Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ở tỉnh thừa thiên huế tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.79 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

ĐÀM THỊ HIỀN

ĐẦU TƯ HÌNH THÀNH CƠ CẤU KINH TẾ HIỆN ĐẠI
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số
: 62 31 01 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. NGÔ THẮNG LỢI
2. TS. TRẦN HỒNG QUANG

Phản biện 1: GS.TSKH. Lê Du Phong
...................................................................................................

Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Thanh Sơn


Ban Tổ Chức Trung ương

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện
họp tại Viện Chiến lược phát triển

Vào hồi:

Ngày

tháng

năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Chiến lược phát triển


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
a) Về mặt lý luận
Hiện đại hóa là phương thức để phát triển kinh tế nhanh, bền vững và
đạt tới sự giàu có. Đối với một hệ thống kinh tế, cơ cấu kinh tế là một trong
những thuộc tính của hệ thống đó. Bản chất hiện đại hóa nền kinh tế chính là
xây dựng được cơ cấu kinh tế với những ngành nghề hiện đại. Vì thế, đầu tư
phát triển (ĐTPT) hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại là một nhu cầu cấp bách
đối với Việt Nam nói chung và đối với các tỉnh của nước ta nói riêng. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu vấn đề đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại đối với cấp tỉnh.

b) Về mặt thực tiễn
Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế với
quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh. Song thực tế cho thấy công cuộc
phát triển kinh tế chưa phát huy có hiệu quả những tiềm năng sẵn có của
tỉnh. Theo cách tiếp cận từ phương diện hiện đại hóa thì nguyên nhân chính
của tình trạng này là do cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu đang ở tình trạng
mang nặng dấu ấn truyền thống, việc hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế
hiện đại chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề: “Đầu tư
hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài
nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện
đại. Đề xuất định hướng và giải pháp đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện
đại đối với tỉnh Thừa Thiên Huế.


2
3. Những đóng góp mới của luận án
a) Về mặt lý luận
- Luận án đã làm rõ nội hàm của vấn đề cơ cấu kinh tế hiện đại mà
trong đó biểu hiện cơ bản của nó là tỷ trọng sản phẩm, lĩnh vực sử dụng
công nghệ cao, sản phẩm chủ lực trong tổng GRDP và tỷ trọng sản phẩm có
hàm lượng công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời
chỉ rõ, hiện đại hóa là phương thức phát triển sống còn để thịnh vượng nền
kinh tế tỉnh. Từ đó, chỉ rõ nội dung, bản chất của việc đầu tư hình thành cơ
cấu kinh tế hiện đại. Đó là đầu tư phát triển các lĩnh vực sử dụng công nghệ
cao, phát triển sản phẩm chủ lực, xây dựng kết cấu hạ tầng tiên tiến và đồng
bộ cùng phát triển nhân lực chất lượng cao và đầu tư xây dựng chính sách
phát triển có lợi cho phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững.

- Luận án đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư hình thành cơ cấu kinh
tế hiện đại: Quản lý nhà nước và thể chế kinh tế; Toàn cầu hóa và thị trường;
Đội ngũ doanh nghiệp; Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nhân lực chất lượng
cao; Ảnh hưởng của vùng kinh tế lớn và của cả nước đến đầu tư và sự
phát triển cơ cấu kinh tế của tỉnh
- Luận án xác định 12 chỉ tiêu sử dụng để đánh giá đầu tư hình thành
cơ cấu kinh tế hiện đại.
b) Về mặt thực tiễn
- Chỉ ra 2 nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên
Huế chưa có cơ cấu hiện đại, hiệu quả phát triển thấp. Đó là: (1). Cơ cấu
đầu tư chưa hợp lý, chưa đầu tư cho các lĩnh vực, sản phẩm công nghệ cao
và đầu tư chưa đủ mức để xây dựng kết cấu hạ tầng tiên tiến và đồng bộ;
(2). Quản lý Nhà nước bộc lộ nhiều bất cập, nhất là chưa có biện pháp để
phát triển đội ngũ doanh nghiệp lớn, mạnh.
- Đề xuất 4 giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư hình thành cơ cấu
kinh tế hiện đại, trong đó nhấn mạnh đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng ưu


3
tiên đủ mức cho phát triển lĩnh vực công nghệ cao và sản phẩm chủ lực
mang tính đặc thù của địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại là đối tượng nghiên cứu
chính của luận án.
b) Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cả mặt lý luận và thực tiễn cũng như cả hiện trạng và tương lai
về đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế ngành hiện đại ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Giả thuyết khoa học và khung lý thuyết nghiên cứu
Khi luận án hoàn thành, một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư hình

thành cơ cấu kinh tế hiện đại sẽ được làm tường minh. Nếu không nghiên cứu
thỏa đáng vấn đề đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại sẽ không có cơ sở
khoa học để tỉnh Thừa Thiên Huế đề ra quyết sách đúng đắn về việc hình
thành và phát triển cơ cấu kinh tế hiện đại nhằm phát huy tốt tiềm năng, thế
mạnh, lợi thế so sánh mà tỉnh này có
Để làm rõ được vấn đề đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, tác
giả tiến hành làm rõ những câu hỏi khoa học lớn: (1) Đầu tư hình thành cơ
cấu kinh tế hiện đại là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư hình thành cơ cấu
kinh tế hiện đại ra sao? chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế hiện đại là gì? (2)
Thực trạng đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ở tỉnh Thừa Thiên Huế
như thế nào? Định hướng đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại và biện
pháp đảm bảo đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại trong thời gian tới
là gì? và ai là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với việc này?
6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Tác giả tiếp cận đề tài theo cách thức chủ yếu như: tiếp cận từ lý
thuyết đến thực tiễn, tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô, tiếp cận liên ngành - liên
vùng, tiếp cận từ nguyên nhân đến kết quả và ngược lại.


4
b) Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
phân tích hệ thống, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp dự báo,
phương pháp chuyên gia, phương pháp sơ đồ, bản đồ, biểu đồ, phương pháp
phân tích chính sách, phương pháp so sánh.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án được kết cấu
thành 4 chương. Cụ thể là:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ HÌNH THÀNH
CƠ CẤU KINH TẾ HIỆN ĐẠI
1.1. Tổng quan về cơ cấu của nền kinh tế
Có 12 công trình là tài liệu trong nước đề cập đến vấn đề cơ cấu của
nền kinh tế. Qua đó tác giả đồng tình với quan điểm cho rằng nền kinh tế
được xem là một hệ thống kinh tế mang tính kinh tế - xã hội và cơ cấu là
thuộc tính quan trọng của nó.
- Khi nói tới vận động và phát triển của nền kinh tế, tác giả tổng quan
19 tài liệu trong nước và 2 tài liệu nước ngoài, tác giả đồng tình rằng nền
kinh tế vận động không ngừng, để có được sự phát triển vững chắc, hiệu quả
mọi nền kinh tế cần phải được quản lý cũng như cần được điều khiển.
- Về cơ cấu của nền kinh tế, tác giả tổng quan 42 tài liệu trong nước
và 3 tài liệu nước ngoài đề cập tới vấn đề cơ cấu kinh tế, qua đó vấn đề về
cơ cấu kinh tế và quan hệ giữa đầu tư phát triển với hình thành cơ cấu kinh
tế cũng được nghiên cứu rõ nét hơn.
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác giả tổng quan 15 tài liệu trong
nước và 2 tài liệu nước ngoài, qua đó tác giả đồng tình rằng, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế là việc chuyển nền kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác
với những đặc tính về cơ cấu kinh tế tốt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.


5
1.2. Tổng quan về đầu tư phát triển theo đuổi mục đích hình
thành cơ cấu kinh tế có hiệu quả
Tác giả tổng quan 27 tài liệu trong nước và 4 tài liệu nước ngoài. Trong
đó gồm tổng quan tài liệu về đầu tư phát triển, đầu tư hình thành cơ cấu của
nền kinh tế, quan hệ giữa đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế.
- Về cơ cấu đầu tư phát triển, tác giả tổng quan 26 tài liệu liên quan, qua
đó tác giả rất tâm đắc với cách tư duy của nhiều học giả cho rằng, cơ cấu đầu tư
ảnh hưởng lớn đến hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên các học

giả lại chưa đưa ra cơ cấu đầu tư phải nên thế nào để có nền kinh tế hiện đại.
- Về các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư phát triển hình thành cơ cấu
kinh tế, tác giả tổng quan 21 tài liệu trong nước và 2 tài liệu nước ngoài,
trong đó các tài liệu cũng chỉ rõ rằng: Nhà nước/chính quyền và chính sách
đầu tư, thị trường và toàn cầu hóa ảnh hưởng tới đầu tư phát triển hình
thành cơ cấu kinh tế.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ ĐẦU TƯ HÌNH THÀNH CƠ CẤU KINH TẾ HIỆN ĐẠI
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Nền kinh tế và cơ cấu của nền kinh tế tỉnh
2.1.1.1. Nền kinh tế của tỉnh
Vùng kinh tế - hành chính tỉnh là một thực thể kinh tế - xã hội, nó là
phân hệ cấu thành nên nền kinh tế quốc dân của nước ta. Nền kinh tế cả
nước cũng như nền kinh tế của các tỉnh đều vận động theo quy luật kinh tế
thị trường.
2.1.1.2. Cơ cấu kinh tế hiện đại của tỉnh
Trong luận án này, tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề cơ cấu kinh tế
hiện đại trong bối cảnh Việt Nam và xin trình bày một số điểm then chốt.
Đó là:


6
(1). Hiện đại hóa
Để xem xét vấn đề cơ cấu kinh tế hiện đại, tác giả thấy cần phải làm
rõ vấn đề “hiện đại hóa”.
(2). Cơ cấu kinh tế hiện đại: Nhận thức và quan niệm
Cơ cấu kinh tế hiện đại là một thực thể tất yếu trong thời kỳ kinh tế
công nghiệp, kinh tế tri thức và trong bối cảnh toàn cầu hóa, là hệ quả trực
tiếp của ĐTPT theo hướng hiện đại.
Các biểu hiện cơ bản của cơ cấu kinh tế hiện đại:

- Tỷ trọng của lĩnh vực công nghệ cao và phần còn lại; Tỷ trọng các
sản phẩm chủ lực và phần còn lại; Tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công
nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu.
- Xét theo các biểu hiện cụ thể: Tỷ trọng của khối ngành phi nông
nghiệp đã vượt ngưỡng tiên tiến; Doanh nghiệp có quy mô lớn và sử dụng
công nghệ hiện đại chiếm giữ vai trò chủ yếu trong cơ cấu kinh tế; Lĩnh vực
dịch vụ (tư vấn và phân phối, tiêu thụ sản phẩm) chiếm tỷ trọng lớn trong
nền kinh tế. “Cao và lớn”là biểu hiện quan trọng của cơ cấu kinh tế; Đóng
góp của năng suất lao động vào tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn.
(3). Các giai đoạn phát triển cơ cấu kinh tế hiện đại
Cơ cấu kinh tế hiện đại ở Việt Nam phát triển qua một số giai đoạn
chính là hiện đại thấp, hiện đại trung bình và hiện đại cao. Mỗi mức độ đạt
được cần thời gian nhất định.
2.1.2. Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại
2.1.2.1. Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại
a) Nhận thức về đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại:
Hình thức biểu hiện của cơ cấu kinh tế là tỷ trọng các bộ phận cấu
thành cơ cấu kinh tế. Vì thế, nội dung hay bản chất của cơ cấu kinh tế hiện
đại là quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống kinh tế phải hiện đại.
b) Quan niệm về đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại:
Tác giả xin nhấn mạnh một số điểm:


7
+ Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại là việc đầu tư hình
thành những lĩnh vực chủ lực, những sản phẩm chủ yếu có hàm lượng công
nghệ cao và có năng suất, chất lượng cao, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; đầu tư phát triển nhân lực chất lượng cao.
+ Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại phải là công việc tự
giác, có tính toán, cân nhắc và lựa chọn một cách khoa học, gắn chặt chẽ

với đầu tư bảo vệ môi trường.
2.1.2.2. Hình thái đầu tư phát triển theo quan điểm hiện đại hóa
Hình thái đầu tư phát triển theo quan điểm hiện đại hóa thể hiện ở
hình thái: đầu tư theo chiều sâu, theo lĩnh vực công nghệ cao; xây dựng kết
cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và phát triển nhân lực chất lượng cao.
2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại
Quản lý nhà nước và thể chế kinh tế; Yếu tố toàn cầu hóa và thị
trường; Yếu tố doanh nghiệp; Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nhân lực chất
lượng cao; Ảnh hưởng của vùng kinh tế lớn và của cả nước đến đầu tư và
sự phát triển cơ cấu kinh tế của tỉnh
2.1.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích và đánh giá cơ cấu kinh tế hiện đại
2.1.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế hiện đại
Đối với một tỉnh, nhóm chỉ tiêu này chia làm hai nhóm nhỏ:
a) Các chỉ tiêu chủ yếu
(1). Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao trong tổng GRDP (Tcnc)
Tcnc = (GTGTcnc : GRDP).100 (%)
Trong đó: + GTGTcnc: Giá trị tăng thêm của lĩnh vực (hoặc khối
ngành) công nghệ cao.
+ GRDP: tổng sản phẩm nội địa
(2). Tỷ trọng sản phẩm chủ lực trong nền kinh tế (Tcl)
Tcl = (GRDPspcl : GRDP). 100 (%)
Trong đó: GRDPspcl: Giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu có
hàm lượng công nghệ cao (hay được sản xuất bằng công nghệ cao)


8
GRDP: Tổng sản phẩm quốc nội
Một nền kinh tế khi được coi là có cơ cấu kinh tế hiện đại thì tỷ
trọng các sản phẩm chủ lực phải ở mức cao; càng cao càng tốt và theo tác
giả phải vượt mức khoảng 60 - 70% tổng GRDP của nền kinh tế.

(3). Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất
khẩu (Tx)
Tx = (Xc: X).100 (%)
Trong đó: Xc: Giá trị xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao
X: Tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh
Tx càng lớn càng chứng tỏ nền kinh tế có công nghệ càng cao và
ngược lại.
b) Các chỉ tiêu bổ trợ
(1). Năng suất lao động (Ns). Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất nói
lên hiệu quả phát triển kinh tế nói chung và phát triển cơ cấu kinh tế nói
riêng. Nó được tính bằng biểu thức:
Ns = (GRDP : L)
(triệu đồng)
Trong đó: + L: tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
+ GRDP: Tổng sản phẩm nội địa của nền kinh tế
(2). Tỷ lệ đóng góp của năng suất lao động vào tăng trưởng kinh
tế của tỉnh (Tlđ)
Tlđ = [ 1- (TL : Tgrdp) ]. 100 (%)
Trong đó: TL: Tốc độ tăng số lao động làm việc trong các ngành kinh
tế quốc dân
Tgrdp : Tốc độ tăng GRDP của tỉnh
Tỷ lệ đóng góp của năng suất lao động vào tăng trưởng kinh tế càng
cao chứng tỏ cơ cấu kinh tế càng hiện đại.
(3). Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp trong tổng GRDP (Tpn)
Tpn = (GRDPpn : GRDP).100 (%)
Trong đó: GRDPpn: Giá trị sản phẩm của khối ngành phi nông nghiệp


9
Đây là chỉ tiêu phản ánh một mức độ nào đó về tính hiện đại của cơ

cấu nền kinh tế và tính hiện đại của phân công lao động xã hội.
(4). Tốc độ tăng trưởng GRDP (g)
g
Trong đó: GDPi : GDP của năm thứ i; GDPo: GDP của năm gốc
tính toán.
(5). GRDP/người (Gn). Đây là chỉ tiêu được tính bằng biểu thức:
Gn = GRDP : Ds
Trong đó: GRDP là tổng sản phẩm nội địa của nền kinh tế; Ds: là
dân số của nền kinh tế (cùng năm).
(6). Chỉ số ICOR: Chỉ tiêu này được tính bằng biểu thức:
ICOR = Tđm : ∆GRDP
Trong đó: + Tđm: Tổng vốn đầu tư mới đã thực hiện (tính bằng Việt
Nam đồng, theo giá 2010 hoặc giá hiện hành)
+ ∆GRDP: Phần GRDP gia tăng trong giai đoạn tính toán.
2.1.4.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng cơ cấu
kinh tế hiện đại
Nhóm này có ba chỉ tiêu chính:
(1).Quy mô và cơ cấu đầu tư
(2). Độ mở của nền kinh tế (Đm)
Đm = (X : GRDP).100 (%)
Trong đó: X: giá trị xuất khẩu.
(3). Mức tiêu tốn điện năng để tạo ra 1 đơn vị GRDP (có thể tính
theo USD).
Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy sản lượng điện tiêu thụ chia
cho tổng GRDP tính theo đô la Mỹ hoặc theo đồng Việt Nam.


10
2.2. Cơ sở thực tiễn
- Đối với Việt Nam: Năm 2013 Chính phủ đã quyết định triển khai

đề án tái cơ cấu kinh tế quốc gia (tại Quyết định 339/2012/QĐ-TTg về tái
cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng
nâng cao hiệu quả và bền vững); Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã triển
khai nghiên cứu tái cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; thành phố Hồ Chí Minh triển khai Chương trình tái cơ cấu kinh tế; Hai
tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Phú Thọ nghiên cứu đề án tái cơ cấu kinh tế đến
năm 2020.
- Đối với một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực: vì thiếu
tài liệu nên tác giả luận án chỉ quan sát được một số trường hợp: Trung
Quốc; Trường hợp các quốc gia ASEAN; Trường hợp hai nước Nhật bản và
Hàn Quốc và trường hợp đặc biệt là Đài Loan.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ HÌNH THÀNH CƠ CẤU
KINH TẾ HIỆN ĐẠI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
GIAI ĐOẠN 2006 - 2016
3.1. Tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh trong việc phát triển cơ cấu
kinh tế hiện đại
Thừa Thiên Huế có vị trí địa kinh tế và lịch sử văn hóa vượt trội so
nhiều địa phương Duyên hải miền Trung; đô thị cổ có nhiều giá trị phát
triển hơn hẳn nhiều nơi; tiềm năng phát triển sân bay, cảng biển và phát
triển kinh tế hàng hải cùng công nghiệp cảng.
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển ở tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.1. Quy mô và động thái đầu tư phát triển giai ở đoạn 2006 - 2016
Quy mô vốn đầu tư phát triển chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, chỉ đáp
ứng được khoảng 60 - 65% so với nhu cầu vốn để đầu tư phát triển của tỉnh đã
được tính toán trong Dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến 2020.
Trong 10 năm 2006-2016 tốc độ tăng vốn đầu tư đạt khoảng 12,6%/năm.


11
Bảng 3.2: Vốn đầu tư phát triển cộng dồn theo giai đoạn

trong thời kỳ 2006-2016 (tính theo giá 2010)
Đơn vị: Tỷ đồng
Lĩnh vực
2006 - 2010
2011 - 2016 2006 - 2016
Tổng vốn đầu tư xã hội
54.125
124.258
178.383
- Nông nghiệp
7.956
15.905
23.861
- Công nghiệp
14.397
37.029
51.426
- Dịch vụ và kết cấu hạ tầng
30.772
71.324
103.096
Nguồn: [16] và xử lý của tác giả
3.2.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư phát triển
- Cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực chưa tạo ra sự đổi mới phân
công lao động xã hội để hình thành cơ cấu kinh tế có hiệu quả (đầu tư sản
xuất vật chất chiếm khoảng 42,2% và đầu tư phát triển dịch vụ, kết cấu hạ
tầng chiếm khoảng 57,8%).
- Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực công nghệ cao và phần còn lại chưa tạo
ra nhân tố để hiện đại hóa nền kinh tế.
- Cơ cấu đầu tư theo sản phẩm chủ lực và phần còn lại chưa phát huy

có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh.
- Việc huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển chưa đáp ứng nhu
cầu phát triển.
3.2.3. Hiệu suất đầu tư phát triển
Hiệu suất đầu tư ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua còn
thấp, chỉ số ICOR cao (khoảng 6,8 trung bình thời kỳ 2006 - 2016) và gấp
1,14 lần ICOR của cả nước. Phân tích cả thời kỳ 2006 - 2016 cho thấy,
trong khi tỷ trọng đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ cao chiếm 11,3% so
với tổng đầu tư xã hội thì tỷ trọng giá trị gia tăng của các lĩnh vực công
nghệ cao chỉ chiếm 14,4% GRDP; và trong khi tỷ trọng đầu tư cho phát
triển các sản phẩm chủ lực chiếm khoảng 19,8% thì giá trị gia tăng của các
sản phẩm chủ lực chỉ chiếm khoảng 17,2% tổng GRDP.
3.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đối với đầu tư


12
Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2006-2016 hiệu quả thấp, đầu tư chưa đủ mức và nguyên nhân của
tình trạng này là: Tổng quy mô đầu tư còn ít và mới chỉ đáp ứng được 60%
nhu cầu mà đã được dự án quy hoạch tính toán. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý.
Biểu hiện rõ nhất là đầu tư cho kết cấu hạ tầng quá nhiều (khoảng 50%
tổng đầu tư xã hội); đầu tư cho các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao ít (chỉ
khoảng 11% tổng đầu tư xã hội); tỷ trọng đầu tư cho sản phẩm chủ lực
cũng chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh (chỉ khoảng 1415% tổng đầu tư xã hội); Thu hút FDI cũng chưa được nhiều (chỉ chiếm
khoảng 11% trong tổng vốn đầu tư xã hội).
3.3.Thực trạng phát triển cơ cấu kinh tế xét theo quan điểm hiện đại
3.3.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Thừa Thiên Huế vẫn chưa thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu về quy mô
kinh tế. Theo số liệu thống kê của tỉnh và của cả nước, trong khi dân số chiếm
khoảng 1,3% thì GRDP chỉ chiếm khoảng 1,1% so với cả nước. Nếu so với cả

nước, tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm khoảng 1,3% về dân số và chiếm tới hơn 3%
về khách du lịch. Đồng thời, so với mức trung bình của cả nước thì chỉ bằng
khoảng 89% về GRDP/người, bằng khoảng 86% về năng suất lao động.
3.3.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế xét theo quan điểm hiện đại
- Phân công lao động xã hội có tiến bộ nhưng chậm.
- Cơ cấu kinh tế có tiến bộ nhưng chưa hiện đại: Mức độ hiện đại đạt
được của cơ cấu kinh tế còn ít. Tỷ trọng các lĩnh vực, các sản phẩm có công
nghệ cao còn thấp, chưa tạo ra trụ cột để nền kinh tế bứt tốc và phát triển có
hiệu quả. Tỷ trọng sản phẩm chủ lực cũng đang còn thấp. Tỷ trọng sản
phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu còn ở mức hạn chế. Đóng
góp của năng suất lao động vào tăng trưởng GRDP còn hạn chế
3.3.3. Thực trạng hiệu quả phát triển cơ cấu kinh tế


13
a). Năng suất lao động và GRDP/người đang còn thấp: Năng suất
lao động của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng qua các năm và với tốc độ tăng khá
nhưng cũng chỉ cao hơn mức trung bình cả nước chút ít (bằng khoảng 1,03
lần, vẫn thấp hơn so với của thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và cũng chỉ
ngang với mức của Thanh Hóa).
b). Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế: Các ngành
công nghiệp và dịch vụ đóng góp tới hơn 97% gia tăng GRDP nhưng năng
suất lao động thấp nên chưa tạo ra nhân tố quyết định làm gia tăng giá trị
tăng thêm trong GRDP.
c). Tổng hợp hiệu quả phát triển cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong giai đoạn 2006 - 2016 nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế có
chuyển biến tiến bộ nhưng chậm, thậm chí chậm hơn so với mức tiến bộ
của cả nước. Các chỉ tiêu hiệu quả đều có tăng nhưng chưa tương xứng với
tiềm năng. Tốc độ tăng GRDP đạt mức cao nhất vào năm 2007 (12,58%) và
giảm liên tục từ 2010 đến năm 2016 (năm 2016 chỉ bằng khoảng 90% so

với năm 2007). Trong khi dịch vụ chiếm già nửa GRDP, đóng góp khoảng
50% vào tăng trưởng kinh tế nhưng hoạt động lại chưa có hiệu quả nên dẫn
tới hiệu quả phát triển chung còn hạn chế.
Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu hiệu quả phát triển chủ yếu
Chỉ tiêu
1- Tốc độ tăng trưởng GRDP
2- Năng suất lao động, (giá 2010)
3- GRDP/người (giá 2010)
4- Tỷ lệ thất nghiệp
5- Tỷ lệ nghèo
6- Kwh/1USD GRDP

Đơn vị

2005

2010

2015

2016

%
Tr.đ
Tr.đ
%
%
Kwh

10,52

22,1
9,2
8,7
17,8
1,19

12,49
31,3
17,6
6,6
12,8
1,09

11,99
45,1
31,4
4,9
4,7
0,99

11,34
52,5
44,2
3,8
4,1
0,98

Nguồn: [16] và xử lý của tác giả
3.3.4. Tổng hợp quan hệ giữa đầu tư phát triển và thay đổi cơ cấu kinh tế
theo quan điểm hiện đại



14
Qua việc phân tích số liệu của giai đoạn 2005 - 2016 cho thấy, khi
tăng 1% tỷ trọng vốn đầu tư lĩnh vực công nghệ hiện đại trong tổng vốn đầu
tư xã hội sẽ gia tăng được khoảng 1,13% tỷ trọng giá trị lĩnh vực sản phẩm
sử dụng công nghệ cao trong tổng GRDP.
Bảng 3.17: So sánh cơ cấu đầu tư và thay đổi cơ cấu kinh tế
theo quan điểm hiện đại
Mức tăng
Lĩnh vực so sánh
1. Về đầu tư phát triển
+ Tỷ trọng đầu tư cho phát triển lĩnh vực công
nghệ cao trong tổng vốn đầu tư xã hội, %
+ Tỷ trọng đầu tư cho phát triển sản phẩm chủ
lực trong tổng vốn đầu tư xã hội, %
2. Về cơ cấu kinh tế
+ Tỷ trọng lĩnh vực công nghệ cao trong nền
kinh tế, %
+ Tỷ trọng sản phẩm chủ lực trong nền kinh tế,
%

2005

2016

10,3

15,4


5,1

15,2

20,6

5,4

8,6

14,4

5,8

9,8

17,2

7,4

2016 so
với 2005

Nguồn: [16] và xử lý của tác giả
3.4. Những nguyên nhân (ngoài việc đầu tư) làm cho phát triển cơ cấu
kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2006 - 2016 có hiệu
quả thấp
Bất cập trong việc quản lý nhà nước đối với đầu tư và phát triển cơ
cấu kinh tế: năng lực quản lý của Chính quyền địa phương còn nhiều hạn
chế. Chính sách kinh tế chưa hấp dẫn. Quản lý nhà nước đối với đầu tư

công chưa hiệu quả. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật vừa thiếu vừa kém
chất lượng. Đội ngũ doanh nghiệp còn yếu và chưa đủ sức tạo ra nhân tố
bứt tốc; phối hợp và liên kết giữa các tỉnh còn nhiều hạn chế.


15
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ HÌNH
THÀNH CƠ CẤU KINH TẾ HIỆN ĐẠI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ĐẾN NĂM 2030
4.1. Bối ảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển của tỉnh
Thừa Thiên Huế
Mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội Việt Nam đến 2020 trong “Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia” có ảnh hưởng lớn đến chủ trương
phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sự cạnh tranh gay gắt về thu hút
vốn đầu tư, công nghệ cao, nhân lực trình độ cao, khách du lịch và cạnh
tranh tiêu thụ sản phẩm ở Vùng Duyên hải miền Trung và xu hướng quốc tế
hóa, toàn cầu hóa, cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại ở tỉnh này. Ngoài ra, biến đổi khí hậu trong
thời kỳ 2020 - 2050 cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên
Huế đến 2030 và những năm sau đó.
4.2. Định hướng phát triển cơ cấu kinh tế hiện đại của tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2030.
4.1.1. Định hướng phát triển chung
Tư tưởng xuyên suốt là coi trọng hiện đại hóa. Coi hiện đại hóa là phương
cách phát triển hiệu quả, xanh, bền vững cả trong ngắn, trung và dài hạn.
Bảng 4.3: Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu
1. Dân số

Chỉ tiêu


Đơn vị
1000 người

2. Khách du lịch đến Thừa Thiên Huế

1000 lượt

3. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn
tính toán (2017-2020; 2021-2030)
4. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai
đoạn tính toán (2017-2020; 2021-2030)
5. Tỷ lệ người nghèo vào năm mốc
6. Mức giảm tiêu tốn điện năng để tạo ra 1 đơn
vị GRDP bình quân năm của giai đoạn tính toán

2030
1.410

%

2020
1.36
0
3.79
0
11,0

%

7,5


8,0

%
%

3,8
1,7

1,5
2,5-3,0

8.250
11,5


16
Nguồn: Đề xuất của tác giả
4.1.2. Định hướng phát triển cơ cấu kinh tế hiện đại của tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2030
Hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hiện đại. Đến năm 2030,
tỉnh Thừa Thiên Huế lấy kinh tế biển (cảng, vận tải, công nghiệp), kinh tế
hàng không và du lịch làm ba trụ cột để bứt tốc kinh tế.
Bảng 4.4: Dự báo tỷ trọng các hợp phần trong cơ cấu kinh tế
của tỉnh Thừa Thiên Huế
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Tổng GRDP (tỷ đồng, giá 2010)
- Nông nghiệp
- Phi nông nghiệp

- Sản xuất sản phẩm vật chất
- Sản xuất sản phẩm dịch vụ
- Ngành sử dụng công nghệ cao
- Phần ngành còn lại
- Sản phẩm chủ lực
- Phần còn lại

2016

2020

49.441 62.295
Phương diện 1
7,1
6
92,9
94
Phương diện 2
46,4
42
53,6
58
Phương diện 3
14,4
15,5
85,6
84,5
Phương diện 4
17,2
18,5

82,8
81,5

PA 1
202.270

2030
PA 2*
211.180

PA 3
221.102

4
96

3
97

3
97

40
60

39
61

38
62


18
82

30
70

35
65

22
78

35
65

40
60

Nguồn: [16] và đề xuất của tác giả
Ghi chú: * là phương án chọn
4.1.2.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các giai đoạn thích hợp
Từ năm 2017 đến năm 2030 phải tạo ra sự phát triển có thay đổi
về chất và có bước bứt tốc nhanh hơn dựa trên nền tảng năng suất lao
động cao hơn.
Bảng 4.5: Các giai đoạn phát triển cơ cấu kinh tế
của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030


17


Yêu cầu

Nội
dung cơ
cấu
kinh tế

Tỷ trọng khối ngành
phi nông nghiệp,%
Tỷ trọng ngành công
nghệ cao, %

Sản phẩm chủ lực

Giai đoạn 1
(2017-2020)
Hiện đại hóa chủ
yếu dựa vào công
nghệ nước ngoài
(100%)

90-92

Giai đoạn 2
(2021-2025)
Hiện đại hóa trên
cơ sở dựa vào
công nghệ nước
ngoài (80%) và

bắt đầu dựa vào
công nghệ trong
nước (20%)
95

Giai đoạn 3
(2026-2030)
Hiện đại hóa dựa
vào công nghệ
nước
ngoài
(60%) và dựa
vào công nghệ
trong
nước
(40%)
trên 99

20-25

30-35

45-50

- Sửa chữa tàu
biển; máy móc
và thiết bị xây
dựng, dệt may
- Vận tải biển và
hàng không

- Hải sản nuôi
trồng và đánh bắt
- Du lịch và sản
phẩm văn hóa
- Lúa gạo, cây ăn
quả

- Đóng tàu, sửa
chữa tàu biển
- Sản xuất ôtô
- Máy nâng đỡ
- Vận tải biển,
hàng không và
Lôgistic
- Hải sản nuôi
trồng và đánh bắt
- Du lịch và sản
phẩm văn hóa
- Lúa gạo, cây ăn
quả, rau xanh
chất lượng cao

- Sản xuất hàng
điện tử dân dụng
và công nghiệp
- Sản xuất thiết bị
lãnh
- Sản xuất ôtô
- Máy nâng đỡ
- Vận tải biển,

hàng không và
Lôgistic
- Hải sản nuôi
trồng và đánh bắt
- Công nghiệp
sản xuất sản
phẩm văn hóa
- Du lịch
- Lúa gạo chất
lượng cao, cây ăn
quả, rau xanh
chất lượng cao

Nguồn: Đề xuất của tác giả
4.1.2.2. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu đến năm 2030
a) Định hướng phát triển lĩnh vực dịch vụ
Phát triển du lịch trở thành lĩnh vực kinh tế đột phá; Phát triển mạnh kinh
tế hàng hải và lôgistic; Phát triển dịch vụ hàng không, vận tải hành khách.
b). Định hướng phát triển công nghiệp


18
(1). Ngành công nghiệp cơ khí phục vụ cảng và tận dụng lợi thế
cảng biển và cảng hàng không và coi đây là hướng mũi nhọn của nền
kinh tế tỉnh.
(2). Ngành công nghiệp điện - cơ điện tử: Trong những năm tới tận
dụng lợi thế các khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh và khu kinh tế để tập
trung phát triển mạnh công nghiệp điện - cơ điện tử.
(3). Công nghiệp dệt may và da giầy, nâng cao chất lượng và đa dạng
hoá sản phẩm...

c). Định hướng phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản
Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao
gắn với phát triển du lịch để tạo ra nhiều hơn giá trị kinh tế cho công cuộc
thịnh vượng của tỉnh Thừa Thiên Huế.
d). Định hướng phát triển y tế và đào tạo
- Về y tế: từ 2020 đưa số giường bệnh của bệnh viện Huế lên khoảng
2700 - 3500 giường bệnh. Mở rộng hợp tác quốc tế để có thể thăm khám,
chẩn trị theo chuẩn quốc tế
- Về giáo dục: phát triển giáo dục, đào tạo theo hướng chuyên sâu
dựa vào thế mạnh của Huế, phát huy vai trò một trung tâm đào tạo đại
học, cao đẳng và dạy nghề cho khu vực miền Trung và cung cấp nhân
lực cho cả nước.
e). Định hướng phát triển đô thị và khu kinh tế ven biển.
Phát triển đô thị trung tâm là một trong hướng tạo những lãnh thổ đầu
tàu để lôi kéo sự phát triển kinh tế của tỉnh.
4.2. Định hướng đầu tư để hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại
4.2.1. Tăng cường quy mô vốn đầu tư
Quy mô vốn đầu tư của giai đoạn 2017 - 2030 vào khoảng 415 nghìn tỷ
đồng, gấp khoảng 2,33 lần quy mô vốn đầu tư của giai đoạn 2011-2016 (178
nghìn tỷ đồng), đạt tốc độ tăng trung bình khoảng 9-10% (xem bảng 4.8).
4.2.2. Đổi mới cơ cấu đầu tư theo mục tiêu hiện đại hóa


19
a). Đổi mới đầu tư theo ba khối ngành lĩnh vực truyền thống
Luận án tính toán nhu cầu đầu tư (theo phương pháp thông qua mục tiêu
tăng trưởng GRDP và chỉ số ICOR) cho giai đoạn 2017 - 2030. Tác giả cho
rằng, mỗi năm chỉ số ICOR giảm 0,5-0,7% tiến bộ hơn so với của giai đoạn
2006 - 2016 (4,8 so 6,67) và tính toán nhu cầu vốn đầu tư thông qua việc phân
tích quan hệ tỷ lệ giữa tỷ trọng đầu tư xã hội trên GRDP với tốc độ tăng trưởng

kinh tế đã đựợc dự báo (theo kết quả đã dự báo, tổng GRDP vào năm 2030 của
tỉnh Thừa Thiên Huế vào khoảng 200 - 220 nghìn tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng
kinh tế khoảng 11%/năm).
Bảng 4.8: Dự báo quy mô và cơ cấu vốn đầu tư cho các giai đoạn
theo ngành lĩnh vực
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, %
Lĩnh vực
Tổng nhu cầu
- Nông nghiệp
% so với tổng số
- Công nghiệp và xây dựng
% so với tổng số
- Dịch vụ và kết cấu hạ tầng kỹ thuật
% so với tổng số

2006-2016
178
24
13,5
51
28,6
103
57,9

2017-2030
415
25
6
137
35,0

253
59,0

Nguồn: [16] và đề xuất của tác giả
b). Định hướng đầu tư cho các lĩnh vực trọng điểm để tạo nhân tố
bứt phá
- Đầu tư phát triển lĩnh vực công nghệ cao là hướng ưu tiên đặc biệt.
Đưa tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực sử dụng công nghệ cao từ 16,6% lên
khoảng 27,5%; đồng thời đưa tỷ trọng đầu tư hình thành các sản phẩm chủ
lực từ mức 17,8% lên khoảng 28%. Thừa Thiên Huế nên và cần dành
khoảng 48% tổng đầu tư phát triển để phát triển khu kinh tế và đô thị.
- Đưa tỷ trọng đầu tư cho phát triển nhân lực và khoa học công nghệ từ
mức 6,2% giai đoạn 2011 - 2016 lên khoảng 12% ở giai đoạn 2017 - 2030.
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật vẫn được ưu tiên nhưng
sẽ giảm dần tỷ trọng và vẫn tăng về số tuyệt đối theo phương thức đồng bộ,
hiện đại, thiết thực.
Bảng 4.9: Tổng hợp dự báo cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2017 – 2030


20
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, %
Tổng nhu cầu
a). Chia theo lĩnh vực công nghệ cao
1- Lĩnh vực công nghệ cao
2. Phần còn lại
b). Chia theo lĩnh vực sản phẩm chủ lực
1- Phát triển sản phẩm chủ lực
2. Phần còn lại
c). Chia theo lĩnh vực phát triển
1- Phát triển nhân lực và khoa học công nghệ

2- Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
3- Phát triển sản xuất kinh doanh
d). Chia theo lãnh thổ phát triển
1-Phát triển đô thị và khu kinh tế
2- Phần còn lại

2011 - 2016
178
100,0

2017 - 2030
415
100,0

29,6
148,4

16,6
83,4

93
322

27,5
72,5

31,8
146,2

17,8

82,2

116
299

28
82

11,0
61
106

6,2
34,3
59,5

49
116
250

12
28
60

74
104

40
60


199
216

48
52

Nguồn: [16] và đề xuất của tác giả
c). Đổi mới cơ cấu huy động vốn đầu tư theo hướng đa dạng hóa và
tăng cường vốn đầu tư không phải của nhà nước
Giảm tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước từ 50,7% xuống còn
khoảng 38,5%. Tăng tỷ trọng tư nhân trong nước từ 36,8% lên khoảng 40%;
đồng thời tăng nguồn vốn FDI từ mức 12,5% lên khoảng 21,5%.
Nếu giai đoạn 2006 - 2016 chỉ số tương quan giữa tỷ trọng lĩnh vực
công nghệ cao trong tổng đầu tư xã hội và tỷ trọng lĩnh vực công nghệ cao
trong tổng GRDP là 1: 1,3 thì ở giai đoạn 2017 - 2030 tương ứng là 1: 1,25.
Điều đó nói lên rằng, việc đầu tư để hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại đạt
mức cao hơn rõ rệt ở những năm 2017 - 2030.
Bảng 4.10: Dự báo các nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn 2017 – 2030
Đơn vị: 1000 tỷ đồng, %
Nguồn vốn
Tổng nhu cầu
- Vốn ngân sách nhà nước
- Vốn tư nhân trong nước
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2011-2016
178
100
90,3
50,7

65,6
36,8
22,1
12,5

2017 - 2030
415
100
160
38,5
166
40,0
89
21,5

Nguồn: [16] và đề xuất của tác giả


21
4.3. Biện pháp hỗ trợ để việc đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại
thành công
Đề xuất 4 giải pháp (ngoài biện pháp đầu tư như đã trình bày ở trên) để
nâng cao hiệu quả đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó nhấn
mạnh đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên đủ mức cho phát triển lĩnh vực
công nghệ cao và sản phẩm chủ lực mang tính đặc thù của địa phương.
4.4. Đánh giá khả năng hiệu quả đối với việc hiện đại hóa cơ cấu kinh
tế ở Thừa Thiên Huế đến 2030
Bảng 4.13: Khung căn cứ tính toán các phương án hiệu quả phát triển
Yếu tố xem xét
1. Vốn đầu tư

2. Nhân lực chất lượng cao
3. Ý chí quyết tâm của chính quyền
4. Chính sách ưu đãi thể hiện thiện
chí phát triển
5. Xúc tiến đầu tư
6. Cảng biển, cảng hàng không và
hệ thống đường kết nối
7. Các nhân tố phát triển du lịch

Khả năng 1

Khả năng 2

Đảm bảo 85%
Đáp ứng 90%
Quyết tâm cao
Hấp dẫn

Đảm bảo 100%
Đáp ứng 100%
Quyết tâm rất cao
Rất hấp dẫn

Tốt
Tương đối hoàn chỉnh

Rất tốt
Hoàn chỉnh

Tương đối hoàn thiện

theo đề xuất của tác giả

Hoàn thiện theo
đề xuất của tác giả

Nguồn: Đề xuất của tác giả
Thực hiện thành công khả năng 2 và các giải pháp mà luận án đề xuất
thì dù tính toán sơ bộ cũng đã cho thấy nền kinh tế của Thừa Thiên Huế đã
có bước bứt phá nhờ hiện đại hóa cơ cấu kinh tế trên cơ sở đổi mới định
hướng và cơ cấu đầu tư. Theo các công thức các chỉ tiêu đã trình bày ở
chương 2 và các con số dự báo tác giả đã tính toán các chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả phát triển cơ cấu kinh tế hiện đại. Nhìn chung các chỉ tiêu hiệu quả
đạt được ở mức khá và so với 2016 đã tăng lên đáng kể. GRDP/người gấp
2,2 lần, năng suất lao động gấp 2 lần, độ mở gấp 1,5 lần và tỷ lệ người
nghèo giảm được 6,1%; tỷ lệ thất nghiệp đã đưa về mức thất nghiệp tự
nhiên (mức thất nghiệp mà phát triển cho phép).


22
Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu hiệu quả phát triển cơ cấu kinh tế
hiện đại của tỉnh Thừa Thiên Huế
Chỉ tiêu

Đơn vị

2016

2020

1. Tỷ trọng lĩnh vực công nghệ

cao trong GRDP
2. Tỷ trọng sản phẩm chủ lực
3. Tỷ trọng sản phẩm công nghệ
cao trong giá trị xuất khẩu
4. Năng suất lao động
5. GRDP/người, giá 2010
6. KWh/1 USD GRDP
7. Tỷ lệ thất nghiệp
8. Độ mở của nền kinh tế
9. Tỷ lệ đóng góp của năng suất
lao động vào tăng trưởng GRDP
10. ICOR trung bình 10 năm
(2010-2020 và 2021-2030)

%

14,4

%
%

2030

15,5

PA1
18

PA2
30


17,2
39,1

18,5
45,2

22
60

35
70

Triệu đ
Triệu đ
Kwh
%
%
%

52,5
44,2
0,98
3,8
66,8
78,5

67
50
0,85

3,2
90
89

113
86
0,7
2,5*
100
90

120
95
0,68
1,5*
115
92

Lần

-

6,0

4,8

4,5

Nguồn: [16] và đề xuất của tác giả
Ghi chú:* đây là mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

So sánh sự thay đổi cơ cấu kinh tế hiện đại và sự thay đổi về hiệu quả
phát triển thì thấy các chỉ số đạt được có sự tiến bộ rõ khi thực hiện thành
công định hướng đầu tư theo hướng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại như
tác giả kiến nghị.
Bảng 4.15: So sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế hiện đại
và về hiệu quả phát triển ở tỉnh Thừa Thiên Huế
của hai giai đoạn 2006 - 2016 và 2020 - 2030
Chỉ tiêu
1. Tỷ lệ lĩnh vực công nghệ cao trong cơ cấu GRDP,%
+ Nông nghiệp công nghệ cao
+ Công nghiệp công nghệ cao
+ Dịch vụ công nghệ cao
2. Tỷ trọng sản phẩm chủ lực trong cơ cấu GRDP,%
3. Năng suất lao động, lần
4. KWh/GRDP . KWh

Mức tăng
2016 so
2006
+ 5,3
+ 0,7
+ 1,9
+ 2,7
+ 8,4
3,24
- 0,11

Mức tăng
2030 so
2020

+ 15,6
- 0,5
+ 10,1
+ 6,0
+ 16,5
4,97
- 0,30

Nguồn: [16] và đề xuất của tác giả


23
Mặt khác, nếu so sánh sự thay đổi đầu tư và thay đổi cơ cấu kinh tế
theo quan điểm hiện đại cũng thấy sự thay đổi có tiến bộ rõ. Đầu tư cho lĩnh
vực công nghệ cao và cho phát triển sản phẩm chủ lực cao hơn và gấp
khoảng 1,39 lần nhưng tỷ trọng lĩnh vực công nghệ cao và sản phẩm chủ lực
trong nền kinh tế cao hơn và gấp khoảng 1,81 lần. Đó là mức phản ánh hiệu
quả đầu tư của giai đoạn 2017 - 2030 cao hơn hẳn của giai đoạn 2011 - 2016.
Bảng 4.16: So sánh cơ cấu đầu tư và thay đổi cơ cấu kinh tế
theo quan điểm hiện đại
Lĩnh vực so sánh
1. Về đầu tư phát triển
+ Tỷ trọng đầu tư cho phát triển lĩnh
vực công nghệ cao trong tổng vốn
đầu tư xã hội, %
+ Tỷ trọng đầu tư cho phát triển sản
phẩm chủ lực trong tổng vốn đầu tư
xã hội, %
2. Về cơ cấu kinh tế
+ Tỷ trọng lĩnh vực công nghệ cao

trong nền kinh tế, %
+ Tỷ trọng sản phẩm chủ lực trong
nền kinh tế, %

Mức tăng
2016 so với
2006

Mức tăng
2030 so với
2020

Chênh lệch
hai giai
đoạn, %

5,1

6,8

+ 1,7

5,4

8,1

+ 2,7

5,8


14,5

+ 8,7

7,4

16,5

+ 9,1

Nguồn: [16] và đề xuất của tác giả
Dù tính toán sơ bộ nhưng các chỉ số so sánh giữa hai giai đoạn cũng
cho thấy đầu tư ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2017 - 2030 có hiệu
quả hơn nhờ việc hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Nếu trong giai đoạn
2011 - 2016 cứ tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao 1%
trong tổng vốn đầu tư xã hội thì gia tăng được 1,13% tỷ trọng giá trị lĩnh
vực sản phẩm sử dụng công nghệ cao trong tổng GRDP; nhưng trong giai
đoạn 2017 - 2030 khi tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao
1% trong tổng đầu tư xã hội thì gia tăng được khoảng 1,5% tỷ trọng giá trị
sản phẩm công nghệ cao trong tổng GRDP của tỉnh.
KẾT LUẬN


×