Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

QUY HOẠCH môi TRƯỜNG HUYỆN yên THÀNH TỈNH NGHÊ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.98 KB, 12 trang )

QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG HUYỆN YÊN THÀNH TỈNH NGHÊ AN
I. Phân tích ĐKTN-KTXH ảnh hưởng đến quy hoạch môi trường
1.1 Điều kiện tự nhiên-TNTN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí
Huyện Yên Thành là một huyện nằm ở phía Đông tỉnh Nghệ An .Có diện tích 54866,16 ha.Thị
trấn yên thành là trung tâm kinh tế-chính trị -xã hội của huyện ,cách trung tâm thành phố vinh
55km,cách quốc lộ 1A khoảng 13 km.
+ Điểm cực nam 52’42’’ vĩ độ Bắc
+ Điểm cực Bắc: 10’00’’
+ Điểm cực Tây : 17’50’’ kinh độ Tây.
+ Điểm cực Đông :33’04’’ kinh độ Đông
+ Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu,phía Nam giáp huyện Nghi Lộc,Đô Lương, phía Tây giáp
huyện Đô Lương,Tân Kỳ, phía Đông giáp huyện Diễn Châu.
Toàn huyện có 38 xã và 1 thị trấn.Với vị trí địa lí như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Yên
Thành thúc đẩy phát triển kinh tế ,giao lưu trao đổi hàng hóa với các huyện trong tỉnh và cả
nước.
b. Địa hình.
Địa hình huyện Yên Thành giống như một lòng chảo không cân,3 phía Bắc ,Tây ,Nam là rừng
núi và núi trọc,ở giữa và phía Đông là một vùng đồng bằng trũng.Địa hình có hướng nghiêng dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam,có thể chia thành 2 vùng sau:
-Vùng bán sơn địa.
Có 17 xã ,nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng của tỉnh Nghệ An.Có đặc điểm
chung là đồi núi thấp ,có sườn núi thoải dần về phía Đông. Đây là dạng địa hình chiếm hầu hết ở
phía bắc,phía Nam ,phía Tây thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.Dãy núi phía Tây Nam của
huyện do dãy núi Phu Hoạt ở Tây Bắc Nghệ Tĩnh chạy về,hầu hết là núi trung bình và đồi thấp
nhưng độ dốc khá lớn,giữ nước kém ,muốn phát triển lâm nghiệp phải có hệ thống hồ đập giữ
nước cho mùa khô.ở đây xưa kia có thảm rừng xanh bao phủ ,rừng có nhiều gỗ quý,nay đã và
đang bị trọc hóa.
Ngoài ra vùng này còn có các thung lũng kín như :thung Lăng,Thung Mây,Thung Buồng.Vùng
bán sơn địa là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp,cây ăn quả,lâm nghiệp và chăn nuôi.


-Vùng đồng bằng.


Có 21 xã ,thị trấn có độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 0,8-2,5 m.Đồng bằng của huyện
nằm trong vùng á miền đồng bằng nghệ tĩnh.vùng đồng bằng này được được hình thành trong
kiến tạo tân sinh qua 2 lần biển tiến và 2 lần biển thoái do vật liệu bồi tụ.Do những bậc phù sa cổ
hình thành nên đồng ruộng vừa nhỏ hẹp ,kém phì nhiêu .Đáng chú ý là đồng bằng có độ nghiêng
lớn ,mặt cắt dày nên diễn ra quá trình mài mòn,rửa trôi và bồi tụ.Đồng bằng hẹp ngang ,lũ rút
nhanhmang ra biển những phần đất mịn,chưa kịp lắng đọng.Vì vậy đất nhẹ ,giữ đất,giữ nước
kém.Đây là vùng lúa trọng điểm của huyện.
c. Địa chất.
Yên thành thuộc cấu trúc uốn nếp bắc Trường Sơn nên mang nhiều nét đặc thù trong tổng thể
bức tranh địa chất của toàn vùng.
Các hoạt động kiến tạo diễn ra trên lãnh thổ rất phức tạp.Nghệ an là nơi gặp gỡ giữa 2 vỏ lục địa
Hoa Nam ở phía bắc và Indonesia ở phía nam . Đặc điểm địa chất lảnh thổ Yên Thành khá phức
tạp,chính sự phức tạp về cấu trúc địa chất đã tạo ra ở đây một nền nham thạch kém đồng nhất
.Trong vùng có đẩy đủ 3 nhóm đá chính là macma ,trầm tích hổn hợp và biến chất .
- Nhóm đã macma : Đá mắc ma axits chiếm diện tích lớn và phân bố ở các xã phía tây bắc
huyện .Các đã macma phun trào chủ yếu Neogen đến đầu đệ tứ tạo thành các vùng đất đỏ bazan
ở vùng núi phía tây của huyện với tầng đất dày khá lớn .
- Nhóm đá trầm tích hổn hợp : bao gồm các loại đá phiến sét xen bội kết cát kết phân bố rộng
khắp .
- Nhóm đá biến chất : kiềm đã phiến sét ,phiền mica . Đây là nhóm đá biến chất nhiệt tiếp xúc
với đá macma xâm nhập ,có diện tích đáng kể và phân bố ven rìa các khối granit.
d. Khí hậu
Lá một huyện thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa lại nằm ở phía đông dãy Trường Sơn nên
khí hậu Yên Thành thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Trường Sơn -một kiểu khí hậu
nhiệt đới gió mùa nhưng khá khắc nghiệt .mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ
tháng 9 đén tháng 2 năm sau .
- Tổng lượng bức xạ /năm đạt từ 8.500 độ c đến 9.000 độ c trung bình có 1.300 – 1.800 giờ nắng.

Cán cân bức xạ luôn luôn dương và vượt quá tiêu chuẩn nhiệt đới ,trên 75kcal/cm2/năm.
- Về hoàn lưu khí quyển: Yên Thành nằm trong phạm vi tác động mạnh mẽ của cao áp nhiệt
đới Thái Bình Dương và đai áp thấp xích đạo .Về mùa đông ở đây chịu sự tác động của cao áp
lạnh lục địa Châu Á và áp thấp lục địa úc .Mùa hè lại chịu sự chi phối của trung tâm táp thấp
Bắc ấn Độ và dáy áp cao chí tuyến Đại Dương Nam bán cầu.
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình là , trung bình các thàng trong năm không dưới . Khí hậu
chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa Hạ.
+


Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, có tháng nhiệt độ lên đến 38C tháng nóng nhất là
tháng 7.
+ Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 10 đên tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là từ 19-20C tháng lạnh
nhất là tháng 2.
Nhìn chung chế độ nhiệt của huyện yên thành mang sắc thái nhiệt đới ẩm gió mùa nên rất thuận
lợi cho việc phát triển cây ăn quả đặc biệt là cây cam
- Chế độ mưa: Yên thành là huyện có chế độ mưa khá lớn ,lượng mưa bình quân/năm là 1587
mm, năm mưa nhỏ nhất là 1150 mm. Phân phối lượng mưa không đồng đều nên vào mùa mưa
thường sinh ra lũ lụt ,vào mùa khô thì thường thiếu nước gây cản trở cho hoạt đông phát triển
kinh tế đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp
- Độ ẩm không khí : độ ẩm tương đối cao, bình quân độ ẩm cả năm là 81% độ ẩm trong năm
đều cao hơn 70% và biến thiên thao thời gian.
- Bốc hơi: lượng tương đối lớn và biến thiên rõ theo thời gian .Lượng mưa bốc hơi trung bình
năm 850-860 mm trong đó mùa hạ chiếm 60% lượng bốc hơi cả năm,tháng 7 có lượng bốc hơi
cao nhất cả năm (103),tháng 3 có lượng bốc hơi nhỏ nhất (39)
- Chế độ gió: Huyện chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính đó là gió Đông bắc vào mùa đông và
gió Tây nam vào mùa hè.
+ Gió mùa Đông (gió Đông Bắc) thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau ,làm nhiệt độ hạ
xuống nhanh chóng ,thời tiết lạnh và có mưa phùn rãi rác , độ ẩm không khí tăng nhanh ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.

+ gió mùa hạ (gió Tây Nam) Xuất phát từ áp cao cận Chí tuyến Nam bán cầu qua xích đạo trở
thành gió Tây Nam thổi qua vịnh Bengan vượt dãy Trường Sơn đến vùng Bắc Trung bộ nước ta,
nhiệt độ thường trên 35C độ ẩm không khí giảm xuống 55%, gió Tây Nam thường bắt đầu từ
tháng 4 và kết thúc vào tháng 8 làm cho thời tiết khô nóng ,hạn hạn làm cây cối khô héo và suy
thoái môi trường đất
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan:
+ Bão và áp thấp nhiệt đới: Trung bình mỗi năm có từ 2 đến 3 cơn bão đổ bộ vào huyên Yên
Thành kèm theo mưa to gây lũ lụt ,ngập úng một diện tích cây hoa màu lương thực
+ Sương mù và sương muối: Sương mù xuất hiện từ tháng 9 nhưng chưa nhiều tăng lên vào giữa
và cuối mùa đông.
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Sông suối ở Yên thành không nhiều hầu hết sông suối bắt nguồn từ các dãy
núi thấp ở phía bắc ,Tây và Nam.


+ ở phía bắc, tây bắc: Sông Dinh, Sông Đào, Sông Dền, Sông Bàu Sừng, Kênh Vênh Bắc .
+ Ở phía Nam: Do đồi trọc nên không có nguồn sinh thủy chảy đều quanh năm,mà chỉ có một số
khe, bàu như khe Nghọng , khe Bàu mậu Long.
+ Từ năm 1932- 1937 hệ thống Bắc Nông Giang được xây dựng đã đưa nước song Lam về tưới
phần lớn diện tích đất trồng trọt của 3 huyện Yên Thành ,Diễn Châu và Quỳnh Lưu
+ Ngoài ra hiện nay Yên Thành đã đáp ứng được hơn 252 hồ trung bình và nhỏ tưới được hơn
400 ha và xây dựng 23 trạm bơm nước được khoảng 500 ha .Do vây tình hình nước cho sản
xuất ,sinh hoạt của dân cư tương đối đảm bảo nhưng chưa ổn định.
Nhìn chung ,việc tưới tiêu nước trên vùng gò đồi còn phải dựa vào các nguồn nước tự chảy từ
các suối,các hồ đập nhỏ nên nếu hạn hạn kéo dài thì hồ đập khô cạn ,khe suối không có nước
bơm tát , đồng ruộng có thể thiếu nước từ 3500 đến 4000 ha.
- Nước ngầm: Hiện nay nước ngầm được sử dụng chủ yếu dưới dạng giếng khoan .Cả huyện
năm 2008 có 7288 giếng khoan để phục vụ cho dân sinh và phát triển kinh tế .Nguồn nước ngầm
có trữ lượng lớn và được phân bố theo từng thành tạo địa chất.

b. Tài nguyên đất.
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 54.765,5 ha phân bố đều trên 38 xã và thị trấn.Các loai đất
của huyện Yên Thành bao gồm:
- Đất phù sa được bồi đắp hằng năm (S khoảng 23.133,72ha) phân bố ở hầu hết các xã. Đất có
dinh dưỡng TB đến nghèo, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét. Có ý nghĩa lớn trong sản xuất
nông nghiệp, một phần trở thành đất thổ cư.
- Đất vàng đỏ phát triển trên phiến sét ( S khoảng 14.783,7ha). Đất có màu vàng hoặc vàng đỏ,
thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt nặng.Sức giữ nước và khả năng cung cấp nước tương đối tốt.
- Đất xám bạc màu( S khoảng 13.340,4ha) gồm:
+ Đất xám đen biến đổi do trồng lúa nước (S khoảng 5.898,94ha) phát triển trên đá mẹ, hầu hết
sử dụng trống lúa.
+ Đất xám nâu (S khoảng 4.118,3 ha) phát triển trên phiến sét hoặc sa phiến, tập trung chủ yếu ở
vùng đồi và nùi thấp, đất có tầng dày có thể phát triển cây công nghiệp cấy ăn quả .
+ Đất xám vàng phát triển dưới chân đá lèn vôi (S khoảng 3.293,2ha) độ mùn thấp bị xói mòn
rửa trôi nhiều, chủ yếu trồng phi lau, bạch đàn.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá (S khoảng 2.987,74 ha) là loại đất không được cung cấp chất mùn mà
lại còn bị rửa trôi nên lớp canh tác trở nên chua,màu bạc trằng, cát pha rời rạc nghèo dinh dưỡng.
- Đất thung lũng dốc tụ ( S khoảng 550 ha) là sản phẩm phong hóa từ trên đồi núi bị nước cuốn
trôi xuống lắng đọng ở những thung lũng nhỏ dưới chân đồi. Đất nghèo chua ít mùn.
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1 Dân cư và nguồn lao động


Dân số hơn 29 vạn người, cần cù, có trình độ dân trí khá cao.Lao động trong độ tuổi 14,7 vạn
người, bình quân mỗi năm có gần 4.000 người bổ sung vào lực lượng lao động, trong đó đang
làm việc ở nước ngoài 13.700 người, còn lại lao động trong nước ở các vùng miền hơn 22 ngàn
người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 47%; đây là nguồn nhân lực cho các dự án có sử dụng lao động
trong và ngoài huyện.
1.2.2 Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế
a. Quy mô, tăng trưởng kinh tế

Kinh tế tiếp tục có bước phát triển nhanh, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng: Tốc độ tăng trưởng
bình quân 13,65%; cơ cấu kinh tế: nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm từ 54,03% xuống 44,07%;
công nghiệp - xây dựng tăng từ 16,14% lên 20,5%; dịch vụ tăng từ 29,83% lên 35,43%. Thu
nhập bình quân đầu người đạt 26,075 triệu đồng/năm, gấp 2,2 lần so với năm 2010.
b. Sự phát triển và phân bố các ngành
- Ngành nông – lâm nghiệp: Sản xuất nông – lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế của huyện, đảm bảo ổn định xã hội.Ngành nông nghiệp của huyện trong những năm vừa
qua có xu hướng tăng tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, giảm tỷ trọng
ngành sản xuất lâm nghiệp.Bước đầu chuyển biến về cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản
xuất hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế khá.
- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: Tiếp tục phát triển theo hướng
đa dạng hóa nhiều ngành nghề với nhiều loại hình sản phẩm. Về công nghiệp chế biến thì Yên
Thành cũng có nhiều tiềm năng như có nhiều sản phẩm nông nghiệp chế biến như mía, ngô,
sắn…
- Ngành thương mại- dịch vụ: tiếp tục phát triển, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế.Yên
Thành là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh sớm thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi HTX
nông nghiệp. Trên địa bàn huyện có hơn 3.000 hộ kinh doanh, buôn bán, trong đó có 60 hộ kinh
doanh lớn. Tổng mức bán lẻ và dịch vụ xã hội tăng bình quân 10,9% . Bước đầu có sản phẩm
tham gia xuất khẩu nông nghiệp như tinh bột sắn lạc… Các hoạt động dịch vụ vận tải tăng khá,
hàng hóa luân chuyển tăng bình quân 12%/năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông tăng bình quân
30%.
c. Cơ sở vật chất kĩ thuật
- Hệ thống điện: Có trạm biến áp 110 kv tại xã Bắc Thành; và trạm biến áp 35 kv tại thị

trấn cung cấp nguồn điện ổn định sinh hoạt, sản xuất. 39 xã, thị trấn và 100% hộ dân sử
dụng điện lưới quốc gia.


- Hệ thống cấp nước sạch: 24/39 xã có nhà máy nước sạch bảo đảm sinh hoạt, trong đó nhà
máy nước thị trấn công suất 2000 m3 /ngày, đêm, nay được đầu tư nâng cấp công suất 5000

m3 /ngày, đêm.
- Hệ thống giao thông: Có tuyến đường QL 7A nối từ QL 1A đi nước Lào chạy qua 5 xã vùng
phía nam huyện. Có các đường tỉnh lộ như: TL 538 chạy ngang qua trung tâm kinh tế chính trị
huyện, nối từ QL 1A đến QL 7A (22 km); đường TL 534 từ cảng Cửa Lò - qua huyện Nghi Lộc,
đến QL 7A về thị trấn Yên Thành. Ngoài ra hệ thống giao thông tuyến huyện, tuyến xã cơ bản đã
được rải nhựa hoặc bê tông hóa đi lại thuận lợi.
1.3. Đánh giá lợi thế thách thức của huyện yên Thành đối với phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường
1.3.1. Lợi thế
a. Vị trí địa lí
Hình thành mạng lưới giao thông khá hoàn thiện ,tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất ,sinh
hoạt đi lại của nhân dân,giao lưu kinh tế,văn hóa với các huyện lân cận.
b.Các nguồn lực tự nhiên
Tài nguyên ở yên Thành khá dồi dào nên đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện
- Đất phi nông nghiệp 9.928 ha Diện tích tự nhiên 54.829 ha; đất nông nghiệp 22.817 ha (trong
đó đất trồng lúa nước 13.600 ha), đất lâm nghiệp 20.788 ha, đất chưa sử dụng 920 ha; phù hợp
với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp; nhiều vùng đất rộng lớn có điều kiện thổ nhưỡng phù
hợp phát triển cây cam .
- Là huyện có trình độ thâm canh lúa, năng suất, sản lượng luôn đứng đầu tỉnh Nghệ An (b/q mỗi
năm đạt 150 -155 ngàn tấn lúa); ngoài việc sản xuất các loại lúa giống chất lượng cao, nay có
thêm một số cây trồng mới đã được khẳng định thương hiệu và nhân rộng sản xuất như: Cam (tại
xã Đồng Thành và xã Minh Thành), lúa Tím thảo dược.
- Tài nguyên khoáng sản: có đá xây dựng (ở các xã Đồng Thành, Trung Thành, Nam Thành,
Thịnh Thành, Minh Thành, Tân Thành, Mã Thành…); ngoài ra còn có khoáng sản quý hiếm như
vàng (xã Tiến Thành), sắt (Kim Thành, Mã Thành), barits (xã Sơn Thành) và đất sét (xã Sơn
Thành, Viên Thành, Hợp Thành…).
c. Về kinh tế
Chủ đạo là kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp ở Yên Thành chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi tự
túc. Những cánh đồng lúa Hoa Thành, Nhân Thành,Văn Thành, Hợp Thành... thẳng cánh cò bay.
- Nông nghiệp ở Yên Thành phát triển phần lớn do tác dụng của con sông Đào con sông này

cung cấp nước tưới cho huyện Yên Thành .


- Có 232 hồ đập lớn nhỏ ở các xã miền núi là nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh, môi
trường sinh thái, là cơ sở xây dựng các điểm du lịch sinh thái rừng.
d. Tài nguyên nhân văn.
+ Dân số hơn 29 vạn người, cần cù, có trình độ dân trí khá cao.
+ Lao động trong độ tuổi 14,7 vạn người, bình quân mỗi năm có gần 4.000 người bổ sung vào
lực lượng lao động, trong đó đang làm việc ở nước ngoài 13.700 người, còn lại lao động trong
nước ở các vùng miền hơn 22 ngàn người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 47%; đây là nguồn nhân
lực cho các dự án có sử dụng lao động trong và ngoài huyện.
+ Có 01 trường Trung cấp nghề kỹ thuật công – nông nghiệp đạt tiêu chuẩn đào tạo của Tổng cục
Dạy nghề, đặt tại thị trấn; hàng năm đào tạo cho ra trường hàng trăm lao động có trình độ trung
cấp và công nhân kỹ thuật gồm các ngành nghề: cơ khí, hàn, điện, may mặc và các nghề theo đặt
hàng của các doanh nghiệp; đào tạo nghề ngắn hạn cho hàng ngàn lao động nông nghiệp như
trồng trọt, chăn nuôi, thú y, mây tre đan…
Nhân dân Yên thành có truyền thống nhân văn lâu đời và tinh thần cách mạng ,cần cù hiếu học
,có khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học kĩ thuật đặc biệt là kĩ thuật thâm canh lúa nước.với
đội ngũ con em yên Thành sống và làm việc khắp nơi trên mọi miền tổ quốc và một số nước
khác trên thế giới ,có trình độ chuyên môn kĩ thuật khá đang sẵn sàng giúp đỡ quê hương.
1.3.2 Thách thức:
Nông nghiệp và nông thôn Yên Thành đang đứng trước những thách thức to lớn, nhiều vấn đề về
sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt, đòi hỏi phải có sự chuyến biến mạnh mẽ
về chất lượng để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông
sản hàng hoá.
- Bên cạnh sự phát triển các nghành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đó là sự ô nhiễm môi
trường ngày càng xấu đi trên địa bàn thị trấn.
- Hiện nay huyện yên thành vẫn chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ
nước thải sinh hoạt, nước thải của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp mới chỉ được xử lý sơ
bộ.



Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường nước mặt đặc biệt là ô nhiễm về các
chất hữu cơ.
- Dân số đông nên vấn đề giáo dục ,y tế, nhà ở, trường học vẫn chưa được chú trọng.Ngoài ra
dân số đông sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức
các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất
công nghiệp, v.v.Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường
tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Đối với công tác quy hoạch, bất cập hiện nay là chưa xác định rõ mối quan hệ giữa quy hoạch
sử dụng đất với quy hoạch xây dựng. quy hoạch đô thị, quy hoạch các ngành. Chưa có nhiều đồ
án, dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị được thực hiện.
- Tình trạng úng ngập cục bộ trong mùa mưa, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, lấn chiếm
đất công, xây dựng không phép, sai phép còn diễn ra nơi.
II.Phân tích các áp lực của kế hoạch ,quy hoạch,chiến lược phát triển KT-XH đối với môi
trường
2.1 .Định hướng phát triển kinh tế xã hội.
2.1.1 Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ yếu
a. Ngành công nghiệp - xây dựng
- Trong giai đoạn 2011-2020, phát triển những ngành công nghiệp gắn với lợi thế sản xuất nông
nghiệp và lao động để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 20112015 đạt 21,2%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 12,75%/năm.
- Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp chủ yếu sau:


+ Công nghiệp chế biến nông lâm sản, phân bón, thức ăn gia súc...: Xây dựng các Nhà máy: chế
biến thịt hộp, thịt đông lạnh 10 ngàn tấn/năm; chế biến dứa hộp, dứa cô đặc 5000 tấn/năm, chế
biến phân vi sinh 50 ngàn tấn/năm, duy trì tối đa công suất chế biến của nhà máy tinh bột sắn 12
- 13 ngàn tấn năm.
+ Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng:Đầu tư nâng công suất Nhà máy gạch tuy -nen Sơn

Thành, Đồng Thành lên 40 triệu viên/năm/một nhà máy. Khuyến khích hướng tới thị trường vật
liệu xây dựng không nung để cạnh tranh với các nơi khác đã có thế mạnh về sản xuất gạch tuynen. Khai thác mỏ đá vôi ở Đồng Thành và các mỏ đá khác ở Nam Thành, Tân Thành và một số
xã ở vùng bán sơn địa cung cấp đá xây dựng từ 0,55 – 0,7 triệu m3/năm.
+ Các sản phẩm khác: Quan tâm phát triển các sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp,
xây dựng, sửa chữa cơ khí, cung cấp nước sạch; cùng với các địa phương lân cận hình thành cụm
công nghiệp dệt may, chế biến phân bón, thức ăn gia súc, mộc dân dụng, làng nghề tiểu thủ công
nghiệp nhằm tận dụng ưu thế lao động và nguồn cung lương thực, thực phẩm tại chỗ.
b. Ngành Dịch vụ
Phát triển mạnh ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và chất lượng cao, bảo đảm tính bền vững.
Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2016 đạt 18,03%/năm, giai đoạn 2016
- 2020 đạt 14,10%/năm.
Phát triển các phân ngành dịch vụ chủ yếu:
- Thương mại:
Phát triển nhanh thị trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ngày càng cao
của nhân dân. Hoàn thiện mạng lưới bán buôn và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ dần theo hướng văn
minh, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Phát triển các loại hình hoạt động thương mại gắn với
sản xuất và chế biến, xây dựng các trung tâm thương mại ở các thị trấn, thị tứ, đầu tư nâng cấp,
quản lý tốt hệ thống chợ hiện có, quy hoạch xây dựng mới để 100% xã có chợ vào năm 2015.
- Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin:
Phát triển mạng bưu điện một cách hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính; phát triển các
dịch vụ mới. Xây dựng mạng lưới viễn thông hiện đại, đồng bộ, cung cấp dịch vụ đa dạng và có
chất lượng cao. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sử dụng công nghệ
hiện đại vào các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt trong công tác lãnh đạo, quản lý.
- Vận tải:
Phát triển đa dạng các loại hình vận tải, xây dựng bến xe của huyện, khuyến khích thay thế
phương tiện cũ bằng phương tiện mới, nâng cao hệ số an toàn giao thông, hiệu quả.
- Tài chính, ngân hàng:


Phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạng lưới hợp lý, tích cực

huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời cho
phát triển kinh tế - xã hội.
- Du lịch:
Xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp như các hồ đập, tu bổ các di
tích lịch sử... hình thành dần các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử và du lịch sinh thái,
gắn với các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu... để đến năm 2020 Yên Thành là một trong những
điểm du lịch của tỉnh.
- Các dịch vụ khác:
Phát triển dịch vụ tư vấn, đào tạo, y tế, kinh doanh tài sản, đầu tư, bảo hiểm. Chuyển dần từng
bước các hoạt động sự nghiệp công ích sang cơ chế hoạt động dịch vụ phù hợp với cơ chế thị
trường .
c. Ngành nông - lâm - thuỷ sản
Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện trên cơ sở lợi thế về sản xuất lương thực, nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến, tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn
đề xã hội ở nông thôn.
Tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 7,35%/năm, giai đoạn 2016 - 2020
đạt 4,25%/năm.
Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra sản
phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
Duy trì vùng sản xuất lúa tập trung trên đất chủ động tưới, khắc phục dần những diện tích hay bị
úng ngập, chú trọng mở rộng diện tích ngô trên đất 2 lúa. Phát triển các cây nguyên liệu sắn, dứa,
cao su tập trung theo vùng; phát triển các loại rau, đậu thực phẩm, cây ăn quả, hoa cây cảnh
nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ và ngoại huyện.
Phát triển mạnh chăn nuôi lợn tập trung, trang trại gắn với mô hình chăn nuôi công nghiệp; chăn
nuôi bò thịt, gia cầm theo hướng trang trại, hộ gia đình. Phát triển thuỷ sản theo hướng thâm
canh, tăng diện tích nuôi thuỷ đặc sản.
Thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, trồng mới, chăm sóc và bảo vệ ở từng tổ chức, hộ gia đình,
quan tâm phát triển rừng nguyên liệu. Bảo đảm phủ xanh toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp. Khai
thác rừng một cách hợp lý, không làm ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ sinh thái, nhất là rừng
phòng hộ.

Các sản phẩm chủ yếu đến 2020:
- Sản lượng lương thực: 215.000 tấn;
- Sản lượng lạc vỏ: 3.200 tấn;


- Sắn củ: 67.500 tấn;
- Dứa quả: 54.600 tấn- Mía cây: 24.000 tấn;
- Tổng đàn trâu, bò: 63.500 con (trong đó: bò 38.500 con);
- Tổng đàn lợn: 294.000 con;
- Tổng đàn gia cầm: 3,5 triệu con;
- Sản lượng thịt hơi các loại: 56.790 tấn;
- Khai thác gỗ rừng trồng: 95.000 m3;
- Khai thác nhựa thông: 600 tấn;
- Sản lượng thuỷ sản: 9.720 tấn.
2.1.2 Tổ chức không gian lãnh thổ
a. Phát triển hệ thống đô thị, cụm công nghiệp
Phát triển các thị trấn, thị tứ trên các tiểu vùng của huyện làm động lực cho phát triển kinh tế - xã
hội ở nông thôn và đẩy mạnh quá trình đô thị hoá trên địa bàn toàn huyện. Làm tốt công tác quy
hoạch phát triển đô thị, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo môi trường trong
sạch, phát triển bền vững.
- Xây dựng đô thị trung tâm thị trấn Yên Thành xứng tầm đô thị loại 5, là trung tâm kinh tế, hành
chính, văn hoá của huyện.
- Xây dựng Thị trấn Vân Tụ là thị trấn Công - Nông - Dịch vụ.
- Xây dựng một số thị tứ ở trung tâm các tiểuvùng của huyện: Bảo Thành, Cuồi (Thọ Thành), Đô
Thành, Chợ Rộc (Trung Thành), Hợp Thành, Mã Thành, Tân Thành, Hậu Thành, Minh Thành,
Mỹ Thành và Tây Thành.
- Phát triển các cụm công nghiệp tại thị trấn Yên Thành, Đô Thành, Đồng Thành và Cụm công
nghiệp A - B Công Thành.
*ảnh hưởng môi trường:
- Ô nhiễm môi trường đất.

- cảnh quan khu vức có thể bị phá vỡ do hoạt đông sản xuất công nghiệp thiếu kiểm soát.
- Môi trường có nguy cơ ô nhiễm do hoạt đông không hiệu quả hoặc thiếu kiểm soát , hoạt động
của các bải chôn lấp rác thải rắn .
b. Phát triển khu vực nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng chuyên canh theo vùng và ứng
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng hiệu quả.
Phát triển mạnh TTCN và làng nghề, nhất là những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Quan tâm
phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội, giải quyết việc làm và tạo cơ hội tìm việc đối với bộ


phận nông dân bị thu hồi đất do đô thị hoá và phát triển các nghành phi nông nghiệp. Thực hiện
tốt công tác quy hoach sản xuất và đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng.
c. Các tiểu vùng kinh tế trong huyện: Phân làm 2 vùng:
- Vùng Nông Giang:
Gồm 21 xã, thị trấn đồng bằng của huyện: Đô, Thọ, Hồng, Phú, Hợp, Hoa, Tăng, Xuân, Bắc,
Trung, Nam, Khánh, Long, Vĩnh, Nhân, Văn, Công, Bảo, Viên và 2 thị trấn.
Diện tích tự nhiên: 17.129 ha, chiếm 31% diện tích toàn huyện.
Dân số: 164.000 người, chiếm 57% dân số toàn huyện.
Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của huyện. Có điều kiện phát triển rau quả, hoa - cây
cảnh, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm, nuôi cá.
Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí, may mặc xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ
tại các làng nghề.
- Vùng bán sơn địa:
Gồm 17 xã miền núi: Tân, Đức, Mã, Lăng, Hùng, Hậu, Phúc, Đồng, Kim, Quang, Tây, Thịnh,
Minh, Đại, Lý, Mỹ và Sơn Thành.
Diện tích tự nhiên: 37.443 ha, chiếm 69% đất tự nhiên toàn huyện.
Dân số: 126.000 người, chiếm 43% dân số toàn huyện.
Tập trung diện tích rừng trồng và sản xuất các loại cây nguyên liệu: sắn, dứa, mía, gỗ nguyên
liệu giấy và chăn nuôi gia súc trâu bò, nuôi cá nước ngọt.
Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: đá, gạch nung

Các vấn đề về môi trường
+ Quá trình xây dựng đô thị sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường đất, môi trường nước,
môi trường không khí và hệ sinh thái khu vực.
+ Quá trình phát triển đô thị làm gia tăng chất thải rắn và nước thải sinh hoạt.
+ Mật độ tập trung dân cư tăng, mật độ giao thông cũng tăng theo. Hậu quả trực tiếp của
nó là gia tăng tần suất tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí do khí và bụi
thải từ động cơ.
+ Quá trình đô thị hóa làm tăng lượng khí phát thải dẫn đến biến đổi khí hậu là tác nhân
gây ra nhiều thiên tai như: Lũ lụt, hạn hán, triều cường ngày càng nặng nề hơn. Những loại thiên
tai nêu trên có sức tàn phá vô cùng rộng lớn, làm suy thoái, gây ô nhiễm môi trường sống, ô
nhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh...



×