Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ thể chế kinh tế và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.13 KB, 4 trang )

Thể chế kinh tế và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế
1. Thể chế, thể chế kinh tế
Lý luận về thể chế nói chung và thể chế kinh tế nói riêng rất phong phú và
được phát triển dựa trên nhiều tư tưởng nhiều học thuyết, trải qua nhiều thời kỳ lịch
sử khác nhau và cho đến nay vẫn đang được hoàn thiện.
Thể chế kinh tế là hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các
chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Thể chế kinh
tế bao gồm các yếu tố chủ yếu: các đạo luật, luật lệ, quy định, quy tắc,.. về kinh tế gắn
với các chế tài xử lý vi phạm; các tổ chức kinh tế; cơ chế vận hành nền kinh tế.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là loại hình thể chế
kinh tế trong đó có sự thống nhất biện chứng giữa cái chung là kinh tế thị trường với
các đặc thù là định hướng xã hội chủ nghĩa. Thuộc về cái chung có các yếu tố như: đa
dạng chủ thể kinh tế và các chủ thể tự do sản xuất kinh doanh, cạnh tranh theo pháp
luật; thừa nhận các phạm trù hàng hoá, tiền tệ, thị trường, cạnh tranh, cung cầu, giá cả
thị trường, lợi nhuận; sự hoạt động của quy luật kinh tế thị trường; nền kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường. Thuộc về cái đặc thù có các yếu tố: tư tưởng kinh tế xã
hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản; các mục tiêu, nguyên tắc và nhiệm vụ cơ
bản trong phát triển nền kinh tế gắn với mục tiêu và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.
Trong sự kết hợp giữa các chung và cái đặc thù này chúng tạo thành sự giao thoa, cái
chung không nằm ngoài ngoài mà nằm trong cái đặc thù, nhưng không bao quát hết
cái đặc thù, trong đó kinh tế thị trường là động lực và phương tiện để phát triển kinh
tế, định hướng xã hội chủ nghĩa giữ vai trò dẫn dắt quá trình phát triển nền kinh tế.
Như vậy, nội dung cốt lõi và thực chất của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là:
- Phát triển nền kinh tế hàng hoá dựa trên sự đa dạng các hình thức sở hữu và
các thành phần kinh tế, trong đó sở hữu công hữu xã hội chủ nghĩa giữ vai trò nền
tảng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng của nền kinh tế. Các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển,
cạnh tranh và hợp tác với nhau.
- Hình thành đồng bộ và vận hành thông suốt, có hiệu quả hệ thống các thị


trường trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phân phối theo lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là chính, đồng thời
áp dụng các hình thức phân phối khác; coi trọng hiệu quả kinh tế, đồng thời đảm bảo
tiến bộ và công bằng xã hội trong phân phối và phân phối lại.


- Có một hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội theo hướng từng bước thực hiện
chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân, quan tâm hỗ trợ
những người nghèo và yếu thế, những đối tượng được hưởng chính sách xã hội.
- Chính phủ điều hành kinh tế vĩ mô trên cơ sở tôn trọng sự tác động khách
quan của thị trường và cơ chế thị trường, tạo các điều kiện thuận lợi cho các chủ thể
kinh tế hoạt động.
- Có hệ thống pháp luật thích ứng và thúc đẩy sự vận hành có hiệu quả thể chế
kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất: Thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là tổng thể đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, hệ thống pháp luật, chính sách, hệ thống đảm bảo xã hội, các quy tắc, quy
chế mà Đảng, Nhà nướccó nghệ thuật ban hành nhằm đảm bảo sự phát triển đất nước
theo đúng mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn.
2. Vai trò của thể chế kinh tế với sự phát triển kinh tế xã hội
Một là, định hướng, hướng dẫn, tạo khung khổ cho việc tổ chức, hoạt động của
nền kinh tế.
Thể chế kinh tế là những luật lệ, qui tắc nên vai trò hàng đầu của nó là định
hướng, hướng dẫn hành vi và tạo khung khổ pháp lý cho việc tổ chức hoạt động của
nền kinh tế, tác động lớn đến sự lựa chọn và việc quyết định sản xuất cái gì, đầu tư
như thế nào vào lĩnh vực nào, ở đâu... của các chủ thể kinh tế. Ngoài ra thể chế có tác
dụng hướng dẫn trong mối quan hệ qua lại của con người để khi làm bất cứ việc gì,
mỗi người sẽ biết được cách thức thực hiện những việc đó như thế nào.
Hai là, thể chế kinh tế tạo ra nền tảng kinh tế xã hội của một nền kinh tế như:
chế độ sỡ hữu, các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

của nền kinh tế.
Ba là, thể chế kinh tế đóng vai trò chủ thể quản lý kinh tế, và các công cụ quản
lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Nhà nước với tư cách là một thể chế kinh tế, trong quá trình tổ chức quản lý vĩ
mô nền kinh tế, đóng vai trò chủ thể quản lý kinh tế trong nền KTTT định hướng
XHCN.
Hệ thống pháp luật, các công cụ kế hoạch hoá, tài chính, tiền tệ trong nền
KTTT luôn có vai trò hết sức quan trọng việc tạo ra khung khổ pháp lý, tác động đến
điều tiết, định hướng nền kinh tế.
Bốn là, thể chế kinh tế hình thành góp phần đồng bộ hoá hệ thống thị trường,
từng bước hoàn thiện và phát triển hệ thống thị trường của nền KTTT nước ta.


Theo quan niệm hiện nay hệ thống thị trường đồng bộ bao gồm hai vấn đề: Thứ
nhất, phải có đẩy đủ các loại thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố hay thị trường
đầu vào hay thị trường đầu ra.
Thứ hai, bảo đảm cho các loại thị trường này phát triển cân đối cả về qui mô,
trình độ.
Tính đồng hộ của hệ thống thị trường có vai trò hết sức to lớn đối với quá trình
phát triển hệ thống thị trường và nền kinh tế. Nếu thiếu một trong các loại thị trường
thì một mặt, các chủ thể sản xuất kinh doanh khó có được những cơ hội và điều kiện
thuận lợi, bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực cho sự phát triển;
mặt khác, tính đồng hộ, tính ràng buộc và tính cân đối giữa chúng bị vi phạm sẽ cản
trở, thậm chí làm phá vỡ các chiến lược kinh doanh đã định.
Trong nền KTTT, giữa các thị trường có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, dựa
vào nhau và tác động lẫn nhau. Thị trường đầu ra của ngành này, doanh nghiệp này có
khi lại là thị trường đầu vào của ngành khác, doanh nghiệp khác. Do đó, nếu một thị
trường nào đó không phát triển đầy đủ hoặc trì trệ sẽ có ảnh hưởng tới sự phát triển
và phát huy vai trò, chức năng của các thị trường khác, ảnh hưởng đến hiệu quả tổng
thể của hệ thống thị trường.

Năm là, thể chế kinh tế góp phần tạo ra những tiền đề điều kiện hạn chế những
khuyết tật của kinh tế thị trường, kinh tế thị trường bên cạnh mặt tích cực là tạo ra cơ
chế năng động, sáng tạo và hiệu quả thì cũng thường xuyên xảy ra tiêu cực cần hạn
như cạnh tranh và chính phủ, chạy theo lợi nhuận mà quên đi mục tiêu xã hội, phân
hoá giàu nghèo... thông qua hệ thống pháp luật, hệ thống các chính sách mà tác động
điều chỉnh, hạn chế các mặt tiêu cực trên đây.
3. Các nhân tố tác động đến thể chế kinh tế
Có rất nhiều nhân tố tác động tới việc hình thành và phát triển thể chế kinh tế,
nhưng trong đó các nhân tố dưới đây được coi là quan trọng nhất.
- Phương thức sản xuất là một trong những yếu tố rất quan trọng làm thay đổi
phần lớn các thể chế chính thức, trong đó có thể chế kinh tế. Việc chuyển từ phương
thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác sẽ làm thay đổi căn bản thể chế nói
chung của một thuốc gia, do sự khác biệt cơ bản về tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất, sự thay đổi các quan hệ về sở hữu, phân phối, trao đổi và tiêu dùng,
sự khác biệt về cơ cấu bộ máy nhà nước, sự thay đổi trong địa vị của những người
ban hành và cả những người thực thi thể chế...
- Chế độ sở hữu và cơ cấu quyền tài sản là những yếu tố rất quan trọng tác
động tới thể chế mà trước hết là thể chế kinh tế.
- Hệ tư tưởng là nền tảng tinh thần làm thay đổi nhận thức của con người về thế
giới quan, nhân sinh quan. Hệ tư tưởng có tác động lớn tới việc giải thích thế giới


xung quanh và các hoạt động kinh tế. Chính vì vậy, hệ tư tưởng có tác động rất lớn tới
hệ thống thể chế nói chung, thể chế quản lý kinh tế nói riêng.
- Mô hình kinh tế cũng có tác động mạnh tới thể chế. Sự khác biệt giữa các mô
hình kinh tế, chẳng hạn như giữa mô hình kinh tế thị trường với mô hình kinh tế kế
hoạch hoá tập trung cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong thể chế kinh tế. Ngoài ra, sự
khác nhau giữa các mô hình kinh tế thị trường (kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị
trường xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...) cũng tạo ra sự khác
biệt lớn trong thể chế kinh tế.

- Cơ cấu quyền lực chính trị, sự tập trung quyền lực hay phân quyền sẽ tạo ra
sự khác nhau cơ bản dẫn tới khác nhau đáng kể trong cả tổ chức nhà nước lẫn thể chế
kinh tế.
- Trình độ của chủ thể quản lý vĩ mô thể hiện trình độ nhận thức các quy luật
khách quan, nhận thức về kinh tế - xã hội, con người, nhận thức về đối tượng điều
chỉnh... Điều này có tác động lớn đến chất lượng của thể chế kinh tế, vì các thể chế do
con người tạo lập ra.
Các tập tục thông lệ cũng có tác động mạnh tới các thể chế chính thức của quốc
gia, trong đó có thể chế kinh tế.
Thể chế kinh tế thị trường có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội.
Đặc biệt chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghiên cứu thể chế kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng tới thể chế kinh tế, nhất là kinh
tế thị trường định hướng XHCN chúng ta sẽ có được các chủ trương, chính sách hợp
lý để xây dựng và phát triển nó./.



×