Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài 3 Giới thiệu máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 12 trang )

CHỦ ĐỀ:
GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
TIN HỌC - LỚP 10
Số tiết thực hiện: 03 ( Làm tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết các bộ phận của máy tính
- Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính;
- Biết máy tính làm việc theo nguyên lí J.Von Neumann.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
- Biết các chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính
- Biết được các bộ phận để có thể cấu thành nên một máy tính.
3. Thái độ
- Học sinh yêu thích, tìm tòi khám phá về máy vi tính.
- Có thái độ nghiêm túc, cẩn thẩn khi làm việc với các thiết điện.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Tự giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, thảo luận lựa chọn giải pháp
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn.
- Năng lực làm việc cộng tác
- Năng lực trình bày thông tin
5. Sản phẩm đạt được:
- Biết được sơ đồ cấu trúc của một máy tính
- Biết được các bộ phận của máy vi tính
- Phân biệt được các chức năng của từng bộ phận
- Biết được nguyên lý hoạt động của máy vi tính.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Mẫu vật các thành phần của máy vi tính: Mainboard,
CPU, HDD, Ram, CDRom,…. SGK, máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh



1


- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV
như chuẩn bị tài liệu, TBDH …
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến các bộ phận của máy tính.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HĐ1. Kiểm tra miệng
(1) Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài học về Thông tin và dữ liệu
(2) Phương pháp/ Kỹ thuật: Đàm thoại, vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh hiểu được thông tin và các loại dữ liệu trong máy tính.
Nội dung hoạt động
HĐ 1: Công ty du lịch giới thiệu các tour du lịch cho học sinh trường
Nguyễn Chí Thanh lựa chọn tham quan. Các Công ty này đã gởi những quảng cáo
hấp dẫn về các tour mà công ty mình tổ chức để các em lựa chọn. Em hãy chỉ ra
trong các quảng cáo đó có những loại thông tin nào? Theo em, máy tính có thể trực
tiếp xử lý được các thông tin đó hay không? Nếu không thì phải như thế nào?
GV: chia nhóm và giao nhiệm học tập
 Nhóm 1: Tìm hiểu xem để quảng cáo một tour du lịch hấp dẫn thì cần phải
chuẩn bị những gì?
 Nhóm 2: Tìm xem trong các nội dung trình bày của nhóm 1 thì chúng ta thấy
có những loại dữ liệu nào trong đó và thực hiện phân loại các dữ liệu đó cho
phù hợp.
 Nhóm 3: Tìm hiểu và giải thích xem máy tính có thể trực tiếp xử lý các dữ
liệu ở nhóm 2 đưa ra hay không? Muốn xử lý thì phải như thế nào?
HS nhận thực thực nhiệm vụ:
- Từng cá nhân làm việc, thảo luận, hội ý

- Các nhóm cử đại diện trình bày
- Các nhóm tự đánh giá lẫn nhau
GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức
Nhóm 1:
- Để giới thiệu một tour du lịch hấp dẫn công ty du lịch sẽ có thông báo chi tiết về
tour du lịch để học sinh biết gồm: tour bao nhiêu ngày đêm, dự kiến tham gia
những địa điểm du lịch nào? Hình ảnh, áp phích về các địa điểm tham quan, video
2


quảng cáo về các danh lam thắng cảnh, về các địa điểm, trò chơi, món ăn, con
người nơi đó…
Nhóm 2:
- Trong các quảng cáo đó ta có thể thấy được các dạng thông tin gồm: Văn bản (các
thông báo), hình ảnh (áp phích), hình ảnh, âm thanh (video quảng cáo).
Nhóm 3:
- Với những thông tin được nhóm 2 trình bày thì máy tính không thể trực tiếp xử lý
được. Muốn máy tính xử lý được thì các thông tin đó phải được mã hóa thành một
dãy bit.
2. Tiến trình bài học
A. KHỞI ĐỘNG
HĐ2 Giới thiệu về máy tính ( 15 phút).
(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu tìm hiểu về cấu trúc máy tính,
các thành phần của máy tính, cách thức, nguyên lý hoạt động của máy tính.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Vấn đáp tìm tòi (Đàm thoại, phát hiện), sử dụng hệ
thống câu hỏi có tính dẫn dắt và một số câu hỏi phụ.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Các bộ phận của máy vi tính như main, CPU, ram,
HDD...máy tính, máy chiếu, SGK.
(5) Sản phẩm: Học sinh hứng thú và có nhu cầu cần tìm hiểu về cấu trúc của một

máy tính, nguyên lý hoạt động của máy tính.
Nội dung hoạt động
GV giao nhiệm vụ
- Đặt vấn đề: Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và mọi người hầu như
ai cũng cần máy tính để phục vụ cho công việc, giải trí…Gia đình em cần mua
một máy tính để phục vụ cho việc học , làm việc và giải trí… Em hãy tư vấn
cho gia đình xem cần phải mua những thiết bị nào để có thể lắp ráp thành một
máy tính phục vụ công việc gia đình. Nếu có thể em hãy giải thích cho gia đình
hiểu tại sao phải mua thiết bị đó, chức năng của thiết bị đó trong máy tính dùng
để làm gì? Nếu không mua thiết bị đó thì có được hay không?
Nhóm 1: Tìm hiểu xem để lắp ráp một máy vi tính cho gia đình ta cần mua
những thiết bị nào? Những thiết bị nào bắt buộc phải mua và những thiết bị nào
khi cần thiết cho công việc thì mới mua.
Nhóm 2: Với những thiết bị mà nhóm 1 trình bày, nhóm 2 hãy cho biết chức
năng của từng thiết bị đó.
3


(Các nhóm có thể tìm hiểu các kiến thức để giải quyết ở SGK ở bài 3 Giới thiệu
vể máy tính trang 19 – 25).
HS nhận nhiệm vụ
- Mỗi nhóm nghe GV nêu câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ GV nêu ra.
HS thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân, HS thảo luận, hội ý trong nhóm
GV Quan sát và hướng dẫn HS
 GV gợi ý các thành phần cơ bản nhất để cấu thành nên một máy tính
HS Báo cáo, góp ý, bổ sung để hoàn thiện
- HS cử đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến lẫn nhau
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HĐ3 Sơ đồ cấu trúc của một máy tính ( 15 phút).
(1) Mục tiêu: Học sinh biết được sơ đồ cấu trúc của một máy tính, biết được
các thành phần cấu tạo nên một máy vi tính.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: Các linh kiện vi tính như main, cpu, ram, hdd,
cdrom, usb,…,SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh trả lời được câu hỏi Cấu trúc của một máy vi tính
gồm những thành phần nào?
Nội dung hoạt động
GV giao nhiệm vụ
Với vấn đề ở trên các nhóm hãy hoàn thành những yêu cầu sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu xem để lắp ráp một máy vi tính cho gia đình ta cần những
thiết bị gì? Những thiết bị nào bắt buộc phải mua và những thiết bị nào cần thiết
cho công việc thì nên mua.
Nhóm 2: Với những thiết bị mà nhóm 1 trình bày, nhóm 2 hãy cho biết chức
năng của từng thành phẩn đó.
(Các nhóm có thể tìm hiểu các kiến thức để giải quyết ở SGK ở bài 3 Giới thiệu
vể máy tính trang 19 – 25).
HS nhận nhiệm vụ
- Mỗi nhóm nghe GV nêu câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ GV nêu ra.
4


HS thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân, HS thảo luận, hội ý trong nhóm
GV Quan sát và hướng dẫn HS
 GV gợi ý các thành phần cơ bản nhất để cấu thành nên một máy tính
HS Báo cáo, góp ý, bổ sung để hoàn thiện
- HS cử đại diện nhóm trình bày

- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến lẫn nhau
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức và nêu câu hỏi, giao nhiệm vụ mới
1. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính.
Gồm các bộ phận chính sau:
- Bộ xử lý trung tâm (CPU –Central Procesing Unit).
- Bộ nhớ trong (Main Memory).
- Bộ nhớ ngoài (Sencondary Memory).
- Thiết bị vào (Input Device)
- Thiết bị ra (Output Device)

5


- Các bộ phận này có thể liên kết với nhau thông qua các dây dẫn, mạch điện… và
thường đặt trong một nơi chứa gọi là case (Thùng máy).
Câu hỏi: Theo các em trong các thành phần trên thành phần nào là quan trọng nhất?
HĐ 4: Bộ xử lý trung tâm (CPU)
(1) Mục tiêu: Học sinh biết được hai bộ phận chính của CPU gồm CU và
ALU, biết được chức năng của CPU?
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh trả lời được câu hỏi hệ thống tin học gồm những
thành phần nào?
GV giao nhiệm vụ
Tình huống:
Gia đình cần đầu tư một chiếc máy tính có cấu hình mạnh để có thể xử lý các công
việc được nhanh. Vậy em nên tư vấn cho gia đình nên mua những thiết bị chính nào
để đáp ứng được nhu cầu đó?
HS nhận nhiệm vụ

- Mỗi nhóm nghe GV nêu câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ GV nêu ra.
HS thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân, HS thảo luận, hội ý trong nhóm
GV Quan sát và hướng dẫn HS
 GV gợi ý các thành phần cơ bản nhất để cấu thành nên một máy tính
HS Báo cáo, góp ý, bổ sung để hoàn thiện
- HS cử đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến lẫn nhau
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức và nêu câu hỏi, giao nhiệm vụ mới
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và
điều khiển việc thực hiện chương trình.

6


- Gồm hai bộ phận chính:
+ Bộ điều khiển (CU – control Unit) điều khiển các bộ phận thực hiện chương trình.
+ Bộ số học/lôgic (ALU – Arithmetic/Logic Unit) thực hiện các phép toán số học và
lôgic.
- Ngoài ra còn có thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache).

HĐ 5: Khái niệm hệ thống tin học
(1) Mục tiêu: Học sinh biết được hệ thống tin học gồm những gì?
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh trả lời được câu hỏi hệ thống tin học gồm những
thành phần nào?
Nội dung hoạt động

GV giao nhiệm vụ
Tình huống:
Sau khi tư vấn gia đình mua các thiết bị và đã lắp ráp thành một bộ máy vi tính
hoàn chỉnh nhưng sao khi cắm điện và mở nguồn thì máy tính chưa thể hoạt động
được? Vậy theo em, máy tính còn thiếu những gì?
Nhóm 1: Em hãy cho biết đã lắp ráp xong một bộ máy thì máy tính đã có thể hoạt
7


động được ngay chưa?
Nhóm 2: Theo em, để máy tính hoạt động được sau khi lắp ráp xong ta phải cần
thêm những điều kiện nào nữa?
HS nhận và thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc và tìm hiểu SGK các khái niệm hệ thống tin học trang 19.
- HS thảo luận, hội ý trong nhóm, cử đại diện trình bày
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
- Sau khi lắp ráp xong và bật nguồn máy tính chạy nhưng chưa hoạt động
được ngay vì còn thiếu các phần mềm để giúp máy tính hoạt động như hệ điều
hành…
- Cần cài đặt một hệ điều hành cho máy và một yếu tố quan trọng không thể
thiếu là sự điều khiển của con người.

Hệ thống tin học = Phần cứng + Phần mềm + Sự quản lí, điều khiển của con người.

C. LUYỆN TẬP:
HĐ 6: Trả lời câu hỏi về cấu trúc máy tính, bộ xử lý trung tâm CPU, hệ thống
tin học
(1) Mục tiêu: Biết được cấu trúc của một máy tính gồm những thành phần
nào? Trong các thành phần đó, thành phần nào là quan trọng nhất, biết được hệ
thống tin học gồm những thành phần nào?

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: phân tích và tổng hợp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi
Nội dung hoạt động
8


Câu hỏi 1: Sơ đồ cấu trúc của một máy tính gồm những thành phần nào?
Câu hỏi 2: Em hãy cho biết đã lắp ráp xong các linh kiện của máy thì máy tính đã
có thể hoạt động được ngay chưa?
Câu hỏi 3: Theo em, để máy tính hoạt động được sau khi lắp ráp xong ta phải cần
thêm những điều kiện nào nữa?
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
HĐ 7. Vận dụng các kiến thức đã học để lựa chọn được các thành phần để lắp
ráp một máy tính phục vụ nhu cầu công việc, giải trí, phù hợp đối tượng sử
dụng.
(1) Mục tiêu: Hiểu và vận dụng để có thể chọn được các thành phần máy tính
cần thiết để phục vụ cho công việc.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phân tích, tổng hợp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Chọn được thành phần máy tính phù hợp để phục vụ cho công
việc.
Nội dung hoạt động
GV giao nhiệm vụ
1) Hãy liệt kê các thành phần tối thiểu phải mua để lắp ráp được một máy vi tính
cho gia đình?
2) Khi chọn mua các thành phần thì ta cần quan tâm đến điều gì?
3) Tư vấn cho khách hàng để có một chiếc máy vi tính mạnh ta chỉ cần đầu tư CPU

(Bộ xử lý trung tâm) mạnh là đủ?
HS nhận và thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe GV nêu câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ GV nêu ra.
- HS làm việc cá nhân, HS làm việc theo nhóm nhỏ (trao đổi, thảo luận, cộng
tác và hợp tác):....
Quan sát và hướng dẫn HS
+ GV quan sát HS thực hiện các yêu cầu.
+ GV khuyến khích các nhóm trao đổi, thảo luận
Báo cáo, góp ý, bổ sung để hoàn thiện
+ HS cử đại diện nhóm trình bày
+ HS nhận xét lẫn nhau
9


GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

10


1. Các linh kiện cần phải mua gồm:
STT

Tên linh kiện cần mua

Ghi chú

1

Mainboard


Bo mạch chính để kết nối các linh kiện,thiết bị

2

CPU

Bộ xử lý trung tâm

3

Ram

Bộ nhớ trong

4

HDD

Bộ nhớ ngoài

5

Power

Nguồn để cấp điện

6

Case


Thùng chứa các linh kiện

7

Monitor

Thiết bị ra

8

Keyboard

Thiết bị vào

9

Mouse

Thiết bị vào

2. khi chọn các thành phần linh kiện thì ta cần quan tâm đến sự tương thích giữa
các thiết bị, giá tiền, nhu cầu sử dụng của đối tượng.
3. Nếu tư vấn cho khách hàng để một máy tính mạnh chỉ cần đầu tư CPU (Bộ xử lý
trung tâm) mạnh là chưa đủ. Vì một máy tính mạnh thì các thiết bị khác như Ram,
HDD cùng phải đủ mạnh để có thể cùng với CPU xử lý dữ liệu được nhanh hơn.
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
HOẠT ĐỘNG 9. Tự học ở nhà.
(1) Mục tiêu: Học sinh ôn lại được các kiến thức vừa học trên lớp và chuẩn
bị tốt cho tiết học sau
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: thảo luận nhóm

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Hiểu được các nội dung của tiết học này, hoàn thành được
các bài tập được giao dựa trên các kiến thức đã học, chuẩn bị được các câu
hỏi cho tiết học sau.

11


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Bước 1. GV giao nhiệm vụ

Bước 1. HS nhận nhiệm
1) Ôn tập bài học hôm nay vụ
4) HS nghe GV nêu câu
ở các HĐ3, HĐ4, HĐ5.
hỏi và thực hiện nhiệm
2) Làm bài tập 1, 2 trong
vụ GV nêu ra.
SGK trang 28 sử dụng
kiến thức đã học ở HĐ3,
HĐ4, HĐ5.
3) Chuẩn bị nội dung bộ
nhớ trong, bộ nhớ ngoài,
thiết bị vào, thiết bị ra,
và hoạt động của máy
tính sử dụng các kiến

thức SGK trang 20 – 25.

12

Nội dung



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×