PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG MẦM NON PHÙNG HƯNG
*****************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 5-6 TUỔI
NHẰN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC”
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Người viết:Trần Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
NĂM HỌC 2014- 2015
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU................................................................................trang 3
I. Đặt vấn đề…………………………………………………………trang 3
II. Phương pháp tiến hành………………………………………….trang 4
1. Cơ sở lý luận………………………………………………………trang 4
2. Cở sở thực tiễn…………………………………………………….trang 7
3. Các biện pháp tiến hành………………………………………….trang 8
4. Thời gian tạo ra giải pháp………………………………………..trang 8
B. NỘI DUNG............................................................................trang 8
I. Mục tiêu ..........................................................................................trang 8
II. Phương pháp tiến hành………………………………………….trang 12
1. Mô tả giải pháp của đề tài………………………………………..trang 12
2. Những kết quả đạt được khi thực hiện các giải pháp nâng cao
chất lượng hoạt động âm nhạc ………………………………….....trang 21
3. Phạm vi áp dụng………………………………………………….trang 22
4. Hiệu quả…………………………………………………………..trang 22
5. Kết quả thực hiện………………………………………………...trang 23
C. NỘI DUNG.............................................................................trang 23
I. Nhận định chung………………………………………………….trang 23
II. Những điều kiện áp dụng………………………………………..trang 25
III. Triển vọng vận dụng và phát triển…………………………….trang 25
IV. Những kiến nghị của bản thân…………………………………trang 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….....trang 26
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao
chất lượng giáo phát triển ngôn ngữ”
A. MỞ ĐẦU
I/ Đặt vấn đề:
a) Thực trạng:
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã
biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được
nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt bằng
những ngôn ngữ riêng đó là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp điệu, hòa âm, tiết
tấu…Qua lời ca trong sáng, những giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp nhàng, trẻ
thơ đã khám phá bao điều bí ẩn của thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng, tự
nhiên, cùng với thời gian đã thu hút hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của
trẻ.
Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng nên tiếp xúc với âm
nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là một món ăn tinh thần tạo cho trẻ
cảm giác đầm ấm, an toàn, vui tươi. Đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng giúp
cho những trẻ thụ động nhút nhát trở nên linh hoạt khi được tiếp xúc với tính
chất mạnh mẽ lôi cuốn của tiết tấu và âm thanh của âm nhạc. Nhà sư phạm
xukhomlinki đã khẳng định “Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không
thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những
bông hoa khô héo….”. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện
giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
Vì vậy khi nói đến tuổi này, người ta thường đề cập đến màu sắc và âm
thanh. Thật là một thiếu sót lớn nếu các em không được sống trong môi trường
âm nhạc. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động, tạo điều kiện
phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Xuất
3
phát từ đặc điểm đó ngành giáo dục mầm non đã nghiên cứu để đổi mới hình
thức giáo dục theo từng chủ điểm và theo hướng tích hợp các nội dung, nhằm
giúp cho trẻ tiếp thu những kiến thức âm nhạc cũng như kiến thức các môn học
khác một cách nhẹ nhàng mà lôgic, giúp trẻ hiểu sâu, nhớ lâu mà không mang
tính chất gò ép, áp đặt đảm bảo cho trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học”
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một
bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là
nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện
thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác.
b) Ý nghĩa của giải pháp mới
Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ đích
“Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong
trường lớp Mầm non và hơn nữa...Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp,
trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện
pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc
điểm của lứa tuổi này, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát
và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng
với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc.
Giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm
nhạc ban đầu, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu
âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ cảm nhận các tác phẩm âm nhạc và biết
cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.
c) Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề bài viết
vào lứa tuổi 24 – 36 tháng Trường Mầm non Phùng Hưng
II/ Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhằm giúp trẻ được nhận thức và
hình thành nhân cách và cũng là nền tảng ban đầu cho trẻ bước vào trường tiểu
học. Ngành học mầm non đã triển khai và thực hiện theo chương trình mầm non
4
mới về nội dung và phương pháp tích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
cho trẻ.
Âm nhạc là ngôn ngữ của tình cảm, là phương tiện để thể hiện những cảm
xúc tinh tế của con người.
Âm nhạc là tinh hoa, là kết tinh vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Biết bao điều của
cuộc sống được diễn đạt trong âm nhạc một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu,
giàu hình ảnh, làm nảy sinh trong lòng người nghe vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc
mình và còn ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.
Âm nhạc giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp ngay từ thưở lọt lòng trẻ đã
được nghe tiếng hát ru của mẹ, tuy nhiên trẻ chưa hiểu về nội dung câu hát
nhưng lại dễ tiếp nhận nhạc điệu, vần điệu của nó. Những lời hay, ý đẹp của âm
nhạc giúp trẻ biết cái hay, cái đẹp và vươn tới cái đẹp trong cuộc sống.
Âm nhạc làm giàu thế giới cảm xúc của trẻ. Âm nhạc được thể hiện sắc
thái cung bật khác nhau. Khi lời ca cất lên thật vui, thật sảng khoái, những sắc
thái xúc cảm đã khơi dậy ở trẻ tình cảm sâu đậm về con người. Hun đúc ở trẻ
những tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động khi tiếp xúc với con người và cảnh vật
xung quanh, bồi bổ lòng nhân ái, lòng yêu quê hương, gia đình trong tâm hồn
trẻ.
Âm nhạc phát triển trí tưởng tượng của trẻ, sự phản ánh hiện thực của âm
nhạc giúp cho trẻ phát triển mãnh liệt trí tưởng tượng. hơn nữa nghệ thuật nhân
cách hóa trong âm nhạc là sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thương với trí tưởng
tượng và đó chính là đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ. Sự vật xung quanh con mắt
trẻ bao giờ cũng có hồn, bay bổng đến kỳ diệu. Bằng sức tưởng tượng âm nhạc
giúp trẻ có có một tâm hồn giàu mơ ước, sớm hình thành những tiền đề của hoạt
động sáng tạo, hình dung ra những cái đẹp sẽ có và mong muốn làm nên những
điều tốt lành.
Âm nhạc còn giúp trẻ khám phá bằng điều mới lạ trong thế giới xung
quanh: Những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, hình thành thái độ
thân thiện giữa con người với thiên nhiên đều là những nội dung phương pháp
bồi bổ trong đời sống tinh thần của trẻ, nghe hát và được hát giúp trẻ khám phá
5
những cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc sống con người, giúp trẻ có cách
nghĩ, cách nhìn và cách cảm nhận hồn nhiên trong sáng đối với thế giới xung
quanh, nhạy cảm trước cảnh đẹp, do đó dễ tiếp nhận điều hay, lẽ phải. Khi trẻ
vận động bằng ngón tay hay di chuyển cơ thể theo tiếng nhạc nhiều người cho
rằng đó là cử chỉ vô nghĩa của trẻ. Ngày nay nhiều công trình khoa học chứng
minh những cử chỉ đó có ý nghĩa lớn đối với những hoạt động của trẻ Mầm Non.
Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc
sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí
nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh.
Khi trẻ bước vào trường mầm non được giao lưu, tiếp xúc với bạn bè, được học
và được chơi thì trẻ sẽ cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này:
Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có
cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu
âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh.
V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: Lịch sử phát triển trí tuệ của trẻ em là một trong
những lĩnh vực tri thức, từ đó hình thành nên lí luận chung về nhận thức và phép
biện chứng. Qua sự phát triển của trẻ em, có thể rút ra quy luật phát triển nói
chung và đồng thời người ta nhận thấy đây là giai đoạn phát cảm của trẻ
Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục
đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm
sinh lí của trẻ.
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Đặc
biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự
tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các
hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cách lôgic, có hiệu
quả.
Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn,
muốn có trò chơi mới trong hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày hội
ngày lễ chúng ta cần sử dụng đầy đủ 3 phương pháp cơ bản của giáo dục âm
nhạc là :
6
Phương pháp trực quan thính giác: là phương pháp đặc thù của giáo dục
âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng,
gần gũi trẻ.
Phương pháp dùng lời (giảng giải, chỉ dẫn...) hướng đến ý thức của trẻ. Đối
với trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương
tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu.
Phương pháp thực hành nghệ thuật: Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận
động, sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên là
kết quả của giáo dục âm nhạc. Sự phát triển trí tuệ, năng khiếu của trẻ được bắt
nguồn từ hát múa và các cuộc thử nghiệm khác. Những buổi thực hành làm cho
trẻ nâng cao trình độ âm nhạc và phát triển trí não
Trong quá trình giáo dục âm nhạc, các phương pháp trực quan thính giác, dùng
lời và thực hành nghệ thuật quan hệ mật thiết với nhau. Sự kết hợp các phương
pháp phụ thuộc vào nhiệm vụ giáo dục cụ thể, nội dung, mức độ khó dễ của tác
phẩm âm nhạc và lứa tuổi của trẻ
VD: Tổ chức cho trẻ được biễu diễn văn nghệ vào cuối tuần hoặc cuối chủ
điểm là cho trẻ được thực hành, được trải nghiệm, được tự do thoả mái hoạt
động giáo dục âm nhạc. Đây cũng là thời điểm để giúp trẻ rèn luyện tác phong
biễu diễn, thể hiện cảm xúc, tình cảm âm nhạc cao trào và hấp dẫn nhất. Nếu
như trẻ được tham gia vào các hoạt động âm nhạc lớn như tham gia văn nghệ
của trường, của lớp…đó là hoạt động giúp trẻ phát huy rõ nét tính tích cực của
mình với hoạt động giáo dục âm nhạc.
2. Cơ sở thực tiễn
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình
nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc
và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó
gần gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm
non hoạt động âm nhạc một hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và
được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này
với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia
7
vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần
không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời
không phù hợp nội dung...Mặt khác kỹ năng ca hát của trẻ còn hạn chế về giọng,
về hơi, về âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát.
Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi
thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ
động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Còn đối với giáo viên chưa tự tạo
nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, vẫn còn mang tính dập khuôn, máy
móc, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở
trường Mầm non một cách hạn chế không sáng tạo, chưa hiệu quả.
Vậy làm thế nào để giáo viên có nhiều đồ dùng dạy học và phương pháp
dạy trẻ sáng tạo? mà trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc?
Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu “Một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng”
3. Các biện pháp tiến hành:
- Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ
- Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt cho trẻ
- Sử dụng các loại nhạc cụ, học cụ thu hút sự chú ý của trẻ
- Âm nhạc kết hợp với các bộ môn khác
- Tạo môi trường, làm đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phong phú phục vụ cho hoạt
động giáo dục âm nhạc
- Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi và ôn luyện thông qua các ngày lễ, ngày hội
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh
4. Thời gian tạo ra giải pháp
Đề tài được nghiên cứu trong 1 năm từ ngày 01/01/2014 đến ngày
31/12/2014. Tại nhóm trẻ 24 – 36 tháng Trường Mầm non Phùng Hưng
B. NỘI DUNG
I/ Mục tiêu:
Giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài gì trong việc múa hát mới
thành công trong việc dạy nhạc, vận động và kịch cho trẻ, bởi vì đức tính quan
8
trọng nhất của một cô giáo là có một thái độ tích cực, công nhận và trân trọng
các biểu hiện của trẻ. Mỗi trẻ cần có một môi trường mang thông điệp: “Ở đây
con làm gì cũng được, các sáng tạo của con thật tuyệt vời vì con đã tự nghĩ ra”.
Giáo viên phải biết động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, có thể thổi vào trẻ bầu
không khí tin tưởng bằng những hành động sáng tạo và chơi trò chơi đóng kịch.
Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của
chính mình, thì trẻ sẽ tự tin hơn, nhiều chi tiết phong phú hơn. Khi có được sự tự
tin, trẻ tự thấy hài lòng và hãnh diện với suy nghĩ “Mình đã làm được điều gì đó
một mình”. Đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt động
khác.
Giáo dục âm nhạc là:
+ Giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các
hoạt động âm nhạc phong phú. Dưới tác động giáo dục của âm nhạc, những ấn
tượng, khái niệm âm nhạc tạo điều kiện cho sự hình thành thị hiếu âm nhạc ở
trẻ, giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm, biết cách biểu diễn ở mức độ đơn
giản
+ Dạy trẻ những kỹ năng cơ bản, đơn giản và thói quen trong các dạng hoạt
động âm nhạc như ca hát, nghe, vận động, múa, trò chơi âm nhạc
+ Phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ, tưởng tượng, sự tập trung chú ý, biết
nhận xét, có khả năng diễn tả hứng thú và sự lựa chọn; phát huy tính tích cực,
sáng tạo trong các dạng hoạt động âm nhạc như thể hiện các hình tượng bằng
động tác, điệu bộ hoặc tự hát một câu ngắn theo ý thích
Dựa vào tình hình thực tế ở từng địa phương, ở từng lớp giáo viên tự xây
dựng kế hoạch cho lớp của mình, vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động âm
nhạc nào với một nhóm trẻ, giáo viên nên vạch sẵn một loạt các hoạt động giúp
cân bằng giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa năng động và với nghỉ ngơi. Một giáo viên
có kinh nghiệm sẽ nhanh chóng nhận ra trạng thái của nhóm và sẽ sẵn có trong
tay đầy đủ các nội dung, hình thức lựa chọn phù hợp hơn.
Để tổ chức tốt trò chơi, vận động sáng tạo theo nhạc cho trẻ đòi hỏi giáo
viên lập kế hoạch và tập duyệt nghiêm túc như thể sẽ biểu diễn thực sự trước
9
khán giả. Nếu trong lúc đang dẫn dắt trẻ múa mà giáo viên còn lo ngó vào sách,
vở bài soạn thì sẽ không thể giao tiếp trực tiếp phát hiện phản ứng của trẻ. Nếu
giáo viên thiếu tự tin khi nhớ thiếu lời bài hát thì sao giáo viên có thể để lôi kéo
trẻ tập trung được? Giảng dạy hiệu quả đòi hỏi cô giáo phải “làm bài tập ở nhà”.
Cô giáo cũng sẽ đạt được sự tự tin qua luyện tập như các trẻ nhỏ vậy thôi.
* Thực trạng:
a. Những thuận lợi:
- 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đa số đội ngũ giáo viên mầm
non có tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp.
- Hầu hết đội ngũ giáo viên là người địa phương nên có nhiều thuận lợi trong
công tác.
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát có đầy đủ ánh sáng để trẻ học tập.
b. Khó khăn:
Đặc điểm trường Mầm Non Phùng Hưng là một trường không tập trung, các cơ
sở nhóm, lớp vẫn còn nằm rải rác tại các cơ sở thôn cho nên việc đầu tư trang
thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học còn hạn chế
* Về lớp học:
- Có góc âm nhạc nhưng còn sơ sài, chưa phong phú, chưa gây được sự hứng thú
tham gia của trẻ.
* Về đồ dùng đồ chơi:
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc chưa được nhiều, đồ dùng
chưa đẹp, chưa phong phú, chưa sáng tạo để lôi cuốn hấp dẫn trẻ.
- Chưa có nhiều các băng đĩa nhạc theo chủ đề, chủ điểm để bật cho trẻ nghe
hàng ngày.
* Về phía phụ huynh:
- Đời sống còn nhiều khó khăn mặc dù đã quan tâm đến giáo dục xã nhà nhưng
vẫn chưa đóng góp được nhiều trong công cuộc xã hội hoá giáo dục.
* Về giáo viên: - Khi cho trẻ hoạt động âm nhạc vẫn còn mang tính chất dập
khuôn, máy móc, chưa sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa gây được cho các trẻ trong
lớp mình lòng yêu thích say mê âm nhạc.
10
- Giáo viên còn hạn chế khi đưa ra các hình thức sáng tạo khi dạy trẻ.
* Về phía trẻ:
Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Qua khảo sát đầu năm tôi thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của các cháu trong lớp tôi
như sau:
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
STT
1
2
3
4
PHÂN LOẠI KHẢ NĂNG CỦA
TRẺ
Tốt
Khá
TB
(Tỉ lệ %)
(Tỉ lệ %)
(Tỉ lệ %)
Trẻ mạnh dạn tự tin hát rõ ràng,
7 trẻ
8 trẻ
8 trẻ
chính xác.
Trẻ hiểu nội dung các tác phẩm
30,4 %
7 trẻ
34,8 %
7 trẻ
34,8 %
9 trẻ
âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc.
Trẻ vận động đúng đẹp theo đội
30,4%
6 trẻ
30,4%
7 trẻ
39,1%
10 trẻ
hình, diễn cảm các động tác, phối
26,1%
30,4%
43,5%
8 trẻ
6 trẻ
9 trẻ
34,8%
26,1%
39,1%
hợp nhịp nhàng toàn thân với
động tác tay và chân.
Khả năng nghe và phân biệt âm
nhạc của trẻ.
* Nguyên nhân của thực trạng
Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ
đạt được của trẻ còn thấp đó là:
- Do trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé.
- Do trẻ mới đi học còn nhút nhát không giám thực hiện bài tập.
- Trẻ chưa được ôn luyện vận động theo nhạc nhiều.
- Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt
động.
- Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn.
- Trong hoạt động giáo dục âm nhạc, âm nhạc đóng vai trò chủ đạo, còn vận
động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Trước thực trạng của lớp, tôi
11
nghiên cứu, tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc
cho trẻ 24 – 36 tháng
II/ Phương pháp tiến hành
1. Mô tả giải pháp của đề tài
* Biện pháp1: Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ
Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ,
đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ.
Mặt khác trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng đĩa, trẻ
rất hào hứng muốn vào góc âm nhạc để tự mình thể hiện mình, hát vận động
bằng các nhạc cụ, trang phục. Vì vậy muốn trẻ thích thú hào hứng thì bản thân
tôi luôn làm mới góc nghệ thuật bằng nhiều hình thức để kích thích hứng thú của
trẻ. Tôi thường xuyên chú ý sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học
thoải mái cho trẻ.
* Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh
hoạ thì bằng mọi cách tôi phải bố trí trong lớp không gian rộng rãi để kích thích
trẻ thực hiện các động tác thoải mái, giúp trẻ hoạt động tích cực hơn.
Ngoài ra tôi luôn thay đổi cách bày trí góc âm nhạc thật sinh động theo
chủ điểm để gây sự thu hút tới trẻ.
* Ví dụ: Chủ điểm “ Thế giới động vật”: Tôi trang trí bằng những hình ảnh các
con vật sống động, con thì cầm đàn đánh, con thì thổi kèn, con thì đánh trống,
con thì cầm micrô hát…
Từ những hình ảnh vui nhộn do cô và trẻ cùng trang trí trẻ rất muốn mình
có thể làm được như các bạn, được thể hiện tài năng của bản thân mình.
Chính vì lẽ đó góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm
nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển
các kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo. Tại đây trẻ tự hát
hay tự vận động theo nhạc biểu diễn một mình hay cùng một nhóm bạn một
cách thích thú.
Và điều quan trọng hơn nữa để tạo hứng thú cho trẻ hoạt động âm nhạc thì
phải chuẩn bị rất nhiều loại nhạc cụ, băng đĩa nhạc mầm non thuộc các chủ đề
12
để bật cho trẻ nghe trong góc, các trang phục được sắp xếp một cách khoa học ở
góc âm nhạc để trẻ dễ sử dụng, nhưng để có nhiều đồ dùng phong phú thì giáo
viên phải tận dụng những nguyên vật liệu phế thải sẵn có dễ tìm để cô và trẻ có
thể tự tạo ra các dụng cụ âm nhạc hay trang phục biểu diễn.
* Ví dụ: Tôi đã tận dụng những vỏ hộp sữa bột để làm trống cơm, những mảnh
xốp màu và giấy gói quà sinh nhật làm những chiếc quạt múa, những lon bia, vỏ
thạch làm sắc xô cho trẻ gõ, giấy báo cũ bản rộng cắt thành những trang phục để
trẻ biểu diễn.
Từ những đồ dùng tự tạo của cô, trẻ nhìn vào đó trẻ sẽ cảm thấy rất hứng thú
càng muốn được tham gia hoạt động âm nhạc.
Bên cạnh việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc trong lớp ở góc
nghệ thuật thì môi trường ngoài lớp học cũng rất quan trọng đối với trẻ như góc
thiên nhiên, sân vườn trường, trong giờ đón trả trẻ, giờ thể dục sáng…
* Ví dụ: Ở góc thiên nhiên: Cô có thể tổ chức cho trẻ trồng hoa, chăm sóc hoa,
trẻ có thể vừa làm vừa hát “ Hoa trong vườn”( dân ca Thanh Hoá)
Trong giờ thể dục sáng, giờ đón, trả trẻ cô có thể mở cho trẻ nghe băng đài tạo
cho trẻ không khí của một ngày mới sinh động.
Cho nên việc tạo môi trường phù hợp, thoải mái không gò bó đã giúp trẻ
yêu thích, hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc.
hay hình ảnh minh họa cho trẻ có thể từ mình soi gương và chỉnh sửa các động
tác, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
- Chú ý hơn đến khả năng phát aam của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn
luyện cho trẻ.
- Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện theo nhạc, luyện
giọng hát, và nghe hát… để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác.
* Biện pháp 2: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt cho trẻ
- Tôi vào bài một cách sinh động và vui vẻ để thu hút sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: Chủ điểm “Thế giới động vật” khi dạy hát với bài hát “Chú Voi con”,tôi
hóa trang, đóng vai và thực hiện các động tác con Voi để gây sự hứng thú cho
trẻ, từ đó trẻ chăm trú nghe và tập theo tôi một cách say mê, thích thú.
13
Hoặc với chủ điểm “Giao thông” NDTT: Nghe hát: Đoàn tàu nhỏ xíu
NDKH: Ôn vận động: Em tập lái ô tô
TC: Ai nhanh nhất
Tôi sử dụng vòng nhựa để làm đầu tàu sau đó cho trẻ nối đuôi nhau làm đoàn
tàu, vừa đi vừa hát
- Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.
Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi tổ chức cho trẻ hát to hay hát nhỏ, hát nối
đuôi… dựa theo các hình thức khác nhau.
* Biện pháp 3: Sử dụng các loại nhạc cụ, dụng cụ thu hút sự chú ý của trẻ
Âm nhạc là món ăn tinh thần đối với trẻ, nếu thiếu nó trẻ chỉ là “Những
bông hoa khô héo”. Những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc giúp trẻ thoải
mái, học tập và hoạt động tốt, trí nhớ phát triển, trí tưởng tượng ngày càng
phong phú. Những âm thanh có tổ chức chặt chẽ cùng âm nhạc giúp trẻ phát
triển đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ…M.Gorki nhận xét: “ Âm nhạc có tác dụng diệu
kì đến tận đáy lòng, nó khám phá ra các phẩm chất cao quý của con người.
Chính vì vậy, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến việc gíáo dục âm nhạc cho trẻ
càng sớm, càng tốt”.
Vậy là một người giáo viên mầm non muốn cho trẻ được phát triển toàn
diện thì khi tổ chức hoạt động âm nhạc giáo viên cần linh hoạt chuẩn bị các đạo
cụ, trang phục cho trẻ biểu diễn.
Ví dụ: Nắp sữa làm trống lắc, muỗng gõ, vỏ lon bia làm xắc xô, … và chú ý
trang trí đa dạng màu sắc để thu hút trẻ.
- Để làm trang phục cho trẻ, tôi dùng các ống hút, mút bitis, giấy, lá cây tạo
nhiều kiểu trang phục lạ mắt.
Ví dụ: Dùng giấy báo hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện
cho trẻ sáng tạo những kiểu áo, váy…Phục vụ vũ hội hoá trang, nhảy múa tự do.
Mặt khác giáo viên cần quan tâm sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại
băng nhạc thiếu nhi, mầm non, nhạc cổ điển…Các loại nhạc cụ dân tộc và một
số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: Khăn, cờ
14
đuôi nheo, vòng đeo tay, những con rối, con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông
làm bạn nhảy cùng trẻ.
Tất cả những đồ dùng đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và
sử dụng để kích thích tính tò mò ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm
nhạc một cách hào hứng, thoải mái.
Tóm lại góc âm nhạc với đầy đủ trang phục, nhạc cụ mở như vậy đã góp
phần thu hút sự yêu thích âm nhạc một cách tự nhiên ở trẻ.
* Biện pháp 4: Âm nhạc kết hợp với các hoạt động, bộ môn khác
Với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay thì phương pháp dạy
tích hợp các bộ môn âm nhạc có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các bộ môn
khác trở nên sinh động hơn. Giáo viên luôn tạo cơ hội để trẻ nói ra những suy
nghĩ của mình và thường xuyên động viên khen ngợi trẻ kịp thời. Khi trẻ nhận ra
rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của mình thì trẻ sẽ
tự tin hơn, đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong những giờ hoạt động
khác.
* Đón trẻ: Tôi mở nhạc cho trẻ nghe nhưng tôi lựa chọn những ca khúc trẻ có
thể hát theo được và cũng có chủ đề “Đi học” cho trẻ nghe như: Cháu đi mẫu
giáo, trường chúng cháu là trường mầm non, vui đến trường,…Việc này ngoài
tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài hát trong chương trình
trẻ phải học hát. Đây là một phương pháp tiếp xúc cần thiết, chuẩn xác bởi vì
học nhạc chỉ bằng sự truyền đạt của cô giáo sẽ dẫn tới đơn điệu khô cứng.
* Thể dục sáng: Ở đây tôi muốn đưa âm nhạc vào để tăng thêm sự hào hứng,
phấn khởi cho trẻ khi tham gia tập thể dục đồng thời cũng nhằm muốn giáo dục
cho trẻ phát triển năng lực cảm thụ, khả năng vận động theo nhạc cho trẻ.
* Hoạt động chủ đích: Tôi đã lựa chọn những bài hát phù hợp với chủ điểm,
với đề tài đưa ra .
Ví dụ: Khám phá khoa học: “Cô giáo của em”. Tôi cho trẻ hát múa: “cô giáo
em”. Việc làm này một phần tạo sự hưng phấn cho trẻ trước giờ học, cũng một
phần nhằm củng cố, ôn luyện lại cho trẻ những bài hát về chủ điểm và thông qua
15
giáo dục âm nhạc để cho trẻ được tự do thể hiện tình cảm của trẻ với cô giáo của
mình.
* Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài
có nội dung theo chủ đề hoặc giáo dục cho trẻ thông qua các bài như: "Quan sát
cây xanh trong sân trường".
Sau khi quan sát xong cô cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh” hoặc “Trồng
cây”... Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới.
Giáo dục các cháu trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hình thành cho
trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống... Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích
cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, vui thú, làm
cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó nhận thấy trẻ rất thích được
dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động, còn giúp trẻ
củng cố lại kiến thức đã học hoặc làm quen với bài hát mới giúp trẻ vào giờ học
âm nhạc được dễ dàng, tự tin hoà mình cùng cô. Nhận thấy bước đầu trẻ có khả
năng phát triển về âm nhạc.
* Hoạt động góc.
Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, hoạt động góc đi đôi với
hoạt động học có chủ đích. Ở Hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một
giờ hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua các giờ
hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ
cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng
chính hoạt động của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích của
mình. Tôi hướng dẫn trẻ vận động dưới nhiều hình thức:
- Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát.
-
Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân...
- Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún,
đi, chạy...
-
Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca.
16
Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn thực hiện bằng
cách:
+ Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô (cô vỗ tay chậm, nhịp nhàng
để trẻ vỗ theo)
+ Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật băng, cô và trẻ cùng nhún nhảy hoặc lắc lư
theo bài hát.
+ Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cô cho trẻ vừa hát theo băng nhạc
vừa làm động tác minh hoạ cùng cô.
Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng
ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với nhịp
điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô.
* Văn học:
Đề tài: Kể chuyện:“Cáo Thỏ và Gà trống” cô có thể tổ chức cho trẻ vận động
cho trẻ theo bài “Con gà trống”
Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ “Rong và cá”, cho bé vận động theo bài “Cá vàng bơi”.
* MTXQ:
Đề tài Động vật nuôi trong gia đình, có các bài hát “Một con Vịt”, “Con chó,
con Mèo”, “Con Gà trống”.
Như vậy, âm nhạc kết hợp với các môn học khác, mọi lúc mọi nơi có tác
dụng rất lớn đối với sự hình thành phát triển khả năng âm nhạc của trẻ và còn
giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia biểu diễn.
* Biện pháp 5: Tạo môi trường, làm đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phong phú
phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc
Có thể nói kích thích đầu tiên để trẻ tích cực tham gia một hoạt động nào
đó, không chỉ nói riêng đến hoạt động âm nhạc thì môi trường hoạt động, các
trò chơi, đồ dùng được đặt lên hàng đầu. Bời vì trẻ mẫu giáo có một đặc điểm
đặc trưng là “ Học mà chơi, chơi mà học”.
- Cho nên tôi luôn bố trí sắp xếp, tạo khung cảnh hấp dẫn như: xếp dán hình
ảnh trẻ hát múa, nốt nhạc, sân khấu… đẹp mắt, rồi tạo ra nhiều đồ dùng âm nhạc
phong phú với nhiều nguyên vật liệu khác nhau( gáo dừa, tre, chai lọ, sạn, nắp
17
chai, nắp xoong, vải…): trống, thanh gõ, kèn, đàn ghi ta, đàn organ, trang phục
múa, gùi bong, hoa múa, quạt, mũ chop , khăn…. Trang bị các thiết bị âm nhạc;
đầu đĩa, ti vi, băng, máy cát sét, máy vi tính, đàn organ, micro….
- Tôi tổ chức cho trẻ tự làm ra những đồ dùng, dụng cụ âm nhạc để vào trưng
bày tạo môi trường và sử dụng những dụng cụ âm nhạc đó vào hoạt động giáo
dục âm nhạc cho trẻ.
- Tôi còn áp dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động giảng dạy âm
nhạc cho trẻ: cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc trong máy tính, cho trẻ xem các hoạt
động âm nhạc trẻ thơ trên khắp mọi miền… để từ đó kích thích lòng ham muốn
của trẻ với âm nhạc.
* Biện pháp 6: Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi và ôn luyện thông qua các
ngày lễ, ngày hội
Ôn luyện mọi lúc, mọi nơi cũng là một biện pháp giúp trẻ tự tin mạnh dạn
hơn khi tham gia biểu diễn.
Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội, tôi tổ chức hoạt động âm nhạc theo
một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ
hứng thú với bộ môn âm nhạc.
Hàng năm trường mầm non Phùng Hưng nơi tôi đang công tác, có tổ chức rất
nhiều ngày hội ngày lễ và các cuộc thi cho các bé. Điển hình như năm học 20132014 vừa qua trường tôi đã tổ chức ngày “Ngày hội đến trường của bé”, “Bé vui
Tết Trung Thu”. Ở mỗi một ngày hội, ngày lễ trường tôi đã dàn dựng để tổ chức
các tiết mục văn nghệ vô cùng đặc sắc, sinh động và công phu.
Trong các ngày lễ, ngày hội trường tôi có mời đông đủ phụ huynh tham dự.
Điều này có tác dụng rất lớn đến việc thu hút phụ huynh đưa con đến lớp mẫu
giáo và lòng tin đối với nhà trường. Và cũng là để phụ huynh có hướng phát huy
năng khiếu ở trẻ. Trẻ rất thích tự làm và được khen, giúp trẻ phát triển trí tuệ,
nhanh nhẹn, hồn nhiên, tự tin trước mọi người và cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay
của âm nhạc. Mặt khác sự cảm thụ tích cực của trẻ về âm nhạc không nên dừng
lại ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được người lớn truyền thụ mà tri thức và
18
kỹ năng về âm nhạc sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền ở trẻ . Nếu các cháu
được rèn luyện chu đáo thì những hình thức biểu diễn, những tác phẩm âm nhạc
như đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc
đệm, đều gây cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ
có giá trị giáo dục sâu sắc hơn. Vì sự giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật của âm
nhạc chỉ được coi là hoàn thiện khi một tác phẩm âm nhạc truyền thụ cho trẻ và
sau này chính những trẻ em đó tham gia tái hiện đầy đủ tác phẩm âm nhạc đó.
Qua việc áp dụng một số biện pháp trong và ngoài giờ học, tôi tự nhận thấy
chất lượng về môn giáo dục âm nhạc ở lớp tôi nói riêng và toàn trường nói
chung tăng lên khá rõ, các cháu rất thích học môn này. Rất mạnh dạn tham gia
vào các hoạt động không chỉ có giáo dục âm nhạc.
Chính vì vậy mà để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua tình
hình thực tế ở trường, lớp. Tôi nhận thấy các giáo viên mầm non cần chú ý
những điều như sau: là cô giáo Mầm non, khi bắt đầu tiến hành hoạt động nào
đó với trẻ, cô giáo nên khởi đầu bằng các trò chơi, hát bài hát dân ca, nghe các
giai điệu nhẹ nhàng và cho trẻ hát các bài hát ngắn, dễ nhớ. Cô giáo có thể ghi
âm các bản nhạc hay để phục vụ tốt cho các hoạt động này.
Một thủ thuật thông dụng là cho chơi các trò chơi hay hát đồng ca để tập
trung sự chú ý của trẻ, rồi sau đó chuyển nhanh sang nghe câu chuyện. Tuỳ theo
độ tuổi và số trẻ trong nhóm, giáo viên thường lựa chọn một hoạt động nào đó
để duy trì cân đối giữa vận động động và tĩnh. Khi kết thúc một hoạt động nên
làm cho nhóm trẻ lắng dịu xuống bằng giai điệu hay bài tập thư giãn. Giáo viên
sẽ đạt kết quả cao nhất khi họ tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào, uyển chuyển giữa
các hoạt động. Nếu giáo viên dừng lại đột ngột, đứt quãng khi chuyển sang hoạt
động kế tiếp sẽ làm cho trẻ mất tập trung, dễ xảy ra lộn xộn. Khi trẻ có nhiều
kinh nghiệm âm nhạc, vận động và tự tin hơn, giáo viên có thể bổ sung các vật
dụng như: mũ hay trang phục và yêu cầu trẻ sáng tạo vận động. Các lời nhận xét
cụ thể, khích lệ thích hợp sẽ tạo cho trẻ sáng tạo tích cực. Tránh các lời nhận xét
chung chung như tốt, hay, dở, đúng, sai.
19
Một số hình thức hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non như: Hát,
nghe nhạc, vận động sáng tạo, trò chơi ...có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự
hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã
hội lành mạnh, làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ, hình thành phát triển tình
cảm thẩm mĩ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá, tìm
hiểu thế giới xung quanh. Do vậy, giáo viên mầm non cần trau dồi kiến thức, kĩ
năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp xung quanh hơn nữa, để vận dụng tổ chức tốt
các hình thức cho trẻ tập hát, nghe nhạc, vận động, chơi trò chơi đóng vai, đóng
kịch phù hợp, hiệu quả hơn với trẻ.
* Biện pháp 7: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh
Phụ huynh là một cầu nối quan trọng giữa cô và trẻ, là người luôn gần gũi,
chăm sóc trẻ, quan tâm đến trẻ nên việc kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ hoạt
động tích cực với hoạt động giáo dục âm nhạc là rất cần thiết.
- Tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích phụ huynh tìm mua những băng
nhạc, đĩa hình âm nhạc phù hợp với độ tuổi của trẻ để cho trẻ nghe thêm ở nhà.
Tạo môi trường hoạt động âm nhạc cho trẻ tại nhà.
- Nhờ phụ huynh thu nhặt giúp nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi âm
nhạc cho trẻ. Không những vậy tôi còn khuyến khích phụ huynh cùng làm đồ
chơi âm nhạc với trẻ và cùng trẻ thể hiện âm nhạc.
- Nhờ phụ huynh tìm tòi, sưu tầm những bài hát hay, mới lạ bày cho trẻ hoặc
đem đến cho cô
- Cùng với phụ huynh tìm ra năng khiếu và phát huy năng khiếu của con em
mình. Hoặc tìm ra những chỗ trẻ còn yếu mà hướng dẫn, tập luyện cho trẻ..
- Vào những dịp có tổ chức văn nghệ ở trường, tôi cùng với phụ huynh tham
gia với trẻ một số tiết mục văn nghệ.
Những việc này đã giúp tôi phát huy được tính tính cực của trẻ trong hoạt
động âm nhạc.
2. Những kết quả đạt được khi thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động âm nhạc
* Về phía giáo viên:
20
Trước khi thực hiện
- Sử dụng phương pháp, biện pháp
Sau khi thực hiện
- Sử dụng phương pháp, biện pháp một
còn dập khuôn máy móc, chưa sáng
cách linh hoạt và sáng tạo.
tạo, linh hoạt.
- Tạo môi trường cho trẻ được hoạt động
- Tạo môi trường cho trẻ hoạt động
âm nhạc thường xuyên.
âm nhạc không thường xuyên.
- Thường xuyên phối kết hợp với phụ
- Phối kết hợp với phụ huynh cho trẻ huynh cho trẻ tiếp xúc làm quen với âm
tiếp xúc làm quen với âm nhạc chưa
nhạc.
được thường xuyên.
* Về đồ dùng, đồ chơi:
Trước khi thực hiện
- Có góc âm nhạc nhưng còn sơ sài
Sau khi thực hiện
- Góc âm nhạc rất phong phú, rất sáng
chưa phong phú.
tạo với nhiều đồ dùng, nhạc cụ, trang
- Đồ dùng, nhạc cụ, trang phục ít,
phục bền đẹp do cô tự làm từ những
chưa đẹp, chưa sáng tạo, chưa lôi
băng đĩa nhạc nguyên vật liệu phế thải,
cuốn hấp dẫn trẻ.
non bia…rất lôi cuốn hấp dẫn trẻ yêu
- Chưa có các băng đĩa nhạc theo
thích âm nhạc.
chủ đề, chủ điểm cho trẻ nghe.
- Có rất nhiều các băng đĩa nhạc thiếu
nhi, mầm non, nhạc cổ điển cho trẻ
nghe.
* Về phía trẻ:
Mức độ đánh giá
STT Phân loại khả năng
Tốt
Tăng
Khá
Tăng
TB
Tăng
Tỉ lệ %
giảm
Tỉ lệ %
giảm
Tỉ lệ %
giảm
(So đầu
(So đầu
năm học)
Trẻ mạnh dạn, tự
12 trẻ
1
tin hát rõ ràng,
52,2%
2
chính xác.
Trẻ hiểu nội dung
năm học)
10 trẻ
Tăng
(So đầu
43,5%
13,1%
năm học)
1 trẻ
Tăng
4,3%
8,7%
Giảm
30,5%
9 trẻ
11 trẻ
3 trẻ
39,1%
47,8%
13,1%
Giảm
21
các tác phẩm âm
Tăng
Tăng
nhạc, biết cảm thụ
8,7%
17,4%
âm nhạc.
Trẻ vận động đúng
Tăng
Tăng
Giảm
đẹp theo đội hình,
17,4%
21,8%
39,2%
diễn cảm các động
3
26%
10 trẻ
12 trẻ
1 trẻ
43,5%
52,2%
4,3%
chân.
Khả năng nghe và
9 trẻ
11 trẻ
3 trẻ
phân biệt âm nhạc
39,1%
47,8%
13,1%
tác, phối hợp nhịp
nhàng toàn thân
với động tác tay và
4
của trẻ.
Tăng
Tăng
Giảm
4,3%
21,7%
26%
3. Phạm vi áp dụng
Qua nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm
nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng” tuổi như đã trình bày ở trên, tôi rút ra kết luận như
sau:
“Giáo dục âm nhạc” là một trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí
tuệ, thẩm mỹ và thể lực. Đề tài này được áp dụng đối với lớp nhà trẻ 24 – 36
tháng với số lượng 23 cháu, Trường Mầm non Phùng Hưng
4. Hiệu quả
Với kinh nghiệm của bản thân và những kiến thức được trang bị trong quá
trình công tác tôi đã áp dụng những biện pháp trên vào quá trình nâng cao chất
lượng giáo dục âm nhạc. Tuy chỉ là những biện pháp có được từ cá nhân tôi, dựa
vào tình hình của trẻ lớp tôi chủ nhiệm tôi thấy các cháu lớp tôi cũng có nhiều
chuyển biến
- Trên 70% trẻ đã mạnh dạn, tự tin và hát chính xác, hiểu nội dung của các tác
phẩm âm nhạc
- Sau khi học tác phẩm âm nhạc thì đã biết vận động nhịp nhàng theo nhạc
- Khả năng nghe và phân biệt âm nhạc đã dần được cải thiện rõ rệt
Từ đó tôi cảm thấy rất vui mừng và các bậc phụ huynh cũng tỏ ra hài lòng và
mến phục.
22
5. Kết quả thực hiện
Qua những việc làm trên tôi đã thu được những kết quả rất tốt như:
- Khả năng tư duy, tưởng tượng của các cháu ngày càng phong phú, nhờ vào
các hoạt động trải nghiệm như: ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, chơi trò
chơi âm nhạc.
- Việc rèn luyện khả năng âm nhạc cho trẻ qua các hoạt động giúp các cháu
ngày càng tự tin mạnh dạn khi tham gia ca hát, vận động theo nhạc…, các cháu
trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt và còn tham gia giao lưu văn nghệ với các lớp rất
tự tin, trẻ biết biếu diễn văn nghệ trong các tiết ôn tập…
- Các cháu nhớ tên bài hát, tên tác giả, tự mình biễu diễn bài hát một cách tự
nhiên, không sợ sệt.
- Đã tạo cho trẻ tính nhanh nhẹn, hoạt bát, biễu diễn văn nghệ phong phú, thể
hiện được tính thẩm mỹ, sáng tạo trong mọi hoạt động.
- Được sự tin tưởng của phụ huynh khi cho cháu vào học tại lớp. Sẵn sàng
ủng hộ và tham gia nhiệt tình cho các cuộc vận động của lớp.
C. KẾT LUẬN
I. Nhận định chung:
Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể
thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo
dục toàn diện nhân cách của trẻ.
Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu
nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có
Để hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ tốt phải có một quá trình
sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay
hải đảo xa xôi. Trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành
con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện.
Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, tắm mình
trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc.
23
Qua công trình nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục âm nhạc cho trẻ ” chúng tôi nhận thấy rằng trẻ rất thích, hứng thú, và có khả
năng ca hát vận động theo nhạc, chơi trò chơi rất tốt. Từ đó có thể đề ra và vận
dụng những biện pháp phù hợp với khả năng hình thành kỹ năng vận động theo
nhạc của trẻ.
Xuất phát từ quan điểm đổi mới giáo dục âm nhạc, cô giáo khuyến khích
trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt, gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho
nhiều trẻ được tham gia. Cô giáo, người lớn chỉ là người giúp đỡ, hướng dẫn ,
hỗ trợ trẻ khi trẻ gặp khó khăn, khi trẻ cần.
Và một điều góp phần vào thành công của các cô là các bậc phụ huynh.Họ
sẽ là chỗ dựa, là một thành viên tích cực giúp ta làm tốt hơn công việc của mình.
Nếu làm tốt những điều trên đây, chúng tôi tin rằng năng lực cảm thụ nghệ
thuật âm nhạc cụ thể là khả năng vận động theo nhạc của trẻ thông qua tiết dạy
cho trẻ sẽ khá hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm
nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động
trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cái đẹp. Như vậy, chúng ta đã góp
phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.
II. Những điều kiện áp dụng
Đề tài này được áp dụng đối với trẻ 24 – 36 tháng với những nội dung,
phương pháp đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi. Giáo viên có kinh
nghiệm, linh hoạt, sáng tạo trong khi thực hiện
III. Triển vọng vận dụng và phát triển
Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài này với các nhóm trẻ 24 – 36
tháng tuổi
IV. Những kiến nghị của bản thân
- Các trường mầm non cần quan tâm hơn nữa đầu tư trang thiết bị đồ dùng
dạy học, cơ sở vật chất phục vụ cho môn âm nhạc, bổ sung các phương tiện như:
Đàn, các loại đĩa nhạc, đài, ti vi.
- Trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản về các loại nhạc cụ, cung
cấp những tài liệu về chương trình mầm non mới để giáo viên tự tìm hiểu và
thiết kế tiết dạy.
24
- Mỗi giáo viên cần thưc hiện tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh.
- Cần thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, thao giảng, sinh hoạt
chuyên môn.
- Khuyến khích động viên giáo viên làm đồ dùng phục vụ cho các trò chơi
nói chung và môn âm nhạc
Trên đây là một khuyến nghị của tôi nhằm mục đích nâng cao công tác
chăm sóc, giáo dục trẻ. Kính mong nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo tạo
điều kiện giúp đỡ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Phùng Hưng, ngày 06 tháng 3 năm 2015.
Người viết
Nguyễn Thị Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1
2
3
TÊN TÀI LIỆU
Bồi dưỡng thường xuyên chu kì
2004- 2007(Quyển 2, bài 12)
Hướng dẫn thực hiện chương
trình GDMN
Giáo dục âm nhạc - tập II Phạm Thị Hòa
NHÀ XUẤT BẢN
NĂM XUẤT BẢN
Hà Nội
2005
Giáo dục
2005
Hà Nội
2008
25