quan điểm của chủ nghĩa mác - lênin về chủ
nghĩa xã hội và những nhận thức mới về mô hình
chủ nghĩa xã hội ở nớc ta hiện nay
M U
Bng quỏ trỡnh hot ng lý lun v thc tin sỏng to, C.Mỏc v
Ph.ngghen ó vn dng trit quan im thc tin lch s vo nghiờn cu i
sng xó hi t ú xõy dng nờn hc thuyt v hỡnh thỏi kinh t - xó hi cng sn
ch ngha. õy chớnh l cm nang cho cỏc ng Cng sn cụng nhõn quc t
vn dng mt cỏch linh hot, sỏng to vo iu kin c th ca dõn tc mỡnh
trong tin hnh thng li v a t nc tin theo con ng xó hi ch ngha.
Trong sut hn 80 nm qua, ng ta luụn kiờn nh mc tiờu, con ung
i lờn ch ngha xó hi da trờn nn tng ch ngha Mỏc - Lờnin v t tng H
Chớ Minh. Chớnh iu ú ó giỳp cho dõn tc ta ginh uc nhng thng li ht
sc to ln. Do vy, lý lun v ch ngha xó hi v con ng v con ng i
lờn ch ngha xó hi ó tr thnh si ch xuyờn sut trong ng li cỏch
mng ca ng nh hng cho s phỏt trin ca cỏch mng Vit Nam.
Hin nay ch ngha xó hi khụng cũn l mt h thng, c bit sau s
v ca Liờn Xụ v ụng u, cỏc hc gi t sn phng Tõy cho rng hc
thuyt Mỏc - Lờnin ó li thi, lc hu, lý lun ch ngha xó hi khoa hc vn
ch l khụng tng ch khụng phi l khoa hc v cỏch mng. T nhng bi
hc ca s v Liờn Xụ v ụng u, cng nh thc t t nc qua gn 30
nm i mi, ng ta khng nh: Ch ngha xó hi trờn th gii t nhng bi
hc thnh cụng v tht bi cng nh t khỏt vng v s thc tnh ca cỏc dõn
tc, cú iu kin v kh nng to ra bc phỏt trin mi. Theo quy lut tin húa
ca lch s, loi ngi ang tin ti ch ngha xó hi1.
Do vy, vn quan trng t ra i vi ng ta hin nay l phi tip tc
nghiờn cu, lm rừ nhng vn v ch ngha xó hi v con ng i lờn ch
ngha xó hi nc ta, lm c s cho vic hoch nh ng li ỳng n phự
1
CSVN, Vn kin i hi i biu ton quc ln th IX, Nxb CTQG, H Ni, 2001, tr 65.
2
hợp với xu thế phát triển của thời đại, đưa đất nước vững bước trên con đường
xã hội chủ nghĩa.
3
NỘI DUNG
1. Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội
Thời kỳ C.Mác, Ph.Ăngghen, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
đang trên đà phát triển, giai cấp tư sản mặc dù đã bộc lộ đầy đủ bản chất tàn bạo
và phản động, nhưng về cơ bản vẫn còn đang đóng vai trò trung tâm của lịch sử;
giai cấp vô sản ngày một trưởng thành thông qua các cuộc đấu tranh cách mạng
ở châu Âu, nhưng vẫn còn non yếu về mọi mặt. Trong điều kiện lịch sử đó,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu rõ sự vận động của phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa, nhất là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất để có những dự báo thiên tài về sự thay thế
lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Từ đó, các ông đã đi đến khẳng định:
Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự
nhiên và hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa tất yếu sẽ ra đời để thay
thế cho hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa.
Dựa trên những quan niệm về lịch sử xã hội, C.Mác đã đề cập đến lý luận
về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và các giai đoạn phát triển của
nó trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô Ta” (tháng 4/1975). Trong tác
phẩm này, C.Mác đã vạch rõ bản chất cơ hội, phản động, theo đuôi giai cấp tư
sản của Lát-Xan, đồng thời trình bày hệ thống những vấn đề về sự phân kỳ của
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đặc biệt, các ông có chỉ rõ những
đặc trưng cơ bản của từng giai đoạn, nhất là những đặc trưng trong giai đoạn
thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội). Trong
đó, C.Mác đã chỉ rõ: “Một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư
bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh
thần còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra”1.
Mác đã phân tích sâu sắc đặc điểm của giai đoạn này về mặt kinh tế, tập
trung quan hệ sở hữu. Theo C.Mác sau khi chế độ tư bản chủ nghĩa sụp đổ, chế
độ tư hữu vẫn còn tồn tại, cho nên việc cải tạo để đi đến xoá bỏ chế độ tư hữu là
một quá trình dần dần. Mác đã khẳng định “Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản
1
C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập19, Nxb Chính trị quốc gia sự thật , Hà Nội, 1995, tr. 33
4
chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những
cơn đau đẻ dài. Chính quyền không bao giờ ở một mức cao hơn chế độ kinh tế
và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế quyết định”1. Vì vậy, đặc
trưng cơ bản về kinh tế của giai đoạn này về phân phối là làm theo năng lực,
hưởng theo lao động.
Về phương diện chính trị - xã hội đó là thời kỳ đấu tranh quyết liệt giữa
chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội đang được hình thành. Nên mục đích của
chủ nghĩa cộng sản về chính trị là xoá bỏ nhà nước, mà cơ sở xã hội của nó
chính là chế độ tư hữu. C.Mác cũng đã chỉ ra sau khi giành chính quyền, giai
cấp vô sản phải dùng chế độ dân chủ làm phương tiện để thi hành các biện pháp
đánh vào chế độ tư hữu, cải tạo, thủ tiêu các quan hệ bóc lột, thiết lập các quan
hệ sản xuất mới công bằng. Và đó là một quá trình dần dần, không thể nóng vội.
Mặt khác sau khi giành chính quyền giai cấp vô sản phải sử dụng quyền lực
chính trị một cách triệt để vừa cưỡng bức, tước đoạt bọn áp bức, bóc lột, nhưng
vừa phải nêu gương giúp đỡ nhân dân xây dựng xã hội mới.
C.Mác cũng đã chỉ ra để tiến tới hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa đòi hỏi phải trải qua một thời kỳ quá độ “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và
xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang
xã hội kia, thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị. Và nhà nước
của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của
giai cấp vô sản”2. Xã hội của thời kỳ quá độ là một xã hội vừa thoát thai từ xã
hội tư bản mà ra; là thời kỳ cải biến cách mạng, do vậy về kinh tế, đạo đức, tinh
thần còn mang những dấu vết của xã hội cũ. Công cụ để thực hiện sự cải biến
đó là nhà nước chuyên chính vô sản. C.Mác đã phân tích sâu sắc đặc điểm thời
kỳ quá độ để chỉ ra rằng trong suốt thời kỳ quá độ các giai cấp vẫn còn tồn tại,
địa vị, tính chất, vai trò của các giai cấp sẽ thay đổi trong quá trình chủ nghĩa xã
hội, vì thế đấu tranh giai cấp trong thời kỳ này sẽ vẫn diễn ra. Những giai cấp ,
những bộ phận mà lợi ích cơ bản của họ khác nhau, thậm trí đối lập nhau, do
1
2
SDD, tr. 36
SDD, tr. 47
5
vậy cuộc đấu tranh giai cấp này nó diễn ra gay go, quyết liệt, phức tạp diễn ra
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Giai đoạn cao là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những
cơ sở của chính nó, mà đặc trưng cơ bản là làm theo năng lực hưởng theo nhu
cầu. Thông qua tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gô Ta”, C.Mác cũng đã kịch
liệt phê phán tính chất phản động, thoả hiệp của chủ nghĩa Lát -Xan đã xuyên
tạc, xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Để khắc phục những nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa xã hội còn khá phổ
biến trong phong trào công nhân quốc tế, C.Mác Và Ăngghen còn chỉ rõ sự
khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản: “Cái gọi là xã
hội xã hội chủ nghĩa theo ý kiến tôi, không phải là cái gì đó nhất thành bất
biến, mà cũng như mọi chế độ xã hội khác nó cần phải được xem xét như một
xã hội được thay đổi và cải tạo thường xuyên. Sự khác biệt có tính chất quyết
định của nó so với chế độ hiện nay dĩ nhiên là ở việc tổ chức sản xuất trên cơ
sở sở hữu chung trước hết của từng dân tộc đối với các tư liệu sản xuất”2.
Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen qua đời, các quan điểm của các ông về
chủ nghĩa xã hội đã bị chủ nghĩa cơ hội - xét lại trong Quốc tế II xuyên tạc,
chống phá. Bối cảnh đó, Lênin đã bảo vệ, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác,
làm phong phú chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Người bảo vệ
phát triển chủ nghĩa Mác trên cả ba bộ phận cấu thành là triết học, kinh tế chính
trị và chủ nghĩa xã hội khoa học và chống lại mọi trào lưu cơ hội, xét lại, chủ
nghĩa giáo điều, dập khuôn máy móc.
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Lênin đã
đưa ra nhiều luận điểm mới. Trong giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản đã trở thành
một hệ thống thế giới bao gồm cả các nước thuộc địa và phụ thuộc dưới ách
thống trị của chủ nghĩa tư bản. Lênin thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa cách
mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng
2
C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia sự thật , Hà Nội, tr. 617 - 618
6
vô sản thế giới. Điểm nổi bật của Lênin là nhận thức mới của Người về chủ
nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước tư bản kém phát triển.
Nếu như trước đây, C.Mác và Ph.Ăngghen mới chỉ nêu lên những nét đại thể về
chủ nghĩa xã hội trên cơ sở các nước tư bản công nghiệp phát triển. Còn đối với
nước Nga, một nước tư bản kém phát triển, nền kinh tế tiểu nông còn phổ biến
lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thì ít được quan tâm, chú ý, nên cần phải có
một nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội.
Cùng với những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và từ thực tế nước
Nga Xô Viết, Lênin còn đóng góp nhiều luận điểm về chủ nghĩa xã hội và con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước có nền kinh tế chậm phát triển.
Người viết: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là điều không
thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không
phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình
vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại
khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”2.
Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về lý luận phân
kỳ của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, Lênin đã tiếp tục khẳng
định sự phân kỳ gồm: 1. những cơn đau đẻ kéo dài; 2. chủ nghĩa xã hội; 3. xã
hội cộng sản chủ nghĩa. Trong đó, Lênin đã khẳng định trong giai đoạn đầu của
xã hội cộng sản chủ nghĩa, xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa sau
những cơn đau đẻ kéo dài nên pháp quyền không bao giờ có thể cao hơn chế độ
kinh tế và trình độ phát triển văn hoá của xã hội.
Trong giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, sau khi tình trạng phụ
thuộc vào sự phân công lao động - một sự lệ thuộc nô dịch hoá con người mất
đi, khi mà cùng với nó, sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay mất
đi, khi mà lao động chỉ còn là phương tiện sinh sống mà bản thân nó trở thành
một nhu cầu bậc nhất của cuộc sống, khi mà cùng với sự phát triển toàn diện
2
V. I. Lênin Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ M, 1976, tr 160
7
của những cá nhân thì cả những lực lượng sản xuất cũng phát triển và tất cả
nguồn của cải xã hội tuân ra tràn đầy, chỉ lúc ấy mới có thể hoàn toàn khắc phục
được hoàn toàn cái giới hạn chật hẹp cảu pháp quyền tư sản, và xã hội mới có
thể viết trên lá cờ của mình: “làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Bên cạnh đó, Lênin còn phát triển sâu sắc lý luận về thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, Lênin đã chỉ ra các hình thức quá độ lên chủ nghĩa
xã hội và chỉ rõ hình thức quá độ bỏ qua đối với các nước lạc hậu, kém phát
triển. Trong đó, Leenin đã khẳng định tính tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá
độ, chỉ rõ tính chất, đặc điểm của thời kỳ quá độ đó là thời kỳ không thể không
bao gồm những đặc điểm, đặc trưng của hai kết cấu kinh tế - xã hội tư bản chủ
nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ giai đoạn ấy không thể nào lại không phải là
một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng
sản đang phát sinh. Hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh
bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng còn
non yếu về mọi mặt.
Đây là những luận điểm rất quan trọng, không những phù hợp với đặc
điểm, điều kiện lịch sử lúc đó ở nước Nga, mà còn với cả các nước lạc hậu
chậm phát triển khác trên thế giới. Từ đó, Lênin cho rằng việc chuyển từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, nên
phải sẵn sàng chịu đựng những thử thách, thậm chí có những thất bại tạm thời.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì chủ nghĩa xã hội
- giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã
hội tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các chế độ xã hội trước đó xét trên tổng thể các
đặc trưng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhưng, để xây dựng chủ nghĩa xã
hội, những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những đường nét
cơ bản nhất của mô hình chủ nghĩa xã hội để biến chủ nghĩa xã hội trở thành
hiện thực. Đây là đòi hỏi tất yếu nhưng rất khó khăn đối với các Đảng Cộng sản
trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước.
8
Có thể thấy, những quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã
hội là tương đối đầy đủ và rõ ràng. Nhưng việc nhận thức và vận dụng nó vào
điều kiện cụ thể của từng nước trong quá trình đưa đất nước theo con đường xã
hội chủ nghĩa là một vấn đề không dễ dàng. Trong nhiều thập kỷ, quan niệm của
các đảng cộng sản về chủ nghĩa xã hội còn máy móc và chưa rõ ràng. Đặc biệt,
còn chưa hình dung được một mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc
điểm của từng nước. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản cũng chưa
đầy đủ, toàn diện và khách quan với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội. Vì
thế còn chưa thấy rõ những mặt tiêu cực cần phải vượt qua và những mặt tích
cực cần phải có sự chọn lọc kế thừa, phát triển.
Chính điều đó đã dần đến tình trạng từ cuối những năm 70, 80, nền kinh
tế của các nước xã hội chủ nghĩa đứng trước những mất cân đối nghiêm trọng
nên đã rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Biểu hiện rõ nhất
là sản xuất xã hội trì trệ, lạm phát tăng nhanh, lòng tin của nhân dân đối với sự
lãnh đạo của Đảng và sự điều hành quản lý của nhà nước giảm sút. Cuộc khủng
hoảng này thật sự là một thách thức lớn đối với cả dân tộc ta. Nguyên nhân sâu
xa, cơ bản nhất của tình trạng này là do các đảng cộng sản đã nhận thức sai, vận
dụng không đúng những quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Những vấn đề cơ bản như học thuyết
về hình thái kinh tế - xã hội, về đấu tranh giai cấp, về quy luật quan hệ sản xuất
phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy
luật kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với hạ tầng cơ sở, những quy luật về
thời kỳ quá độ... đã bị hiểu và vận dụng sai lệch. Điều đó đã dẫn đến sai lầm
trong việc xác lập, xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội mang tính dập khuôn,
cứng nhắc.
Có thể thấy, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trải qua một chặng đường dài
khai phá, thử nghiệm và đã có những cống hiến lịch sử đối với sự tồn tại và phát
triển của loài người tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, những ưu
việt, chủ nghĩa xã hội hiện thực cũng đã bộc lộ những yếu kém, hạn chế là
9
không theo kịp yêu cầu phát triển của thực tiễn. Những hạn chế của các nước xã
hội chủ nghĩa đều bắt nguồn từ những sai lầm trong nhận thức lý luận về chủ
nghĩa xã hội. Đó là sự chủ quan muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản một cách nhanh chóng, không cần những bước trung gian, những giai
đoạn quá độ; muốn xây dựng một kiểu chủ nghĩa xã hội với một hệ thống chính
trị tập trung, quan liêu. Tình hình trên đã đặt chủ nghĩa xã hội trước thử thách
hết sức gay gắt và các đảng cộng sản ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đã
nhận thức được sự tất yếu phải đổi mới, cải cách, cải tổ chủ nghĩa xã hội. Chính
quá trình cải tổ, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa trong đầu những năm
90 đã có tác động tích cực đối với công cuộc đổi mới ở nước ta, gợi mở nhiều
vấn đề lý luận, thực tiễn cần phải tham khảo, vận dụng cho công cuộc đổi mới ở
nước ta được tiến hành thắng lợi.
2. Những nhận thức mới về mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng học thuyết của các
ông chỉ là những điểm xuất phát, là phương pháp của sự tìm tòi, là kim chỉ nam
của hành động. Các nhà kinh điển mới chỉ dựa ra mô hình lý luận chung của
những xu hưởng phát triển xã hội làm định hướng để nhận thức và cải tạo xã
hội, còn về cấu trúc của xã hội mới, các ông chỉ mới đề cập đến những nguyên
tắc cơ bản của nó. Sức sống, sự bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin là sáng
tạo, là phát triển không ngừng. Tinh thần sáng tạo đòi hỏi phải bám sát thực
tiễn, từ thực tiễn mới mà khái quát, bổ sung chủ nghĩa Mác - Lênin bằng những
kết luận mới. Trước những đổi mới phong phú, đa dạng và nhanh chóng trên
nhiều phương diện, chủ nghĩa xã hội khoa học, với bản chất khoa học và sáng
tạo cần phải được tiếp tục bổ sung và nâng cao không ngừng bằng kiến thức
mới, kinh nghiệm mới và những kết luận mới được rút ra từ chính thực tiễn.
Điều đó cũng có ý nghĩa là chúng ta cần nhận thức lại chủ nghĩa xã hội khoa
học, chống chủ nghĩa giáo điều, kinh viện, chống lối tư duy xơ cứng, rập khuôn.
Trung thành và phát triển sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Nác
-Lênin về chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
10
đưa ra những quan niệm về chủ nghĩa xã hội hết sức cụ thể, giản dị, dễ hiểu.
Theo Người chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh; là không
ngừng nâng cao mức sống của nhân dân, là mọi người cùng ra sức lao động sản
xuất để được ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ.
Đối với điều kiện, đặc điểm của Việt Nam, một nước nông nghiệp lạc
hậu, có xuất phát điểm thấp, chưa kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa, thì mục tiêu ban đầu của chủ nghĩa xã hội đã được Chủ tịch Hồ Chí minh
đặt ra hết sức thiết thực là phải làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì
khá giàu. Người giàu thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ. Người nào cũng
biết đoàn kết, yêu nước. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa
luôn là sự thống nhất biện chứng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội. Người nói: xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày
càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội. Cụ thể hơn, Người còn cho rằng chủ nghĩa xã
hội phải có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên
tiến. Còn về chính trị, xã hội xã hội chủ nghĩa là do nhân dân làm chủ, bao
nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực
lượng đều ở mọi người dân, mọi cán bộ, công chức nhà nước đều là công bộc
của dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội không hoàn toàn bằng phẳng, mà có vô vàn khó khăn, phức tạp cần phải
vượt qua. Người nhận định xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh
cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài. Bởi chiến thắng đế quốc và phong
kiến là tương đối dễ, nhưng biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới thì
không phải là một chuyện dễ và chiến thắng bần cùng, lạc hậu còn khó khăn
hơn rất nhiều. Người lưu ý, tuy chủ nghĩa xã hội có mục tiêu, nguyên lý chung,
nhưng cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi
nước khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Người, thời kỳ quá độ ở
Việt Nam sẽ phải trải qua nhiều bước, bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh,
nhưng chớ ham làm mau, ham rầm rộ. Đi bước nào vững vàng, chắc chắn bước
11
ấy, cứ tiến tới dần dần. Người còn căn dặn, phải nêu cao tinh thần độc lập, tự
chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài.
Yêu cầu phải có sự nhận thức lại, trên cơ sở đó bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành một yêu cầu cấp bách
của cuộc sống. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã đánh dấu sự đổi mới
quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Sự đổi mới này do những đòi hỏi của chính
bản thân cuộc sống, của thực tiễn, là sự gặp nhau giữa những nguyện vọng và
hoạt động sáng tạo từ cơ sở với sụ tổng kết nâng lên thành chủ trương, đường
lối của Đảng. Giá trị mở đường và ý nghĩa sâu xa của đổi mới tư duy lý luận,
nhất là tư duy lý luận về kinh tế, không chỉ cho phép chúng ta nhận thức ngày
càng sâu sắc hơn vấn đề cần phát triển sản xuất hàng hoá, thừa nhận tính đa
dạng của các hình thức sở hữu, tính bình đẳng trước pháp luật của các thành
phần kinh tế, từng bước xác định rõ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, v.v. mà còn cho phép chúng ta quan
niệm ngày càng rõ nét hơn, nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về mô hình chủ
nghĩa xã hội, về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhờ đổi mới tư
duy lý luận mà Đảng ta được trang bị những lý luận tiên phong để nhận thức
ngày càng thấu đáo không chỉ các vấn đề cụ thể, các lĩnh vực cụ thể, mà quan
trọng hơn là cho phép Đảng ta hiểu rõ hơn những nét chung nhất, cơ bản nhất
của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Năm 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Khi đánh giá về những thành tựu đã đạt được sau 20 năm đổi
mới là to lớn và có ý nghĩa lịch sử, Đảng ta đã khẳng định: Những thành tựu đó
chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực
tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ngày càng sáng tỏ hơn. Hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới,
12
về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã hình thành
trên những nét cơ bản.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (năm 1991) mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng đã được
Đảng ta phác họa gồm sáu đặc trưng. Đến Đại hội lần thứ X (2006), Đảng đã bổ
sung, phát triển mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đầy đủ và toàn diện hơn,
gồm tám đặc trưng cơ bản, đó là: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây
dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do
nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải
phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển
toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ
và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có
quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới".
Đặc biệt đến Cương lĩnh của Đại hội XI (bổ sung và phát triển 2011),
Đảng ta tiếp tục khẳng định tám đặc trưng trong Văn kiện Đại hội Đảng X và có
sự bổ sung, phát triển mới, đó là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có
quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Có thể khẳng định rằng, các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được nêu
trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) là thành quả của công cuộc đổi mới,
trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức tư duy lý luận của Đảng về chủ
13
nghĩa xã hội, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đó là thành
quả của sự kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình
chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Các đặc trưng trên cũng chính là những dấu hiệu để
nhận biết bản chất - mục tiêu - động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nó
vừa thể hiện tính toàn diện, vừa thể hiện sự thống nhất của các đặc trưng trong
một chỉnh thể, phản ánh được bản chất của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang
xây dựng. Nhận thức mới về mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay được
thể hiện trên một số nét chủ yếu sau:
Thứ nhất: So với Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển
năm 2011) đã bổ sung thêm 2 đặc trưng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” và đặc trưng “có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Hai đặc
trưng này đã được Đại hội Đảng X xác định. Tuy nhiên Cương lĩnh 2011 có sự
phát triển mới, đó là chuyển từ “dân chủ’ lên trước từ “công bằng” trong đặc
trưng tổng quát. Và “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là
hệ mục tiêu của đổi mới được Đảng ta không ngừng bổ sung, phát triển từ Đại
hội VI đến Đại hội IX. Tại Đại hội X, hệ mục tiêu đó được quan niệm là đặc
trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
Trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 đây là đặc trưng được
nêu lên đầu tiên trong 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong
đó dân chủ như một giá trị nổi bật được nhấn mạnh để thực hiện các giá trị công
bằng, văn minh của chủ nghĩa xã hội. Trật tự lôgíc trong diễn đạt các mệnh đề
này thực sự có nội dung và ý nghĩa lý luận mới, là sự bổ sung, phát triển mới so
với Cương lĩnh năm 1991 chứ không phải là hình thức sắp xếp câu chữ trong
văn bản. Cương lĩnh năm 1991 cũng như Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm
2011 đều đề cập tới vấn đề xây dựng xã hội dân chủ. Bởi, dân chủ là mục tiêu
và động lực của đổi mới, của phát triển, của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
14
Sinh thời, nói tới dân và dân chủ, Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh:
Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng
sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Dân chủ là của quý báu nhất trên đời của nhân
dân. Người hình dung dân là chủ sở hữu thứ của cải quý báu đó, bởi dân là
người chủ, dân là chủ thể quyền lực, dân ủy quyền cho Nhà nước để nhà nước
thực thi quyền do dân ủy thác mà phục vụ dân và bảo vệ dân. Người tin rằng,
thực hành dân chủ rộng rãi là chiếc chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi khó
khăn. Như thế, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò động lực của dân chủ
để thực hiện mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội. Từ việc nhận rõ bản chất, vai
trò của dân chủ như vậy, nhất là kiểm nghiệm tác dụng, sức mạnh và đánh giá
thành tựu dân chủ trong 25 năm đổi mới, Cương lĩnh 2011 đã chuyển từ dân chủ
lên trước từ công bằng
Thứ hai: Cương lĩnh bổ sung, phát triển đã nêu rõ việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Điểm bổ sung, phát triển mới này chẳng những nói lên nhận thức của Đảng về
sự cần thiết phải thể chế hoá, điều kiện hoá dân chủ bằng một Nhà nước pháp
quyền mạnh để hiện thực hoá dân chủ ở nước ta, làm cho nhân dân thực sự có
quyền làm chủ mà còn tạo cơ sở chính trị - pháp lý để phát triển kinh tế thị
trường cũng như mở rộng quan hệ hợp tác song phương, đa phương, chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế. Nhà nước pháp quyền là giường cột của hệ thống
chính trị. Xây dựng Nhà nước pháp quyền gắn liền với xây dựng Đảng và bảo
vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Nếu quan hệ giữa Đảng với dân thấm sâu chất nhân
văn, trọng dân và vì dân thì quan hệ giữa Đảng với Nhà nước về chức năng,
thẩm quyền, trách nhiệm đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ giữa nội dung, phương
thức Đảng lãnh đạo Nhà nước để thực thi trọng trách Đảng cầm quyền với đổi
mới tổ chức bộ máy và phương thức quản lý của Nhà nước để phục vụ dân ngày
một tốt hơn. Các mối quan hệ đó, quy tụ lại là sự thống nhất giữa nhân văn với
pháp lý của dân chủ, đảm bảo cho Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân
làm chủ theo đúng chuẩn mực dân chủ - pháp quyền, trọng dân gắn liền với
15
trọng pháp. Vấn đề Nhà nước pháp quyền không chỉ được nhấn mạnh trong các
đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà còn được đề cập nhất quán trong phương
hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thứ ba: Cương lĩnh 2011 mở rộng biên độ “do nhân dân làm chủ”, chứ
không giới hạn “do nhân dân lao động làm chủ” như Cương lĩnh năm 1991. Tại
sao lại như vậy? Trả lời câu hỏi dường như đơn giản và hình thức này thật ra lại
không đơn giản, không hình thức chút nào, ở đây có những hàm nghĩa rất tinh
tế của nhận thức. Ai nấy đều biết, đi vào kinh tế thị trường, lại có đảm bảo bởi
Nhà nước pháp quyền thì tất cả mọi người dân, mọi công dân đều được phép
làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Đó là biểu hiện trực tiếp của dân
chủ hoá kinh tế. Mọi lao động xã hội có ích, hợp pháp đều hợp đạo đức, đều
được tôn trọng. Với động lực lợi ích, mọi thành viên trong cộng đồng đều lao
động trên tư cách người chủ và làm chủ. Nói nhân dân làm chủ là để khắc phục
những biểu hiện biệt phái, hẹp hòi và sự phân biệt có tính khiên cưỡng, giả tạo,
để xoá bỏ những thiên kiến, định kiến đối với lao động trong thành phần kinh tế
tư nhân đã từng tồn tại trước đây. Kinh tế tư nhân thực chất là người dân, nhân
dân làm kinh tế, được thừa nhận là một động lực của phát triển trong nền kinh
tế thị trường. Đó là chưa kể dùng khái niệm “nhân dân làm chủ “còn để tập hợp,
quy tụ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống làm ăn ở nước ngoài. Nhân
dân làm chủ - quan niệm này một khi đi vào cuộc sống sẽ nhanh chóng phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và đồng thuận xã hội, tận dụng nguồn nhân
lực xã hội rộng rãi, nhất là khối quần chúng nhân dân đông đảo, trong đó khối
liên minh công - nông - trí thức là nòng cốt với một cơ cấu xã hội thống nhất
trong đa dạng được hình thành bởi kinh tế thị trường.
Thứ tư: Trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 vấn đề sở hữu và
xác lập quan hệ sản xuất được rất nhiều người quan tâm, thu hút sự chú ý đóng
góp nhiều ý kiến của đông đảo cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Cương lĩnh năm 1991 xác định: “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu”. Trên
16
cơ sở tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội X xác định: “Có nền kinh tế phát triển
cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Kế thừa Đại hội X, Cương lĩnh (bổ sung,
phát triển năm 2011) xác định “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng
sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (so với Đại hội X có bổ
sung từ “tiến bộ” và viết gọn hơn)
Như vậy, Đảng ta đã đứng trên quan điểm lịch sử – cụ thể và quan điểm
thực tiễn, xuất phát từ đổi mới của Việt Nam và xu thế phát triển kinh tế tri thức
trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ để điều chỉnh nhận thức từ tư
duy về chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu sang tư duy về quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Việt
Nam, trong suốt thời kỳ quá độ lâu dài cần phải tập trung phát triển lực lượng
sản xuất. Để trở thành lực lượng sản xuất hiện đại phải phát triển mạnh mẽ kinh
tế thị trường dựa trên tiến bộ của khoa học - công nghệ. Thời kỳ quá độ cũng là
thời kỳ tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức kinh tế - xã hội
đan xen, nhiều hình thức sở hữu và phân phối. Đó là cách thức để lực lượng sản
xuất phát triển ở trình độ xã hội hoá cao. Đến lúc đó, tất yếu sẽ chín muồi trình
độ xã hội hoá cao tương ứng của chế độ sở hữu xã hội, của công hữu. Đó là lúc
chủ nghĩa xã hội sẽ định hình đầy đủ các đặc trưng cơ bản của nó chứ không chỉ
đặc trưng kinh tế. Những đặc trưng đó mới chỉ phát sinh và đang hình thành
trong thời kỳ quá độ. Vì thế, phải đến khi thời kỳ quá độ kết thúc, chúng ta mới
đạt được mục tiêu tổng quát là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của
chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù
hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn
vinh và hạnh phúc. Do đó, trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất hiện đại mà
xác lập quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp là đúng đắn và cần thiết, tránh khuynh
hướng đồng nhất giản đơn thời kỳ quá độ với chủ nghĩa xã hội. Nó nhất quán
với tư tưởng giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển mạnh mẽ kinh tế thị
trường nhiều thành phần, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phồn vinh chứ không
17
gây ra những lực cản kìm hãm phát triển sản xuất và kinh tế, kể cả lực cản trong
tư duy, nhận thức. Hơn nữa, phải hiểu công hữu là kết quả rất cao của xã hội
hoá và trong nền kinh tế tri thức, tư liệu sản xuất chủ yếu không chỉ là công cụ,
vật thể mà là trí tuệ, sở hữu trí tuệ gắn với trí tuệ của cá nhân - chủ thể chứ
không phải và không thể công hữu hoá theo lối tư duy truyền thống trước đây.
Ngày nay, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, thay đổi khó lường. Hòa
bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn. Nhưng xung đột vũ trang, tranh chấp
lãnh thổ, khủng bố quốc tế, xung đột dân tộc, tôn giáo... vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
Cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các nuớc phát
triển, nhưng cạnh tranh, tranh giành thị truờng, các nguồn nguyên liệu, năng
lượng, nguồn lực khoa học công nghệ giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh tế
diễn ra quyết liệt, đặt các quốc gia, nhất là các nước đang và kém phát trển
trước những thách thức gay gắt. Ở trong nước, bên cạnh thững thuận lợi cơ bản
do những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử mà Đảng và nhân dân ta đã
giành được trong sự nghiệp đổi mới làm tăng thế và lực, uy tín quốc tế của đất
nước, chúng ta cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn. Chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch chậm. Các cân đối kinh tế lớn, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc.
Một số lĩnh vực xã hội còn có những mặt yếu kém như giáo dục, đào tạo, khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, quản lý các hoạt động văn hóa, bảo
đảm trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; tệ tham nhũng, lãng phí chậm
được khắc phục, gây bức xúc trong nhân dân. Các thế lực thù địch, cơ hội chính
trị chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hết sức quyết liệt, bằng
nhiều thủ đoạn tinh vi, thâm độc: tuyên truyền vu cáo, xuyên tạc, đẩy mạnh hoạt
động “diễn biến hòa bình”, âm mưu gây bạo loạn, bất ổn chính trị. Thêm vào
đó, mặt trái của cơ chế thị truờng tác động làm suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối
sống của không ít cán bộ, đảng viên... làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân
với Đảng, với chế độ.
18
Trong bối cảnh đó, Đảng ta, nhân dân ta khẳng định kiên định và vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, mục tiêu đã được Chủ tịch Hồ
Chí Minh lựa chọn và được lịch sử phát triển của dân tộc ta gần một thế kỷ qua
chứng minh rằng: chỉ có con đường xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho dân tộc
ta có nền độc lập thật sự, đất nước ta phát triển ổn định, phồn vinh, nhân dân ta
có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đó là con đường đúng đắn, phù hợp với quy
luật phát triển của thời đại.
Tiếp tục kế thừa và vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh mới,
Đảng ta tiếp tục tìm tòi, ngày càng làm sáng tỏ hơn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng thời, Đảng ta luôn xác định xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình cải biến cách mạng sâu sắc,
triệt để, một cuộc đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới để tạo ra sự biến đổi
về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; vì vậy, nhất định phải trải
qua một thời kỳ quá độ lâu dài, nhiều bước phát triển, không thể đơn giản, chủ
quan, nóng vội. Để thực hiện thành công mục tiêu xã hội xã hội chủ nghĩa,
Đảng ta đã đề ra các phương hướng và nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức là nhiệm vụ trung tâm để từng
buớc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; không ngừng nâng
cao năng suất lao động xã hội, chất lượng, hiệu quả, khả năng độc lập, tự chủ
của nền kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó, phát triển mạnh các
ngành, các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; phát
triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nhất là những ngành có lợi
thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững,
nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia có hiệu quả
vào dây chuyền sản xuất và mạng lưới phân phối toàn cầu. Đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển nông - lâm – ngư
19
nghiệp một cách toàn diện, hiệu quả, bền vững gắn với giải quyết đồng bộ các
vấn đề của nông dân, nông thôn. Phát triển nhanh các ngành dịch vụ, nhất là các
dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, các dịch vụ có giá trị gia tăng
cao. Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nuớc, các
công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất
nước. Phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng đồng bằng, trung du và
miền núi, ven biển, đảo và hải đảo, thành thị và nông thôn.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong đó, cơ chế thị trường được vận dụng đầy đủ để phát huy mạnh mẽ, có
hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế. Phát triển
các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được coi trọng, hợp tác, cạnh
tranh bình đẳng, lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh
tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể, ngày càng trở thành nền tảng vững chắc
của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi
với xóa đói, giảm nghèo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế của nhà
nước để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường,
các loại thị trường, định hướng phát triển, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của cơ chế thị trường; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh
vực kinh tế.
Ba là, chăm lo phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc; làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành
nền tảng, giữ vai trò chỉ đạo trong đời sống tinh thần, xã hội. Kế thừa và phát
huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp
thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo
đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Đấu tranh chống tư tưởng, văn hoá hóa
phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
20
Bốn là, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn
dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc
phòng, an ninh; xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lực lượng dự bị động viên, dân quân
tự vệ hùng hậu, có sức chiến đấu cao; xây dựng nền công nghiệp quốc phòng,
an ninh bảo đảm cho các lực lượng vũ trang được trang bị ngày càng hiện đại;
để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững
hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; chủ động
ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực
thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Năm là, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa
bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho
sự phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất nước; là bạn, là đối tác tin cậy và thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện và phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Dân chủ phải được thực hiện trong thực tế cuộc
sống ở tất cả các cấp, trên tất cả các lĩnh vực; bảo đảm tất cả quyền lực đều
thuộc về nhân dân, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, luật pháp, cơ chế,
chính sách của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; mọi cán bộ, công chức
đều là công bộc của nhân dân. Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Lấy mục
tiêu xây dựng nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh để tập hợp, đoàn kết
các giai cấp, tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài. Xây dựng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các
21
đoàn thể nhân dân trong việc tập hợp, đoàn kết toàn dân vào nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Bảy là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; bảo đảm Nhà nước thực sự
là của nhân dân, nhà nước làm tốt chức năng quản lý kinh tế và đời sống xã hội,
thực hiện các cam kết quốc tế; giữ nghiêm trật tự, kỷ cương xã hội, bảo vệ lợi
ích của Nhà nuớc và nhân dân; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của
Tổ quốc và nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp; có tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý, trong sạch, vững mạnh; có đội ngũ
cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực cao; có cơ chế kiểm soát, ngăn
ngừa, trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, xâm phạm
quyền dân chủ của nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và
tổ chức; kiên định chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng; thật sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc; có năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu cao, thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, ra sức nâng cao
trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết, thống nhất
trong Đảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt đảng. Thường
xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa
cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, có sức chiến đấu
cao. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính
chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, liên hệ mật thiết với
nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.
22
Những phương hướng và nhiệm vụ trên là sự kế thừa và vận dụng sáng
tạo của Đảng ta những tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
hiện nay. Đây là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng và
nhân dân ta hiện nay và trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trong quan điểm của các nhà kinh điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ
nghĩa xã hội một mặt đã lấy phục vụ con người làm mục đích, tức là "tất cả vì
con người"; mặt khác, lấy việc phát huy sức mạnh của con người làm động lực
chủ yếu để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, tức là "tất cả do con người".
Việc xác định rõ mô hình về chủ nghĩa xã hội trong các văn kiện của Đảng, đặc
biệt trong Cương lĩnh Đại hội XI của Đảng vừa là sự trung thành và vận dụng
sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mô hình ấy biểu hiện như một kết cấu tổng thể,
ổn định tương đối, nó không phải là một mô hình khép kín và cứng nhắc mà nó
chứa đựng khả năng mở rộng nội hàm, tiếp tục bổ sung những nét mới là kết
quả của việc không ngừng nâng cao trình độ lý luận và tổng kết thực tiễn phong
phú, đa dạng. Nó là kết quả của sự kết hợp hài hòa cái phổ biến và cái đặc thù,
cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình có tên gọi: mô hình chủ nghĩa xã
hội Việt Nam. Nó thể hiện xu hướng gắn kết hợp lý tiến trình phát triển của chủ
nghĩa xã hội với sự vận động không ngừng của nhân loại đi lên phía trước, kế
thừa những thành tựu tiến bộ của loài người để xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội ở nước ta.