Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Ảnh hưởng của văn học Xô Viết đối với việc xây dựng hình tượng " Con Người Mới" trong văn xuôi Việt Nam 1945- 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.17 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_______________




Đỗ Thị Thùy Dương









Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34





LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ PHƯƠNG








Thành phố Hồ Chí Minh – 2009



MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu
Đời sống văn học mỗi thời đại có những dấu ấn của nó đối với tiến trình
chung của văn học mỗi dân tộc. Văn học Việt Nam thế kỉ XX đã được tổng
kết nhưng nó không liền một mạch trong bối cảnh tiếp xúc như văn học thời
trung đại. Trong toàn tiến trình của văn học Việt ở thời hiện đại, văn học giai
đoạn 1945 – 1975 diễn tiến trong điều kiện bất thường (chiến tranh giải phóng
dân tộc), lực lượng văn hóa được tiếp xúc cũng khác (văn hóa “phe” xã hội
chủ nghĩa). Hoàn cảnh này khác với thời phong kiến và cũng khác cả với ngót
năm mươi năm đầu thế kỉ XX. Ở các mốc thời gian đã nêu, văn học Việt c
hấp
nhận sự phụ thuộc vào bên ngoài, đến thời kì mới này, chúng ta lại chủ động
tiếp nhận luồng gió mới đến từ Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười
Nga: văn hóa, văn học hiện thực x
ã hội chủ nghĩa.
Trong phạm vi và nhiệm vụ đặt ra cho mình, văn học hiện thực xã hội
chủ nghĩa đã đi đến cùng những tín điều của nó. Vì thế mà nó không tránh
khỏi những vết đổ, những khiếm
khuyết. Thực ra thì mỗi thời kì văn học,

cùng với thế ưu trội của nó, người ta luôn phát hiện thấy những mặt chưa
được, đó như là một quy luật trong đời sống văn học. Văn học giai đoạn 1945
– 1975 của ta cũng thế. Vấn đề này Trần Ngọc Vượng đã từng đề cập: “Nền
văn học của chúng ta, ở một ý nghĩa nào đó, đư
ợc đẩy tới từ phía sau, từ
quán tính lịch sử, với cả những đặc trưng, nét độc đáo, và cả bởi những
phương diện yếu kém và hạn chế của nó” [83, tr.46-47]. Đánh giá một giai
đoạn văn học phải có tiêu chí, chúng tôi đồng tình với các tiêu chí mà Nguyễn
Văn Long đã đề nghị trong cuốn sách Văn học Việt Nam trong thời đại mới:
-
Tác dụng của văn học với thời đại, nói khác đi, là sự đáp ứng của văn
học đối với những đòi hỏi bức thiết của thời đại.


- Giá trị mà văn học mang đến cho con người ở mọi thời đại, nói cách
khác, là tính nhân loại phổ quát của nó.
- Vai trò của văn học trong tiến trình chung, nghĩa là nó có kế thừa
truyền thống văn học dân tộc, văn học nhân loại để tạo nên chỗ đứng cho
mình một mặt vẫn thúc đẩy văn học đi lên hay không?
Cho đến nay, khi đã ở một thế kỉ mới, giới nghiên cứu văn học cũng đã
giải quyết được vấn đề đánh giá văn học cách mạng Việt Nam trong hai cuộc
chiến lớn ở thế kỉ XX dựa trên
những tiêu chí trên, đặc biệt là trong điều kiện
từ sau quá trình Đổi mới văn học (Đại hội VI của Đảng – 1986). Rất nhiều
công trình có giá trị góp tiếng nói tích cực cho việc nhìn nhận những bước đi
của văn học dân tộc.
Tuy nhiên, đánh giá thành tựu của một giai đoạn văn học còn xem
xét
đến đóng góp của các thể loại văn học, trên chân dung tinh thần của nó, chân
dung đó không gì khác là hình ảnh con người trên các trang viết. Theo chúng

tôi, con người mới trong văn học cách mạng Việt Nam và văn học Xô-viết có
những điểm riêng biệt cần được ghi nhận lại, nhất là nhìn từ giác độ của
người tiếp cận văn học trong t
hời bình và dưới góc độ văn hóa. Với tư cách là
một chân dung văn học, con người mới cần được đánh giá như chúng ta đã
từng đánh giá các nhân vật của văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán
giai đoạn trước 1945. Do vậy, tiến hành khảo sát đề tài Ảnh hưởng của văn
học Xô viết đối với việc xây dựng hình tượng “con người mới” trong văn
xuôi
Việt Nam 1945 – 1975 chúng tôi cũng không nằm ngoài mục đích nhận
chân giá trị của một hình tượng văn học. Có thể người tiếp nhận văn học hôm
nay vẫn còn đánh giá hình tượng bằng việc nhận định những mặt còn tồn tại
của nó nhưng với chúng tôi “con người mới” là một chân dung văn học, nó
cũng có vai trò nhất định đối với việc giúp con người khám phá bản thân,


khám phá cuộc sống, nhất là khi chúng ta đã ở một thời điểm khác của lịch sử
nhân loại.
Vấn đề được mang ra bàn bạc của chúng tôi lại không phải là nhân vật
trong tất cả các thể loại văn học mà chỉ ở phạm vi của văn xuôi. Với chúng
tôi, con người trong văn xuôi cách mạng phong phú hơn, đa diện hơn so với
con người trong thơ ca (mặc dù vẫn phải thừa nhận hai thể loại này có công
không nhỏ đối với quá trình vận động của văn học dân tộc và lịch sử dân tộc).
Với tư cách là một trong những thể loại “chủ lực” của văn học cách mạng dâ
n
tộc ta, văn xuôi khoảng 30 năm đấu tranh chống ngoại xâm đã để lại những
hình tượng đẹp mà ở thời bình này chúng ta cần khám phá lại, cần đúc rút
những kinh nghiệm quý báu (mà trong giới hạn của những cuộc chiến kéo dài
văn học dân tộc không tránh khỏi những vấp váp) cho bước đi tiếp theo, đầy
hứa hẹn hơn của văn chương nước nhà. Trong bối cảnh đã có, ảnh hưởng của

văn học các nước x
ã hội chủ nghĩa đối với văn chương Việt một thời là không
nhỏ, mà trực tiếp và sâu sắc không thể nào không kể đến văn học Xô-viết.
Do đó, chúng tôi m
ong muốn qua những điều được bàn bạc, đánh giá
của đề tài, sẽ một lần nữa bình giá một cách khách quan một hình tượng văn
học, đối sánh với thế giới nhân vật của các giai đoạn trước và sau nó để nhận
thấy vị trí, vai trò của nó.
2. Phạm vi nghiên cứu
Với mục tiêu đã xác định như trên, hai đối tượng được chúng tôi khảo
sát là những tác phẩm văn xuôi Việt Nam 1945 – 1975 và tác phẩm văn xuôi
Xô-viết có cùng cảm hứng, cùng hình tượng.
Văn học Xô-viết, bộ phận văn học ra đời sau cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước Nga – Xô-viết 1917 là một bộ phận trong toàn bộ tiến trình văn
học Nga thế kỉ XX. Có thể ngày nay, khi đã có điều kiện t
ìm hiểu đầy đủ hơn,
người tiếp cận văn học cho rằng nó chỉ có những giá trị cấp thời, so với bộ


phận văn học Nga lưu vong, bộ phận văn học Nga bị cấm đoán dưới thời nhà
nước Xô-viết nhưng gạt bỏ nó, phủ nhận nó thì lại không phải là điều dễ dàng.
Trên thực tế, văn học thời Xô-viết ở Nga (có thể kể từ khi nó được tuyên bố
chính thức vào năm 1934 cho đến lúc nhà nước Xô-viết sụp đổ vào năm
1991) phức tạp, đa phong cách hơn nhiều. Ảnh hưởng của nó đối với văn
chương các nước xã hội chủ nghĩa lại hết sức mạnh mẽ, ngay cả đối với một
số nước phương Tây Tư bản chủ nghĩa cũng t
hế. Tuy nhiên, do yêu cầu chính
trị một thời, nhiều nước (trong đó có Việt Nam) đã du nhập, học hỏi văn học
Xô-viết một cách cắt xén, bảo thủ khiến cho nó trở nên xơ cứng. Nhưng cũng
phải thừa nhận rằng chính sự du nhập đó đã giúp văn chương các nước đấu

tranh cho hòa bình và tự do của con người một thời đạt được mục ti
êu lớn
nhất của mình. Trong số nhiều tác phẩm văn học Xô-viết được dịch ở Việt
Nam ngày trước (phần nhiều là các tác phẩm văn xuôi), hai đề tài lớn đã được
chuyển tải vào trang viết là đề tài ch
iến tranh giải phóng và đề tài lao động xã
hội chủ nghĩa. Gặp gỡ với văn xuôi Xô-viết, văn xuôi Việt Nam 30 năm bền
bỉ kháng Pháp rồi kháng Mỹ cũng đã tái hiện hình tượng con người thời đại
một cách công phu, đa diện.
Với văn xuôi Việt Nam, từ sau ngày toàn quốc kháng chiến (1946),
những con người mới đã được thể hiện. Chúng tôi gọi các nhân vật văn học
lúc này là những con người mới bởi họ m
ang một thân phận khác, một cuộc
đời khác, có tự do hơn từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 và từ đó về
sau họ luôn ý thức về việc giành lấy từ tay kẻ thù xâm lược cuộc đời của
mình, tự do của mình và hòa bình cho dân tộc mình. Tuy nhiên, trong văn
học, hình tượng con người mới trở nên là đề tài quán xuyến nhất và được tập
trung thể hiện nhiều nhất là từ khi
miền Bắc Việt Nam bắt tay vào xây dựng
Chủ nghĩa xã hội, góp phần cùng miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà.
Trong bối cảnh đó, văn học hai miền Nam-Bắc (đặc biệt là văn học miền Bắc)


đều đã ghi nhận những vẻ đẹp của con người thời chiến và đều học tập từ kinh
nghiệm của văn học Xô-viết, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Cho nên, chúng tôi xác định khu vực tìm hiểu của mình là một số tác
phẩm văn xuôi Xô-viết và Việt Nam (giai đoạn 1945 – 1975) một thời tạo
được tiếng vang của nó đối với độc giả một thời.
3. Lịch sử vấn đề
Giai đoạn văn học chúng tôi xác định và hình tượng nhân vật trung tâm

của nó đã có nhiều công trình bàn bạc, đánh giá. Ở những năm còn trong
không khí sục sôi của hai cuộc chiến của dân tộc, nhất là từ sau chiến thắng
Điện Biên Phủ lịch sử, với nhu cầu cổ vũ cho những thắng lợi khác nhau của
cách mạng Việt Nam, sau đó là khẳng định sức mạnh tinh thần dân tộc, nhiều
bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học nhiều năm l
iền đã đề cao vai
trò của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, đề cao vẻ đẹp con
người thời chiến. Sau đại thắng mùa xuân 1975, âm hưởng cuộc chiến lớn của
dân tộc còn vang vọng, trước thời kì Đổi mới, nhiều nhà nghiên cứu đã có
những công trình mang tính chất tổng kết đóng góp của văn học hiện thực x
ã
hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể kể đến: Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật,
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Phan Cự Đệ, Văn xuôi Việt Nam trên con
đường hiện thực xã hội chủ nghĩa của Phong Lê… Đến khi văn học chuyển
sang thời bình với đúng nghĩa của nó, tinh thần dân chủ được đặt ra, nhiều tác
giả đã hướng đến việc nhìn nhận văn học cách mạng và nhân vật trung tâm

của nó trong thế nhiều chiều, tức là có cả những mặt mạnh và có cả những
hạn chế của nó, đó là cách làm có ý nghĩa. Bởi vì, trong giới hạn của những
cuộc chiến liên tiếp nhiều nhà văn không chuẩn bị tâm thế cầm súng nhưng đã
tự giác cầm súng, điều này đã phần nào “khuôn” lại sức sán
g tạo. Mặt khác,
lại cũng nhờ vào không gian sáng tác bất thường đó mà văn học thời chiến đã
hoàn thành nhiệm vụ của nó một cách đáng tự hào. Hướng vào đánh giá văn


học chiến tranh cách mạng trong tư thế đó có một số công trình đáng chú ý
như: Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới (1991), Chặng
đường mới của văn học Việt Nam (1998) do Hà Minh Đức chủ biên, 50 năm
văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1996) do Đại học quốc gia

Hà Nội, Trường viết văn Nguyễn Du và Tạp chí Văn nghệ quân đội hợp tác
xuất bản. Đặc biệt với 50 năm văn học Việt Na
m sau Cách mạng tháng
Tám, cuốn sách đã tập hợp một lực lượng lớn các tác giả tham gia bàn luận,
có giới nghiên cứu, có cả những nhà văn mặc áo lính một thời. Vào đầu thế kỉ
XXI, với công trình Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỉ XX (2001) cũng do
Hà Minh Đức chủ biên, người tiếp cận văn học của thế kỉ mới có dịp nhìn
nhận văn học hiện đại Việt Nam trong bức tranh toàn cảnh của n
ó trong
nhiệm vụ hiện đại hóa văn học, gìn giữ và phát huy truyền thống và cả trong
nhiệm vụ chính trị của nó. Vài năm sau, khoảng năm 2003, hai công trình
đáng chú ý là Văn học Việt Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn Long
và Văn học Việt Nam hiện đại - Lịch sử v
à lý luận của Phong Lê ra đời;
chúng nhằm vào mục tiêu hoàn thiện một cách nhìn về văn học hiện đại Việt
Nam trong đó có văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Các tác giả đã vạch ra
từng chặng đường phát triển của văn học dân tộc ở thế kỉ XX, ghi nhận thành
tựu và hạn chế của nó. Và từ đó đến nay, dường như bàn về văn học cách
mạng Việt N
am cũng chưa đến hồi kết, nhất là trong điều kiện nghiên cứu,
trao đổi, bình luận văn học được mở rộng ở cả phạm vi mạng điện tử như hiện
nay. Không khó để người theo dõi văn học tìm cho mình một bài viết thuộc
phạm trù này trên các trang mạng in-tơ-nét. Tuy nhiên, theo chúng tôi, tất cả
chỉ bàn đến văn học 30 năm ấy với tư cách một nền văn học, ở bề rộng (tức l
à
ở diện của nó) chứ chưa tìm hiểu nó trong thế giới nhân vật chính của nó (tức
là khai thác điểm) thông qua nhân vật trung tâm của thời đại và với một số thể
loại chủ yếu.



Do vậy, chúng tôi đặt ra cho mình công việc ấy. Thêm vào đó, chúng tôi
xác định một trọng tâm cho mình là con người mới, một hình tượng với tư
cách một chân dung văn học. Các công trình đã nêu đã gợi dẫn cho chúng tôi.
Chúng tôi xem xét con người mới trong lịch sử thế giới các nhân vật văn học
Việt Nam thế kỉ XX trong đó không thể nào không kể đến cảm hứng thời đại
của nó. Một điều có thể nhận thấy là “trong thời đại hiện nay rất khó tìm
hình
ảnh quy tụ duy nhất của con người thời đại” (Hà Minh Đức) so với các giai
đoạn văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám. Cho nên chúng tôi thấy là
việc khảo sát sẽ giúp có một hướng đi phù hợp hơn cho văn học trong kỉ
nguyên mới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Xác định đề tài và mục đích nghiên cứu như trên chúng tôi lựa chọn một
số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội, nghĩa là tìm hiểu đối tượng trong môi
trường phát sinh, vận động của nó và trong những điều kiện xã hội mà nó
tham gia. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, như đã nêu ở trên, đã vận
động khác với trước 1945 và sau 1975. Do vậy, ngược trở lại quá khứ để bình
giá một hiện tượng, chính phương pháp lịch sử - xã hội sẽ gi
úp ta không lạc
điệu, không áp đặt quan điểm. Thêm nữa, đây đã là phương pháp được thừa
nhận về tính khoa học của nó (Nguyễn Văn Dân trong cuốn sách Phương
pháp luận nghiên cứu văn học đã đề cập vấn đề này).
- Phương pháp hệ thống, tức là đi tìm hiểu đối tượng trong những hệ
thống chứa nó. Đối tượng mà chúng tôi xác định ở trên có nhiều cấp độ và

được đặt trong những hệ thống khác nhau. Trước hết là cấp độ thể loại: các
tác phẩm được chọn là các phẩm thuộc thể loại văn xuôi. Thứ đến là cấp độ
đề tài: đề tài chiến đấu và đề tài lao động xã hội chủ nghĩa. Tiếp theo là cấp
độ hình tượng: hình tượng con người mới

. Các hệ thống đã xác định đều nằm


trong phạm vi phản ánh của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
và Xô-viết ở một thời đoạn nhất định.
- Phương pháp so sánh, tìm hiểu hai nền văn học có cùng phương pháp
sáng tác cũng chính là đi tìm điểm giao nhau giữa chúng. Phương pháp so
sánh giúp định vị một hiện tượng. Thêm vào đó, nằm trong dụng ý đánh giá
hình tượng “con người mới” trong văn xuôi cách mạng Việt Nam, chúng tôi
còn m
ong muốn từ các kết quả so sánh để đi đến khẳng định đặc trưng của
khuynh hướng sáng tác một thời của văn học dân tộc mà có lẽ từ đó về sau
không thể tìm ở một giai đoạn khác. Ở đó, văn học sử đã ghi nhận dấu ấn
riêng trong cảm hứng sáng tạo của văn nghệ sĩ Việt Nam trong hai cuộc chiến
thần thánh là cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi.
Các phương pháp trên luôn được đặt trong quá t
rình phân tích, bình giá,
điều tra, đối chiếu để góp phần làm sáng tỏ cách nhìn đối với một hình tượng
văn học trong quá khứ.
5. Đóng góp của luận văn
Lật lại một vấn đề không mới, chúng tôi nhận thấy công trình chưa thực
sự là một công trình hoàn toàn mới. Tuy nhiên, khi xác định bàn bạc về hình
tượng con người mới chúng tôi nhận thấy đã làm được một số việc hữu ích
sau:
- Góp thêm một cách nhìn của người tiếp nhận văn học ở thế kỉ XXI về
mặt mạnh và hạn chế của hình tượng nhân vật qua đối sánh với thế giới cá
c
nhân vật văn học của hai giai đoạn trước và sau nó. Theo đó, chúng tôi khẳng
định con người mới cũng là một chân dung văn học, cùng với nó, thế giới các
nhân vật trong văn học dân tộc là một vườn hoa nhiều sắc để người đọc có thể

thưởng thức, khám phá.
- Tiến hành đối sánh với hai giai đoạn văn học khác về môi trường tiếp
xúc với văn học cách mạng là để làm sáng rõ đóng góp lớn lao của văn học


cách mạng Việt Nam đối với lịch sử và văn học dân tộc, điều mà nhiều công
trình, hoặc chỉ đối sánh với văn chương thời thuộc Pháp, hoặc chỉ đối sánh
với văn chương đương đại Việt Nam trong cuộc vươn mình ra bên ngoài.
- Bày tỏ niềm mong muốn về những đóng góp thực sự đỉnh cao hơn của
văn chương Việt mà chính văn học quá khứ là một kinh nghiệm
vô giá cho
tương lai văn học dân tộc. Điều này có lần nhà nghiên cứu Phong Lê đã trăn
trở: “Văn học Việt Nam thế kỉ XX quả có những đóng góp thật lớn và quý giá
cho cộng đồng dân tộc và văn hóa dân tộc. Nhưng cũng đã đến lúc cần tính
đến những đóng góp cho nhân loại. Cần nâng tiếng nói dân tộc được kết tinh
trong tiếng nói văn học ra thế giới…” [35, tr.71].
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 90 trang. Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (5
trang), Thư mục tham khảo (7 trang), nội dung luận văn được xây dựng từ
03 chương:
Chương 1: SỰ RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN HỌC HIỆN THỰC XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM (21 trang). Với chương này, chúng tôi đặt
nhiệm vụ đi tìm hiểu lại lịch trình của chủ nghĩa hiện thực x
ã hội chủ nghĩa
với tư cách là phương pháp sáng tác ra đời trong lòng các nước XHCN mà
nước Nga – Xô-viết là trụ cột. Học tập văn học Xô-viết, văn học Việt Nam
cũng đã chọn cho mình một hướng đi trong điều kiện bất ngờ, bất thường của
cuộc đấu tranh cách mạng. Cả hai nền văn học có cùng một nhiệm vụ chính
trị đã ý thức cao về việc xác định hình tượng nhân vật trung t
âm. Từ đây, luận

văn chuẩn bị cho việc hình thành chương thứ hai và cũng tạo cơ sở cho việc
đánh giá ở chương ba.
Chương 2: HÌNH TƯỢNG “CON NGƯỜI MỚI” TRONG VĂN HỌC
HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1945 – 1975 QUA MỘT
SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI TIÊU BIỂU (31 trang). Đây là chương thực


hành việc đối sánh một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của Việt Nam được
sáng tác theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa với một số tác phẩm
văn xuôi Xô-viết mà nó chịu ảnh hưởng. Bằng công việc này, chúng tôi chỉ ra
điểm gặp gỡ về nội dung và cách thức xây dựng hình tượng của các tác giả,
tác phẩm. Quan niệm rằng lấy đối tượng được ảnh hưởng để đối chiếu với đối
tượng chịu ảnh hưởng để thấy sức ảnh hưởng cho nên chúng tôi nghiêng vấn
đề về một số tác phẩm một thời của văn học Việt Nam tạo đư
ợc sự quan tâm
của dư luận. Từ đó, chúng tôi dẫn dắt vấn đề đến chương còn lại.
Chương 3: NHÌN NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ HÌNH TƯỢNG “CON
NGƯỜI MỚI” TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM 1945 – 1975 (
16 trang).
Xem xét một hình tượng văn học trong quá khứ vốn lại là hình tượng ra đời
trong nhu cầu bức thiết của cuộc đấu tranh cách mạng, cho nên sẽ không tránh
khỏi thiếu sót. Do vậy, nhìn nhận và đánh giá “con người mới” chúng tôi tiến
hành đặt trong thế so sánh với các hình tượng văn học các giai đoạn trước và
sau nó để có thể bình giá, cho ý kiến một cách khách quan. Với những ưu trội
và bất cập của nó, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã phát huy vai
trò ra sao, để lại bài học gì cho văn học các giai
đoạn sau nó? Chúng tôi
hướng đến khẳng định sức đóng góp lớn lao của văn học thời chiến nhưng
cũng lưu ý về việc đúc rút những kinh nghiệm cho bước đi hiện tại của văn
học nước nhà.










Chương 1
SỰ RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN HỌC HIỆN THỰC
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1.1. Khái lược về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa
Tìm hiểu bất kì một nền văn học, một hiện tượng văn học nào cũng phải
đặt trong dòng chảy của thời đoạn mà nó tồn tại. Trong lịch sử văn học nhân
loại, mỗi giai đoạn, mỗi thời kì có những dòng văn học và phương pháp sáng
tác riêng đóng vai trò chủ đạo.
Ở mỗi thời đại và tùy vào bước đi của mỗi quốc gia, văn học dự phần
tích cực vào việc th
ay đổi diện mạo đời sống tinh thần. Cho đến trước thế kỉ
XX, văn học Việt Nam đi trong xu thế chung của khu vực là chủ nghĩa Cổ
điển. Đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa Hiện thực phê phán và chủ nghĩa Lãng
mạn phương Tây đã vào Việt Nam, đưa văn học nước ta gia nhập quỹ đạo văn
học hiện đại thế giới.
Đêm
trước của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, trong địa hạt
văn chương, ở thế kỉ XIX, nhất là từ những năm 40 trở đi, nhu cầu miêu tả
cuộc sống như chính nó vốn có đã được các nhà văn đặt ra bằng các sáng tác
theo khuynh hướng hiện thực và với cảm hứng phê phán. Ở đó, các nhà văn

đặt ra vấn đề tái tạo đời sống “trong những hình thức của bản thân đời sống”

và văn học thế giới đã ghi nhận những tên tuổi sáng giá của dòng văn học
hiện thực như Bandắc, Gôgôn, L. Tônxtôi, Đốtxtôiépxki v.v… Đến giữa thế
kỉ XX, lịch sử nhân loại chuyển mình, việc tồn tại hệ thống xã hội chủ nghĩa
đối trọng với tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự ra đời dòng chủ lưu của văn học
các nước xã hội chủ nghĩa mà phương pháp sáng tác mới nhất được khẳng
định l
úc ấy là Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (từ đây sẽ viết tắt CNHT


XHCN). Vào những thập niên đầu thế kỉ XX chủ nghĩa hiện thực vẫn tiếp tục
đảm đương vai trò trọng yếu của nó đối với văn chương thế giới, tuy vậy, sự
xuất hiện của trào lưu HT XHCN đã tạo được thế đối trọng với các phương
pháp sáng tác mới, chủ yếu được trọng dụng ở nước tư bản phương Tây khác
biệt về thể chế chính trị. Vào t
hời điểm CNHT XHCN ra đời và vào những
năm phát triển nhất của nó, nó được văn học các nước XHCN coi là một
phương pháp ưu việt của ý thức vô sản, của nhân sinh quan cộng sản.
CNHT XHCN, xét về phương diện một phương pháp sáng tác, có những
đặc điểm chính sau đây:
1.1.1. CNHT XHCN – Phương pháp sáng tác gắn với một thể chế
chính trị
Đây là một hiện tượng hiếm khi xảy ra trong lịch sử văn hóa nhân loại.
Xưa nay, chưa từng thấy có một phương pháp sáng tác nào mà ngay từ đầu đã
được đặt tên, hơn nữa là, cái tên ấy gắn với tên của một hình thức nhà nước.
Cho nên, phương pháp sáng tác này, về nguyên tắc, tất yếu hàm chứa bên
trong mình tính chất giới hạn về thời gian và không gian. Xét về giới hạn
thời gian, nó có một đời sống gắn liền với sự hình thành, phát triển và kết cục
của một hình thức nhà nước; xét về giới hạn không gian, nó được coi là dòng

chủ lưu chỉ ở các nước XHCN. Sự giới hạn này không quan sát thấy trong các
phương pháp, trào lưu sáng tác khác trên t
hế giới.
Cùng với sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, và sau
này là cả một hệ thống các nước XHCN, một nền văn học nghệ thuật mới ra
đời – đó l
à nền văn học vô sản. Riêng nội hàm “văn học vô sản” đã cho thấy
đây là một nền văn học được xác định như một hình thái hoạt động của ý thức
hệ. Ý thức hệ đó có tính chất đối lập với ý thức hệ của giai cấp tư sản – giai
cấp mà cách mạng vô sản vừa đánh đổ. Cho nên việc phê phán quan điểm văn
học tư sản của CNHT XHCN sẽ được thể hiện trong cả nội dung lẫn thủ pháp


nghệ thuật của văn học, được quy định chặt chẽ bởi lập trường giai cấp của
người viết. Từ đó, “chìa khoá vạn năng” để khám phá tác phẩm văn chương
cũng như thế giới tư tưởng của tác giả chính là “tâm lí giai cấp”.
Ngày 30/12/1922, một quốc gia mới được thành lập gọi là “Liên bang
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô-viết” (gọi tắt là Liên Xô). Nhằm nhà nước
hóa các hoạt động văn nghệ và khoa học, ngày 23/04/1932 Bộ Chính trị Đảng
Cộng sản Liên Xô ra Nghị quyết về việc thống nhất tất cả các nhóm
văn học
vào một tổ chức duy nhất gọi là Hội các nhà văn Xô-viết, nằm dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản. Từ đây, Hội các nhà văn và các Viện nghiên
cứu văn học ở L
iên Xô trở thành những cơ quan phát ngôn cho tiếng nói
chính thống của Đảng và Nhà nước.
Ngày 16/10/1932, trong một cuộc tọa đàm văn học, Stalin đã xác định
phương hướng sáng tác của văn học Xô-viết: “Nhà nghệ thuật cần phải miêu
tả chân thực cuộc sống. Nếu như anh ta miêu tả cuộc sống thì anh ta không
thể không chú ý và không thể không phản ánh cuộc sống đang hướng về

CNXH. Đó chính là CNHT XHCN” [dẫn theo 72,
tr.78]. Đó là lần đầu tiên
thuật ngữ “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” được nêu ra. Tiếp theo,
trong Đại hội các nhà văn Liên Xô lần thứ nhất (tháng 8/1934), CNHT XHCN
được tuyên bố chính thức là phương pháp sáng tác cơ bản của văn nghệ Liên
Xô. M. Goócki, trong Đại hội đó, đã khẳng định vai trò, vị trí của nhà văn:
“Vị trí của chúng ta (nhà văn Xô-viết – tác giả luận văn) không chỉ là vị trí
những người phê phán việc đời và mọi người […]
chúng ta còn có quyền
tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cuộc sống mới, việc cải tạo cuộc đời”
[22, tr.49]. Như vậy, có thể thấy rất rõ là, phục vụ chính trị được xem là sứ
mệnh cao quý của nền văn nghệ và là trách nhiệm hàng đầu của các nhà văn
Xô-viết, những nhà văn cách mạng. Ước vọng cũng vừa là tham vọng cải tạo
thế giới ch
ính các nhà văn Xô-viết cũng đặt ra cho mình.


Sau Thế chiến II, hệ thống các nước XHCN ra đời. Cùng với nó, nền văn
học vô sản và phương pháp sáng tác HT XHCN được hình thành, trong đó có
Việt Nam. Phương pháp sáng tác này tồn tại như một phương pháp độc tôn
cho sáng tạo nghệ thuật ở Liên Xô trong suốt hơn nửa thế kỉ. Cùng với sự sụp
đổ của Liên bang Xô-viết và sự tan rã của khối các nước XHCN Đông Âu,
nền văn học vô sản cùng phương pháp sáng tác HT XHCN dần dần t
rở thành
hiện tượng lịch sử: “Mươi năm trở lại đây, không tìm thấy tạp chí nào còn
đăng những bài viết về hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ở nước Nga, hầu như
không có trường đại học nào sử dụng các bộ giáo trình của những tác giả rất
đỗi quen thuộc với độc giả Việt Nam như G. L. Abramôvich, L.V. Sêpilôva,
S.M. Pêt’rôp, L.I. Timôphâyep…” [46, tr.76].
Sơ lược lại sự hì

nh thành và kết thúc của nền văn học HT XHCN, chúng
ta có thể khẳng định tính chất giới hạn về không gian và thời gian của một
phương pháp sáng tác từng gắn với một thể chế chính trị. Tính chất gắn bó
với chính trị này sẽ quy định cách phản ánh hiện thực trong văn học mà chúng
tôi xin trình bày dưới đây.
1.1.2. CNHT XHCN – Phương pháp sáng tác có những nguyên
tắc riêng trong quan niệm phản ánh hiện thực
Như một đòi hỏi mang tính tất yếu, ở thế kỉ XX, trong công cuộc đấu
tranh chống kẻ thù phát xít, đế quốc, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đã
tìm thấy ở văn học một thứ khí giới tinh thần hữu hiệu để sử dụng. Bước lên
vũ đài chính trị thế giới, giai cấp vô sản phải xây dựng một ý thức hệ cho
mình và do vậy cũng cần xây dựng nền văn học nghệ thuật của riêng m
ình.
Nền văn học ấy có những nguyên tắc riêng của mình trong cách phản ánh
hiện thực. Đó là cách tái hiện một cuộc sống cụ thể, lịch sử, cách mạng,
nghĩa là nó phải như cuộc sống vốn có đồng thời lại luôn hướng về tương lai.
Bằng văn học và qua văn học, nhà văn phải hướng đến việc cải tạo hiện thực,


con người, điều này đồng nghĩa với việc văn học phải coi chức năng quan
trọng nhất của nó là nhận thức và giáo dục. Nói chung thì, CNHT XHCN,
với tư cách là phương pháp sáng tác chủ yếu ở các nước xã hội chủ nghĩa, đã
đặt ra nguyên tắc đối với văn học nghệ thuật các nước này là: văn học – nghệ
thuật không chỉ nhận thức thực tại, nhận thức cuộc sống m
à còn góp phần cải
tạo xã hội, cải tạo con người.
Viết về bất kì đề tài nào, xây dựng nhân vật ra sao thì nhà văn cũng phải
xuất phát từ những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của cách mạng. Tư cách
nhà văn đồng hành cùng tư cách người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn
nghệ. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, vì thế, là

nền văn học gắn bó mật
thiết với cuộc sống, rất nhạy bén với những vấn đề xã hội nóng hổi, nó
mang tính thời sự và tính chiến đấu…
Đối tượng miêu tả đồng thời cũng là nội dung phản ánh của văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa là cuộc sống và những con người của thế giới mới;
phương thức miêu tả trong văn học là kiểu m
iêu tả giống như thực; cảm hứng
lãng mạn, anh hùng ca cũng được thể hiện và do đó, âm hưởng chủ đạo của
nền văn học này là âm hưởng lạc quan. Tất cả đều cùng hướng vào việc đấu
tranh cho lí tưởng của chủ nghĩa xã hội được xem như là ánh sáng, là niềm tin
đối với loài người lúc bấy giờ. Do vậy, “các thử nghiệm và phát hiện về nghệ
thuật của các trào lưu chủ nghĩa tiền phong, chủ nghĩa hiện đại đều bị coi là
xa lạ, có hại…” (dẫn theo Lại Nguyên Ân).
Những điều diễn giải ở trên
là để chứng minh định nghĩa của Lại
Nguyên Ân: “CNHT XHCN là hiện tượng đặc thù trong văn hoá nghệ thuật
nhân loại thế kỉ XX: đây là lần đầu tiên một số nguyên tắc về khuynh hướng
nghệ thuật được đề ra như một chuẩn mực mang tính pháp quy, được co
i là
độc tôn trong toàn bộ đời sống của các nền văn học dân tộc. CNHT XHCN là
một trong những nhân tố bề sâu để cấu thành một thiết chế văn học đặc biệt,


mang tính nhà nước rõ rệt…” [3, tr.92-93].
Với tư cách là hiện tượng quốc tế một thời, CNHT XHCN là một phong
trào, một hệ thống nghệ thuật thế giới thống nhất ở thế kỉ XX chủ yếu trong
phạm vi cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa anh em. CNHT XHCN đã tạo
được tiếng vang lớn trong thời đại của nó. Có thể đến nay nó chỉ còn là những
kí ức thi thoảng được nhắc đến nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của
nó ngay từ khi mới ra đời và trong suốt thời kì xã hội chủ nghĩa được xác lập

như một hệ thống chính trị sừng sững. Có những giáo điều, cứng nhắc t
rong
việc chính trị hóa văn học đã bị phủ nhận trong một thời gian dài chính là để
người thưởng thức văn học nhận chân những giá trị, để đời sống văn học nhân
loại phong phú hơn, đa sắc hơn và ngày một mới mẻ hơn. Nhận xét như nhà
nghiên cứu Phong Lê sau đây thể hiện sự suy nghĩ đúng đắn hơn cả về một
phương pháp đã một thời là quan trọng nhất của văn hóa, văn học nhân loại:
“Nếu xét t
rên tổng thể lịch sử và hành trình chung của nhân loại thì văn học
xã hội chủ nghĩa hoặc văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa quả có những điểm
mới, khác, mang giá trị cách tân ở thời kỳ đầu the
o quy luật chung của sự
phát triển nghệ thuật…”; “Hiện thực xã hội chủ nghĩa thế kỉ XX, đúng như tên
gọi của nó, là sản phẩm trực tiếp của cách mạng vô sản và công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, để trở thành tiếng nói đại diện và chín
h thống của một
hệ thống chính trị – thay vì là sự tiếp tục trong nguồn mạch lịch sử chính bản
thân sự phát triển tự nhiên của ý thức nghệ thuật” [85].
Trong khả năng và nhiệm vụ đặt ra cho mình, văn học HT XHCN đã
hướng đến những giá trị tốt đẹp của con người và cuộc sống. Ở đó văn học đã
“coi việc đấu t
ranh nhằm khẳng định bằng nghệ thuật những cái mới, tích
cực, tiên tiến, tốt đẹp trong cuộc sống là nhiệm vụ chủ yếu […] đồng thời
không xem nhẹ việc mô tả những cái tiêu cực, lạc hậu, xấu xa nhằm mục đích
xóa bỏ chúng” [27, tr.81]. Như vậy, ý nghĩa mà văn học HT XHCN hướng


đến đã mang lại cho con người niềm mơ ước tốt đẹp là không thể chối bỏ.
Trong lịch sử văn học, từ khi văn học chưa thành văn đến lúc bắt đầu có chữ
viết để sáng tác và bắt đầu khẳng định vị trí của nó trong đời sống tinh thần

con người, có một nền văn học nào lại không hướng đến việc khẳng định
những giá trị cao đẹp? Nhắc lại hiện tượng văn học một thời đã qua, chúng tôi

muốn khẳng định những nỗ lực mà một thời CNHT XHCN đã dốc toàn bộ
tinh lực cho những thay đổi lớn của lịch sử loài người. Dù sao, người tiếp
nhận văn học hôm nay, trong một thế giới đã bớt đi việc các nước lớn hòng
thôn tính nước bé, một thế giới tạm gọi là an ninh, một thế giới phẳng trong
tinh thần hợp tác, vẫn phải thừa nhận rằng CNHT XHCN là phạm
trù, là sản
phẩm của một tất yếu lịch sử. Dư âm của nó vẫn còn vang vọng bởi lẽ các
sáng tác của các nước XHCN ngày trước hẳn vẫn còn chiếm được tình cảm
nhiều trái tim độc giả.
Những bước đi cụ thể của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và các
nền văn học hiện t
hực xã hội chủ nghĩa có liên quan đến phạm vi tìm hiểu của
đề tài chúng tôi lần lượt điểm qua ở phần 1.2.
1.2. Sự ra đời nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
và Việt Nam
1.2.1 Nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
Nước Nga thời kì Xô-viết là quê hương của cách mạng Tháng Mười từng
“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vào những thập niên đầu thế kỉ XX.
Nước Nga ngày nay đã rẽ sang một ngả khác từ khi Liên bang Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Xô-viết tan rã vào năm 1991. Tuy vậy, nghĩ về cái nôi của cách
mạng vô sản quốc tế ta lại khó lòng quên ở đó còn là cái nôi của văn học vô
sản một thời, nền văn học với những thà
nh tựu không thể chối bỏ giờ đây chỉ
còn trong quá vãng.


Vào buổi đầu của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản Nga thực hiện,

những sáng tác của M.Goócki đã cổ vũ một cách mạnh mẽ tinh thần của giai
cấp đang lên (mà nhiều người vẫn nhắc đến tác phẩm Người mẹ của ông).
Con chim ưng đầu đàn ấy đã sản sinh một loạt những tác phẩm viết về những
con người tiên tiến của thời đại, về những điều đang sẽ trở t
hành hiện thực
trên một đất nước đấu tranh cho hòa bình và tiến bộ của loài người. Và cũng
chính M. Goócki đã được xem như là người có công đầu đối với nền văn học
vô sản Xô-viết. Nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở nước Nga – Xô-viết
đã ra đời trong cuộc bão táp cách mạng tháng 10 (lịch cũ của Nga) năm 1917.
Như trên đã nói, sau khi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết
được thành lập (1922), với mục tiêu thống nhất các tổ chức văn nghệ t
hành
một cơ quan duy nhất trên toàn liên bang đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản, nhằm “đưa các nhà văn có xu hướng nghệ thuật và trình độ chính trị
khác nhau đi vào đại lộ của nền văn học Xô viết là chủ nghĩa hiện thực xã hội
chủ nghĩa” [38, tr.92], Đại hội Hội nhà văn Liên Xô được tiến hành vào năm
1934. Ở đó, điều lệ của Hội đã xác định chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa
là phương pháp sáng tác chủ đạo trong văn học Xô viết. Từ đó, văn học vô
sản Nga đã phát huy vai trò của một nền văn học xã hội chủ nghĩa mới mẻ
nhưng đầy xung kíc
h đối với văn học thế giới trong mục tiêu đấu tranh cho
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nhà văn Xô-viết, để dự một phần lớn vào
“cuộc tái sinh màu nhiệm” trong văn học và trong cuộc sống, nhất thiết phải
trở thành và phải thực sự là nhà văn – chiến sĩ. Đó là đòi hỏi của đất nước, và
dường như, cả đối với nhà văn. Nhà văn và nền văn học ấy buộc phải chuyển
m
ình, phải vào cuộc, đáp ứng những đòi hỏi cấp thời.
Với vai trò là người anh cả trong cộng đồng thế giới mới lúc bấy giờ,
văn học Nga – Xô-viết đã đi đầu bằng các tác phẩm có sức lôi kéo hàng triệu
con người trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung ở những năm nửa đầu thế



kỉ XX, trong công cuộc lao động, kiến thiết đất nước nhằm tạo dựng cơ sở vật
chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Các nhà lí luận ở Nga – Xô-viết đã đúc
kết thành những luận thuyết và từ đó CNHT XHCN được dùng như một kiểu
thước đo, một tiêu chuẩn mang tính pháp quy để điều chỉnh sự phát triển của
văn học nghệ thuật.
Ở thế kỉ XX, văn học Nga chia thành nhiều dòng khác nhau, có bộ phận
văn học đầu thế kỉ mà hiện nay giới nghiên cứu đang thừa nhận rằng nó phân
hóa khá phức tạp, có bộ phận văn học vô sản (giai đoạn nhà nước Xô viết,
phải kể từ năm
1934 đến 1991), có dòng văn học Nga ở hải ngoại, “một đại
lục văn hóa tinh thần đầy mâu thuẫn […] thù địch về mặt chính trị (với
nhà
nước Xô-viết – tác giả luận văn) nhưng đồng thời cũng toát lên nỗi đau nhức
nhối và lòng yêu mến quê hương đất nước mình mà một lúc nào đó đã buộc
phải từ giã ra đi” [11, tr.74] và có cả một bộ phận văn chương đầy giá trị đã
từng bị cấm đoán dưới thời Xô-viết, bộ phận tự phát hành với n
hững tên tuổi
đã vinh danh cho văn học hiện đại Nga như Paxtécnắc, Bungacốp v.v… Ngày
nay, có nhiều cách đánh giá khác nhau về bộ phận văn học vô sản Nga (bộ
phận được sáng tác và xem phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa
là chủ đạo). Có lẽ đó cũng là một quy luật trong lịch sử văn học: cái tích cực,
thực giá trị sẽ được thừa nhận, cái xơ cứng, ấu trĩ sẽ phải cân nhắc đánh giá
lại. Nền văn học xã hội chủ nghĩa ở Nga ngày ấy đã đi đến cùng trong nhiệm
vụ tự đặt ra cho m
ình (mà cũng có lẽ là do ước vọng cải tạo thế giới theo tinh
thần của chủ nghĩa cộng sản lớn hơn khả năng thực tế lúc ấy nên nó rơi vào
khủng hoảng) cho nê
n nó đậm tính chính trị, đồng nhất văn học với chính trị.

Văn học bị chính trị hóa, vì thế mà, nó đã trở nên cực đoan, đã bỏ qua những
tên tuổi và những tác phẩm xứng đáng, tất cả đã vượt ra khỏi biên giới một
nước (chẳng hạn trường hợp Paxtécnắc). Nhưng đặt ra vấn đề bác bỏ văn học
Xô viết một thời cũng là điều cần phải được xem xét thấu đáo. Thiết nghĩ chỉ


nên thừa nhận rằng văn học Nga thế kỉ XX không chỉ có văn học thời Xô-viết
và không nên xem văn học Xô-viết là đỉnh cao của văn học Nga thế kỉ XX.
Những phát hiện mới khác về các tác phẩm văn học Nga thế kỉ XX sẽ giúp
sáng tỏ vấn đề trên. Thực tế đã chứng minh được rằng văn học của những giai
đoạn tiếp theo luôn được tiếp mạch từ các gi
ai đoạn trước nó, xét theo tinh
thần biện chứng thì “cái mới không ra đời từ hư vô”. Văn học Xô-viết, vì thế,
cũng đã có sự chuẩn bị từ những thế kỉ trước nó, từ quá khứ rực rỡ của văn
học nước nhà, đồng thời nó đã để lại những kinh nghiệm quý báu cho sự vận
động của văn học các giai đoạn sau.
Ngược trở lại thời kì văn học xã hội chủ nghĩa, đánh giá vai trò của nó
một cách công tâm, chúng ta thấy ý kiến sau đây của Thúy Toàn khá xác
đáng: “[...]
nền văn học ấy tràn đầy niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng
của loài người; nó thấm nhuần tư tưởng chống đế quốc, chống phát-xít,
chống mọi áp bức bốc lột; nó khẳng định tình hữu nghị giữa các dân tộc, tình
đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản và những người lao động…” [73, tr.67]
.
Chính tính đảng và tính nhân dân trong đề xuất của Lênin đối với các tác
phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa đã mang đến cho văn học lúc bấy giờ tinh
thần mà Thúy Toàn đã nêu ra. Đọc lại các tác phẩm của M. Goócki,
Sôlôkhốp, Phađêép, N. Ốxtơrốpxki,… chắc hẳn độc giả sẽ đồng tình với quan
điểm t
rên.

Từ đó, thiết nghĩ, nhìn nhận các tác phẩm văn học Nga – Xô-viết theo
cách nhìn của Đào Tuấn Ảnh là phù hợp hơn cả. Bà nói : “Không nên xổ toẹt
giá trị của các tác phẩm văn học Nga – Xô viết đã từng được dịch ở Việt
Nam, nhưng cũng không nên đề cao quá mức” (Báo Thanh niên điện tử
nhân kỉ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga). Đề cập đến vấn đề
này, chúng tôi hướng vào nhiệm vụ chính của đề tài: tìm
hiểu sự gặp gỡ giữa
văn học Việt Nam và văn học Xô-viết trong xây dựng hình tượng “con người


mới”. Bởi lẽ, liên quan đến việc xây dựng hình tượng “con người mới” trong
văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa chúng ta không thể không bàn đến nền
văn học Xô-viết và các tác phẩm một thời có sức vang của nó. Một thời, như
là sự ghi công văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Nga đối với tiến trình văn
học thế giới, các nhà Nga học chính thống đã xem nền văn học ấy từng “đưa
con người vào những vấn đề xã hội – chính trị nóng bỏng,
truyền cảm cho
độc giả niềm tin vào sức mạnh cải tạo xã hội của triệu triệu quần chúng lao
động đang vươn dậy” (Nguyễn Kim Đính). Nhìn về văn học vô sản mà văn
học nước Nga – Xô-viết là trụ cột chính là để chúng ta soi rõ mình hơn trong
những bước chuyển của quá khứ m
à ngày ấy ta vẫn theo sát từng bước đi của
người anh lớn Liên Xô, và đặc biệt, thấy được lịch sử dân tộc và lịch sử văn
học một thời, để hiểu ta vẫn rất cần bạn để làm mới mình, để hiểu mình hơn.
Một điều đã được thừa nhận chắc chắn là, văn học cách mạng Việt Nam trong
hai cuộc trường chinh chống Pháp, chống Mỹ đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi
văn học Nga – Xô-viết.
1.2.2. Nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Tiến trình của văn học Việt Nam gần giống với tiến trình văn học thế
giới và nhiều điểm gần gũi với bước đi của văn học Nga, mỗi một giai đoạn

luôn có một phương pháp sáng tác giữ vai trò trọng yếu. Trước Cách mạng
tháng Tám 1945, chúng ta tiếp xúc với văn hóa Pháp trong tinh thần không
hoàn toàn tự nguyện, dù vậy trong văn học ta đã đạt được những đỉnh cao với
các tác phẩm t
huộc chủ nghĩa hiện thực phê phán. Sau năm 1945, với tư cách
là một quốc gia độc lập và sẵn sàng đương đầu với bất kì những trở lực bất
nghĩa nào là rào cản đối với con đường khẳng định quyền tự do và độc lập của
dân tộc, chúng ta cũng khẳng định sự lựa chọn của mình trong những bước đi
của nền văn hóa mới. Sau Thế chiến II, nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam
,
thoát khỏi ách thuộc địa, đã chọn con đường của CNXH, và văn học Việt


Nam lựa chọn con đường của văn hoá Nga – Xô-viết. Đây là một sự lựa chọn
không vì bị khuất phục bằng vũ lực hay vật chất mà là vì sự chinh phục của tư
duy khoa học, của ánh sáng nhân văn. Đi theo con đường XHCN là tin ở
những gì tai nghe mắt thấy, ở thành quả thực tiễn ở Liên Xô. Thành tựu của
hơn 20 năm xây dựng xã hội mới ở Liên Xô đã khích lệ Việt Nam tin vào một
tương lai tốt đẹp, tương lai của những chủ nhân mới đất nước là người lao
động. Nguyễn Khải lí giải: “Học thuyết Mác-xít vốn xa lạ với người nông dân
Việt Nam, nhưng tác động của nó tới đông đảo quần chúng thật mãnh liệt và

tức thì. Lần đầu tiên một học thuyết nổi danh dám suy tôn những người thất
học và bần cùng là nhân vật chính của lịch sử hiện đại, là chủ nhân ông đích
thực của đất nước họ trong hiện tại
và trong tương lai. Rằng họ có sức mạnh
dời non lấp biển, có thể đánh bại mọi kẻ xâm lược và kiến tạo một xã hội
công bằng nhất trong lịch sử loài người” [32, tr.64].
Đề cương văn hóa của Trường Chinh ra đời năm 1943 rồi sau đó là Chủ
nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam năm

1948 đều hướng vào khẳng định văn
hóa, văn nghệ là một lực lượng quan trọng phục vụ sự nghiệp kháng chiến.
Quan điểm này rất gần với quan điểm của các nhà quản lý văn học nghệ thuật
Xô-viết sau Cách mạng tháng Mười. Trong trước tác năm 1943 của Trường
Chinh xuất hiện thuật ngữ tả thực xã hội chủ nghĩa khi đề cập đến khuynh
hướng mới của một nền văn nghệ phục vụ kháng chiến. Đến 1948, t
huật ngữ
này được chính thức đổi thành CNHT XHCN.
Tắt đèn, Giông tố rồi Bước đường cùng khiến cho người nghệ sĩ cảm
thấy ngột ngạt, tù đọng trong tinh thần, họ thấy cần phải thoát khỏi trạng thái
ấy. Đó là điều có thật một thời. Không khí sục sôi sau Cách mạng tháng Tám
khiến người nghệ sĩ có nhu cầu nhập cuộc bởi họ m
ang cảm giác “Đứng riêng
tây ta thấy mình có lỗi” (Chế Lan Viên). Thêm nữa, khi tuyên bố ta sẽ “đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” để bảo vệ nền độc lập vừa


có được thì cũng đồng thời cả dân tộc Việt Nam tự thấy mình đã đứng cùng
chiến tuyến với các lực lượng tiến bộ lúc bấy giờ. Đất nước Việt Nam, văn
nghệ sĩ Việt Nam đã tìm đến quê hương Cách mạng tháng Mười và nền văn
học của nó như một sự lựa chọn duy nhất và hoàn toàn tự nguyện.
Nhiều nhà nghiên cứu xem các sáng tác của Nguyễn Ái Quốc viết trong
những năm h
oạt động ở nước ngoài trước năm 1945 nằm trong khuynh hướng
hiện thực xã hội chủ nghĩa. Các tác phẩm của Tố Hữu khi bắt đầu đến với
“mặt trời chân lí” cũng nằm trong khuynh hướng ấy. Cuộc tranh luận của Hải
Triều trước Cách mạng cũng nhằm xác định sự ra đời của khái niệm hiện thực
xã hội chủ nghĩa. Nhưng, xem
phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa là một
phương pháp sáng tác của nền văn nghệ cách mạng của ta phải kể đến quan

điểm của Trường Chinh mà chúng tôi đã nêu. Ngay sau Cách mạng tháng
Tám, văn học Việt Nam đã xác định cho mình một hướng đi. Điều này khác
với quá trình ta đương đầu với phương Tây, với Pháp trong những năm cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ngày
ấy ta không có sự lựa chọn.
Tiếp tục cuộc đánh trả đế quốc Pháp mưu đồ thôn tính nước ta lần nữa,
văn học nghệ thuật dự một phần trong công cuộc thử thách cam go ấy. Chúng
ta nhận thấy ở người bạn lớn Liên Xô một nền học thuật cần cho mình, ta tiếp
nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa như một phương pháp sáng t
ác tốt
nhất lúc này. Ta cảm thấy mình là một bộ phận của cuộc đấu tranh chung của
nhân loại, cùng đi trên con đường lớn của nền văn hóa tiến bộ của loài người,
khác với kiểu văn hóa phản động, ru ngủ mà ta ngộ ra lúc này, ta thấy cần
phải có cuộc “lột vỏ”, cuộc “nhận đường” (đương nhiên là với cái buổi đầu
còn bỡ ngỡ ấy, ta tự thấy văn học hiện thực x
ã hội chủ nghĩa mà Liên Xô khởi
xướng là ánh sáng duy nhất tỏ lối cho ta trong cuộc dò tìm con đường mới).
Ngày trước ta đã tìm đến Cách mạng tháng Mười như đi về phía mặt trời thì
lúc này văn học ta cũng tự nhận mình cùng chiến tuyến với văn học được sản


sinh từ Cách mạng tháng Mười. Bằng thực tế các tác phẩm (đặc biệt là từ năm
1948 trở đi), từ sau Đôi mắt của Nam Cao, văn học Việt Nam đã đi vào quỹ
đạo của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa mà hai đề tài xuyên suốt là chiến
đấu và lao động trở thành những trăn trở không nguôi nghỉ đối với người
nghệ sĩ. N
guyễn Đình Thi đã từng bộc bạch trong Nhận đường: “Làm thế nào
để chúng ta hiểu được tâm hồn những lớp nhân dân đông đảo đang chiến
đấu, làm thế nào sống được những tình cảm ý nghĩ của những lớp người xưa
nay cách hẳn ta, làm thế nào để trở thành những con người của tầng lớp khác

để sống được sự sống của họ” [70, tr.29]. Người nghệ sĩ thấy cần phải cất
tiếng nói của thời đại mới, về những con người mới – con người của một đất
nước có chủ quyền, những con người “có trong đầu lý tưởng cách mạng”
(Nguyễn Đăng Mạnh). Văn học nghệ thuật lúc này phải là một mặt trận,
người nghệ sĩ phải là
một chiến sĩ. Với tâm thế đó, văn học Việt Nam
30 năm
đấu tranh cách mạng cũng đồng thời là văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa,
không dày nhưng nền văn học ấy biết lấy “Lợi ích Tổ quốc là trên hết. […].
Mọi lợi ích khác đều tạm thời phải gác lại, phải hy sinh đi” [41, tr.50].
Khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, nửa tuyến đất nước bắt tay vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn cho tiền tuyến m
iền Nam thì, văn
học miền Bắc thể hiện rõ nét hơn cả tinh thần của văn học hiện thực xã hội
chủ nghĩa trên hai bình diện đề tài: chiến đấu và lao động. Không khí sáng
tác, số lượng các tác phẩm, các nhà văn đã trở nên sôi nổi, phong phú hơn rất
nhiều.
Những điều kiện lịch sử - xã hội nêu trên cho thấy khuynh hướng
khuyến khích việc phản ánh trực tiếp và trực diện hiện thực đang diễn ra,
buộc chất liệu phục tùng tư tưởng đã định sẵn của phương pháp sáng tác

HT XHCN, đã tìm thấy mảnh đất thích hợp để nền văn học Việt Nam mới
phát triển.

×