Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NÂNG CÔNG SUẤT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN BỘT CÁ TẠI CẢNG CÁ LẠCH QUÈN, XÃ QUỲNH THUẬN,HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.64 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ - QLTN
----------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đ Ề TÀI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NÂNG CÔNG
SUẤT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN BỘT CÁ TẠI CẢNG CÁ LẠCH QUÈN, XÃ QUỲNH
THUẬN,HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý TN&MT

Người hướng dẫn
Người thực hiện
MSSV
Lớp

:
: HOÀNG THỊ HOA
: 135D8501010432
: 54K2

Vinh, tháng 03 năm 2017
MỤC LỤC



Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thức tập này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
giáo TS. Trần Thị Tuyến, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Báo cáo thực tập
tốt nghiệp.

Em

chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Địa Lý – Quản lý Tài Nguyên trường Đại
học Vinh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức
được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình thực tập mà còn là
hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường, các phòng ban của Chi cục
Bảo vệ môi trường nói chung và phòng Thẩm định và Đánh giá tác động nói riêng đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại cơ quan.
Em xin cảm ơn Ths.Trần Thị Mỹ Hạnh, cán bộ hướng dẫn tại phòng Thẩm định và Đánh
giá tác động môi trường - Chi cục Bảo vệ môi trường đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu
thực tế để em hoàn thành bài thực tập tốt nghiệp này.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện bài báo cáo
em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy
cô và nhà trường.

Sinh viên
Hoàng Thị Hoa

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập


GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

Khoa Địa lý - QLTN

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn cơ quan và đề tài thực tập
1.1.1. Lí do lựa chọn cơ quan thực tập
Chi cục Bảo vệ môi trường là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Nghệ An; đây là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn
tỉnh Nghệ An. Chi cục Bảo vệ môi trường có các phòng ban chuyên môn thực hiện các
nhiệm vụ tham mưu, thẩm định, ban hành và triển khai văn bản quản lý nhà nước, đồng
thời là cơ quan được UBND tỉnh Nghệ An, Sở Tài nguyên và Môi trường giao kiểm tra,
giám sát các hoạt động trong lĩnh vực môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên
địa bàn tỉnh Nghệ An; Với những chức năng nhiệm vụ như trên, em nhận thấy Chi cục
Bảo vệ môi trường là đơn vị thực tập tốt để có thể giúp em áp dụng được những kiến thức
mình đã nắm bắt trong thời gian học tập tại trường đại học, đồng thời tiếp cận được nhiều
kiến thức thực tế, thực tiễn có ý nghĩa cho công tác sau này.
1.1.2 Lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Huyện Quỳnh Lưu có chiều dài bờ biển gần 20 km, có 2 cửa lạch quan trọng cho
tàu thuyền ra vào là Lạch Quèn và Lạch Thơi, sản lượng đánh bắt chiếm hơn 50% toàn
tỉnh, Quỳnh Lưu có lợi thế để trở thành trọng điểm đánh bắt thủy sản của tỉnh.
Với lợi thế của vùng có Cảng cá Lạch Quèn, ở đây có nghề cá rất phát triển cung cấp thuỷ

hải sản cho địa phương và trong tỉnh. Nhằm mục đích thu mua cá đánh bắt cho ngư dân cũng
như phụ phẩm trong chế biến thuỷ hải sản để hạn chế phế phẩm và chế biến thành sản phẩm
bột cá nâng cao giá trị các sản phẩm từ thuỷ hải sản. Trước tình hình như vậy, Công ty
TNHH thuỷ sản Bắc Miền Trung đã triển khai dự án Nhà máy chế biến bột cá tại Cảng cá
Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu từ năm 2004 với công suất 1.200 tấn bột cá/năm. Để thu
mua thuỷ hải sản được ngư dân đánh bắt, giảm phế phẩm và mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh, xây dựng đồng các công trình bảo vệ môi trường. Công ty TNHH thuỷ sản Bắc
Miền Trung có kế hoạch nâng công suất nhà máy, xây dựng nhà xưởng và đầu tư thêm 2 dây
chuyền chế biến bột cá với công suất 2.700 tấn bột cá/năm.
Tuy nhiên, khi triển khai dự án: “Nâng công suất nhà máy chế biến bột cá tại Cảng
cá Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (từ 1.200 lên 2.700 tấn
bột cá/năm)” sẽ có những tác động nhất định đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội
của địa phương. Vì vậy, em chọn đề tài “Đánh giá tác động môi trường dự án Nâng công

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

5

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

suất nhà máy chế biến bột cá tại Cảng cá Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An (từ 1.200 lên 2.700 tấn bột cá/năm)”, đánh giá các tác động của dự án và đề
xuất một số biện pháp khắc phục nhằm hạn chế và giảm thiểu tác động xấu của dự án đến
môi trường.
1.2. Mục tiêu

1.2.1. Mục tiêu thực tập của cá nhân
- Thực hành những gì đã được học ở trường vào thực tế và tích lũy kinh nghiệm cho bản
thân
- Tiếp cận và làm quen với các công việc chuyên môn mình đang theo học.
- Học hỏi được những kiến thức và kỹ năng thực tế
1.2.2. Mục tiêu đề tài nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng môi trường nền trong khu vực thực hiên dự án nâng công suất nhà
máy chế biến bột cá tại Cảng cá Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An (từ 1.200 lên 2.700 tấn bột cá/năm) , dự báo các tác động của dự án đến môi
trường từ đó đề xuất biện pháp giảm thiểu.

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH
NGHỆ AN
1.1. Tổng quan về chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An
Tên đơn vị: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An.
Địa chỉ: Số 06, ngõ B4, đường Duy Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An được
thành lập, bổ sung chức năng theo cácQuyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 2
năm 2009 và 4309/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh Nghệ
An.
1.1.1 Vị trí, chức năng
a) Vị trí:
Chi cục Bảo vệ môi trường là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
tham mưu giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về lĩnh vực
GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

6

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa



Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

bảo vệ môi trường. Chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế, lãnh đạo và chỉ đạo về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được ngân sách nhà
nước đảm bảo kinh phí hoạt động theo quy định hiện hành.
Trụ sở đặt tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
b) Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền
hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình,
kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện các văn
bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan
nhà nước ở Trung ương, UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt
hoặc ban hành.
1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Theo Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 2 năm 2009 của UBND tỉnh
Nghệ An nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Bảo vệ môi trường như sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế
hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở, giao việc của
UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền cấp trên; tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ
đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy
định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trong các hoạt động sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh việc tổ chức thẩm định

báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Giám đốc Sở kiểm tra việc thực
hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và
triển khai các dự án đầu tư;

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

7

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn
tỉnh; trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký ngành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại
theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghề
quản lý chất thải; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan và các
đơn vị thuộc Sở giám sát các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản
xuất trên địa bàn tỉnh;
- Giúp giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở việc xác nhận các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo đề nghị
của các cơ sở đó;
- Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh; điều tra,
phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất với Giám đốc
Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường;
- Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc giải

quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bền vững
tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học theo phân công của Giám đốc Sở;
- Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường, chỉ đạo kiểm tra,
giám sát việc thực hiện quan trắc môi trường theo nội dung chương trình đã được phê
duyệt; chỉ đạo việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường và xây dựng quy hoạch mạng
lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; theo dõi, kiểm tra kỹ thuật đối với hoạt động
của mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia thực
hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo phân
công của Giám đốc Sở;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trường đối với
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và cán bộ địa chính - xây dựng xã, phường,
thị trấn; các tổ chức, cá nhân; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi
trường theo phân công của Giám đốc Sở;

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

8

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát
hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề nghị Giám đốc Sở xử
lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường theo

phân công của Giám đốc Sở;
- Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức thuộc
Chi cục theo phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở và quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Giám đốc Sở giao.
Theo Quyết định số 4309/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2011 của UBND
tỉnh Nghệ An nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Bảo vệ môi trường được bổ sung như
sau:
-Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường, các
Điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảovệ thực vật tồn lưu theo đúng nội dung Kế
hoạch và kinh phí được phê duyệt; Tiến hành cô lập, ngăn chặn phát sinh ô nhiễm và di
dời các hộ dân, công trình công cộng nằm trên các điểm ô nhiễm đến nơi an toàn khi
chưa có điều kiện xử lý triệt để;
- Hàng năm, điều tra bổ sung, xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm của các điểm tồn
lưu hóa chất bảo vệ thực vật, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh và Bộ
Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bổ sung kế
hoạch;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu được Trung
ương và UBND tỉnh phê duyệt; Quản lý, lưu giữ các số liệu và thông tin liên quan, báo
cáo kết quả thực hiện theo quy định;
- Làm cơ quan thường trực giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổ chức
Hộiđồng tuyển chọn, xét chọn danh mục dự án, đề án, tổ chức, cá nhân thực hiện dự án,
đề án; ký kết hợp đồng, kiểm tra,giám sát, nghiệm thu, thanh lý, tiếp nhận và quản lý các
sản phẩm của dự án, đề án bảo vệ môi trường thuộc ngân sách sự nghiệp môi trường;
- Tổ chức thẩm định và kiểm tra việc thực hiện cácnội dung của dự án cải tạo phục
hồi môi trường trong khai thác khoáng sản theo quy định; Thu phí thẩm định báo cáo
GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

9

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa



Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

Đánh giá tác động môi trường, phí bảo vệ môi trường ñối với chất thải theo quy định của
pháp luật và quy ñịnh của UBND tỉnh.
1.1.3 Tổ chức bộ máy
- Lãnh đạo Chi cục gồm: Chi cục trưởng, 1 - 2 Phó Chi cục trưởng.
Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước Pháp luật về mọi hoạt động
của Chi cục Bảo vệ môi trường. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục
trưởng về lĩnh vực được phân công.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy
định hiện hành của UBND tỉnh về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán
bộ, công chức, viên chức.
- Các phòng chuyên môn:
• Phòng Tổng hợp;
• Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường;
• Phòng Kiểm soát ô nhiễm;
1.2 Phòng ban trực thuộc
1.2.1. Phòng Kiểm soát ô nhiễm
Chức năng, nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất đối với các hoạt
động liên quan đến bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Thống kê, lưu giữ thông tin về môi trường; quản lý và cung cấp thông tin, dữ liệu
về môi trường, xây dựng báo cáo môi trường hàng năm theo quy định; lập báo cáo hiện
trạng môi trường theo chuyên đề hàng năm; lập báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm
theo quy định;
- Tổ chức thu thập và tham mưu thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại

đối với môi trường, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái
môi trường theo quy định; Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng
ngừa và ứng phó sự cố môi trường, xây dựng năng lực và huy động lực lượng khắc phục
ô nhiễm môi trường do các sự cố gây ra theo sự phân công của Lãnh đạo;

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

10

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

- Tổng hợp, thẩm định, tham mưu Lãnh đạo Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ
Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình phê duyệt danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng theo quy định; Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp khắc
phục của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường ô nhiễm
nghiêm trọng; kiểm tra và tham mưu xác nhận cơ sở ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng; tham mưu việc thực hiện hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước
nhằm xử lý triệt để một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực
công ích theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu công tác bảo vệ môi trường làng nghề; quản lý chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn công nghiệp thông thường, nước thải theo quy định.
- Tham mưu thực hiện việc các nhiệm vụ liên quan đến chất thải nguy hại: cấp, điều
chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, lập kế hoạch thu gom vận chuyển,
lưu giữ, trung chuyển chất thải nguy hại theo quy định;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ quan trắc và đánh giá chất lượng môi
trường trên địa bàn tỉnh;
- Kiểm tra, thẩm định và thông báo các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định;
- Tham mưu công tác quản lý các đề án điều tra, đánh giá phạm vi ô nhiễm và các
dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực ô nhiễm môi trường do tồn
lưu hóa chất bảo vệ thực vật theo quy định;
- Hàng năm, điều tra bổ sung, xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm của các điểm tồn
lưu hóa chất bảo vệ thực vật, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh và Bộ
Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bổ sung kế
hoạch;
- Kiểm tra, xác minh và tham mưu xử lý đối với các nội dung có liên quan trong lĩnh
vực môi trường do các phương tiện thông tin, báo chí, cử tri, đại biểu Hội đồng nhân dân
và công dân phản ảnh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Chi cục giao.

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

11

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

1.2.2. Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường
Chức năng, nhiệm vụ:
- Tham mưu công tác: Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược,
báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư; kiểm tra, xác nhận đề án bảo

vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản, kế hoạch bảo vệ môi trường đối
với các cơ sở và khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ; kiểm tra, cấp giấy xác nhận đã hoàn
thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn hoạt động của dự án
theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu thẩm định để cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo
quy định;
- Tham mưu thông báo phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo
quy định của pháp luật;
- Tham mưu công tác thẩm định các phương án cải tạo phục hồi môi trường và ký
quỹ, cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiểm tra theo nội
dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất…
- Tham mưu công tác bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng
sinh học: thẩm định các chỉ tiêu môi trường và đa dạng sinh học trong các chiến lược,
quy hoạch, đề án theo quy định, hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh
học, dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chỉ đạo thực thực hiện
lập, điều chỉnh và triển khai quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; điều tra, đánh giá hiện
trạng đa dạng sinh học; hướng dẫn, kiểm tra việc bảo tồn đa dạng sinh học; tiếp nhận, xử
lý thông tin liên quan đến đa dạng sinh học theo quy định;
- Tham mưu việc đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng
nhận, giấy xác nhận về môi trường và đa dạng sinh học theo quy định;
- Tham mưu hướng dẫn quy trình thẩm định cấp giấy phép về kế hoạch bảo vệ môi
trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp
huyện; các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
quốc gia trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

12


Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

- Tham mưu xử lý các nội dung kiến nghị, phản ánh của các tổ chức cá nhân liên
quan đến công tác bảo vệ môi trường trong phạm vi được phân công;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Chi cục giao.
1.2.3. Phòng Tổng hợp
Chức năng, nhiệm vụ:
- Trực tiếp giúp Chi cục trưởng theo dõi tổng hợp tình hình, chỉ đạo, quản lý, tổ
chức và điều hành toàn bộ các hoạt động của Chi cục để thực hiện và hoàn thành tốt các
nhiệm vụ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Môi
trường giao;
- Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động sự nghiệp quản lý môi trường của Chi cục;
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Chi cục; đề xuất Chi cục trưởng bổ nhiệm, miễn
nhiệm, luân chuyển, điều động, tuyển dụng, bố trí và sử dụng cán bộ theo quy định hiện
hành; hướng dẫn xây dựng chức danh công chức các phòng thuộc Chi cục; quản lý hồ sơ
cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ cơ
quan;
- Tổng hợp tình hình hoạt động của Chi cục phục vụ cho Lãnh đạo Chi cục điều
hành công việc chung và xây dựng báo cáo hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng, báo
cáo giao ban, báo cáo đột xuất của Chi cục theo quy định (trừ báo cáo chuyên đề do các
phòng khác thực hiện);
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục trong quan hệ về đối ngoại và hợp tác quốc tế;

- Tham mưu cho Chi cục trưởng trong việc thực hiện chế độ tiền lương theo quy
định, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Chi cục, hướng dẫn công tác tổng kết thi
đua định kỳ và hàng năm trong lĩnh vực môi trường; tổng hợp, đề xuất Hội đồng thi đua
khen thưởng của Chi cục xét khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng những tập thể
và cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua;

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

13

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

- Thực hiện công tác quản lý tài chính, vật tư, tài sản; xây dựng kế hoạch tài chính
của Chi cục, sửa chữa nhà cửa, điện nước, phương tiện làm việc và quản lý phân phối cơ
sở vật chất của Chi cục và các nghiệp vụ về kế toán tài vụ, kho, quỹ theo quy định hiện
hành của Nhà nước; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; nội quy, quy chế hoạt động của cơ
quan;
- Chủ trì tổ chức thực hiện các đề án, dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường: Tổ
chức Hội đồng tuyển chọn, xét chọn danh mục dự án, đề án, tổ chức, cá nhân thực hiện
dự án, đề án ký kết hợp đồng, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh lý tiếp nhận và quản
lý các sản phẩm của dự án, đề án bảo vệ môi trường thuộc ngân sách sự nghiệp môi
trường (Trừ các dự án, đề án xử lý thuốc bảo vệ thực vật);
- Thực hiện công tác quản lý hành chính, quản trị: Văn thư, bảo mật, đánh máy, in
ấn phô tô tài liệu, phục vụ hội họp, tiếp khách, y tế - vệ sinh, đưa đón Lãnh đạo Chi cục
đi công tác bằng xe ô tô, ghi chép và lưu trữ nội dung các cuộc họp;

- Tham mưu về chính sách, pháp luật, kế hoạch bảo vệ môi trường; đôn đốc, kiểm
tra việc triển khai thực hiện Quy chế và các quyết định, chủ trương, nhiệm vụ theo yêu
cầu của Lãnh đạo Chi cục đối với các phòng thuộc Chi cục;
- Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn tham mưu công tác cải cách hành
chính;
- Tổng hợp các văn bản đi, đến, báo cáo công vụ và báo cáo giao ban tháng của Chi
cục; tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tháng trước và kế hoạch công tác
tháng sau của các phòng phục vụ họp giao ban của Sở và Chi cục;
- Triển khai thực hiện các dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Chi cục giao.

CHƯƠNG II. CÁC KẾT QUẢ THU NHẬN ĐƯỢC TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Về kiến thức
- Kiến thức tiếp cận, nghiên cứu, sử dụng tài liệu, các văn bản pháp luật trong ngành tài
nguyên và môi trường.

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

14

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

- Quy trình, xử lý thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường,
- Trình tự, cách thức xắp xếp thẩm định một báo cáo đánh giá tác động môi trường của
một dự án.

2.2. Kĩ năng nghề nghiệp
- Kĩ năng giáo tiếp, ứng xử trong môi trường công sở.
- Kĩ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
- Kĩ năng chuyên môn: phân tích lựa chọn phương án,xác định được các vấn đề cần giải
quyết,giải quyết vấn đề,kĩ năng thu thập thông tin, đọc hiểu,tính toán các thông số kĩ
thuật,
2.3. Khả năng tiếp cận công việc và cơ hội việc làm
- Lập báo cáo ĐTM (tiếp xúc với các đơn vị tư vấn môi trường, các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Nghệ An
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NÂNG CÔNG
SUẤT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN BỘT CÁ TẠI CẢNG CÁ LẠCH QUÈN, XÃ QUỲNH
THUẬN,HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN.
3.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
3.1.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
a. Điều kiện về địa lý
Nhà máy đã hoạt động ổn định hơn 10 năm. Nằm cạnh cảng cá Lạch Quèn nên
nguồn nguyên liệu dồi dào, xung quanh khu vực có các cơ sở khác cũng chế biến hải sản:
nước mắm, hàng đông lạnh. Các công trình của nhà máy là nhà 1 tầng cấp 4, sau khi mở
rộng là nhà 1 tầng cấp 4.
b. Điều kiện về địa hình, địa chất:
Khu vực nằm trong Cảng cá Lạch Quèn đã được san lấp nền ổn định. Do xây dựng
công trình thấp tầng do vậy trong thi công sẽ có biện pháp phù hợp với quá trình thi công
móng để đảm bảo an toàn.
3.1.1.2. Điều kiện về khí hậu:
Khu vực dự án thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nên có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác. Mùa mưa từ tháng 5

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến


15

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

đến tháng 10 thường có giông bão, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường có
những đợt rét, gió mùa Đông Bắc và mưa phùn.
- Nhiệt độ không khí:
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm: 17 – 29,3 0C
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình 300C, nhiệt độ cao nhất
lên đến trên 42,10C.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có nhiệt độ trung bình 18 0C, nhiệt độ
thấp nhất khoảng 100C.
- Độ ẩm không khí:
+ Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 85-90%.
- Gió:
+ Có hai hướng gió chủ yếu: Gió Tây Nam (gió Lào) từ tháng 5 đến tháng 10, gió
mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Các tháng 4 và tháng 10 là thời kỳ
chuyển tiếp hai mùa gió.
+ Tốc độ gió về mùa đông trung bình từ 1,3m/s đến 1,9m/s. Tốc độ gió về mùa hè
trung bình từ 1,5 - 2,6m/s. Tốc độ gió trung bình năm 1,9m/s.
- Bão:
Bão thường xuất hiện vào khoảng tháng 7, 8 và kết thúc vào khoảng tháng 10.
Theo số liệu thống kê năm 2015 khu vực Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của 4 cơn bão
gây mưa lớn và gây thiệt hại đến tài sản của nhân dân.
- Nắng và bức xạ:

Tổng thời gian chiếu sáng trung bình năm tại khu vực thực hiện Dự án từ 1.237 ÷
1.668 giờ/năm. Độ bức xạ mặt trời cực đại từ 1.838 ÷ 1.851 Kcal/năm. Độ dài ngày và độ
cao mặt trời lớn nên tổng lượng bức xạ cao.
- Mưa:

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

16

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

+ Lượng mưa trung bình hàng năm rất cao, vào khoảng 1.882mm, lượng mưa lớn
nhất trong ngày có thể lên tới xấp xỉ 200mm (thường là vào tháng 8).
+ Số ngày có giông trung bình trong năm 81,7 ngày.
+ Số ngày có mưa phùn trung bình trong năm 47,2 ngày.
+ Số ngày có sương mù trung bình trong năm 15,7 ngày.
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, năm 2015)
3.1.1.3. Điều kiện thủy văn
Sông Mai Giang nằm về phía Đông của huyện. Đây là con sông nước mặn, một
đầu thông ra biển tại lạch Quèn, đầu kia thông với sông Hoàng Mai và thông ra biển tại
lạch Cờn, chiều dài sông tính từ Cửa Quèn đến sông Hoàng Mai là 20km, tính từ cửa
Quèn đến cửa Cờn dài 25 km, chiều rộng lòng sông trung bình 10 ÷ 20m sông có lưu vực
sông 11.266 ha, độ dốc lòng sông i=0.
Sông Mai Giang có hướng hình thành Bắc Nam, nối cửa lạch Cờn và cửa lạch
Quèn chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều không đều. Biên độ thuỷ triều từ 1,5- 2m, khi

triều cao có thể đạt 3m. Thời gian triều cường và triều kiệt thường ngắn, chất lượng nước
sông khi triều cường và triều kiệt không biến động nhiều.
Từ khi hoạt động đến nay khu vực nhà máy không bị ngập lụt khi triều cường cao
nhất.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội xã Quỳnh Thuận
a.dân số :
Số hộ: 1.498 hộ, dân số: 5.718 người,
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 4,02‰.
b. Về kinh tế
Tổng giá trị sản xuất ước đạt 120,574 tỷ đồng/KH215,258 tỷ bằng 56%KH, tăng
10,9% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2015. Trong đó:
- Ngành Nông – Lâm – Thủy sản ước đạt 25,749 tỷ/KH 43,441 tỷ, bằng 59,3%KH,
tăng 65,8% so với cùng kỳ.
- Ngành Công nghiệp – Xây dựng cơ bản ước đạt 76,983 tỷ đồng/135,361 tỷ đồng,
bằng 56,9%KH, tăng 0,4% so với cùng kỳ.
- Ngành thương mại, dịch vụ ước đạt 17,842 tỷ đồng/KH 36,456 tỷ đồng, bằng
49%KH, tăng 7,7% so với cùng kỳ.

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

17

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,1 triệu/KH 31-32 triệu bằng 52%KH, tăng

13,6% so với cùng kỳ năm 2015 (Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 10 triệu
đồng/KH 18-19 triệu đồng).
c. Văn hoá – xã hội:
Năm học 2015 - 2016 dạy học của 3 nhà trường tiếp tục đi vào nề nếp, chất lượng
giáo dục ổn định; các phong trào thi đua, các cuộc vận động được tổ chức thực hiện có
hiệu quả
Các hoạt động VH-VN-TDTT diễn ra trong không khí sôi nổi, an toàn và thu hút được
đông đảo quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng.
Thực hiện công tác trực, khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Tham mưu các kế
hoạch và tổ chức tốt ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2. Trong 6 tháng năm 2016 tổ chức
tiêm phòng, khám và cấp thuốc cho 1.515 lượt người; thực đảm bảo công tác tiêm phòng
định kỳ cho các đối tượng, tẩy giun, cho trẻ uống Vitamin A...

3.2. Khái quát về dự án
3.2.1. Tên dự án
Nâng công suất nhà máy chế biến bột cá tại Cảng cá Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (từ 1.200 lên 2.700 tấn bột cá/năm).
3.2.2. Chủ dự án
Công ty TNHH Thủy Sản Bắc Miền Trung.
- Địa chỉ: Cảng cá Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Điện thoại: 0913276446.
- Người đại diện: Bà Nguyễn Thị Hoan; Chức vụ: Giám đốc.
3.2.3. Vị trí địa lý của dự án
Khu đất xây dựng nhà máy tại Cảng cá Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp:
Đường bê tông và âu đậu thuyền của lạch Quèn;
- Phía Nam giáp:
Đường bê tông;
- Phía Tây giáp:

Công ty TNHH Hậu cần Hoàng Hải;
- Phía Đông giáp: Doanh nghiệp tư nhân Đăng Minh;
Tổng diện tích đất: 3.183,22 m2;
- Mật độ xây dựng hiện tại: 59%.
- Mật độ xây dựng sau nâng công suất: 84%.

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

18

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

3.2.4. Nguồn nguyên liệu sử dụng cho dự án.
* Giai đoạn thi công xây dựng:
- Tôn sóng: 900m2;
- Xà gồ thép U200x50mm dày 3,0mm: tổng chiều dài 600m;
- BTCT cột và giằng móng: 15m3;
- Đá xây móng: 50m3.
- Tường bao xây gạch không nung: 750m2;
* Giai đoạn hoạt động:
Bảng 3.1. Nguyên vật liệu chính hàng năm của chế biến bột cá
TT
1
2
3


Nguyên vật liệu
Cá các loại (max)
Than đá
Bao bì đóng gói

ĐVT
Tấn
Tấn
1000 chiếc

Hiện tại
5.400
360
24

Mở rộng
12.600
720
54

Nguồn cung cấp:
- Cá các loại được thu mua từ các tàu cá, hộ nuôi trồng trên địa bàn và thu mua
nguyên liệu cá tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Than cung cấp bằng hợp đồng với các đơn vị chuyên cung cấp than.
- Túi PE, bao bì đựng sản phẩm đặt hàng tại các đơn vị chuyên sản xuất bao bì trên
địa bàn và vùng lân cận.
3.2.5. Tiến độ thực hiện dự án

Công việc

T
T
1
2

Bảng 3.2. Tiến độ thực hiện dự án
Thời gian
10- 01/2017 02/2017 03/2017 04/2017 05/2017
12/2016

Lập dự án, chuẩn bị
Xây dựng nhà
xưởng
3 Lắp đặt máy móc
4 Lắp đặt máy phụ trợ
5Chạy thử, bàn giao
3.2.6. Vốn đầu tư
Bảng 3.3. Tổng hợp mức đầu tư
TT

Hạng mục

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

Kinh phí (đồng)
19

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa



Báo cáo thực tập
1
2
3
4

Khoa Địa lý - QLTN

Lắp đặt dây chuyền sản xuất mới
Xây dựng nhà xưởng
Xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung
Xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, mùi
Tổng

12.800.000.000
500.000.000
800.000.000
900.000.000
15.000.000.000

Nguồn vốn đầu tư cho dự án bao gồm:
- Vốn tự có;
- Vốn vay ngân hàng.
3.2.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
a. Giai đoạn xây dựng:
Công ty quản lý dự án.
b. Giai đoạn hoạt động.
Sơ đồ tổ chức của nhà máy được thể hiện như hình sau:

BAN GIÁM ĐỐC


P. Giám đốc
P.Tổng hợp
Nhân viên

Kho, thu mua nguyên liệu

Xưởng SX bột cá

Công nhân

Công nhân

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Bảng 3.4. Thống kê tóm tắt các thông tin dự án
Các giai đoạn
Các hoạt động
Các yếu tố môi trường có khả năng
của dự án
phát sinh
1
2
5
Giai đoạn 1
Vận chuyển nguyên vật liệu
- Bụi, khí thải và tiếng ồn
Xây dựng xây dựng
- Tai nạn giao thông
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật
- Vật liệu xây dựng, đất, cát, đá phục

vụ công trình, vật liệu dư thừa, đất đá
Xây dựng công trình
thải…
- Bụi, tiếng ồn.

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

20

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

Vận chuyển, lắp đặt máy
móc thiết bị

- Nước thải SH công nhân
- Chất thải nguy hại
- Bụi, khí thải và tiếng ồn

- Nước thải dập mùi, dịch cá
- Mùi cá
- Bụi cá
- Bao bì đựng, tạp chất
- Nước thải
- Chất thải rắn
- Chất thải nguy hại


Chế biến bột cá
Giai đoạn
2: Vận hành
Sinh hoạt của CBCNV

3.3. Đánh giá tác động môi trường.
Việc đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng đến môi trường tự
nhiên và các yếu tố KT – XH được xem xét theo 2 giai đoạn chính sau:
∗ Giai đoạn 1: Giai đoạn xây dựng các hạng mục mới
∗ Giai đoạn 2: Giai đoạn hoạt động toàn nhà máy.
3.3.1.Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn 1
3.3.1.1. Đánh giá các nguồn liên quan đến chất thải:
3.3.1.1.1. Đối với bụi và khí thải

a. Các nguồn gây tác động:
- Hoạt động của xe chở đất đá, nguyên vật liệu xây dựng.
- Hoạt động của các máy móc, thiết bị.
Thải ra COx, NOx, SOx, CnHm, bụi, tiếng ồn
b. Đánh giá tác động:
* Đối với hoạt động thi công xây dựng
Quá trình thi công với khối lượng nhỏ nên khả năng phát tán bụi ra môi trường
không đáng kể.
- Bụi phát sinh trong quá trình khoan cắt bê tông, khoan, xà gồ, cắt thép.
- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của máy móc, thiết bị thi công thi công các
công trình.
- Khí thải phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu:
Theo tiến độ xây dựng trong 60 ngày, số lượt xe tham gia vận chuyển vật liệu xây
dựng khoảng 250tấn /16 tấn = 16 chuyến (sử dụng xe vận chuyển16 tấn).


GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

21

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

Vậy tổng quảng đường vận chuyển cả đi lẫn về là :
16 chuyến x(10km/lượt x 2) =320km’
qua đó có thể tính toán được tải lượng của các chất trong môi trường không khí
trong vận chuyển bởi công thức:
Tải lượng (kg/ngày) = Hệ số ô nhiễm (kg/1000km) x Tổng quảng đường/ số ngày
vận chuyển.
Bảng 3.5. Tải lượng của một số chất ô nhiễm trong vận chuyển vật liệu
Tổng chiều
Tải
dài tính toán
lượng
(km)
(kg/ngày)
1
Bụi
0,9
320
0,0048
2

SO2
4,15S
320
0,0221
3
NOx
14,4
320
0,0768
4
CO
2,9
320
0,0155
(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 1993)
Ghi chú: - S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO;
Tuy nhiên, nguồn phát sinh khí thải ở dạng nguồn thải thấp, khả năng phát tán đi
xa kém do đó chúng gây ra ô nhiễm cục bộ và vùng lân cận về phía cuối hướng gió, ảnh
hưởng trực tiếp đến người dân dọc các tuyến đường vận chuyển.
3.3.1.1.2. Đối với nước thải, nước mưa chảy tràn:
a. Các nguồn gây tác động:
* Nước mưa: Chứa cặn lơ lửng, dầu mỡ công nghiệp…
* Nước thải:
- Nước thải sinh hoạt:
+ Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công: Chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân
huỷ, cặn lơ lửng, dầu mỡ, vi khuẩn
- Nước thải thi công từ quá trình xây dựng: Chứa cặn lơ lửng, dầu mỡ…
b. Đánh giá tác động:
* Nước mưa chảy tràn:
Phần lớn diện tích đã được xây dựng, có diện tích sân bãi nhỏ, nước mưa rơi trên

mái nhà tương đối sạch cho nên mức độ tác động của nước mưa là nhỏ.
Lưu lượng nước mưa chảy tràn được tính toán theo TCXDVN - 51:2008 như sau:
Q = q x C x F (l/s)
Trong đó:
q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha).
C: hệ số dòng chảy (theo bảng 3.4. TCXDVN -51:2008 thì C = 0,34)
F: Diện tích lưu vực mưa (ha)
TT

Chất ô
nhiễm

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

Hệ số ô nhiễm
(kg/1.000km) (*)

22

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN
q=

A(1 + C lg P)
(t + b) n


(l/s.ha)
Trong đó:

q: Cường độ mưa (l/s/ha)
t: thời gian dòng chảy mưa (phút)
P: chu kỳ lập lại trận mưa tính toán (năm) P = 5;
A, C, b, n - Tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương, có
thể chọn theo phụ lục II của TCXDVN - 51:2008: A = 3430; C = 0,55; b = 20; n = 0,69;
Ta có, q = 408,5 l/s.ha
Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án là:
408,5 l/s.ha x 0,34 x 0,32 ha = 44,44 l/s.
Nước mưa được thu gom và chảy ra Lạch Quèn. Lượng nước mưa tương đối nhỏ
cho nên mức độ tác động không đáng kể.
* Nước thải:
- Nước thải sinh hoạt:
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ công nhân xây dựng:
Nước thải sinh hoạt công nhân xây dựng: Ngày cao điểm tập trung khoảng 10
công nhân xây dựng (bình quân lượng nước sử dụng 25 l/người/ngày) nên lượng nước
thải sinh hoạt là:
10 người x 25 l/người x 85%/1.000 = 0,21m3/ngày.
Lượng nước thải tương đối nhỏ cho nên mức độ tác động không đáng kể.
- Nước thải từ thi công xây dựng: Nước thải phát sinh do quá trình thi công xây
dựng giai đoạn này ít vì khối lượng thi công nhỏ, thời gian thi công ngắn, thi công chủ
yếu bằng thủ công, không sử dụng máy thi công như máy xúc, máy ủi.
3.3.1.1.3. Đối với chất thải rắn thông thường:
a. Các nguồn gây tác động:
* Chất thải rắn xây dựng: Bao bì các loại, giấy loại, túi ni lông, hồ vữa, đất đá thải,
sắt thép, cốp pha hư hỏng…
* Chất thải rắn sinh hoạt:
- Phát sinh từ công nhân xây dựng: thực phẩm dư thừa, giấy loại, bao bì…

b. Đánh giá tác động:
* Chất thải rắn xây dựng: Có bản chất trơ với môi trường như vật liệu xây dựng bị
thải bỏ: vữa xi măng, gạch vỡ, sắt thép...với khối lương thi công nhỏ, khối lượng phát
sinh không đáng kể.
* Chất thải rắn sinh hoạt:

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

23

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa


Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công: Với số lượng công nhân vào lúc
cao điểm là 10 người, khối lượng rác thải phát sinh ra khoảng 3kg/ngày (bình quân 0,3kg
rác/người/ngày).
Rác thải được chia làm 2 loại:
+ Chất thải rắn dễ phân huỷ là các loại chất thải hữu cơ như lương thực, thực
phẩm dư thừa bị thải loại.
+ Chất thải rắn khó phân huỷ gồm: vỏ hộp, bao bì bằng kim loại, polyme.
Phần rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao thì phân huỷ nhanh trong điều
kiện khí hậu nóng ẩm tại địa phương, gây mùi hôi thối khó chịu. Cho nên loại này cần
được thu gom xử lý ngay trong ngày. Còn các thành phần khác thì phân huỷ chậm hơn.
3.3.1.1.4. Đối với chất thải nguy hại
a. Các nguồn gây tác động:
- Phát sinh từ công nhân xây dựng:

- Phát sinh từ công nhân nhà máy:
Thành phần: Dẻ lau chứa dầu mỡ, dầu mỡ rơi vãi dính vào đất đá, pin...
b. Đánh giá tác động:
* Đối với hoạt động thi công xây dựng:
Các loại chất thải nguy hại có khả năng phát sinh trong công trường xây dựng là
các loại chất thải nhiễm dầu mỡ, pin, bóng đèn hỏng.... Mặc dù khối lượng ít nhưng nếu
không được thu gom triệt để sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng không những đối với môi
trường đất, nước mặt, nước dưới đất trong khu vực mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của
con người, làm mất cảnh quan môi trường. Do đó Chủ dự án cần có biện pháp thu gom và
quản lý để giảm thiểu những ảnh hưởng của chất thải rắn nguy hại gây ra.
Chủ dự án không trực tiếp quản lý sử dụng các phương tiện vận chuyển mà thuê các
đơn vị cung cấp vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng cung cấp cho công trình, các phương
tiện vận chuyển không thay dầu tại công trình mà được thay tại các xưởng đảm bão kỹ thuật.
Không thay thế dầu máy tại công trình, vì vậy khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại
công trường ước tính khoảng 0,5kg/tháng.
3.3.1.1.5. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải:
a. Tiến ồn:
* Đối với hoạt động thi công xây dựng:
- Tác động do tiếng ồn và độ rung: Tiếng ồn phát sinh từ việc thi công, phương tiện vận
chuyển, thiết bị xây dựng.
- Sử dụng máy khoan lỗ trên tường, bê tông, cắt sắt thép phát ra tiếng ồn ảnh
hưởng đến công nhân thi công.
Tác động của tiếng ồn:
GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

24

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa



Báo cáo thực tập

Khoa Địa lý - QLTN

- Tiếng ồn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, đến hệ tim mạch và các cơ
quan thính giác.
- Cơ quan thính giác: Nếu tác động của tiếng ồn kéo dài gây giảm thính lực, gây mệt
mỏi thính giác làm mất khả năng phục hồi và phát triển biến đổi bệnh lý.
- Đối với máy phát điện, Chủ dự án sẽ thiết kế đặt ở vị trí cách xa vị trí của xưởng
sản xuất cũng như khu hành chính.
Ngoài ra, do khu dân cư gần nhất cách nhà máy khoảng 100m nên tiếng ồn và độ
rung phát sinh sẽ không ảnh hưởng đến người dân.
b. Các vấn đề môi trường, vấn đề kinh tế - xã hội
Các tác động tích cực như sau: tạo việc làm, mở rộng các hoạt động hàng hóa
dịch vụ đặc biệt là trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
Tuy nhiên trong quá trình thi công xây dựng sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến xã hội có
thể nảy sinh:
+ Nhiều mối quan hệ mới được thiết lập giữa chủ dự án, công nhân xây dựng với
người dân địa phương. Những mối quan hệ này vừa góp phần mở rộng sự giao lưu nhưng
cũng có thể nảy sinh các mâu thuẫn, gây tranh cãi, làm mất an ninh trật tự trên địa bàn
nếu không được xử lý, quản lý tốt.
+ Nhiều người và phương tiện qua lại sẽ làm tăng lưu lượng của các phương tiện
tham gia giao thông, do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến người đi đường, có thể gây tai nạn giao
thông nếu các nguyên vật liệu dùng để xây dựng che mất tầm nhìn trên đường.
3.3.2. Đánh giá, dự báo các tác động giai đoạn 2
3.3.2.1. Nguồn gây tác động
a) Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải:
Trong giai đoạn này tất cả các dây chuyền của nhà máy sẽ hoạt động, nhưng các
dây chuyền hoạt động tương đối giống nhau cho nên các nguồn phát sinh chất thải tương
đương như nhau, giống như các nguồn tác động trong giai đoạn dây chuyền cũ hoạt động:

Bảng 3.6. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải giai đoạn hoạt động
TT

Các loại
chất thải
1 Nước thải

Thành phần của các chất

Nguồn gây ô nhiễm

gây ô nhiễm

Nước thải sinh hoạt (ăn
Chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân
giữa ca, vệ sinh) của cán bộ huỷ, cặn lơ lửng, dầu mỡ, vi khuẩn,
và công nhân
các khí …
Nước thải rửa xe chở cá,

GVHD: TS. Trần Thị Tuyến

25

- Chứa chất hữu cơ, cặn lơ lửng,

Sinh viên: Hoàng Thị Hoa



×