Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả và thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.95 KB, 7 trang )

KỸ NĂNG
GIAO TIẾP
HIỆU QUẢ
& THÀNH
CÔNG


MỤC LỤC

Nội dung
PHẦN 1. MỞ ĐẦU

trang
2

1.1 Tầm quan trọng của giao tiếp
1.2. Mục tiêu của giao tiếp
1.3. Sự cần thiết hình thành kỹ năng giao tiếp
PHẦN 2. NGUYÊN NHÂN GIAO TIẾP KÉM HIỆU QUẢ

2

2.1 Quan niệm sai về giao tiếp
2.2 Nguyên nhân giao tiếp thất bại
PHẦN 3. KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VÀ THÀNH CÔNG
3.1 Giao tiếp bằng hành động và ngôn ngữ cơ thể
3.2 Giao tiếp bằng cách lắng nghe và diễn đạt bằng lời nói
3.3 Giao tiếp bằng văn bản, thư từ, email
3.4 Giao tiếp qua mạng xã hội

3




PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Tầm quan trọng của giao tiếp
“Những người không hiểu được sự im lặng của người khác, thì cũng chẳng hiểu được
những gì họ nói.” - Elbert Hubbard.
“Để thấu hiểu được một sự thật, cần có hai người - một người để nói và một người để
lắng nghe.” - Henry David Thoreau.
Đã xa rồi cái thời mà con người thường mang IQ để đọ trí thông minh với nhau. Vì

Người thông minh, học giỏi mà nói kém thì chưa chắc đã thành công.

Kẻ lười biếng mà có cái miệng ứng xử linh hoạt đôi khi lại làm nên kỳ tích
Giao tiếp là bước cơ bản đầu tiên giúp bạn gây thiện cảm với mọi người xung quanh. Bất
kể tình huống nào, giao tiếp cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, vì thông qua giao
tiếp, bạn có cơ hội hiểu hơn về mọi người xung quanh và là phương thức để người khác
hiểu về con người, tính cách của bạn.
Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh như ngày nay, chuyên môn giỏi, hết mình với
công việc chưa hẳn là chưa đủ để mang lại cho bạn một vị trí xứng đáng. Mỗi người cần
phải nỗ lực làm việc, học hỏi thật nhiều trên con đường xây dựng sự nghiệp cho riêng
mình. Nhưng cho dù có chất cả núi kiến thức trong bụng, đổ hàng tấn công sức cho công
việc mà không có sự trao đổi thông tin với mọi người, không có sự giúp đỡ hay nhất là
không có sự tin tưởng của người khác, bạn cũng khó gặt hái được thành công. Kỹ năng
giao tiếp chính vì vậy ngày càng là bí kíp không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện
đại.
2.2 Mục tiêu của giao tiếp

Giúp người nghe hiểu những dự định của bạn.

Có được sự phản hồi từ người nghe


Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe.

Truyển tải những thông điệp.
Giao tiếp thành công là cả một nghệ thuật mà bạn phải là người chủ động học hỏi và rèn
luyện từng bước. Để cuộc giao tiếp đạt kết quả như mong muốn, điều đầu tiên bạn phải
đặt tâm trí vào buổi trò chuyện. Thông qua cuộc tiếp xúc, bạn phải tự đặt cho bản thân
câu hỏi: bạn mong muốn truyền tải nội dung gì đến người nghe?
2.3. Sự cần thiết hình thành kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp chính là cầu nối.Thật vậy, khi bạn giao tiếp nghĩa là bạn đang bắc một chiếc cầu
đến gần hơn với người nghe, giúp người nghe hiểu được nội dung bạn muốn truyền tải,
người giao tiếp giỏi là người có khả năng kết nối các cá nhân, giải quyết mâu thuẫn. Giao
tiếp tốt sẽ giúp bạn tạo ra văn hóa hòa nhập một cách nhanh chóng, tránh được những
bỡ ngỡ ban đầu và dẫn bạn đến những mối quan hệ mới.
Giao tiếp không phải là kỹ năng duy nhất hay quan trọng nhất, nhưng kỹ năng này là kỹ
năng đầu tiên vô cùng cần thiết để giúp bạn đạt đến một thành công nhất định nào đó
trong cuộc sống, sự nghiệp.
Để giao tiếp tốt không phải một sớm chiều bạn có thể đạt được, bởi vì điều này mà đã có
rất nhiều người- kể cả những danh nhân vĩ đại cũng đều phải ra sức học tập, rèn luyện
mới có thể đứng trước hàng vạn người truyền tải thông điệp một cách linh hoạt và thuyết
phục.


PHẦN 2. NGUYÊN NHÂN GIAO TIẾP KÉM HIỆU QUẢ
2.1.Những sai lầm trong giao tiếp
1. Không lắng nghe
Khi không lắng nghe, bạn sẽ không nhận ra được cách để tiếp cận cuộc trò chuyện
2. Đặt câu hỏi quá nhiều
Nếu bạn hỏi quá nhiều, cuộc nói chuyện sẽ giống như một cuộc thẩm vấn. Hoặc giống
như bạn không đóng góp ý kiến gì cả

3. Giới hạn chính mình
Khi bạn lo lắng vì mình kém hay không có kiến thức về chủ đề cuộc trao đổi, bạn sẽ tự
thu mình lại và sẽ không ai muốn giao tiếp với bạn.
4. Kĩ năng truyền đạt kém
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một cuộc trò chuyện không phải là những gì
bạn nói, mà là cách bạn nói.
5. Luôn muốn thu hút sự chú ý
Mọi người tham gia vào cuộc trò chuyện cần phải được tỏa sáng. Hãy tìm sự cân bằng
giữa nghe và nói. Không nên chỉ tập trung vào bản thân
6. Chứng tỏ mình đúng
“Hiếu thắng” không bao giờ là cách thể hiện tốt trong mọi cuộc trao đổi hay thảo luận
7. Nói về một chủ đề lạ lẫm hay tiêu cực
Những chủ đề này sẽ làm người đối thoại cảm thấy chán ngán hoặc lo sợ
8. Nhàm chán
Đừng ba hoa về những vấn đề bạn quan quan tâm mà không biết người khác nghĩ gì
2.2 Nguyên nhân khiến giao tiếp thất bại
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao buổi phỏng vấn xin việc của bạn thất bại ? Tại sao bản kế
hoạch kinh doanh chuẩn bị tốt vậy mà khi bạn trình bày không lại thành công ? Hoặc tại
sao mọi người không thích nói chuyện hay trao đổi thông tin với bạn ? Tại sao bạn “khó
ưa” với mọi người ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc giao tiếp không thành công
 Suy diễn sai : bạn không chú ý, nghe “câu được câu chăng” và tự ý suy diễn nội dung
cuộc trao đổi hay buổi nói chuyện theo ý mình, từ đó gây khó chịu cho người đối thoại
 Nhầm lẫn nghĩa của từ : bạn hiểu sai từ ngữ của người đối thoại hoặc chính bạn đang
dùng những từ mà người kia không hiểu, ví dụ như tiếng nước ngoài, tiếng địa
phương hay ngôn ngữ chuyên môn,..
 Nhận thức khác nhau : mỗi vấn đề có nhiều góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau, nếu
bạn chỉ chăm chăm vào cách nhìn của mình mà không quan tâm tới góc độ của người
đối thoại thì bạn đã trở thành người phiến diện và người đối thoại sẽ không còn muốn
giao tiếp với bạn nữa.

 Thời gian không hợp : bạn đã bao giờ khó chịu khi phải nhận một cuộc điển thoại trao
đổi công việc bình thường vào đêm khuya chưa ? Người khác cũng vậy. Nói chuyện
không đúng lúc sẽ làm cho mọi người chán.
 Quá tải thông tin : chất quá nhiều thông tin vào một buổi nói chuyện, một cuộc họp,
một lá thư,.. sẽ làm người nhận thông tin bối rối và họ có xu hướng dừng trao đổi để
đánh giá thông tin nhận được,


PHẦN 3. KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VÀ THÀNH CÔNG
Giao tiếp là quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt
mục đích nào đó. Giao tiếp là sự truyền đạt điều muốn nói từ người này sang người khác
để đối tượng có thể hiểu những thông điệp truyền đi. Thông thường giao tiếp trải 3 trạng
thái (1)Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý (2)Hiểu biết lẫn nhau (3)Tác động ảnh hưởng lẫn
nhau. “Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí và sự bang giao cho ta cái nghiệp". Câu
tục ngữ đã cho ta thấy được tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống. Giao tiếp
chính là môi trường giúp ta tìm ra được cái “nghiệp” hay nói cách khác đó là nghề của
mình trong suốt cuộc đời.
Bất cứ công việc hay cuộc nói chuyện nào để không tránh hiểu nhầm giữa các bên và
đem lại hiệu quả như mong muốn thì việc đầu tiên cần được chú ý đó là kỹ năng giao
tiếp. Vậy làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp hiệu quả và thành công? Hãy cùng tìm
hiểu các cách dưới đây nhé
1. Giao tiếp bằng hành động và ngôn ngữ cơ thể
Trong thực tế, có rất nhiều người khi giao tiếp không sử dụng đến ngôn ngữ cơ thể hoặc
sử dụng ngôn ngữ cơ thể không đúng cách. Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể đóng góp
phần rất lớn vào thành công trong cuộc đối thoại, đàm phán.
Bạn hãy thả lỏng cơ thể, tạo cho mình một cảm giác thoải mái để có thể có những phi
ngôn từ tốt: ánh mắt luôn hướng đến người nói, luôn mỉm cười, không khoanh tay ra phía
trước tỏ thái độ bất cần, hoặc làm những động tác mà đối phương cảm thấy không hài
lòng khi nhìn thấy.
Luôn có hành động giúp đỡ hoặc tỏ thiện chí muốn giúp đỡ người đối thoại một cách phù

hợp.
2. Giao tiếp bằng cách lắng nghe và diễn đạt bằng lời nói
Một người chỉ thao thao bất tuyệt kể về những gì họ có, không biết cách lắng nghe người
khác nói gì sẽ là một tác hại cực kỳ lớn trong mọi cuộc nói chuyện. Chẳng ai mất hàng
giờ chỉ để nghe bạn nói mà không được lên tiếng một giây nào. Cái quan trọng nhất là
bạn hãy nên học cách lắng nghe trong lúc giao tiếp. Chẳng hạn như đi ký kết hợp đồng,
bạn hãy lắng nghe xem bên đối tác của mình có yêu cầu gì bên phía công ty mình không?
Nếu có, bạn hãy xin phép được ghi chép lại để có sự trao đổi thỏa đáng giữa cả hai bên
Bên cạnh đó, lắng nghe cũng đồng nghĩa với việc bạn phải kiên nhẫn. Đừng ngắt lời họ
khi họ đang trình bày diễn giải vấn đề dù biết họ đang đòi hỏi quá mức. Hãy chờ đợi đến
khi họ nói xong, bạn hãy đưa ra ý kiến của mình. Như thế, vừa thể hiện bạn là người lịch
sự, vừa thể hiện bạn là người kiên nhẫn lắng nghe
Nhiều người khi đi gặp đối tác thường để tâm lý ảnh hưởng đến mình. Họ đã chuẩn bị rất
trôi chảy, đầy đủ những gì cần thiết cho cuộc đàm phán vậy mà khi gặp đối tác thì mọi
chuyện lại không kiểm soát được. Trước khi nói, bạn hãy hít thở thật sâu để động viên
tâm lý cho mình. Tránh đừng nói lan man, dài dòng mà hãy đi thẳng vào vấn đề, nói
chuyện trực tiếp về những vấn đề quan trọng, không lãng phí thời gian của cả hai bên


Khi nói chuyện qua điện thoại ta cần xưng danh và nói ngắn gọn mục đích của cuộc điện
thoại để người nghe nắm bắt được cuộc đối thoại, từ đó tạo tâm lý thoải mái cho cả hai
bên trong cuộc đối thoại
Giọng nói vừa phải, cố gắng sử dụng các từ ngữ, thuật ngữ chuyên môn phù hợp với
người nghe và nội dung cuộc nói chuyện.
7 cách để bạn có giọng nói hay, truyền cảm, gây ấn tượng với người đối diện
1. phát âm rõ ràng, tròn chữ
2. Nhấn mạnh ý muốn bằng ngữ điệu giọng nói
3. tốc độ nói vừa phải, phù hợp nhịp độ câu chuyện
4. trong câu nói có âm điệu trầm bổng, nhấn nhá để tạo thu hút
5. làm chủ âm lượng, không nói quá to cũng đừng lí nhí

6. Phát triển độ rung vang cho giọng nói
7. không sử dụng chất kích thích khiến bạn mất kiểm soát như bia rượu, cafein,…
3. Giao tiếp bằng văn bản, thư từ, email,..
Giao tiếp bằng cách VIẾT sẽ đảm bảo nội dung bạn muốn truyền đạt một cách chính xác,
chính vì vậy nó rất quan trọng để đánh giá khả năng, trình độ và năng lực của bạn.
Trong công việc, bạn cần sử dụng ngôn ngữ văn viết chuẩn mực để viết văn bản, đơn thư
hay email
- Câu văn ngắn gọn, đầy đủ các thành phần và dấu câu ;
- Từ ngữ phù hợp, đúng chính tả. Tuyệt đối không viết tắt, không sử dụng văn nói khi viết
văn bản.
- Luôn có mở đầu (đề cập nội dung chính của văn bản) và kết thúc (tóm tắt phần trình bày
bên trên và chào hỏi)
Khi làm việc ở mỗi môi trường, ví dụ cơ quan nhà nước, công ty nước ngoài hay công ty
Việt nam, bạn cần nắm được các quy định về văn bản để thực hiện đúng.
4. Giao tiếp qua các trang mạng xã hội
Ngày nay, việc kết nối với mọi người hay tổ chức thông qua các mạng xã hội là rất phổ
biến, tuy nhiên có những nguyên tắc mà chúng ta cần biết để tránh những hệ lụy từ việc
hiểu nhầm hay bất cẩn.
Khi số thời gian một người dành cho mạng xã hội tăng dần lên, thì con người càng
nghiêm túc hơn trong việc đánh giá người khác hơn trên mạng xã hội.
Xin nhắc lại: Người ta đang đánh giá bạn qua Facebook/Twitter/Google+.
Nếu bạn chia sẻ những gì hữu ích và tích cực thì nhanh thôi, bạn sẽ dành được thiện
cảm của người khác. Nếu bạn nói về tình yêu cuộc sống, bạn sẽ là người người khác tìm
đến khi có chuyện buồn. Nếu bạn toàn quăng bom chém gió, thì bạn là đồ cà chớn. Nếu
bạn toàn danh ngôn giáo điều trong khi chưa làm được gì ra hồn, thì bạn là đồ dạy đời.
Thông tin rỗng không tốt cho ai cả.
Thời gian của bạn dành cho mạng xã hội sẽ tăng tỷ lệ thuận theo số lượng bạn có.


Theo nhiều nghiên cứu, một người chỉ có thể duy trì khoảng 150 mối quan hệ lâu bền và

gắn bó. Cho nên thay vì hếch mũi vì bạn có 4,000 bè trên Facebook (nhờ kết bạn loạn xà
ngầu), hãy kiêu hãnh nếu bạn giữ liên lạc được với 150 người bạn chân thành.
Mạng xã hội là cách rất dễ để vun đắp những mối quan hệ đã có sẵn.
Một vài cập nhật tự sướng cũng được. Nhưng hãy bảo đảm 90%+ cập nhật của bạn hữu
ích hoặc giải trí cho những người kết nối với bạn. Đó là cách tốt nhất để xây dựng uy tín
và được mọi người quý mến trên mạng
Link, Ảnh, Video là cơ bản khi tạo ra giá trị
Mạng xã hội là cách hoàn hảo để mài giũa giá trị nghệ thuật sử dụng từ ngữ của bạn: ghi
một dòng mô tả ngắn đính kèm theo link, ảnh, video dẫn đến chi tiết cụ thể cho những ai
quan tâm.
Nếu bạn không có thời gian tìm link và chỉ có từ ngữ làm công cụ truyền thông duy nhất,
hãy chia sẻ những câu chữ thực sự trí tuệ. Sự hài hước thông minh vẫn đáng hoan
nghênh hơn những tiếng cười nhạt thếch.

Hãy nhớ rằng chẳng ai sinh ra đã là người giao tiếp giỏi và khéo léo ngay từ đầu.
Để có thể giao tiếp tốt, họ cũng đã từng mắc lỗi. Cái quan trọng đó là họ dám thừa
nhận lỗi của mình, dám sửa sai và dám chịu trách nhiệm. Bạn cũng đừng lo lắng
quá khi bạn chưa có kỹ năng giao tiếp tốt. Mọi thứ đều có thể cải thiện được khi
bạn biết quan sát và thực hành hàng ngày.



×