Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Tiểu luận: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM KINH ĐIỂN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.21 KB, 36 trang )










Tiểu luận:

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
VỀ QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI
VÀ í THỨC XÃ HỘI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM KINH ĐIỂN





















phần mở đầu

- Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một thể thống nhất thế
giới quan, phương pháp luật và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và quần chúng
lao đọng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản về xây dựng xã hội cộng sản
chủ nghĩa. Trong hệ thống quan điểm của mình, các nhà kinh điển cũng chú ý nhiều
đến quan điểm về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, coi đó là
vấn đề cơ bản của triết học về xã hội. Quan điểm đó luôn luôn được Đảng ta vận
dụng vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, nhờ vậy mà đất nước đạt được
nhiều thành tựu to lớn cả trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội.
Hiện nay, đất nước bước vào thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng
mới, càng đòi hỏi cao hơn về yêu cầu làm sáng tỏ và phát triển lý luận, từ đó vận
dụng sáng tạo vào từng điều kiện cụ thể. Vấn đề quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội lại càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc hơn.
Trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng kinh điển, bản thân tôi đã rất chú ý
vấn đề này, do vậy đã mạnh dạn chọn nội dung này làm tiểu luận tốt nghiệp.
- Mục đích của tôi là nắm được những nội dung cơ bản của lý luận về quan
hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH, thấy rõ tầm quan trọng của nó, qua đó để hiểu
sâu sắc hơn về quan điểm cách mạng của Đảng đồng thời giúp cho công tác giảng
dạy đạt kết quả tốt hơn.
- Yêu cầu của tiểu luận là đề cập có hệ thống quan điểm của các nhà kinh
điển về quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH; chỉ ra điều kiện lịch sử của nó,
đồng thời khẳng định tính khoa học và cách mạng của tư tưởng ấy. Đặt những quan
điểm ấy trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, từ đó khẳng định tính đúng đắn trong
đường lối cách mạng của Đảng ta hiện nay.
- Kết cấu của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận bao gồm 3
phần:

I. Quan điểm về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
trong một số tác phẩm của C.Mác và ăngghen.




II. Lênin bảo vệ và phát triển quan điểm về quan hệ biện chứng giữa TTXH
và YTXH của Mác và ăngghen.
III. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lý luận với tư cách là trình độ
cao của ý thức xã hội.




nội dung

I. quan điểm về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
trong một số tác phẩm của C.mác và ăngghen
Vấn đề cơ bản của triết học là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội chính là quan hệ giữa vật chất và ý thức
được xem xét trong lĩnh vực xã hội. Do vậy vấn đề cơ bản của triết học về xã hội là
giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại xã hội là giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội.
Qua một số tác phẩm như: hệ tư tưởng Đức, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
Chống Đuy rinh, sự phát triển của P.ăngghen đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản
của triết học về xã hội theo quan niệm duy vật lịch sử.
1. Tác phẩm hệ tư tưởng Đức
Đây là tác phẩm đánh dấu một cái mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
quá trình hình thành triết học Mác. Ta có thể xem là tác phẩm chín muồi đầu tiên
của chủ nghĩa Mác. Với tác phẩm này Mác và ăngghen đã thanh toán nhận thức triết

học trước kia của hai ông và trình bày thế giới quan mới của triết học. Đó chính là
quan niệm duy vật về lịch sử, một phát hiện vĩ đại nhất làm nên cuộc cách mạng
trên lĩnh vực triết học. Một trong những nội dung đó là quan điểm về mối quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Mác và ăngghen phê phán các nhà triết học Đức lúc đó là đã tách rời triết
học với hiện thực Đức, không thấy mối liên hệ giữa phê phán của họ với hoàn cảnh
vật chất của chính bản thân họ. [M-A, tuyển I, STHN, 1980, tr. 267]. Từ đó Mác và
ăngghen đã gắn hệ tư tưởng với cơ sở hiện thực lịch sử để xem xét và cho rằng bản
thân hệ tư tưởng chẳng qua cũng chỉ là một trong những mặt của lịch sử đó.
- Mác và ăngghen chỉ ra những tiền đề xuất phát của quan niệm duy vật lịch
sử. "Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tuỳ tiện,
không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua
trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực là hoạt động của họ và




những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng
như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra" (267). Sở dĩ Mác và
ăngghen coi đó là tiền đề xuất phát cho quan niệm ĐVLS vì "tiền đề đầu tiên của
toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người
sống" (268).
- Những cá nhân hiện thực là những cá nhân "đúng y như họ đang hoạt động,
sản xuất một cách vật chất, tức là đúng như họ hành động trong những giới hạn, tiền
đề mà điều kiện vật chất nhất định, không phụ thuộc vào ý chí của họ" (275). Như
vậy sự tồn tại của cá nhân hiện thực trước hết là ở hoạt động sản xuất vật chất, đó là
cái khách quan. Còn những biểu tượng của những cá nhân ấy về mình là ý niệm
hoặc về những quan hệ của họ với tự nhiên, hoặc về những quan hệ của họ với
nhau, hoặc về bản chất tự nhiên của họ đều là sự biểu hiện có ý thức của những
quan hệ hiện thực và hoạt động hiện thực của họ, của sản xuất của họ, của sự giao

tiếp của họ, của tổ chức chính trị và xã hội của họ (275). Nói cách khác ý thức của
cá nhân đã hiện thực hay tưởng tượng đều phản ánh cuộc sống hiện thực của họ.
- Tiếp tục quan điểm trên, Mác và ăngghen đi đến khẳng định bản chất của ý
thức xã hội: "Sự sản xuất ra những ý niệm, những quan niệm và ý thức thì lúc đầu là
trực tiếp gắn liền mật thiết với hoạt động vật chất và sự giao tiếp vật chất của con
người; nó là ngôn ngữ của cuộc sống hiện thực. ở đây, những quan niệm, tư duy, sự
giao tiếp tinh thần của con người còn xuất hiện ra là sự biểu thị trực tiếp của những
quan hệ vật chất của họ. Đối với sự sản xuất tinh thần, đúng như nó biểu hiện trong
ngôn ngữ của chính trị, của luật pháp, của đạo đức, của tôn giáo, của siêu hình học,
v.v , trong một dân tộc thì cũng thế. Chiính con người là kẻ sản xuất ra những quan
niệm, ý niệm, v.v ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được
ý thức và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người"
(276). Như vậy ngoài việc đề cập bản chất của ý thức xã hội, Mác - ăngghen còn đề
cập đến tồn tại của con người - tồn tại xã hội. Đồng thời khẳng định ý thức và các
hình thái ý thức xã hội là sự biểu thị trực tiếp các hoạt động và giao tiếp vật chất của




con người. Khẳng định như vậy, Mác và ăngghen cho rằng đó là TH từ dưới đất đi
lên trời, nó trái với TH Đức là TH từ trên trời đi xuống đất.
- Quan điểm trên có thể nói một cách khác là không thể xuất phát từ những
điều mà con người nói, tưởng tượng, hình dung mà "xuất phát từ những con người
đang hành động, hiện thực vật chất chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống
hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng và
tiếng vang tư tưởng của quá trình đời sống ấy". "Ngay cả những ảo tưởng hình
thành trong đầu óc con người cũng là những vật thăng hoa tất yếu của quá trình đời
sống vật chất của họ, một quá trình có thể xác định được bằng kinh nghiệm và gắn
liền với những tiền đề vật chất. Như vậy thì đạo đức, tôn giáo, siêu hình học và
những dạng hệ tư tưởng khác cùng với những hình thái ý htức tương ứng với chúng,

liền mất ngay mọi vẻ độc lập bề ngoài" (227).
Theo trên, Mác và ăngghen đã chỉ ra là phải xuất phát từ TTXH để giải thích
YTXH, khi đó cũng thấy được sự phụ thuộc của các hình thái YTXH vào TTXH, dù
chúng có tính độc lập tương đối. Mặt khác cũng thấy thêm quan niệm về tồn tại xã
hội: tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người - những con
người đang hành động, hiện thực - một quá trình có thể xác định được bằng kinh
nghiệ và gắn liền với những tiền đề vật chất (hoạt động vật chất và sự giao tiếp vật
chất - trước hết là hoạt động sản xuất vật chất).
- Mác và ăngghen đề cập sự thay đổi của TTXH dẫn đến sự thay đổi của
YTXH: "Tất cả những cái đó không có lịch sử, không có sự phát triển: chính con
người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình đã làm
biến đổi, cùng với sự tồn tại hiện thực của mình cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của
mình" (277).
- Mác và ăngghen khẳng định TTXH quyết định YTXH: "không phải ý thức
quyết định đời sống, mà chính đời sống quyết định ý thức" (277).
Như vậy xuất phát từ đời sống hiện thực, làm cho luận điệu trống rỗng về ý
thức sẽ chấm dứt.




Từ những quan điểm trên Mác và ăngghen kết luận rằng không thể thực hiện
được một sự giải phóng hiện thực nào, nếu không thực hiện sự giải phóng ấy trong
thế giới hiện thực và bằng những phương tiện hiện thực sự giải phóng là một sự
kiện lịch sử chứ không phải là sự kiện tư tưởng" (280).
- Mác và ăngghen đề cập sự phát triển của ý thức qua các cấp độ khác nhau.
Khi xuất hiện sự phân chia thành lao động vật chất và lao động tinh thần thì "ý thức
có khả năng tự giải thoát khỏi thế giới và chuyển sang xây dựng lý luận "thuần tuý",
thần học, đó, triết học đó, đạo đức đó v.v mâu thuẫn với những quan hệ hiện có thì
điều đó cũng chỉ có thể xảy ra do chỗ những quan hệ xã hội hiện có đủ mâu thuẫn

với lực lượng sản xuất hiện có" (291).
- Về ý thức cá nhân, Mác và ăngghen cho rằng "sự phong phú thực sự về tinh
thần của cá nhân là hoàn toàn phụ thuộc và sự phong phú của những liên hệ hiện
thực của họ" (302).
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một giai đoạn nào đó xuất hiện
một giai cấp "sản sinh ra ý thức về tính tất yếu của cuộc cách mạng triệt để, ý thức
CNCS, ý thức mà dĩ nhiên là sự quan sát tình cảnh của giai cấp đó có thể làm nảy
sinh ra trong các giai cấp khác" (303).
Một lần nữa Mác và ăngghen kết luận: "quan niệm đó về lịch sử không đi
tìm một phạm trù nào đó trong mỗi thời đại như quan niệm dân tộc về lịch sử đã
làm, mà nó luôn luôn đứng trên miếng đất hiện thực của lịch sử, nó không căn cứ
vào tư tưởng để giải thích thực tiễn; nó giải thích sự hình thành của tư tưởng căn cứ
vào thực tiễn vật chất và do đó nó đi đến kết luận rằng không thể đập tan được mọi
hình thái và sản phẩm của ý thức bằng sự phê phán tinh thần, bằng việc quy chúng
thành "tự ý thức", hay biện chứng thành những "u hồn", "bóng ma", "tính kỳ quặc",
v.v mà chỉ bằng việc liệt kê một cách thực tiễn những quan hệ xuất hiện hiện thực
đã sản sinh ra tất cả những điều nhảm nhí duy tâm đó; rằng không phải sự phê phán,
mà cách mạng mới là động lực của lịch sử, của tôn giáo, của triết học và của mọi lý
luận khác" (306).




Như vậy việc xóa bỏ những quan niệm trong ý thức con người chỉ có thể
thực hiện được bằng cách cải biến hoàn cảnh, chứ không phải bằng những suy diễn
lý luận.
- Mác và ăngghen khẳng định tính giai cấp của YTXH: "trong mọi thời đại,
những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị, nói cách khác giai
cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần
thống trị" (314). Giai cấp nào chi phối những TLSX vật chất thì cũng chi phối luôn

cả những TLSX tinh thần, thành thử nói chung tư tưởng của những người không có
TLSX tinh thần cũng đồng thời tự giai cấp thống trị đó chi phối" (315).
- Mác và ăngghen phân tích tại sao **** là tư tưởng thống trị của thời đại:
+ "Những tư tưởng thống trị không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện
tinh thần của những quan hệ vật chất thống trị, chúng là những quan hệ vật chất
thống trị được biểu hiện dưới hình thức tư tưởng" (315) => ý thức của giai cấp phản
ánh đa sinh hoạt vật chất của giai cấp đó.
+ Những cá nhân hợp thành giai cấp thống trị, ngoài những cái khác ra họ
còn có một ý thức và do đó họ tư duy, chừng nào họ thống trị với tư cách là giai cấp
và quyết định quy mô và phạm vi của một thời đại lịch sử thì dĩ nhiên là họ thống trị
về mọi mặt, cho nên ngoài ra, họ cũng thống trị với tư cách là những người tư duy,
là những người sản xuất ra tinh thần, điều tiết sự sản xuất và sự phân phối những tư
tưởng của thời đại họ; bởi vậy những tư tưởng của họ là tư tưởng thống trị của thời
đại (365).
- Sự phân công lao động cũng biểu hiện ra trong giai cấp thống trị dưới hình
thức sự phân công giữa lao động tinh thần và lao động vật chất. Thành thử trong
giai cấp thống trị ấy có hai hạng người: một hạng là những nhà tư tưởng của giai
cấp ấy, còn hạng kia sẽ có thái độ thụ động và tiếp thu trước những tư tưởng và ảo
tưởng ấy. Sự phân chia như vậy thậm chí phát triển thành một sự đối lập và đối địch
nào đó, nhưng một khi có cuộc xung đột thực tiễn khiến cho bản thân giai cấp bị đe
doạ thì sự đối địch đó tự tiêu tan, thế là cũng tiêu tan cáo ảo tưởng cho rằng những




tư tưởng thống trị không phải là những tư tưởng của giai cấp thống trị và dường như
chúng có một quyền lực khác với quyền lực của giai cấp đó" (316).
- Mác và ăngghen còn nhấn mạnh thêm: nếu trong khi xem xét tiến trình của
lịch sử, người ta tránh những ý niệm của giai cấp thống trị ra khỏi bản thân giai cấp
thống trị và làm cho chúng có một sự tồn tại độc lập; nếu khăng khăng cho rằng

những tư tưởng này khác đã thống trị trong một thời đại nào đó mà không quan tâm
đến những điều kiện sản xuất lẫn người sản xuất rá những tư tưởng ấy, tức là hoàn
toàn không tính đến những cá nhân và hoàn cảnh thế giới làm cơ sở cho những tư
tưởng ấy, thì người ta có thể nói rằng (chẳng hạn trong thời kỳ thống trị của giai cấp
quý tộc) những khái niệm danh dự, trung thành, v.v đã thống trị, còn trong thời kỳ
thống trị của giai cấp tư sản, những khái niệm tự do, bình đẳng, v.v đã thống trị.
Chính đó là điều mà toàn bộ giai cấp thống trị đã tưởng.
Thật ra, mỗi giai cấp mới thay thế giai cấp thống trị trước mình, muốn thực
hiện được mục đích của mình, đều phải nhất thiết biểu hiện lợi ích của bản thân
mình thành lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội, hay nói một cách trừu
tượng: phải gắn cho những tư tưởng của bản thân mình một hình thức phổ biến,
phải biểu hiện những tư tưởng đó thành những tư tưởng duy nhất hợp lý, duy nhất
có giá trị phổ biến (317). Nghĩa là ý thức của giai cấp phải được tuyên truyền, giáo
dục phổ biến trong xã hội, để trở thành xã hội, nhân danh xã hội.
Như vậy trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác và ăngghen đã giải quyết hết
sức căn bản vấn đề cơ bản của triết học về xã hội. Đặc biệt là các vấn đề về nguồn
gốc, bản chất của yếu tố xã hội, tính quyết định của TTXH và sự phụ thuộc của yếu
tố xã hội vào tồn tại xã hội, đồng thời còn chỉ rõ tính giai cấp của ý thức xã hội
trong mỗi thời đại Những tư tưởng đó cũng là một cái mốc quan trọng thể hiện sự
chín muồi của triết học Mác.
Tiếp tục những quan điểm trên, trong đó tác phẩm sự khốn cùng của triết
học, Mác đã đưa ra ý nghĩa phương pháp luận như sau: "để nghiên cứu những
nguyên lý, cũng như để nghiên cứu lịch sử, người ta tự hỏi tại sao một nguyên lý
nào đó lại biểu hiện ra trong thế kỷ nào đó (XI hay XVIII) chứ không phỉa trong




một thế kỷ nào khác, tất nhiên là người ta bắt buộc phải xem xét tỉ mỉ xem, những
người của thế kỷ XI là những người nào, những người của thế kỷ XVIII là những

người nào, những nhu cầu của họ trong mỗi thế kỷ ấy, những lực lượng sản xuất của
họ, những PTSX của họ, những nguyên liệu dùng trong sản xuất của họ là gì, cuối
cùng những quan hệ giữa người và người do tất cả những điều kiện sinh tồn ấy sinh
rá là những quan hệ nào. Nghiên cứu nêu tất cả những vấn đề ấy, không phải là theo
dõi lịch sử hiện thực, trần tục của con người trong mỗi thế kỷ đó sao?" (387).
Trong tác phẩm này mác cũng chỉ rõ: "giống như những nhà kinh tế học là
những đại biểu khoa học của giai cấp vô sản, những người XHCN mà những người
cộng sản cũ là những nhà lý luận của giai cấp vô sản. Chừng nào mà giai cấp vô sản
chưa được phát triển đầy đủ để tự cấu thành giai cấp và do đó, chừng nào ngay cả
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản còn chưa có một tính chất
chính trị và chừng nào những lực lượng sản xuất còn chưa phát triển đầy đủ trong
lòng bản thân giai cấp tư sản để hé ra cho người ta thấy được những điều kiện vật
chất cần thiết cho sự giải phóng của giai cấp vô sản và sự thành lập một xã hội mới,
- thì chừng đó những nhà lý luận ấy chỉ là những nhà không tưởng, họ cố nghĩ ra
những học thuyết và ra sức đi tìm một khoa học có tác dụng tái tạo để phục vụ cho
những nhu cầu của các giai cấp bị áp bức. Nhưng lịch sử càng tiến tới và cùng với
lịch sử, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cũng biểu hiện ra rõ rệt hơn thì họ không
cần phải đi tìm khoa học ở trong trí óc họ nữa, mà họ chỉ cần chú ý đến sự việc diễn
ra trước mắt họ và diễn đạt những sự việc ấy ra mà thôi. Chừng nào mà họ còn đi
tìm khoa học và chỉ làm ra những học thuyết, chừng nào mà họ còn ở giai đoạn đầu
của cuộc đấu tranh thì họ vẫn thấy sự khốn cùng chỉ là sự khốn cùng mà không thấy
trong sự khốn cùng có mặt cách mạng, mặt lật đổ, nó rõ đánh đổ xã hội cũ. Ngay từ
lúc đó, khoa học do vận động vô sản sinh ra và tham dự vào vận động lịch sử ấy
một cách hoàn toàn tự giác, không còn có tính chất lý thuyết suông nữa, khoa học
đã trở thành khoa học cách mạng" (400).
2. Quan điểm về quan hệ biện chứng giữa trật tự xã hội và ý thức xã hội
trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản





Đây lf tác phẩm đánh dấu sự hình thành về cơ bản học thuyết của Mác và
ăngghen. Những quan điểm duy vật lịch sử đã có ý nghĩa khoa học của cách mạng
rất to lớn trong lĩnh vực ý nghĩa khoa học và cách mạng rất to lớn trong lĩnh vực ý
thức xã hội. Sự tiếp tục và phát triển các quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:
- Mác và ăngghen phê phán các quan niệm của giai cấp tư bản về vấn đề này:
"Nếu các ông lấy những quan niệm tư sản của các ông về tự do, về văn hoá, về luật
pháp, v.v làm tiêu chuẩn để xét việc xoá bỏ sở hữu tư sản thì chẳng cần gây sự với
chúng tôi làm gì. Chính những tư tưởng của các ông là con đẻ của chế độ sản xuất
và sở hữu tư sản, cũng như pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông
được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt
vật chất của giai cấp các ông quyết định" (563).
Còn những lời buộc tội chủ nghĩa cộng sản, xuất phát từ những quan điểm
tôn giáo, triết học và nói chung là những quan điểm ý thức tư tưởng thì không đáng
phải xét kỹ" (565).
- Từ sự phê phán trên, một lần nữa Mác và ăngghen khẳng định TTXH quyết
định YTXH, đồng thời chứng minh sâu sắc quan điểm đó bằng hiện thực lịch sử:
"Liệu có cần phải sáng suốt lắm mới hiểu được rằng những tư tưởng, những
quan điểm và những khái niệm của người ta, tóm lại là ý thức của người ta, đều thay
đổi cùng với mọi sự thay đổi xảy ra trong điều kiện sinh hoạt, trong quan hệ xã hội,
trong đời sống xã hội của người ta chăng?" (566).
"Lịch sử tư tưởng chứng minh những gì, nếu không phải là chứng minh rằng
sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị
của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị?/
Cụ thể Mác và ăngghen đã chứngminh như sau: "khi thế giới cổ đại đang suy
tàn thì những tôn giáo cũ lại bị Đạo Cơ Đốc đánh bại. Vào thế kỷ XVIII, khi tư
tưởng của đạo Cơ Đốc nhường chỗ cho những tư tưởng tiến bộ thì xã hội phong
kiến đang giao chiến trận cuối cùng với giai cấp tư sản, lúc bấy giờ là giai cấp cách





mạng. Những tư tưởng về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo chẳng qua chỉ nói lên
thời kỳ thống trị của cạnh tranh do trong lĩnh vực tri thức mà thôi" (566).
- Mác và ăngghen đề cập về sự phản ánh vượt trước của những tư tưởng
khoa học, cách mạng: "khi người ta nói đến những tư tưởng đang cách mạng hoá cả
một xã hội tìh như thế là người ta chỉ nêu ra sựt hật này là trong lòng xã hội cũ,
những yếu tố của một xã hội mới đã hình thành và sự tan rã của những tư tưởng cũ
là đi đôi với sự tan rã của những điều kiện sinh hoạt cũ" (566) (sự mất đi, hình
thành đều là sự phản ánh).
- Về tính giai cấp và các hình thái chung của YTXH qua các thời đại Mác và
ăngghen chỉ rõ: "lịch sử của toàn bộ, từ trước đến nay, đều diễn ra trong những đối
kháng giai cấp, những đối kháng mang hình thức khác nhau tuỳ từng thời đại.
Nhưng dù những đối kháng ấy mang hình thức nào đi nữa thì hiện tượng một bộ
phận này của xã hội bóc lột một bộ phận khác cũng vẫn là một hiện tượng chung
cho tất cả các thế kỷ trước kia. Vậy không có gì đáng lấy làm lạ, khi thấy rằng ý
thức xã hội của mọi thế kỷ, mặc dầu có muôn màu muôn vẻ và hết sức khác nhau,
vẫn vận động trong một số hình thức chung nào đó, trong những hình thức ý thức
chỉ hoàn toàn tiêu tan khi hoàn toàn không còn có đối kháng giữa các giai cấp nữa"
(567).
- Từ những quan điểm như trên Mác và ăngghen đã khẳng định lập trường
của giai cấp vô sản: "cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất
với chế độ sở hữu cổ truyền; không có gì đáng lấy làm lạ khi thấy rằng trong tiến
trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng cổ
truyền" (567). ở đây cần hiểu chế độ sở hữu cổ truyền là sở hữu tư nhân về TLSX,
tư tưởng cổ truyền là những tư tưởng nảy sinh từ chế độ sở hữu ấy.
3. Quan niệm về quan hệ biện chứng giữa trật tự xã hội và ý thức xã hội
trong tác phẩm: Chống Đuy-rinh mà tác phẩm: chủ nghĩa xã hội phát triển từ
không tưởng đến khoa học

Đây là hai tác phẩm có sự tương ứng về một số chương và nội dung. Các tác
phẩm này được viết trong thời kỳ 1876. 1877, 1878.




* Trong tác phẩm chống Đuy-rinh có một số quan điểm nổi bật như sau
- ăngghen đề cập về sự kế thừa của học thuyết CNXH: "Nhưng theo hình
thức lý luận của nó, thì CNXH hiện đại lúc đầu xuất hiện như một sự phát triển hơn
nữa và dường như triệt để hơn những nguyên lý mà các nhà triết học khai sáng vĩ
đại Pháp hồi thế kỷ XVIII đã nêu lên. Cũng như bất cứ học thuyết mới nào, CNXH
trước hết phải xuất phát từ tài liệu tư tưởng đã được tích luỹ từ trước mặc dù gốc dễ
của nó nằm sâu ở những sự kiện kinh tế (Vật chất"" (125). (P.ăngghen: Chống Đuy-
rinh, Nxb STHN, 1984, tr. 25).
- Bằng sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì "chủ nghĩa duy tâm đã tự
tống ra khỏi cái hầm trú ẩn cuối cùng của nó là quan niệm về lịch sử; một quan
niệm duy vật lịch sử đã ra đời, và người ta đã tìm thấy được phương pháp lấy sự tồn
tại của con người để giải thích ý thức của con người, chứ không lấy ý thức của con
người để giải thích sự tồn tại của con người như từ xưa đến nay người ta vẫn làm
(42).
- "Như vậy là, phải tìm những nguyên nhân cuối cùng của tất cả những sự
biến đổi xã hội và của tất cả những cuộc biến cách chính trị ở trong những sự thay
đổi về phương thức sản xuất và phương thức trao đổi, chứ không phải ở trong đầu
óc người ta, không phải ở trong sự hiểu biết ngày càng tăng thêm của người ta về
chân lý vĩnh cửu và công lý vĩnh cửu; phải tìm những nguyên nhân đó không phải
là ở trong triết học, mà ở trong kinh tế của thời đại mình nghiên cứu? (446). Do đó,
những thủ đoạn để gạt bỏ những tai hoạ "phải dùng đầu óc của mình để phát hiện ra
những thủ đoạn ấy từ những sự kiện vật chất về sản xuất đã có sẵn, chứ không phải
là sáng chế ra trong đầu óc của mình, những thủ đoạn ấy" (447) - Đó là nguyên tắc
của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

* Trong tác phẩm chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng đến khoa
học
- ăngghen phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng châu Âu từ cuối thế kỷ
XVI đến đầu thế kỷ XIX, những hình thức tư tưởng của những nhà không tưởng
trong thời kỳ đó là do ảnh hưởng của triết học duy vật siêu hình, triết học biện




chứng duy tâm, trào lưu tư tưởng nhân đạo trong phong trào văn hoá phục hưng.
Mặt khác nó còn phản ánh tính chất hạn chế của chế độ TBCN ngay khi nó ra đời,
do nó phản ánh thời đại mà nó ra đời đó là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và
thời kỳ ra đời của chế độ TBCN.
- Phê phán quan điểm của CNXH không tưởng, ăngghen còn chỉ ra rằng nếu
chỉ coi CNXH là biểu hiện của chân lý, lý tính và chính nghĩa tuyệt đối thì cái có
thể rút ra được chỉ là một loại đặc biệt của CNXH trung dung, chiết trung. Do vậy
muốn làm cho CNXH thành một khoa học thì trước hết phải đặt CNXH trên cơ sở
hiện thực.
- ăngghen dự báo về nội dung này trong CNCS. "Tồn tại xã hội của người ta
từ trước đến nay vẫn đối lập với người ta như những cái do tự nhiên và lịch sử gán
ghép cho người ta thì hiện nay đã biến thành hành động tự do của chính người ta.
Những lực lượng khách quan bên ngoài, từ trước đến nay vẫn thống trị lịch sử, thì
hiện nay sẽ do chính người ta kiểm soát. Chỉ từ lúc đó người ta mới bắt đầu tự sáng
tạo ra lịch sử của chính mình một cách hoàn toàn tự giác, chỉ lúc đó những nguyên
nhân xã hội mà họ thúc đẩy mới đưa lại những kết quả mà họ mong muốn, với một
mức độ rất lớn và luôn luôn tăng lên mãi. Loài người thoát khỏi thời đại của định
mệnh để bước vào thời đại của tự do" (111). "Cuối cùng người ta làm chủ lấy tồn tại
xã hội của chính mình và do đó làm chủ được tự nhiên, làm chủ cả chính mình -
thành người tự do" (114). ăngghen phát triển từ không tưởng đến khoa học, Nxb
STHS, 1958.

Tóm lại: Qua một số tác phẩm cơ bản trên, Mác và ăngghen đã cơ bản giải
quyết triệt để vấn đề cơ bản của trật tự về xã hội, đó là quan hệ và giữa TTXH và
YTXH. Những quan điểm đó là thế giới quan về phương pháp luận quan trọng để
xem xét toàn diện sự phát triển của xã hội, đặc biệt là nhận thức cũ tác động đến các
quy luật phát triển của ý thức qua các thời đại. Cho đến ngày nay, những quan điểm
đó vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và đồng thời là cơ sở lý luận cho đường lối đổi
mới của Đảng ta. Đặc biệt là đường lối về tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển
về văn hoá và giáo dục.




II. lênin bảo vệ và phát triển quan điểm về quan hệ biện chứng giữa tồn
tại xã hội của mác và ăngghen
Vấn đề quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội được Lênin
quan tâm và đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tiếp thu tư tưởng của Mác và
ăngghen, Lênin đã phát triển triệt để hơn nữa vấn đề này, đồng thời trên cơ sở thực
tiễn của thời đại Lênin và thực tế ở Nga, để khái quát thêm nhiều nội dung mới và
cụ thể hơn.
1. Vấn đề quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Trong tác phẩm "Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống
những người dân chủ xã hội ra sao". Lênin đề cập tương đối toàn diện các nguyên
lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó vấn đề quan hệ biện chứng TTXH và
YTXH được đề cập trên cơ sở trích lại quan điểm của Mác và ăngghen. Qua đó
dùng để chống lại quan điểm của "những người dân tuý" đồng thời khẳng định tính
khoa học trong học thuyết của Mác và ăngghen. Lênin khẳng định chính Mác đã mô
tả quá trình lập luận về vấn đề đó như sau: (Lênin trích dẫn lời tựa cuốn "Góp phần
phê phán chính trị kinh tế học". "Công việc đầu tiên mà tôi tiến hành để giải quyết
những mối nghi ngờ đã ám ảnh tôi là phân tích một cách có phê phán: triết học pháp
quyền của Hê-ghen. Công việc đó dẫn tôi đến kết luận là: chỉ xuất phát từ những

căn cứ pháp lý và chính trị thì không thể nào rút ra và giải thích được những quan
hệ pháp lý, cũng như những hình thức chính trị; xuất phất từ cái gọi là sự phát triển
chung của tinh thần con người thì lại càng ít có thể rút ra và giải thích được những
quan hệ và hình thức đó. Căn nguyên của những quan hệ pháp lý và những hình
thức chính trị là ở những quan hệ sinh hoạt vật chất" (tập 1, tr. 160).
- "Trong sản xuất vật chất, con người ở trong những mối quan hệ nhất định
với nhau, những quan hệ sản xuất. Những quan hệ này bao giờ cũng phù hợp với
trình độ phát triển của năng suất mà những lực lượng kinh tế của các quan hệ ấy có
được trong thời kỳ đó. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy có được trong thời kỳ
đó. Toàn bộ những quan hệ sản xuất đó tạo thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là




cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến thức thượng tầng chính trị và
pháp lý và phù hợp với cơ sở đó là những hình thức ý thức xã hội nhất định.
- "Như vậy PTSX quyết định các quá trình của đời sống xã hội, chính trị và
tinh thần. Sự tồn tại của các quá trình ấy không những không phụ thuộc vào ý thức
của con người, mà trái lại chính bản thân ý thức của con người lại phụ thuộc vào
những quá trình ấy" (160).
- "Cơ sở kinh tế biến đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ xây dựng
trên đó cũng thay đổi một cách ít nhiều chậm chạp hay nhanh chóng. Khi nghiên
cứu những sự biến đổi đó, cần phân biệt một cách chặt chẽ sự biến đổi vật chất của
các điều kiện sản xuất (xác nhận như khoa học tự nhiên) với sự biến đổi của những
hình thức pháp lý, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật và triết học, tóm lại là của những
hình thức tư tưởng mà thông qua đó tư tưởng về sự xung đột thâm nhập vào ý thức
của con người và trong đó diễn ra cuộc đấu tranh ngấm ngầm để giải quyết sự xung
đột đó".
- "Chúng ta không thể nhận xét một cá nhân căn cứ theo ý kiến của người đó
về bản thân; chúng ta cũng không thể xét một thời đại cách mạng căn cứ theo ý thức

của chính bản thân thời đại cách mạng căn cứ theo ý thức của chính bản thân thời
đại đó được. Trái lại phải giải thích ý thức đó bằng những mâu thuẫn của đời sống
vật chất, bằng sự xung đột giữa những điều kiện sản xuất và những điều kiện của
năng suất " (161).
- Cho đến lúc này, vì không biết hạ mình xuống để hiểu được những quan hệ
hết sức giản đơn và ban đầu như những quan hệ sản xuất, nên các nhà xã hội học đã
bắt tay thẳng vào việc phân tích và nghiên cứu những hình thức chính trị và pháp lý,
đã đụng đầu phải cái sự thật là những hình thức đó nảy sinh ra từ những tư tưởng
này hay những tư tưởng khác của nhân loại, trong một thời kỳ nhất định, và họ đã
không tiến xa hơn nữa; thành ra tựa hồ như những quan hệ xã hội là do con người
tạo ra một cách có ý thức. Những kết luận đó hoàn toàn mâu thuẫn với tất cả mọi
sự quan sát lịch sử"(102).




"Chủ nghĩa duy vật đã thủ tiêu mâu thuẫn đó bằng cách tiếp tục phân tích sâu
hơn nữa, cho đến tận nguồn gốc của chính ngay những tư tưởng xã hội đó của con
người chỉ có kết luận của chủ nghĩa duy vật cho rằng tiến trình của những tư tưởng
là phụ thuộc vào tiến trình của sự vật, là kết luận duy nhất có thể tương đương được
với tâm lý học khoa học" (162).
"Chừng nào mà họ vẫn chỉ dừng lại ở những quan hệ xã hội tư tưởng (nghĩa
là những quan hệ mà trước khi hình thành phải thông qua ý thức con người) thì họ
không thể nhận thấy được, tính lặp lại và tính hợp quy luật trong những hiện tượng
xã hội ở các nước khác nhau việc phân tích những quan hệ xã hội vật chất khiến
chúng ta có thể nhận thấy ngay được tính lặp lại và tính hợp quy luật, và có thể đem
những chế độ của các nước khác nhau khái quát lại thành một khái niệm cơ bản duy
nhất là: hình thức xã hội" (163).
Sau đoạn trích dẫn với những nội dung cơ bản trên, Lênin đã phê phán
"người dân tuý" đồng thời khẳng định quan điểm của mình:

- "Ông (Mikhailốpski) ta đã đọc "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" mà không
thấy rằng trong đó, những chế độ hiện tại chế độ pháp lý, chính trị, gia đình, tôn
giáo, triết học đều được giải thích theo quan điểm duy vật chủ nghĩa, rằng trong đó
ngay cả việc phê phán những lý luận XHCN và CSCN cũng tìm ra và đã tìm ra rằng
những gốc rễ của những lý luận đó là ở trong quan hệ sản xuất nào đó (1/167).
"Muốn "làm sáng tỏ" lịch sử thì phải thấy rằngnhwngx quan hệ vật chất của
xã hội, chứ khong phải những quan hệ tư tưởng của xã hội, là cơ sở của lịch sử"
(177).
Lênin diễn đạt lại tư tưởng của Mác và ăngghen: "những quan hệ xã hội phân
ra thành những quan hệ vật chất và những quan hệ tư tưởng. Những quan hệ tư
tưởng chỉ là một kiến thức thượng tầng xây dựng trên những quan hệ vật chất là
những quan hệ hình thành ngoài ý chí và ý thức con người, như một (kết quả) hình
thức của sự hoạt động của con người để duy trì sự sinh tồn của mình" (178).
Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán"
(Tập 18) Lênin cũng đề cập về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:




- Lênin phê phán sự dung hoà giữa chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác và
ăngghen với chủ nghĩa Makhơ, về thực chất là thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ
nghĩa duy tâm. Bôgđnốp đã xuyên tạc chủ nghĩa duy vật lịch sử: "Trong cuộc đấu
tranh để sống còn, con người chỉ nhờ vào ý thức mới có thể liên hợp lại với nhau
được, không có ý thức thì không có đời sống xã hội. Bởi vậy, cho nên đời sống xã
hội, trên tất cả biểu hiện của nó, chỉ là đời sống của tâm lý có ý thức Tính xã hội
không thể tách rời tính ý thức. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội, căn cứ theo nghĩa
chính xác của các từ ngữ ấy, là đồng nhất, Lênin vạch rõ quan điểm ấy cũng giống
quan điểm của Makhơ: "mối liên hệ giữa yếu tố vật lý và yếu tố tâm lý không thể
tồn tại tách rời nhau; chúng chỉ tồn tại cùng nhau".
- Phê phán các quan điểm trên Lênin viết: "Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

không phải là đồng nhất, cũng như nói chung, tồn tại và ý thức không phải là đồng
nhất" (400) quan hệ con người là có ý thức song không thể kết luận ý thức xã hội là
đồng nhất tồn tại xã hội.
"Con người khi liên hệ với nhau, đều xử sự với tư cách là những sinh vật có
ý thức, nhưng hoàn toàn không thể do đó mà kết luận rằng ý thức xã hội là đồng
nhất với tồn tại xã hội". Theo Lênin, trong tất cả những hình thái xã hội tư bản, con
người, khi liên hệ với nhau, đều không có ý thức về những mối quan hệ xã hội giữa
họ với nhau, họăc về những quy luật chi phối sự phát triển của những mối quan hệ
ấy v.v Thí dụ: người nông dân bán lúa mì có "quan hệ" với những người sản xuất
lúa mì trên thị trường thế giới, nhưng người ấy không hiểu điều đó, người ấy lại
cũng không hiểu rõ những mối quan hệ xã hội nào hình thành từ những sự trao đổi
ấy.
- "ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, đó là học thuyết của Mác - hình ảnh
có thể phản ánh vật thể một cách gần đúng, nhưng ở đây mà nói về sự đồng nhất thì
vô lý. Nói chung ý thức phản ánh tồn tại, đó là một nguyên lý chung của toàn bộ
chủ nghĩa duy vật, và không thể không nhìn thấy mối liên hệ trực tiếp và mật thiết
giữa nguyên lý ấy với nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng ý thức xã
hội phản ánh tồn tại xã hội" (400).




- "Mỗi người sản xuất riêng biệt trong nền kinh tế thế giới đều biết rằng mình
đưa ra một sự thay đổi vào đó trong kỹ thuật sản xuất, mỗi người sở hữu đều biết
rằng mình trao đổi sản phẩm nào đó lấy sản phẩm khác, nhưng những người sản
xuất và những người sở hữu đó đều không biết rằng do đó họ làm thay đổi tồn tại xã
hội. Ngay đến 70 ông Mác cũng không thể bao quát được tổng số những sự thay đổi
thuộc loại đó trong tất cả các ngành của nền kinh tế tư bản thế giới. Nhiều lắm là
phát hiện ra được những quy luật của sự thay đổi đó, vạch ra được những nét chủ
yếu và cơ bản của của cái logic khách quan của những sự thay đổi ấy và của sự phát

triển lịch sử của chúng" (402-403) "khách quan theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không
phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người. Việc anh sống, anh hoạt động kinh tế,
anh sinh con đẻ cái và anh chế tạo ra các sản phẩm, anh trao đổi sản phẩm làm nảy
sinh ra một chuỗi tất yếu khách quan, gồm những biến cố, những sự phát triển,
không phụ thuộc vào ý thức xã hội của anh và ý thức này không bao giờ được toàn
vẹn cái chuỗi đó" (403).
"Nhiệm vụ cao quý nhất của loài người là bao quát được cái lôgic khách
quan ấy của cuộc tiến hoá kinh tế (cuộc tiến hoá của tồn tại xã hội) trong những nét
chung và cơ bản, để làm cho ý thức xã hội của loài người mà ý thức của những giai
cấp tiên tiến của tất cả những nước tư bản thích ứng với logic đó một cách hết sức
rõ ràng và sáng sủa, với tinh thần phê phán" (403).
- "Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa nhận rằng tồn tại, thực tại khách quan
(VC) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, kinh nghiệm v.v của loài người.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức
xã hội của loài người. Trong hai trường hợp đó, ý thức chỉ là phản ánh của tồn tại,
nhiều lắm thì cũng chỉ là một phản ánh gần đúng (ăn khớp, chính xác một cách lý
tưởng).
Như vậy toàn bộ những tư tưởng trên đây đã đề cập cơ bản những nguyên lý
về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Theo Lênin: "Trong cái
triết học ấy của chủ nghĩa Mác, đúc bằng một khối lượng thép duy nhất, người ta
không thể vứt bỏ một tiền đề cơ bản nào, một phần chủ yếu nào mà không xa rời




chân lý khách quan, không rơi vào sự dối trá của giai cấp tư bản phản động" (Tập
11, tr. 404).
2. Về kết cấu của ý thức xã hội
Tiếp thu các tư tưởng của Mác và ăngghen về cấu trúc và trình độ của ý thức
xã hội trong các tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", lời tựa cuốn "Chiến tranh nông dân ở

Đức". "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" "góp phần phê phán khoa kinh tế chính
trị Lênin đã đề cập một số quan điểm cơ bản sau:
- Trong tác phẩm: "Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán"
tập 18, trang 159 Lênin viết: " mọi hệ tư tưởng đều là có điều kiện về mặt lịch sử,
nhưng việc mọi hệ tư tưởng khoa học (khác với trường hợp của hệ tư tưởng tôn
giáo, chẳng hạn) đều có một chân lý khách quan, một tự nhiên tuyệt đối phù hợp với
nó, lại là vô điều kiện".
- Trong thế giới "Hội liên hiệp miền Bắc của Đảng công nhân dân chủ - xã
hội Nga" người chỉ rõ: "Những chủ nghĩa xã hội là hệ tư tưởng của cuộc đấu tranh
giai cấp của giai cấp vô sản, cho nên nó phụ thuộc vào những điều kiện chung của
sự phát sinh, phát triển và củng cố của hệ tư tưởng, nghĩa là chủ nghĩa xã hội dựa
trên cơ sở toàn bộ tài liệu của tri thức con người, lấy sự phát triển cao của khoa học
làm tiền đề, đòi hỏi phải làm công tác khoa học v.v và v.v ".
- Trong tác phẩm "Làm gì?" Lênin viết "Đã không có hệ tư tưởng độc lập, do
chính ngay quần chúng nhân dân xây dựng trong quá trình phong trào của họ, thì
vấn đề đặt ra chỉ là như thế này: hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng XHCN. Không
có hệ tư tưởng trung gian (vì nhân loại không tạo ra một hệ tư tưởng "thứ ba" cả, vả
chăng trong một xã hội bị những sự đối kháng giai cấp chia rẽ thì không bao giờ có
hệ tư tưởng nào hoặc đứng trên các giai cấp). Vì vậy mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng xã
hội chủ nghĩa, mọi sự xa rời hệ tư tưởng đó đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng
tư sản".
- Về tâm lý xã hội, Lênin đã đề cập rất nhiều vấn đề, có thể thấy một số quan
điểm cơ bản sau:




Trong tác phẩm: "Bàn về quyền tự trị dân tộc" tập 2 Lênin viết: "Người công
nhân thành thị biết rất rõ hơn ai hết chủ nghĩa tư bản phát triển và do toàn bộ cuộc
sống của họ, họ đã hấp thụ được sâu sắc hơn ai hết tâm lý đấu tranh giai cấp, và có

thể là thậm chí là đã hấp thụ tâm lý đó từ lúc còn bú sữa mẹ, - người công nhân đó
sẽ không thể không nghĩ rằng việc phân chia các trường học theo từng dân tộc
không những là một mưu đồ có hại, mà còn dứt khoát là một sự lừa dối bịp bợm của
bọn tư sản" (222).
- "Hãy lấy tâm lý một đại biểu bình thường, trung bình của quần chúng lao
động bị bóc lột, *** chiều tâm lý ấy với những điều kiện vật chất, khách quan của
đời sống xã hội của anh ta. Trước cách mạng tháng Mười, anh ta thực tế chưa từng
thấy những giai cấp hữu sản, bóc lột, lại thực sự hy sinh, nhượng bộ anh ta một cái
gì đáng kể cả. Anh ta chưa hề thấy những giai cấp mang lại cho anh ta ruộng đất và
tự do, cái mà chúng đã bao lần hứa hẹn - hay mang lại cho anh ta hoà bình, chưa hề
thấy chúng lại sinh cho anh ta mảy may lợi ích "cường quốc" của chúng hay lợi ích
của những hiệp ước là một cường quốc chủ nghĩa của chúng, hy sinh tư bản hay lợi
nhuận của chúng. Anh ta chỉ thấy được những cái đó sau ngày 25 tháng 10 năm
1917, khi bản thân anh ta đã dùng vũ lực giành lấy tất cả những cái đó, và rồi anh ta
cũng phải dùng vũ lực để bảo vệ những cái đó chống lại bọn Kêrenski, Gôtxơ,
Gkêghêtscori, Putôp, Coocnilôp" (Lênin: "Những nhiệm vụ trước mắt của chính
quyền xô viết", toàn tập, tập 36, trang 246).
- "Chủ nghĩa tư bản để lại cho chúng ta - đặc biệt ở một nước lạc hậu - vô số
những thói quen đã làm cho người ta xem tất cả những cái gì thuộc về nhà nước,
thuộc về của công, như là những vật liệu để người ta phá hỏng đi một cách ác ý.
Tâm lý ấy của quần chúng tiểu tư sản lộ ra ở khắp mọi nơi và mọi lúc. Trong lĩnh
vực này đấu tranh rất khó. Chỉ có giai cấp vô sản có tổ chức mới có thể chịu đựng
được tất cả", tập 36, tr. 324.
- Trong tác phẩm "Giai cấp công nhân và chủ nghĩa Mantuýt mới", Lênin
viết:




" Đẻ con ra là để cho chúng bị hành hạ " chỉ là để như thế thôi ư? Tại sao

lại không phải là để coh chúng đấu tranh tốt hơn, đoàn kết hơn, có ý thức hơn, kiên
quyết hơn chúng ta, nhằm chống lại những điều kiện sinh sống hiện nay đang làm
tàn phế và huỷ hoại thế hệ chúng ta".
"Chính đó là chỗ khác nhau căn bản giữa các tâm lý của người nông dân, thợ
thủ công, trí thức, nói chung là của người tiểu tư sản, với tâm lý của giai cấp vô
sản Người tiểu tư sản nhìn thấy và cảm thấy rằng anh ta đang đi đến diệt vọng,
rằng đời sống ngày ngày càng trở nên khó khăn hơn, tình cảnh của anh ta và của
gia đình anh ta ngày càng bế tắc. Đó là một sự thật không thể chối cãi được và
người tiểu tư sản chống lại sự thật đó, tập 23.
- "Nhưng khi một đảng chân chính dần dần được hình thành, thì người công
nhân giác ngộ cần phải học cách phân biệt giữa tâm lý của người chiến sĩ trong đội
quân vô sản và tâm lý của phần tử tri thức tư sản thích nói những lời rỗng tuếch vô
chính phủ chủ nghĩa, người công nhân giác ngộ cần phải học cách đòi hỏi không
những các đảng viên thường, mà cả "những nhân vật cấp trên" nữa, đều phải làm
tròn những trách nhiệm của người đảng viên; người công nhân giác ngộ cần phải
khinh bỉnh bỉ chủ nghĩa theo đuôi trong các vấn đề tổ chức, cũng như trước kia họ
đã khinh bỉ nó trong các vấn đề sách lược (Lênin: "Một bước tiến hai bước lùi",
toàn tập, tập 8, tr. 464).
Như vậy, Lênin đã tiếp thu chủ nghĩa Mác, thông qua hoạt động chính trị,
truyền bá chủ nghĩa Mấc vào nước Nga những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX, vạch ra con đường phát triển của cách mạng Nga theo đường lối cách mạng vô
sản, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Từ đặc điểm mới của thời đại và
thực tiễn nước Nga, Lênin đã bảo vệ và phát triển những luận điểm của Mác và
ăngghen. Đồng thời bằng thế giới quan, phương pháp luận mácxít, Lênin đã phân
tích cụ thể điều kiện kinh tế - xã hội Nga, từ đó khẳng định và chỉ ra những vấn đề
cụ thể trong học thuyết của Mác.
Vấn đề quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội đã được
Lênin bảo vệ và bổ sung nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc biệt trong cấu trúc của ý





thức xã hội, Lênin đã khẳng định vai trò của lý luận, của tâm lý xã hội, chỉ ra những
ưu điểm và hạn chế cũng như những xu hướng lệch lạc của chúng trong xã hội Nga
khi bước vào xây dựng xã hội mới.
III. tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về lý luận với tư cách là trình độ
cao của ý thức xã hội
Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chính vì Người đã tìm thấy ở Lênin, ở chủ nghĩa Mác - Lênin câu trả lời bức thiết
nhất cho cả dân tộc Việt Nam là làm thế nào có thể giành được độc lập cho dân tộc,
tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho mỗi con người? Hồ Chí Minh là một trong số
những nhà cách mạng kiệt xuất ở thế kỷ XX đã vận dụng thành công chủ nghĩa Mác
- Lênin vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc mình, đưa cách mạng Việt Nam đến
những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thời đại rất to lớn. Đó là thắng lợi
hoàn toàn và triệt để của cách mạng thuộc địa, cách mạng giải phóng dân tộc và
bước đầu khai phá con đường đưa một nước nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển đi
lên CNXH - một chế độ xã hội được tổ chức sao cho "đời sống sản xuất vật chấta
ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày một tốt, xã hội ngày càng văn minh tiến
bộ".
Thông qua toàn bộ những hoạt động lý luận và thực tiễn cách mạng trong
suốt cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã thầm nhuần, vận dụng sáng tạo và góp phần
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. ở đây chỉ xin đề cập đến một số tư tưởng của Hồ
Chí Minh liên quan đến nội dung quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội của triết học Mác - Lênin.
Hồ Chí Minh đã làm giàu trí tuệ của mình bằng cả văn hoá phương Đông và
phương Tây, bằng những giá trị văn hoá - tinh thần của dân tộc và nhân loại, bằng
kinh nghiệm cách mạng các nước. Nhờ vậy Hồ Chí Minh đã hiểu đầy đủ và sâu
sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, đã thấy rõ vai trò, vị trí, ý nghĩa của các động lực tinh
thần trong xã hội. Điều đó thể hiện rõ nét trong tư tưởng của Người về lòng yêu
nước, hệ tư tưởng cách mạng, đạo đức, văn hoá Điều đó còn thể hiện ở sự đấu





tranh không khoan nhượng với những tư tưởng, tâm lý lỗi thời, lạc hậu, với đạo đức
cũ và những giá trị phản văn hoá.
Tiểu luận chỉ đề cập khía cạnh tư tưởng của Người về lý luận cách mạng, bộ
phận ở trình độ cao của ý thức xã hội.
Một số nội dung cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng và
giáo dục lý luận của Đảng qua các tác phẩm đã học
- Năm 1920, Nguyễn ái Quốc lần đầu tiên được tiếp cận với "Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người đã tìm thấy
trong đó "cái cần thiếu cho những chúng ta, con đường giải phóng chúng ta".
Sự kiện ấy làm cho khát vọng giải phóng để phát triển dân tộc có được lời
giải đáp khoa học, đồng thời đó cũng là bước ngoặt để Nguyễn ái Quốc từ người
yêu nước trở thành người cộng sản. Tuy nhiên con đường cứu nước, giải phóng dân
tộc theo con đường cách mạng vô sản là thế nào, vào thời điểm đó, Nguyễn ái Quốc
chưa thể hình dung ngay được. Điều đó chỉ được giải đáp trong quá trình hoạt động
thực tiễn và lý luận rất phong phú sau này của Bác.
- Trong "Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ", Bác đã rút ra một số luận
điểm liên quan đến việc phát triển lý luận cách mạng như: cuộc đấu tranh giai cấp
không diễn ra giống như ở phương Tây; chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của
đất nước; và do đó, "sự cần thiết phải bổ sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác,
bằng cấch đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được".
Như vậy Bác đã đề cập đến luận điểm về sự cần thiết phải biết vận dụng một cách
sáng tạo lý luận Mác vào thực tiễn của mỗi nước, từ đó mà bổ sung, phát triển chủ
nghĩa Mác.
- Sau khi về Quảng Châu 11/1924. Người đã bắt tay mở các lớp huấn luyện
chính trị, các bài giảng được tập hợp thành cuốn "Đường cách mệnh", ngay dưới tên
sách có trích lời của Lênin: "Không có lý luận kách mệnh thì không có kách mệnh

vận động Chỉ có theo lý luận kách mệnh tiên phong, đảng cách mệnh mới làm nổi
trách nhiệm kách mệnh tiên phng". Trong nội dung của tác phẩm, Người đã xác
định tầm quan trọng của lý luận đối với cách mạng Việt Nam: cách mạng giải




phóng dân tộc của Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng của Nga, tức là phải
đặt nó trong quỹ đạo của cách mạng vô sản; cách mạng Việt Nam phải trải qua hai
giai đoạn là dân tộc cách mệnh và thế giới cách mệnh, hai giai đoạn này có quan hệ
mật thiết với nhau. Về phương pháp cách mạng Người cho rằng làm cách mạng
trước hết phải biết tuyên truyền, giảng giải lý luận và chủ yếu cho dân giác ngộ có
làm được như vậy đích mới đồng, chí mới đồng, tâm mới đồng, công việc mới
thành công. Điều tiên quyết là phải có Đảng cách mệnh, đảng muốn vững thì phải
có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy,
"Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn
chỉ nam. Bây giờ học thuyết, nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin". Qua đó ta thấy đảng kiểu
mới là đảng được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc " (10/1947) được viết vào giai đoạn kháng
chiến chống thực dân Pháp rất gay go, quyết liệt; đồng thời công tác xây dựng Đảng
đã qua một thời gian dài, nhất là những năm sau cách mạng Tháng Tám. Để giúp
thêm cho cán bộ, đảng viên học tập, rèn luyện, tu dưỡng về các mặt tư tưởng, đạo
đức cách mạng và phương pháp làm việc, Bác đã viết tác phẩm này. Nội dung của
tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề lý luận cách mạng, đặc biệt vấn đề Đảng phái kết
hợp lý luận với thực tiễn để đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn. Nói về khuyết
điểm trong đảng, Bác chia làm ba hạng, trong đó hạng đầu là khuyết điểm về tư
tưởng, tức là bệnh chủ quan. Bác chỉ rõ "Nguyên nhân của bệnh chủ quan là: kém lý
luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông". Do vậy Bác đã chỉ rõ:
"Trước hết, ta phải hiểu lý luận là gì?

Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh
đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó
chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính.
Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công
việc thực tế.
Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi.

×