Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích Bức tranh Việt Bắc Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.29 KB, 4 trang )

ĐỀ: PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ SAU:
“Mình về mình có nhớ ta
… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.
BÀI LÀM
Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca
kháng chiến chống Pháp. Có thể coi Việt Bắc là một khúc tình ca trữ tình sâu lắng và
cũng là một khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Ở đó, kỉ niệm
về Việt Bắc hiện lên qua nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng, đồng thời con người và
thiên nhiên luôn có mối giao hòa, gắn kết: mỗi cảnh vật hiện lên đều thấp thoáng hình
ảnh con người Việt Bắc sâu nặng nghĩa tình, đặc biệt là đoạn thơ sau- đoạn thơ thể hiện
rõ nét sự tài hoa của Tố Hữu trong nghệ thuật khắc họa hình ảnh thiên nhiên và con người
đan cài và hòa hợp:
“Mình về mình có nhớ ta
… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.
Có người từng cho rằng: “Thơ là nhạc, thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm
khắc theo một cách riêng”. Chính vì thế, “thi trung hữu họa” là một đặc trưng của thi ca.
Cái tài năng của người nghệ sĩ chân chính là phải làm sao qua từng lời, từng chữ, những
cảnh sắc thiên nhiên như được hiện lên sinh động và cụ thể trước mắt người đọc. Và đoạn
thơ trên đã thể hiên được tài năng ấy của Tố Hữu: thiên nhiên và con người Việt Bắc hiện
lên với đầy đủ vẻ đẹp. Vì thế, đoạn thơ được xem là “bức tranh tứ bình” của thiên nhiên
và con người Việt Bắc cũng không có gì là khó hiểu.
Nếu bài thơ được mở đầu bằng lời nhắc nhở, ướm hỏi của người ở lại “Mình về,
mình có nhớ ta” thì đến đây người ra đi đã bồi hồi hô ứng “Ta về, ta nhớ những hoa
cùng người”. Với mười lăm năm gắn bó, người cán bộ cách mạng không chỉ có tình yêu
với con người Việt Bắc đậm tình đậm nghĩa mà hơn thế, người cán bộ còn có tình cảm
đối với từng cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc và coi Việt Bắc như là quê hương thân thiết
của mình.
Như Chế Lan Viên trrong “Tiếng hát con tàu” đã khẳng định tình cảm của mình
đối với đất Tây Bắc:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn.”


Khi con người đã có một khoảng thời gian gắn bó với một nơi chốn nào đó, chắc
hẳn nơi ấy cũng phần nào chất chứa cả một quãng đời, cả một phần kỉ niệm. Chính vì thế,
Tên: Dương Thị Thanh Thúy 11V
LUYỆN TẬP “VIỆT BẮC”

Page 1


Chế Lan Viên đã yêu mến Tây Bắc-nơi mình từng gắn bó- như một phần “tâm hồn” như
thế. Vậy hơn mười lăm năm “thiết tha mặn nồng ấy”, liệu người cán bộ cách mạng có
xem Việt Bắc như một phần tâm hồn của chính mình hay không?
Thật vậy, trong tâm tưởng của người cán bộ, những nỗi nhớ, những kỉ niệm chập
chờn ấy luôn là sự hòa quyện hài hòa giữa người và cảnh. Bởi lẽ người đi luôn giữ cho
mình hình ảnh “những hoa cùng người”, hai hình ảnh đồng hiện và soi chiếu vào nhau.
Hoa là thứ đẹp nhất của thiên nhiên, còn người lại là “hoa của đất”. Hình ảnh thơ như
phần nào thâu tóm nội dung tư tưởng của toàn đoạn thơ, đó là sự đan cài giữa con người
và thiên nhiên Việt Bắc trong nỗi nhớ khôn nguôi của người cán bộ cách mạng nặng
nghĩa đâm tình.
Bức tranh tứ bình của bốn mùa ở Việt Bắc được vẽ nên bằng một kết cấu độc đáo,
cứ một câu lục tả thiên nhiên thì một câu bát tả người. Trong một chỉnh thể nghệ thuật,
nhất là thơ, người và cảnh nhị vị mà nhất thể. Người san tình vào cảnh, còn cảnh làm nền
cho cái tình bộc bạch. Vì vậy, con người Việt Bắc sẽ không toát lên vẻ đẹp ấy nếu không
có cảnh thiên nhiên, đồng thời thiên nhiên Việt Bắc cũng không thể đi vào trang thơ nếu
không có hình ảnh con người nặng tình cách mạng. Chính vì thế mà bức tranh tứ bình của
Tố Hữu luôn có sự đan cài giữa người và cảnh, thiên nhiên làm nền để bức chân dung
phát thảo về con người hiện lên bình dị và gần gũi hơn.
Nếu nỗi nhớ thổi hồn vào hình ảnh thơ thì hình ảnh thơ sẽ làm cho nỗi nhớ ấy có
khối có hình. Bức tranh tứ bình được gợi lên từ nỗi nhớ bằng cách “thị giác hóa”. Từng
nỗi nhớ của người cán bộ hiện lên cụ thể qua hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc.
Mở đầu cho bức tranh tứ bình tứ quý về “hoa và người” của bốn mùa ở Việt Bắc là

khung cảnh mùa đông của một miền quê bình yên và lặng lẽ:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng.”
Vậy tại sao Tố Hữu lại dùng hình ảnh mùa đông để mở đầu cho bức tứ bình mà
không phải một mùa nào khác? Thật vậy, chặng đường thơ của Tố Hữu luôn song hành
với chặng đường cách mạng. Thời điểm các cán bộ cách mạng rời Việt Bắc là vào mùa
đông. Chính vì thế mà Tố Hữu dùng hình ảnh mùa đông cũng như là để nhắc nhớ và
khẳng định rằng: nỗi niềm của buổi chia tay trong mùa đông ấy luôn tồn tai và thường
trực, không thể nào nguôi trong tâm tưởng người cán bộ.
Gam màu chủ yếu của bức tranh này là màu xanh mênh mông của núi rừng bạt
ngàn, nhưng cũng gợi sự tĩnh lặng, có cả sự lặng vắng, hiu hắt. Trên cái nền xanh ấy lại
điểm thêm màu đỏ của hoa chuối rừng như những bó đuốc bập bùng. Hai từ “đỏ tươi”
làm rực sáng cả một góc rừng, cùng với những tia nắng ở câu thứ hai làm cho bức tranh
có phần trở nên ấm áp, sống động hơn. Trên cái nền cảnh ấy, con người xuất hiện “Đèo
cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Người đứng trên đỉnh đèo cao, ánh nắng chiếu vào lưỡi
Tên: Dương Thị Thanh Thúy 11V
LUYỆN TẬP “VIỆT BẮC”

Page 2


dao trên thắt lưng lóe sáng, gợi tư thế vững chắc, tự tin của những người đi rừng, đi rẫy,
làm chủ núi rừng.
Đến bức tranh thứ hai, nền màu xanh trầm tĩnh ấy đã nhường chỗ cho nền trắng
của hoa mơ:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”
Bức tranh thật thơ mộng với sắc trắng của hoa mơ. Hai chữ “trắng rừng” làm bừng
sáng cả cánh rừng. Sắc trắng thanh khiết của loài hoa đặc trưng của núi rừng Việt Bắc
này có sức ám ảnh hồn thơ Thố Hữu. Về sau trong “Theo chân Bác”, Tố Hữu đã viết:

“Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về. Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.”
Trên cái nền trong trẻo, tinh khôi ấy, con người hiện lên với công việc thầm lặng
“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”. Hai chữ “chuốt từng” gợi ra cái dáng điệu
khoan thai, cần mẫn, tỉ mỉ, cẩn trọng và tài hoa của con người lao động.
Nếu như trong hai bức tranh trên, chúng ta chỉ thấy tác giả vẽ bằng đường nét,
màu sắc, ánh sáng, thì đến bức tranh thứ ba ta còn nghe thấy được cả âm thanh:
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Không khí cả khu rừng trở nên xao động hơn bởi tiếng nhạc ve. Câu thơ “Ve kêu
rừng phách đổ vàng” như một phản ứng dây chuyền: ve kêu giục giã gọi hè đến làm cho
cả rừng phách nhất loạt đổ vàng hay tiếng ve vàng rực như bát màu sóng sánh đổ loang
cả rừng phách? Thật khó tách bạch. Chữ “đổ” thật tinh tế, nó diến tả được sự chuyển đổi
ào ạt của sắc vàng, vừa diễn tả được sự mau lẹ trong sự biến đổi màu sắc. Gam màu của
Việt Bắc đã thay đổi hẳn, đến đây sắc trắng đã nhường chỗ cho sắc vàng, một lần nữa ta
lại thấy con người xuất hiện trên nền bức tranh ấy. Đó là “cô em gái hái măng một mình”,
đó là hình ảnh của người lao động cần mẫn và chăm chỉ. Hình ảnh người thiếu nữ ấy đã
toát lên điệu bộ của người lao động chịu khó hay làm.
Bức tranh tứ bình kết thúc bằng cảnh đêm trăng thu ở chiến khu Việt Bắc thật mơ
mộng và lãng mạn:
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Tên: Dương Thị Thanh Thúy 11V
LUYỆN TẬP “VIỆT BẮC”

Page 3



Bức tranh này được vẽ nên bằng thứ ánh sáng thật êm dịu- ánh trang rọi xuyên qua
cành cây kẽ lá tạo nên một khung cảnh huyền ảo. Còn đêm trăng nào đẹp tròn, sáng trong
hơn đêm trăng của mùa thu? Hình ảnh này gợi ta nhớ đến câu thơ của Hồ Chí Minh cũng
viết về một đem trăng ở chiến khu Việt Bắc:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thu, bóng lồng hoa.”
Khung cảnh huyền dịu thích hợp cho những cuộc giao duyên tình tứ. Cho nên
cảnh cuối phải là “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. Đại từ phiếm chỉ “ai” là cách nói
vừa bóng gió xa xôi, vừa thân mật và gần gũi biết bao. “Ai” ở đây chẳng phải là những
người đã từng cùng người cán bộ cách mạng hát hò những đêm hội giao duyên đấy sao?
Bốn bức tranh, bốn cảnh sắc, bốn dáng điệu. Nhà thơ đã thâu tóm tất cả những gì
đặc trưng nhất của quê hương cách mạng, tất cả hiện lên trong điệp khúc nhớ thương.
Những chữ “nhớ” đứng ở đầu câu tạo nên một âm hưởng mặn mà, da diết của một nỗi
nhớ nồng nàn sâu lắng. Trong nỗi nhớ ấy, cảnh sống bình dị của đồng bào miền núi được
nhà thơ gợi nhớ bằng những tình cảm thật chân thành. Chính những con người với những
công việc tưởng chừng như nhỏ bé, bình dị ấy lại đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại
của cuộc kháng chiến.
Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu, đồng thời tiêu biểu cho một trong
những đặc trưng của thi ca, đó là “thi trung hữu họa”. Một Việt Bắc trong hoài niệm hiện
lên với bức tranh tứ bình đan cài với con người lao động. Cách ngắt nhịp cân xứng, hài
hòa, dễ thuộc dễ nhớ, giọng điệu trữ tình thiết tha êm ái như lời ru đã tạo nên một thế giới
của kỉ niệm và nghĩa tình sâu sắc thủy chung.

Tên: Dương Thị Thanh Thúy 11V
LUYỆN TẬP “VIỆT BẮC”

Page 4




×