Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nghiên cứu về hệ thống trả lương cho người lao động tại hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.13 KB, 16 trang )

NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.

Các nhà lãnh đạo đều biết rằng vấn đề mấu chốt để làm nên giá trị của một tố
chức chính là yếu tố con người. Một trong các yếu tố để tạo động lực cho con người
trong công việc đó chính là thù lao lao động hay còn gọi là lương. Tiền lương là một
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến các mối quan hệ tại nơi làm việc. Vì vậy, tôi đã
chọn nghiên cứu về tiền lương tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nơi tôi đang công tác.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là 01 trong 05 Ngân hàng
thương mại Nhà nước có bề dày lịch sử nhất Việt Nam đã trải qua hơn 50 năm hoạt
động.
Trong hơn 50 năm qua, BIDV luôn khẳng định vị trí là một trong những ngân
hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, với thị phần khoảng 15% các dịch vụ Ngân
hàng. Ngoài chức năng chủ yếu như huy động, cung cấp tín dụng cho các doanh
nghiệp và cá nhân, BIDV còn nhận nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
Ngân sách nhà nước và làm dịch vụ ủy thác đấu tư cho Chính phủ và được đánh giá
cao trong vai trò là kênh cấp phát và làm dịch vụ cho Chính phủ trong quản lý và giải
ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.


Khi thành lập, BIDV chỉ có 11 chi nhánh và 200 cán bộ. Nhưng đến nay quy
mô của BIDV đã phát triển đáng kể với mô hình Tổng công ty. Trong đó Hội sở chính
là trung tâm điều hành và 122 đơn vị thành viên (bao gồm 108 chi nhánh, 7 công ty
con, Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin và 5 đơn vị liên doanh) với
trên 500 chi nhánh, Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và hàng ngàn máy ATM, máy POS
với số cán bộ công nhân viên lên tới trên 12.000 người, hoạt động với một mạng lưới
rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hoạt động trên cả 4 trụ cột: là một trong những
nhà cung ứng hàng đầu sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán với
chất lượng cao, là nhà đầu tư có tính chuyên nghiệp trong thị trường tài chính Việt
Nam.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên được đánh giá là một nguồn lực giúp BIDV có


lợi thế so sánh trong hoạt động cạnh tranh trên lĩnh vực hoạt động của mình, đặc biệt
là trong giai đoạn Việt Nam hội nhập WTO. Tuy nhiên làm sao để giữ chân được nhân
tài trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt và hiện tượng “chảy máu chất xám” đang gia
tăng là một bài toán khó đang đặt ra với hầu hết các doanh nghiệp và BIDV. Một trong
những phương án để giữ chân nguồn nhân lực là phải có một chính sách trả lương thỏa
đáng, đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Đó chính là một trong các hình thức
ghi nhận năng lực và trình độ của họ. Điều này đã sớm được BIDV nhìn nhận và có
những chính sách trả lương, phân phối thu nhập được cụ thể hóa và được đánh giá là
tương đối tiến bộ. Do đặc thù là mạng lưới hoạt động rộng khắp, có nhiều đơn vị thành
viên, mỗi đơn vị thành viên lại được hạch toán hiệu quả kinh doanh tương đối độc lập,
nên việc trả lương của BIDV ngoài việc đảm bảo mức thu nhập chung cho người lao
động trong toàn hệ thống còn phải đảm bảo mang tính khuyến khích theo hiệu quả


kinh doanh của từng đơn vị thành viên. Hiện tại, việc trả lương và phân phối của
BIDV được tiến hành như sau:
Căn cứ đơn giá tiền lương được Ngân hàng Nhà nước giao cho toàn hệ thống,
BIDV giao đơn giá tiền lương gắn với kết quả kinh doanh của đơn vị, đảm bảo phần
tiền lương cơ bản (bao gồm hệ số lương và các khoản phụ cấp) được trả cho người lao
động theo đúng quy định của nhà nước; phần còn lại được phân phối theo mức độ
hoàn thành kế hoạch kinh doanh và đóng góp cho hệ thống.
Quỹ tiền lương tại đơn vị thành viên được xác định như sau:
QL = Q1 + Q2 + Q3 (nếu có)
Trong đó:
- QL: Quỹ tiền lương
- Q1: Quỹ lương theo đơn giá: gắn với hiệu quả kinh doanh của đơn vị
- Q2: Quỹ lương gia tăng: gắn với kết quả hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
- Q3: Quỹ điều hoà: là phần được BIDV hỗ trợ cho đơn vị trong trường hợp đơn
vị có mức thu nhập thấp hơn thu nhập tối thiểu toàn hệ thống.
Tiền lương chi trả cho người lao động được xác định như sau:

Căn cứ vào Tổng quỹ tiền lương được giao (QL), đơn vị thực hiện phân phối
tiền lương hàng tháng cho người lao động như sau:
Tiền lương của người lao động (L):
L = L1 + Hđ/c1 x L2
Trong đó:

- L: tiền lương hàng tháng


- L1: Tiền lương cơ bản
- L2: Tiền lương kinh doanh
- Hđ/c1: hệ số điều chỉnh nội bộ trong đơn vị, được xác định trên
quỹ tiền lương được hưởng sau khi trừ đi tiền lương cơ bản của đơn vị.
* Tiền lương cơ bản (L1) được xác định như sau:
L1 = (V1 + Hpc) x Lmin
Trong đó:
- V1: hệ số lương cơ bản của cán bộ theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP
- Hpc: tổng hệ số các loại phụ cấp (nếu có) của cán bộ
- Lmin: Lương tối thiểu do Nhà nước quy định, hiện nay là 650.000 đồng (Dự
kiến đến tháng 01/05/2010 sẽ tăng lên là 730.000 đồng)
* Hệ số điều chỉnh nội bộ trong đơn vị (Hđ/c1)

Hđ/c1

=

QL - QCB - QKK (nếu có)

∑ L2


Trong đó:
QL: tổng quỹ lương của đơn vị
QCB: quỹ lương cơ bản của đơn vị (∑ L1)
QKK: quỹ khuyến khích cán bộ chuyên môn nghiệp vụ giỏi tại đơn vị, không
vượt quá 5% quỹ lương kinh doanh (QL - QCB)
∑ L2: tổng lương kinh doanh của người lao động tại đơn vị


* Tiền lương kinh doanh (L2) được xác định như sau:
L2 = Lmin x V2
Trong đó:
Lmin: Lương tối thiểu do Nhà nước quy định, hiện nay là 650.000 đồng
V2: hệ số lương kinh doanh. Hệ số lương kinh doanh này được BIDV xây dựng theo
hệ thống thang bảng riêng, trong đó khoảng cách lương kinh doanh theo chức vụ khá cao. Hệ
số lương kinh doanh của cán bộ nhân viên sẽ bằng chính hệ số lương cơ bản theo hệ thống
thang bậc lương do Nhà nước quy định, nhưng hệ số này sẽ tăng cao hơn nhiều nếu nhân
viên có chức vụ, ví dụ:
I-

BẢNG LƯƠNG CỦA THÀNH VIÊN CHUYÊN TRÁCH HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ


HẠNG DOANH NGHIỆP
CHỨC DANH

ĐẶC BIỆT

I


II

III


1. Chủ tịch HĐQT
- Hệ số lương

8,20 - 8,50

6,97 -

6,31 -

7,30

6,64

5,98 -

5,32 -

6,31

5,65

5,65 - 5,98

2. Thành viên chuyên trách HĐQT (trừ
Tổng giám đốc)

- Hệ số lương

7,33 - 7,66

4,66 - 4,99

II- BẢNG LƯƠNG TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC,

PHÓ GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ


HẠNG DOANH NGHIỆP
CHỨC DANH

ĐẶC BIỆT

I

II

III


1. Tổng giám đốc, Giám đốc
- Hệ số lương

7,85 - 8,20

6,64 - 6,97


5,98 - 6,31

5,32 - 5,65

7,33 - 7,66

5,98 - 6,31

5,32 - 5,65

4,66 - 4,99

7,00 - 7,33

5,65 - 5,98

4,99 - 5,32

4,33 - 4,66

2. Phó TGĐ, Phó giám đốc
- Hệ số lương
3. Kế toán trưởng
- Hệ số lương

III- BẢNG LƯƠNG CÁN BỘ, NHÂN VIÊN
1. Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ:

CHỨC DANH


Bậc lương
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

CL


1. Chuyên viên cao cấp
- Hệ số lương

2. Chuyên viên chính
- Hệ số lương
3. Chuyên viên
- Hệ số lương
4. Cán sự, kỹ thuật viên
- Hệ số lương

5,5

5,9

6,2

6,6

8

2

6

0

4,0

4,3

4,6

4,9


5,3

5,6

0

3

6

9

2

5

2,3

2,6

2,9

3,2

3,5

3,8

4


5

6

7

8

9

1,8

1,9

2,1

2,3

2,5

2,7

0

9

8

7


6

5

0,34

0,33

4,20

2,94

4,51

0,31
3,3

3,5

3,7

3,13

2

1

0


3,89

VIII

IX

X

XI

XII

2,7

2,9

9

7

2,4

2,6

4

2

0,19


2. Đối với nhân viên thừa hành, phục vụ:

CHỨC DANH
1. Nhân viên Văn thư
- Hệ số lương
2. Nhân viên Phục vụ
- Hệ số lương

Bậc lương
I

II

III

IV

V

VI

VII

1,3

1,5

1,7

1,8


2,0

2,2

2,4

5

3

1

9

7

5

3

1,0

1,1

1,3

1,5

1,7


1,9

2,0

0

8

6

4

2

0

8

1,4

1,7

2,0

2,3

2,8

3,3


3,9

5

1

3

9

3

4

5

2,61

2,26

3,3
3,15

3

2,80

8


chụp tài liệu (2 - I - A1) -

- Hệ số lương

3. Đối với nhân viên Lái xe, Bảo vệ:

CHỨC DANH
1. Nhân viên Lái xe (1 - B.12)

Chênh lệch

Bậc lương
I

II

III

IV

2,18

2,57

3,05

3,60

0,18


2,9

3. Nhân viên In ấn, sao

Chỉ áp dụng tại HSC

CL

V
0,39 - 0,48 - 0,55

0,18


- Hệ số lương
2. Nhân viên Bảo vệ (2- I - B.13)
- Hệ số lương

1,65

1,99

2,40

2,72

3,09

0,34 - 0,41 - 0,32 - 0,37


Ngoài phần tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phúc lợi
khác như tiền ăn trưa, tiền công tác phí, tiền điện thoại, tiền trang phục,…
Hàng năm, sau khi quyết toán quỹ tiền lương, BIDV chia phần quỹ tiền lương
còn lại cho các đơn vị thành viên để các đơn vị có thể tiến hành chia thưởng đột xuất
cho người lao động.
Căn cứ vào phương pháp tính toán tiền lương của BIDV và các phương
pháp trả công đã được học trong môn Quản trị Nguồn nhân lực có thể nhận thấy:
BIDV hiện đang sử dụng phương pháp trả công toàn bộ bao gồm lương cơ bản,
lương khả biến và phụ cấp.
Lương cơ bản được tính theo thời gian làm việc (theo bảng chấm công hàng
tháng), thâm niên làm việc của người lao động (hệ số lương cơ bản theo quy định của
Nhà nước thường tăng theo thâm niên làm việc của người lao động), điều chỉnh sinh
hoạt phí (theo mức lương cơ bản do Nhà nước công bố, thường được điều chỉnh theo
chỉ số giá tiêu dùng).
Lương khả biến (các khoản thưởng và lương kinh doanh) là những khỏan mà
BIDV chia sẻ lợi nhuận do toàn bộ nhân viên làm ra, hay chia sẻ số tiền tiết kiệm được
do nhân viên nỗ lực giảm chi phí, được gắn liền với hiệu quả kinh doanh của từng đơn
vị thành viên. Mức lương khả biến này có thể thay đổi (phụ thuộc vào hệ số điều chỉnh
được xác định hàng năm), và nếu mục tiêu của đơn vị thành viên không đạt được thì
mức lương sẽ không tăng hơn mức lương cơ bản (do hệ số điều chỉnh có thể thấp hơn


so với năm trước). Lương khả biến không đảm bảo việc tăng lương hàng năm, góp
phần quản lý chi phí lao động.
Các khoản phụ cấp cho người lao động được xác định theo mức đồng hạng cho
tất cả người lao động, tăng chung như nhau cho mọi người.
Đánh giá về phương pháp trả lương cho người lao động tại hệ thống BIDV
• Ưu điểm:
-


Phương pháp trả lương của BIDV tương đối phù hợp, trả công linh hoạt,
có thể giúp BIDV kiểm soát được chi phí lao động trong hệ thống chi phí
của mình.

-

Việc trả công có gắn liền với hiệu quả kinh doanh của BIDV nói chung
và từng đơn vị thành viên nói riêng, đóng góp, cống hiến của người lao
động trong hệ thống đã tạo ra động lực khuyến khích người lao động
sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, khắc
phục hình thức phân phối bình quân. Hệ thống phân phối tạo ra sự khác
biệt về tiền lương đối với từng đối tượng lao động và đóng góp của họ
cho hệ thống, ví dụ chức danh lãnh đạo có hệ số lương cao hơn so với
cán bộ nhân viên, hay cùng là cán bộ nhân viên nhưng lại phân biệt theo
thâm niên, theo trình độ lao động, theo kinh nghiệm, bằng cấp… Như
vậy, BIDV đã chủ động dựa vào sự công bằng trong việc trả lương cho
người lao động. Người cống hiến nhiều cho BIDV được trả lương cao
hơn.

• Nhược điểm: Hệ thống trả lương của BIDV tương đối hoàn hảo tuy nhiên nó
vẫn còn một số nhược điểm sau:


-

Phương thức trả lương chưa được đánh giá được thực tế, tính chất công
việc của mỗi người. Ví dụ người lao động cùng thâm niên công tác, cùng
một trình độ đại học nhưng làm tại hai bộ phận khác nhau có tính chất
công việc hoàn toàn khác nhau thì được hưởng một mức lương như nhau.
Trong khi đó tại hệ thống Ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng, có

những bộ phận yêu cầu của công việc đơn giản (như bộ phận nhập dữ
liệu) cũng có những bộ phận mà làm tốt được công việc yêu cầu người
lao động phải có kỹ năng, trình độ và mang tính rủi ro cao (như bộ phận
tín dụng) nhưng tiền lương bằng nhau. Điều này dễ gây tâm lý đồng đều,
bức xức cho người lao động, chưa tạo động lực thực sự cho người lao
động.

-

Việc trả công cho người lao động chưa gắn liền với việc đánh giá hiệu
quả công việc mà từng người lao động cụ thể được đánh giá. Các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả công việc của mỗi người chưa thực sự hiệu quả.

-

So với mặt bằng chung trên thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam
thì mức lương trả cho người lao động tại BIDV còn chưa thực sự hấp
dẫn, đặc biệt là với những chức danh lãnh đạo cao cấp. BIDV cũng đã
thấy được tình trạng này, nguyên nhân là do BIDV là một ngân hàng
thương mại nhà nước, do vậy việc trả lương cũng phải tuân thủ những
quy tắc chung do nhà nước quy định như về mức lương cơ bản, hệ số
lương, thời gian điều chỉnh hệ số lương, khoảng giãn cách giữa mức
lương cao nhất và thấp nhất trong hệ thống…Đây cũng là một lý do mà
trong thời gian qua có nhiều lao động chất lượng cao của BIDV bị thu
hút bởi các Ngân hàng thương mại cổ phần, các công ty chứng khóan.


Một số giải pháp thực hiện cải thiện vấn đề trả lương trong hệ thống BIDV
- Áp dụng Hệ số điều chỉnh theo công việc vào cách tính lương kinh doanh
Áp dụng đối với những người được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định

của nhà nước, lao động làm công việc có tính chất phức tạp, rủi ro cao, công việc trực
tiếp tạo ra lợi nhuận…điều chỉnh theo công việc có các mức áp dụng với cán bộ làm
công tác tín dụng trực tiếp xét duyệt hồ sơ cho vay, cán bộ thẩm định (bao gồm cả lãnh
đạo Ban, phòng) và cán bộ kinh doanh tiền tệ, thành viên Ban kiểm soát Hội đồng
quản trị; Trưởng quỹ nghiệp vụ; Trưởng phòng giao dịch; Trưởng điểm giao dịch; cán
bộ quản lý tín dụng, cán bộ thanh toán quốc tế (bao gồm cả lãnh đạo Ban, phòng); cán
bộ ký kiểm soát chứng từ; cán bộ lập trình phần mềm, quản trị dữ liệu, quản trị hệ
thống mạng, quản trị tham số hệ thống tại Trung tâm Công nghệ thông tin, đối với giao
dịch viên, thủ quỹ kiểm ngân, cán bộ tín dụng quản lý khoản vay, cán bộ hậu kiểm
(G/L), Phó Trưởng phòng giao dịch, Phó trưởng điểm giao dịch, cán bộ điện toán, cán
bộ kiểm tra nội bộ, Chuyên viên Ban Kiểm soát Hội đồng Quản trị.
- Áp dụng Hệ số điều chỉnh theo kết quả hoàn thành nhiệm vụ vào cách tính
lương kinh doanh
Giám đốc đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại hoàn thành
nhiệm vụ của cán bộ trong đơn vị mình theo hướng dẫn của BIDV. Căn cứ vào mức
độ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, Ban giám đốc thực hiện việc xem xét,
đánh giá xếp loại 06 tháng hoặc cả năm một lần theo 04 mức với hệ số điều chỉnh, ví
dụ:
Hoàn thành Xuất sắc:

1,2

Hoàn thành Tốt:

1,1


Hoàn thành nhiệm vụ:

1,0


Không hoàn thành nhiệm vụ:
+ do nguyên nhân khách quan:

0,8

+ do nguyên nhân chủ quan:

0,5.

- Áp dụng chính sách khuyến khích đối với cán bộ có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ giỏi nhằm động viên, khuyến khích cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ giỏi phát huy được hết khả năng, nâng cao hiệu quả công việc, đóng góp tích cực
vào hiệu quả kinh doanh chung của BIDV nên giao Giám đốc đơn vị cùng Hội đồng
nâng bậc lương đơn vị xem xét, đánh giá cụ thể trình độ, năng lực, kinh nghiệm của
cán bộ thuộc đơn vị cũng như tổng quỹ lương được giao để thực hiện chính sách đối
với các cán bộ này. Sau khi thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Giám đốc
đơn vị chủ động chi khuyến khích cho những cán bộ giỏi thuộc đơn vị mình theo mức
phù hợp, đảm bảo tối đa không vượt quá 5% tổng quỹ lương kinh doanh được giao của
đơn vị (QKK).
- Chia sẻ lợi ích cho người lao động thông qua các chương trình mua cổ phiếu ưu
đãi đối với những dự án mà BIDV tài trợ, hay các quyền lợi khác như quyền mua trả góp
nhà chung cư đối với những dự án bất động sản mà BIDV tài trợ và đầu tư. Hiện tại
BIDV đã thực hiện thí điểm phương án này, song đối tượng áp dụng còn rất hạn chế. Đây
là một biện pháp tốt để người lao động trung thành với BIDV.
Việc xây dựng hệ thống trả lương là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của
bất kỳ doanh nghiệp nào. BIDV đã nhận thức được điều đó và đã có những điều chỉnh
chính sách phân phối thu nhập hợp lý thông qua việc lấy ý kiến của người lao động. Điều



đó giúp cho BIDV có thể thu hút được nhân tài và không bị “chảy máu chất xám” như đối
với một số doanh nghiệp hiện nay.

Tài liệu tham khảo:
-

Giáo trình Quản trị Nguồn nhân lực của ĐH Griggs

-

Các văn bản chế độ về quy định tiền lương của BIDV như Quyết định số
151/QĐ-HĐQT ngày
30/12/2009….

-

Http://bidv.com.vn

23/06/2006;

QĐ số

7460/QĐ-TCCB1

ngày



×