Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nỗi nhớ trong Sóng và Việt Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.64 KB, 6 trang )

ĐỀ: Cảm nhận hai đoạn thơ sau:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.”
(Việt Bắc-Tố Hữu)

“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.”
(Sóng-Xuân Quỳnh)
BÀI LÀM
Nếu nói Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng thì cũng có thể nói
Xuân Quỳnh chính là cây bút của thơ ca tình yêu. Với hai phong cách khác nhau, một Tố
Hữu thiết tha ân tình cách mạng, truyền thống trong hình thức sáng tác và một Xuân
Quỳnh hiện đại, giàu lòng trắc ẩn và thao thiết hạnh phúc đời thường, song cả hai nhà thơ
lại luôn có một điểm chung, đó chính là những cảm xúc mãnh liệt gửi vào tác phẩm và để
lại dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc. “Việt Bắc” của Tố Hữu và “Sóng” của Xuân
Quỳnh cũng là những tác phẩm như thế. Chính điều đó đã tạo nên sức sống của bài thơ và
thể hiện rõ nét phong cách sáng tác của tác giả. Đặc biệt là ở hai đoạn thơ:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.”
(Việt Bắc-Tố Hữu)

“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.”


(Sóng-Xuân Quỳnh)


Thật vậy, cảm xúc chủ đạo trong “Việt Bắc” của Tố Hữu là nỗi nhớ. Từng
câu, từng chữ đều thấm đượm nghĩa tình cách mạng, tha thiết tình cảm của người cán bộ
cách mạng và người dân Việt Bắc. Song đoạn thơ, ngoài thống nhất trong cảm xúc nhớ,
lại có điểm khác biệt. Đó là một lời hứa hẹn, một lời tâm tình và khẳng định sự thủy
chung. Bài thơ viết trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt quan trọng, trong thời khắc người
cán bộ phải rời xa căn cứ địa cách mạng sau “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”.
Chính vì vậy, bốn câu thơ ấy đã vang lên như một lời thề, một lời nhắc nhớ có ý nghĩa
đối với cả người đi và người ở lại. Điều này khiến cho bốn câu thơ có ý nghĩa, thể hiện
đậm nét chủ đề và cảm xúc cả bài thơ.
Là nhà thơ có nghệ thuật viết đậm đà tính dân tộc, nhà thơ Tố Hữu đã thật
khéo léo và tinh tế trong việc thể hiện sự thủy chung son sắt của người đi và người ở qua
thể thơ lục bát mượt mà, cách sử dụng đại từ mình – ta và trong giọng điệu tâm tình, thủ
thỉ. Cặp đại từ mình – ta được sử dụng hết sức linh hoạt “Ta với mình,mình với ta” hay
“Mình đi, mình lại nhớ mình” đã phần nào thể hiện rõ nét hơn sự hòa hợp, gắn kết và tình
cảm thủy chung giữa người cán bộ và người dân Việt Bắc. “Ta” với “mình” tuy hai là
một, tuy một mà hai. Trải qua những gian khổ của cuộc kháng chiến, “ta” với “mình” đã
cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, mọi cảnh vật đều trở thành kỉ niệm, thành một phần kí ức. Vì
vậy, “ta” với “mình” tuy phải chia tay nhưng ân tình ấy không thể quên được. Người cán
bộ cách mạng trở về xuôi nhưng tấm lòng ấy vẫn luôn “sau trước mặn mà đinh ninh”
không bao giờ thay đổi. Thể thơ lục bát, giọng ngọt ngào sâu lắng cũng có vai trò đặc biệt
trong việc thể hiện sự thủy chung đó.Với cách ngắt nhịp đều đặn, uyển chuyển, mượt mà
cùng giọng điệu tâm tình, ta thấy rõ hơn cảm xúc chân thành trong lời hứa hẹn, rằng lời
hứa ấy chính đang xuất phát tự đáy lòng, là sự thủy chung son sắt mà người cán bộ muốn
giải bày trước khi phải trở về xuôi, chia tay người dân Việt Bắc. Người ra đi không chọn
cách nói vòng kín đáo mà đáp trực tiếp vào lời hỏi của người ở lại mình đi có nhớ, mình
về còn nhớ để tạo niềm tin vững vàng cho người ở lại. Để người ra đi trả lời nhiều hơn và
bộc lộ trực tiếp tình cảm, bút thơ của Tố Hữu quả là tinh tế và sâu sắc.

Hơn nữa, đoạn thơ còn mang vẻ đẹp đặc sắc bởi cách nhà thơ sử dụng từ
láy tuy giản dị mà giàu sức biểu cảm:
“Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”
Câu thơ tuy là lời nhắn nhủ của người ra đi với người ở lại nhưng những
từ ngữ “sau trước”, “mặn mà”, “đinh ninh” đã góp phần làm cho câu thơ nghe giống như
một lời thề của đôi lứa yêu nhau.. Đặc biệt, câu thơ còn gợi cho chúng ta nhớ đến những
câu Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong đêm thề nguyền dưới ánh trăng vành vạnh,
Kiều với Kim Trong đã nguyện thủy chung với lời thề “Đinh ninh hai miệng một lời song
song”. Thì đến đây, người cán bộ và nhân dân nơi căn cứ cũng thể hiện sự thủy chung ấy
qua hai từ “đinh ninh”. Hai từ ấy tuy giản dị nhưng nó giúp cho câu thơ trở thành một sự


khẳng định chắc chắn, rằng tình cảm của “ta” với “mình” luôn thủy chung mặn mà trước
sau vẫn không thể đổi thay.
Bên cạnh đó, đoạn thơ còn được nhìn nhận đẹp hơn, toàn diện hơn qua
việc khám phá ra cách sử dụng những hình ảnh đã trở thành quy củ và cách nói so sánh
“bao nhiêu…bấy nhiêu” mà có lẽ nhà thơ Tố Hữu đã tiếp thu ấy từ ca dao dân caViệt
Nam và những hình ảnh đã trở thành quy củ. Trong tiềm thức của người Việt Nam “nước
trong nguồn” là dòng nước không bao giờ vơi cạn, chảy bất tận. Điều này chứng tỏ ân
tình sâu đậm trong lòng người ra đi.. Hơn nữa, giống như cách nhấn mạnh nỗi buồn trong
bài ca dao xưa:
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu .
Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu…”
cặp từ hô ứng “bao nhiêu…bấy nhiêu” trong đoạn thơ đã nhấn mạnh nghĩa tình thủy
chung thắm thiết giữa người đi kẻ ở. Vì vậy không thể phủ nhận rằng câu thơ đã trở nên
sâu sắc hơn khi tác giả sử dụng cặp từ so sánh tăng tiến “bao nhiêu,…bấy nhiêu” này. Đó
là sự so sánh giữa một cái vô tận với một cái bất tận, cụ thể là với hình ảnh “nước trong
nguồn” không bao giờ vơi cạn. Từ đó có thể suy ra rằng tình cảm giữa người cán bộ với

người dân là một mực thủy chung. Phép im lặng - dấu(…) ở cuối câu thơ đã tài tình nói
lên được nhiều điều về nghĩa tình ấy. Đong đầy trong câu thơ là nghĩa tình không thể nói
hết bằng lời.
Đoạn thơ ngắn gọn mà chứa đựng được cả nội dung tư tưởng tình cảm
chính và nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bài thơ. Nó đã khẳng định nghĩa tình cách
mạng thủy chung son sắt của người ra đi với người ở lại. Đây cũng chính là nội dung tư
tưởng chính của bài thơ, là thông điệp tác giả muốn gửi tới bạn đọc, cũng là truyền thống
đạo lí tốt đẹp của dân tộc trong bất cứ hoàn cảnh nào, đó là coi trọng lối sống ân nghĩa
thủy chung. Đồng thời bốn câu thơ còn đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Đoạn thơ đẹp bởi
nó mang vẻ đẹp giản dị, đậm đà phong vị ca dao dân ca ở cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh,
cách nói, lối nói quen thuộc trong ca dao,..
Nếu đoạn thơ trong “Việt Bắc”- Tố Hữu đề cập đến tình cảm cách mạng
thủy chung son sắt thì đoạn thơ trong “Sóng”-Xuân Quỳnh lại nhấn mạnh đến sự thủy
chung trong tình yêu đôi lứa, cụ thể là tiếng lòng của người phụ nữ hết mình trong tình
yêu.
Thông qua hình tượng “em”, Xuân Quỳnh đã thể hiện được vẻ đẹp tâm
hồn mang tính truyền thống của người phụ nữ. Sự thủy chung trong tình yêu là thường
trực nhưng khi cách xa, khăn khó thì điều đó lại được bộc lộ mãnh liệt hơn. Trong tình
yêu, khoảng cách địa lí xa xôi đến nhường nào thì “em” vẫn một lòng hướng về anh. Tấm
lòng của “em” dù thế nào cũng không hề thay đổi.
Thật vây, đoạn thơ nổi bật lên cách sử dụng từ ngữ đặc sắc:


“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ”
Điệp từ “dẫu”, điệp cấu trúc “dẫu…cũng…” cùng với những từ ngữ khác đã
tạo cho những câu thơ giọng điệu nhấn mạnh, khẳng định giống như một lời thề đinh
ninh chắc chắn, góp phần bộc lộ tình cảm thủy chung son sắt trong tình yêu của “em”. Nó
nhấn mạnh một giả định rằng, dù ở đâu, dù trong hoàn cảnh, thời gian nào, “em” cũng

mãi hướng về anh như một chân lí, một quy luật bất biến dẫu cuộc đời vạn biến. Khó
khăn không làm “em” chùn bước mà còn giúp “em” khẳng định mạnh mẽ tấm lòng chung
thủy của mình.
Đặc biệt, trong đoạn thơ đã sử dụng một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, đó là
cách nói ngược:” xuôi về phương bắc”, “ngược về phương nam”. Điều này đặt cho người
đọc những suy tưởng khác nhau. Có người hiểu đây trước hết là cách lạ hóa ngôn từ gây
ấn tượng, gây chú ý. Người khác lại hiểu phải chăng nhà thơ muốn khẳng định tình yêu
có thể đổi ngược thành thuận. Nhưng chung qui lại thì hai cách hiểu cũng sẽ hướng bạn
đọc đến cùng một ý nghĩa. Hai chữ xuôi, ngược cùng cách nói thấp thỏm như đang dự
cảm về những bất trắc trong cuộc đời. Nhưng quan trọng hơn, dù có trắc trở, dù bất trắc,
dù thế nào đi chăng nữa em cũng chỉ hướng về một phương duy nhất: “hướng về anh một
phương”. Cuộc đời có quy luật riêng không thể xoay chuyển, trời đất có bốn mùa xuân hạ - thu - đông, vạn vật có bốn hướng đông - tây - nam - bắc nhưng với người phụ nữ
đang yêu chỉ có một “phương anh” duy nhất. “Một phương” là phương duy nhất, phương
có anh. Vì vậy, “phương anh” không còn đơn thuần chỉ là không gian địa lí mà đã trở
thành phương tình yêu. Đó là nơi hướng về của trái tim người phụ nữ đang yêu nồng nàn.
Nơi nào có anh thì “em” hướng tới dù khoảng cách có xa vời vợi, dù xuôi về phương bắc,
dù ngược về phương nam. Sức mạnh của tình yêu sẽ giúp “em” giữ trọn tấm lòng thủy
chung mà vượt qua tất cả.
Với thể ngũ ngôn, cách ngắt nhịp linh hoạt, chỉ với bốn câu thơ mà đã có ba
cách ngắt nhịp khác nhau, kết hợp với những từ ngữ, hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật sáng
tạo, nhà thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện được nét hiện đại của một nhà thơ trưởng thành
trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tất cả điều này đã giúp cho việc thể hiện sự thủy
chung trong tình yêu một cách linh hoạt, sinh động hơn. Dù có trắc trở, băn khoăn, khó
khăn vời vợi thì “em” vẫn hướng về anh, giữ trọn tấm lòng chung thủy trước sau không
đổi.
Nhân vật trữ tình không mượn hình tượng sóng mà xuất hiện trực tiếp trên
câu thơ. Cả từ ngữ và giọng điệu đều hướng vào làm nổi bật tình cảm thủy chung son sắt.
Như vậy, khổ thơ này đã cho ta thấy một tình yêu đẹp “em” dành cho anh và cả một tâm
hồn đẹp, truyền thống của người phụ nữ. Tình yêu đẹp bởi đó là tình yêu thủy chung son
sắt duy nhất. Chẳng dại gì “em” ước nó bằng vàng xa xỉ và phù phiếm, “em” cũng không

mong nó giống mặt trời chói lóa không chạm đến, không thể nhìn lâu. Đối với Xuân


Quỳnh, đối với “em”, trái tim người phụ nữ chỉ là trái tim “máu thịt đời thường ai chẳng
có” (Tự hát),vì vậy nó luôn khao khát và chan chứa một tình yêu thủy chung, gắn bó tới
mức cái chết cũng không thể chia cắt nổi.
Tóm lại, cả hai đoạn thơ trong “Việt Bắc” và “Sóng” đều có nét tương đồng
lẫn khác biệt. Điểm giống nhau dễ thấy nhất đó chính là nội dung tư tưởng sâu sắc. Hai
đoạn thơ đều rung động lòng người bởi tình cảm đẹp, bởi truyền thống đạo lí quý báu có
tự ngàn đời: thủy chung son sắt không hề đổi thay. Về hình thức nghệ thuật, ngôn từ
trong hai đoạn thơ đều giản dị mà giàu giá trị nghệ thuật. Giọng thơ trữ tình tha thiết đầy
tình cảm góp phần khẳng định tình cảm thủy chung một cách mạnh mẽ, chắc chắn đinh
ninh như một lời thề. Nhưng bên cạnh đó, hai đoạn thơ cũng có nhiều điểm khác biệt, tạo
nên sự độc đáo riêng. Tình cảm trong đoạn thơ Việt Bắc là tình cảm lớn lao, tình cảm
cách mạng, tình cảm chính trị. Nỗi nhớ ấy, ân tình thủy chung ấy gắn liền với cuộc chia
ly của người cán bộ cách mạng rời căn cứ địa kháng chiến để trở về thủ đô. Chủ thể nhắc
nhớ, không thể quên là những con người kháng chiến với những kỉ niệm với quê hương
Việt Bắc, đồng bào Việt bắc ân tình đùm bọc, cưu mang trong suốt những tháng ngày
gian khổ của cuộc kháng chiến. Còn tình cảm trong “Sóng” là tình yêu đôi lứa, cảm xúc
của chủ thể trữ tình “em”, một phụ nữ đang yêu vừa gián tiếp, vừa trực tiếp. Sắc thái của
nỗi nhớ trong đoạn thơ chỉ duy nhất hướng về một nơi ở phương anh một cách chung
thủy, sắt son. Đoạn thơ trong “Việt Bắc” sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc. Vẻ đẹp
trong đoạn thơ này gắn với ca dao. Giọng điệu ngọt ngào như một khúc trữ tình sâu lắng,
da diết. Còn “Sóng” thì khác, đó là cảm xúc mãnh liệt, nồng nàn. Đoạn thơ sử dụng thể
thơ năm chữ, thể thơ và nhịp điệu thơ linh hoạt đã gợi hình hài và nhịp điệu bất tận vào ra
của những cảm xúc khi yêu. Nhờ vậy, nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu được thể hiện
chân thành, nữ tính, duyên dáng mà không kém phần mãnh liệt, sâu sắc.
Sự khác biệt trong cách thể hiện hai đoạn thơ, xét cho cùng, cũng không
có gì là khó hiểu. Bởi lẽ phong cách của hai nhà thơ là khác nhau cũng như hoàn cảnh ra
đời của hai tác phẩm là không giống nhau. Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ trưởng thành trong

thời kì kháng chiến chống Mĩ. “Sóng” ra đời là để bày tỏ tấm lòng khi yêu của người phụ
nữ, vừa dạt dào cảm xúc lại vừa sôi nổi trẻ trung. Còn Tố Hữu lại là nhà thơ cách mạng,
được giác ngộ lí tưởng cách mạng và dùng ngòi bút phục vụ, cổ vũ kháng chiến. “Việt
Bắc” ra đời khi nhà thơ phải chia tay người dân Việt Bắc để trở về xuôi. Mục đích và cảm
xúc của hai nhà thơ có nhiều điểm khác nhau nên giọng điệu thơ cũng khác nhau và cách
thể hiện lại càng không thể giống nhau được.
Sự đóng góp của “Việt Bắc” và “Sóng” đối với văn học Việt Nam là rất
lớn và cũng thật độc đáo. Từ hai nỗi nhớ được thể hiện trong đoạn thơ, người đọc không
chỉ cảm nhận được nột đặc sắc của hai giọng điệu thơ, của hai phong cách nghệ thuật thơ
mà còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam yêu thương đằm thắm, dịu dàng
mà mãnh liệt, tình nghĩa son sắt, thủy chung.




×