Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

LƯU QUANG VŨ HIỆN TƯỢNG CỦA CÁI KHÁC TTRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.42 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. VÀI NÉT VỀ LƯU QUANG VŨ VÀ “CÁI KHÁC” CỦA THƠ ÔNG
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975.........................................3
1.1.

Vài nét về Lưu Quang Vũ...................................................................................3

1.1.1. Cuộc đời............................................................................................................3
1.1.2. Hành trình sáng tạo giai đoạn 1945 – 1975.....................................................5
1.1.3. Phong cách nghệ thuật.....................................................................................8
1.2. “Cái khác” của thơ Lưu Quang Vũ trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 –
1975 9
1.2.1. Khái niệm “Cái khác”....................................................................................10
1.2.2. Đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975...................10
1.2.3. “Cái khác” của Lưu Quang Vũ trong giai đoạn 1945 – 1975.......................12
CHƯƠNG 2. KHUYNH HƯỚNG THẾ SỰ ĐỜI TƯ VÀ CÁCH NHÌN NHẬN VỀ
CHIẾN TRANH TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ GIAI ĐOẠN 1945 - 1975..........13
2.1. Khuynh hướng thế sự đời tư trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn 1945 –
1975………………………………………………………………………………………
……………………………............................................................................................13
2.1.1. Thể hiện qua lăng kính đời tư........................................................................13
2.1.1.1. Bi kịch đổ nát đời tư……………………………………………………13
2.1.1.2. Cái tôi cô đơn tuyệt vọng………………………………………………..13
2.1.2. Thể hiện qua sự bận tâm đến những thân phận nhỏ bé...............................17
2.1.3. Thể hiện trên mảnh đất muôn màu có tên “Tình yêu”.................................21
2.2. Cách nhìn nhận về chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn 1945 –
1975……………..........................................................................................................26
Chương 3. “Cái khác” về nghệ thuật trong thơ của Lưu Quang Vũ giai đoạn 1945 –
1975................................................................................................................................. 33
3.1. Thể thơ và ngôn ngữ............................................................................................34


3.2. Giọng thơ..............................................................................................................37
KẾT LUẬN
1


MỞ ĐẦU
Lưu Quang Vũ là một cây bút mà tài năng hội tụ đầy đủ trên mọi mặt. Hầu như ở
lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu nhất định và tạo nên được những mốc
son đáng nhớ trong sự nghiệp văn chương của mình cũng như những dấu ấn trong bạn
đọc các thế hệ.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 tập trung vào ba mươi năm kháng chiến
trường kì của dân tộc và văn học là một bộ phận gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng,
với kháng chiến, thể hiện niềm tự hào dân tộc và một niềm tin mãnh liệt vào tương lai
khải hoàn của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên có một Lưu Quang Vũ trong giai đoạn này có
những trang viết, đặc biệt là trong thơ, ta lại thấy xuất hiện một thế giới nghệ thuật khác.
Ở đây không có không khí hô hào của những trận chiến, không có những bài ca hành
quân mà trang thơ của ông lại lạc vào thế giới của tâm hồn thành thực, luôn trăn trở về lẽ
sống, mang nỗi niềm riêng tư về con người, cuộc sống và tình yêu. Người ta bảo Lưu
Quang Vũ là hồn thơ “lạc điệu” và là hiện tượng “cái khác” trong văn học Việt Nam 1945
– 1975.

2


CHƯƠNG 1. VÀI NÉT VỀ LƯU QUANG VŨ VÀ “CÁI KHÁC” CỦA THƠ ÔNG
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975
1.1. Vài nét về Lưu Quang Vũ
1.1.1. Cuộc đời
Lưu Quang Vũ (17/04/1948 – 29/08/1988) là nhà viết kịch và là nhà thơ hiện đại
của Việt Nam. Ông sinh ra tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc

lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Lưu Quang Vũ là con trai
của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, tuổi thơ sống cùng cha mẹ tại
Phú Thọ. Khi hòa bình lập lại năm 1954, gia đình ông đã chuyển về sống tại Hà Nội. Ông
từng tham gia quân đội thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước (giai đoạn từ năm 1965
đến năm 1970, ông nhập ngũ và phục vụ trong Quân chủng Phòng không – không quân).
Từ năm 1970 đến năm 1978, ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh như làm ở
xưởng Cao su Đường sắt, làm hợp đồng cho Nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong
một đội cầu đường, vẽ pa nô, áp phích,...
Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của Lưu Quang Vũ đã sớm được bộc lộ và
ông bắt đầu sáng tác thơ khoảng giữa những năm sáu mươi của thế kỉ XX. Thơ ông từng
được khá nhiều bạn đọc yêu mến bởi sự trong trẻo, đắm đuối và mộng mơ của hồn thơ.
Những tập thơ như Hương cây (in chung với Bằng Việt, Hương cây – Bếp lửa, Nxb Văn
học, 1968), Bầy ong trong đêm sâu (Nxb Hội Nhà văn, 1933) hay Những bông hoa không
chết (in chung cùng phần Nhật kí, Nxb Lao động, 2008),…là những vần thơ hay nhất của
đời thơ Lưu Quang Vũ mà hậu thế cứ mãi tìm đến như để đắm mình trong sự mê đắm do
chính ông tạo ra. Đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX thì ông chuyển hẳn sang lĩnh vực
sân khấu và với khoảng năm mươi kịch bản do ông viết thì hầu hết đều được dàn dựng.
Năm 1979, Lưu Quang Vũ hoàn thành kịch bản dài tay đầu tiên có tên Sống mãi tuổi 17
và cho mãi đến 1981, khi đoàn kịch Hà Nội diễn vở Cô gái đội mũ nồi xám thì kịch và
tên tuổi của ông mới nhận được sự chú ý của khán giả để rồi sau đó là một chuỗi dài
những kịch bản lần lượt ra đời như Người tốt nhà số 5 (1981), Hồn Trương Ba, da hàng
thịt (1981), Nàng Xi –ta (1982), Hoa xuyến chi (1982), Nữ ký giả (1983),…

3


Ông thuộc tạng người chỉ tin vào mắt mình, chỉ tin ở lòng mình. Mỗi một chuyện
gì, việc gì mà mắt ông nhìn thấy được hay khiến tim ông nhói đau thì ông đều viết chúng
thành thơ. Ông muốn thơ của mình phải xuất phát từ những tình cảm nguyên sơ trong
lòng và ông trung thành với mong muốn đó, còn ngoài ra thì ông không để lòng mình bận

tâm nhiều đến những việc khác.
Cuộc đời của Lưu Quang Vũ đã hai lần kết hôn. Lần đầu là với nữ diễn viên điện
ảnh Tố Uyên (sau là NSƯT Tố Uyên) vào năm 1969 và li hôn năm 1972. Hai người có
người con trai chung tên là Lưu Minh Vũ. Lần thứ hai ông tái hôn với nữ thi sĩ Xuân
Quỳnh (tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh) vào năm 1973. Xuân Quỳnh lớn hơn Lưu
Quang Vũ 6 tuổi, đã từng kết hôn và có một con riêng. Tháng 2/1975, họ có với nhau một
con trai đặt tên là Lưu Quỳnh Thơ.
Giữa lúc sự nghiệp đang vào độ chín thì vào đúng chiều ngày 29/08/1988, Lưu
Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương cùng với người
bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ năm đó mới 13 tuổi. Sự ra đi
của ông đã để lại vô vàn nuối tiếc cho những ai yêu mến nhà thơ, nhà viết kịch tài năng
này. Cho đến hôm nay, vẫn chưa có một tác giả nào ở lĩnh vực sân khấu kịch có thể lấp
được khoảng trống mà Lưu Quang Vũ để lại và những vần thơ không chỉ bay bổng, tài
hoa mà còn giàu cảm xúc, chất chứa đầy những trăn trở và khát khao của ông sẽ mãi để
lại dấu ấn trong lòng công chúng yêu thơ Việt Nam. Có thể thời gian đã mài mòn bớt
những sắc cạnh so với ban đầu, nhưng nỗi đau thì vẫn như còn âm ỉ đâu đó. Chắc có lẽ
mùa thu năm đó là mùa thu ảm đạm nhất của làng văn Việt Nam.
1.1.2. Hành trình sáng tạo giai đoạn 1945 – 1975
Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng người đọc. Tác
phẩm ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh. Ông đã từng sống những năm tháng
tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộ đội chiến đấu và trở về sống trong một thời kì khó khăn
của nước nhà: thời hậu chiến, kinh tế bao cấp với chồng chất khó khăn, cơ cực. Các vở

4


kịch, truyện ngắn và thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in
đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông.
Trong giai đoạn 1945 – 1975, hành trình sáng tạo của Lưu Quang Vũ chủ yếu là
hành trình thơ vì phải đến những năm 80 của thế kỉ XX, người ta mới biết đến nhà viết

kịch Lưu Quang Vũ. Chặng đường thơ của ông trải dài từ khoảng thời gian sau nhập ngũ
đến những năm đất nước bước vào công cuộc đổi mới và dừng lại bất chợt khi ông đột
ngột qua đời. Từ năm 1965 đến năm 1970 là thời kì ông nhập ngũ và thơ ông bắt đầu nở
rộ. Tập Hương cây đánh dấu những bước đi đầu tiên của một tài năng đầy triển vọng.
Hăng hái xung phong vào quân đội, Lưu Quang Vũ mang theo bên mình khá nhiều mơ
mộng. Thời kì này, thơ Lưu Quang Vũ hãy còn vương vấn những cảm xúc của tuổi thiếu
thời đầy ngây thơ, trong trẻo. Và trên mỗi bước đường đi qua, biết bao nỗi niềm về Tổ
quốc, về nhân dân lại được gợi lên trong tâm thức người chiến sĩ trẻ. Những năm tháng
ấy, buồn vui của con người hòa quyện trong tình cảm chung của cả nước, Lưu Quang Vũ
yên tâm hòa mình vào cái chung của dân tộc, phấn đấu hòa nhập vào toàn thể. Người
thanh niên đó vững tin vào cuộc đời, cho rằng cuộc đời sẽ chẳng bao giờ là cô độc, cứ cất
tiếng gọi thì lập tức có tiếng người đáp lại:
Bờ xa lúc nào cũng có tiếng người ơi
Tiếng đất nước cất lên cùng sóng vỗ
Nghe quen rồi mà mắt cứ rưng rưng
(Gọi đò)
Từ năm 1970 đến năm 1975, cuộc đời đa đoan khiến Lưu Quang Vũ tìm đến thơ
như một sự giải tỏa nỗi niềm. Sau những mộng mơ của một thời tuổi trẻ, chàng thanh
niên đó đã trải qua những năm tháng long đong giữa cuộc đời vô định. Trước một xã hội
đầy rẫy những tiêu cực, cái mộng mơ bị xóa nhòa đi hết, tâm hồn Lưu Quang Vũ như trở
nên già cỗi. Thơ những năm này của ông mang đầy tính chiêm nghiệm, mang đầy những
dằn vặt, lo âu, trăn trở cùng những thất vọng về cuộc đời. Sự khốc liệt của hiện thực đã
chiếm lĩnh tâm hồn của một nhà thơ từng một thời “đắm đuối”. Thơ Lưu Quang Vũ đã
mang một cái nhìn khác, với chất thơ hoàn toàn khác và lệch ra khỏi quỹ đạo của cả nền
thơ. Cả nước với công cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại xứng đáng được nhận những lời
5


ngợi ca ngọt ngào, nhưng Lưu Quang Vũ không vậy, qua rồi cái thời bồi hồi “hương cây
hương đất”, thoảng mùi “lá bưởi lá chanh”, ông lên tiếng chất vấn:

Những tuổi thơ không có tuổi thơ
Những đôi mắt tráo trơ mà tội nghiệp
Chúng ăn cắp, đánh nhau, chửi tục
Lang thang hè đường tàu điện quán bia
Những bông hoa chưa nở đã tàn đi
Những cành cây chưa xanh đã cỗi ...
Sao mọi người có thể dửng dưng
Nhìn em đi trên đường tối
Mọi người đều có tội
Trước tuổi thơ đã chết của em.
(Những tuổi thơ)
Giai đoạn này với nhiều mất mát từ chính cuộc đời của mình, Lưu Quang Vũ thể
nghiệm một nỗi buồn ám ảnh, đầy bế tắc:
Có những lúc tâm hồn tôi rách nát
Tôi biết làm gì, tôi biết đi đâu!
(Có những lúc)
Và từ trong cái bế tắc của cuộc đời, cũng là lúc người ta loay hoay về một hướng đi,
Lưu Quang Vũ cũng vậy, ông cảm thấy tuyệt vọng:
Ðiều anh tin không có ở trên đời
Ðiều anh có không giúp gì ai được
Gương mặt em chỉ còn là kỷ niệm
Mối tình xưa anh cũng đã quên rồi.
(Quán cà phê ngoại ô)
Tuyệt vọng đến tận cùng, con người đó cô đơn, hoài nghi và trở nên trơ trọi. Muốn
khát khao yêu người thì lại không sao yêu được. Muốn nương tựa vào tình yêu thì tình
yêu lại tan vỡ. Con người ấy như kẻ bất đắc chí, đành trở về với thứ tình cảm nguyên

6



thủy trong mình, nhìn cuộc chiến ở một góc độ khác mà do cổ động chiến đấu, ta sẽ
chẳng bao giờ thấy được:
Cuộc chém giết lặng dần
Các dũng sỹ thân tàn ma dại
Ðập nát những cây đàn quý
Ngồi nướng thịt cóc ăn
Con mèo đi hai chân
Kêu lên tiếng trẻ khóc.
(Chiều cuối)
1.1.3. Phong cách nghệ thuật
Để nói về phong cách nghệ thuật của Lưu Quang Vũ thì ta phải khai thác trên hai
lĩnh vực mà ông đều để lại dấu ấn, đó chính là thơ và kịch. Ở mỗi một mảng, ông đều có
một phong cách rất riêng không lẫn vào đâu được.
Ông làm thơ từ thuở còn học cấp ba. Rời ghế nhà trường vào bộ đội thì ông viết
nhiều hơn và bắt đầu đăng báo. Có thể nói rằng, đắm đuối chính là đặc điểm suốt đời thơ
Lưu Quang Vũ. Đó là nét riêng mà không phải nhà thơ nào cùng thời với ông cũng có.
Ông cảm nhận đời sống không chỉ bằng nhận thức mà bằng cả giác quan. Cảm giác là hạt
nhân đầu tiên của cảm hứng thơ Lưu Quang Vũ và cũng chính cảm giác gọi những ý thơ
tuôn chảy. Thế giới trong thơ ông là thế giới của tưởng tượng và vì là tưởng tượng nên
mới thành đắm đuối. Đó là bản sắc cảm xúc, là đặc trưng cảm xúc của thơ Lưu Quang
Vũ, tạo nên sức lối cuốn đến kì lạ nơi thơ ông. Chúng tôi nhận thấy rằng sự say đắm nơi
những vần thơ của ông cũng xuất phát từ chính con người ông. Lưu Quang Vũ là con
người làm gì cũng hết mình, cũng nhiệt thành và cả với tình yêu cũng thế. Tố Uyên,
người vợ đầu của ông từng kể: “Giữa bao chàng trai hâm mộ, tôi chọn Vũ vì chúng tôi
thân thiết từ bé. Tôi nhận thấy Vũ có tài từ những ngày đó. Trong tình yêu, hiếm có ai
yêu cuồng nhiệt và thiết tha như Vũ”. Thật vậy, đối với bất cứ chuyện gì ông cũng dồn
hết tâm sức. Cuối năm 1969 ông và bà Tố Uyên làm lễ thành hôn sau đó bà mang bầu bé
7



Kít (nhà báo Lưu Minh Vũ), mỗi ngày Lưu Quang Vũ đều đèo vợ đi làm bằng chiếc xe
đạp cà tàng. Hai vợ chồng thường ghé quán cà phê ngồi nhâm nhi và ông thích ngắm
nhìn vợ mình say đắm rồi làm thơ tặng bà. Đó chính là sức hấp dẫn do chính ông tạo ra
và có thể thấy rằng sự đắm đuối của hồn thơ Lưu Quang Vũ là phát xuất từ chính con
người ông, rất thật nên càng có sức hút. Nhưng đó là hồn thơ Lưu Quang Vũ những ngày
đầu cầm bút, sau vì cuộc đời trải qua quá nhiều biến cố mà sức mạnh hiện thực đã xâm
chiếm và thấm vào tâm hồn nhiều mộng mơ ấy. “Mùi lá bưởi lá chanh nên thơ và phù
phiếm sẽ không bao giờ còn quay lại tô điểm cho cái hiện thực dữ dằn của chiến tranh
nữa” (dùng của Vũ Quần Phương). Nhưng nhiều người lại cho rằng thời gian này mới là
đỉnh điểm trong đời thơ Lưu Quang Vũ bởi ông không chỉ khác trước mà còn có thể làm
bật lên ở nhân vật trữ tình trong thơ một cảm xúc, một nhận thức, một tâm trạng và khiến
cho nó rất khó nắm bắt.
Ở lĩnh vực kịch, Lưu Quang Vũ được xem như là một hiện tượng bởi lẽ ông đến
với sân khấu khi mà sân khấu đang đòi hỏi hết sức khẩn thiết là phải đổi mới. Hiện thực
cuộc sống được phơi bày một cách khắc nghiệt và trần trụi. Cái xấu có, cái tốt cũng có;
cái lí tưởng đang dần phai nhạt, mờ nhòe, còn cái tầm thường, giả dối lại đang có nguy cơ
trỗi dậy và lấn lướt,…Khi ấy ông còn đang là một kịch giả mới và trẻ nhưng đến năm
1985 thì có thể nói “hiện tượng Lưu Quang Vũ” là một phát hiện hiếm thấy. Hầu hết mọi
người đều nhận thấy ông là người có khả năng quan sát, nắm bắt những vấn đề nóng
bỏng của đời sống rất nhanh nhạy, sắc sảo và tinh tế. Kịch của Lưu Quang Vũ ngoài sự
phát hiện còn xây dựng nên những nhân vật mang dáng dấp con người hôm nay và ngày
mai bởi ông rất tài trong việc đưa những chi tiết có thật trong cuộc sống thành những chi
tiết mang sức khái quát, đưa tác phẩm kịch thành tác phẩm có sức phổ biến trong đời
sống một cách thoải mái như cuộc sống đang được trung thực tái hiện lại.
Khi nghệ thuật đồng hành cùng với “tâm trạng xã hội” hay cùng với con người
thật của mình thì tác dụng của nó đối với đời sống to lớn biết chừng nào. Lưu Quang Vũ
đã làm được điều ấy, gửi lời nhắn gửi rằng hãy tin tưởng vào cuộc đời, vào con người và

8



đó chính là điểm khác biệt, là phong cách riêng của ông – nhà thơ và nhà viết kịch tài
năng của thế kỉ XX.
1.2.

“Cái khác” của thơ Lưu Quang Vũ trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 –

1975
1.2.1. Khái niệm “Cái khác”
Theo Đỗ Lai Thúy, “Cái Khác đồng nghĩa với cái tiểu ngạch (nhỏ, lẻ, phụ), cho
nên luôn có nguy cơ bị cái chính ngạch (to lớn, đồng bộ, chính thức) đồng hóa. Cho nên,
cái Khác, một mặt phải chống lại sức hút của quyền lực trung tâm của cái chính thống và
chính thức để bảo vệ sự tồn tại độc lập của mình. Mặt khác, nó phải chống lại chính bản
thân nó. Bởi lẽ, cái Khác, sau một thời gian bị nghi kị, ghẻ lạnh, bắt đầu được chấp nhận,
rồi quảng diễn ra đại chúng, thì đã trở thành quen mòn, không còn là khác nữa. Vì thế, để
bảo vệ mình mãi là một cái Khác, thơ trong tiến trình của nó, phải luôn luôn đổi khác.”
“Cái khác” được thể hiện qua tư duy nghệ thuật. Giai đoạn 1945 – 1975 là giai
đoạn cứ ngỡ rằng chỉ là văn học của khuynh hướng ngợi ca một chiều, tuy nhiên đó là
khuynh hướng chính lưu và bên cạnh còn có một bộ phận tách mình ra khỏi dòng chảy
chung, tạo bước rẽ mới trong tư duy. Ở đấy tồn tại sự lạc điệu trong cảm quan đời tư, là
viết về chiến tranh dưới góc nhìn của mặt trái chiến tranh, là sự lạc lõng trong cái tôi tinh
thần khi không thể hòa chung nhịp vào nhịp thơ dân tộc. Chính sự lạc điệu này góp phần
làm cho văn học Việt giai đoạn này không chỉ có dòng chủ lưu mà còn có bộ phận phụ
lưu đào sâu vào bi kịch cá thể. Còn về phương diện nghệ thuật, “cái khác” được biểu hiện
không chỉ trong ngôn ngữ mà còn hiện diện trong lối viết, trong phương thức biểu đạt so
với lối viết “quy chuẩn”.
1.2.2. Đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
Cách mạng tháng Tám 1945 mở ra trên đất nước ta một thời kì lịch sử mới: thời kì
độc lập tự do, đi lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự kiện trọng đại ấy thì một nền văn học
mới của dân tộc ra đời và phát triển qua hai giai đoạn, giai đoạn 1945 – 1975 và từ 1975


9


đến hết thế kỉ XX. Giai đoạn 1945 – 1975 là đoạn đầu của nền văn học mang nhiều đổi
thay so với trước.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh
lịch sử hết sức đặc biệt. Đó là đất nước trải qua cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô
cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm: “Chín năm làm một Điện Biên” và 21 năm kháng chiến
chống Mĩ cứu nước, điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài gặp nhiều hạn chế vì sự
tiếp xúc với văn hóa và văn học thế giới chủ yếu thông qua các nước xã hội chủ nghĩa
gần kề mà trước hết là Liên Xô và Trung Quốc. Trong bối cảnh ấy, nền văn học vẫn phát
triển, vẫn tiếp nối, phát huy những truyền thống lớn của văn học nước nhà trước Cách
mạng và mang những đặc điểm riêng nổi bật.
Trước hết, nền văn học giai đoạn này phải là nền văn học phục vụ cách mạng, cổ
vũ chiến đấu. Đáp ứng yêu cầu của lịch sử, văn nghệ nói chung và văn học nói riêng bắt
buộc phải thực hiện nhiệm vụ hàng đầu đó là phục vụ cho cách mạng, cổ vũ tối đa cho
mặt trận chiến đấu. Văn học lúc này trước nhất phải là một thứ vũ khí. Không khí cách
mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần chiến sĩ của những người cầm bút,
nhà văn nhà thơ đồng thời cũng là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng. Thứ hai, nền văn
học phải hướng về đại chúng, về quần chúng nhân dân lao động. Bởi lẽ họ vừa là đối
tượng thể hiện, vừa là công chúng của văn học và cũng vừa là nguồn cung cấp lực lượng
sáng tác cho văn học. Hướng về đại chúng có nghĩa là nhà văn, nhà thơ phải viết về cuộc
sống và chiến đấu của nhân dân, là giúp họ hiểu được những phẩm chất tinh thần và sức
mạnh của họ trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Để phù hợp với nhu cầu thẩm
mĩ của đại chúng, người cầm bút phải tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc
trong kho tàng văn học truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian và cũng phải thể hiện
bằng thứ ngôn ngữ gần gũi, bình dị và dễ hiểu đối với nhân dân. Và thứ ba là nền văn học
giai đoạn 1945 – 1975 phải là nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn. Giai đoạn này là giai đoạn không có chỗ cho những cái thuộc về cá nhân

và văn học cũng theo thế, không phải là văn học của những số phận cá nhân mà là tiếng
nói của một cộng đồng dân tộc trước thách thức quyết liệt: Tổ quốc còn hay mất, độc lập
10


tự do hay ngục tù nô lệ ! Người cầm bút phải là những người nhân danh cộng đồng mà
ngưỡng mộ, ngợi ca người anh hùng với những chiến công chói lọi.
Tuy nhiên, đó là những đặc điểm của dòng văn học chính lưu. Giai đoạn 1945 –
1975, văn học Việt Nam còn có những hiện tượng rẽ dòng khác, tạo nên dòng phụ lưu.
Đó là những vần thơ “lạc điệu”, “nhầm đường rẽ lối” mà chúng tôi vừa đề cập đến ở trên.
Đấy là những “cái khác” thực sự, không thể hòa chung nhịp đập, nhịp tiến của toàn dân
tộc nên có một thời kì nó không được đón nhận, phải bị loại bỏ. Nhưng thời gian càng
ngày càng chứng minh rằng không cứ phải nói đến khí thế hào sảng, tinh thần chiến đấu
quật cường thì sẽ tạo động lực cho chiến đấu mà ngay giữa những cái bi thương cũng có
thể là nguồn động lực, làm sôi sục thêm lòng căm thù đánh giặc. Lưu Quang Vũ là hiện
tượng “cái khác” đó giữa ba mươi năm oanh oanh liệt liệt của dân tộc.
1.2.3. “Cái khác” của Lưu Quang Vũ trong giai đoạn 1945 – 1975
Ở trên chúng tôi cũng đã nói rất nhiều về “cái khác” của Lưu Quang Vũ trong giai
đoạn này. Vậy cuối cùng, “cái khác” của hồn thơ “lạc điệu” đó là gì ? Là ở việc ông có
khuynh hướng thể hiện cái nhìn đời tư của mình và cách ông nhìn nhận về chiến tranh.
Trong thời điểm mà mọi yếu tố thuộc về tính chất riêng tư, cá nhân đều nhường chỗ cho
một mục đích cao cả và lí tưởng hơn: sự sống còn của dân tộc thì việc ông đưa các yếu tố
thuộc về đời tư của mình vào trong thơ đã là điểm khác. Nó cho thấy Lưu Quang Vũ quá
dũng cảm và sự thật thì không mấy ai dũng cảm được như ông !
Sự dũng cảm của hồn thơ yêu mãnh liệt và sống cũng mãnh liệt, sống hết mình
không chỉ thể hiện ở việc đưa các yếu tố đời tư vào thơ mà còn ở cách nhìn nhận chiến
tranh của ông. Vì yêu nước, vì yêu Tổ quốc nên ông phải nói rõ những khó khăn, những
nỗi đau mà người người đang gánh chịu. Bản thân ông không cho phép mình giấu đi
những gì mình thấy, rằng những gì trông thấy đều phải chuyển tải vào thơ vì đó mới đúng
là con người Lưu Quang Vũ. Trong hào hùng cũng có những bi thương, trong khúc khải

hoàn cũng có những mất mát, chia li. Đó là những gì mà ông muốn nói, muốn truyền tải
và gửi gắm qua thơ của mình. Dẫu biết rằng ca ngợi anh hùng, ngợi ca chiến công là cần
11


thiết để tiếp tục tiến lên nhưng nhìn rõ bộ mặt của chiến tranh cũng là điều rất cần. Và
đến với thơ ông, ta sẽ có dịp để chiêm nghiệm nhiều hơn. Hai “cái khác” này chính là
“cái khác” về mặt nội dung trong thơ ông mà chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở chương 2.

12


CHƯƠNG 2. KHUYNH HƯỚNG THẾ SỰ ĐỜI TƯ VÀ CÁCH NHÌN NHẬN VỀ
CHIẾN TRANH TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ GIAI ĐOẠN 1945 – 1975
2.1. Khuynh hướng thế sự đời tư trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn 1945 – 1975
2.1.1. Thể hiện qua lăng kính đời tư
2.1.1.1. Bi kịch đổ nát đời tư
Một tài năng đầy triển vọng đang tự tin sải những bước chân trên hành trình sáng
tạo nhưng cuộc đời lại xô đẩy Lưu Quang Vũ rơi vào bi kịch đẫm nước mắt trong đời tư.
Đó là sự tan vỡ trong hôn nhân với nữ diễn viên điện ảnh Tố Uyên: “Những gì em cần,
anh chẳng có/ Em không màng những ngọn gió anh trao”. Ông rơi vào bi kịch của tình
yêu với những vỡ òa, tan nát cõi lòng:
Anh cũng thương em suốt đời trên sóng nước
Cướp được tàu anh tưởng có ngọc vàng
Ngờ đâu chỉ là ván nát sàn hoang
Còn trơ lại một hồn thơ tai ác quá
(Bầy ong trong đêm sâu)
Niềm đau ấy đã làm cho tâm hồn ông như “già” đi trong những nhận thức đau
buồn về đời:
Có những lúc tâm hồn tôi rách nát

Tôi biết làm gì, tôi biết đi đâu!
(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)
Những câu thơ như giằng xé tâm hồn, như một lời than thân khi mà mọi thứ đang quay
lưng với nhà thơ. Muốn nương tựa vào tình yêu thì tình yêu lại tan vỡ, muốn khao khát
giao cảm với đời thì bị cuộc đời từ chối. Lưu Quang Vũ cứ như một cánh chim lạc lõng
giữa cuộc đời vô định. Và mọi buồn vui, mọi nỗi niềm chôn giấu không thể nói của cuộc
đời ông chỉ có thể giãi bày trên những trang giấy.
Vì cái nghèo và gánh nặng mưu sinh mà ông đành lòng để lại đứa con của mình và
dứt áo ra đi. Lưu Quang Vũ từng nói với con rằng:
Con ơi! Con hãy tha thứ cho cha
Cha chẳng thể nào sống cùng mẹ được
Đời cha nắng gắt
13


Mà mẹ con cần suối mát của đồng vuông
(Nói với con cuối năm)
Những vết thương, những tổn thất tinh thần ấy cứ ám ảnh mãi và xâm nhập vào thơ của
ông sau này:
Mất hạnh phúc rồi ư nhưng anh cần chi hạnh phúc
Hai tiếng xa vời hiểu rõ từ lâu
Ừ thì ngẩn ngơ anh đành nhận thế
Giọt lệ trong không tủi hổ gì đâu
(Anh đã mất chi, anh đã được gì)
Và như bù đắp cho tất cả những đau thương, những mất mát nơi trái tim đã hằn
hàng nghìn vết thương, vết sẹo chằng chịt ấy, người phụ nữ thứ hai của cuộc đời đã đến
bên Lưu Quang Vũ, thắp lên lại cho ông niềm tin nơi chốn đời, mang đến cho ông niềm
vui, niềm hạnh phúc, sự hòa hợp và đồng điệu từ suy nghĩ đến tình yêu. Đó chính là nữ
thi sĩ Xuân Quỳnh. Nếu Lưu Quang Vũ ngổn ngang với sự đổ vỡ trong hôn nhân thì mái
ấm của nhà thơ Xuân Quỳnh cũng không khá hơn là mấy. Chính vì lẽ đó, mà họ đã phải

lòng nhau, yêu thương cho hoàn cảnh của nhau và khi hai tâm hồn hòa chung nhịp đập,
họ đã cùng nhau vượt qua, cùng nhau xây nên một mái nhà hạnh phúc. Nhưng thật không
may, trong chuyến đi ở bãi biển Đồ Sơn cả hai bị tai nạn, họ ra đi trong niềm tiếc thương
khôn xiết của mọi người.
2.1.1.2. Cái tôi cô đơn tuyệt vọng
Cuộc đời nhiều đa đoan, phiền phức này như một định mệnh gắn liền với Lưu
Quang Vũ để vô tình ông lại mang nó vào trong những vần thơ của mình. Trái tim của
người nghệ sĩ đầy những tổn thương ấy đã được giãi bày một cách tự nhiên trên trang
giấy. Những lúc mở lòng ra với cuộc đời thì Lưu Quang Vũ lại có thơ, những lúc tình yêu
chớm nở hay đến những lúc cô đơn quay về một mình đơn độc ông lại cũng chỉ tìm đến
thơ:
Tôi là đứa cô đơn ngay khi ngồi cạnh mẹ.
Thằng bé lẻ loi giữa lớp học ồn ào
Bàn chân hồ nghi giữa đường phố xôn xao
14


(Mấy đoạn thơ)
Hình ảnh “thằng bé lẻ loi giữa lớp học ồn ào” ấy chính là sự đơn độc, lạc loài của nhà thơ
giữa dòng đời sôi nổi.
Hay là những câu thơ chứa đầy sự dằn vặt:
Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh
Thắp một ngọn đèn hồng như ánh lửa
Đêm sâu quá đêm nào biết ngủ
Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi
(Bầy ong trong đêm sâu)
Nếu ai đã từng trải qua những tổn thương, mất mát và không thể vượt qua được thì sẽ tự
cảm thấy bản thân như ngày càng bị xã hội ruồng bỏ, rồi họ trở nên bi lụy. Đầu tiên đó là
sự dằn vặt bản thân. Khi màn đêm buông xuống là lúc con người ta sống thật với bản
thân mình nhất, họ suy nghĩ về mình. Ban ngày kìm nén bao nhiêu thì ban đêm khi ở một

mình, bản thể con người lại dễ dàng để lộ nỗi niềm thầm kín bấy nhiêu. Bởi trong tâm
thức ấy đã quá tải và đang rên rỉ một cách nhọc nhằn. Con người tự hòa mình vào màn
đêm u uẩn “chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi”. Dĩ vãng kéo ta về, tương lai gọi ta
đến, nỗi buồn và sự cô đơn cứ dai dẳng xảy đến. Và Lưu Quang Vũ đã phải chịu đựng
như thế, cái tôi ấy cứ rơi vào cái cảm giác cảm bị lạc loài giữa hàng vạn con người:
Tôi chỉ là cây trong nỗi buồn bão gió
Lòng tôi trắng mà mùa thu gió độc
Bao giấc mộng gió đuổi vào dĩ vãng
Đôi lúc ông tự thân hòa nhập vào thiên nhiên, nhưng lại bế tắc rồi cảm thấy mình lạc
lõng. “Lòng tôi trắng mà mùa thu gió độc” là hình ảnh toát lên sự chân chính, cái tôi
vững chãi giữa cuộc đời rối ren. Trong thời cuộc này, mọi mơ ước, khát khao không thể
hiện thực hóa được mà chỉ biến nó thành giấc mộng và buồn hơn là đưa vào dĩ vãng. Và
con người sống trong xã hội ấy không thể không lạc loài, chơi vơi giữa cuộc đời của
chính họ.
Ông hoài niệm lại những kí ức xa xưa, một nửa tình yêu của ông thật sự quan
trọng đến nhường nào. Những người cô đơn, đa cảm thường tự chuốc lấy nỗi buồn của
15


đời tư, của nhân tình thế thái, của những nỗi đau và hoài niệm. Nỗi buồn ấy đâu chỉ là
ngây dại, đâu chỉ là quay quắt mà đó là nỗi cô độc khi con người ta tìm kiếm mãi mà
không có lối ra:
Đêm nay tôi chẳng biết lối về
Phía nào cũng hàng rào trước mặt
Thế giới có bao nhiêu tường vách
Ngăn cản con người đến với nhau.
(Mấy đoạn thơ)
Mảnh đất tình yêu được gieo vào hạt giống buồn thương man mác, cái tôi dỗi hờn
dường như rơi vào cõi đơn độc. Ông khắc khoải giữa tình yêu và số phận, đó là tiếng thơ
lặng lẽ thương đời:

Anh là con ong bay giữa đời lận đận
Trời đêm dài chẳng có một ngôi sao.
(Bầy ong trong đêm sâu)
Lưu Quang Vũ luôn trải qua những dằn vặt, đau xót, lầm lỡ của cuộc đời cô đơn
đến tuyệt vọng nhưng cũng có lúc ông vẫn nhen nhóm lên ngọn lửa của sự khát khao,
niềm tin và hy vọng muốn vượt lên trên mọi hoài nghi, đau khổ để tồn tại. Mọi cung bậc
cảm xúc được Lưu Quang Vũ gói trọn trong những bài thơ nồng đượm đến say đắm, ngọt
dịu đến chạnh lòng. Mỗi bài thơ để lại cho ta những cảm xúc khác nhau nhưng vẫn gặp
nhau bởi nỗi buồn, nỗi cô đơn lan tỏa trong không gian thơ đầy tình yêu dang dở. Bởi
ông vốn đã mang trong mình nhiều nỗi đau, nhiều niềm day dứt trong lòng, là một người
đa sầu, đa cảm, lại thêm những địa chấn đời tư trong quá khứ, càng phần nào khiến ông
nhạy cảm với tất cả mọi thứ xung quanh hơn và cũng dễ bị tổn thương hơn.
2.1.2. Thể hiện qua sự bận tâm đến những thân phận nhỏ bé
Lưu Quang Vũ tin rằng “khi một tiếng gọi cất lên thì bao giờ cũng có tiếng thưa,
không tiếng gọi nào lại rơi vào im lặng đáng sợ cả”. Luôn tồn tại trong mình quan niệm
sống ấy nên ông đã lắng mình xuống để nghe, để quan sát và để thấu hiểu những số phận,
những con người nhỏ bé trong thời kì lửa đạn đau thương của dân tộc. Phải là người trăn
trở nhiều về thực tại cho nên ông mới có thể cho ra đời những bài thơ mang hiện thực xù
16


xì, thô nhám nhưng tươi rói bởi những gam màu đa dạng được chắt lọc từ những mảnh
đời bất hạnh như thế ?
Sống trong dòng chảy của thời kì văn học cách mạng, Lưu Quang Vũ cũng giống
như những nhà thơ khác, ông mơ đến ngày hòa bình lập lại, mơ đến ngày mà những mất
mát, cùng cực vì chiến tranh sẽ không còn. Tuy nhiên giấc mơ đó còn cách thực tế những
gì đang diễn ra trước mắt ông xa lắm ! Nhà thơ tự ý thức được điều này và ông bộc lộ
chất tự sự trong con người ông một cách tự nhiên và mạnh mẽ:
Những tuổi thơ không có tuổi thơ
Những đôi mắt tráo trơ mà tội nghiệp

Chúng ăn cắp, đánh nhau, chửi tục
Lang thang hè đường, tàu điện quán bia
Những bông hoa chưa nở đã tàn đi
Những cành cây chưa xanh đã cỗi
[...]
Sao mọi người có thể dửng dưng
Nhìn em đi trên đường tối
Mọi người đều có tội
Trước tuổi thơ đã chết của em.
(Những tuổi thơ)
Cái nhìn của Lưu Quang Vũ là cái nhìn đa chiều và rất thực tế. Ông mượn nhiều
hình ảnh gần gũi với đời sống sinh hoạt hằng ngày để bày tỏ tâm tư của mình trước cuộc
sống. Và hơn bao giờ hết, vần thơ của ông thường ẩn chứa sự nấc nghẹn bên trong và có
tính chất tự vấn cao. Việc quan tâm đến những mảnh đời bất hạnh ở nhiều chiều, nhiều
hướng, nhiều góc độ đã cho thấy cái nhìn cuộc sống và con người trong thơ Lưu Quang
Vũ đạt đến độ sâu sắc, đầy chiêm nghiệm đúc kết của một nhà thơ từng trải. Ông luôn có
trách nhiệm với ngòi bút, sống và viết hết mình. Ông luôn trăn trở, băn khoăn cho những
phận người đau khổ, chịu nhiều thiệt thòi. Dường như chưa bao giờ nhà thơ lo âu, suy
nghĩ nhiều cho kiếp người như lúc này, nhưng cũng chưa bao giờ Lưu Quang Vũ mất đi
niềm tin và khát vọng về con người. Phơi bày những số phận đáng thương, bất hạnh, ông
17


không nhằm mục đích lên án hay oán trách gì mà chỉ là để cảm thông, để yêu thương và
để chia sẻ. Do đó bên cạnh giá trị hiện thực, thơ Lưu Quang Vũ còn mang đậm giá trị
nhân văn:
Em gái mười lăm đã không còn thiếu nữ
Dưới mái tóc quăn trơ bụi vai gầy
Em đi đâu đêm nay
Để lòng tôi se lại

Em lăn lóc trong bùn lội
Mà tôi chẳng biết làm gì
Lặng đứng nhìn em đi
Cổ tôi chừng nghẹn đắng
[...]
Đôi môi em không trong vắt nụ cười
Em chẳng biết yêu đương mà mơ ước
Không được đọc những trang sách đẹp
Không biết tin vào những bài ca.
(Những tuổi thơ)
Lưu Quang Vũ là một nhà thơ luôn muốn chia hồn mình cho nhân sinh. Có lúc
ông thấy bất lực trước thời đại tuy nhiên vẫn nặng lòng với con người và số phận. Chặng
đường ông trải qua và chiêm nghiệm là hành trình đã cho và đã lấy đi của ông rất nhiều
và đó là một trong những lí do giải thích vì sao thơ của ông có những “cái khác” nhưng
vẫn đảm bảo được sự rung cảm từ thơ mang lại. Những điều trông thấy này đã làm kết
đọng trong lòng Lưu Quang Vũ một nỗi buồn ám ảnh, nỗi buồn không dễ dàng nguôi
ngoai. Liên tưởng của ông càng đắp thêm vào những cái “bi thương” hơn nữa và có lúc
ông đã rơi vào tâm thế bế tắc:

Có những lúc tâm hồn tôi rách nát
Như một chiếc lá khô, như một chồng gạch vụn
18


Một tấm gương chẳng biết soi gì
Một đáy giếng cạn không một hốc mắt đen sì
Trời chật chội như chiếc lồng trống rỗng
Thành phố đầy bụi bặm
Những mặt người lì nhẵn chen nhau.
(Có những lúc)

Ông luôn luôn băn khoăn một câu hỏi giữa con người với con người rằng con
người là gì đối với nhau, có nên tin vào đôi mắt của mình không hay là chỉ tin theo niềm
tin có sẵn, niềm tin đã được định trước. Có khá nhiều nhà thơ sống trong những năm
kháng chiến ấy đã chọn cách thứ hai, tiện và lợi đi đôi nhưng cũng không ít những nhà
thơ đã chọn cách thứ nhất: đau trong tâm hồn và có khi còn khổ cả thân xác. Ở một góc
độ nào đấy, có thể cảm nhận được sự bi lụy trong thơ ông, nhưng nếu đặt đúng vị trí ban
đầu thì có thể nói thơ ông đã dám thoát li và nói lên được nỗi lòng của một con người
đang “chơi vơi” giữa thời đại. Và trên tất cả thì thơ của Lưu Quang Vũ đã truyền cảm
hứng và lay động tâm hồn độc giả một cách sâu sắc khi mà cảm xúc trong thơ ông đến từ
từ, không vội vã nhưng đủ da diết và xé cào tâm can:
Em biết chăng ngọn cỏ thơm kia
Con ghé ăn vào bỗng nhiên nhớ mẹ
Quẫy sóng trên sông là con cá mè
Hay đậu theo bầy là con chim dẽ
Con tép nhỏ thường kho với khế
Con bồ nông trên cát ướt lao xao...
Chuyện xóm chuyện nhà em chưa biết đâu
Trên bến sông này có một chiều năm ấy
Mẹ đã tiễn cha đi bộ đội...
(Chuyện nhỏ bên sông)
Ý thức về quan niệm nghệ thuật của Lưu Quang Vũ rất rõ ràng, ở ông, “sự vận
động con người quần chúng đến con người đặt mình trong mối quan hệ cộng đồng, đại
diện cho những số phận của thế hệ, của dân tộc” [4]. Ông hiểu được cuộc sống chỉ đẹp
19


khi những giá trị mà thơ ông mang lại xuất phát từ chuyện thật, việc thật và chỉ khi nào
khiến cho độc giả rung cảm, đồng sáng tạo để khám phá nên những mạch cảm giác riêng,
xây dựng xứ sở riêng cho mình thì khi ấy mới được ông xem là thành công.
Thơ Lưu Quang Vũ tham dự sâu rộng đến đời sống ở mọi tầng lớp của xã hội, hợp

thời với xu thế chung của văn học Việt Nam hiện đại – “văn học đã không thể và không
muốn đứng ra, riêng trị, trước bối cảnh chuyển đổi nhanh chóng của cả đời sống vật
chất và tinh thần xã hội. Mỗi một ứng xử với văn chương, đồng thời là một ứng xử với
chính mình, và trong cùng một lúc ấy, cũng là một cách ứng xử với cuộc đời” [1]. Ông là
một trong số đấy, trong số những người biết “ứng xử với văn chương” và có trách nhiệm
với nghề nghiệp của mình. Vậy nên chắc cũng sẽ không khó hiểu khi thơ của Lưu Quang
Vũ lại được nhiều độc giả đón đọc đến thế !
2.1.3. Thể hiện trên mảnh đất muôn màu có tên “Tình yêu”
Qua thống kê trong 121 bài thơ, chúng tôi thấy thơ viết về tình yêu của Lưu Quang
Vũ là nổi trội hơn cả, chiếm đến 46 bài. Bên cạnh đó còn có 27 bài thơ có nội dung đề
cập đến tình yêu. Qua đó, chúng tôi nhận thấy đây là đề tài mà ông tâm huyết. Điều đó
chứng tỏ đối với Lưu Quang Vũ, tình yêu luôn là điều quan trọng nhất. Nó là chỗ dựa về
mặt tinh thần, là nguồn năng lượng dồi dào và quan trọng hơn nó còn là nguồn cảm hứng
để ông sáng tạo.
Tình yêu là thứ tình cảm mà con người luôn muốn chinh phục và khám phá. Bởi
lẽ, nó mang lại cho ta nhiều cung bậc cảm xúc:
Ngực anh thở gắn liền với đất
Có nhiều đêm anh khát những chùm sao.
(Đất)
Giai đoạn 1945 – 1975, tình yêu đôi lứa phải đặt sau tình yêu Tổ quốc, con người yêu
nước phải tôn tình yêu đất nước thành mối thờ thiêng liêng. Nhưng cơn địa chấn đời tư
đã làm cho những vần thơ của Lưu Quang Vũ trở nên “lạc điệu”, “nhầm đường rẽ lối”.
Tuy nhiên, có mấy ai can đảm viết lên tiếng lòng như Lưu Quang Vũ trong giai đoạn
này ?

20


Bất hạnh tình yêu đón đợi nhà thơ quá sớm, ngay từ lúc bắt đầu xây dựng gia đình
riêng. Trong Nửa đêm đến thành phố lạ gặp mưa, nhà thơ tự chất vấn tình yêu của mình

rằng: “Có lẽ nào em lìa anh lần nữa”. Hay trong Mấy đoạn thơ, nhà thơ cũng nói: “Tôi
còn gì mà đau khổ nữa”. Mất niềm tin vào tình yêu, Lưu Quang Vũ thể hiện sự đau khổ
đến tột cùng, giằng xé. Nhà thơ trải mình đến tự trào:
Anh như thằng bờm
Chẳng thiết trâu bò, chẳng thiết lim
Chỉ nhận nắm xôi người ngặt nghẽo
(Ngã tư tháng Chạp)
Lưu Quang Vũ nhại lại chuyện thằng Bờm để nói về sự bất cần của mình. Và trường hợp
của ông là rơi vào bất cần khi không còn gì để bám víu:
Mất hạnh phúc rồi ư nhưng anh cần chi hạnh phúc
Hai tiếng mơ hồ hiểu rõ nghĩa từ lâu
Ừ thì ngẩn ngơ anh đành nhận thế
Giọt lệ trong không tủi hổ gì đâu
(Anh đã mất chi, anh đã được gì)
Tuy buông lời bất cần nhưng Lưu Quang Vũ thật sự rất thèm khát hạnh phúc. Sau
đổ vỡ, ông luôn tìm đến thềm cao của niềm tin, chính chân lý sống này đã làm động lực
sống cho Lưu Quang Vũ. Trong thơ ông, ta nhận thấy một hồn thơ luôn khắc khoải về
tình yêu. Bởi lẽ những sự đổ vỡ trong cuộc sống đã khiến ông suy tư, băn khoăn hơn về
thực tại, mà đặc biệt là trong tình yêu. Cái tôi ấy luôn kiếm tìm tình yêu của mình trong
niềm say mê hoang lạc:
Em ở đâu em ở phương trời nào
Môi em thở những điều gì khe khẽ?
Em, em gần hay em xa thế nhỉ
Đến bất ngờ lóa nắng giữa lòng đau.
(Bầy ong trong đêm sâu)
Theo năm tháng cùng với những được mất ở đời, thơ tình của Lưu Quang Vũ cũng được
nâng lên những cung bậc mới. Cũng viết về tình yêu đấy, nhưng nó rất đa dạng, mang
21



những màu sắc khác nhau của một con người đã từng nếm trải mọi buồn vui, mọi đau
khổ lẫn hạnh phúc ở đời.
Lưu Quang Vũ luôn khao khát yêu hết mình, yêu cháy bỏng, muốn bù đắp cho
người mình yêu bằng những hành động ngọt ngào nhất:
Trời xanh và cánh rộng
Anh hôn từng ngón tay
Anh hôn làn tóc xoã
Trên trán buồn âm u
Anh hôn lên đôi mắt
Môi chạm vào bao la
(Thơ tình viết về một người đàn bà không tên II)
“Môi chạm vào bao la” nghĩa là nụ hôn rơi vào khoảng không, tất cả chỉ là ảo ảnh bởi vì
một lần mất đi hạnh phúc, người ta sẽ luôn phấp phỏm, lo âu. Nhưng mỗi người phụ nữ
đi qua đời ông, ông đều dành cho họ một tình yêu chân thành. Đối với “người đàn bà
không tên” ấy, Lưu Quang Vũ chia sẻ:
Là mây trắng của một đời cay cực
Vượt lên trên những mái nhà chật hẹp
Em em là mây trắng của đời tôi
(Thơ tình viết về một người đàn bà không tên III)
Những vần thơ của ông không trách móc, không oán hận. Nhà thơ nhớ về những ngày
tháng tình yêu vẫn đương còn nồng ấm, nhớ lại những kỉ niệm trong tình yêu lứa đôi,
theo dòng cảm xúc từ những nỗi nhớ hạnh phúc nhất cuộc đời của nhà thơ cho đến nhớ
đến cảnh “vầng trăng xẻ nửa lúc xa xôi”.
Nỗi đau vẫn đang còn đó, giằng xé bản thân của ông qua từng tháng ngày và giằng
xé luôn một tâm hồn vốn dĩ nhạy cảm, một hồn thơ luôn trăn trở, luôn thổn thức với thời
gian. Con người ai cũng sẽ gặp những cú sốc trong cuộc đời, nhưng đối với Lưu Quang
Vũ, cú sốc tình yên đến một cách chóng vánh khiến cho nhà thơ đau đớn, khắc khoải, day
dứt với tình yêu và số phận con người của mình:
Nhớ vai em chập chờn hoa gạo đỏ
22



Nhớ vừng trăng xẻ nửa lúc xa xôi.
(Từ biệt)
Trong sự lẩn quẩn tự vấn, Lưu Quang Vũ lo sợ một nỗi lo về tình yêu và hạnh phúc. Nhà
thơ cũng đã phải đối mặt với khoảng thời gian đầy tai ương của cuộc sống dồn đến với
ông: rời quân ngũ, không nghề nghiệp, không việc làm, đất nước đang thời kì khó
khăn,...Rồi gia đình tan vỡ lại bồi thêm một đòn quyết định đẩy Lưu Quang Vũ đến bi
kịch. Ông như một kẻ lạc lõng, long dong giữa cuộc đời vô định. Ông nhìn đời với ánh
mắt đầy nghi ngờ và ông đã làm thơ để ghi lại tâm trạng của mình.
Trong suốt cuộc đời lắm khổ đau, ông vẫn không nguôi khát khao về một tình yêu
đẹp, tình yêu dành cho “người đàn bà không tên”:
Người ta bảo rằng em đã chết,
Người ta bảo quên đi đừng phí sức,
Em làm gì có thật mà mong...
Tôi làm sao có thể nguôi yên
Khi biết ở nơi nào em vẫn sống
Em sẽ đến như ngày rồi sẽ nắng
Tôi sống bằng khoảng rộng ở nơi em.
(Thơ tình viết về một người đàn bà không tên III)
Với hiện thực đầy éo le, ngang trái: “Người ta bảo rằng em đã chết”, “Em làm gì có thật
mà mong”, lí trí đặt ra là anh phải quên đi, quên bẵng đi vì mọi công đổ ra chỉ là phí sức.
Nhưng lí trí sao có thể ngăn được trái tim dậy sóng kia, nó không thể ngồi yên, không thể
ngừng yêu thương. Trong tâm trí vẫn hoài mong, hi vọng và thèm khát rằng em vẫn sống,
vẫn ở đây, và mang nắng đến đời anh, chiếu soi trái tim hiu quạnh này. Khát khao thế
thôi, niềm tin ít ỏi thế thôi đã nuôi sống được chủ thể trữ tình bao nhiêu rồi! Và Lưu
Quang Vũ vẫn sống trên niềm hi vọng ấy, trong “khoảng rộng ở nơi em”.
Và đọng lại cuối đời ông là nữ thi sĩ Xuân Quỳnh – người phụ nữ sinh ra là để yêu
và để làm thơ. Lưu Quang Vũ đã tặng cho người phụ nữ yêu dấu ấy bài thơ Nhà chật thể
hiện tình yêu mãnh liệt của hai người trong ngôi nhà nhỏ bé:

Nhà chỉ mấy thước vuông, sách vở xếp cạnh nồi
23


Nếu nằm mơ, em quờ tay là chạm vào thùng gạo
(Nhà chật)
Nếu không có tình yêu mạnh mẽ thì có lẽ Xuân Quỳnh cũng đã rời Lưu Quang Vũ ra đi
như “những người đàn bà không tên” kia. Nhưng không, bà vẫn ở lại, vẫn yêu thương
con người có tâm hồn nhạy cảm và chịu nhiều tổn thương này. Họ đã từ bỏ “cõi tạm” của
cuộc sống này để đi về thế giới “vĩnh hằng” cùng nhau trong sự nuối tiếc của nhiều người
nhưng với chúng tôi thì đó lại là điều đẹp đẽ bởi lẽ dù có chết thì cả hai cũng đã chết
cùng nhau.
Như vậy, thơ tình của Lưu Quang Vũ chính là kết tinh nỗi khổ đau và niềm hạnh
phúc của một tâm hồn cao đẹp và nhiều trải nghiệm. Phải chăng vì thế mà những bài thơ
riêng tư, những bài thơ số phận ấy có vẻ đẹp dung dị, chân thành mà cuốn hút, say mê.
Tựu chung thì cảm hứng thế sự đời tư đã được xuất hiện trong cung đàn tình yêu của Lưu
Quang Vũ: một tấm lòng yêu mãnh liệt, một con người đa cảm. Thơ tình yêu của ông có
một sự nhất quán, cái tôi yêu đương luôn đắm đuối mặn nồng, dù cho có đau khổ tột cùng
thì sau đó nhà thơ vẫn tiếp tục hành trình tìm đến thềm cao của niềm tin.
2.2. Cách nhìn nhận về chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn 1945 – 1975
Giai đoạn 1945 – 1975 là giai đoạn mà thơ Việt phát triển đúng với tinh thần vì
nhân dân, là động lực thúc đẩy mọi người càng sung sức hơn cho cuộc chiến vì độc lập
dân tộc. Vẻ đẹp của quê hương được lột tả qua cách nhìn, cách cảm của nhà thơ. Trong
thời chiến có thể nói rằng thơ là một thể loại nổi trội và phong phú hơn cả. Thơ đi vào
chiến đấu và trở thành vũ khí lợi hại. Bởi vậy, các bài thơ ca ngợi tinh thần đấu tranh
bất diệt ra đời gắn liền với tên tuổi của các nhà thơ.
Nếu như trước Cách mạng ta có các nhà thơ Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế
Lan Viên,....thì sau Cách mạng, vào thời kì kháng chiến chống Pháp ta lại có nhiều nhà
thơ nổi tiếng viết về đề tài chiến tranh như Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng,
…. Và đặc biệt là các nhà thơ xuất hiện vào thời kì những năm 60 của thế kỉ XX, khi

đất nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước
nhà, rồi tiếp theo đó là cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước như Bằng Việt, Xuân
Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Lưu Quang Vũ, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh,
24


Trần Đăng Khoa…Mỗi nhà thơ có một cách viết, tạo nên phong cách riêng ở mỗi
người.
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, các tác giả sáng tác phản ánh không khí
của thời cuộc, ca ngợi chiến công lừng lẫy của dân tộc. Trong giây phút ấy, Xuân Diệu đã
có những vần thơ phản ánh không khí chiến thắng của ngày độc lập với nhiều màu sắc,
với những biểu tượng quen thuộc, mang hơi thở thiêng liêng của cả dân tộc:
Gió reo, gió reo, gió Việt Nam reo
Mây bay, mây bay, mây hồng tươi sáng
Gió ca trên non, gió ngợi trên đèo
Gió hát trên đồng: máu đỏ cao treo.
[…]
Vàng huy hoàng sinh giữa thắm hây hây.
Thắm lộng lẫy nở quanh vàng rực rỡ:
Tất cả vải là một cười thắm đỏ !
Tất cả cờ là một tiệc triệu dương !
(Ngọn Quốc Kì –Xuân Diệu)
hay Tố Hữu cũng theo không khí ấy mà sáng tác:
Ta hát suốt đêm nay vui bất diệt
Trống rung tim ta đập nhịp bồn chồn
Đầu ta qua lớp lớp khải hoàn môn
Hồn ta chạy sáng ngời trên ngọn đuốc
Lòng ta múa lồng lên theo đám rước
Ta xông lên trời với pháo thăng thiên
Bay bay lên, hỡi đôi cánh thần tiên

Đôi cánh mở của đất trời giải phóng !
(Vui bất diệt – Tố Hữu)
25


×