốc-manốp lại khẳng định: Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) thuộc về đoạn cuối.
2


Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về các ý kiến trên? Hãy bình luận và làm sáng tỏ
qua một hoặc một vài tác phẩm đã được học.
Hướng dẫn
Câu 1:
Giải thích
+ Hoài nghi: thái độ không tin tưởng, không chấp nhận một cách dễ dàng những vấn đề
được người khác thừa nhận. Tuy nhiên, hoài nghi không chỉ là thái độ mà còn là ý thức
và tư duy khoa học biện chứng. Hoài nghi nghiêng về lý trí.
+ Tin tưởng: thái độ không nghi ngờ, dễ dàng chấp nhận và cho một ai, một vấn đề nào
đó là sự thật, chân lý. Tin tưởng nghiêng nhiều về cảm xúc.

+ Cuộc sống tốt đẹp hơn: cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, phát triển theo hướng tiến bộ.
=> Vấn đề cần nghị luận: chọn lựa giữa hai thái độ sống đối lập và ý nghĩa của chúng
với việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bàn luận
HS có thể có những quan điểm cá nhân, song cần có lập trường rõ ràng và có lý lẽ, dẫn
chứng thuyết phục. Sau đây là một vài gợi ý:
- Tại sao hoài nghi giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn?
Vì hoài nghi là cái gốc của tư duy khoa học. Hoài nghi giữ gìn con mắt tò mò và khao
khát khám phá của con người, từ đó rất nhiều phát minh, phát kiến được hình thành,
thúc đẩy cuộc sống xã hội.
- Tại sao tin tưởng giúp cuộc sống tốt đẹp hơn?
Tin tưởng giúp chúng ta nhìn cuộc sống và những con người xung quanh theo hướng
tích cực, từ đó không chỉ khích lệ mọi người mà còn tạo niềm hứng khởi cho mỗi cá
nhân. Tin tưởng do đó là động lực tinh thần của sự tiến bộ và mỗi quan hệ giữa người –
với người.
Mở rộng, lật lại vấn đề
- Cuộc sống không chấp nhận thái độ sống cực đoan: không nên chỉ giữ thái độ hoài
nghi, vì chúng ta sẽ luôn cảm thấy bất an với cuộc sống và những người xung quanh,
song cũng không nên chỉ có thái độ tin tưởng tuyệt đối, vì nó không tạo động lực để
phát triển và tạo nên bản sắc riêng.
- Có thể giữ sự hoài nghi khoa học và niềm tin tưởng vào con người.
Bài học liên hệ
Câu 2: Giải thích
- Ý kiến của Vô-rô-nin:
+ Câu đầu: câu văn mở đầu, phần mở đầu của một tác phẩm.
+ Âm chuẩn: âm thanh chuẩn xác, mẫu mực, chủ đạo.
-> Giọng điệu, âm hưởng của phần mở bài sẽ chi phối và quyết định âm hưởng, giọng
điệu chung của cả tác phẩm.
- Ý kiến của Phuốc-ma-nốp: Sức mạnh của cú đấm nghệ thuật thuộc về đoạn cuối ->
Với cách nói hình tượng, Phuốc-ma-nốp đã nói lên vị trí không thể thiếu của phần kết

luận trong một tác phẩm. Giống như cú nốc-ao đầy thuyết phục trong một trận đấu, nó
là khâu then chốt đóng vai trò quyết định trong việc khẳng định giá trị, sức sống của
một tác phẩm và có tác động mạnh mẽ đến người đọc.
=> Không hẹn mà gặp, hai nhà văn Nga cùng có chung quan điểm: nhấn mạnh và đánh
giá cao vai trò của phần mở đầu và kết thúc, nhấn mạnh khả năng kì diệu của sự gợi mở
và khép lại tác phẩm.
3


Bàn luận
Khẳng định tính đúng đắn của hai ý kiến:
- Phần mở đầu và kết thúc có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với một tác phẩm
văn học. Điều này được thể hiện ở tất cả các thể loại, đặc biệt là truyện ngắn.
- Tác phẩm tự sự nào cũng cần phải có cốt truyện. Cốt truyện là một chuỗi các sự kiện
được tạo dựng, là khung xương của tác phẩm. Cốt truyện gồm 5 phần: trình bày(= mở
đầu), thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút(= kết thúc). Các bước diễn biến của cốt
truyện đi từ mở đầu đến phát triển và kết thúc. Vì thế, trong các yếu tố của cốt truyện,
nhà văn đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của đoạn mở đầu và đoạn kết. Phần mở như một
khúc dạo đầu, định hình ý tưởng của tác giả, quyết định sự lôi cuốn, hấp dẫn của tác
phẩm đối với bạn đọc; phần kết lại là khúc vĩ thanh gói lại tác phẩm đồng thời mở ra
trong lòng bạn đọc những suy nghĩ, liên tưởng mới, kết tinh tư tưởng của tác phẩm.
- Trong kết cấu của một tác phẩm văn học, sự sắp xếp các phần theo một trật tự hợp lí,
thể hiện ý đồ nghệ thuật của người viết. Nếu thay đổi trật tự hoặc thiếu đi phần nào sẽ
làm mất đi tính thống nhất của một chỉnh thể toàn vẹn. Trong chỉnh thể đó phần mở đầu
và kết thúc không thể thiếu, bởi theo Aristote: Cái hoàn chỉnh là cái có phần đầu, phần
giữa và phần cuối, theo Lưu Hiệp thì phải tổng văn lí (thống nhất mạch lạc bài văn),
thống đầu vĩ (liên kết mở đầu và kết thúc) hay theo Nhữ Bá Sĩ không đóng, mở, kết cấu
thì không thành văn chương.
=> Tác dụng, ý nghĩa của phần mở - kết: vừa tạo cho tác phẩm một chỉnh thể thống nhất
vừa chuyển tải tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, thể hiện tư tưởng của nhà văn, đồng thời

tác động mạnh mẽ tới tâm hồn bạn đọc.
Chứng minh
Để chứng minh cho ý nghĩa, vai trò của phần mở đầu và kết luận trong một tác phẩm
văn học, HS có thể vận dụng vào tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Chí
Phèo của Nam Cao.
C1. Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
* Phần mở đầu:
- Cách mở đầu: Truyện được mở đầu bằng đoạn văn miêu tả, nhận xét tiếng chửi của
nhân vật chính - một kẻ đang say rượu. Đây là cách giới thiệu trực tiếp nhân vật và
cách mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện.
- Ý nghĩa:
+ Cách vào truyện bằng hình ảnh rất sống động của một kẻ say đang vừa đi vừa chửi có
ý nghĩa lớn trong việc tạo tính hấp dẫn, gợi hứng thú, lôi cuốn người đọc vào diễn biến
tiếp theo của câu chuyện.
+ Cách chửi của nhân vật khá độc đáo: thoạt đầu vu vơ, sau đó thu hẹp dần và cuối
cùng bất ngờ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn
+ Cách sử dụng ngôn ngữ vô cùng linh hoạt (đan xen nhiều điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng
điệu) làm đoạn văn có ấn tượng riêng khó quên.
+ Ngay từ đoạn mở đầu, số phận, tích cách nhân vật đã được khái quát, khắc sâu giá trị
tư tưởng tác phẩm.
=> Khái quát một tính cách hết sức đặc biệt: tính cách một kẻ khùng, thằng say đang ở
trong trạng thái lưỡng phân: nửa say - nửa tỉnh. Khái quát một số phận vô cùng bi đát:
số phận của con người đang bị đồng loại chối từ.
* Kết thúc
- Cách kết thúc:
4


+ Cái chết thảm khốc của nhân vật Chí Phèo
+ Nhà văn đã lặp lại hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang ở phần đầu tác phẩm - nơi Chí

Phèo bị bỏ rơi - để kết thúc truyện.
- Ý nghĩa:
+ Với việc để Chí Phèo tự vẫn vì không thể trở về với cuộc đời lương thiện, tác giả
khắc sâu bi kịch số phận nhân vật và tố cáo sâu sắc xã hội.
+ Hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang được lặp lại tạo thành một kết cầu vòng tròn, một kết
thúc để ngỏ, có giá trị biểu hiện sâu sắc, buộc người đọc phải suy ngẫm liên tưởng
thêm những tầng nghĩa mới có thể có mà tác giả gửi gắm (phản ánh, tố cáo hiện thực;
dự báo, thức tỉnh,…
C2. Truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
* Mở đầu:
- Cách mở đầu: Truyện mở đầu bằng cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thơ lại: quản
ngục nghe đồn Huấn Cao có tài viết chữ đẹp và có tài bẻ khoá vượt ngục; thơ lại cho
rằng phải chém những người như thế thấy mà tiêng tiếc.
- Ý nghĩa:
+ Tạo ấn tượng ban đầu về nhân vật: Huấn Cao - con người của tài hoa, khí phách, bản
lĩnh ngang tàng; quản ngục, thơ lại - biết quý cái đẹp cái tài, biết trọng nhân cách bản
lĩnh.
+ Cách vào truyện theo trật tự thời gian, nghệ thuật giới thiệu nhân vật uyên thâm, cổ
điển (gián tiếp, theo lối vẽ mây nẩy trăng) tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc
về Huấn Cao - con người của huyền thoại, của danh tiếng lẫy lừng trong thiên hạ, đến
phe đối lập cũng phải nể vì, trọng thị.
* Kết thúc
- Cách kết thúc: Truyện kết thúc bằng một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
+ Khung cảnh cho chữ chưa từng có: Trong đêm cuối cùng của người tử tù, nơi ngục
thất lại diễn ra cảnh cho chữ.
+ Người cho chữ - xin chữ chưa từng có: người cho chữ ban phát cái đẹp, khuyên răn
điều thiện là tử tù; người xin chữ thoả được sở nguyện về cái đẹp và tìm ra con đường
chính đạo của cuộc đời lại là viên quan coi ngục.
- Ý nghĩa:
+ Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu bằng lời đồn - kết thúc bằng hành động; mở

đầu bằng huyền thoại - kết thúc bằng cảnh xưa nay chưa từng có.
+ Tô đậm chân dung nhân vật: Huấn Cao: ngôi sao hôm chính vị toả sáng ánh sáng của
tài - chí – tâm; quản ngục: đốm sáng đặc biệt, con người của nhân cách và sở nguyện
cao đẹp, bậc liên tài tri kỉ xưa nay hiếm đối với người nghệ sĩ -> Đây là cuộc gặp gỡ kì
diệu giữa những tấm lòng trong thiên hạ: một Huấn Cao nghĩa khí tài hoa và một quản
ngục, thơ lại thành tâm trọng nghĩa, trọng tài.
+ Thể hiện nổi bật cảm hứng lãng mạn và bút pháp lý tưởng hoá của Nguyễn Tuân:
hướng tới cái đẹp và sự phi thường.
+ Bộc lộ tập trung chủ đề tác phẩm: Ca ngợi một thú chơi tao nhã của một thời vang
bóng; ca ngợi một bậc anh hùng hiên ngang bất tử; tôn vinh sự chiến thắng của cái đẹp,
cái thiện với sức mạnh cảm hoá lớn lao, vĩ đại; thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về
con người và nghệ thuật chân chính.
Đánh giá, nâng cao vấn đề
5


- Ý kiến đúng đắn, quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật, được đúc rút từ chính những
trải nghiệm của các nhà văn bậc thầy của văn học Nga và thế giới.
- Đây là công phu sáng tạo in đậm dấu ấn tài năng và phong cách tác giả: mở đầu - kết
thúc Chữ người tử tù khẳng định Nguyễn Tuân, nhà văn lãng mạn, nhà văn của cái đẹp
hoàn mĩ phi thường, nhà văn của lối viết vừa cổ kính trang trọng, vừa mới mẻ hiện đại.
Mở đầu và kết thúc truyện ngắn Chí Phèo chứng tỏ Nam Cao là cây bút hiện thực tỉnh
táo, nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo lớn không chỉ với tình thương mà còn ở lòng tin
vào con người.
- Yêu cầu đặt ra cho công phu sáng tạo mở đầu và kết luận không chỉ đúng với truyện
ngắn mà còn với tất cả các thể loại văn học khác (ký, kịch, thơ, tiểu thuyết), đòi hỏi
trách nhiệm của người nghệ sĩ trong quá trình lao động nghệ thuật, đồng thời đòi hỏi
khả năng đồng sáng tạo của bạn đọc trong tiếp nhận văn học.
Đề 3: Câu 1: (8,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau:

NHÌN RÕ CHÍNH MÌNH
Một ngôi chùa trên núi có nuôi một con lừa, mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay
thóc lúa vất vả cực nhọc kéo cối xay. Thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc
sống vô vị này. Mỗi ngày nó đều trầm tư, “nếu như có thể ra ngoài ngắm xem thế giới
bên ngoài, không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”
Không lâu sau, cơ hội cuối cùng đã đến, vị tăng nhân trong chùa muốn dẫn lừa ta
xuống núi để thồ hàng, lòng nó hứng khởi mãi không thôi. Đến dưới chân núi, vị tăng
nhân đem món hàng đặt lên lưng nó, sau đó trở về ngôi chùa. Thật không ngờ, khi
những người đi đường trông thấy lừa, ai nấy cũng đều quỳ mọp ở hai bên đường cung
kính bái lạy.
Lúc đầu, lừa ta không hiểu gì cả, không biết tại sao mọi người lại muốn dập đầu
bái lạy nó, liền hoảng sợ tránh né. Tuy nhiên, suốt dọc đường đều như vậy cả, lừa ta bất
giác tự đắc hẳn lên, lòng thầm nghĩ thì ra mọi người sùng bái ta đến thế. Mỗi khi nhìn
thấy có người qua đường thì lập tức con lừa nghênh ngang kiêu ngạo đứng ngay giữa
đường phố, yên dạ yên lòng nhận sự bái lạy của mọi người. Về đến chùa, lừa ta cho
rằng bản thân mình thân phận cao quý, dứt khoát không chịu kéo cối xay nữa. Vị tăng
nhân hết cách, đành phải thả nó xuống núi.
Lừa ta vừa mới xuống núi, xa xa đã nhìn thấy một nhóm người đánh trống khua
chiêng đang đi về phía mình, lòng nghĩ, nhất định mọi người đến để nghênh đón mình
đây mà, thế là nghênh ngang đứng ngay giữa đường lộ. Thực ra, đó là đoàn người rước
dâu, đang đi lại bị một con lừa chắn ngang đường, người nào người nấy đều rất tức
giận, gậy gộc tới tấp... Lừa ta vội vàng hoảng hốt chạy về chùa, khi về đến nơi thì cũng
chỉ còn lại chút hơi tàn. Trước khi chết, nó căm phẫn nói với vị tăng nhân rằng: “Thì ra
lòng người hiểm ác đến thế, lần đầu khi xuống núi, mọi người đều lễ bái lạy ta, nhưng
hôm nay họ lại ra tay tàn độc đến thế”, nói xong liền tắt thở. Vị tăng nhân thở dài một
tiếng: “Thật đúng là một con lừa ngu ngốc! Hôm đó, thứ mà mọi người bái lạy chính là
bức tượng Phật được ngươi cõng trên lưng mà thôi”.
(Quà tặng cuộc sống, NXB Văn hóa 2014)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nghĩa được gợi ra câu chuyện trên.
Câu 2: (12,0 điểm)

Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng:
6


“Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải thuộc về “ngôi thứ nhất”. Đó là
sức mạnh để những câu thơ ra đời cách đây hàng ngàn năm vẫn còn song hành với thời
đại chúng ta và những câu thơ của ngày hôm nay sẽ còn làm bạn mãi vớ hậu thế.”
Anh (chị) hiẻu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua một thi phẩm
trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông.
Hướng dẫn
Câu 1:
Giới thiệu đúng vấn đề nghị luận.
Suy nghĩ về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện.
* Phân tích khái quát nội dung mà câu chuyện đề cập:
- Hình ảnh chú lừa trong câu chuyện chính là hình ảnh của những con người không
nhận thức được chính mình trong cuộc đời. Chú lừa kia tưởng mọi người xung quanh
sùng bái mình, tưởng mình mang thân phận cao quý nhưng đến tận lúc chết đi rồi, chú
lừa đó vẫn không nhìn rõ được chính mình, hiểu được giá trị của mình. Người ta bái lạy,
nhường đường là bởi pho tượng Phật mà chú lừa đang cõng trên lưng chứ không phải
bản thân chú lừa tội nghiệp đó.
- Câu chuyện đưa đến một bài học trong cuộc sống: phải nhìn rõ chính mình, phải tự
hiểu, tự nhận thức được giá trị của chính mình trong cuộc sống, từ đó có lối sống, cách
sống sao cho phù hợp.
* Từ câu chuyện rút ra vấn đề xã hội cần nghị luận:
Cuộc sống có thể tác động đến ta theo chiều hướng tiêu cực hoặc tích cực. Và để
sống, ta cần tự nhìn nhận rõ bản thân, luôn là chính mình để đứng vững trước những tác
động ấy.
Bàn luận:
Dùng lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh vấn đề nghị luận được đặt ra từ câu chuyện. Có
thể xoay quanh các nội dung sau:

- Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người chính là cả một đời mà không nhận thức được
bản thân mình. Đôi khi chúng ta là chính mình, nhưng cũng có những lúc ta đánh mất
bản thân, có những lúc để nhận thức được bản thân còn khó hơn cả việc nhận thức được
thế giới chung quanh. Mỗi ngày, chúng ta đều tự ngắm mình trong gương nhưng có ai
từng hỏi bản thân mình đã nhận thức được chính mình chưa?
- Cuộc sống là một đường thẳng tuyến tính mà ở đó luôn có những câu hỏi về sự đượcmất; khen - chê; nhận thức được hay không về mình trong cuộc đời. Nếu như bạn có
tiền tài, điều người ta sùng bái chẳng qua là tiền tài của bạn chứ không phải chính bản
thân bạn. Nếu như bạn có danh vọng, điều người ta tôn kính chẳng qua là danh vọng
của bạn chứ không phải chính bạn. Nếu như bạn có dung mạo đẹp đẽ, điều người ta
mến mộ chẳng qua chỉ là dung mạo đẹp đẽ mà tạm thời bạn đang có, chứ không phải
chính bạn. Khi tiền tài, danh lợi, vẻ đẹp của bạn không còn nữa, thì cũng là lúc bạn bị
vứt bỏ, không còn chút giá trị trong cuộc sống. Điều mà những người khác tôn sùng
chẳng qua chỉ là những ước muốn trong tâm của họ, chứ không phải là chính bạn.
- Giá trị của một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài,
lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời. Vậy nên nhìn rõ, nhận thức rõ
về chính bản thân mình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đánh giá, mở rộng.
- Câu chuyện chứa đựng bài học nhân sinh sâu sắc, ý nghĩa về việc nhận thức đúng giá
trị của chính mình.
7


- Phê phán những con người không nhận thức rõ về mình trong cuộc đời, kiêu căng, tự
phụ.
Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Học cách sống nhìn rõ chính mình trong cuộc đời để sống đúng, sống đẹp, sống có ý
nghĩa.
- Nhìn rõ chính mình cũng là để phấn đấu vươn lên, sống tự tin và bản lĩnh.
CÂu 2: Giới thiệu vấn đề nghị luận. (trích nguyên văn ý kiến )
Giải thích nhận định:

 Từ ngữ:
- Tình cảm, cảm xúc: Yếu tố căn cốt nhất của thơ , làm nên bản chất của thơ ca …
- Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải thuộc về “ngôi thứ nhất”: Nghĩa là trước
hết phải thuộc về cá nhân của người nghệ sĩ, phải được cá thể hoá cao độ .
Nội dung ý kiến: Mượn cách nói hình ảnh với những thuật ngữ của văn học và ngôn
ngữ học, câu nói muốn khẳng định tính chất cá thể hoá và tính điển hình, tính khái quát
vươn tới tầm nhân loại của tình cảm, cảm xúc trong thơ. Chính điều đó đã làm nên sức
mạnh, ý nghĩa tồn tại từ ngàn xưa cho tới ngàn sau của thơ ca. Thơ là tiếng nói của tình
cảm riêng tư nhưng không bao giờ lạc lõng mà có thể là bạn với đông đảo mọi người
của muôn đời. Làm cho thơ ca có sức sống lâu bền và luôn còn cần thiết như người bạn
tinh thần nâng giấc tâm hồn cho con người bao nhiêu thế kỉ….
Lí giải ý kiến: Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến, nhận định vì:
- Tình cảm , cảm xúc trong thơ trước hết phải bắt nguồn từ tiếng nói chân thành, trực
tiếp trong trái tim cá nhân người nghệ sĩ, đó không bao giờ là những cảm xúc vay
mượn, chung chung mà nó phải rất riêng biệt tới mức độc đáo ( chỉ có niềm vui của
chính anh, nỗi buồn trong chính trái tim anh mới khiến anh cầm bút. R Gamzatop). Có
điều đó là vì mỗi nhà thơ luôn viết thơ từ nỗi niềm riêng, cảnh ngộ riêng…Ngay cả
những tình cảm lớn lao chung của cả dân tộc, đất nước thì cũng phải thông qua trải
nghiệm riêng, cảm nhận riêng của người nghệ sĩ…( VD)
- Điều này rất có ý nghĩa: Làm cho mỗi thi phẩm là một thế giới mênh mang của cảm
xúc riêng tư, cho người đọc hiểu được nhiều nỗi lòng, nhiều tâm tư…và thơ ca muôn
đời là những điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu (Tố Hữu), thơ ca chẳng bao giờ là sự
lặp lại nhàm chán.
Chứng minh làm sáng tỏ vấn đề nghị luuận
Học sinh phải chọn và cảm nhận được những dẫn chứng thơ tiêu biểu để làm nổi bật
vấn đề (chú ý tới tính toàn diện của dẫn chứng có thể khái quát từ thơ ca cổ đến thơ ca
hiện đại, đặc biệt là Thơ mới sau đó chọn một tác phẩm để cảm nhận làm sáng tỏ kiến.
Khi cảm nhận cần chỉ ra được đặc trưng tiêu biểu của thơ ca với yếu tố đầu tiên là tình
cảm, cảm xúc, chính yếu tố này góp phần làm nên tính cá thể, tính vĩnh cửu,và những
đặc sắc nghệ thuật tương ứng-> Từ đó khảng định sức sống mãnh liệt của những áng

thơ ca chân chính)
Đánh giá, nâng cao vấn đề
- Khẳng định quan điểm trên là hoàn toàn đúng với đặc trưng thể loại thơ và được minh
chứng thực tế sáng tác của nhiều tác giả, qua các tác phẩm tiêu biểu trong chương trình.
Quan niệm trên đã nêu được đúng bản chất của tình cảm cảm, cảm xúc trong thơ ->
Khẳng định sức mạnh, cho ta niềm tin vào sự tồn tại, ý nghĩa của thơ ca
- Muốn thế, người viết luôn phải có sự chân thực, đầy đặn trong tình cảm, cảm xúc…
Người đọc, cũng cần phải là người biết tri âm cùng người viết…
8


Kết thúc vấn đề hợp lí.

Đề 4: Câu 1 (8 điểm):
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
- Cần nặn thêm cho mày gì nữa, con người?
Con người nghĩ một lúc: có vẻ như đã đầy đủ tay, chân, đầu,… rồi nói:
- Xin ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế dù đã thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì.
Ngài trao cục đất cho người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
(Nguyễn Viết Thắng – Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống)
Suy nghĩ của anh / chị về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 2 (12 điểm):
Theo nhà văn Phạm Thị Hoàitruyện ngắn hay thường gắn với thơ.“Truyện ngắn dường
như là đứa con tất yếu của người mẹ thơ và người cha văn xuôi. Nó là thơ viết bằng
văn xuôi, bề ngoài mang tính cha mà bên trong mang tính mẹ”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ ý kiến trên qua một truyện ngắn
trong văn học Việt Nam giai doạn 1930-1945.

ĐA:
Câu 1:
a.
Giải thích ý nghĩa câu chuyện
Thượng đế: đấng toàn năng, có khả năng hiểu biết và tạo nên con người nhưng
không thể nặn được hạnh phúc để ban tặng cho loài người; Hạnh phúc tồn tại trong
chính cuộc sống của con người nhưng hạnh phúc không sẵn có.
Lời nói của Thượng đế “tự đi mà nặn lấy hạnh phúc”: hạnh phúc là do chính con
người tạo nên.

Câu chuyện nêu lên một triết lí về cuộc sống: hạnh phúc không bao giờ có sẵn
hay là món quà được trao tặng, hạnh phúc của con người phải do chính con người tạo
nên.
b.
Bàn luận:
Con người có thể tạo nên hạnh phúc bằng bàn tay vun xới và tấm lòng yêu
thương cuộc đời.
Khi tự tạo nên hạnh phúc, hạnh phúc sẽ bền vững, con người cảm nhận sâu sắc
giá trị của hạnh phúc, của chính mình và sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Chứng minh
Phê phán những kẻ sống ỷ lại, trông chờ những hạnh phúc mơ hồ, viển vông, thờ
ơ với cuộc sống.
c.
Bài học nhận thức và hành động
Nhận thức đúng đắn về cách kiếm tìm và vun đắp hạnh phúc
Phấn đấu không ngừng để tạo nên hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người.
Câu 2: 1, Giải thích:
- Truyện ngắn hay: có sự kết hợp hài hòa giữa “một khám phá về mặt hình thức và
một sáng tạo về mặt nội dung”.
9



- Thơ: là một thể loại thuộc phương thức trữ tình, lấy việc bộc lộ thế giới tình cảm,
cảm xúc của con người làm nội dung chủ đạo. Thơ phản ánh “cái nhụy của đời sống”
thông qua trí tưởng tượng phong phú và một ngôn ngữ đẹp đẽ, giàu sức biểu cảm.
- “Truyện ngắn dường như là đứa con tất yếu của người mẹ thơ và người cha văn
xuôi. Nó là thơ viết bằng văn xuôi, bề ngoài mang tính cha mà bên trong mang tính
mẹ”:
Nhận định của Phạm Thị Hoài khẳng định truyện ngắn hay có sự giao thoa đặc biệt
giữa truyện ngắn và thơ. Bề ngoài truyện ngắn tất yếu “mang tính cha”, tức là những
đặc điểm thông thường của một truyện ngắn, như: dung lượng ngắn, thường ít nhân vật,
ít sự kiện, cốt truyện thường chỉ xoay quanh một tình huống nhất định, một “lát cắt của
cuộc sống”, ở đó, bản chất con người, cuộc đời hiện lên rõ nét nhất. Truyện ngắn có thể
xem “là một bàn tay siết chặt lại thành nắm đấm” (Hemingway).
Tuy nhiên, xét về bề sâu, những truyện ngắn hay lại là những đứa con “mang tính
mẹ”, tức là chất thơ vời vợi trong tác phẩm. Chất thơ thường bộc lộ ở nội dung (giàu
tình cảm, cảm xúc, chú trọng chiều sâu tâm trạng, tâm lí nhân vật) và nghệ thuật (ngôn
ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, kết cấu theo dòng tâm trạng…).
2.Bàn luận, chứng minh
- Đặc trưng của truyện ngắn: phản ánh cuộc sống bằng phương thức tự sự, thông qua
các chi tiết, sự kiện, nhân vật, tình huống nào đó, được kể lại bởi một người kể chuyện
nhất định, qua đó bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả về đời sống nhân sinh.
- Nhưng tác phẩm văn học không phải sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng mà phải gắn với
cảm xúc mãnh liệt. Truyện ngắn hay khi thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả, khi tác
giả hóa thân vào nhân vật mà bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, toát lên từ tác phẩm là nỗi đau,
khát vọng, niềm tin…
- Truyện ngắn cũng sẽ hấp dẫn người đọc trong cách nhà văn miêu tả những bức tranh
thiên nhiên trữ tình, ngôn ngữ có chất thơ, chất họa, chất nhạc…
- Chứng minh:
Thí sinh có thể lựa chọn những truyện ngắn hay có chất thơ như: “Hai đứa trẻ”- Thạch

Lam, Chí Phèo của Nam Cao…
Khi phân tích cần làm rõ:
- Truyện ngắn đó “bề ngoài mang tính cha” như thế nào?
+ Cốt truyện, nhân vật, sự kiện, tình huống?
+ Giọng kể, người kể, điểm nhìn trần thuật?
- Truyện ngắn đó “bên trong mang tính mẹ” ra sao?
+ Nội dung: Giàu chất thơ (tác phẩm đã khai thác, diễn tả sâu sắc những cung bậc
tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, “những rung động khẽ như một cánh bướm non” của tâm
hồn nhân vật như thế nào…)
+ Nghệ thuật: ngôn ngữ (hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu…), giọng điệu, kết cấu…
giàu chất thơ đã được bộc lộ như thế nào trong tác phẩm?

Ý kiến trên là trải nghiệm của Phạm Thị Hoài với tư cách một người đọc- một
nhà vănThực chất, sự giao thoa của truyện ngắn với các thể loại khác đã được người
đọc chú ý đến từ lâu. Người ta đã nói đến những truyện ngắn- sử thi, truyện ngắn mang
sức nén của tiểu thuyết trường thiên, truyện ngắn - kịch tính cao, và không thể không
nhắc đến truyện ngắn giàu chất thơ.
Sự giao thoa ấy càng thể hiện rõ nét trong văn học thời hiện đạikhi con người càng
sống hối hả gấp gáp càng mong mỏi tìm về một cái gì đó bình yên sâu lắng cho tâm
10


hồn. Vậy nên những truyện ngắn hay thường là dấu gạch nối hòa giải cả hai thái cực,
hiện thực và lãng mạn, văn xuôi và thơ. Nó là “đứa con tất yếu của người mẹ thơ và
người cha văn xuôi” là vì thế. Vậy nên cũng sinh ra những nhà văn mà “cả đời như bị
đóng đinh trên cây thập giá văn xuôi” mà người đọc khi thưởng thức những trang văn
của họ luôn cảm thấy cái nhã thú được tìm về với những gì “nhẹ nhõm, thơm lành và
mát dịu”. VD: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Pautôpxki, Aimatôp…
3.
Ý nghĩa của vấn đề:

- Sự giao thoa của truyện ngắn với thơ tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm, tạo nên vẻ
đẹp riêng cho văn phong tác giả.
- Bài học cho người sáng tác và tiếp nhận?
Đề 5: Câu 1 (8.0 điểm)
Trong bài thơ “Cầu nguyện”, Lưu Quang Vũ viết:
Nguyện cho lòng tôi đừng sợ hãi
Nguyện cho lòng tôi đừng nguội lạnh tình yêu
(Thơ tình – Lưu Quang Vũ, NXB Văn học, 2002, tr.172)
Suy nghĩ của anh/chị về những ý nghĩa gợi ra từ hai câu thơ trên.
Câu 2 (12.0 điểm)
Mỗi nhà thơ viết câu thơ theo số phận của mình, chẳng bắt chước ai.
Tôi học phong cách đất ngoài vườn, mùa đến lại sinh sôi,
Mặc kệ ai đấy là hoả diệm sơn phun lửa,
Viết câu thơ ở thế đà đao, ở thế vu hồi.
(Trích Phong cách – Chế Lan Viên)
Anh/ chị hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua bài thơ Tự
tình II (Hồ Xuân Hương) và Thương vợ (Tú Xương).
ĐA:
Câu 1:
1. Giải thích (nêu ngắn gọn ý nghĩa lời thơ của Lưu Quang Vũ)
- Nguyện: là cầu mong, thường là mong những điều tốt đẹp.
- Nguyện cho lòng tôi đừng sợ hãi: cầu mong bản thân không hèn nhát, yếu đuối, nói
khác đi đó là ước nguyện sống có bản lĩnh, dũng cảm.
- Nguyện cho lòng tôi đừng nguội lạnh tình yêu: cầu mong bản thân không thờ ơ,
lạnh lùng vô cảm, luôn giữ được tình yêu với cuộc đời, con người.
-> Như vậy, thực chất hai câu thơ của Lưu Quang Vũ nêu lên lời nguyện cầu, cũng là
khát vọng sống mạnh mẽ, dũng cảm, đầy tình yêu thương. Đó cũng là sự tự ý thức của
con người để phấn đấu hướng tới những đức tính, phẩm chất tốt đẹp.
2. Bàn luận
Lời thơ đã đặt ra những vấn đề đúng đắn, có ý nghĩa sâu sắc:

a. Vì sao cần “Nguyện cho lòng tôi đừng sợ hãi”:
- Nỗi sợ là điều có thực và thường hiện hữu trong đời sống con người (Nêu những
điều con người thường sợ hãi: đói, khổ, sự đau đớn, cái chết, sự bất hạnh, quyền lực, kẻ
mạnh,…)
- Sự sợ hãi khiến con người yếu đuối, thiếu bản lĩnh, dũng khí, sức mạnh, thiếu khả
năng đương đầu với khó khăn, nghịch cảnh, thậm chí bị tha hóa, hèn nhát, đánh mất
danh dự, tự trọng.
11


- Nếu không sợ hãi, con người sẽ bình tĩnh, sáng suốt, có sức mạnh vượt qua khó
khăn; có dũng khí, dám đối mặt với thử thách, hiểm nguy, dám đấu tranh vì sự tiến bộ
của xã hội, được mọi người nể phục.
- Vì vậy con người cần tôi rèn cho mình sự dũng cảm, bản lĩnh, không chịu khuất
phục, cúi đầu trước khó khăn, thử thách, trước sự đe dọa của các thế lực có sức mạnh.
b. Vì sao cần “Nguyện cho lòng tôi đừng nguội lạnh tình yêu”:
- Nếu nguội lạnh tình yêu: con người trở nên dửng dưng, vô cảm, không cảm nhận
được nỗi đau cũng như niềm hạnh phúc, mất khả năng đồng cảm, sẻ chia, không còn
biết yêu thương con người và cũng không được mọi người tin yêu.
- Khi giữ được tình yêu với cuộc đời, con người: cuộc sống có ý nghĩa, khi biết yêu
sẽ được nhận tình yêu. (Học sinh nêu các dẫn chứng phù hợp)
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề
- “Nguyện cho lòng tôi đừng sợ hãi” không có nghĩa là không biết sợ. Có những nỗi
sợ rất người, rất nhân văn, ngăn con người không rơi vào vực thẳm tha hóa, thậm chí
ngăn chặn tội ác.
- “Nguyện cho lòng tôi đừng nguội lạnh tình yêu” không có nghĩa là dễ dàng trao đi
tình cảm, bị chà đạp, phản bội vẫn cố chấp níu kéo.
4. Bài học:
- Rèn luyện bản lĩnh, sức mạnh, dũng khí; bồi đắp tình thương yêu với con người.
- Biết thông cảm với những phút giây yếu đuối, sợ hãi của người khác; biết “nguội” bớt

tình thương yêu khi trao tình cảm chưa đúng nơi, đúng người.
Câu 2:
1. Giải thích:
- Ý thơ của Chế Lan Viên đề cao sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Ý thức ấy đã trở
thành lòng tự trọng, một phẩm chất của những người nghệ sĩ lớn, chứ không dừng lại ở
những vấn đề lý luận mang tính quan niệm. - Chính vì vậy, Chế Lan Viên đã đặt ra yêu
cầu đối với người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác: phải có cá tính sáng tạo, không bao
giờ lặp lại người khác và càng không được phép lặp lại chính mình.
2. Bàn luận:
- Chế Lan Viên đã đặt ra một vấn đề quan trọng, đúng với văn chương mọi thời. Đây là
vấn đề có tính quy luật trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng vì:
+ Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần, mang tính cá thể hoá cao độ
tức là nhà văn là người duy nhất thực hiện mọi khâu sáng tác, không ai thay thế được.
Mỗi nhà văn là một thế giới, vì thế, bằng tài năng và cá tính của mình họ có thể trực tiếp
đóng góp cho sự phong phú, đa dạng của một nền văn học.
+ Cá tính sáng tạo có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp của một nhà văn. Nó
là một loại “thước đo nghệ thuật” (Khrapchenkô) bởi “người nghệ sĩ đích thực, người
nghệ sĩ có tài năng bao giờ cũng mang đến cho đời một cái gì mới, một cái gì riêng biệt
chưa từng có. Chính cái mới, cái riêng biệt đó làm cho cuộc sống luôn luôn phong phú,
lạ lùng, hấp dẫn” (Nguyễn Văn Hạnh). Chính nhà thơ Chế Lan Viên cũng ý thức rất rõ
về điều này khi cho rằng: nhà thơ phải là người “không nhai lại”, phải có “cái tạng
riêng”, có “cách sút bóng riêng” trong “cái sân cỏ trang thơ nghìn thuở giống nhau”.
(Trích Đá bóng)
+ Xuất phát từ những đặc trưng cơ bản về quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn:
đó là một quá trình lao động nghiêm túc, luôn cần đến ở người nghệ sĩ lòng tâm huyết,
sự bản lĩnh và vốn hiểu biết sâu rộng...
12


3. Chứng minh

Học sinh chứng minh làm rõ cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình
II và Tú Xương qua bài thơ Thương vợ:
a) Cả hai bài thơ đều tập trung khám phá một đề tài: hình tượng người phụ nữ trong
văn học. Đây là một đề tài quen thuộc, từ văn học dân gian đến những sáng tác tiêu
biểu của văn học trung đại và hiện đại sau này đều dành sự quan tâm lớn cho hình
tượng này.
b) Tuy vậy, mỗi nhà thơ đều thể hiện rõ cá tính sáng tạo riêng của mình:
* Cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình II:
- Thể hiện sâu sắc nỗi khổ của người phụ nữ: đó là nỗi khổ vì cô đơn, khao khát hạnh
phúc nhưng chỉ nhận lại sự bẽ bàng duyên phận;
- Hé mở vẻ đẹp tâm hồn của một con người biết ý thức sâu sắc về giá trị bản thân để
kiêu hãnh và mạnh mẽ ngay trong những hoàn cảnh trớ trêu nhất;
- Hình tượng nhân vật trữ tình là một người phụ nữ bé nhỏ, tội nghiệp phải đối diện
với không gian đêm khuya trống trải, rợn ngợp;
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác
giả:
+ Sử dụng từ ngữ giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa: trơ, cái hồng
nhan, vầng trăng bóng xế, xuân...
+ Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ, điệp, đối, ẩn dụ...
+ Sử dụng động từ mạnh, cách ngắt nhịp mới mẻ, giọng điệu thơ đa dạng...
=> Với cái nhìn của người trong cuộc, hình tượng người phụ nữ trong bài thơ chính là
con người của nhà thơ: vừa chân thành, thiết tha; vừa ngạo nghễ, thách đố; vừa đau
buồn, tuyệt vọng; vừa cứng cỏi, mạnh mẽ. Tất cả đều thể hiện một sự tự ý thức đầy cá
tính, làm thay đổi ấn tượng về người phụ nữ trong xã hội xưa.
* Cá tính sáng tạo của Tú Xương qua bài thơ Thương vợ:
- Phát hiện và cảm thông với nỗi thống khổ của bà Tú – đó là nỗi khổ vì cuộc sống cơ
cực, vất vả gánh vác lo toan chèo chống cả một gia đình mà thiếu sự đồng cảm, sẻ chia
về trách nhiệm;
- Khẳng định những phẩm chất của bà Tú: tần tảo lo toan, chịu thương chịu khó, tấm
lòng khoan dung khi không nề hà trách nhiệm với gia đình dù phải đối diện với những

gian lao trong cuộc sống;
- Nghệ thuật: sáng tạo thi liệu văn học dân gian, hài hòa chất hiện thực trào phúng và
chất lãng mạn trữ tình, ngôn ngữ thơ bình dị...
=> Với cái nhìn của người khác phái – một nhà nho đầy tự trọng và một người đàn ông
có tình, có ý thức về trách nhiệm của bản thân, chân dung bà Tú hiện lên hoàn chỉnh: từ
quan hệ bươn trải với đời, đến quan hệ với gia đình, từ con người của công việc làm ăn
đảm đang tháo vát đến con người của đức độ, thảo hiền, đầy tinh thần vị tha, xả kỉ.
4. Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Những cảm nhận mới mẻ của Hồ Xuân Hương và Tú Xương đã góp phần làm phong
phú vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ trong thơ ca Việt Nam thời trung đại.
- Cá tính sáng tạo là một yếu tố động. Nó vận động và phát triển theo sự vận động và
phát triển trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Vì vậy, mỗi người nghệ sĩ cần
phải biết rèn luyện, tu dưỡng và phát huy cá tính sáng tạo của mình.

13


- Ý kiến trên cũng trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân
chính đồng thời cũng giúp người đọc và giới nghiên cứu phê bình có hướng đi đúng đắn
hơn trong quá trình đánh giá, thẩm định tác phẩm…
Đề 6:
Câu 1 (8 điểm):Đọc câu chuyện sau:
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến
một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu
rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ
khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật
to: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu
người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong

cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt
bão. Nếu con thù hận ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương
người thì người cũng yêu thương con”.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về bài học được gợi ra từ câu
chuyện trên.
Câu 2 (12 điểm):
Có ý kiến cho rằng: “Những kết luận khoa học như những thỏi vàng, chỉ
lưu hành trong phạm vi nhỏ hẹp, còn tri thức từ các tác phẩm văn học như những đồng
tiền nhỏ”. (N. Séc-nư-sép-xki)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về văn học hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên?
ĐA:
1. Mở bài:
Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.
2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa của câu chuyện.
- Mối quan hệ giữa cá nhân và những người khác trong xã hội là mối quan hệ hai
chiều, những gì ta nhận đều là kết quả của những gì ta đã làm, cho điều gì sẽ nhận được
điều đó.
+ Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con:Ghét không chỉ trong thái độ
tình cảm mà trong cách ứng xử, trong hành động: Nếu một ai đó làm một điều không
tốt, đối xử với người khác bằng sự ích kỷ vụ lợi hay thực hiện hành động bằng động cơ
xấu thì chính họ sẽ phải nhận những gì họ đã gieo, đó là sự không thanh thản trong tâm
hồn, hay những thái độ, hành động không tốt của người khác đáp trả lại. Như vậy, vô
tình chính họ đang làm hại bản thân.
+ Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con: Quy luật này cũng
chính là lời khuyên, là mong mỏi của người mẹ đối với con. Thương yêu mọi người, đối
xử tốt với mọi người sẽ được mọi người yêu thương và đối xử tốt, như quan niệm
truyền thống “Ở hiền gặp lành”

b) Những suy nghĩ được gợi lên từ câu chuyện.
14


- Đây là một ý kiến đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc: Nó hướng con người đến cách
sống tốt, giầu yêu thương, có trách nhiệm trước thái độ và hành động của bản thân với
cộng đồng. (HS tìm dẫn chứng trong thực tế để chứng minh)
- Tuy nhiên, cũng có những trường hợp những gì mà ta nhận về không phải tương
ứng với những gì ta đã cho đi, hay có những người “gieo gió” không hẳn đã “gặt bão”,
nhưng không vì thế mà tính toán trong cách sống. Sống tốt luôn phải là bản chất, là sự
tự nhiên không gò bó hay gượng ép.
- Phê phán lối sống ích kỷ, chỉ biết “nhận” mà không biết “cho”.
c) Nêu bài học nhận thức và hành động.
- Cho điều gì sẽ nhận được điều đó: Nếu ta yêu thương người thì người sẽ yêu thương
ta.
- Gieo gió ắt gặt bão: Ta thù ghét người thì người cũng thù ghét ta.
- Cần phải biết yêu thương và chia sẻ, sẵn sang cống hiến cho quê hương, đất nước.
3. Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của truyện, liên hệ bản thân.
Câu 2: 1. Giải thích nhận định:
- Những kết luận khoa học: là những phát minh, khám phá lớn thuộc các lĩnh vực tự
nhiên hoặc xã hội. Chúng được ví như những “Thỏi vàng” – thứ kim loại quý giá để
thấy được giá trị to lớn đối với cuộc sống con người. Ai cũng có thể nhìn và cảm nhận
được.
- Tri thức từ các tác phẩm văn học: là những bức tranh hiện thực cuộc sống, những bài
học nhân sinh sâu sắc được các nhà văn, nhà thơ gửi gắm kín đáo trong các tác phẩm
của họ. Chúng được ví là “những đồng tiền nhỏ” – có giá trị nhỏ, song lại vô cùng cần
thiết bởi có thể đem ra sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi.
-> Câu nói sử dụng hình ảnh “thỏi vàng” và “những đồng tiền nhỏ” để nói về giá trị
nhận thức của văn chương. Không mang đến những giá trị lớn lao, hào nhoáng như các

phát minh khoa học, những tri thức về cuộc sống mà văn học mang lại nhỏ nhặt, bình
thường song lại vô cùng cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống.
2. Phân tích, chứng minh
- Những kết luận khoa học thực sự là những “thỏi vàng” bởi chúng có tác động mạnh
mẽ tới toàn thể xã hội. Những tri thức văn học không thể so bì với những phát kiến
khoa học đã góp phần đổi thay lịch sử của nhân loại (Thuyết tương đối của Anhxtanh;
Thuyết tiến hóa của Đácuyn; chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ăngghen;...), đem
đến cho con người những tri thức chuyên sâu...
- Những tri thức trong tác phẩm văn học chỉ là “những đồng tiền nhỏ” bởi:
+Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống qua đôi mắt của nhà văn. Mỗi
tác phẩm là những bức tranh hiện thực cuộc sống chứa đựng những thông điệp mà nhà
văn muốn gửi gắm tới người đọc. (Dẫn chứng)
+ Mỗi người đọc khi đến với tác phẩm, bằng năng lực và sở thích của mình lại khám
phá ra những bài học khác nhau ẩn chứa trong tác phẩm và tự vận dụng vào cuộc sống
của mình. (Dẫn chứng)
* Học sinh tùy chọn dẫn chứng văn học, tuy nhiên phải bám sát vấn đề và phải thuyết
phục.
3. Bình luận

15


-“ Đồng tiền nhỏ” có thể sử dụng ở khắp mọi nơi và không thể thiếu được trong đời
sống của con người. Bởi thế những tri thức mà văn học đem lại cho cuộc sống con
người là vô cùng thiết thực và quan trọng.
- Nhiều đồng tiền nhỏ gộp lại sẽ có giá trị ngang với những thỏi vàng lớn. Bởi thế
những tri thức ẩn chứa trong văn học là vô cùng quý giá, không kém gì các kết luận
khoa học.
- Để mỗi tác phẩm văn học thực sự trở thành những “đồng tiền nhỏ” được người đọc
“sử dụng” đòi hỏi mỗi nhà văn cần nỗ lực khám phá, sáng tạo không ngừng. Để nhận

thức được những tri thức quan trọng, cần thiết ẩn chứa trong các tác phẩm văn học,
người đọc cũng cần đến với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn mình, nâng cao kĩ năng đọc
hiểu,...

Đề 7:
Câu 1( 8.0điểm)
Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Ngày xưa có một ngôi sao đã đến xin thần Dớt thay
đổi vị trí của mình trên bầu trời. Ngôi sao nói: “ Con không thích đứng ở góc đường
chân trời. Ở đó không có gì nổi bật cả”. Thần Dớt trả lời ngôi sao nhỏ: “ Quan trọng
là ngươi có tỏa sáng ở nơi mình đang đứng không”.
Suy nghĩ của anh ( chị) về ý nghĩa nhân sinh của câu chuyện trên.
Câu 2 (12.0 điểm)
Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là sự tài hoa, uyên
bác.
Hãy làm sáng tỏ điều đó qua truyện ngắn “ Chữ người tử tù” ( Nguyễn Tuân,
SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXBGD)
ĐA:
Câu 1:
2.1. Giới thiệu vấn đề nghị luận .
2.2. Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
- Ngôi sao nhỏ mong muốn thay đổi vị trí trên bầu trời để được nổ bật vì cho rằng góc
đường chân trời là vị trí tầm thường. Lời nói của ngôi sao đã đánh đồng vị trí nó đang
đứng với giá trị của chính bản thân.
- Lời nói của thần Dớt đã khẳng định: Điều quan trọng không phải vị trí đứng mà là sự
tỏa sáng.
-> Ý nghĩa của câu chuyện: Giá trị của bản thân chỉ được khẳng định khi nỗ lực hoàn
thành tốt nhất công việc của mình để cống hiến cho cuộc sống dù ở bất kì vị trí nào.
2.3. Suy nghĩ , bàn luận về ý nghĩa triết lý nhân sinh được gợi lên từ câu chuyện
- Trong cuộc sống không có vị trí nào tầm thường, không có công việc nào thấp hèn, chỉ
có những người không cố gắng nỗ lực để làm tốt công việc của mình mà thôi.

+ Mỗi vị trí, mỗi công việc trong cuộc sống đều có giá trị và ý nghĩa riêng. Vì vậy, mỗi
người cần không ngừng nỗ lực để tạo lập giá trị bản thân bằng cách làm tốt công việc
của mình.
+ Nhận thức đúng vị trí và công việc mình đang có cũng là coi trọng bản thân. Đổ lỗi
cho hoàn cảnh bắt nguồn từ sự tự ti và hèn nhát, tất yếu sẽ dẫn đến thất bại. Bởi vì một
16


công việc được cho là giản đơn cũng đòi hỏi tâm huyết và sự nỗ lực cao nhất của mỗi
người.
-Con người làm thế nào để tỏa sáng trong cuộc đời?
+ Mỗi người tùy thuộc vào năng lực, sở trường, điều kiện thực tế để lựa chọn cho mình
vị trí và công việc thích hợp.
+ Sự tỏa sáng do mỗi người chúng ta thắp lên bằng khát vọng, bằng việc xác định mục
tiêu đúng đắn, bằng sự kiên trì, nỗ lực không ngừng của bản thân.
+ Để được tỏa sáng như mong muốn,con người cần phải bắt đầu làm tốt những công
việc tưởng chừng đơn giản, nhỏ bé và khiêm nhường nhất.
-Phê phán:
+ Những kẻ thụ động, thiếu ý chí, chỉ biết mong chờ sự may mắn, đứng núi này trông
núi nọ...
+ Những kẻ tự ti về bản thân, sống mờ nhạt, vô vị
( Thí sinh minh họa bằng các dẫn chứng thực tế)
2.4. Bài học rút ra:
- Mỗi cá nhân cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa công việc của mình, phải luôn nỗ lực
vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tỏa sáng không chỉ trong một khoảnh khắc
mà trong suốt cuộc đời.
- Đối với thanh niên , cần chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, ý
chí để vươn tới thành công.
2.5. Khẳng định lại vấn đề.
Câu 2: *.

*Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có hiểu biết sâu sắc về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và chứng minh
sáng rõ qua tác phẩm cụ thể.Có thể trình bày theo cách riêng nhưng phải đảm bảo
những yêu cầu về nội dung, thể loại. Trong đó đề cập được những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận.
- Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo vào bậc nhất của văn học
Việt Nam hiện đại – có thể thâu tóm trong một chữ “ ngông”, mà cơ sở chủ yếu là sự tài
hoa , uyên bác.
- Sự tài hoa, uyên bác trở thành nét phong cách nổi bật thống nhất trong các sáng tác
của ông cả trước và sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở các thể loại khác nhau, đặc
biệt đậm nét trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù” ( lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối
cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang
bóng một thời/1940- là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng,
được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “ một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện,
toàn mĩ”)
2. Giải thích + Bình luận
- Phong cách nghệ thuật (PCNT- hay còn gọi là phong cách văn học) là một phạm trù
thẩm mĩ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương
tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong
trào lưu văn học … Hay nói cách khác, PCNT chính là sự tìm tòi cái mới, cái của riêng
mình, là sự sáng tạo, cách thức thể hiện, tạo dấu ấn riêng trong NT ngôn từ, giọng điệu,
hình ảnh … giúp ta phân biệt nhà văn này với nhà văn khác.
- PCNT của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”. Người chơi “ngông”
muốn dựa vào sự tài hoa, lịch lãm, nhân cách hơn người để đặt mình lên trên thiên hạ.
17


Thái độ ngông của Nguyễn Tuân có đặc sắc riêng: vừa kế thừa truyền thống, vừa tiếp
nhận ảnh hưởng tư tưởng cá nhân của văn hóa phương Tây hiện đại. Thể hiện phong
cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác, mỗi

nhân vật dù thuộc lại người nào cũng đều phải là nghệ sĩ xuất chúng trong nghề nghiệp
của mình và mọi sự vật luôn được ông khám phá ở phương diện văn hóa thẩm mĩ.
-> Sự tài hoa, uyên bác là nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Cụ
thể:
+ Tài hoa: quan sát, diễn tả thế giới ở góc độ thẩm mĩ; khám phá và thể hiện con người
ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Nhà văn đặc biệt quan tâm, hứng thú với những tính cách
độc đáo, những cảm giác mãnh liệt, những cảnh tượng tuyệt mĩ đập mạnh vào giác quan
người nghệ sĩ.
+ Uyên bác: thể hiện kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực ( khoa học, nghệ thuật, ngôn
ngữ, đời sống, lịch sử..)tạo nên những trang viết vừa độc đáo , vừa có giá trị văn hoá
cao.
3. Phân tích và chứng minh : Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân là sự tài hoa, uyên bác được thể hiện đậm nét trong truyện ngắn “ Chữ người tử
tù”
3.1. Sự tài hoa:
* Khám phá và khắc hoạ nhân vật ở phương diện tài hoa nghệ sĩ:
- Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, một con người có tài viết
chữ đẹp, nhân cách đẹp, tài năng lớn, chí khí lớn.
+ Điểm nhấn đầu tiên ở Huấn Cao đó là một người có tài viết chữ, tài năng ấy được thể
hiện qua câu hỏi của viên quản ngục.., qua sở nguyện của viên quản ngục: từ ngày học
vỡ nghĩa sách thánh hiền, ông ta chỉ ao ước có được chữ Huấn Cao treo ở trong nhà,
“chữ ông đẹp lắm, vuông lắm …là một vật báu ở trên đời”
+ Không chỉ có tài viết chữ , Huấn Cao còn là người có nhân cách đẹp: ông không vì
vàng ngọc hay quyền thế ép mình viết câu đối bao giờ. Ông đồng ý cho chữ viên quản
ngục không phải vì được quản ngục biệt đãi mà vì trân trọng tấm lòng thiên lương của
quản ngục. Nói như Huấn Cao: thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ
+ Cùng với vẻ đẹp tài năng, Huấn Cao còn có khí phách lớn: ông dám đứng lên chống
lại triều đình. Mặc dù bị kết tội tử hình song những ngày cuối sống trong lao tù ông vẫn
thể hiện vẻ đẹp uy nghi, đĩnh đạc của mình khi bỏ qua những lời đe dọa của bọn lính coi
ngục rồi ung dung cho chữ trong lao tù…

- Vẻ đẹp tài hoa của con người không chỉ được Nguyễn Tuân gửi gắm qua hình tượng
Huấn Cao mà còn được thể hiện qua hình tượng viên quản ngục
+ Mặc dù làm nghề cai ngục song viên quản ngục ấy lại là người có phẩm chất tốt đẹp
“như 1 thứ thanh âm trong trẻo chen vào giữa 1 bản đàn mà cả nhạc và luật đều hỗn
loạn, xô bồ” ; có sở thích cao quý: thích chơi chữ đẹp; có thiên lương trong sáng: quý
trọng, ngưỡng mộ người tài
* Xây dựng những cảnh tượng độc đáo, gây cảm hứng mãnh liệt, đập mạnh vào giác
quan của người nghệ sĩ:
- Để xây dựng cảnh cho chữ như 1 cảnh hiếm có ở đời, N Tuân tạo lập ít nhất 5 tương
phản, cũng là 5 lí do cắt nghĩa vì sao đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
+ HCao, quản ngục đều là 2 tâm hồn nghệ sĩ: 1 người viết chữ đẹp, 1 người biết thưởng
thức cái đẹp nhưng cả 2 đều bị ném vào chốn ngục tù nhơ bẩn. Họ giống như những
thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà cả nhạc và luật đều hỗn loạn xô bồ.
18


+ Hai kẻ tương đắc về nghệ thuật bị đẩy vào thế đối đầu về xã hội tạo thành tương quan
giữa tù nhân và quản ngục. Vì thế họ không dễ hiểu nhau và chính điều đó làm tăng
kịch tính của tp.
+ 1 công việc cao quý như cho chữ vốn chỉ diễn ra ở những nơi sang trọng như thư
phòng, sảnh đường... nhưng N.Tuân lại đặt nó vào giữa chốn hôi hám của ngục tù trên
nền đất ẩm ướt đầy phân chuột, phân gián... Đó là 1 sự lựa chọn nghiệt ngã cho sự ra
đời của cái đẹp.
+ Người nghệ sĩ tài hoa HCao phô diễn cái đẹp trong tư thế cổ đeo gông, chân vướng
xiềng và cái án chém treo trên đầu. Đúng là 1 tình huống phi thường hiếm có bởi cái
đẹp bị dồn vào thế bất lợi trong cuộc đối đầu với cái xấu, cái ác. Cái ác đầy quyền lực
còn cái đẹp cô đơn chỉ biết dựa vào chính mình.
+ Điều lạ lùng hơn cả là làm chủ chốn ngục tù không phải là kẻ giữ tù mà chính là
người tử tù. Vì thế đã diễn ra cuộc đảo lộn vị thế xã hội: quản ngục thì khúm núm, thầy
thơ lại thì run run bưng chậu mực, trong khi đó HCao thì uy nghi, đường hoàng,dậm tô

nét chữ vuông vắn trên nền lụa trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ. Quả là cái đẹp đã
chiến thắng. Đó cũng là sự chiến thắng vinh quang của ánh sáng, của cái thiện ngay
trong sào huyệt của bóng tối và cái ác mà biểu tượng rực rỡ nhất là hình ảnh ngọn đuốc
sáng rực trong nhà ngục tối tăm.
- Phần kết truyện mới thực sự là đoạn văn đạt đến mức thần bút khi NTuân miêu tả cái
vái lạy của viên quản ngục" Ngục quan cảm động, vái người tù 1 vái, chắp tay nói một
câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái
lĩnh" Chỉ có N Tuân mới tạo ra chi tiết cái vái lạy có 1 không 2 này và chỉ có N Tuân
mới phô diễn nổi cái cảnh quyền lực của nhà ngục bị khuất phục trước quyền uy của cái
đẹp. Đây cũng là sự đăng quang của cái đẹp ngay giữa chốn tối tăm nhơ bẩn của ngục
tù. Cái đẹp đã lên ngôi tỏa sáng và có sức cảm hóa sâu sắc đối với con người...
* Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: sáng tạo, sống động, tạo hình, tạo không khí, giàu chất
hoạ ( học sinh phân tích ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn tả cảnh cho chữ...)
3.2. Sự uyên bác:
- Hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực khoa học nghệ thuật, vận dụng để diễn tả sinh
động, phong phú, nhiều góc cạnh về hình tượng nhân vật và cảnh tượng được miêu tả:
kiến thức lịch sử ( Huấn Cao được xây dựng trên nguyên mẫu Cao Bá Quát); văn hoá
nghệ thuật ( nghệ thuật thư pháp), điện ảnh ( cảnh cho chữ)...
- Hiểu biết về cuộc sống và tâm hồn con người trong quá khứ...
- Kho chữ nghĩa phong phú, giàu có: tạo sắc thái trang trọng, cổ kính; vốn từ thuộc
nhiều lĩnh vực, miêu tả kĩ lưỡng từ nhiều góc độ,...
4. Đánh giá
- Sự tài hoa, uyên bác là nét độc đáo, nổi bật trong PCNT của Nguyễn Tuân, giúp nhà
văn khắc hoạ thành công những hình tượng thẩm mĩ tuyệt đẹp ( Huấn Cao, cảnh cho
chữ)
- Nguyễn Tuân đã đóng góp cho văn học Việt Nam những trang viết uyên bác, tài hoa,
sắc sảo, đầy tính nghệ thuật, tính thẩm mĩ. Nhà văn xứng đáng với sự tôn vinh “ một cái
định nghĩa về người nghệ sĩ” ( Anh Đức)
- Tạo nên ấn tượng, sức hấp dẫn, lôi cuốn, sức sống lâu bền của tp, tác giả trong lòng
bạn đọc.

5. Kết thúc, khẳng định lại vấn đề.
19


Đề 8:
Câu 1 (8 điểm)
“Hạnh phúc vĩ đại nhất và cao quý nhất chúng ta có trên thế giới này là khám phá
ra những chân lý mới, và đứng sau nó chính là loại bỏ thành kiến cũ.” ( Friedrich II)
Anh/chị có suy nghĩ gì về quan điểm trên ?
Câu 2 (12 điểm)
Khi bàn về Nhà văn và sáng tạo nghệ thuật, nhà văn LTônxtôi nói: “Tôi viết với
tất cả con người tôi.”
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
ĐA:
Câu 1: 1,Giải thích
- “Hạnh phúc”: niềm vui, niềm sung sướng của con người khi được thỏa mãn .…nhu
cầu nào đó
- “Chân lí”: chân lý dùng để chỉ những tri thức, lí luận.. có nội dung phù hợp với thực tế
khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm chứng bởi thực tiễn.
- “Thành kiến”: được hiểu là quan niệm đơn giản, máy móc, có sẵn, thường không đúng
sự thật thể hiện trong lĩnh vực nhận thức hàng ngày về một nghiệm thể nào đó. (của một
người, một nhóm người trong cộng đồng xã hội)
- Khái quát vấn đề Đây là một cách quan niệm đáng trân trọng về hạnh phúc: khám phá
chân lí mới, loại bỏ các thành kiến cũ.
2, Phân tích, bình luận
a) Vì sao hạnh phúc lớn nhất của con người là khám phá chân lí mới
- Chân lí vốn luôn được tôn trọng, bảo vệ
- Mà chân lí mới thường là kết quả của những nỗ lực, cố gắng. Hành trình khám phá
chân lí có thể phải đánh đổi bằng nỗ lực, khổ đau, mất mát, hi sinh. Vì thế tìm ra chân lí
mới, con người cảm thấy thật sự hạnh phúc.

b) Vì sao đứng sau chân lí lại là các thành kiến cũ cần loại bỏ.
- Có những chân lí bị bao phủ bởi lớp lớp những thành kiến đã từng tồn tại nhiều thập
kỉ. (Dẫn chứng chứng minh).
- Thành kiến có khi chỉ của một cá nhân, nhưng phần lớn là định kiến của một nhóm
người trong xã hội. Thay đổi suy nghĩ, nhận thức của nhóm người đó là chuyện không
hề dễ. (Dẫn chứng chứng minh). Chẳng hạn: Chúng ta thường nghĩ rằng, hòa bình là
sự vắng mặt của chiến tranh, rằng nếu các quốc gia hùng mạnh sẽ giảm các kho vũ khí
của họ thì chúng ta có thể có hòa bình. Nhưng trên thực tế vũ khí nằm trong tâm trí,
thành kiến riêng, trái tim khối óc chúng ta. Hoạt động cho hòa bình chính là phải nhổ bỏ
gốc rễ chiến tranh từ chính trong trái tim con người...
3) Bài học nhận thức và hành động
- Tin vào chính mình ( trí tuệ, khả năng…)
- Biết dũng cảm đấu tranh không khoan nhượng với thành kiến để bảo vệ chân lí
Câu 2:
1, Giải thích vấn đề
Câu nói của Ltônxtôi khẳng định vai trò quan trọng của cái tôi nhà văn trong sáng tạo
nghệ thuật. Nhà văn khi viết là phải viết bằng tất cả con người mình: nghĩa là nhà văn
phải tạo ra một phong cách riêng, mang cá tính sáng tạo riêng được biểu hiện qua:
20


+ Cách nhìn, cách cảm mang tính khám phá. Mỗi nhà văn luôn muốn tạo cho mình một
hướng quan sát và khám phá riêng về hiện thực cuộc sống. Hay nói như Macxen Pruxt:
Đối với nhà văn cũng như người nghệ sĩ (họa sĩ), phong cách không phải là vấn đề kĩ
thuật, mà là vấn đề cách nhìn.
+ Viết với tất cả con người còn là giọng điệu riêng của mỗi tác giả, còn là sự thể hiện
quan niệm của nhà văn về cuộc sống con người qua việc lựa chọn đề tài, chủ đề...
+ Viết với tất cả con người mình cũng là sự sáng tạo những yếu tố hình thức mới như tư
duy nghệ thuật, ngôn ngữ, kết cấu tác phẩm, thể loại...
2, Bình luận, chứng minh vấn đề

a, Đây là ý kiến đúng đắn vì:
- Con đường của sáng tạo nghệ thuật là đi từ thế giới khách quan đến chủ quan của nhà
văn, tác phẩm văn học ra đời vừa phản ảnh thế giới vừa chứa dựng cái nhìn, tâm hồn,
tình cảm...của nhà văn, vì thế nó mang tính duy nhất, chứa đựng cái riêng không lặp lại
của nhà văn.
- Nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật là sống với thế giới mình tạo lập nên, hoá thân vào đó
để viết và viết bằng những cảm xúc mãnh liệt nhất nghĩa là viết bằng cả con người
mình, bằng trái tim và khối óc của mình.
- Sáng tạo nghệ thuật khác sáng tạo khoa học. Sáng tạo khoa học như Anhxtanh nói:
“Chân lí khoa học đạt được bằng cách giải phóng nó khỏi cái tôi của nhà khoa học”,
nghĩa là ông đã khẳng định tính khách quan của khoa học. Các công trình khoa học
tuyệt đối không mang dấu ấn cá nhân người sáng tạo, đó là điểm khác biệt giữa sáng tạo
khoa học và sáng tạo nghệ thuật.
Như vậy: nhà văn đã được sứ mệnh trao cho một thiên chức cao cả khi sáng tạo nghệ
thuật. Cùng với vinh dự cao quý đó, nhà văn cũng phải đảm nhận một trọng trách lớn
lao, đòi hỏi nhà văn phải luôn dấn thân và cống hiến hết mình, sống hết mình cho niềm
đam mê sáng tạo bằng một trái tim nóng bỏng, một bầu nhiệt huyết căng tràn trước cuộc
đời.
b, Chứng minh qua tác phẩm văn học tự chọn trên các phương diện:
- Cách nhìn của nhà văn về hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm.
- Giọng điệu của nhà văn, một giọng điệu không lặp lại ở cổ họng người khác
- Hình thức, tổ chức kết cấu của tác phẩm.
=> Tác phẩm đã thể hiện được sức sáng tạo mãnh liệt của nhà văn, là sản phẩm duy
nhất không lặp lại, là kết quả của một quá trình nhà văn viết với tất cả con người mình.
3, Đánh giá, nâng cao vấn đề
- Ý kiến của nhà văn LTônxtôi giúp ta thấu hiểu hơn về thêm thiên chức, đặc biệt là cá
tính sáng tạo của hoạt động nghệ thuật của nhà văn
- Nhà văn muốn có chỗ đứng trong lòng độc giả, cần không ngừng “sáng tạo” với tất cả
con người mình
Đề 9: Câu 1 (8 điểm)

Trong cuốn tiểu thuyết vĩ đại Suối nguồn của nữ nhà văn Mỹ Ayn Rand (19051982), nhân vật Howard Roark đã phát biểu:
“Hàng ngàn năm trước đây, có một người lần đầu tiên tìm được cách tạo ra lửa.
Người đó có lẽ đã bị thiêu sống bằng chính ngọn lửa mà anh ta dạy những người anh
em của mình cách thắp lên. Anh ta bị coi là một kẻ xấu vì đã có quan hệ với ma quỷ,
thứ mà loài người luôn khiếp sợ. Nhưng từ đó trở đi, loài người có lửa để giữ ấm, để
21


nấu nướng, để thắp sáng trong hang động. Anh ta đã để lại cho họ một món quà mà họ
từng không hiểu và anh ta đã xua bóng tối ra khỏi trái đất này.
Nhiều thế kỷ sau, có một người lần đầu tiên tạo ra cái bánh xe. Người đó có lẽ đã
tan xác dưới những bánh xe mà anh ta dạy những người anh em của mình cách làm.
Anh ta bị coi là một kẻ phạm tội vì đã mạo hiểm vào vùng đất cấm. Nhưng từ đó trở đi,
loài người có thể đi tới mọi chân trời. Anh ta đã để lại cho họ một món quà mà họ đã
không hiểu được và anh ta đã mở những con đường trên mặt đất.[…]”
(Trích tiểu thuyết “Suối nguồn”, Ayn Rand, Nxb Trẻ, 2017, tr.1170-1171)
Từ lời phát biểu của nhân vật Howard Roark, anh/chị hãy viết bài văn nói lên suy
nghĩ của mình về “người mở đường” trong cuộc sống.
Câu 2 (12 điểm)
Nhà thơ, nhà phê bình văn học miên di (không viết hoa) cho rằng “Thơ là sự giải
thoát của ngôn ngữ, là nơi tị nạn của tinh thần, là giãi bày của thân phận, là lời tiên tri
của xã hội”.
Anh/chị suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua một sáng tác thơ ca
trung đại được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
ĐA:
Câu 1: 1/ Giải thích
- Nghĩa đen: Người mở đường là người khai phá và đặt những bước chân đầu tiên trên
những con đường mới.
- Nghĩa bóng: Người mở đường là người tiên phong đi đầu, người đặt nền móng cho sự
phát triển của một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống.

-> Những câu chuyện được dẫn ra trong lời phát biểu của nhân vật H. Roark đề cập đến
vai trò, số phận của những người mở đường trong lịch sử nhân loại
2/ Bình luận
a/ Phẩm chất của người mở đường
- Thực sự có tài năng, ham thích đổi mới, tìm tòi và sáng tạo trong cuộc sống.
- Dũng cảm, táo bạo, giàu bản lĩnh và khí phách để có thể đơn độc dấn thân vào hành
trình sáng tạo và bảo vệ đến cùng chân lí khoa học, bảo vệ thành quả mà mình tạo ra.
- Cao thượng, vị tha, sẵn sàng cống hiến tận tụy, vô tư cho tương lai tốt đẹp của nhân
loại, cho sự tiến bộ của xã hội dẫu có bị đọa đày, lên án, vùi dập hay có phải hi sinh.
b/ Vai trò của người mở đường
Họ là những người đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại, góp phần
"xoay chuyển thế giới và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống". Nếu xã hội chỉ có những
con người sống thụ động, yếu đuối, chỉ biết đi theo và làm theo thì không có cái mới,
cái tiến bộ ra đời, xã hội không thể phát triển. Nhờ có người đầu tiên chấp nhận bị thiêu
sống để mang về ngọn lửa mà “loài người có lửa để giữ ấm, để nấu nướng, để thắp
sáng trong hang động.”; nhờ có người dũng cảm chế tạo ra cái bánh xe và bị nghiến nát
bởi chính cái bánh xe mà mình tạo ra ấy mà “loài người có thể đi tới mọi chân trời”.
Dẫu hi sinh nhưng chính họ là người đã “mở những con đường trên mặt đất”.
c/ Số phận của người mở đường
- Có thể bị lên án, bị kết tội, bị vùi dập. Bởi cái mới, cái tiến bộ thường đi chệch khỏi tư
duy và tầm nhìn của số đông, do vậy nó không dễ ngay lập tức được chấp nhận. Thậm
chí còn vấp phải sự cản trở của lực lượng phản tiến bộ.
- Thế nhưng thành công họ đạt được là chưa từng có. Vinh quang luôn thuộc về người
mở đường, người sáng tạo.
22


3/ Bài học nhận thức
- Tỉnh táo và sáng suốt đón nhận cái mới. Khích lệ, cổ vũ, động viên những người có
bản lĩnh tiên phong, sáng tạo cho dù họ thất bại.

- Nhận thức rằng trong bản thân mỗi người đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo. Quan trọng
là cần có bản lĩnh và có một cái tôi đủ mạnh để có thể khơi dậy được tiềm năng ấy và
dám đặt bước chân đầu tiên khai phá những vùng đất mới.
- Là công dân của thời đại mới, bản thân phải nỗ lực trở thành người có bản lĩnh đi đầu.
Câu 2: 1/ Giải thích
- Thơ là sự giải thoát của ngôn ngữ: Ngôn ngữ thơ ca được cấu tạo đặc biệt, phá vỡ
những lô gic kết hợp thông thường của ngôn ngữ đời sống để tạo thành những kết hợp
bất ngờ theo nguyên tắc “lạ hóa”. Nó có thể vượt ra khỏi những mô hình cấu trúc ngữ
pháp trong ngôn ngữ học, nó tự mở rộng biên độ ngữ nghĩa của từ ngữ thường ngày để
thăng hoa trong khả năng biểu đạt.
- Thơ là nơi tị nạn của tinh thần, là giãi bày của thân phận: Thơ là sự cất tiếng của
những nỗi niềm chất chứa trong sâu thẳm trái tim con người. Nó “ra đời giữa những vui
buồn của loài người” (Hoài Thanh) và trở thành người bạn tâm giao, là nơi nương náu
của tâm hồn con người. Con người thường tìm đến thơ để kí thác những nỗi niềm tâm
sự về thân phận, về cuộc đời.
- Thơ là lời tiên tri của xã hội: Thơ ca phản ánh cuộc sống theo quy luật của tình cảm,
giống như các thể loại văn học khác, nó cũng có khả năng dự báo. Nhà thơ đồng thời
cũng là “nhà tiên tri” của thời đại.
=> Nhận định đề cập đến nhiều phương diện bản chất, đặc trưng cũng như chức năng
của thơ ca. Thơ ca là thế giới tình cảm của con người hóa thân thành chữ nghĩa – một
thứ ngôn ngữ cực kì hấp dẫn và sống động. Không chỉ có thế, chiều sâu nhận thức và tư
tưởng trong thơ ca còn khiến tác phẩm vươn tới khả năng nhận thức và khái quát những
quy luật của đời sống.
2/ Bàn luận (2 điểm)
Khẳng định sự đúng đắn của nhận định – một định nghĩa tương đối đầy đủ và xác đáng
về thơ ca.
- Đặc trưng hình thức ngôn ngữ thơ ca: Ngôn ngữ thơ ca không phải là ngôn ngữ
nguyên sinh của đời sống mà nó được “chưng cất”, “tinh luyện”, nhào nặn qua bàn tay
nghệ sĩ. Do bị giới hạn bởi yếu tố vần, nhịp và sự phân dòng thơ cũng như do yêu cầu
của tính hàm súc mà cú pháp câu thơ thường tràn ra ngoài khuôn khổ cấu trúc ngữ pháp

thông thường của văn xuôi. Ngôn từ thi ca luôn giàu sinh khí, sống động, đa nghĩa chứ
không “khô cứng”, “bẹp dí” như khi nó nằm trong từ điển.
- Đặc trưng nội dung của thơ: Thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm. Những ẩn ức,
những nỗi niềm tâm sự bị kìm nén đến một độ nào đó nó tự bật ra thành thơ. Bởi vậy
“Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người” (Tố Hữu). Người ta có thể kí
thác vào thơ nỗi niềm tâm sự về thân phận, về cuộc sống, nỗi ưu tư về thế thái nhân
tình, những tình cảm hết sức riêng tư cá nhân,… Khi cuộc sống hằn in lên phận người
những nỗi đau, người ta lại tìm đến người bạn tâm giao không bao giờ biết phản bội là
Thơ ca để “tị nạn”.
- Chức năng của thơ: Là một thể loại văn học, thơ ca phản ánh cuộc sống theo nguyên
tắc chủ quan, theo quy luật của tình cảm. Thơ rung động tâm hồn người đọc bằng tình
cảm nhưng phải “vượt lên bằng tầm nhìn” – tư tưởng của người viết. Tư tưởng, đó mới
là chiều sâu và sức sống lâu bền của thơ. Những tác phẩm thơ ca vĩ đại bao giờ cũng
23


chứa đựng trong nó những vấn đề lớn lao của thời đại, của nhân sinh và cũng truyền tới
người đọc những thông điệp về tương lai.
3/ Chứng minh (7.5 điểm): HS chọn một tác phẩm thơ trung đại trong chương trình
Ngữ văn 11 mà mình tâm đắc, phân tích làm sáng tỏ các khía cạnh của nhận định. VD
Tự tình (Hồ Xuân Hương), Thương vợ (Tú Xương), Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến),
Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát),…
4/ Đánh giá mở rộng, nâng cao (1.0 điểm)
- Mọi sự sáng tạo ngôn ngữ thơ ca đều phải theo quy luật sáng tạo cái đẹp. Nhà thơ
không được nhân danh sáng tạo, thể nghiệm nghệ thuật mà viết nên những câu thơ cầu
kì, tối nghĩa như trò diễn xiếc ngôn từ. Bởi thơ “giản dị, xúc động, ám ảnh” (Trần Đăng
Khoa) mới thực sự là thơ hay.
- Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự giãi bày của thân phận. Nội dung chủ yếu của thơ
là tự biểu hiện nhưng để tác phẩm có thể bắc nhịp cầu tri âm tới đông đảo bạn đọc thì
nhà thơ phải vượt lên trên những hơn thiệt, mất mát của cá nhân để hướng tới nhân loại,

hướng tới xã hội rộng lớn ngoài kia. Tình cảm trong thơ phải là tình cảm cao thượng,
mang tính phổ quát, đậm chất nhân văn và hướng về chính nghĩa.

Đề 10:
Câu 1 (8,0 điểm)
Alexander là một người thông minh theo học với hiền triết Aristotle. Khi lên ngôi
hoàng đế, ông đã tâm sự với thầy:
- Con sẽ chiến thắng Ai Cập và Thổ Nhĩ Kì.
Aristotle hỏi:
- Rồi sao nữa?
Alexander suy nghĩ:
- Sau đó, con có thể ngủ một cách bình an.
Aristotle mỉm cười:
- Con hỡi, tại sao con không ngủ bình an ngay đêm nay có hơn không?
(Theo Hành trình về phương Đông – Blair T. Spalding)
Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cuộc sống?
Câu 2 (12,0 điểm)
Albert Camus (1913 -1960), nhà văn Pháp đạt giải Nobel Văn học năm 1957 có
viết:
Người nghệ sĩ phải tự rèn luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ
khác, cái vị trí luôn luôn ở giữa một bên là cái đẹp anh ta không thể thiếu và bên kia là
cái cộng đồng anh ta không thể dứt bỏ.
Từ cảm nhận của anh/chị về một số hình tượng người nghệ sĩ qua các tác phẩm
văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT, hãy bình luận ý kiến trên.
ĐA:
Câu 1:
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề
Giải thích ý kiến
- Lời tâm sự của Alexander với thầy: Con sẽ chiến thắng Ai cập và Thổ Nhĩ Kì. Đó là
những khao khát, tham vọng lớn lao của con người trong cuộc sống. Sau đó, con có thể

24


ngủ một cách bình an là mục đích cuối cùng Alexander muốn đạt tới – được hưởng
hạnh phúc, bình an. Lời khuyên của thầy Aristotle: Con hỡi, tại sao con không ngủ bình
an ngay đêm nay có hơn không? Mục đích bé nhỏ ấy có thể thực hiện ngay bây giờ thì
tại sao lại phải đi kiếm tìm ở đâu xa.
- Câu chuyện gợi ra cho mỗi người bài học quý giá và sâu sắc về cuộc sống: Đừng nên
mải chạy theo những tham vọng lớn lao trong cuộc đời mà quên đi những hạnh phúc
bình dị xung quanh mình.
Bàn luận, mở rộng vấn đề
- Mỗi con người đều nuôi dưỡng những khát khao, tham vọng cho đời mình và mong
ước thực hiện chúng bằng mọi cách. Những tham vọng lớn có thể giúp con người đi đến
thành công, mang lại cho họ cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.
- Mục đích sau cùng của đời người chính là để đạt đến một ước vọng: hạnh phúc. Hạnh
phúc là ở ngay trong hiện tại, rất giản dị, gần gũi xung quanh cuộc sống chúng ta. Khi
trạng thái tinh thần thoải mái, trong lòng nhẹ nhàng, thanh thản là lúc con người có
được an vui, hạnh phúc. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống.
- Khi quá mải mê chạy theo tham vọng, con người có thể vô tình bỏ quên những hạnh
phúc mình đang có. Họ đã lãng phí, đánh mất thời gian, sức khỏe, quên đi bản thân, gia
đình, thậm chí dùng mọi thủ đoạn, đánh đổi nhân cách, mạng sống, gây ảnh hưởng đến
những người xung quanh… để cuối cùng nhìn lại mới thấy tiếc nuối, xót xa, ân hận, có
khi phải trả giá đắt cho những tham vọng không cùng.
- Con người luôn gắng sức làm việc để mong có tiền tài, danh vọng và quyền thế…
Trong cuộc sống, đừng để công việc và những ham muốn cuốn mình đi. Hãy tìm những
niềm vui bình dị, sống sao để có được cảm giác hạnh phúc cho mình và mang lại hạnh
phúc cho những người xung quanh.
- Phê phán những kẻ chạy theo tham vọng cá nhân bằng mọi giá và những kẻ sống vô
tâm, lười biếng, không mục đích.
Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống mỗi người là những hạnh phúc bình
dị, thiết thực ngay bên cạnh mình chứ không phải là việc theo đuổi những tham vọng
không phút giây ngừng nghỉ. Hãy thực hiện tham vọng khi nó mang đến những lợi ích
thiết thực cho bạn và những người xung quanh, đừng để đánh mất những hạnh phúc
thực sự trong cuộc sống
- Tạo được sự cân bằng, hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa đời sống cá
nhân và xã hội, biết cảm nhận niềm an vui trong hiện tại…chính là niềm hạnh phúc và
cũng là khát vọng đích thực mà mọi người hướng tới.
Câu 2: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề
Giải thích
- Nghệ sĩ là những người theo đuổi nghệ thuật, làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật như
nhà văn, họa sĩ, nhiếp ảnh,…
- cái đẹp anh ta không thể thiếu: là cái tạng riêng, bản chất cái tôi nghệ sĩ; là niềm khát
khao, đam mê sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật.
- cái cộng đồng anh ta không thể dứt bỏ: Là bổn phận, trách nhiệm, tư cách công dân
đối với cộng đồng. Cộng đồng ở đây hiểu là quê hương, đất nước, là nhân loại.
- cái vị trí luôn luôn ở giữa: là khi người nghệ sĩ dung hòa được niềm đam mê cái đẹp,
khao khát sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật với bổn phận, trách nhiệm đối với cuộc đời,
con người. Muốn vậy, Người nghệ sĩ phải tự rèn luyện mình trong sự giao lưu không
25


×